Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 4-8

Â


MẮT CHƯ THIÊN


LỜI PHẬT DẠY

‚Này  Ananda, rất  đông  các  vị Thiên thần ở   mười phương  thế  giới,  tụ hội   để  chiêm ngưỡng  Như   Lai. Này Ananda,  cho  đến   12  do  tuần   chung quanh. Kusinàrà Upavattana, rừng Sàlà  thuộc  giòng  họ Mallà,  không có một  chỗ  nào  nhỏ  cho đến  đầu  một  sợi tóc  có  thể  chích   được   mà không đầy những  Thiên Thần  có  uy  lực  tụ  họp. Này  Ananda, các  vị  Thiên Thần đang than phiền: ‚Chúng  ta từ rất xa  đến chiêm ngưỡng  Như  Lai, bậc  A La  Hán Chánh đẳng  giác  xuất  hiện ở    đời,  và tối hôm nay trong  canh  cuối cùng, Như Lai sẽ  nhập diệt. Và nay Tỳ kheo có oai lực  này  lại  đứng  ngay  trước Thế  Tôn, khiến  chúng  ta  không thể  chiêm ngưỡng Như  Lai trong  giờ phút cuối cùng‛.   Này   Ananda,  các   chư   Thiên đang than phiền như vậy‛.
(Kinh Trường Bộ tập 1 trang 642, kinh Đại Bát Niết Bàn)

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


CHÚ GIẢI:

Đọc  đoạn kinh  này  lời   văn  và  phong cách viết văn giống như trong kinh sách Đại Thừa.  Đây  là  một  đoạn do các  học  giả  sau này viết ra rồi đưa vào kinh Đại Bát Niết Bàn. Cho nên,  hiện  giờ  kinh sách  sai  rất  nhiều,  vì  trải qua nhiều  lần  kết  tập  kinh sách  mỗi  lần  kết tập  đều  có  thêm  hay  bớt  ra từ  kiến  giải  và tưởng  giải  của  các  học  giả  xen  vào  rồi  mạo danh Phật thuyết.
Cái  sai  thứ  nhất  ở   đoạn kinh này  là  mắt chư thiên mà giống như mắt phàm phu bị ngăn che bởi không gian và thời gian. Mắt chư Thiên không còn bị không gian ngăn cách và trải dài. Thế mà ở  đây đức Phật phải đuổi thị giả cũ của mình   là  đại  đức   Upanãra  để   cho  chư  Thiên chiêm ngưỡng Phật: ‚Lúc bấy giờ, Tôn giả Upanara đứng trước mặt Thế  Tôn và  quạt hầu. Thế  Tôn  liền  quở  trách Tôn  giả Upnavara:  ‚Này  Tỳ  kheo,  hãy  đứng  một bên chớ có đứng trước mặt Ta‛.
Hành động đuổi Tỳ kheo Upanãva là đức Phật  còn  thiên  vị  chư Thiên mà  xem rẻ  đệ  tử của  mình.  Trong  khi đức  Phật  sắp  nhập  Niết

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Bàn,  một  vĩ  nhân  của  nhân  loại  thì loài  người là những người ưu tiên được chiêm ngưỡng gần Phật  nhất,  cớ  sao  Phật  lại  đuổi  con  người? Chính  đạo Phật ra đời vì con người, chứ không phải  vì  chư Thiên.  Cho nên,  bốn  chân  lý  của Phật  giáo  là  bốn  chân  lý  của  loài  người,  điều này  không  thể  ai  chối  cãi  được.  Đó là  cái  sai của  Đại  Thừa  khéo  tưởng  tượng  chư Thiên  mà con mắt như phàm phu tục tử, bị ngăn cách và trải dài bởi không gian và thời gian.
Kính   thưa  các  bạn!  Các  bạn  nên  lưu  ý những  lời  của  các  Tổ  khi thêm  vào  trong  kinh sách Nguyên Thủy của Phật do tưởng giải của các Tổ, nên hiện giờ rõ nét thiếu chiều sâu đầy ảo tưởng, không thành thật, không cụ thể, rõ ràng.  Thường  là  những  lời dạy  mơ  hồ,  trừu tượng không đúng như thật. Đây các bạn đọc đoạn kinh tưởng  này  của  Đại  Thừa  đang  xen lẫn trang kinh Nguyên Thủy ‚Này Ananda, các  cây  Sa  la long  thọ tự  nhiên  trổ  hoa trái mùa tràn đầy cành lá, những đóa này rơi lên  gieo  khắp  và  tung   rải trên  thân Như  Lai để  cúng  dường.  Những thiên hoa Mandãvara từ trên hư không rơi  xuống rơi lên,  gieo  khắp  và  tung  vãi  trên  thân Như Lai để  cúng  dường.  Bột  trời  chiên đàn  từ


NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


trên hư không rơi  xuống, rơi  lên gieo khắp và  tung   vãi  trên  thân Như   Lai để   cúng dường.  Nhạc trời  trên  hư  không  trổi  dậy để  cúng  dường  Như  Lai. Thiên la trên  hư không vang lên để cúng dường Như Lai‛.
Các  bạn lưu ý  đoạn kinh này,  đây  là  một đoạn kinh tưởng của Đại Thừa thêm vào, đây là sự tưởng tượng cúng dường. Trong kinh Pháp Môn  Căn  Bản,  đức  Phật  đã  xác  định không  có cõi Trời, cõi Trời chỉ là cõi tưởng chứ không có thật. Vậy mà ở  đây lại có hoa Trời, nhạc Trời cúng dường thì trái với kinh sách quá lớn. Vậy sự cúng dường này có đúng không?
Trong  giới  luật  Phật  cấm  ca, hát,  nhạc, kịch.  Vậy  mà   ở     đây  lại   có   nhạc  Trời   cúng dường.  Trong  khi đức  Phật  khuyên  đệ  tử  của Ngài  luôn  tinh tấn  nghiêm  trì giới  luật,  ngày đêm  tinh cần  tu  tập  để  kết   thành  năm  thứ hương dâng lên cúng dường Phật là: HƯƠNG GIỚI, HƯƠNG ĐỊNH, HƯƠNG HUỆ, HƯƠNG TRI KIẾN GIẢI THOÁT VÀ GIẢI THOÁT TRI KIẾN HƯƠNG. Vậy mà ở  đây lại cúng dường Như Lai bằng hương hoa Sa la song thọ, hương hoa Mandãvara   và   nhạc   Trời   tiếng   ca  hát   của Thiên nữ  cúng  dường  Như  Lai.  Đoạn  kinh này có đúng không các bạn?

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Các  nhà  Đại  Thừa  khéo  tưởng  tượng  làm sai lệch giới luật đức hạnh của một bậc vĩ nhân nhân loại, nhất  là  một  con người  đã  từng  sống Phạm hạnh đi ngược lại với đời sống phàm phu của  con người,  thế  mà  khi chết  lại  ma  chay giống như  người  thế  tục  thì còn  nghĩa  lý  gì là đạo  giải  thoát,  đạo  trí tuệ,  đạo  đức hạnh,  đạo thiểu dục tri túc.
Đến  đây  chúng  tôi  xin  các  bạn suy xét  để phá  dẹp đi  những  tư  tưởng  kiến  chấp  sai  lầm mà từ xưa đến nay trên 2000 năm đã bị một sự truyền thừa mê tín sai lệch của Đại Thừa đã ăn sâu vào cốt tủy của con người. Vì thế không thể trong  một  ngày,  hai  ngày,  một  năm,  hai  năm mà gọt rửa sạch những tư tưởng sai lầm này được. Các bạn nên ghi nhớ những lời dạy này.





BÁT THÁNH ĐẠO


LỜI PHẬT DẠY

‚Này Subhadda, trong pháp luật nào  không có  Bát  Thánh Đạo,  thời  ở đấy  không có  đệ  nhất  Sa  Môn, ở    đấy không có  đệ  nhị  Sa  Môn,  cũng  không có đệ tam  Sa Môn, cũng không có đệ tứ Sa Môn. Này subhadda trong  pháp luật nào có Bát Thánh Đạo thời ở  đấy có đệ nhất  Sa  Môn,  đệ nhị Sa  Môn,  cũng  có đệ  tam  Sa Môn,  cũng có  đệ  tứ  Sa Môn. Những hệ  thống ngoại  đạo  khác  đều không Sa  Môn.  Này  suhadda,  nếu những  vị  Tỳ  kheo  này  sống chân chánh, thời đại này không  vắng những vị A La  Hán‛.
(Kinh Trường Bộ tập I trang 659, kinh Đại Bát Niết Bàn)


CHÚ GIẢI:

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Lời di chúc cuối cùng này đã xác định Chánh pháp của đức Phật là Bát Chánh Đạo, ngoài  Bát  Chánh  Đạo  ra thì  không  có  pháp môn được gọi là giáo pháp của đức Phật. Bởi vì Bát Chánh Đạo là một chân lý trong bốn chân
lý của Phật giáo.

Như các bạn đã biết chúng tôi đã xác định Bát Chánh Đạo là tám lớp học của Phật giáo được chia theo ba cấp Giới, Định Tuệ. Như vậy Bát  Chánh  Đạo  là  chương trình giáo  dục  đào tạo đạo  đức nhân bản - nhân quả cho mỗi người để  biến  cuộc  sống  thế  gian  này  thành  cõi  Cực Lạc,   Thiên   Đường.   Cho  nên,   đức   Phật   dạy người đệ tử cuối cùng của mình trước giờ nhập Niết Bàn là bài pháp này.
Tất  cả  giáo  pháp  của  ngoại  đạo  ngay  cả kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông cũng không có Bát Thánh Đạo, thậm chí còn có Tâm Kinh Bát  Nhã  dạy:  KHÔNG   CÓ   KHỔ,   TẬP,   DIỆT, ĐẠO  (Vô  khổ,  tập,  diệt, đạo).  Cho  nên,  hằng ngày  trong  các  chùa  thường  tụng  kinh  ‚Vô khổ, tập, diệt, đạo‛. Ngược lại, kinh sách Nguyên Thủy dạy:  ‚Nếu  pháp  luật  nào không có  Bát  Thánh  Đạo  là  không có  Sa Môn  đệ nhất, đệ nhị, đệ tam  và đệ tứ‛.  Chỉ

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


một đoạn kinh cũng đủ  xác định kinh sách Đại
Thừa không phải là kinh sách của Phật giáo.

Kinh sách  Nguyên  Thủy  phần  đông trong những  bài  kinh như  thế  này  đã   xác  định  và phân biệt rõ ràng pháp nào của Phật và pháp nào  của  ngoại  đạo,  không  thể  lẫn  lộn  nhau được. Như đã  nói ở   trên giáo pháp  của Phật  là một chương trình giáo dục đào tạo những bậc A La Hán, chứ không  phải là  những  ngôn  thuyết suông  như  những  kinh sách  tưởng  giải.  Cho nên,  người  nào  đã  tu  học  theo  đúng  Chánh pháp của Phật giáo theo chương trình Bát Chánh Đạo, chỉ qua lớp Chánh Kiến thôi thì cũng  cái  nhìn   chân  chánh  không  bao  giờ  bị kinh sách ngoại đạo xen vào lừa đảo được.
Theo chúng  tôi  khuyên  mọi  người  tu  học theo Phật giáo thì nên dựa vào Bát Chánh Đạo và  phải  được   sự  hướng  dẫn  của  một  bậc  Thầy đã  tu  chứng  quả  A  La  Hán,  thì con đường  tu tập  sẽ  được   dễ dàng  hơn, không  còn  khó  khăn và không sợ lừa đảo tu sai lệch vào pháp môn của ngoại đạo.
Chúng   tôi   ước   nguyện   ngày   mai   sẽ   có chương trình giảng  dạy  trong  tám  lớp  học  này thành  lập  và  mở  cửa  đón  nhận  những  người con  thân   thương   của   Phật   giáo   về   tu   học.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Chừng đó, Phật giáo mới được chấn chỉnh hoàn toàn, tà pháp không xen lẫn vào kinh sách của Phật được nữa. Đó là ước vọng của chúng tôi, nhưng  ngày  mai  có  thành  tựu  được  hay không là do phước của chúng sanh, riêng chúng tôi sẽ cố gắng làm hết sức mình để đền  đáp công ơn muôn một của đức Phật.
Bát  Chánh  Đạo  là  chân  lý  của  loài  người, là  phương  pháp  triển  khai  cuộc  sống  trên  thế gian trở thành cảnh giới Thiên Đàng, Cực Lạc v.v.. là chương trình giáo dục đào tạo đạo  đức nhân  bản  -  nhân  quả  của  con  người  để  trở thành những bậc A La Hán (vô lậu) hoàn toàn.
Bởi vậy, Bát Chánh Đạo là báu vật vô giá nhất  của  loài  người.  Khi năm  anh  em  Kiều Trần Như được nghe Phật thuyết bài pháp này lần đầu tiên. Khi nghe xong cả  năm người đều trở thành những bậc pháp nhãn thanh tịnh, có nghĩa là các Ngài đã  thấu rõ các pháp trên thế gian  này  như thật  không  còn  một  sự  hiểu  lầm lạc nào cả, không còn có một tôn giáo nào, một giáo pháp nào lừa đảo các Ngài được. Bao nhiêu kiến chấp những pháp môn của ngoại đạo từ xa xưa  như  kinh  Vệ  Đà  các  Ngài  đều   ném  bỏ xuống hết. Vì thế, các Ngài mới được gọi là chứng pháp nhãn thanh tịnh.

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


Kính  thưa  các bạn!  Chúng tôi đã  vạch  cái sai của của những kinh sách phát triển sau thời đức Phật. Có chứng cứ lời Phật dạy hẳn hoi, để dựng lại  giáo  pháp  đúng  của  Phật.  Đó  là  Bát Chánh Đạo. Một chương trình giáo dục đào tạo những  bậc  A  La  Hán.  Thế  mà  các  bạn  chưa chịu nhận ra sao? Hôm nay, đoạn kinh này lời di chúc cuối cùng của đức Phật: ‚Trong giáo pháp và giới luật nào không  có Bát Chánh Đạo thì không có Sa Môn‛.  Lời xác định này rõ  ràng  không  còn  ai  chối  cãi  được.  Lời  dạy trên  có  nghĩa  là  trong  giáo  pháp  và  giới  luật nào không có Bát Chánh Đạo là không có đệ tử của Ta.
Chữ  Sa Môn  có  nghĩa  là  những  người  tu theo Phật giáo. Khác với Bà La Môn là những người tu theo ngoại đạo.
Trong  đoạn kinh này Sa Môn chỉ cho những người đệ tử của Phật, chứ không phải Sa Môn  giành  riêng  cho tu  sĩ,  các  bạn  đừng  hiểu sai,  nên  hiểu  chữ  Sa Môn  là  chỉ  chung  trong giới  đệ tử của Phật. Chúng đệ  tử của Phật gồm
có:

1-  Cư sĩ nam Sa Môn thứ nhất.

2-  Cư sĩ nữ Sa Môn thứ hai.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


3-  Tu sĩ nam Tăng Sa Môn thứ ba.

4-  Tu sĩ nữ Ni Sa Môn thứ tư.

Từ xưa đến nay người ta hiểu hai chữ Sa Môn là những chữ dành riêng cho giới tu sĩ (Tăng, Ni).  Nhưng  trong đoạn kinh này đã  xác định chương trình tu  học  Bát  Chánh  Đạo  mới có Sa Môn thứ nhất, thứ nhì,  thứ ba và thứ tư. Như  vậy  Sa Môn  là  chỉ  cho những  người  đệ  tử của  Phật,  do đó  giáo  pháp  và  giới  luật  nào  có Bát  Chánh Đạo thì mới có  đệ  tử của Phật, còn giáo pháp và giới luật nào không có Bát Chánh Đạo là không có đệ tử của Phật. Như vậy giáo pháp  Mật  tông,  Tịnh Độ  tông,  Pháp  Hoa tông, Thiền tông có Bát Chánh Đạo không?
Cho nên, giáo pháp và giới luật nào không nằm  trong  chương  trình Bát  Chánh  Đạo  thì làm sao gọi là giáo pháp của đức Phật được.
Tóm lại, bài kinh này đã xác định giáo pháp của Phật là giáo pháp Bát Chánh Đạo rất rõ ràng. Vậy mong các bạn hãy suy ngẫm đúng đắn,  đừng  để rơi vào  tà  kiến  của  các  Tổ  Sư, đừng  ngoan cố  sẽ  dẫn  mình  đi  vào  con đường sai lầm. Uổng phí cả một đời tu theo Phật giáo mà không nếm được mùi vị giải thoát của Phật giáo, Thật quá uổng!



TẨM LIỆM NĂM TRĂM LỚP VÂI


LỜI PHẬT DẠY

‚Rồi   những   người   Mallà   ở Kusinara  vấn  tròn thân Thế  Tôn  với vải mới, sau khi  vấn vải mới xong, lại vấn  thêm  với  vải  gai bện.  Sau  khi  vấn với  vải  gai bện  lại  vấn  thêm  với  vải mới  và  tiếp  tục như  vậy  cho  đến  500 lớp cả hai loại vải‛.
(Kinh Trường Bộ tập I trang 675, kinh Đại Bát Niết Bàn)


CHÚ GIẢI:

Đọc đoạn kinh này chúng ta thấy rất vô lý,  khi sống  đức  Phật  giữ  hạnh  ba y một  bát, thiểu  dục  tri túc,  lượm vải  bỏ  làm  y  áo  mặc, đến khi chết thì lại tiêu phí một cách ghê gớm. Một  thân  Phật  như  vậy  làm  sao quấn  500 lớp vải.  Năm  trăm  lớp  vải  là  một  đống  vải  ghê gớm.  Chúng  tôi  không  thể  nào  tưởng  tượng được một  vị  Phật  thường  tuyên  bố,  thân  ngủ

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


uẩn  này  là  bất  tịnh,  là  vô  thường,  là  khổ  đau, là  một  vật  không  có  giá  trị,  là  một  vật  đồ  bỏ, thế  mà  khi chết  phải  tẩm  liệm như  một  nhà vua. Đời sống của Phật thì xả thân cầu đạo, xả phú  cầu  bần,  đến  khi chết  thì xem  thân  quý trọng   như  thân   của   một   hoàng   đế   (Chuyển Luân Thánh Vương). Những việc làm này có đúng mục đích xả phú cầu bần của đạo Phật không?
Xin thưa cùng các bạn! Các bạn hãy cùng chúng  tôi  vào  Niết  Bàn  hỏi  Phật.  Đoạn  kinh này có phải Phật dạy cách tẩm liệm Phật như vậy  không?  Hay  đời  sau bày  vẽ  rồi  gán  cho Phật. Một bài kinh mà viết như vậy có đúng là kinh sách của Phật không? Đạo Phật là đạo buông  xả,  buông  xả  sao mà  dính  mắc  như vậy, chết phải làm đám tang như vậy. Cách thức an táng này không đúng tinh thần xả phú cầu bần của  Phật  giáo  chút  nào.  Vậy  đoạn kinh này  ai đã   thêm  vào?  Đoạn  kinh này  đã   làm  mất  ý nghĩa giải thoát  của  đạo Phật.  Xin  các bạn lưu ý:  “Đừng  có  tin! Đừng  có  tin  vào  kinh  sách...”. Đó  là  lời dạy của  đức  Phật  đã  nhắc  nhở  chúng ta. Các bạn còn nhớ không?
Đem  vải  vấn  thân  Phật  500  lớp  là  một hành động phí phạm mồ hôi nước mắt của loài

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


người quá lớn. Đây là một hành động của vua chúa,  chứ  không  phải  là  một  hành  động  của một bậc Thánh A La Hán đã  ra khỏi thế gian, đầy ô  nhiễm và uế trược này.
Đạo Phật  sống  xả  bỏ thân  mạng  này xem nó  như  là  một  ổ   bệnh  tật,  như  là  một  nghiệp khổ đau, như là một vật đáng ném bỏ như chiếc giày rách.
Thưa  các  bạn!  Những  người  còn  đầu  óc phong kiến, tư tưởng giai cấp thống trị của vua chúa  mới  có  sự  chết  tẩm  liệm thi hài  như vậy. Còn  đức  Phật  là  một  nhà  cách  mạng  tư  tưởng ban bằng giai cấp thống trị xã hội thì không lý nào khi chết Ngài còn theo tục lệ  của vua chúa tẩm liệm hay sao? Như chúng ta đều biết tư tưởng  của  đức   Phật  là  tư  tưởng  vô  giai  cấp, sống  bình  đẳng.  Mọi  người  đều  có  quyền  sống tự do bình đẳng như nhau, không ai được quyền xem  nhẹ  người  khác.  Thế  mà  việc  tẩm  liệm thân đức Phật không còn bình đẳng nữa, Như vậy các bạn đọc đoạn kinh này có thấy đúng là lời Phật thuyết chăng?
Đọc  đoạn kinh này  chúng  tôi  thấy  rằng: Đây  là  các  Tổ  viết  ra rồi  đưa vào  để  làm  cho kinh sách  Phật  mất  tư  tưởng  vô  giai  cấp,  biến giáo  pháp  của  Phật  mất  giá  trị  nhân  bản  -

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


nhân quả sống không còn bình  đẳng, luôn luôn làm  khổ  mình,  khổ  người.  Đoạn  kinh này  đã phỉ  báng  Phật  giáo  quá  nặng,  không  còn  có hành động nào phỉ báng hơn.
Thưa các bạn! Những điều chúng tôi ghi nhận ra đây mong các bạn lưu ý: Tất cả kinh sách Phật hiện giờ, số kinh sách phát triển Đại Thừa chúng tôi không nói đến vì kinh sách Đại Thừa   hoàn   toàn   không   phải   Phật   thuyết. Chúng  tôi  nói  ở   bài  này  là  chỉ  nói  đến  những kinh sách  Nguyên  Thủy.  Vậy  mà  các  Tổ  còn dám  thêm  bớt  rất  nhiều  làm  sai  lệch  lời  dạy của  đức  Phật,  khiến  cho người  sau nghiên  cứu đều phải nghi ngờ, nhưng không dám nói ra.
Điều chắc chắn là những giáo pháp của Phật  hiện  giờ,  nếu  không  có  người  tu  chứng chân lí thì không tài nào hiểu được những điều sai  trái trong kinh sách phát  triển!  Rồi cứ dựa vào  đó  tu  hành  sai  lạc  thì làm  sao đi  đến  kết quả  làm  chủ  được sanh,  lão,  bệnh,  tử  –  giải thoát luân hồi đau khổ.





PHÁP VÀ LUẬT LÀ VỊ ĐẠO SƯ


LỜI PHẬT DẠY

‚Này Ananda, nếu trong các Ngươi có  người  nghĩ   rằng:  ‚Lời  nói của  bậc Đạo sư không còn nữa, chúng ta không có  Đạo  sư. Này  Ananda, chớ  có  những tư  tưởng  như  vậy.  Này  Ananda, pháp và giới luật Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi  Ta diệt độ chính pháp và giới   luật   ấy   sẽ    là   Đạo   Sư   của   các
Ngươi‛.
(Trường Bộ Kinh tập I trang 662, kinh Đại Bát Niết Bàn)


CHÚ GIẢI:
Lời  di  chúc  trên  đây  là  một  lời  tâm huyết nhất của đức Phật đối với các đệ tử của mình.  Lời di chúc này muôn đời muôn kiếp, bao nhiêu thế hệ về sau, nếu ai còn theo Phật giáo
tu  hành  thì lời  di  chúc  này  phải  mãi  mãi  được
ghi khắc trong tâm ‚GIỚI LUẬT VÀ GIÁO PHÁP

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


LÀ THẦY CỦA CHÚNG TA‛. Cho nên, lúc nào chúng ta cũng có bậc Đạo Sư chỉ dạy tu hành không  sợ  sai  đường   lạc  lối.  Bậc  Đạo  Sư  ấy không  bao giờ  có  tưởng  giải,  kiến giải  làm  sai lệch giáo pháp của Phật;  bậc Đạo Sư ấy là Bát Chánh  Đạo.  Bát  Chánh  Đạo  là  kim  chỉ  Nam. Như  đoạn kinh trên  đức  Phật  đã  dạy:  ‚Giáo pháp  và  giới  luật  nào  có  Bát  Chánh Đạo mới là giáo pháp và giới luật của Ta, còn ngoài ra là không phải‛.
Bởi vậy Bát Chánh Đạo là chương trình giáo  dục  đào  tạo  những  bậc  A  La  Hán,  đó  là bậc  Đạo  Sư của  bao nhiêu  thế  hệ  con người  về sau.





XÁ LỢI CHỈ LÀ NHỮNG XƯƠNG VỤN


LỜI PHẬT DẠY

‚Dân  chúng  Mạt  la bảo  nhau: Ngọn lửa  cháy mạnh quá  khó  dập  tắt, e cháy  tiêu  hết  xá  lợi!  Chúng  ta  phải lấy  nước ở   đâu  để  tưới?  Lúc  đó  có  một vị  thần Ta  La  hết  lòng  tin Phật  đang hầu  một  bên,  dùng  thần lực  làm  tắt ngọn  lửa‛.
(Kinh Trường A Hàm tập 1 trang 228-
229, kinh Du Hành)


CHÚ GIẢI:

Đọc  đoạn kinh  này  chúng  ta  thấy  rõ ràng  xá  lợi chỉ  là  những  mảnh  xương vụn  đốt cháy  còn  lại, chứ  không  phải  do tu  tập  thiền định mà tủy trong thân đông lại thành xá lợi.
Khi thân  tứ  đại  của  Phật  đốt   cháy  thì người ta phải tưới nước hoặc dùng thần lực làm cho tắt  lửa  để   lấy  được xá  lợi, chia  cho tám nước  xây  tháp  thờ,  như  vậy  rõ  ràng  là  những

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


mảnh  xương  chưa  cháy  hết  còn  vụn  nhờ  tạt nước mới tắt lửa.
Như vậy xá  lợi là  những  mảnh xương vụn chưa cháy hết thì đâu có gì quý báu như các Tổ đã  tán  dương xá  lợi, nào  là  do tu  thiền  định mới có; nào là do tu chứng quả mới có. Như vậy đức Phật có chứng đạo không, mà phải tạt nước tắt lửa để  lấy xá lợi. Chứng đạo như các Tổ thì cần gì phải tát nước, xá lợi của các Tổ  làm sao cháy được?
Kính  thưa các bạn! Trong cuộc đời này, có nhiều người dựa lưng vào tôn giáo bày vẽ ra đủ điều  để lừa đảo mọi người bằng cách tạo ra những hiện tượng siêu hình  hoặc nói úp úp mở mở  làm  như  vậy  để  mọi người  biết  đó  là  chân lý, đó là linh thiêng của Thần, Thánh, Tiên, Phật, quỷ, ma v.v..
Với mảnh xương vụn uế trược bất tịnh đã trở thành những vật quý báu vô giá. Thật là buồn cười cho những ai có mắt như mù không thấy như thật.





KHƠNG TÁNH


LỜI PHẬT DẠY

‚Thật  vậy,  này  Ananda,  điều  ông  đã nghe  là  nghe  đúng,  thọ trì đúng,  thuở xưa và nay. Này Ananda, Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều.
(Kinh Trung  Bộ tập II trang 292, kinh Tiểu Không)


CHÚ GIẢI:
Kính thưa các bạn! Đọc đoạn kinh trên đây các bạn cần phải  hiểu hai  từ Không  Tánh. Vậy Không Tánh nghĩa là gì?
Từ  xưa đến nay chúng ta thường chịu ảnh hưởng nghĩa lý của Đại Thừa về tánh không. Tánh   không   của   Đại   Thừa   có   nghĩa   Chân Không diệu hữu, Trí  Tuệ Bát Nhã ‚Sắc tức thị không,  không tức thị sắc‛.
Cho nên, khi gặp không tánh của Nguyên Thủy thì mấy ai dám hiểu nghĩa khác. Do nhân duyên  này  chúng  tôi  sẽ  giảng  bài  kinh Tiểu



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!