Không có vị
Tổ sư nào dám nói: ‚Tôi biết việc này,
tôi thấy việc này,
chỉ đây là sự
thật ngoài ra đều là sai lầm‛.
Đọc hết
kinh sách Đại
Thừa các bạn không
bao giờ thấy có lời
dạy như
trong kinh sách Nguyên Thủy. Ở đây trong kinh sách Nguyên Thủy các bạn thường
thấy đức Phật và các vị đệ tử của Phật khi
tu chứng thường tuyên bố: ‚Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên
làm đã làm,
sau đời này sẽ không có đời sống
khác nữa‛.
Kính thưa
các bạn! Khi các bạn đọc
kinh sách Đại Thừa
có thấy vị Tổ sư nào
dám to tiếng tuyên bố: ‚Tôi biết
việc này, tôi thấy việc này, chỉ đây là sự thật ngoài ra đều là sai lầm‛ như trong kinh Nguyên Thủy
này không?
Trong kinh
sách Nguyên Thủy
thường nhắc đến các vị chứng đạt chân lí tâm bất động trước các ác
pháp và các cảm thọ đều tuyên bố như Phật đã tuyên bố: ‚Sanh đã tận,
Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, sau đời
này sẽ không có
đời sống khác nữa‛. Khi đã tuyên bố như vậy là biết
mình đã tu xong.
Người đã tu
xong mới dám
nói câu
này: ‚Tôi
biết việc này, tôi thấy
việc này, chỉ đây là sự thật ngoài
ra đều là sai
lầm‛. Người nói
như vậy mới thật sự
là đệ tử của
Phật. Khi tu chưa chứng
thì thấy lỗi mình không
thấy lỗi người,
nhưng khi đã tu chứng
thì không hèn nhát, không sợ hãi, dám nói thẳng nói thật như đức Phật ngày xưa.
Đúng là nói đúng, sai là nói sai; không tư vị, không xu nịnh ai cả,
cũng chỉ vì một
mục đích duy nhất là bảo tồn
Chánh pháp của Phật.
Hầu hết đệ tử
của đức Phật trong kinh Nguyên Thủy, khi tu chứng đạt chân lí đều nói những lời
trên đây. Vị đệ tử cuối cùng của đức Phật, lúc Phật sắp nhập Niết Bàn, khi nghe
thuyết giảng xong liền buông xả sạch các pháp thế gian,
chứng đạt chân
lí, Ông dõng
dạc tuyên bố trước
mọi người và đức Phật:
‚Sanh đã tận, Phạm hạnh
đã thành, những việc gì nên
làm đã làm,
sau đời này sẽ không có đời khác nữa‛.
Kính thưa
các bạn! Từ khi
có kinh sách Đại Thừa cho đến nay, các bạn
chưa từng nghe các bậc tôn
túc Tổ sư, từ
người khởi sự
biên soạn kinh sách Đại Thừa cho đến hiện nay các vị tôn
túc Hòa Thượng,
Thượng Tọa, Đại Đức Tăng
Ni đều đã học
và tu tập
giáo pháp kiến
giải chưa có
vị nào dám tuyên bố. ‚Tôi đã tu chứng đạo, làm chủ sanh, già, bệnh, chết, chấm
dứt luân
hồi‛. Chính vì con đường của Đại Thừa không thể tu chứng
được, cho nên họ đâu dám nói:
‚Tôi biết việc
này, tôi thấy việc này, chỉ đây là sự thật ngoài
ra đều là sai lầm‛.
Mục đích giải
thoát của Đại Thừa
mù mờ, ảo tưởng không rõ ràng, không cụ thể. Vì thế, các Thầy Đại Thừa giống
như những người mù, một chuỗi người mù ôm lưng nhau, người trước không thấy,
người giữa cũng không thấy và người cuối cũng không thấy. Cho nên đâu dám bảo:
‚Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những
việc gì nên làm đã làm, sau đời này sẽ
không có đời khác nữa‛. Riêng Phật giáo Nguyên
Thủy khi chứng đạt đều nói
câu này mà còn dám nói: ‚Tôi biết
việc này, tôi thấy việc này, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là sai lầm‛.
Không thấy mục đích giải thoát cho nên lòng
tin của các
Thầy Đại Thừa
trở thành không có
căn cứ. Nhưng
lại muốn che đậy
những điều sai lầm này
nên các Tổ
sư Đại Thừa bảo
như trên đã
nói: ‚Ai thấy mình tu chứng đắc
là chưa chứng đắc (vô sở đắc), chứng đắc
không thấy mình đắc mới là
chứng đắc‛. Lời dạy này
là một lối
lý luận khéo léo
gian xảo. Từ
đó về sau các
Thầy Đại Thừa thường
dùng những từ
này ‚vô sở đắc‛.
Khi nghe ai nói chứng đắc.
Cho nên, người Phật tử khó phân biệt người tu sĩ của
Phật giáo tu chứng hay chưa tu chứng, còn xét về giới luật thì các Ngài lý luận:
‚Hạnh trực thì đâu cần giữ giới‛.
Cho nên ‚Tự tại
vô ngại đói
ăn, khát uống, mệt ngủ‛.
Do lí luận này nên mới có Nam Tuyền sát miêu, Lâm Tế chém rắn, Thượng Sĩ
Tuệ Trung ăn thịt uống rượu và Tế Điên Hòa Thượng ăn thịt chó uống rượu li bì.
Giáo pháp tu
hành phải đặt trọn lòng tin có căn cứ
rõ ràng, cụ thể, thực tế, chứ
không thể chỉ có lòng tin suông được. Nếu chỉ có lòng tin suông là
lòng tin mù quáng.
Từ lâu quý Phật tử đã đặt trọn lòng tin vào kinh sách Đại Thừa không
căn cứ vững
chắc. Kinh Đại Thừa là
một loại kinh sách
có một mục
đích giải thoát mơ hồ,
trừu tượng, ảo tưởng, không
thực tế, không cụ thể. Cho nên, đức Phật dạy: ‚Lời nói
của các Bà
La Môn cũng giống
như chuỗi người mù,
người trước không thấy, người giữa
không thấy, người cuối cùng cũng
không thấy. Này Bharadvaja, Ngươi
nghĩ thế
nào? Có phải lòng tin của các Bà
La Môn trở
thành không có căn cứ?‛.
Xưa đức Phật
chỉ vạch giáo
pháp của Bà La
Môn sai như vậy. Hiện giờ
chúng tôi cũng vậy,
vạch trần bộ mặt thật của Đại Thừa, từ bao lâu thế kỷ nay biết bao nhiêu thế hệ
trẻ đã bị lừa, chẳng có ai tu hành ra gì. Chỉ toàn là tu danh, tu lợi, tu chùa
to, Phật lớn, tu ăn tu ngủ. Thật là đau lòng. Phải không các bạn?
May ra chúng
ta còn có những bài kinh Nguyên Thủy để so
sánh, xác chứng
kinh sách Đại Thừa là
kinh sách của ngoại
đạo lồng vào giáo
pháp của đức Phật để lừa gạt
tín đồ Phật giáo, biến tín đồ
Phật giáo thành
tín đồ ngoại đạo mê tín, lạc hậu,
chỉ có tin một cách mù quáng, để làm tay sai cho những người đầu cơ tôn giáo
làm giàu trên mồ hôi nước mắt của hàng ngàn tín đồ. Và
thiêu hủy biết bao nhiêu tiền của do
lòng mê
tín của đồng bào cả nước cúng kính.
HỘ TRÌ CHÂN
LÍ
LỜI PHẬT DẠY
‚Thưa Tôn giả
Gotama, cho đến mức độ nào là hộ trì chân lí?
Cho đến mức độ nào chân
lí hộ trì? chúng
con xin hỏi Tôn giả Gotama về hộ
trì chân
lí‛.
(Kinh
Trung Bộ tập II Trang 227, Kinh Canki)
CHÚ GIẢI:
Kính thưa
các bạn! Bất cứ một tôn giáo nào, khi
các bạn
muốn đến với tôn
giáo ấy thì lòng
tin của các bạn
là trước tiên,
khi có lòng tin thì các bạn mới siêng năng thực hành giáo pháp của
tôn giáo đó. Thực hành
giáo pháp đó
gọi là hộ trì chân
lí, nhưng khi hộ
trì chân lí
mà các bạn
chưa giác ngộ và chưa chứng đạt chân lí
đó thì các bạn
không nên vội kết luận một
chiều: ‚Chỉ đây là sự thật,
ngoài ra là sai lầm‛. Bởi vì
các bạn là những
người đang
tu tập
giáo pháp đó chứ chưa phải
là người tu chứng đạo.
Cho nên, đoạn
kinh trên đây do một vị Bà La Môn hỏi Phật: ‚Cho đến mức độ nào người
tín đồ hộ trì chân lí hay nói
cách khác chân lí được
hộ trì‛. Ở
đây các bạn nên
lưu ý: ‚Cho đến mức độ
nào người tín đồ hộ trì
chân lí‛. Lời dạy
này có nghĩa
là các bạn phải hiểu biết về chân lí ở
mức độ phải thông suốt
như thật. Nếu sự hiểu
biết của các bạn chưa thông suốt chân lí như thật mà vội
tu tập là các bạn tu tập không đúng pháp, lòng tin của các bạn là tin mù quáng,
Tin mù quáng mà các bạn tu tập thì cũng
chỉ hoài công vô ích mà thôi. Khi các bạn đã
ngộ được chân lí, thì sự tu tập của các bạn là do lòng tin không mù
quáng, lòng tin chân thật. Từ lòng tin chân thật mà tu tập, đó
là các bạn hộ
trì chân lí hay nói cách khác
là chân lí được
hộ trì. Chân lí còn
đang hộ trì thì sự tu
hành của các bạn chưa chứng đạt chân lí, chưa chứng đạt chân lí thì các bạn không được quyền
kết luận: ‚Chỉ
đây là sự thật, ngoài ra đều sai lầm‛.
Câu này dạy rất
rõ người tu
chưa chứng đạo thì không có quyền nói
pháp mình đúng nói pháp người khác sai. Các bạn có hiểu
chưa?
Ví du:ï Đức Phật
là người đã
tu tập giác ngộ
và chúng đạt
chân lí, nên Người
có quyền kết luận: ‚Chỉ đây
là sự
thật, ngoài ra điều là
sai lầm‛. Thầy
Thông Lạc cũng vậy, là người đã
làm chủ được sanh, già, bệnh, chết và chứng ngộ được
chân lí.
Người có quyền
nói: “Đây là giáo
pháp Nguyên Thủy của
Phật là đúng, là sự thật;
còn giáo pháp Đại
Thừa và Thiền Đông Độ là sai lầm, không
đúng chánh pháp, là giáo pháp của
ngoại đạo lừa đảo mọi
người”.
Chúng ta
hãy đọc kỹ đoạn
kinh này, đức Phật đã dạy: ‚Này
Bharadvaja, nếu người nào có lòng
tin và nói: ‚đây là lòng tin của tôi‛,
người ấy là
người hộ trì
chân lí, nhưng người ấy không
được kết luận một chiều: ‚Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm‛.
Đoạn kinh trên
đức Phật đã
xác định rõ ràng: chỉ mới có
lòng tin tu tập
giáo pháp thì các
bạn không được quyền
nói đúng, nói
sai giáo pháp của ai cả. Vì nói đúng, nói sai là các bạn sai. Trên đây
là người mới
có lòng tin và chưa chắc lòng
tin đó đã đúng.
Người mới có lòng
tin thì sự tu tập chỉ ở
giai đoạn hộ trì
chân lí bằng
lòng tin của mình
mà thôi, chưa có sâu xa.
Khi các bạn đến
chùa nghe thuyết giảng, các
bạn phải suy tư
cân nhắc mọi lý
lẽ để tìm hiểu chân lí mà các bạn cần phải hiểu.
Khi tìm hiểu chân lí ấy có đồng một quan điểm với các bạn không? Nếu thấy chân
lí đó đồng một quan điểm với các bạn thì các bạn nói: ‚Tôi chấp nhận chân lí
này, vì nó có đồng một quan điểm với tôi, tôi sẽ hộ
trì chân lí này‛. Khi các bạn tìm hiểu
và chấp nhận tu theo
chân lí này đồng một quan
điểm thì các bạn không được kết luận một chiều như trong kinh
đã dạy:
‚chỉ đây là
sự thật ngoài ra là sai lầm‛.
Trên đây
là giai đoạn
2 hộ trì chân
lí bằng nghe thuyết giảng, tuỳ văn cùng một quan điểm. Nhưng ở đây
chưa phải là giác ngộ chân
lí.
Những điều
chúng tôi chú giải trên đây là đức Phật đã dạy: ‚Này Bharadvaja, nếu có người có
lòng tùy hỉ...;
nếu có người
có lòng tùy văn...; nếu có người có sự cân nhắc..., suy
tư các lý
do...; nếu có người
chấp nhận một quan điểm và
nói: ‚Đây là sự chấp nhận quan điểm của tôi‛, người ấy
hộ trì chân lí nhưng người
ấy không đi đến kết luận một chiều: ‚đây là sự thật,
ngoài ra là sai lầm‛.
Cho đến như vậy này Bharadvaja, là hộ trì chân lí chúng tôi chủ
trương hộ trì chân lí nhưng ở
đây chưa phải sự giác ngộ chân
lí…‛.
Tóm lại hộ trì
chân lí có 5 điều
cần phải thông hiểu:
1- Tín (lòng
tin).
2- Tùy hỉ hợp
ý.
3- Tùy văn
(nghe thuyết giảng).
4- Cân nhắc
suy tư các lý do.
5- Chấp nhận
cùng quan điểm.
Người mới tu
tập còn nằm trong năm điều này tức
là đang hộ trì chân lí,
chứ không phải giác ngộ chân lí mà
cũng chưa chứng đạt
chân lí. Chưa chứng đạt
chân lí thì không được kết
luận vội vàng cho pháp môn của
mình đang tu tập là đúng mà các pháp môn
khác là sai. Chừøng nào chứng
đạt được chân lí thì mới
cho rằng: ‚Chỉ có đây là sự thật, ngoài ra là sai lầm‛.
Â
GIÁC NGỘ
CHÂN LÍ
LỜI PHẬT DẠY
‚Thưa Tôn giả
Gotama. Cho đến mức độ nào là giác ngộ chân lí? chúng con xin hỏi Tôn giả Gotama
về giác
ngộ chân
lí‛.
(Kinh
Trung Bộ tập II, kinh Canki trang 728)
CHÚ GIẢI:
Giác ngộ
chân lí tức là hiểu rõ
chân lí. Vậy chân lí ở đây là gì?
Đoạn kinh
trên đây do Bà La Môn Bharadvaja hỏi đức Phật muốn giác ngộ chân lí phải làm
sao?
Theo Phật
giáo Nguyên Thủy thì chân lí không phải ở
đâu xa mà ở tại nơi
tâm con người. Nếu một người còn
tâm tham, sân, si mà không biết mình còn
tâm tham, sân, si là người ấy chưa ngộ chân
lí. Người giác
ngộ chân lí là người
biết rõ tâm
có tham biết
tâm có tham,
tâm có sân
biết tâm có sân, tâm có si biết tâm có si. Người biết như vậy là người đã giác
ngộ chân lí.
Người giác ngộ
chân lí là người
ngay trên bốn chỗ thân, thọ, tâm và pháp mà nhiếp phục các ác
pháp và ly
các dục. Nhờ có
ly dục ly ác
pháp trên bốn chỗ thân, thọ, tâm và pháp là họ chứng đạt được chân lí.
Người chưa giác
ngộ chân lí,
nên nghe ai nói gì hợp với quan
điểm của mình là tin ngay liền. Tin một
cách mù quáng, vì thế, bỏ hết cả
cuộc đời đi theo tôn giáo mà chẳng có lợi ích gì và sự tu hành cũng chẳng đến đâu
cả. Các bạn có thấy mọi người tín ngưỡng tôn giáo với lòng tin mù quáng không?
Các Thầy Đại Thừa
tin mù quáng theo kinh sách Đại thừa, cả cuộc đời của quý Thầy
chỉ chạy theo danh và lợi để rồi chết
trong đau khổ và bệnh tật, chẳng có nếm được mùi vị giải thoát.
Đây, các bạn hãy
nghe đức Phật dạy mà suy ngẫm lại các Thầy Đại Thừa: ‚Này
Bharadvaja, Tỳ kheo sống gần một làng hay một thị trấn. Một gia chủ hay con
trai của một gia chủ đi đến vị ấy và tìm hiểu vị
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
ấy
trong ba pháp, tức là tham pháp, sân pháp và
si pháp. Người
này nghĩ rằng:
‚Không hiểu vị
Tôn giả ấy
có còn tham ái hay
không? Do những tham ái này, tâm
vị ấy bị chi phối dầu không biết vẫn nói: ‚Tôi biết‛, dầu
không thấy vẫn
nói: ‚Tôi thấy‛ hay xui khiến người khác có những hành động khiến người
ấy không được hạnh phúc, phải đau khổ lâu dài‛. Đoạn kinh
này đã xác định rõ
ràng. Nếu xét thấy vị Tỳ kheo nào còn bị tham pháp, sân pháp, si pháp
thì người ấy chưa chứng đạt chân lí. Người chưa chứng đạt chân
lí chỉ là người
mới hộ trì chân lí. Người
mới hộ trì chân
lí mà nói người
này sai, người kia
đúng là người
mù mắt mà nói
mầu sắc.
Cho nên, vấn đề
tu tập theo Phật giáo hành giả phải giác ngộ chân lí. Nhưng
giác ngộ chân lí cũng chưa được quyền nói: ‚Chỉ đây là sự thật, ngoài ra là sai lầm‛.
Người chưa
giác ngộ chân lí giống như các Thầy Đại thừa không biết, không thấy vẫn nói thấy biết để lừa đảo dạy người khác
tu tập khiến cho người khác phí
công sức, tốn tiền bạc mà chẳng được sự
an vui lợi ích gì: ‚Do những tham
ái này, tâm vị ấy bị chi phối
dầu
không biết vẫn nói: ‚Tôi biết‛, dầu
không thấy vẫn nói: ‚Tôi thấy‛ hay xui khiến người khác
có những hành động khiến người ấy
không được hạnh phúc‛. Bài kinh này dạy rất đúng
tâm lý của
các thầy Đại Thừa. Phải không các bạn?
Tu hành
chưa đến đâu,
chỉ ở trên
kinh sách thuyết giảng
chữ nghĩa, tâm
còn tham, sân, si
mà nói ‚tôi
thấy, tôi biết‛, thật
là lừa đảo người khác, toàn là
nói vọng ngữ. Cho nên, bảo sao khi các vị
chết phải chịu bệnh tật khổ đau vô cùng.
Những bài
kinh trên đây là đức Phật cảnh cáo
các Thầy giảng
pháp khi tu hành chưa chứng đạt chân lí mà dạy người khác tu
thì chẳng đem lại lợi ích cho ai cả.
Mong các bạn hiểu cho.
Â
TÂM CỊN THAM, SÂN, SI LÀ THUYẾT PHÁP KHƠNG ĐÚNG PHÁP
LỜI PHẬT DẠY
‚Tôn giả ấy
thuyết pháp, pháp ấy thâm sâu khó thấy, khó
chứng tịch tịnh, thù thắng, vượt
ngoài luận lí suông, tế nhị được
người trí chấp nhận, pháp ấy không thể do một người có
lòng tham, lòng sân, lòng si khéo thuyết giảng
được? Sau khi xem xét
vị ấy và thấy vị ấy
trong sạch không có những tham,
sân, si pháp,
người này sinh lòng tin đối với vị ấy. Với lòng tin sanh,
người này đến gần, khi đến gần, thân cận giao
thiệp, do thân cận giao thiệp, nên lắng nghe, người ấy nghe pháp, liền
thọ trì pháp, rồi tìm hiểu ý
nghĩa các pháp được thọ trì, trong khi
tìm hiểu ý nghĩa, các pháp
được hoan hỉ chấp nhận. Khi các
pháp được hoan hỉ chấp nhận, ước muốn sinh
khi ước muốn sinh. Liền cố gắng, sau khi cố
gắng liền
cân nhắc, sau khi cân nhắc người ấy
tinh cần‛. Trong khi tinh cần người ấy tự thân chứng
ngộ tối thượng chân
lí, và khi thể nhập
chân lí ấy với trí tuệ, người ấy thấy.
‚Trong khi
tinh cần người
ấy tự thân chứng ngộ tối
thượng chân lí, và khi
thể nhập chân
lí ấy với trí tuệ, người ấy thấy. Cho đến mức độ này là sự giác ngộ
chân lí, cho đến mức độ
này, chân lý được giác
ngộ và cho đến mức độ
này, chúng tôi
chủ trương sự
giác ngộ chân lí, nhưng như vậy chưa
phải là chứng đạt chân lí‛.
(Kinh
Trung Bộ tậâp II – trang 731, kinh
Canki)
CHÚ GIẢI:
Kính thưa
các bạn! Khi chúng ta muốn nghe một vị thầy thuyết pháp thì phải tìm hiểu vị Thầy
đó tâm còn
tham, sân, si
hay không? Nếu một vị Thầy
đó tâm còn tham, sân,
si mà thuyết pháp
thì phần nhiều họ
là những người
nhai lại bã
mía của người khác, hoặc của người xưa, họ không thể giảng những pháp thâm sâu,
khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, thù thắng vượt ngoài
luận lí suông, tế nhị thực tế, cụ thể
không trừu tượng, không ảo giác v.v..
Khi xem
xét một vị Thầy như vậy thì chúng
ta không đủ
lòng tin với họ, họ chưa đủ trình độ dạy người khác tu tập, chưa
xứng đáng làm thầy của chúng ta.
Kính thưa
các bạn! Hiện giờ
các bạn xét qua các
Thầy Đại Thừa,
các vị Thiền
Sư Đông Độ, các bạn có thấy họ hết tham, sân, si chưa? Chính họ cũng không biết pháp nào tu tập hết
tâm tham, sân,
si; chính họ
cũng không giác ngộ
được chân lí ly
tham, sân, si;
chính họ cũng không nhận ra được
chân lí tham, sân, si, thì làm sao họ hộ trì
chân lí và biết lấy giáo pháp gì mà hộ trì.
Nếu các bạn bảo rằng: chân
lí là Trí Tuệ Bát Nhã, Phật tánh, Chân không, Tánh
không, Bản lai diện mục, Cực lạc,Tây Phương v.v.. thì chúng tôi e rằng
đó là chân lí ảo.
Xin thưa
cùng các bạn!
Các bạn có biết
chân lí của đạo Phật là gì không? Các bạn hãy nghiên cứu Tứ
Diệu Đế mà xem thì biết
ngay liền. Chân lí đầu tiên của đạo
Phật các bạn có
biết không?
Đó là tâm
tham, sân, si của các bạn. Các bạn có biết không? Nếu các bạn
biết tâm có tham
là biết tâm
có tham, tâm
không tham là biết tâm không tham đó là các bạn ngộ chân lí.
Tâm có tham
các bạn không biết tâm
có tham là các bạn chưa ngộ chân lí. Ngộ
chân lí không phải khó.
Phải không các bạn? Chân lí là
một sự thật của con người.
Cho nên, tâm tham, sân,
si là chân
lí không ai có thể phủ nhận
được. Ngoài tâm tham,
sân, si đi tìm
chân lí thì không có các bạn ạ!
Cho nên, một
vị Thầy tâm còn tham, sân, si mà thuyết giảng dạy đạo cho người khác tu tập thì làm
sao người ta tu tập được. Thuyết giảng theo kiểu nghĩa lý suông,
không có một chút kinh nghiêm trong tu tập, thì làm sao người khác
biết đâu mà
tu tập cho hết
tham sân, si?
Bởi vậy
trong đoạn kinh này dạy rất rõ ràng:
‚Người kia lại xem xét thêm
vị ấy về các
pháp tham, sân,
si do những
tham, sân, si pháp này, tâm của vị ấy bị chi phối đến
nỗi dầu không biết vẫn nói ‚Tôi biết‛, dầu không
thấy vẫn nói ‚Tôi
thấy‛, hay xui khiến người khác có những hành động
tu hành, khiến
người ấy không được hạnh
phúc, phải
đau khổ lâu dài‛.
Đây các bạn thấy
chưa? Một người
tâm còn tham, sân, si mà dạy người tu hành thì đức Phật không
chấp nhận, cho đó
là những người lừa đảo.
Còn xét thấy
người ấy tâm hết tham, sân, si mà thuyết
giảng thì những bài
thuyết giảng của họ
thâm sâu, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh,
thù thắng, vượt
ngoài lí luận suông,
tế nhị, thực tế, cụ thể,
rõ ràng. Khi được nghe người ấy thuyết giảng
thì sinh lòng tin pháp, tin một cách tuyệt đối.
Ở đây,
chúng ta thấy
rõ ràng đức Phật
dạy phải tìm một vị Thầy tâm không còn tham pháp, sân
pháp, si pháp,
phải gần gũi vị Thầy đó
thưa hỏi và thọ trì những
pháp mà
vị Thầy đó đã
tu tập tâm
không còn tham
pháp, sân pháp và
si pháp. Đó là sự
giác ngộ chân
lí và như vậy là chân lí được giác ngộ, cho nên ở đây mới
giác ngộ đúng
chân lí, ngoài
tham pháp, sân pháp,
si pháp mà
giác ngộ chân lí
thì không bao giờ có chân lí mà giác ngộ.
Do thấu hiểu
bài kinh này nên chúng ta biết rất
rõ là kinh sách
Đại Thừa không
đúng lời Phật dạy, vì chân lí của kinh sách Đại Thừa
không phải
là chân lí của con người mà là chân lí ảo
tưởng. Chân lí ảo
tưởng là không
phải chân lí. Cho nên, kinh sách
Đại thừa không có chân lí. Muốn giác ngộ chân lí không phải khó, vì chân lí
không ở đâu xa mà ở ngay trong mỗi người. Như
bài kinh trên đã dạy
chỉ cần
thân cận với một vị thầy chứng đạt
chân lí, thì chúng ta sẽ giác ngộ chân lí dễ
dàng. Khi giác ngộ được chân lí thì không bao giờ bị ngoại đạo lừa đảo bằng
câu: ‚Chỉ đây là sự thật,
ngoài ra là sai lầm‛.
Cho nên, người
giác ngộ chân lí thì không bao giờ
còn thối chuyển trên đường tu tập, chỉ còn chứng đạt chân lí nữa mà thôi.
Tóm lại, muốn
giác ngộ chân lí thì chỉ cần thân cận với một vị Thầy tâm không còn tham, sân,
si. Vị ấy sẽ chỉ dạy cho các bạn giác ngộ chân lí và hướng dẫn cho các bạn biết cách hộ trì và
chứng đạt chân
lí một cách dễ
dàng không có khó khăn, không sợ lạc vào tà pháp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!