chiếm
hữu. Vả lại thứ tình nhục dục là thứ tình bẩn
thỉu bất tịnh,
nó
sẽ mang đến những tai họa sau này như ngừa thai, nạo móc bỏ thai nhi, đó là một điều tội lỗi rất lớn mà con người không chịu nghĩ suy, cứ chạy theo dục vọng (sự điều
khiển của nhân quả) mà gọi là
hạnh phúc. Đó là
một sự vô minh quá lớn của loài người,
chỉ biết
đắm
mê nhục dục để rồi gánh chịu muôn vàn thứ khổ đau sau này.
Quý vị hãy định nghĩa gia đình là gì? Năm
1983, có một câu chuyện xảy ra ở Lubda,
nó
có thể giải thích cho chúng
ta
hiểu gia đình là gì:
“Trong thời kỳ nội chiến
ở Lubda, có một
người tên là Rall 37 tuổi. Gia đình ông có 40 người: bố, anh em, chị em, vợ con... hầu như tất cả mọi người đã rời xa ông ấy.
Nhưng trong khi tuyệt
vọng,
Rall được
biết đứa con gái út 5 tuổi của ông còn sống, ông đã bất chấp sự nguy
hiểm đến tính mạng để đi tìm cho được cốt nhục thân thiết
của
mình. Khi tìm được, ông ôm chặt đứa con vào lòng, câu đầu tiên
ông nói là: “TÔI VẪN CÓ GIA ĐÌNH”.
Trên thế
giới này,
gia
đình là
nơi
chứa đầy tình thương.
Tình thương yêu
ấy
có khi ở trong một tòa nhà cao tầng, cũng có khi nó ở trong đám người vô
gia
cư. Chỉ người không có người
thân hoặc người bị
người thân ruồng bỏ, quên
lãng mới thật sự là người không có gia đình”.
Đó là cách định nghĩa gia đình của người thế gian để mong tìm hạnh phúc an vui trong đó. Hạnh phúc an vui trong đó chỉ là một bóng ảo
mà thôi.
KẾT
LUẬN
VÀ ÁP
DỤNG: Tình
yêu chung thủy là thứ tình yêu thương trước sau như một, nhưng nó vẫn là thứ tình yêu trong nhân
quả đau khổ. Chúng ta là những người
đi
tìm đường thoát khổ thì đừng để rơi vào mọi thứ
tình yêu, mà duy chỉ có một
thứ tình yêu thương
sự
sống là giữ gìn và bảo vệ nó mà thôi, các con
có nhớ lời dạy này không?
ĐOẠN 19: “Người viết bài này suy ngẫm: đây là một thứ tình yêu đích thực, không ai có thể thay thế được
một thứ tình yêu trọn vẹn,
không có một thứ động cơ nào làm vẩn đục nó
đi, tuổi đã quá thập cổ lai hy, vẫn cứ yêu”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Chung Tình Khẩu Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Ở đây chúng ta nên phân biệt
chung tình và chung thủy. Chung tình có
nghĩa là tình yêu thương
trai gái luôn luôn nhớ nhau mãi không bao giờ quên, tình yêu giành
cho một người duy nhất, còn chung thủy
là tình
yêu thương gia đình vợ hay chồng chỉ duy nhất không lang chạ với người này người kia. Cho
nên
chữ chung thủy chỉ giành cho tình yêu thương chồng vợ, còn chữ chung tình chỉ giành
riêng cho trai gái.
Ở đây bà cụ này và ông cụ kia rất
chung tình, nhưng đối với tình chung thủy trong gia đình thì
ông bà này không chung thủy. Tình cảm
sống như vậy được xem là ngoại tình, tức là có tình
yêu
thương bên ngoài.
Nói về đạo đức gia đình thì
vợ
chồng phải chung thủy, vì trong chung thủy có chung tình,
nếu chung thủy không có trong gia đình thì chung tình không có, mà chung tình không có
thì không được gọi là chung thủy.
Ngoại tình có hai thứ:
1- Ngoại
tình bằng tình cảm. (Tình yêu thương nhưng không đi đến tình
nhục dục)
2- Ngoại tình bằng tình
nhục dục. (Thỏa mãn
dục tính nhưng không có tình yêu thương)
Nói
đến
đạo đức về chung
tình và chung
thủy thì chúng tôi hiếm thấy có gia đình nào giữ
trọn
vẹn keo sơn gắn bó chung tình chung thủy một
vợ một chồng.
Trong một đời người về mặt tinh
thần thì tình
cảm thương yêu đơn phương âm
thầm
họ
đã chia xẻ ra cho biết bao nhiêu người. Còn tình nhục dục
thì đơn phương không thể được phải có đối phương, cho nên tình
nhục dục
bị
hạn chế, nhưng thời đại này tình nhục dục
cũng tràn lan, cho nên phái nam ngoại tình rất dễ, chỉ cần có tiền.
Tình yêu
thương chung thủy gia đình đời nay
hiếm thấy, khó tìm. Vả lại đạo đức con người đang xuống cấp trầm trọng thì đức chung thủy không bao giờ
còn
có trong xã hội này nữa. Họ khéo sống che đậy vợ con, hoặc công khai khi
họ
có thế lực hiếp đáp vợ con, buộc vợ con phải
chấp nhận.
Vì thế tình yêu thương chung tình hay chung thủy đều là khổ đau, không có
tình yêu thương một hướng nào mà không khổ đau. Phải không quý vị?
Như trên đã nói, tình yêu thương trai gái là
con đường
đau khổ, là con đường tái
sinh luân
hồi mãi mãi muôn đời muôn kiếp. Vậy chúng ta
hãy
cố gắng vượt qua, chiến đấu tận cùng đừng để rơi vào
con đường
đó. Nhất định phải chọn
con
đường giải thoát mà đi, con đường không có
tình yêu trai gái,
đó
là con đường tình thương đa
hướng, thương yêu mà không làm khổ mình,
khổ người.
KẾT LUẬN VÀ ÁP
DỤNG: Chung tình là tình yêu thương giành cho một người
duy nhất
không bao giờ thay đổi, tình yêu thương này đẹp lắm,
nhưng nó cũng là một nỗi khổ đau, vì nó là
tình yêu thương nhất hướng.
Tình yêu thương này có những gì trắc trở thì phải nếm trải bằng
cả nước mắt
và
bao nỗi xót xa. Người hiểu biết con đường giải thoát thì tất cả tình
yêu thương
đều
dừng lại, chỉ có một lòng yêu thương sự
sống đa hướng. Chính vì yêu thương sự
sống đa hướng nên không làm khổ mình, khổ người và
khổ chúng sinh.
Cho nên trong các loại tình yêu, chúng ta chỉ
nên
chọn lấy lòng yêu thương sự sống mà thôi,
vì
nó là lòng yêu thương mang đến sự an vui
cho mình, cho mọi người.
Các con nên nhớ lời dạy này và mãi mãi sống với nó.
ĐOẠN 20: “Nhưng rất chung
thủy với
chồng. Tôi nói: người
phụ nữ có hai quả tim trong một là vậy. Tôi đọc khá nhiều tác
phẩm bàn luận về
tình yêu, nhưng chưa bắt được một tình
yêu
tôi vừa kể”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP
ÁN:
Thiếu
Đức Chung
Thủy Khẩu
Hành, Ý Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Đoạn
này dùng
chữ chung thủy
với chồng
là không đúng,
vì có
chồng mà còn yêu thương người khác thì gọi là
ngoại tình. Còn chăm sóc cho chồng con, đó chỉ
là bổn phận
trách nhiệm làm vợ phải
làm.
Nhưng nếu không làm
tròn bổn phận làm vợ thì xã hội sẽ lên án người phụ nữ lăng loàn.
Trên đời này không có hai quả tim vàng, mà chỉ có tình cảm
chia sẻ, tình cảm
chia sẻ thì gia
đình tan nát, nếu cụ ông không bệnh nằm
liệt
giường thì làm sao
tránh khỏi cảnh ghen tuông. Bạo lực gia đình sẽ xảy ra, và lúc bấy giờ địa ngục trần gian là nơi đây.
Nói đến tình yêu thương trai gái dù có chung
tình,
chung thủy đi
đến hôn nhân thành
vợ thành
chồng chính thức
thì nó vẫn là thứ tình yêu thương trong đau
khổ, trong tái
sinh luân
hồi, nó
là
tình yêu thương nhất hướng, nó mở ra một
con đường đầy tội ác và đau khổ. Con đường
đau
khổ này sẽ tiếp diễn mãi mãi từ đời này
sang đời khác vô cùng vô tận. Cho nên
chúng ta phải cố gắng khắc phục chủ động điều khiển tâm mình, không cho chạy theo những dục lạc
quá tầm thường
của tình yêu thương trai gái.
Nhất là phải quyết định
không làm theo và chấm dứt
những loại tình yêu
thương trai gái nhục dục
thấp hèn,
bẩn thỉu, bất tịnh, v.v... Nếu chúng ta không chấm dứt con đường yêu thương đó thì cuộc đời phải gánh chịu nhiều đau khổ và đau khổ nhiều đời, nhiều kiếp.
KẾT
LUẬN
VÀ ÁP
DỤNG: Như
trên chúng tôi đã nói, đức chung thủy là một tình
thương từ đầu chí đuôi chỉ có một người duy nhất mà thôi,
không thể yêu
thương một
người khác nữa,
nhưng nó vẫn là một tình thương nhất
hướng. Vì tình
thương nhất hướng nó không biết
dừng tại chỗ đó, mà
còn đi sang lãnh
vực
khác, nên nó mang
đến
những sự khổ đau cho mình,
cho người, vì thế các
con
nên đề cao cảnh giác.
Trên đời này chỉ có tình yêu thương đa hướng
mới
chuyển đổi được nhân quả khổ đau. Vậy
các con nên nhớ lời dạy này.
ĐOẠN21: “Có người quan niệm tình yêu là
bể
khổ, có người nói tình yêu là hạnh phúc”. Câu này
dạy
đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Quan
niệm Tình Yêu.
GIẢI
TRÌNH ÁN: Người nào chịu ảnh
hưởng của Phật giáo thì quan niệm tình yêu thương trai gái đó là
biển
khổ, còn những người theo quan niệm
cuộc
sống thường tình thế gian thì cho tình yêu thương
trai gái là hạnh phúc. Trong hai quan niệm
này, nếu không triển khai
làm sáng tỏ thì con người dễ hiểu lầm lạc. Khi người ta hiểu biết đời khổ như
thật thì tình yêu thương
trai gái
là
biển khổ, đó là hiểu đúng như thật. Còn có một số người
hiểu
đời một cách
nông cạn,
thấy
những người nói tình yêu thương
trai gái là biển khổ thì vội vàng lên án, cho rằng đó là quan niệm tiêu cực bi quan, yếm thế, là sai.
Cho nên hai vấn đề này cần phải xem xét và
quán triệt kỹ hơn, nhờ đó chúng ta không bị chủ
quan.
Đúng vậy, cái nhìn của đức Phật là cái nhìn
quán triệt đường đi nước bước của nhân quả luân hồi, nên Ngài bảo: “Ái dục là nguyên nhân sinh
ra
đau khổ”.
Vì vậy Thầy đã nói ở trên, tình yêu trai gái là con đường sinh tử
luân hồi khổ đau muôn đời, muôn kiếp. Đó là cái nhìn đúng đắn như thật,
còn cái nhìn thế gian “tình yêu là hạnh phúc”, đó là cái nhìn theo ảo tưởng, cái nhìn không
đúng như thật.
Cuộc
sống của loài người là một
cuộc
sống đầy khổ đau và sự khổ đau
ấy bất tận, chỉ có những người vô minh
mới
không thấy mà thôi. Nhưng dù sao không ai dám phủ nhận đời
là
không khổ. Thực sự cái khổ của cuộc đời ai cũng biết, nhưng vì tâm ái dục quá lớn nên họ
chấp
nhận khổ để tìm những phút an vui trong đó.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: Về quan niệm
tình yêu thì thế gian luôn luôn ca ngợi và khen tặng tình yêu chung thủy và tình yêu
chung tình.
Nhưng Phật giáo rất lo sợ, vì tình yêu chung thủy và
tình yêu chung
tình nó không biết
dừng tại chỗ tình yêu thương ấy, mà nó hay đòi hỏi
phải tiến đến tình nhục dục.
Vì
chính tình nhục dục là một loại tình yêu thương sa đọa, nó đưa con người vào con đường khổ đau vô cùng vô
tận
và tiếp tục tái sinh luân hồi. Cho nên tình
yêu
thương
chung
tình và
tình yêu thương
chung thủy không có gì xấu. Nếu biết dừng tại chỗ đó thì nó là tình yêu thương thanh cao trong sạch, hồn nhiên vô tư, tình yêu ấy là tình yêu sự sống, luôn luôn biết yêu thương và tha thứ. Vậy các con nên nhớ lời dạy này.
ĐOẠN22: “Đó không giống cái
hạnh phúc tình
yêu
của hai ông bà này. Đây là một thứ tình
yêu
vĩnh cửu, rất hiếm có trên thế gian này. Theo tôi đây là một thứ tình yêu hoàn toàn vô
tư:
không vụ lợi, không
nông nổi, không lãng mạn chút
nào, mà là một thứ tình yêu thực tế
xuất phát từ đáy lòng mình, vì lúc trẻ yêu nhau là chuyện bình thường, nay tuổi đã cao.
có gia đình rồi mà vẫn cứ yêu,
yêu đến chết mới thôi”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Chung Tình Ý Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Tình yêu thương trai gái từ khi biết yêu thương nhau và cố gắng duy trì tình yêu
thương ấy mãi
mãi cho đến khi chết,
nhưng tình yêu thương ấy không phai nhòa, đó là một thứ tình yêu
trong
đức
chung tình.
Chim
cuốc là một loài chim sống rất chung
tình. Con này chết,
lần lượt con kia buồn rầu bỏ ăn rồi cũng chết theo. Đó là lòng chung thủy.
Lòng chung thủy mang đầy đủ đức trung thành,
trung nghĩa một lòng một
dạ với nhau, “sống đồng tịch đồng sàng, thác đồng quan đồng quách”.
Mối tình
của
cụ ông cụ bà trên đây không thể
thuộc về chung tình, vì chung tình sao lại
có chồng, có
vợ. Cho
nên
có vợ, có
chồng thì không thể nào nói là chung tình được, có đúng
như vậy không quý vị? Còn
nếu nói chung thủy sao
lại còn yêu
thương người khác ngoài chồng con và vợ con của mình. Hành động của cụ ông,
cụ bà này thật đáng trách, chứ
không đáng khen. Phải không quý vị?
Tuy không ngoại tình nhưng có chồng, có con thì thôi, đừng nên
nhắc lại mối tình xưa nghĩa cũ, vì nhắc lại tình xưa
nghĩa cũ là lỗi đạo
gia đình, là có sự dối trá đối với chồng hay vợ, đó là một người hai lòng, chứ
không phải có hai
quả tim vàng.
Lúc còn nhỏ, chưa có gia đình thì chúng ta yêu thương như thế nào cũng không sao, nhưng
khi đã thành lập gia
đình, cùng sống chung nhau
đầu
ắp tay gối, cùng đi chung nhau một
đường, cùng
chia
vui, ngọt
bùi
hoặc gặp nhiều cay đắng, rồi có những
lúc gian nan thử
thách trên cuộc đời đều có nhau, đều cùng nhau gánh vác,
thì không thể nào để cho một người khác xen vào cuộc sống của
hai
người được nữa.
Bởi
vì “Tôi với mình tuy hai mà một”. Cho nên cuộc
sống phải chung thủy, phải
có
tình nghĩa, phải
trung thành với nhau như
thế
nào để không lỗi
đạo
gia đình, để làm sao mãi mãi tuy hai mà
một. Lời nói thì dễ đấy quý vị! Nhưng làm
được
điều đó không dễ chút nào cả. Thường ở đời
người ta sống với nhau trong một gia đình tuy
một mà hai, chứ ít có gia đình nào sống tuy hai mà một, thường là sống hai, ba, nhưng đời sống đạo
đức
gia đình thì phải làm sao
khắc phục tâm mình
đừng để lỗi đạo, luôn luôn
sống tuy
hai
mà một thì mới đúng nghĩa tình chồng, nghĩa vợ.
Bởi trong gia đình người này vui thì người kia vui, người
này
buồn thì người kia buồn,
người này đau thì người kia buồn khổ, lo lắng
ngày đêm không ngủ được. “Một con ngựa đau
cả
tàu không ăn cỏ”, trong gia đình cũng vậy, một người
đau cả nhà đều đau khổ ăn không
ngon ngủ không yên, buồn khổ lo rầu. Cho nên tình nghĩa trong gia đình tuy hai mà
một là vậy.
Vì
thế chúng ta đã thành gia thất tình chồng
nghĩa vợ thì đừng tạo cảnh ông ăn chả, bà ăn nem,
đừng tạo cảnh say xỉn, bạo lực gia đình ghen
tuông đánh vợ, mắng chồng chửi con, v.v...
Theo đôi mắt của người tu sĩ Phật giáo, dù
gia
đình sống có hạnh phúc đầy đủ chung tình, chung thủy; có trung thành
với
nhau tuy hai mà một, nhưng khổ vẫn là khổ, không thể cho rằng gia đình êm
ấm là không khổ. Cho nên con đường
gia
đạo là
con đường đau
khổ, không khổ
điều này thì khổ điều khác. Cái khổ đau nhất của con đường này là con đường sinh diệt luân hồi.
Do
đó mọi người nên cảnh giác,
khi chưa có gia
đình thì chọn lấy cho mình một con đường thoát khổ. Con đường thoát khổ mà đức
Phật đã vạch
ra cho chúng ta đó là một lối đi cụ thể và rõ ràng, thực tế, rất khoa học, không mơ hồ, trừu
tượng, ảo
giác của thế
giới siêu hình
như
các tôn giáo khác.
Quý vị đừng bỏ qua mà
phí cả một kiếp người.
Còn ai đã lập gia
đình xong thì nên sống có
đạo nghĩa
chung tình chung thủy cho trọn đạo
lý với nhau, để chia sẻ những nỗi khổ đau của
kiếp làm người; để trả cho xong những nhân quả tiền
kiếp đã gieo trồng. Nhất là phải giảm bớt tình nhục dục,
vì
đó là thứ tình dục sa đọa thấp
hèn,
bất
tịnh bẩn thỉu ghê tởm và đưa đến quả luân hồi sinh diệt trùng trùng.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: Như chúng tôi
đã
nói ở trên, chung tình là một
loại
tình yêu thương tốt, nhưng hãy biết dừng lại tình nhục
dục thì tai họa khổ đau sẽ không bao giờ đến. Các con nên
nhớ kỹ lời dạy này.
ĐOẠN 23: “Qua chuyện tình
nói
trên, chúng ta thấy rõ hơn hôn nhân bắt đầu bằng tình yêu, nhưng không hẳn là như thế, vì nhiều
lý do khác nhau mà đã diễn ra từ thời đại xa
xưa
cho đến tận ngày nay”. Câu này dạy đạo
đức
gì?
ĐÁP
ÁN:
Duyên
Nhân Quả Nghiệp
Báo
Nhiều Đời Thiếu Đức Thủy Chung.
GIẢI TRÌNH ÁN: Ngày xưa cha mẹ đặt đâu
con ngồi đó, đó là HÔN NHÂN đi trước TÌNH
YÊU, còn bây giờ TÌNH YÊU đi trước HÔN NHÂN. Câu chuyện trên đây tình yêu đi trước
hôn nhân nên hôn nhân chỉ là một
sự bắt buộc
phải làm bổn phận sống chung nhau trong một gia đình, nhưng tâm hồn họ vẫn thương nhớ đâu đâu. Cho
nên tình
yêu chỉ
có một không thể có
hai, ba.
Tình yêu thương trai gái mà yêu thương
hai, ba người thì không gọi là tình yêu thương
trai gái nữa, mà đó là một thứ tình nhục dục thấp hèn chạy theo truy hoan sắc dục, thấy ai cũng thích, cũng yêu. Đó là thứ tình yêu lăng loàn, đồi trụy, vô văn hóa, kém đạo đức.
Cho
nên tình yêu thương trai
gái biết dừng lại, không chạy theo tình nhục dục thì tình yêu
thương ấy thanh cao đẹp đẽ vô cùng, người ta ví nó giống như
tình yêu thương Tổ quốc, tình yêu thương nước, tình yêu thương quê hương, v.v... Tình yêu thương
Tổ
quốc, tình yêu thương quê hương đất
nước thì không thể nào yêu thương hai, ba Tổ
quốc, yêu thương hai,
ba
nước được. Phải không
quý vị?
Tình yêu thương chỉ
duy nhất là yêu thương một người nên mới gọi là tình yêu chung thủy,
còn yêu thương
hai, ba người thì không thể nào gọi là tình yêu thủy chung.
Hôn nhân chỉ là một
luật lệ bắt buộc hai vợ
chồng phải có trách nhiệm
và
bổn phận gắn bó với nhau: chồng, vợ và con cái, nếu hôn nhân không khéo
giữ
gìn và bảo
vệ thì tình
yêu thương sẽ không có.
Cho nên thường hôn nhân không có
chung thủy, chung tình mà thường là ngoại tình, nhưng nếu trước
hôn nhân đi vào
bằng tình yêu thương chân
thật thì gia đình đó mới thật sự là có đạo đức chung thủy gia đình.
Câu chuyện trên đây là câu chuyện lỗi đạo
gia
đình vì bà có tình nhân
và
ông bên kia
cũng
có
nhân tình. Thật tội nghiệp cho ông bên này
và
bà cụ bên kia tuổi tác 80 mà bị
cắm
sừng.
Thưa quý vị! Dù tình yêu thương trai gái đã
đi
đến hôn nhân,
sống có
hạnh phúc thật sự,
nhưng vẫn
toàn là sự khổ đau. Có đúng như vậy
không quý vị? Biết
khổ đau nhưng cuộc đời không ai thoát ra khỏi quy luật khổ đau này, thật
đáng buồn cho số kiếp làm
người. Biết khổ nhưng chẳng ai quan tâm
đến
vấn đề này, chỉ
chạy theo dục lạc truy hoan trong sắc dục nên
thường sống trong ảo tưởng
hạnh phúc rồi nuôi hy vọng sẽ đạt được hạnh phúc đó. Nhưng nào ngờ hạnh phúc như bóng câu cửa sổ, như giấc
mơ nào có thật đâu mà hy vọng.
Bởi vậy tình yêu thương trai gái đi đến hôn nhân để nói lên được
đạo đức chung tình, chung thủy trong một
gia đình không ngang trái thì có rất ít. Người ta sống trong dục thì làm
sao có
chung tình, chung thủy được. Cuộc đời từ khi biết
yêu đương
thì họ đã yêu
thương biết bao nhiêu người, trai cũng như gái, tình yêu thương của họ rất dễ dàng. Dù chỉ gặp mặt nhau một lần nhưng tìm thấy có những nét có cảm mến là họ
đã
thầm yêu, trộm nhớ, rồi lại gặp người khác
cũng yêu như thế. Cho nên
bất cứ tình yêu thương trai gái nào cũng xuất phát từ lòng dục, nói thương yêu mà nói đúng nghĩa của nó là dục
yêu, dục thương, chứ
không có tình yêu thương
nào
trong sạch, thanh tịnh ngoài dục.
Tình yêu
thương trong sạch phải gọi là tình yêu thương không dục, đó mới chính là tình yêu thương chân chánh.
Tình yêu thương chân chánh ấy tức là tâm từ, bi, hỷ, xả mà Phật giáo đã từng xây
dựng
cho
loài người, nhưng mấy ai đã làm được.
KẾT LUẬN VÀ ÁP
DỤNG: Nói đến nhân
quả nghiệp báo
là nói đến mọi sự khổ đau
trên
cuộc đời này. Muốn chấm
dứt
nhân quả nghiệp báo thì chỉ có duy nhất con người phải sống
trong thiện pháp bằng cách sống trong Chánh Niệm Tĩnh Giác luôn luôn ngăn ác diệt ác pháp, lúc nào tâm cũng thanh thản, an lạc và vô sự.
Chính đó mới là chỗ không có nhân quả nghiệp
báo. Các con
nên
nhớ lời dạy này.
ĐOẠN 24: “Nhiều người nghĩ hôn nhân là
số
phận của con người, còn hôn nhân muốn có hạnh phúc là do con người tạo dựng lên”. Câu này dạy
đạo
đức
gì?
ĐÁP
ÁN:
Duyên
Nhân Quả Nghiệp
Báo
Nhiều Đời Đều Do Con Người Tạo Ra.
GIẢI
TRÌNH ÁN: Hôn nhân không phải là
số
phận, mà hôn nhân là nghiệp báo nhân quả
tiền kiếp. Hôn nhân không có hạnh phúc chân
thật,
chỉ
là
bóng dáng giống như trong giấc mơ.
Cho nên hôn nhân toàn là mọi sự đau khổ, nó
phát sinh từ lòng ham muốn của con người. Vì
vậy hôn nhân chỉ là cái duyên để lòng dục của con người thực hiện. Người ta nói hạnh phúc là nói phương cách dùng để đi tìm đối tượng thỏa mãn lòng dục, khi chiếm
hữu
và thỏa mãn lòng dục thì cho đó là hạnh phúc, chứ có hạnh phúc
gì đâu. Quí vị có thấy chăng?
Lòng
dục
con người
thực hiện
qua muôn
hình vạn trạng, bằng
những danh
từ rất hay: Trai
gái
chạy theo lòng ham muốn thì gọi là TÌNH
YÊU. Tình yêu ấy được gắn bó với nhau thì gọi là CHUNG TÌNH, còn nếu không chung tình mà
đi
đến tình nhục dục mang bầu ngoài hôn nhân
thì xấu hổ sinh ra tự tử hay nạo bỏ thai nhi. Đó là những hành động tội lỗi rất lớn.
Từ
tình yêu thương muốn thỏa mãn lòng nhục dục thì phải đi đến HÔN NHÂN. Hôn nhân được gắn bó với
nhau không thay lòng đổi dạ thì gọi là lòng
CHUNG THỦY, còn nếu không gắn bó với nhau
thì gọi là NGOẠI TÌNH. Mà ngoại tình thì sinh ra ghen tuông chửi mắng, đánh đập nhau hay đi
đến
bạo lực gia đình, tạt axít hoặc đâm chém, giết nhau, v.v...
Tình yêu và hôn nhân chỉ là
những danh từ chỉ cho những ảo tưởng hạnh phúc, chứ
không
bao giờ có hạnh phúc chân thật trong hôn nhân. Dù trong tình yêu và hôn nhân có thuận duyên thì cũng đau khổ, còn nếu nghịch duyên thì đau khổ muôn trùng. Cho nên
tình yêu và
hôn nhân
chỉ là một
cuộc
sống khổ đau của hai người,
nó không
có sự bình an, yên
vui chân thật như
người ta mong đợi.
Con người
vì
vô minh, như người
mù có mắt mà không thấy, không hiểu biết lòng tham dục của con người quá to lớn. Do lòng tham
dục quá to
lớn nên con
người dễ bị nhân quả nắm đầu sai khiến và điều khiển như một tên nô lệ. Vì thế
nhân quả điều khiển dẫn dắt họ đi
đâu là
họ
theo đó không dám cưỡng lại. Cho nên nó dẫn dắt vào con
đường tình
yêu
thương trai gái một cách dễ
dàng, do đó họ đã dính bẫy
rập
tái sinh luân hồi không thể thoát được. Cho nên loài người
không ai mà tránh khỏi, họ cứ nghĩ rằng
phía trước của tình yêu thương trai gái là hạnh phúc bình an,
nhưng nào ngờ càng đi tới thì
càng
lún sâu vào tội ác và tràn đầy mọi
sự
khổ đau, cho
đến
nhắm mắt xuôi tay đi về lòng đất lạnh vẫn
mơ tưởng đó là con đường hạnh phúc.
Trên đời này chỉ có duy nhất có con đường ly dục, ly ác pháp là
con đường không còn
đau khổ nữa.
Vì vậy người nào đã ly dục, ly ác pháp thì
suốt ngày chỉ có một tâm
hồn thanh thản, an lạc
và
vô sự, đó là
một
hạnh phúc chân thật của một
người đã biết sống cho mình và cho mọi
người.
Vì
khi còn sống tại tiền như mọi người, nhưng
họ
đang sống trong hạnh phúc an vui chân
thật,
và
khi chết họ cũng sống trong hạnh phúc an vui đó. Chính vì đó là con đường độc nhất hạnh phúc an vui thực sự, ngoài ra không còn có con
đường nào khác nữa.
Như
quý vị đã biết, con
đường đó là con đường đạo đức
nhân bản - nhân quả của Phật giáo, nó
luôn luôn
thực
hiện nhân
cách
con người sống không làm khổ mình, khổ người, để
được
sống trong tình thương yêu và tha thứ
mọi
lỗi lầm của người khác, để đem lại sự bình an
yên
vui cho mình cho người. Đó
là chân lý DIỆT ĐẾ của Phật giáo.
KẾT LUẬN VÀ ÁP
DỤNG: Trong bài này
chúng tôi nói rất nhiều về nhân quả, cho nên dù
như thế nào thì nhân quả là một điều
quan trọng
nhất của kiếp làm người. Chúng ta có mặt trên trái đất này đều do nhân quả, nếu không có nhân
quả thì chúng ta không có
mặt
ở đây.
Con đường
nhân
quả như các
con đã biết, nó
chi phối khắp vũ trụ không bỏ sót một
chỗ
nào cả. Chúng ta là những người may mắn đã gặp
được chánh pháp của đức Phật, nên chúng ta
không còn lầm lạc nhân quả, không còn bị nhân quả sai khiến, không còn bị nhân quả xúi giục
làm
điều ác, vì thế chúng ta phải sống như thế
nào để chuyển
sạch
nhân quả
ác và
còn lại
những nhân quả thiện.
Muốn được
vậy, hằng ngày chúng ta phải tu tập CHÁNH NIỆM
TĨNH GIÁC, luôn luôn giữ gìn tâm bất động trước
các ác pháp và các cảm thọ. Các con có nhớ chưa?
ĐOẠN25: “Ở đây không lạm bàn hôn nhân và hạnh phúc gia đình, mà chỉ dừng lại hai
chữ tình yêu
có
vị trí đối lập trong tâm hồn và quả tim của con người”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Chung Tình.
GIẢI TRÌNH ÁN: Nói đến tình yêu thương trai
gái là nói đến đức chung tình, chung thủy, nhưng tình yêu thương trai gái nó không dừng ở
mức độ tình yêu mà luôn luôn tiến tới tình nhục dục. Do vậy trai gái tuổi còn học sinh mà đã
vượt rào nên mang bầu, móc thai, nạo phá
thai,
hoặc
dùng thuốc hoặc những phương tiện khác
để
ngăn ngừa. Ngăn ngừa để thỏa mãn tình nhục
dục, nó có ích lợi
gì
cho bản thân, lại còn làm
hao
tổn tinh thần và sức
khỏe, phải không quý
vị? Chỉ vì quý vị không làm chủ tâm mình nên bị nhân quả xỏ mũi, nắm cổ lôi xuống địa ngục khổ đau đời đời kiếp kiếp. Bị xỏ mũi
nắm cổ lôi đi vào con đường luân hồi thế mà mọi người đâu
có ai biết, họ chỉ cho rằng
những hành động đồi trụy, trụy lạc là do những văn hóa không lành mạnh bên ngoài xâm nhập vào.
Đúng vậy, khi con người còn biết sống có
đạo
đức Khổng - Mạnh, ăn mặc
kín đáo, không bó sát người thì dễ dàng ngăn chặn tình nhục
dục giữa trai gái. Một khi đạo đức không còn hay đạo đức
đang bị xuống cấp thì con người
dễ bị tình
dục sai khiến, tức là nhân quả điều
khiển.
Cho nên tuổi còn học trò mà xem phim tình
nhục dục thì sinh tâm đam mê ham thích, chính
vì
trong thân tâm người có đầy đủ mọi thứ ái
dục. Vì thế hình dạng sắc tướng của muôn vật chất bên ngoài thường dễ cám dỗ con người,
khi
bị
cám dỗ thì ham cái này, thích cái kia, ngay cả khi thấy phụ nữ ăn mặc hở hang thì sinh tâm
ham
thích tình
nhục dục,
có đúng
như
vậy không quý vị?
Vì ham thích, con người trở
thành u tối, mê mờ, nhờ đó nhân quả dễ lôi vào con đường tội
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!