nhân chính đó là lòng tham
dục của con người,
mà dục ăn là hàng
đầu
dẫn
đến trong
mọi sự khổ
đau, mọi sự chết chóc trên hành tinh này. Vì
muốn ăn ngon, ăn theo sở thích của mình mà con người đã trở thành những tên sát thủ; mà
con người
đã
trở thành con vật hung ác giết bao
nhiêu loài động vật khác để ăn thịt. Tiếng kêu la
thảm thiết cầu xin tha mạng sống của loài vật
đối với con người nghe như tiếng vang ngoài tai. Cho nên tiếng kêu cầu khẩn van xin của loài vật chẳng ích
lợi
gì
cho chúng. Hỡi loài người!
Các ngươi có nghe chăng tiếng kêu đau thương
thảm thiết ấy không?
Ăn xong, nuốt vào cổ xong thì những thực
phẩm
ấy có còn chi nữa, hay chỉ là một món ăn
bất
tịnh bẩn thỉu hôi thối. Có đúng như vậy không quý vị?
Đây, chúng tôi xin kể lại
một
câu chuyện thương tâm:
QUỲ LẠY SỐ MỆNH
Có một người chuyên giết mổ gia súc, mua một con
bò ở chợ về.
Con
bò này rất khỏe mạnh, bụng to, lưng tròn.
Anh
đồ tể này rất vui vẻ, cầm dao chuẩn bị mổ giết nó.
Lúc này từ trong mắt con
bò,
hai dòng nước
mắt bắt đầu chảy ra. Anh đồ tể biết rằng bò là
con vật hiểu người, nó đã cảm nhận được vận
mệnh của mình.
Nhưng anh ta vẫn giơ dao lên. Bỗng nhiên hai chân con bò quỳ xuống,
nước
mắt chảy như mưa.
Anh
đồ tể đã làm nghề này
hơn
mười năm, những con bò chết dưới lưỡi
dao của anh ta thì không thể đếm được.
Nhưng
con bò này thật kỳ lạ, khi cận kề
với cái chết, nó
rơi
nước mắt. Đây là lần đầu tiên
anh ta nhìn
thấy cảnh này.
Nhưng
anh ta không mảy may rung động và vẫn tiếp
tục giết con bò. Sau đó, anh ta tiến hành lột da mổ bụng nó.
Khi mổ bụng con bò, anh đồ tể
hết sức kinh ngạc,
con
dao trên tay anh rơi xuống đất. Trong tử cung con bò, một con bê con vừa hình thành,
đang nằm
lặng lẽ.
Lúc
này anh mới hiểu vì
sao
con
bò quỳ xuống, nó đã khổ
sở van
xin
vì đứa con
của nó. Rất lâu sau anh mới trấn tĩnh lại,
anh đã không mang bò ra chợ bán,
mà
đem chúng đi chôn
một
nơi
hoang dã.
Tất cả tình thương yêu của con bò được bộc lộ rất đơn giản như vậy. Nó không thể nói được
và
cũng không thể làm gì được. Nó chỉ có thể
quỳ lạy biểu hiện sự van xin. Đôi khi những chi
tiết tưởng như nhỏ nhặt, tầm thường
nhưng lại có
sức
lay động lòng người mãnh liệt.
(Câu chuyện thấm đậm tình người
Phan Thanh Anh biên soạn)
Vậy mà mọi
người lại tranh ăn, giết hại nhau
vì
miếng ăn, cướp
giật tài sản, giết người
để rồi
cũng chỉ vì ăn.
Thật là ngu si vô cùng, vì ăn mà
gây
bao tội ác, rồi đây phải tự gánh chịu những
quả khổ đau. Do những hành động ác
như vậy
mà con người sống chỉ cần
tìm một phút thanh thản, an vui cũng không có,
huống là một đời
sống được bình an.
Bởi vậy hành tinh mà mọi người đang sống
trong cảnh giới vô minh,
mê mờ, tham
đắm, tạo nhiều
điều ác nên hoàn toàn
chính họ mang
lại
những sự khổ đau cho
nhau. Muốn thoát ra cảnh vô minh đen tối, thì mọi người trên hành tinh
này
cần phải học đạo đức
nhân bản - nhân quả
mới mong hành tinh này muôn vật có một sự bình
yên
chân thật.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: Đức hiếu sinh
thảo ăn là một đức hạnh tuyệt vời,
nó giúp cho
con người bỏ tính tham ăn, có những thức ăn gì đều
muốn đem cho mọi
người cùng
ăn,
đó là những hành động biết chia
sẻ nhau từng miếng ăn, nước uống. Ở đời làm người có đức thảo ăn là
tốt, không ích
kỷ
để giành riêng cho mình
ăn, nhưng lại có những người
lợi dụng lòng tốt này mà trở thành những người trao đổi “bánh sáp đi bánh quy trở lại”, để trở thành người so đo hơn thiệt.
Đức thảo ăn có nghĩa là khi có món ăn nào
ngon hay dở đều đem chia
ra cho nhau, chứ
không phải đi tìm mua
món
ăn để trả lại khi người khác cho mình. Đức thảo
ăn nói lên hành
động tình yêu thương chân thật đối với nhau, với những người xung quanh “khi tối lửa, lúc
tắt đèn”.
ĐOẠN 4: “Còn anh chị em
thương nhau
như
ruột thịt, biết
nhiệm vụ được
giao nên
người nào cũng chăm
chỉ học tập”. Câu này dạy
đạo
đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Siêng Năng Chăm Học Ý Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Trong chiến tranh
Việt Nam,
để
chiến đấu chống giặc ngoại xâm,
mọi thanh niên nam nữ được
giao cho nhiệm
vụ
học tập chánh trị, quân sự để đánh giặc, vì thế người nào
cũng lo học tập để đủ khả năng ra chiến trường
chiến đấu với giặc. Có học tập rèn luyện
mới sử dụng vũ khí tối tân như: lái xe bọc thép, tăng, lội
nước, lái máy bay chiến
đấu và sử dụng các loại vũ khí khác như: phi pháo, cao xạ chiến
trường phòng không. Vì thế thanh niên nam nữ
đều
cố gắng học tập để trở thành những sĩ quan
tinh nhuệ chiến đấu trong các
chiến trường. Nhờ toàn dân có quyết tâm chống giặc, nên đất nước
quyền mới thuộc về nhân dân Việt Nam. Đó là đất nước
trong chiến tranh toàn dân phải học tập
chiến đấu đánh giặc. Còn đất nước thanh bình thì toàn dân như thế nào?
Đất nước thanh bình thì toàn dân phải học
văn hóa và rèn
luyện đạo
đức
nhân bản - nhân quả. Nhờ có học đạo đức nhân bản - nhân quả
nhân dân mới
hiểu biết và sống đúng đạo đức nhân bản - nhân
quả ấy thì sẽ đem đến sự an vui cho mình, cho người. Vì học đạo
đức
nhân bản - nhân quả, mọi người mới hiểu biết trách
nhiệm bổn phận của mình là phải đem lại sự bình an
cho bản
thân
và
gia đình, đem lại
sự
bình an cho cả thế giới; nhờ đó thế giới mới có hòa bình
không còn chiến tranh, không còn nước này đi
cướp nước khác nữa, không còn nạn trộm cắp cướp giật móc túi, không còn nạn mãi dâm,
bài
bạc
hút chích, cá cược, không còn nạn xì ke ma
túy, không còn
nạn bạo
lực
gia đình và nhất là không còn tai nạn
giao thông, v.v...
Nếu mọi người đều hiểu biết và sống đúng
đạo
đức nhân bản - nhân quả thì họ sẽ đem lại
cho thế giới hòa bình như trên đã nói, chừng
đó con người biết thương yêu nhau một cách chân thật và không bao giờ còn làm khổ cho nhau
nữa.
Muốn cho
thế giới này được bình
yên thì mỗi
người sống trên hành tinh này cần phải cố gắng
học tập và rèn luyện nhân cách đúng theo đạo
đức
nhân bản - nhân quả. Bởi đạo đức nhân bản
- nhân quả rất quan trọng và lợi ích rất lớn cho loài người. Vì thế mọi người cần phải quyết tâm
học đạo đức để đem lại sự bình an cho trái đất.
Cũng giống như trong chiến tranh
Việt Nam, những thanh niên nam nữ đều chăm
chỉ
siêng năng học tập chính trị và quân sự để đủ sức
chiến đấu chống giặc ngoại xâm, đem lại nền
độc lập tự do cho dân tộc.
Hiện giờ đất nước được độc lập tự do, hòa
bình, không còn chiến tranh nữa, nhưng lại xảy
ra một việc khác, đó là những tệ nạn xã hội đã
làm
cho đất nước bất an, người dân sống trong lo toan sợ hãi, vì nạn trộm cắp, cướp của giết
người giữa
ban ngày, giữa thành phố đông đúc.
Và
nhất là những tai nạn giao thông hằng ngày
đã
cướp biết bao sinh mạng
con người,
chết
một
cách
oan uổng. Kế đó vì nạn bạo lực gia đình,
biết bao gia đình li dị tan nát.
Vì văn hóa phim sex đồi trụy tràn lan khiến nạn móc thai, nạo thai không biết bao nhiêu mà kể, thật là đau lòng vì mẹ giết con. Vì nạn xì ke, ma túy hút chích, cờ gian bạc lận khiến bao nhiêu gia đình đau khổ, người người lo lắng.
Vậy
ai làm nên nhiều
tội ác. Thế sao Nhà nước không còn có cách nào
ngăn chặn được ư! Ngăn chặn bằng cách nào? Nhà tù, trại giam, trường cai nghiện ư!!!?
khắp nơi trong nước, thế sao những nạn lái xe
chạy
lạng lách, chạy
quá tốc độ, chạy xe không
cẩn
thận, chạy trong lúc uống rượu say, v.v.. là do còn thiếu sót gì?
Đó là do không học đạo đức
hiếu sinh cẩn thận, nên
mọi
người dân không thấy trách nhiệm
bổn phận bảo vệ sự sống cho
nhau
khi lưu thông trên
đường bộ. Người lái xe cũng như người đi
bộ
mà thiếu đức hiếu sinh cẩn thận lưu hành trên đường bộ thì không thể nào tránh khỏi tai nạn
giao thông. Cho nên luật lệ giao thông có, lại có người thi hành luật, nhưng tai nạn giao thông
vẫn
xảy ra khắp nơi trong nước, thật là một thiếu sót rất lớn.
Chúng ta
ai
cũng biết, tất cả những tệ nạn xã hội và những tai nạn giao thông do người
dân
không được học đạo đức nhân bản - nhân quả. Nhân dân không được học đạo đức nhân bản -
nhân quả là do Nhà nước chưa quan tâm đến
nền
đạo đức này.
Vì
thế chương trình giáo dục văn hóa đào tạo nhân tài của Bộ Giáo dục chưa
triển khai bộ môn đạo đức nhân bản - nhân quả,
nên
học sinh từ Tiểu học, Trung học, đến Đại
học đều không hiểu biết đạo đức nhân bản -
nhân quả là
gì. Do không hiểu biết đạo đức này
nên
tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông ngày càng lúc càng gia tăng một cách rõ ràng.
Thật là
một nỗi đau không của riêng ai.
Nếu Nhà nước muốn chấm dứt tệ nạn xã hội và những tai nạn giao thông thì chương trình giáo dục toàn dân học tập rèn luyện nhân cách
đạo
đức nhân bản - nhân quả phải được thực thi áp dụng ngay liền cho toàn dân, từ thành thị đến
nông thôn.
Khi toàn dân được học tập đạo đức thì trong dân chúng tự giác sẽ chấm
dứt
nạn cờ gian bạc lận, nạn gái mãi dâm,
nạn buôn bán thuốc phiện lậu, nạn buôn bán những văn
hóa
đồi trụy, văn hóa mê tín, nạn bạo lực gia đình, nạn móc túi,
trộm
cắp, cướp của giết người, nạn hiếp dâm trẻ
em,
nạn ăn mặc hở hang, bó sát người, v.v...
Nếu
được vậy là một điều mong ước của toàn dân.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: Siêng năng là một đức hạnh cần lao. Nhưng trên đời này
người siêng năng cần lao thì ít, người lười biếng ăn
không ngồi rồi thì nhiều, khi đi ra làm việc
thì
lảng tránh công việc nặng nhọc tìm công việc
nhẹ nhàng
hoặc tìm chỗ ngồi
chơi. Làm người ai cũng có sự
sống như ai, vì
thế chúng ta phải siêng năng làm việc, có làm việc mới có sự sống công bằng, còn không làm việc mà có sự sống thì sự sống không công bằng, chỉ là cướp công cướp
của
người khác.
Bởi vậy không siêng năng
làm
việc thì không xứng đáng làm người. Con ong,
con
kiến còn siêng năng làm việc quần quật suốt ngày, huống chi chúng ta
là con người thì
phải tích cực siêng năng trong việc làm, cùng
chia sẻ nặng nhọc với mọi người trên hành tinh
này.
ĐOẠN 5: “Tuy vậy với tuổi 18, đôi mươi, có người đã để ý nhau. Từ tình thương xa cha mẹ,
xa quê hương, họ đã mến nhau, thương nhau rồi yêu nhau, nhưng chỉ
ở trong lòng”. Câu này
dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Quy Luật Nhân Quả Sinh Tồn:
Tình Thương Yêu Trai Gái.
GIẢI TRÌNH ÁN: Quy luật nhân quả sinh
tồn của
vạn vật trên hành tinh này thì tình yêu nam
nữ cũng nằm chung trong quy luật đó,
nhưng chính nó cũng là một nguyên nhân sinh
ra muôn thứ khổ đau của con người. Vì thế trai gái gặp nhau đều do duyên nhân quả đưa đẩy để gặp nhau trả vay nợ tiền kiếp, mà người ta
gọi
là tình
yêu
trai gái. Tình yêu
trai gái chỉ là DUYÊN
nhân quả, còn thành vợ thành chồng đó là NỢ nhân quả, hay còn gọi là NGHIỆP BÁO nhân
quả. Cho nên trong cuộc đời này có nhiều người
yêu
thương nhau mà không thành vợ, thành
chồng.
Đứng về mặt
đời mà nói thì tình yêu chỉ ở
trong ý rất đẹp và cao thượng, đó là đức hiếu
sinh nhân quả thiện tuyệt vời, nhưng nếu biến ra lời nói và hành động để đi vào quy luật nhân
quả sinh tồn thì đó đi vào nghiệp báo của
nhân quả thì tình yêu ấy trở
thành tình yêu trong biển khổ.
Theo quy luật này
làm người không ai
tránh
khỏi, chỉ có những bậc trí và ý chí ngút
ngàn mới vượt ra sự cám dỗ của sắc dục.
Ở đời người ta thường nói: “TÌNH YÊU và HÔN NHÂN”. Tình yêu là NHÂN còn hôn nhân
là
QUẢ. Nhân thì thấy đẹp lắm! Thanh cao lắm! Hạnh phúc lắm! Nhưng còn quả thì sao? Cực
khổ trăm
bề và đau khổ vô cùng, vô tận không
sao
kể hết.
Ở đời con người vì vô minh
lấy khổ đau làm niềm vui, họ vui trong nước mắt. Chính vì chạy
theo quy luật sinh tồn nhân quả mà con người
chịu trôi lăn trong lục đạo, có nghĩa con người vì mờ mịt mê mờ
không hiểu biết nhân quả nên từ nhân bước sang quả họ sẵn sàng chấp nhận
mọi khổ đau để thỏa mãn
lòng dục vọng ham
muốn.
Chính vì
lòng dục vọng là nguyên nhân
làm lực đẩy, làm
chủ
động điều khiển mọi hành
động thiện ác của con người. Con người hầu hết ai cũng muốn đạt được dục vọng, nhưng đạt được dục vọng thì việc ác nào cũng làm
và
làm nhiều hơn
và
nhiều gấp
bội lần. Cho nên trên thế gian này con người làm những điều ác là do thỏa mãn lòng dục, lòng ham muốn của mình.
Cho nên tình yêu
thương trai gái rất
đẹp nhưng xen vào lòng dục thì tình yêu ấy trở
thành muôn ngàn
thứ đau khổ diễn biến khôn lường.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: Sự sinh tồn
của loài người và muôn vật đều phải theo quy luật âm dương của
nhân quả, nhưng chúng ta đừng quá lạm
dụng tâm sắc dục để biến mình
thành tên nô lệ cho nhục dục. Bởi nhục dục là nơi thấp hèn, khiến cho người ta dễ sa đọa vào
loài cầm
thú, nó là nơi bài tiết
những vật cặn bã, bất tịnh, bẩn thỉu, ô trược
trong thân, nó là nơi
sinh ra muôn
thứ bệnh tật khổ đau và tai họa hoạn
nạn.
Chúng ta là con người
nên
cần phải có trí tuệ
thông suốt đường đi lối về sinh tử của nhân
quả.
Chính sắc dục là đường
đi của sinh tử
luân hồi nên nó có một sức lôi cuốn tâm dục con người rất mạnh. Vì thế chúng ta cần phải đề cao cảnh
giác, đừng bao giờ để chúng lôi cuốn chúng ta
vào
con đường tội lỗi đó, tức
là
phải hoàn toàn
làm
chủ tình nhục dục trong mọi thời gian.
ĐOẠN 6: “Mãi
về
sau
này, có không
ít người đã thành vợ, thành chồng nhờ có điều kiện cộng tác ở gần nhau trong không gian địa lý hoặc trong nghề nghiệp”. Câu này dạy đạo
đức
gì?
ĐÁP ÁN: Nghiệp Duyên Nhân Quả Trả Vay
Thành Vợ Chồng.
GIẢI TRÌNH ÁN: Tình yêu thương trai gái
rất đẹp, thanh cao như trên đã nói. Tuy nó rất
đẹp và thanh cao,
nhưng trong tình yêu thương nào
cũng có
những cái khổ đau,
đó là
nhớ
nhung, mong chờ,
v.v...
Tình yêu thương trai gái không biết dừng ở đó, nó sẽ luôn đòi hỏi
bước
thêm một bước nữa, đó là tình nhục dục. Tình nhục dục là con đường sinh tử luân hồi, vì thế
nó
sinh muôn vạn bao nhiêu thứ
khổ sầu
mà con
người từng nếm trải. Thế mà con người vẫn mê mờ vô minh không thấy lộ trình sinh tử muôn
đời muôn kiếp khổ đau ấy, nên trai lớn lên lấy vợ, gái lớn lên gả chồng, đó là một quy luật nhân quả vận hành vạn vật trong vũ trụ mãi mãi
muôn đời muôn
kiếp bất di bất dịch
không thay
đổi. Từ tình yêu trai gái làm duyên để đi vào tình nhục dục, từ tình nhục dục làm duyên cho
muôn ngàn thứ đau khổ sau này sinh ra,
và
cũng chính
nó làm duyên sinh
ra
muôn
ngàn thứ duyên
khác nữa. Cho nên nói về quy luật nhân quả thì trùng
trùng duyên sinh, rồi lại
cũng từ đó
mà trùng trùng duyên diệt, cho nên sinh diệt trùng trùng không thể kể hết được.
Người ở đời hễ trai lớn lấy
vợ,
gái lớn gả chồng,
chứ
họ đâu
biết rằng việc lấy
vợ gả chồng là một quy luật nhân quả sinh
tồn của
vạn vật vũ trụ, và đó cũng
là con đường tuần hoàn
mọi sự khổ đau của loài người.
Muốn thoát mọi
sự
khổ đau này thì
con người phải chấm dứt tình
nhục dục. Tình nhục dục rất thấp hèn và bẩn
thiểu, nó không thanh cao như
tình yêu trai gái.
Nhưng tình
yêu trai gái không khéo giữ gìn một
khoảng
cách thì tình nhục
dục
sẽ không sao tránh khỏi. Vì trai gái là duyên nhân quả thúc đẩy loài người
đi
vào con đường khổ đau là tình nhục dục. Bởi vậy người có trí tuệ nhân quả không bao giờ bị nhân quả xỏ mũi
dắt
đi bằng con đường
tình yêu trai
gái
nhục dục. Họ
thường sống trong đức hiếu sinh đa hướng, tức là họ thương yêu tất cả mọi người, dù trai hay gái họ đều thương như nhau. Tình yêu thương của họ rất cao thượng:
không lợi dụng nhau,
không chiếm hữu nhau, không làm chủ quyền
của nhau. Tình yêu thương như vậy mới là tình
yêu
trong sạch,
yêu
thương chỉ biết yêu thương, ngoài yêu thương không có một điều kiện gì
khác hơn thì tình yêu thương ấy mới chân thật.
Trên cuộc đời này, khi yêu
thương bất cứ một người nào thì luôn đòi hỏi phải có cái này hay
cái
kia, vì thế biến tình yêu thương ấy trở thành
tình yêu lợi dụng xấu xa, không còn mang
ý nghĩa
cao thượng và tốt đẹp của tình yêu
thương
trong sạch.
Mọi
người ai ai
cũng đều
có lòng
yêu
thương,
nhưng lòng yêu thương ấy bị sử dụng một cách sai lệch vì lòng tham muốn.
Ví dụ: Vì nó là con tôi nên tôi yêu thương,
nếu
nó không phải con tôi thì tôi không yêu
thương;
vì nó là chồng, là vợ tôi nên tôi thương yêu; vì ông bà ấy là cha mẹ tôi nên thương
yêu; vì người con gái ấy đẹp nên tôi yêu thương; vì
anh
ấy có
tài
nên tôi yêu
thương, v.v...
Còn
ngoài ra không phải như vậy là tôi không yêu
thương.
Trên
đây
là những tình yêu thương có điều
kiện. Chừng
nào lòng yêu
thương vô điều kiện mới thật sự là lòng yêu thương. Lòng thương yêu vô điều
kiện mới thật sự là đức hiếu sinh đa
hướng. Nếu trai gái yêu thương bằng tình yêu thương đa hướng thì không bao giờ đi đến hôn
nhân. Vì đi đến hôn nhân thì cả vợ lẫn chồng
đều
phải trả một nhân quả ghê gớm lắm quí vị ạ!
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: Tình yêu
thương giữa trai và gái vô tư,
hồn nhiên, trong trắng rất đẹp, nhưng nếu bước thêm một bước
nữa
là tình nhục dục. Tình dục là miếng
mồi của nhân quả để nhử bắt
con
người vào lưới nghiệp
tái
sinh luân hồi. Cho
nên
muốn thoát ra lưới rập nghiệp lực
của tình nhục dục thì chúng ta phải đầy đủ nghị lực
dứt khoát tránh xa sắc dục, và nhất là phải thấy như
thật con đường sắc dục là con đường làm nô lệ suốt vô lượng kiếp. Các con nên
nhớ
lời dạy
này.
ĐOẠN 7: “Trong số gần 100 học sinh nam
nữ, đặc
biệt
có
một nữ học sinh vừa có duyên, vừa có sắc đẹp như một hoa khôi
mà
ai cũng
nhận dạng được là người có nước da trắng nõn nà”. Câu này dạy
đạo
đức
gì?
ĐÁP
ÁN: Đức Khen Tặng Khẩu Hành, Ý
Hành, Thân Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Người phụ nữ đẹp nhất
một vùng thì được
gọi là hoa khôi. Hoa khôi
không phải là cái may mà là cái nghiệp, nghiệp thì có hai phần:
1- Nghiệp khổ
2- Nghiệp vui
Sinh ra làm thân người nữ mà có sắc đẹp thì
coi chừng đó là nghiệp khổ. Bởi vậy ở đời chưa hẳn có nhan sắc là có hạnh phúc. Nguyễn Du nói:
“Hồng
nhan bạc mệnh”. Cho nên
đừng
nghĩ rằng có nhan sắc là có phước
báu. Có nhan sắc là có tai họa, vì có nhiều người săn đuổi, càng có nhiều
người săn đuổi lại càng khổ tâm nhọc trí. Bởi vì kẻ xấu thì nhiều
mà người tốt thì ít. Vì vậy câu “Hồng nhan đa truân” là đúng.
Tục
ngữ
có câu “Trai tài gái sắc”. Trên đời
này
người phụ nữ có nhan sắc
là
người phụ nữ
càng khổ đau
nhiều. Người thanh niên
cũng vậy, người có tài
thì hay
lận đận, trên đường đời gặp nhiều gian nan thử thách.
Vì
vậy cụ Nguyễn Du nói:
“Chữ tài liền với chữ tai
một vần”.
Theo định luật nhân quả, hễ con người
có phước được
cái
này thì lại mất cái kia, được cái
kia thì mất cái nọ. Cho nên người sinh ra trên đời này không có ai toàn vẹn. Người hoa khôi
trong bài này đã khổ đau canh cánh bên lòng với một mối tình vô vọng đành chôn chặt trong lòng không hề dám thổ lộ cùng ai. Có nhan sắc thì có
mang
theo cái khổ, càng yêu nhiều thì càng khổ nhiều; càng yêu nhiều càng vay nợ nhân quả
càng nhiều, vay nợ nhân quả càng nhiều thì khổ
đau
càng nhiều. Người
biết sống độc thân
là người hạnh phúc nhất trần gian. Tại sao vậy?
Vì người biết sống độc thân là người biết cách sống với tâm hồn bất động, thanh thản, an lạc và vô sự, họ sống với niềm vui hỷ lạc do không còn tham dục ham muốn một điều gì cả.
Ngược lại, người không biết sống độc thân thì
khi hoàn cảnh độc thân là cảm thấy cô đơn,
buồn tẻ, quạnh hiu, luôn lo sợ
bệnh tật không ai
chăm sóc, buồn rầu vì chỉ thấy trước sau có một
mình.
Nhưng cuộc sống có hai người là phải có hai
tư
tưởng, mà có hai tư tưởng là có sự trái nghịch nhau, có sự trái nghịch nhau là có sự xung đột,
có sự xung đột là
có sự khổ đau. Cho nên
có hai
tư
tưởng là phải biết tùy thuận nhau thì mới có
sự
an vui, còn nếu không tùy thuận nhau thì khổ đau không thể nào tránh khỏi.
Ở đời người ta thường
không biết sống độc
thân nên mới khổ, họ cho sống độc thân là cô
đơn
buồn tẻ, khi
bệnh
tật
không ai chăm sóc, khi già yếu không ai lo cơm ăn áo mặc, nhất là họ
rất
sợ hãi cảnh không có
ai nói chuyện cho vui nhà, vui cửa.
Cho
nên người ta rất sợ sống độc thân, vì vậy việc cưới vợ gả chồng cho con cái trở thành bổn phận của
người làm
cha
mẹ. Còn ngược lại, người
sống độc thân mà không độc
thân là người phải biết phương pháp SỐNG MỘT MÌNH. Sống một mình có bốn cách:
1- Sống một mình phải biết phương pháp
làm chủ thân tâm.
2- Sống một mình
phải biết
phương
pháp đẩy
lui những bệnh
trên thân.
3- Sống một mình phải biết phương pháp
làm chủ tâm bất động, thanh thản,
an lạc và vô sự.
4- Sống một mình phải biết phương pháp
làm chủ sự sống chết,
tức
là muốn chết
là
thân chết, muốn sống là thân sống, đó là làm chủ sự sống chết.
Trên đời này, sinh ra làm người ai cũng phải học đạo đức, nhờ có học hiểu đạo đức mới
sống có đạo đức, chứ nếu không học đạo đức mà
sống có đạo đức được thì
đó
là những bậc Thánh
chứ đâu còn là phàm phu như chúng ta nữa.
Người hiểu biết thường nói: “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Như vậy rõ ràng người ta chuộng đức hạnh chứ không ai chuộng sắc đẹp. “Hữu
nhan sắc hữu ác đức”, lời dạy
này rất đúng, không sai.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: Khen tặng là một đức tính tốt, nhưng khen tặng như thế nào đúng, như thế nào sai? Thường khen tặng người
sống có
đạo đức là
đúng còn khen tặng người có
sắc
đẹp là sai. Vì đạo đức thường hằng không thay đổi nên đạo đức không vô thường, còn sắc
đẹp
thì vô thường, còn trẻ thì đẹp nhưng già thì
đâu
còn đẹp: mặt nhăn, má hóp, da mồi, tóc sương. Vả lại sắc đẹp với người này thấy đẹp, còn người kia thì thấy
xấu, nhất là loài thú vật thấy người đẹp nhưng lòng gian
ác xảo trá,
thường cắt cổ nhổ lông nên
chúng rất sợ hãi.
Cho nên người chọn sắc đẹp là người có mắt như mù, là người chưa biết sống. Người chọn đạo đức là người biết sống, là người
có đôi mắt trí tuệ. Cho nên các con là người học Phật để rèn luyện nhân cách
sống đời đạo đức nhân bản -
nhân quả không làm khổ mình, khổ người và
khổ tất cả chúng sinh. Vì thế các con phải tập
luyện khen tặng và ca ngợi đức
hạnh nhân bản - nhân
quả của mỗi người.
ĐOẠN8: “Không ai khác. Con người đó đã
có hai quả tim vàng”. Câu này
dạy
đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Nhân Quả Nghiệp Báo Vay Trả,
Trả
Vay.
GIẢI TRÌNH ÁN: Một con người có hai
quả tim vàng thì không đúng, đó là cách nhìn và suy nghĩ của riêng cá nhân tác giả, còn đối với đạo
đức
nhân bản - nhân
quả thì trai gái yêu
thương là một sự kiện bắt đầu cho chuỗi đau khổ, yêu
nhiều đau khổ nhiều, yêu ít đau khổ ít.
Trai gái yêu thương là bắt đầu bước vào vòng tay điều khiển của nhân quả, nó điều khiển đi
vào
hôn nhân thì có cái khổ của hôn nhân,
còn
nếu
không đi vào hôn nhân thì lại khổ một điều khác nữa. Cho nên
trai
gái yêu nhau là con đường đau khổ mở cửa để hai người bước vào
thế giới sinh diệt tràn đầy nước mắt. Người ta
gọi là
hạnh phúc chứ
nào
có hạnh phúc gì đâu.
Từ
khi trai gái yêu thương nhau đi đến
hôn nhân
thành vợ, thành chồng thì biết bao
đau khổ. Vì
hai người không
thể
là
một
nên thường
có những tư tưởng khác nhau, do tư tưởng
khác
nhau nên không làm sao tránh những sự khổ
đau.
Nói hai quả tim
vàng là ý muốn nói tình yêu
thương gắn bó lúc nào cũng
không muốn rời
nhau, cũng luôn nhớ nhau. Nhưng không rời
nhau, luôn nhớ nhau đó là những sự khổ đau.
Vậy gọi là quả tim vàng thì có đúng không? Vàng là một thứ kim loại quý báu, thế mà tình yêu thương trai gái ví như quả tim
vàng thì nó
phải đem lại một điều gì bình yên, an vui và
hạnh phúc, chứ sao nó lại đem
thương nhớ nhau mà không gặp nhau thì đó là đem
lại
một sự đau
khổ.
Cho nên tình yêu
thương càng gắn
bó
mà không được gần nhau, không được ở bên nhau
thì lại càng đau khổ nhiều hơn. Có đúng như
vậy
không quý vị?
Nhưng khi ở
gần nhau thì lại có những điều đau khổ khác. Cho nên tình yêu thương trai gái
ở xa có những cái
đau khổ ở xa, còn ở gần nhau
thì có những cái
đau khổ ở gần nhau. Cho nên tình yêu trai gái là tình yêu
đau khổ, vì thế
người đời vì vô minh mê mờ không thấy sợi dây xỏ mũi của nhân quả để điều khiển loài người
bằng tình yêu thương trai gái, chính tình yêu thương trai gái mới có gia đình. Cho nên gia đình là con đường tái sinh luân hồi của nhân quả. Con đường tái sinh luân hồi nhân quả thì làm sao gọi là an vui hạnh phúc cho được, chỉ có những người vô minh sống trong mơ mộng, trong tưởng
tri thì mới cho là an vui hạnh phúc.
Như vậy từ
xưa đến nay ai cũng sống mơ tưởng
sao?
Đúng vậy, toàn cả thế gian này ai cũng sống
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!