Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 4-9



Không  để   các  bạn  hiểu  đúng  nghĩa  của  Phật dạy,  không  còn  bị  ảnh  hưởng  tư  tưởng,  tưởng giải của các Tổ Đại Thừa nữa.
Khởi  duyên  của  bài  kinh này  là  do ông  A Nan   hỏi   Phật:   ‚Bạch   Thế   Tôn   con  được nghe trước mặt Thế Tôn, con được ghi  nhớ trước mặt Thế Tôn: ‚Này A Nan,  Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều‛, phải chăng bạch  Thế  Tôn  điều  con đã  nghe  là đúng, ghi nhớ đúng, tác ý đúng, thọ trì đúng‛.
Lúc  bấy  giờ  đức  Phật  trả  lời  ông  A  Nan mà  chúng  ta  giảng  bài  kinh này  làm  tiêu  đề cho bài pháp hôm nay.
Chúng tôi xin  nhắc lại đoạn kinh này một lần  nữa  để  các  bạn  lưu  ý.  ‚Thật  vậy,  này  A Nan,  điều ông đã nghe là nghe đúng, tác ý đúng, thọ trì đúng, thuở xưa và nay, này A Nan  Ta  nhờ  an  trú  không, nên  nay  an  trú rất nhiều‛.  Trong  câu  này chúng ta  phải  hiểu xưa kia trong  lúc  đang  tu  tập  đức  Phật  cũng nhờ an trú trong không này, đến nay thành tựu được chánh pháp, tức là đức Phật đã chứng đạo, nhưng vẫn an trú thường xuyên rất nhiều trong không ấy.



Đấy là ý nghĩa của đoạn kinh này. Nhưng cái khó hiểu là ở  không tánh này. Vậy không tánh này là gì?
Trong  kinh Tiểu  Không  đức  Phật  đã  đưa ra nhiều  ví  dụ   để  mọi  người  dễ   hiểu,  nhưng trước  khi giải  thích  những  ví dụ này  chúng  tôi xin  các bạn lưu ý và phải hiểu cho rõ ràng mục đích của  đạo Phật.  Vậy  mục đích của  đạo Phật là gì?
Theo trong kinh sách Nguyên Thủy thì chân lý thứ ba là mục đích của đạo Phật. Một mục  đích  mà  người  tu  tập  nào  cũng  cần  phải đạt  cho  bằng  được. Mục  đích  đó  là  ‚Diệt  Đế‛. Diệt đế là một trạng thái diệt hết nguyên nhân sinh   ra  mọi  thứ  khổ  đau,  cho  nên  khi nào chúng  ta  tu  tập  đoạn diệt  hết  tâm  dục  tức  là diệt hết  lòng  ham  muốn,  diệt hết  lòng  tham muốn tức là tâm bất động. Tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ tức là vô tướng tâm định. Trong  vô  tướng  tâm  định  không  có  dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Do ba lậu hoặc này không  có  nên  gọi  là  vô  tướng  tâm  định. Vô tướng  tâm  định tức  là  tâm  không  phóng  dật. Cho  nên,  đức   Phật  dạy:  ‚Ta  thành   Chánh giác là nhờ tâm không phóng dật‛. Tâm không phóng dật tức là tâm thanh thản, an lạc



và  vô  sự.  Tâm  thanh  thản,  an lạc  và  vô  sự  tức là tâm không động hay gọi ‚không tánh‛. Không tánh tức là tâm bất động trước các ác pháp  và  các  cảm  thọ,  chứ  không  phải  không tánh là ‚Tánh không‛. Các bạn đừng hiểu lầm như các Tổ.   Ở đây Phật không nói Tánh không như  trong  kinh Đại  Bát  Nhã  của  Đại  Thừa. Trong  đoạn  kinh trên  đây  đức   Phật  đã   dạy:
‘Thật vậy,  này A Nan, điều  ông đã  nghe là nghe  đúng,  ghi  nhớ  đúng,  tác  ý  đúng,  thọ trì đúng,  thuở  xưa  và  nay.  Này  A nan,  Ta nhờ   an   trú   không, nên   nay   an   trú   rất nhiều‛. An trú ‚KHÔNG‛ của Phật giáo không có nghĩa là Tánh không, Chân không, Trí Tuệ Bát  Nhã  Ba  La  Mật.  Chữ  KHÔNG   có  nghĩa không chướng ngại pháp, tức là không có dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu.
Dó đó, chữ KHÔNG TÁNH  phải hiểu nghĩa đúng đắn theo Tứ Diệu Đế, chứ không thể hiểu nghĩa   theo   kiểu   Đại   Thừa   và   Thiền   Tông. Không tánh là tánh không, là Phật tánh là sai.
Vậy các bạn hãy lắng nghe đức  Phật định nghĩa chữ không tánh: ‚Ví như lầu đài Lộc Mẫu  này không  có  voi, bò  ngựa, ngựa  cái, không có  vàng  và  bạc,  không có  đàn  bà, đàn  ông  tụ hội, và  chỉ  có  một  cái  không



phải  không, tức  là  sự  nhất  trí do  duyên chúng  Tỳ  kheo;  cũng  vậy,  này  A  Nan,   Tỳ kheo không tác ý thôn tưởng, không tác ý nhân tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí, do duyên lâm  tưởng.  Tâm  vị  ấy  được thích thú,  hân hoan,  an  trú  hướng đến  lâm  tưởng.  Vị ấy tuệ  tri  như sau: ‚cái  ưu phiền  do duyên thôn tưởng  không có  mặt ở    đây;  các  ưu phiền  do duyên  nhân  tưởng  không có  mặt ở   đây.  Và  chỉ  có  một  ưu  phiền  này,  tức  là sự nhất trí do duyên  lâm  tưởng‛. Vị ấy tuệ tri: ‚Loại  tưởng  này không có  thôn tưởng‛. Vị  ấy  tuệ  tri: ‚Loại  tưởng  này không  có nhân  tưởng.  Và  chỉ  có  một  cái  này không phải  không, tức  là  sự  nhất  trí do  duyên lâm  tưởng‛. Và cái gì không có mặt ở  đây, vị  ấy  xem  cái  ấy  là  không có.  Nhưng đối với cái còn lại, ở  đây vị ấy tuệ tri: ‚Cái kia có,  cái  này có‛. Như vậy,  này Ananda, cái này đối với vị ấy là như  vậy, thật có không điên đảo, sự thật là hoàn toàn thanh tịnh, không tánh‛.
Đọc đoạn kinh này các bạn có hiểu không? Chúng  tôi  xin  trích ra từng  đoạn ngắn,  ở   lầu đài  Lộc  Mẫu  này  không  có  voi,  bò  ngựa,  ngựa cái,  không  có  vàng  và  bạc,  không  có  đàn  ông




đàn bà tụ hội, ý đoạn kinh này đức Phật muốn nói gì? Đức Phật nói trong lầu đài Lộc Mẫu này nếu có voi bò ngựa cái, vàng bạc, đàn ông, đàn bà tụ hội thì không yên lặng, gây ra ồn  náo và chướng  ngại  khiến  tâm  bất  an, còn  nếu  không có những loài vật này thì cảnh xung quanh lầu Lộc Mẫu này sẽ yên lặng không gây ồn náo và chướng  ngại  khiến  tâm  được yên  lặng  và  bất động, nên Phật dạy: ‚chỉ có một cái không phải  không‛, cái không phải không này là cái có mà không làm chướng ngại tâm, cho nên không có voi, bò, ngựa, ngựa cái, vàng bạc, đàn ông  đàn  bà  tụ  hội  thì trong  lầu  đài  Lộc  Mẫu này yên lặng bất động. Có đúng như vậy không các bạn? Như vậy không tánh là chỗ bất động tâm, chứ không phải là tánh không.
Các  bạn  hãy  lắng  nghe  đoạn  kinh tiếp:
‚Này Ananda, Tỳ kheo không tác ý thôn tưởng,  không tác  ý  nhân  tưởng,  chỉ  tác  ý sự  nhất  trí do duyên  lâm  tưởng.  Tâm  của vị  ấy  được  thích  thú  hân hoan,   an   trú hướng đến  lâm  tưởng,  vị  ấy  tuệ  tri như sau:  cái  ưu  phiền  do  duyên  thôn tưởng không có mặt ở  đây; cái ưu phiền do duyên nhân tưởng không có mặt ở  đây, và chỉ có



một  ưu  phiền  này  tức  là  sự  nhất  trí  do
duyên lâm tưởng‛.

Đoạn  kinh này  xác  định không  tánh  theo từng đối tượng của lầu đài Lộc Mẫu, ở đây đức Phật  nêu  đối  tượng  thứ  nhất  không  tánh  của lầu  đài  Lộc  Mẫu  là  không  có  voi,  ngựa,  ngựa cái, không có vàng bạc, không có đàn ông, đàn bà  v.v.. mà  đức  Phật  gọi chung danh từ  này là thôn   tưởng,   là   nhân   tưởng.   Thôn   tưởng   có nghĩa là voi, bò ngựa cái, vàng bạc, còn nhân tưởng là đàn bà, đàn ông v.v..
Nếu có những vật này ở  trong  lầu Lộc Mẫu thì làm sao gọi là không động được. Phải không các  bạn? Nếu  có  vật  này  thì sẽ  làm  động  tâm chúng ta vì chúng là chướng ngại của tâm. Cho nên,  đức   Phật  bảo:  “Cái   ưu   phiền   do   duyên thôn tưởng và nhân tưởng không có mặt ở   đây, và  này Ananda  cái  này đối với vị  ấy là thật có như  vậy  không  điên  đảo,  sự  thật  hiện  hoàn toàn thanh  tịnh, không tánh”.
Đến đây các bạn đã hiểu không tánh rồi chứ.  Không  tánh  chỉ  là  tâm  bất  động,  nhưng bất động  đối với thôn tưởng và nhân tưởng chứ không  phải  bất  động  hết  các  pháp,  vì  thế  chỉ còn  có  một  ưu phiền  này  tức  là  sự  nhất  trí do duyên lâm tưởng.



Vậy lâm tưởng nghĩa là gì?

Lâm  tưởng  là  rừng  cây  chung  quanh  lầu đài Lộc Mẫu, vì có rừng cây nên còn có những chướng  ngại  trong  tâm.  Cho  nên,  đoạn  kinh dạy:  ‚Chỉ  còn  có  một ưu phiền  này tức  là sự nhất trí do duyên lâm tưởng‛.
Như vậy không tánh không có nghĩa là không có, mà cũng không có nghĩa là chân không, tánh không v.v.. như nghĩa của các nhà Đại Thừa.
Không tánh có nghĩa  là  không có dục lậu, hữu  lậu,  vô  minh   lậu,  chứ  không  phải  tánh không của trí tuệ Bát Nhã. Ở  đây, nếu các bạn không hiểu rõ mục đích của đạo Phật là chỗ bất động tâm trước ác ác pháp và các cảm thọ, nếu các  bạn  hiểu  khác  nghĩa  bất  động  này,  là  các bạn đã hiểu sai lệch bài kinh trên đây.
Đức Phật dạy: ‚Thuở xưa và nay, này Ananda, Ta  nhờ an  trú không, nên nay an trú  rất nhiều‛.  Thuở  xưa có  nghĩa  là  lúc  mới bắt đầu tu tập đức Phật cũng phải tu tập an trú chỗ  bất  động  tâm  này.  Đến  nay khi tu  tập  đã xong đức Phật cũng bảo: ‚Nên nay an trú rất nhiều‛. An trú rất nhiều tức là luôn luôn đức Phật  sống  với  tâm  bất  động  khi đã  tu  chứng đạo.



Vậy  chúng  ta  hãy  nghe  tiếp  Phật  dạy:
‚Cũng vậy, này Ananda, Tỳ kheo không tác ý đối với tất cả những vật gì trên đất này, đất  khô,  vùng  lầy,  sông  và  vùng  lầy,  các cây  có  thân và  có  gai,  núi  và  đất  bằng,  vị ấy  tác  ý  sự  nhất trí do  duyên  địa tưởng. Tâm  vị  ấy  được  thích thú,  hân hoan  an trú, hướng đến địa tưởng vị ấy tuệ tri như sau: ‚Các ưu phiền do duyên nhân tưởng không có   mặt ở     đây,   các   ưu   phiền   do duyên  lâm  tưởng  không có  mặt  ở   đây.  Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên  địa tưởng,  vị  ấy  tuệ  tri như  sau: loại tưởng này không có nhân tưởng, vị ấy tuệ tri, loại tưởng này không  có lâm tưởng và  chỉ  có  một  cái  này  không phải  không, tức  là  sự  nhất  trí do duyên  địa tưởng‛  và cái gì không có mặt ở  đây vị ấy xem cái ấy là  không có,  nhưng  đối  với  cái  còn  lại,  ở đây  vị  ấy  tuệ  tri: ‚cái kia có,  cái  này có‛. Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy,  thật có  không điên  đảo,  sự  thật hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh‛.
Đoạn kinh trên chỉ còn lâm tưởng là chướng ngại làm cho tâm ưu phiền nhưng lại xả bỏ  thôn  tưởng,  nhân  tưởng  và  lâm  tưởng  nên



tâm bất động được các đối tượng này, nhưng lại bị chướng ngại địa tưởng.
Trên đây là một pháp môn loại trừ các lậu hoặc, các chướng ngại pháp và làm cho tâm bất động.
Điều ở   đây các bạn nên lưu ý  đó là những loại tưởng được loại trừ lần lượt:
-   Đầu  tiên  loại  trừ  tưởng  trong  ngôi  lầu đài Lộc Mẫu này là thôn tưởng và nhân tưởng.
-           Loại trừ lần thứ hai là lâm tưởng.

-           Loại trừ lần thứ ba là địa tưởng.

-   Loại trừ lần thứ tư là không vô biên xứ tưởng.
-   Loại trừ lần thứ năm là thức vô biên xứ tưởng.
-           Loại trừ lần thứ sáu là vô sở hữu tưởng.

-   Loại  trừ  lần  thứ  bảy  là  phi  tưởng  phi phi tưởng xứ tưởng.
Như vậy, tất cả những loại tưởng này đã được loại  trừ.  Khi loại  trừ  xong các  loại  tưởng thì còn  lại  một  cái  đó  là  vô  tướng  tâm  định.
‚Này Ananda, vị Tỳ kheo không tác ý Vô sở
hữu  xứ  tưởng,  không tác  ý  Phi  tưởng  phi



phi  tưởng  xứ  tưởng,  tác  ý  sự  nhất  trí  do
duyên vô tướng tâm định‛.

Bây giờ  các bạn đã  hiểu rõ không tánh là vô tướng tâm định tức là tâm không có dục lậu, hữu  lậu,  vô  minh  lậu.  Tâm  không  có  dục  lậu, hữu  lậu,  vô  minh  lậu  là  tâm  bất  động.  Đó là mục  đích  của  đạo  Phật  do ly  dục  ly ác  pháp, chứ không phải Tánh Không, Chân Không Diệu Hữu, Trí  Tuệ Bát Nhã. Kinh Tiểu Không ở  đây không có những  nghĩa đó  xin  các bạn chớ hiểu lầm, làm lệch ý nghĩa của Phật pháp.
Khi tâm  bất  động   như  trên  đã   nói  thì không có dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu thì tâm được giải  thoát  hoàn  toàn,  nên  người  ở   trạng thái tâm bất động này liền hiểu rất rõ:  ‚Sanh đã  tận  Phạm  hạnh  đã  thành, những  việc làm  nên  làm  đã  làm,  không còn  phải  trở lại   trạng  thái  này  nữa‛.   Vô   tướng   tâm định này  thật hữu  vi,  do tâm  tự  tạo  nên. Phàm  cái  gì thuộc  hữu  vi do  tâm  tự  tạo cái ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt‛.
Đọc  đến đoạn  kinh này  các  bạn thấy  đức Phật đã  xác định rất rõ vô tướng tâm định vẫn là pháp hữu vi do tâm tư (ý thức) tạo nên cái ấy là  vô  thường,  chịu  sự  đoạn diệt.  Như  vậy  làm sao các  bạn hiểu  nó  là  Chân  Không  diệu  hữu,



Trí Tuệ Bát Nhã, Tánh Không. Những từ này trong kinh sách Đại Thừa chỉ cho Phật tánh là một pháp vô vi thường hằng bất biến. Nhưng  ở kinh Tiểu Không này dạy không tánh là pháp hữu  vi vô  thường  chịu  sự  đoạn diệt.  Cho nên, kinh sách  các  bạn phải  hiểu  đúng  nghĩa,  đừng hiểu sai, vì chính  hiểu sai  mà  các Tổ  mới  kiến giải, tưởng giải sinh ra kinh Đại Bát Nhã, mới có Chân Không Diệu Hữu, Bát Nhã Tâm Kinh. Tất cả những điều này chỉ là một ảo tưởng của kinh sách  Đại  Thừa,  còn  kinh Tiểu  Không  thì không có nghĩa đó. Không có nghĩa đó rất rõ ràng  vì vô  tướng  tâm  định, không  tánh  là  một pháp hữu vi vô thường, chịu sự đoạn diệt.
Xin  các  bạn  lắng  nghe  đoạn kế  của  kinh Tiểu Không này: ‚Này Ananda, phàm có những  Sa  Môn  hay  Bà  La  Môn  nào  trong quá khứ sau khi  chứng đạt, đã an  trú cứu cánh  vô  tướng  thanh tịnh không tánh,  tất cả  các vị ấy sau khi  chứng đạt đều chỉ  an trú cứu cánh vô tướng thanh tịnh không tánh này‛.
‚Này Ananda, phàm  có  những  Sa Môn hay  Bà  La  Môn  nào  trong  tương  lai, sau khi   chứng đạt   sẽ    an   trú   cứu   cánh   vô thượng thanh tịnh không tánh,  tất  cả  các



vị  ấy  sau  khi   chứng  đạt,  sẽ   an  trú  cứu cánh  vô  thượng  thanh  tịnh  không tánh này‛.
‚Này  Ananda phàm  có  những  Sa Môn hay Bà La  Môn nào trong  hiện tại sau khi chứng đạt và an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh  không tánh  này,  do  vậy,  này Ananda. Sau  khi chứng  đạt  Ta  sẽ   an  trú cứu   cánh   vô   thượng  thanh  tịnh  không tánh‛.
Đoạn kinh trên đây đức  Phật đã xác định rõ  ràng  và  cụ  thể.  Người  đang  tu  tập  phải  tu tập cho đạt được và an trú bất động tâm này. Người  đã  tu  tập  xong thì luôn  luôn  an trú  bất động  tâm  này.  Người  sẽ  tu  tập  là  phải  hướng đến  an trú  bất  động  tâm  này.  Và  đức  Phật  đã tu  tập  xong, Ngài  cũng  đang  an  trú  bất  động tâm này.
Tóm lại, không tánh tức là tâm bất động. Tâm  bất  động  là  tâm  ly  dục  ly ác  pháp,  đó  là cứu  cánh  của  Phật  giáo,  ngoài  ra tất  cả  các pháp khác là tôn giáo ngoại đạo.




LỊNG TIN PHÂI CĨ CĂN CỨ


LỜI PHẬT DẠY

‚Thưa tôn giả  Gotama, câu  chú thuật của các Tổ Bà La Môn, y cứ tiếng đồn, truyền  thống và  Thánh tạng  Bà  La Môn. Và  ở   đây  các  vị  Bà  La  Môn  chắc chắn  đi  đến   kết  luận:   ‚Chỉ  đây   là   sự thật,   ngoài   ra  đều   sai  lầm‛.    Ở     đây Gotama nói gì?
Nhưng  này  Bharadvaja,  có  một  vị tôn  sư nào  giữa  các  Bà  La  Môn  đã  nói như sau: ‚Tôi biết  việc này, tôi thấy việc này.  Chỉ đây  là  sự  thật ngoài  ra  đều  là sai lầm‛?
Thưa không, Tôn Giả Gotama!

Nhưng này Baharadvaja, có một tôn sư nào của các vị Bà La  Môn, cho đến vị tôn sư của các vị tôn sư trở lui cho đến 7 đời.  Các  vị  đại  tôn  sư đã  nói  như  sau:
‚Chỉ đây  là  sự  thật,  ngoài  ra đều  là  sai lầm‛?
Thưa không, Tôn Giả Gotama!




Như  này  Baharadvaja, có  một  tôn sư nào  của  các  vị  Bà  La  Môn, cho đến vị  tôn  sư của  các  vị  tôn  sư trở  lui cho đến 7 đời. Các vị đại tôn sư đã nói như sau: ‚Chỉ  đây  là  sự  thật,  ngoài  ra đều là sai lầm‛?
Thưa không, Tôn Giả Gotama!

Nhưng này Baharadvaja thuở xưa những vị ẩn sĩ giữa các Bà La Môn, những   các   tác   giả   các   chú   thuật, những  nhà  tụng  táng  của  chú  thuật, đã  hát  đã  nói  lên,  đọc lên  giống  như các  vị  trước đã  làm  như   là  Atthaka, Vamaka, Vamadeva, Vasrttha, Vessamitta, Yamataggi, Angirase, Bharadvdja, Kassapa,  Bhagu,  những vị ấy  đã  nói như sau: ‚Chỉ đây  là  sự  thật ngoài ra đều là sai lầm‛?
Thưa không, Tôn Giả Gotama.

Này  Bharadvaja. Ta  nghĩ rằng  lời nói của các Bà La Môn, cũng giống như một  chuỗi  người  mù,  người  trước không thấy, người  giữa  cũng  không thấy, người cuối cũng không thấy. Này Bharadvaja, Ngươi  nghĩ thế nào? Sự


kiện  là  như  vậy,  có  phải  lòng  tin của các vị Bà La  Môn trở thành không căn
cứ?‛.

(Kinh Trung  Bộ tâp II trang 724, Kinh Canki)


CHÚ GIẢI:
Một thanh niên Bà La Môn tên là Kapathika hỏi đức Phật về một lòng tin vào Thánh  tạng  kinh điển  chú  thuật  truyền  thống từ xa xưa của Bà  La Môn:  ‚Tôi biết  việc  này, tôi thấy  việc này. Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm‛.  Và Tôn giả Gotama nói gì về vấn đề này?
Khi  được hỏi  câu  này  đức   Phật  trả  lời bằng  một  câu  hỏi  khác  ngay  với  những  vị  Bà La Môn hiện có mặt tại cuộc họp này.
Các vị có ai dám xác định rằng: ‚Tôi biết việc  này,  tôi  thấy việc  này,  chỉ  đây  là  sự thật, ngoài ra  đều là sai lầm‛.
Tất  cả  các  vị  Bà  La  Môn  đều   im  lặng không   ai   dám   trả   lời,   chỉ   có   Ba  La   Môn



Bharadvaja là người có uy tín nhất trong các vị
Bà La Môn nên đại diện trả lời.

- ‚Thưa không, Tôn giả Gotama‛.

Ở  đây các bạn nên hiểu câu hỏi của đức Phật rất quả quyết và mạnh mẽ về Thánh tạng Vệ  Đà  kinh của  Bà  La  Môn  đúng  hoặc  sai. Vì thế câu hỏi này có hai câu trả lời:
1- xác định

2- phủ định

Ở  đây các bà La Môn không dám xác định mà  trả  lời   phủ  định  vì  trả  lời   phủ  định là thành thật.
Nếu  trả  lời  xác  định: ‚Tôi biết  việc  này, tôi thấy việc  này‛  thì đức  Phật  sẽ  hỏi:  ‚biết việc này như thế nào?‛.
Về  vấn  đề  kinh tạng  Vệ  Đà,  đức  Phật  đã thấu suốt kinh tạng chú thuật này chỉ là thuyết ngôn  ngữ suông,  chưa có  một  vị  nào chứng đắc chân  lí ấy,  nên  làm  sao biết  đâu  trả  lời  cho chính   xác.  Nếu  trả  lời  biết   thấy  mà  không chính  xác  rõ  ràng  thì đức  Phật  bác  bỏ.  Mục đích của kinh Vệ Đà là những lí luận mơ hồ, ảo tưởng  không  thực  tế.  Không  cụ  thể,  nên  làm sao lại dám bảo rằng: ‚Chỉ đây là sự thật, ngoài  ra đều  là  sai lầm‛?  Cho nên,  câu  hỏi



của  đức  Phật  đơn  giản  nhưng  trả  lời  rất  khó khăn.
Ở   đoạn kinh này  chỉ  có  những  người  tu chứng đạo mới dám trả lời: ‚Tôi biết  việc  này tôi thấy  việc này, chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều  là  sai lầm‛?  Còn những người tu chưa chứng  chân  lí thì không  bao giờ  dám  nói  lời
này.

Câu  hỏi  của  đức  Phật:  ‚Có  tôn sư vị  Bà La Môn  nào, dù cho đến 7 đời tôn sư và những  vị  Bà  La  Môn Tổ  sư  sáng  tạo  ra kinh sách Vệ Đà và chú thuật đã chứng được chân lí đó chưa?”.
Do thấu suốt toàn bộ Thánh kinh Vệ Đà là một  loại  kinh tưởng  không  thực  tế.  Mục  đích mơ  hồ,  ảo  tưởng.  Một  chân  lí không  rõ  ràng như  vậy  thì làm  gì có  người  tu  chứng  chân  lí ấy? Do đó, đức Phật mới có câu hỏi: tôn sư bảy đời và những tôn sư sáng tạo ra kinh sách này có dám nói rằng: ‚Tôi  biết  việc  này, tôi thấy việc  này (tức  là  chứng  đạo), chỉ  đây  là  sự thật ngoài ra  đều sai lầm?‛.
Người hỏi câu này là người đã  chứng chân lí mới dám hỏi. Nếu chưa chứng chân lí thì không  dám  hỏi  câu  này.  Tại  sao vậy?  Vì  có



chứng chân lí mới biết chân lí. Biết chân lí mới dám hỏi người khác.
Nghiệm  xét  qua đoạn kinh trên  các  bạn nhận xét về Thầy Thông Lạc. Tại sao Thầy Thông  Lạc  dám  nói  kinh sách  Đại  Thừa  và Thiền Đông Độ sai? Nếu Thầy Thông Lạc tu hành  chưa chứng  được  chân  lí giải  thoát  của đạo Phật thì Thầy có dám nói kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông sai không? Nếu Thầy tu chưa  chứng  thì chỉ  có  thuyết  giảng  như  các Thầy Đại Thừa mà thôi.
Vì  thế,  người  tu  chứng  chân  lí mới  dám xác  nhận  pháp  nào  sai,  pháp  nào  đúng.  Ngày xưa  đức  Phật  dám  nói  thẳng  điều  này,  ngày nay  Thầy  Thông  Lạc  cũng  vậy,  khi tu  chứng mới thấy được cái sai cái đúng
Trên  hành  tinh này  loài  người  chỉ  có  bốn chân lí, bốn chân lí ấy phải chân thật, thực tế, cụ thể rõ ràng như chân lí của Phật giáo  KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO mới thật là chân lí, dù mọi người  tu  chưa chứng  đạo nhưng  vẫn nhận  thấy biết   rõ  ràng  cụ   thể,  không  có  mơ  hồ,  trừu tượng, ảo tưởng.
Bởi vậy, kinh sách Đại Thừa sai là vì chân lí của  Đại  Thừa  mơ  hồ,  ảo  tưởng,  trừu  tượng cũng  giống  như  kinh sách  Vệ  Đà  của  Bà  La



Môn. Lấy câu hỏi của Phật trong kinh Canki thuộc  kinh Trung  Bộ  tập  II mà  hỏi  các  vị  Hoà Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni tu theo kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông đã có ai chứng được chân lí giải thoát làm chủ 4 sự khổ đau; sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi chưa? Hay chỉ là chứng những chân lí ảo tưởng
‚Phật tánh,  Bản  lai, Cực  Lạc  Tây  Phương‛ do chứng  những  chân  lí ảo  tưởng  nên  chẳng biết phương pháp nào chuyển bệnh, làm chủ sự sống chết rõ ràng, cụ thể v.v..
Phần đông đứng trước bệnh tật sống chết các Ngài chỉ khéo lí luận  ‚Chẳng  muội  nhân quả‛ để che đậy và lừa đảo Phật tử. Càng tu hành thì càng phải trả nghiệp, dồn nghiệp v.v.. Chân lí của Phật là chân lí chuyển nghiệp, chứ đâu phải trả nghiệp, dồn nghiệp,  nếu  trả nghiệp, dồn nghiệp thì còn đâu là chân lí. Phải không các bạn?
Người chứng được chân lí của Phật giáo Nguyên  Thủy  đều   thấy  biết  cái  sai  của  Đại Thừa rất rõ ràng, nhờ có tu chứng như vậy mới dám  nói:  ‚Tôi  biết  việc  này,  tôi  thấy việc này  chỉ  đây  là  sự  thật, ngoài  ra  đều  sai lầm‛.



Đức  Phật  đã  chứng  đạt  chân  lí giải  thoát thật  sự.  Vì  thế,  mới  có  bài  kinh Canki lưu  lại cho đến ngày nay, Ngài chỉ cho mọi người thấy chân  lí của  loài  người  chỉ  có  Tứ  Diệu   Đế.  Tứ Diệu  Đế gồm có: khổ, tập, diệt, đạo, ngoài ra không còn có chân lí nào khác nữa.
Một  lần  nữa  đức  Phật  đã  xác  định trong kinh Đại  Bát  Niết  Bàn  thuộc  kinh Trường  Bộ tập   I,  trang   659:   ‚Này   Subhadda,  trong pháp  luật  nào  không có  Bát  Chánh Đạo thời ở  đấy không có Sa Môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba và  thứ tư‛. Câu nói này có nghĩa là  trong  giáo  pháp  nào  không  có  Bát  Chánh Đạo thời giáo pháp ấy không có tu chứng giải thoát  sanh,  già,  bệnh,  chết  và  chấm  dứt  luân hồi như đã nói trên, còn giáo pháp nào có Bát Chánh Đạo thì  giáo pháp ấy có tu chứng.
Cho nên, những vị Tổ Sư Tăng, Ni biên soạn và  viết  ra kinh sách  Đại  Thừa,  không  có vị  Tổ   Sư nào  dám  bảo  rằng:  Ta  chứng  được chân lí như đức Phật? Họ chỉ khéo lí luận bằng câu  ‚Người  nào còn  thấy mình tu  chứng là chưa chứng‛.  Thường  các  Tổ   hay  dùng  câu:
‚Vô  sở  đắc‛.  Đó  là  lối  che đậy  lừa  đảo  tín đồ dễ nhất.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!