Trai gái yêu thương nhau cũng phải cẩn thận lựa chọn, chứ không phải đụng đâu yêu thương đó, nhưng dù sao tình yêu trai gái có chọn lựa hay không chọn lựa nó vẫn là con đường đau
khổ của loài người.
Không yêu thương là thoát khổ, là chấm dứt tái sinh luân hồi. Không yêu
thương trai gái là làm
chủ nghiệp báo nhân quả, sống trong cuộc
đời mà ra khỏi cuộc đời, không
còn mọi sợi dây
ái kiết sử vô hình trói buộc.
Hạnh phúc thay
cho những
ai thoát khỏi tình
yêu
thương trai gái! Thoát khỏi tình yêu thương trai
gái là thoát khỏi quy luật nhân quả. Hạnh
phúc thay cho những ai biết trai gái yêu nhau là con đường
dẫn đến tái sinh luân
hồi, khổ đau
muôn kiếp!
Hạnh phúc thay
cho những
ai có đầy đủ nghị
lực
và ý chí kiên cường vượt thoát sự cám dỗ
của tình
yêu
thương trai gái!
Hạnh phúc thay
cho
những ai sống trong đời người mà không bị nghiệp đời ràng buộc...!
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: Các con nên nhớ, tình yêu thương giữa trai gái là tình yêu
thương tốt đẹp, nhưng phải dừng tình nhục dục, vì tình
nhục dục là con đường đau khổ không riêng gì của người nào.
Vì
người nào bước chân
vào tình nhục
dục thì không có người nào thoát khổ. Cho nên các con, các cháu
là
những thanh niên và thanh thiếu niên nam nữ cần phải cảnh
giác
tình nhục dục, nó là một loại dục ích kỷ, cá nhân, thường xâm chiếm
làm
hư hoại tình yêu
thương trong sạch, vô tư và thanh cao của con
người. Các con hãy nhớ lấy lời dạy
này.
ĐOẠN14: “Tình yêu
chớm nở thì người bà yêu đã theo tiếng gọi của tỉnh nhà vào quân đội
để
chuẩn bị cho cuộc
tổng tiến công. Người thanh niên đó
đi từ chiến trường này
sang chiến trường khác, chuyển từ công tác này sang công
tác nọ, khi ở trong nước, khi được đi học nước
ngoài... cũng bôn ba khắp nơi”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Nhân Quả Nghiệp Báo Có Duyên
Không Nợ.
GIẢI TRÌNH ÁN: Nhân duyên nghiệp báo
của tiền kiếp có yêu nhau mà không có duyên
nợ nhau để thành vợ thành chồng, rồi mỗi người
phải đi
mỗi ngả, như nhà thơ Thế Lữ nói:
“Anh đi đường anh,
em đường em
Tình nghĩa đôi
ta
có thế thôi Chẳng muốn trông mong xum hợp lại Bận lòng chi nữa lúc chia phôi”
Tình yêu trai gái là đau khổ như vậy. Thơ văn người
xưa cũng như người nay đều nói lên lòng đau khổ của tình yêu trai gái như Đoàn Thị
Điểm:
“Ngòi đầu cầu nước trong như lọc Đường bên cầu cỏ
mọc còn xanh
Đưa chàng lòng dặt dặt buồn
Bộ không bằng ngựa,
thủy không bằng thuyền”
Hay:
“Nước trong chảy lòng phiền không rửa
Cỏ xanh tươi dạ nhớ chẳng
khuây”
Huy Cận:
“Sóng gợn trường giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về bến cũ sầu muôn ngả
Củi một cành
khô
lạc mấy giòng”
Tình yêu
trai gái mới
chỉ
bắt đầu mà còn đau khổ như vậy huống là đã thành vợ thành chồng
thì còn biết bao nhiêu sự đau khổ. Phải không
quý vị? Vì vậy ai dám bảo tình yêu trai gái là hạnh phúc.
Nhìn thế gian này con người quá điên đảo, lấy
khổ đau làm
hạnh phúc an vui, vì thế không có người nào
thoát khỏi tình yêu
thương trai gái và chồng vợ. Thậm chí như trong bài học này:
Một bà lão 80 tuổi, tuổi
gần đất xa trời thế mà
vẫn còn sống lãng mạn yêu
thương như
cô gái mới 18 tuổi xuân thì. Được biết địa chỉ của người yêu trong tuổi học trò thì mau mau tìm
cách liên lạc để tỏ tình với nhau, thật là chung tình. Tình yêu thương ấy vẫn còn
nồng cháy như lúc còn thanh niên. Như vậy suốt thời gian có chồng, có con bà vẫn luôn luôn nhớ đến tình
xưa. Vì thế trong Chinh phụ ngâm khúc:
“Nước trong chảy lòng phiền không rửa
Cỏ xanh tươi dạ nhớ chẳng
khuây”
Đó có phải chăng con người quá ngu si lấy
khổ đau làm hạnh phúc, hạnh phúc đâu không
thấy, chỉ thấy toàn nhớ thương và đau khổ. Nếu
không nhớ thì thôi mà nhớ thì khổ đau vô cùng. Có phải vậy
không quý vị?
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: “Có duyên không nợ”, đó là lời nói của những trai
gái
yêu thương mà không đi đến hôn nhân để thành vợ thành chồng. Hôn nhân
chỉ
là một sự ràng buộc
trong tình nhục dục để họ không còn bỏ nhau.
Bởi
vậy tình nhục dục không có bền chắc, nên
buộc phải có
hôn nhân, nếu
không có hôn nhân thì tình nhục dục chỉ là
một
trò chơi
qua đường
để
thỏa mãn sắc dục rồi đường ai nấy đi, ai khổ
ráng chịu, vì vậy
nhục dục là thứ ích kỷ.
Bởi vậy các
con, các
cháu thanh
niên
và thanh thiếu niên nam
nữ phải tránh xa tình nhục dục,
vì thật
sự có
hôn
nhân thành vợ
thành chồng keo sơn
gắn bó với nhau nhưng nó là con đường
đau khổ. Các con, các cháu có tin không?
Nếu
không tin các con, các cháu hãy nhìn xem
trên
đời này có đôi vợ chồng nào mà không khổ
đau, không cực nhọc, mặc dù họ rất chung tình,
chung thủy thương yêu nhau.
ĐOẠN15: “Cũng như bà, theo quy luật của tạo hóa, anh có gia đình vợ con, nay cũng có cháu
nội, cháu ngoại như bà và
tuổi tác cũng đã lúc “gần đất xa trời”. Câu này dạy
đạo
đức
gì?
ĐÁP ÁN: Theo Quy Luật Nhân
Quả Các
Pháp Đều Vô Thường.
GIẢI TRÌNH ÁN: Quy luật nhân quả các pháp
vô thường. Cuộc đời
yêu
nhau nhưng không thể sống độc thân
như vậy, nên cả hai
không biết tin tức của nhau, sống trong chiến tranh nên đều
nghĩ rằng đã chết,
nên ông lấy vợ, bà có chồng. Mối tình đầu được xem như đã trôi
vào
dĩ vãng, nhưng dù sao cũng không thể quên:
“Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”
Tình yêu trai gái không vướng vào thì thôi,
mà đã vướng vào
thì rất khó bỏ ra:
“Một dây đã buộc ai chằng cho ra”
Cha mẹ đã có kinh nghiệm này
thì nên hướng dẫn con mình hãy thoát ra, chứ đừng để con cái
mình vướng vào cạm bẫy của con đường tình yêu
và
gia đình, vì đó là
con đường dẫn đến khổ đau muôn đời muôn kiếp.
Bởi con đường trai gái yêu nhau có gia đình là con đường đau khổ. Từ xưa đến nay có gia đình nào trên hành tinh này là hạnh phúc trọn
vẹn không
khổ
đâu.
Người
ta nói tình yêu thương gia đình là
hạnh
phúc nhưng
sự thật tìm hạnh phúc trong gia đình không bao giờ
có. Người ta chúc
phúc cho nhau đầu bạc răng long.
Dù
cho vợ chồng có sống với nhau đầu bạc răng long, nhưng họ phải chịu
biết bao là
sự
đau khổ trong cuộc sống gia đình.
Muốn biết những sự đau
khổ của
gia
đình thì
chúng ta nên tóm lược lại những ý chính như: Khổ vì hai tư tưởng; khổ vì phải chiều chuộng nhau; khổ vì phải lo lắng cho nhau;
khổ vì bệnh tật tai nạn của nhau; khổ vì lo cơm ăn áo mặc, nhà ở; khổ vì sợ thua
kém
bạn bè; khổ vì mang
nặng đẻ đau;
khổ vì phải
nuôi con khôn lớn nên
người;
khổ vì chồng say xỉn đánh đập
chửi
mắng; khổ vì vợ ham mê bài bạc; khổ vì con cái bê
tha dạy
bảo không nghe
lời; khổ vì dâu
con
cứng đầu
cứng
cổ; khổ vì ghen tuông chồng có
con này, con kia hay vợ
cặp
ông này, ông nọ, v.v...
“MẸ
ÚT” là một câu chuyện gia
đình trong báo
Tuổi Trẻ thứ năm ngày 4/10/2007, tác giả
Nguyễn Thị Đào, để minh chứng sự đau khổ của
đời người qua đường chồng vợ như sau:
Nhìn con say sưa trong giấc ngủ, lòng tôi
nhói đau khi
nghĩ đến ngày mai sẽ ra sao, khi
đường đời chỉ còn lại mình tôi với
đứa con thơ dại. Bất chợt
tôi quay lưng lại phía sau thì bắt gặp cái nhìn đau xót của mẹ tôi. Sau buổi ăn
tối, tôi
đã
nói cho mẹ biết quyết
định ly hôn của tôi vì không thể nào cứu
vãn được nữa.
“...10 tuổi đầu, Út
đã
mồ côi mẹ, Út sống
chung với người cha nghiện
rượu
và người anh
trai đã có vợ. 17 tuổi, cha nhận lời gả Út cho một người bạn nhậu nên Út đã bỏ nhà trốn lên
Sài Gòn, phụ việc trong một quán cơm bình
dân, Út được ông bà chủ thương và nhận làm
con nuôi.
Trong số khách hàng lâu năm của
quán ăn này có một người đàn ông lịch lãm, lớn tuổi để
ý thương Út. Ông ta bảo có gia đình nhưng đã đi vượt biên sau ngày 30/4/1975 và mấy năm
liền chưa có tin tức.
Ngày
Út
về sống chung với ông ấy cũng
chỉ có bữa tiệc
nhỏ gồm có cha mẹ nuôi
và vài người bạn thân.
Khi Út có thai được 5 tháng thì người chồng thú tội với Út là có vợ và 6 con đang ở quê nhà tại Long An, vì
chuyện vượt biên bất thành. Nghe tin ấy, Út đã lang thang nhiều ngày không về nhà, ngồi cả ngày bên dòng sông mà không đủ can đảm nhảy xuống sông tự tử.
Sau
cùng, Út quyết định trở về nhà và tìm người vợ lớn: “Em khờ dại lầm lỡ, lạy chị hãy
tha thứ cho em, nhận đứa em tội nghiệp này, con em không có tội thì làm sao hủy hoại nó cho được,
còn nếu như em tạo ra nó mà không cho nó có cha thì cuộc đời của nó bị vẩn đục, tương
lai của nó bị lu mờ”. Người vợ lớn đã chấp nhận Út.
Từ đấy, Út cam phận làm nhỏ nên dù có khổ
sở
cay đắng tủi nhục Út cũng chẳng than thở nửa
lời. Đôi lúc những cơn
ghen ngầm
của người vợ lớn làm Út phải nghẹn ngào “nước
mắt chan cơm”.
Đã nhiều lần Út định bồng con rời khỏi nhà, nhưng khi nghĩ con không có cha
sẽ
mặc cảm tự ti với đời, thế là Út không đủ can đảm ra đi.
Ba năm sau, chồng Út thất bại trong việc làm ăn, buồn bực, sinh bệnh rồi mất sức lao
động. Người vợ lớn gốc người thành thị, từ nhỏ đã không quen làm lụng, lại hay đau bệnh, gia đình đâm ra khốn khó. Chồng của Út trao cho
Út
một số tiền và bảo Út đi tìm cuộc
sống mới, để tránh khổ
về sau. Út nức nở nói rằng: dẫu có ăn xin Út cũng theo chồng đến ngày nhắm mắt.
Ngày trước, thiên hạ cho Út vì tiền
nên mới cam tâm làm bé chịu đựng khổ cực như thế, bây giờ
Út
bỏ đi là công nhận những lời
dèm
pha đó là đúng hay sao!
Út quyết
định đứng ra gánh vác gia
đình,
nuôi dạy các con. Sự chịu thương chịu khổ và
sự tảo
tần
buôn bán sớm hôm của
Út
đã thuyết
phục được
người vợ lớn
và các
con. Chẳng
biết
tự
lúc nào, người vợ lớn đã giao quyền cho Út
mọi việc, kể cả việc định vợ gả chồng cho các
con. Và các con cũng tự thay đổi tiếng “dì Út” bằng tiếng “mẹ” trìu mến.
Ba mươi
mấy
năm vất vả, hi sinh tất cả cho
con, giờ đây Út cảm thấy được bù đắp vì được sống vui vẻ,
hạnh phúc với 7 đứa con và
đàn
cháu nội
ngoại
đông đủ, mặc dù Út chỉ duy nhất
sinh nở một lần.
Chuyện đời của Út
chính là cuộc
đời
của mẹ. Con là đứa con
gái Út của người vợ
lớn mà mẹ làm “vú nuôi” con từ lúc 4 tuổi. Đứa con gái
ruột của mẹ theo chồng ở xa. Tình
thương của
mẹ
dành cho các con giờ đây chỉ dồn vào một mình con, vì chỉ còn có con là sống gần gũi nhất với mẹ. Con đau một thì mẹ khổ mười. Ngày ấy mẹ côi cút, dốt nát nên lầm lỡ, còn con hôm nay có tới hai người mẹ mà cuộc đời lại
khổ đến thế thì mẹ thật không cam tâm. Mẹ mong con hãy suy nghĩ kỹ và quyết định cuộc
đời
của con bằng trái tim của người mẹ”.
Đêm ấy tôi khóc
thật nhiều, khóc cho đời mẹ và khóc vì ân hận mình đã sống quá hẹp hòi ích kỷ. Tôi chỉ biết đòi hỏi chồng phải yêu thương và lo lắng cho vợ con, mà không nghĩ đến áp lực nặng nề anh ấy đang gánh chịu. Tại sao tôi
có thể bắt anh ấy
chọn
lựa giữa vợ con và gia đình của anh? Chính mẹ Út đã khơi dậy trong
tôi tình cảm thiêng liêng của người mẹ.
Chỉ
đến
khi được
làm mẹ, người ta mới thấm thía trong
lòng thương con đến
nhường nào. Nếu như 5 năm trước, mẹ Út không kể cho tôi nghe câu chuyện đời của mẹ thì chắc tôi đã đánh mất hạnh phúc của đời mình. Có
được
mái ấm gia đình như hiện nay, tôi mãi mãi không bao giờ
quên ơn sâu và tấm lòng nhân hậu cao cả của
mẹ
Út.
Nguyễn Thị Thảo (TP. HCM)
Đọc
câu
chuyện trên đây, quý
vị cứ suy
ngẫm: Có
phải đời sống con người là biển khổ không?
Tất cả mọi người trên hành tinh này đều lấy khổ làm vui, làm hạnh phúc. Đó là một sự
vô
minh hết sức mà
con người ít ai chấp nhận
mình vô minh, nhưng đó là một
sự thật điên đảo
ngu si của loài người. Có đúng như vậy không
quý vị?
Đạo Phật dạy: “Đời người là khổ, nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước
biển”. Vậy chúng
ta là con người, chứ
đâu phải là loài động vật sao mà không biết, không chịu tư duy, suy nghĩ có
phải đúng như vậy không? Tại sao lại phải cam chịu sống trong
biển
khổ đau như vậy?
Đâu phải sự đau khổ đó không có lối ra. Có lối
ra nên mới
có những người làm chủ sinh, già, bệnh, chết và
chấm dứt luân hồi mà danh từ gọi những bậc đó
là
A La Hán.
Chúng ta là con người cũng như các
Ngài, phải vùng dậy chiến đấu với giặc sinh tử, phải làm chủ, không chịu làm nô lệ tay sai
của
chúng. Mặt trận sinh tử luân hồi là một trận địa rất cam go và ác liệt, nhưng chúng ta quyết định
phải giành phần thắng
lợi
về mình,
vì
trước chúng ta đã có những người chiến thắng giặc
sinh tử luân hồi này, họ còn để lại cho chúng ta những tài liệu chiến thuật, chiến
lược
diệt trừ
chúng, thì làm
gì
chúng ta lại chịu thua. Phải không quý vị?
Chúng ta quyết định phải chiến
thắng giặc
sinh tử luân hồi một cách vẻ vang, không đầu hàng, không khuất phục, không làm nô lệ.
Và mãi mãi bắt chước ông cha của chúng ta, họ đã
để
lại những gương anh hùng dũng cảm chiến
đấu
đến hơi thở cuối cùng, không chùn bước
một cách gan dạ kiên cường. Gương xưa còn
đó,
có đúng như vậy không quý vị?
Mẹ Út tuy chiến thắng hoàn cảnh ngang trái
của mình để đem
lại bằng một tình thương yêu mọi người,
mẹ Út phải hy sinh cả cuộc sống cá nhân của mình, phải chịu trăm cay
ngàn đắng
mới thu phục được lòng tin và yêu thương của
mọi người thân trong gia đình. Sự êm thấm yên vui trong gia đình hôm nay có được là nhờ một
lòng hy sinh cao cả, nhưng mẹ Út vẫn chạy loanh quanh trong vòng khổ đau
của
quy luật nhân quả sai khiến từ cái khổ này đến cái khổ
khác, chứ không có lối thoát ra. Mẹ Út điên đảo
tưởng rằng mình đã hy sinh như vậy thì
sẽ
được bù đắp bằng tình yêu thương của con cái, là hạnh phúc
an vui.
Nào
ngờ
trong
tình yêu
thương của
con cái
thì
mẹ Út
lại
gánh chịu
những sự đau khổ của con cái khác nữa. Cho
nên
con người đi tìm hạnh phúc an vui mà đi tìm trong đường luân hồi TÌNH YÊU THƯƠNG TRAI
GÁI
là
đi tìm cái
mơ mộng, cái hão
huyền, cái bóng dáng chứ
không bao giờ con
đường đó có chân hạnh phúc an vui được.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: Khi một người
hiểu biết các
pháp trên thế gian này
là vô
thường, không có pháp nào là ta, là của ta, là
bản ngã của
ta thì hãy buông xuống hết, buông
xuống hết, chỉ có tình thương của con người là
bất
diệt, là thường còn mãi mãi.
Vì
tình thương sẽ mang đến sự bình an yên vui cho mình và mọi người, mọi loài sống trên hành tinh này.
Các con nên
nhớ lời dạy
này.
ĐOẠN 16: “Họ gặp nhau nhờ có tên của ông là tác
giả của một bài báo. Vì thế
bà
cố tìm cho được địa chỉ, điện
thoại
để
liên lạc. Tuy nay
hai người còn
ở cách xa nhau hơn
ngàn cây số, nhưng đã gần nhau nhờ có thông tin
hiện
đại”. Câu này
dạy
đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Nhân Quả Vay Nợ Tiền Kiếp Có
Duyên, nhưng Nợ Vợ Chồng Không Có.
GIẢI TRÌNH ÁN: Chứng tỏ tình yêu trai gái rất khó quên, nhất là mối tình đầu của người
con trai cũng như người con gái, hình ảnh của
hai
người tuy lướt qua rất nhanh nhưng lại ghi sâu đậm trong tâm
hồn hai người rất khó quên. Như vậy trai
gái yêu
nhau là khổ nên nhà thơ
Xuân Diệu nói:
“Yêu là nhớ thẫn thờ qua mây khói”
Yêu nhau mà không thành vợ thành chồng,
tức
là không được gần bên nhau thì khổ biết
mấy, khổ vô cùng. Phải không quý vị?
Cho nên các con may mắn hơn, biết được
Phật pháp, biết được
con
đường thoát khổ sớm hơn thì hãy mau mau chấm dứt con đường tình
ái
giữa trai và gái, nó không có hạnh phúc gì đâu, toàn là sự đau khổ, toàn là cay đắng gian truân, v.v...
Sống một mình biết Phật pháp
tu hành thì tuyệt vời! Bởi biết Phật pháp chân
chánh là biết
pháp hành ngăn và diệt ác pháp
vào đời sống hằng ngày thì không có một chướng ngại pháp
nào, một ác pháp nào, một lời nói nào, một sự
việc
nào, một tai nạn nào hay một bệnh tật nào
làm
động tâm quý vị được.
Quý vị sẽ làm chủ tâm mình, lúc nào tâm cũng bất động, thanh thản, an
lạc
và vô sự.
Sống một mình biết Phật pháp thật
là
tuyệt vời! Không có một niệm
nào trong tâm khởi lên làm
dao động tâm mình, làm tâm
mình phải lo lắng, sợ hãi, làm
cho tâm
mình phải buồn phiền,
thương nhớ, chờ mong, nghi ngờ, v.v...
Sống một mình biết Phật pháp thật
là
tuyệt vời! Không có tình yêu trai gái nào xen vào được, vì người biết Phật pháp là biết tường tận gốc tình yêu trai gái là gốc khổ muôn
đời muôn
kiếp,
là đường
luân hồi sinh
diệt muôn đời
muôn kiếp của loài người.
Người biết Phật pháp dù nam
hay nữ thì tình
yêu
không thể lường gạt họ được, cho nên giữa nam nữ họ chỉ biết thương nhau với tình thương trong sạch, không đi vào tình thương thấp hèn
ô trược bẩn thỉu nhục dục. Họ giúp nhau với tình
thương tương trợ khi cuộc sống gặp khó khăn và tai nạn, bệnh tật nghiệp báo. Tình yêu thương của họ là
tình yêu
thương cao thượng trong
sạch, vì thế họ thoát ra khỏi mọi sự ràng buộc của nghiệp báo nhân quả luân
hồi. Cho nên
người thông suốt giáo
pháp của Phật là người sống đời sống độc cư nhưng lại không xa lánh một người nào cả. Độc cư mà không sống một
mình,
bởi vì họ đồng hành với chân lý
vô
lậu bằng lối sống có phương pháp dẫn tâm đi vào lộ trình bất động, tự làm chủ thân tâm của mình không bị giặc sinh tử mua chuộc sai khiến.
Câu chuyện trên đây là một tình yêu lén lút vụng trộm che dấu chồng con
và
vợ con, mặc dù
họ
đã hơn 80 tuổi đầu, thế mà trong tâm làm một điều gian dối. Hành động sống như vậy là không chung thủy với chồng con, với
vợ con. Hơn 55 năm khi mò tìm ra được
địa chỉ thì liên
lạc
với nhau, tỏ ra mối tình đã ôm ấp chôn chặt
từ
lâu. Thật đáng trách cho lòng dạ con người vô
liêm sỉ. Việc làm
của
họ về đạo lý Đông phương
thì người
có
đạo đức không ai chấp nhận. Ở đời
nhiều con người sống lãng mạn, quá quan trọng tình
yêu
thương trai gái, một thứ tình
yêu thương mà người hiểu biết chánh pháp và hướng
về
chân lý của
Phật giáo thì người ta quá sợ hãi.
Nghe nói đến tên tình yêu trai gái
là người ta
khiếp đảm như trẻ con sợ ma trong bóng đêm.
Chúng ta hãy
yêu thương nhau trong tình yêu thương cao thượng, trong tình yêu thương trong sạch thoát ra khỏi tình yêu thương nhục dục
thấp hèn của gia đình chồng vợ, vì tình yêu thương đó nó thường mang lại sự đau khổ cho mình, cho
nhiều
người. Chúng ta
hãy yêu
thương nhau trong tình yêu đa hướng nhắm đến sự thanh cao, trong sạch, tương thân tương ái mãi mãi. Con người yêu thương con người, bất
cứ người
nào, và con người yêu thương muôn loài vạn vật và mãi mãi yêu thương mọi sự sống, mọi sự
bình an
hạnh phúc,
an vui
trên
hành tinh này. Hãy
gạt bỏ tình yêu thương trai gái trên đạo lộ sinh tử luân hồi thì mới mong thoát khổ của kiếp làm người.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: Trên đời này
chỉ có tình yêu thương
chân
thật,
hồn nhiên, vô tư,
trong trắng thì mới
cao
quý, cho nên trai gái
yêu thương nhau với tình yêu thanh cao, trong sạch
đó
thì đừng đi sang qua một lãnh vực tình
nhục dục, vì tình nhục dục là một thứ
tình yêu đau khổ, nó thuộc về nhân và quả, mà
nhân quả thì các con đều biết toàn là mọi sự khổ đau.
Muốn thoát ra mọi
sự khồ đau thì chỉ có tình
thương yêu đa hướng, tức
là
yêu thương tất cả
chứ không riêng yêu thương cho một người nào,
vì
người nào cũng có
sự sống bình đẳng như nhau, nên yêu thương tất cả là đúng. Các con
nên
nhớ lời dạy này.
ĐOẠN 17: “Họ đã
nói
chuyện với
nhau nhiều, trút cho nhau những bầu tâm sự mà từ
khi yêu cho đến nay chưa thổ lộ với ai bao giờ. Hơn nữa thế kỷ
giấu kín một tình yêu. Một tình
yêu
ôm ấp mãi trong lòng”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Tình Yêu Là Do Duyên Nhân Quả
Tiền Kiếp.
GIẢI
TRÌNH ÁN: Hơn nửa thế kỷ tình yêu
thương trai gái bây giờ mới có dịp trút bầu tâm sự, trong lúc tuổi
tác sắp đi vào lòng đất lạnh mà còn gắn bó yêu đương. Ghê thật lòng dạ con
người,
có chồng, có vợ, có con, có cháu, chít, chắt như vậy mà tình cảm trai gái lúc thuở ban
đầu không chịu bỏ xuống như cụ Nguyễn Du đã
nói:
“Khối tình chết xuống tuyền đài chưa
tan”
Nếu quả thật tình yêu cao thượng và chung
tình, chung thủy thì ông đừng có vợ
và
bà đừng lấy chồng, còn ở đây bà có chồng và ông có vợ, rồi cả hai đều có con, cháu, chít, chắt
đông đảo mà còn gợi thương, gợi nhớ với nhau thật là lãng mạn không ai tưởng nổi với hai ông bà cụ này.
Với tuổi tác
gần đất xa trời mà tình yêu
thương trai gái còn nóng bỏng như thuở còn
thanh niên,
trải qua gần hết một cuộc đời người mà không thấy đời sống con người khổ sao? Không thấy tuổi tác sắp tàn tạ còn gì nữa mà yêu
với thương, lại
còn không thấy
bây giờ
mình đã là cụ ông, cụ bà sao? Cuộc đời khổ là
một bài học thực tế, vậy sao hai cụ chưa hiểu tình yêu thương trai gái là con đường khổ đau
của kiếp làm người, mà cũng chính con đường
ấy là
con
đường độc lộ sinh tử
luân
hồi như trên đã thường nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Nhất là lộ
trình này thường đi theo
nghiệp lực nhân quả, nên chúng đã điều khiển vạn vật sinh diệt mãi mãi
muôn đời
muôn kiếp để trả
vay theo luật
nhân quả.
Nỗi thương nhớ khổ đau trong tình yêu trai
gái
không thành vợ thành chồng của ông cụ, bà
cụ
này thật là một tình trường đau khổ. Yêu mà không dám
thổ lộ cho ai biết, chỉ ôm ấp trong
lòng. Ngày ngày thăm
dò
tin tức nhưng vẫn bặt, cho nên ông cụ, bà
cụ luôn nghĩ
rằng: chắc người yêu đã hy sinh cho Tổ quốc. Cho nên ông cũng mạnh dạn lấy vợ và bà cũng không còn hy
vọng nên đã lấy chồng. Như vậy rõ ràng tình yêu thương gia đình là bổn phận chứ không còn
nghĩa
chung tình, chung thủy. Họ sống với nhau
chỉ là bổn phận chồng hay vợ để chia sẻ cuộc sống cùng nhau gánh vác, chứ
nói tình yêu thương
gắn
bó chung tình,
chung thủy trong
cuộc sống lứa đôi thì không có.
Xét như vậy chúng ta thấy
rất
rõ, tình yêu thương trai gái thanh cao trong sạch
không chút
bợn nhơ
trong tình nhục dục thì tình
yêu ấy rất tuyệt vời, nhưng không khéo thì nó trở thành
tình yêu thương lãng mạn mang tính chất sầu
khổ thương đau.
Như trên đã nói, tình yêu thương nào cũng là
tình yêu
trong đau khổ, vì đó chỉ là tình yêu
thương nhất hướng, nếu không làm khổ mình thì
làm khổ người hoặc làm
khổ cả hai. Chúng ta là
những đệ tử
của Phật, nên chúng ta phải sáng
suốt và cân nhắc kỹ lưỡng hơn. Phải sống yêu thương trong tình yêu
thương không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai, thì đó mới chính là tình yêu thương cao thượng trong sạch; thì đó mới chính
là tình
yêu
thương từ
bi
của con
đường Phật giáo đã dạy chúng ta. Và chính chúng ta
lúc nào cũng
nên
ghi
nhớ để
sống
đúng, làm đúng thân hành, ý hành, khẩu hành
đạo
đức nhân
bản
- nhân quả.
Đời sống chúng ta rất cần có một nền đạo đức
nhân bản - nhân quả để sống
trong tình
thương yêu chân
thật; để sống trong tình yêu thương cao thượng và trong sạch, mong rằng
tình yêu thương ấy mãi mãi ngự trị trong lòng mọi người. Có được như vậy thì sự sống trên
hành tinh này mới thật tuyệt vời. Phải không
quý vị?
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: Tình yêu
thương cho riêng một người
nào
là tình yêu
thương trong đau khổ, các con có biết không? Đó là thứ tình
yêu trong hạn hẹp ích kỷ chiếm hữu, nó luôn
luôn mang theo sự
đau khổ, nó
không phải là tình yêu thương sự sống bất vụ lợi, phi cá nhân. Các con nên nhớ lời dạy này.
ĐOẠN 18: “Với một hoa khôi có trình độ
văn hóa, hoạt động xã hội mạnh mẽ, chắc có nhiều
chàng trai đeo đuổi. Con người này, nói như nhà văn nổi tiếng Nga Pau-tốpx-ki là: Tình
yêu
chỉ có một, nhưng tương tự thì có hàng
trăm”.
Câu này dạy
đạo
đức
gì?
ĐÁP ÁN: Đức Chung Thủy Ý Hành, Thân
Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Nói về tình yêu thương
trai gái là phải nói đến tình yêu chọn lựa.
Nam cũng như nữ họ đều lén
nhìn và để ý nhau, như câu tục ngữ nói: “Trai khôn tìm vợ chợ đông, gái khôn
tìm chồng giữa đám ba quân”. Trai gái
mới lớn lên biết yêu thương là biết để ý nhau,
nhất là về hình thể, tính chất đạo đức và tài năng: “Trai tài gái sắc”, đó là một sự cân nhắc
bình thường trong
việc chọn lựa lứa đôi.
Khi chọn lựa xong nhưng vẫn âm thầm
yêu
thương mà
không nói ra bằng lời, chỉ bằng mắt, từ cái nhìn thoáng qua có vẻ ngại ngùng, e dè, rất
sợ mọi
người biết
mình yêu thương. Khi để ý yêu thương nhau họ tìm cách làm quen và tìm
cách
giúp nhau việc này hay việc khác, để được nói chuyện với nhau là họ thấy vui vẻ hân hoan.
Tình yêu thương ấy đẹp đẽ biết bao! Trong sạch biết bao! Nhưng từ tình yêu thương này, mà tiến lên một bước nữa là tình nhục dục thì không còn
đẹp
đẽ chút nào. Nó mang tính chất xâm chiếm,
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!