giáo dục xóa tai nạn giao thông phải được phổ biến lớp học đạo đức tĩnh giác hiếu sinh cẩn thận lái xe đường bộ từ thôn quê, xóm, ấp đến
thị xã, thị trấn, thành phố đô thị, vv...
Có tổ chức học tập
như vậy thì tai nạn giao thông mới chấm dứt.
Và
nhờ đó cả nước nhân dân đều sống an vui, không còn lo lắng,
sợ
hãi khi bước chân ra đường.
Chúng tôi ước mong sao các Nhà lãnh đạo
đất
nước vì sự sống bình an của nhân dân mà
hãy
mau mau mở những lớp học đạo đức nhân bản
- nhân quả, thì trên
các trục lộ giao thông sẽ
không còn tai nạn giao thông xảy ra nữa và nạn ách tắc xe cộ cũng sẽ chấm dứt.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: Nhân quả thì
không thể trốn thoát,
dù trốn bất cứ nơi đâu, bay
lên
trời hay chui xuống biển cũng không thoát khỏi khi đã làm 10 điều ác. Làm 10 điều ác thì trả
quả ngay liền trong kiếp này và còn tiếp tục
trong kiếp khác nữa.
Các con nên lưu ý vấn đề
này
là vấn đề nhân quả nghiệp
báo,
vì
thế suốt
đời nên thực hiện 10 điều lành. Chính 10 điều
lành này mà cuộc đời các con mới có sự an vui
chân thật.
ĐOẠN9: “Trong khi chờ đợi sự phán quyết của pháp luật, chúng tôi mong mỏi lòng hảo
tâm của bạn đọc gần xa hãy giúp mẹ con chị
Hoa vượt
qua cơn khốn khó”. Câu
này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Hiếu Sinh Kêu Gọi Lòng Hảo
Tâm Khẩu
Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Đứng trước
cảnh đau
lòng này, tác giả bài báo kêu gọi đọc giả bốn phương hãy mở rộng lòng thương yêu, kẻ ít người
nhiều cứu giúp chị Hoa trong lúc cuộc sống quá bi đát gần như kiệt quệ, nếu đi làm
thì
không ai chăm sóc cho bé Cẩm
Tiên, mà chăm sóc cho bé Cẩm Tiên thì lấy gì mà sống, vả lại
tiền thuốc thang và ăn uống cho cháu Cẩm Tiên làm sao có để chi trả. Bỏ cháu Cẩm
Tiên thì mẹ
cháu bỏ con sao đành, mà ôm
nuôi thì lấy
đâu ra để sống cho hai mẹ con, thật là tội nghiệp vô
cùng. Đứng trước cảnh này ai mà không đau
xót. Phải không các con?
Nhân quả nghiệp báo sao mà khắc nghiệt quá vậy, nhân nào
thì phải trả quả nấy,
nhưng biết làm sao đây bây giờ?
Kính thưa quý vị! Nhân quả không khắc
nghiệt, nhân nào quả nấy thì phải trả
vay, đó là
quy luật
công
bằng đối với vạn vật trong vũ trụ.
đứng trước hoàn cảnh gia đình của cháu Cẩm Tiên ,chúng ta lấy đó làm
một
bài học nhân quả
cho đời mình. Ngay từ bây
giờ chúng ta phải tập sống năm đức căn bản của loài người và mười
điều lành nhân quả của thập
thiện thì mới mong chuyển đổi
nhân quả nghiệp
báo ác
của đời mình thành nhân quả nghiệp báo thiện, nhờ đó
cuộc
sống của chúng ta mới được bình an và vô sự.
Trước khi muốn sống với năm
đức
nhân bản
và
mười hạnh nhân quả thiện thì chúng ta phải
tu
tập và rèn luyện Chánh Niệm Tĩnh giác, nhờ có Chánh Niệm Tĩnh Giác chúng ta mới sống
trọn vẹn với năm đức, mười
hạnh. Năm đức và
mười hạnh mới làm thay đổi cuộc đời, mới đem lại sự bình an
cho loài người.
Người tu theo Phật giáo mà
không giữ
gìn
đúng những giới luật cơ bản mang đầy đủ đúng năm
đức, mười
hạnh này thì không thể nào
chuyển hóa được nhân quả nghiệp báo. Không chuyển hóa được nhân quả nghiệp báo thì con
đường tu hành chẳng có ích
lợi gì cho bản thân,
mà còn phí công vô ích của mình. Suốt cuộc đời
mang tiếng tu hành nhưng tu hành chẳng tìm thấy sự giải thoát chân thật, toàn là ảo giác.
Nói NĂM ĐỨC, MƯỜI HẠNH của Phật giáo người ta rất xem
thường, vì cho nó là Ngũ Giới và Thập
Thiện, nhưng nó rất cơ bản cho con
đường giải thoát của
Phật giáo. Quý vị đừng đi tìm những pháp cao siêu mầu nhiệm,
vì
những pháp cao siêu mầu nhiệm là những pháp tưởng
mà những người sống trong mơ mộng dựng lên
để tự lừa đảo mình và mọi người.
Nói về tôn giáo hay bất cứ một giáo pháp nào, người ta đều chọn pháp môn thiền định, cho là một pháp môn tối tôn, tối thượng. Cho
nên
người ta nói về thiền định rất nhiều, nhưng người ta không biết cách thức tu tập thiền định
như thế nào đúng, như thế nào sai. Vì thế người ta đã tu tập sai pháp, không đúng chánh thiền định nên
không có ai nhập được
chánh thiền,
chánh định, chỉ toàn nhập vào định tưởng. Và cuối
cùng
người ta nói
thiền
định rất nhiều nhưng chẳng ai biết thiền là gì
cả.
KẾT LUẬN VÀ ÁP
DỤNG: Lòng hảo tâm
có
nghĩa là lòng tốt, tức
là
đức bố thí. Người bố
thí là người biết thương người
bất hạnh trong xã hội. Đức bố thí rất cần
thiết cho mọi người, nó
giúp mọi người xả tâm
bỏn xẻn ích kỷ rất dễ dàng.
Ngày xưa
đức
Phật đi xin ăn là mục đích tạo duyên bố thí cho mọi người,
để cơm ăn áo mặc
của họ không thiếu hụt và có thể trở thành giàu sang phú quý, nhất là gặp được
chánh pháp giải thoát. Bởi vậy làm người chúng ta nên sống với đức bố thí, trong đức bố thí nó đầy đủ tình
thương yêu chân thật. Bố
thí mà không có lòng yêu thương chân
thật thì
bố thí
đó chỉ là hình
thức để lừa đảo mọi người làm danh, làm lợi, v.v...
mà thôi.
Đức bố thí thật sự phải mang đầy đủ đức hiếu sinh. Ở đâu có đức hiếu sinh thì ở đó có đức bố thí chân thật.
Ở đây chúng
ta cần hiểu rõ ý nghĩa bố thí. Bố
thí là
phải vì lòng
yêu thương người bất hạnh, vì thấy cảnh khổ của người khác
mà đem đến chia sẻ sự bình an với họ; chia sẻ tiền của, cơm ăn,
áo mặc; chia sẻ công sức giúp nhau; chia sẻ
những lời an ủi; chia sẻ những hành động yêu
thương, v.v...
Đức bố thí bao giờ cũng đi đôi với đức hiếu
sinh, cho nên gọi là ĐỨC HIẾU SINH BỐ THÍ. Con người nói thương
nhau thì phải qua những hành động bố thí, nếu không có hành động bố thí thì
nói thương nhau chỉ là lời nói suông mà
thôi.
|
Bài học thứ 4
RÈN NHÂN
CÁCH ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH NGƯỜI PHỤ NỮ CÓ HAI QUẢ TIM
huyện
kể
rằng, vào năm
1949-1950, ở trung học Hương Khê (Hà
Tĩnh), có một đại gia
đình con em cán bộ kháng chiến ba tỉnh Bình,
Trị,
Thiên và một số cán bộ tuổi còn nhỏ được
Đảng và Nhà nước cho tập trung về đây học tập
nâng cao trình độ văn hóa để về phục
vụ
quê hương. Trong số ấy không thiếu trai tài, gái sắc, họ sống trong nhà dân và được thương yêu như con cháu trong gia đình. Họ có bát cháo ngon,
củ
sắn, củ khoai lang hay trái hồng ngâm đều
cho anh chị em ăn ngoài bữa cơm trưa.
Còn
anh chị em thương nhau như ruột thịt, biết nhiệm vụ
được giao nên người nào
cũng chăm chỉ học tập. Tuy vậy với tuổi 18, đôi mươi, có người đã để ý
nhau.
Từ
tình thương xa cha mẹ, xa quê hương họ đã
mến nhau,
thương nhau rồi yêu nhau, nhưng chỉ
ở
trong
lòng.
Mãi về
sau này
có không ít người đã thành vợ, thành chồng nhờ
có điều kiện công tác ở gần nhau trong không gian địa lý hoặc trong nghề nghiệp.
Trong số gần 100 học sinh nam nữ, đặc biệt
có
một nữ học sinh vừa có duyên, vừa có sắc đẹp
như một hoa khôi mà ai cũng nhận dạng
được là người có nước da trắng nõn nà. Không ai khác. Con người đó đã có
hai quả tim vàng.
Theo quy luật của đất trời, con người đó lớn lên và đã có chồng con. Người đẹp ấy cũng đã đi
đây, đi đó
trong và ngoài nước, sống với chồng con
đầy hạnh phúc gia
đình. Cho
đến nay, người hoa khôi
nọ
đã có cháu nội, cháu ngoại và
đang sống bên ông chồng đã đến tuổi 90. Còn bà kém
ông 13 tuổi. Ông chồng tuổi cao sức yếu,
ốm
đau triền miên. Thêm đó, cả hai vợ chồng chịu một nỗi bất hạnh vì đứa con trai duy nhất
đã qua đời. Bà
cố vượt qua nỗi buồn tê tái trong
lòng mình, nhưng rất vui vẻ, lạc quan săn sóc
ông chồng vô cùng chu đáo. Bà lo
từng bữa cơm sao cho thích hợp, lo từng giấc ngủ khi thấy
chồng trở
mình. Đây là đôi vợ chồng có duyên nợ với nhau, ăn ở với nhau suốt đời.
Năm nay tuy tuổi đã xấp xỉ gần 80, nhưng bà
lại
gặp một tin vui bất ngờ. Sau 55 năm, bà tìm được địa chỉ của người mình mong đợi. Người
bà
yêu không ai khác là bạn
học cùng trường.
Tình yêu chớm nở thì người bà yêu đã theo
tiếng gọi của
tỉnh nhà vào quân đội để chuẩn bị
cho cuộc tổng tiến
công. Người thanh niên đó đi
từ
chiến trường này sang chiến trường khác, chuyển từ công tác này sang công tác nọ, khi ở
trong nước,
khi được đi học nước ngoài... cũng
bôn ba khắp nơi. Cũng như bà, theo
quy luật
của tạo hóa, anh có gia đình vợ
con, nay cũng có
cháu
nội, cháu ngoại như bà và tuổi tác cũng đã lúc “gần đất xa trời”.
Họ gặp nhau nhờ có tên của ông là tác giả
của một bài báo. Vì thế bà cố tìm cho được địa chỉ, điện thoại để liên lạc. Tuy nay hai người còn ở cách
xa nhau hơn ngàn cây số, nhưng đã
gần nhau nhờ có thông tin hiện đại. Họ đã nói chuyện với nhau nhiều, trút cho nhau những bầu tâm sự mà từ khi yêu cho đến nay chưa thổ lộ với ai bao giờ. Hơn nửa thế kỷ giấu kín một
tình yêu. Một tình yêu ôm ấp mãi trong lòng. Với
một hoa khôi có trình độ văn hóa, hoạt động xã hội mạnh mẽ chắc có nhiều chàng trai đeo đuổi. Con người này, nói như nhà văn nổi tiếng Nga Pau-tốpx-ki
là:
“Tình yêu chỉ
có một, nhưng tương tự thì có hàng trăm”. Người viết bài này
suy ngẫm: “Đây là một thứ tình yêu
đích thực,
không ai có thể thay thế được một thứ tình yêu
trọn vẹn, không có một thứ động cơ nào làm
vẩn
đục nó đi. Tuổi
đã
quá thập cổ lai
hy
vẫn cứ yêu, nhưng rất chung thủy với
chồng”. Tôi nói: người phụ nữ có hai quả tim trong một là vậy.
Tôi đọc khá
nhiều tác phẩm bàn
luận về tình
yêu, nhưng chưa bắt được một tình yêu tôi vừa
kể.
Có người quan niệm
tình yêu là bể khổ, có người nói tình yêu là hạnh phúc, không giống cái hạnh phúc tình yêu của hai ông bà này. Đây
là
một thứ tình yêu vĩnh cửu, rất hiếm có trên thế gian này.
Theo tôi, đây là một thứ tình yêu
hoàn toàn vô tư: không vụ lợi,
không nông nổi,
không lãng mạng chút nào, mà là một thứ tình yêu thực tế xuất phát từ đáy lòng
mình, vì lúc trẻ
yêu
nhau là chuyện bình
thường, nay tuổi đã cao
có
gia đình rồi mà
vẫn cứ yêu, yêu đến chết mới
thôi.
Qua chuyện tình
nói trên,
chúng ta thấy rõ hơn hôn nhân bắt đầu bằng tình yêu, nhưng
không hẳn là
như thế, vì nhiều lý do khác nhau
mà đã diễn ra từ thời đại xa xưa cho đến tận ngày nay. Nhiều người nghĩ hôn nhân là
số
phận
của con người, còn hôn nhân
muốn có
hạnh
phúc là do con người tạo dựng lên.
Ở đây không lạm
bàn hôn nhân
và
hạnh phúc gia đình, mà chỉ dừng lại hai chữ tình yêu có vị trí đối lập trong tâm hồn và quả tim của con người. Nói rộng hơn thì tình yêu quê hương, đất
nước cũng thế thôi, tình yêu là tình yêu.
Nói thật
lòng mình
sau khi suy nghĩ về
chuyện
tình nói trên, tôi
vô cùng khâm phục và
kính trọng người phụ nữ có hai quả tim
vàng, vì bà đã biết cách tôn trọng mình và tôn trọng
người chồng đang chung sống với hạnh phúc cả gia đình. Ôi! Xã hội ta
bây giờ
nếu có nhiều người
phụ nữ như thế thì đẹp biết bao.
Nói đến
người phụ nữ có hai quả tim
vàng, không thể
không nói đến nhân vật thứ ba. Người
đã
nhận một trong hai quả tim vàng đó.
Vì là bạn cùng trường,
có lần tôi gặp và hỏi thẳng thắn anh ta. Anh bảo: “Tôi đã quên đi lâu
lắm rồi, vì cô
ta đẹp ai mà chẳng mê, mình lại ở
cách
trở xa xôi. Quả thật tôi rất ngạc nhiên khi
nhận ra cú điện thoại, nghe tiếng nói của cô ta rõ ràng mà mình tưởng như mơ.
Tôi và nàng cũng như hạt gạo trên sàng, sau
cuộc chiến tranh trường kỳ, hồi còn nhỏ đã yêu nhau, qua đôi mắt đã hiểu lòng nhau, nay tuổi đã già lại yêu
nhau nhiều hơn. Thật là hạnh phúc! Vì hạnh phúc đó mà có đêm không ngủ
được, đành gọi điện thoại và xin phép nàng qua không gian gởi đến
mái
tóc bạch kim của nàng
một nụ hôn đầy những giọt nước mắt vui. Nàng nói em nhận ngay!
Nhận
ngay! Nhận ngay... với tiếng cười trong trẻo lạc
quan đã làm cho tôi quên mất đi
tuổi gần 80 mà có thêm niềm vui
cuộc sống”.
Báo Công An, ngày 10/2/2007
Phương Linh
ĐẠI Ý
Ông
cụ và
bà cụ
THIẾU
ĐỨC
CHUNG TÌNH, CHUNG THỦY.
PHÂN ĐOẠN
Bài này
có 31 đoạn
ĐOẠN 1: “Chuyện kể rằng, vào năm 1949-
1950, ở trung học Hương Khê (Hà Tĩnh), có
một đại gia đình con em cán bộ kháng chiến ba
tỉnh Bình, Trị, Thiên và một số cán bộ tuổi còn
nhỏ được Đảng và Nhà nước cho tập trung về đây học tập nâng cao
trình độ văn hóa để về
phục vụ quê hương”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đào tạo giáo dục nhân tài cho Tổ
quốc là Đức Yêu
Nước Thương Nòi.
GIẢI TRÌNH ÁN: Vào những năm 1949-
1950, đất nước
đang chiến tranh,
toàn dân đứng
lên
chống lại giặc Pháp, vì thế con em cán bộ
được
Đảng và Nhà nước
cho tập
trung vào các
trường học để đào tạo trở
thành những nhân tài,
những sĩ quan các loại binh chủng để đáp ứng trong các chiến trường.
Dù cho đất nước có chiến tranh hay không chiến
tranh thì
việc đào tạo nhân tài là
điều quan trọng. Nhất là
trong giai đoạn hiện nay, đất nước
đã
độc lập có chủ quyền, Đảng và Nhà nước lãnh đạo thì việc đào tạo nhân tài xây dựng đất
nước, giáo dục toàn dân từ già chí trẻ sống có đạo đức nhân bản - nhân quả thì
không thể thiếu được. Đó là một điều cần thiết mà một đất nước nào đã độc lập có chủ quyền thì các Nhà lãnh đạo đều phải nghĩ đến lấy đức trị dân và nhân dân phải sống có đạo đức thì đất nước đó mới bình
an, thịnh trị.
Đất nước muốn được phát triển
nền kinh tế
khoa học kỹ nghệ hiện đại hóa để làm cho dân giàu nước mạnh, thì trước
tiên phải giữ gìn đất
nước được thanh bình, xã hội phải có một nền
đạo
đức công bằng đối với mọi người và luôn luôn phải giữ
gìn trật
tự an ninh, tránh những tệ
nạn xã hội như: xì ke
ma túy, rượu chè say xỉn, cờ gian bạc lận, trộm cắp cướp giựt, mãi dâm,
ăn mặc hở hang khêu dâm,
gợi dục, văn hóa đồi
trụy, v.v... thì điều cần thiết phải có một chương
trình giáo dục đào tạo
đạo đức
nhân bản - nhân
quả cho toàn dân.
Đất nước muốn được phát triển mọi mặt thì cần phải có nhiều nhân tài. Muốn có nhiều nhân tài
thì các
Nhà
lãnh đạo
phải chú trọng chương
trình giáo dục đào tạo những nam nữ thanh niên
và
thanh thiếu niên để trở
thành những người có
tài, có đức. Muốn được vậy, phải có chương
trình giáo dục đào tạo kiến thức văn hóa, kiến
thức khoa học nghề nghiệp và phải đặt nặng
kiến thức đạo đức nhân bản - nhân quả lên trên hàng đầu của các
môn học khác. Nhất là
kiến
thức đạo đức nhân bản - nhân quả phải được
phổ biến khắp trong nhân dân, trong cả nước.
Đạo đức nhân
bản
- nhân quả là một môn học
rất
cần thiết cho những thế hệ trẻ, tương lai mầm non của
Tổ
quốc. Cho nên ai cũng biết đạo đức nhân bản - nhân quả là môn học quan trọng nhất
trong các môn học, trong các ngành nghề. Vì nhờ nó chỉ đạo và điều khiển một đất nước đi lên ngang hàng với các nước tiên tiến trên thế giới mà không sợ thua kém đạo đức của một nước nào khác.
Vì
thế phải đặt nặng ngành giáo dục đạo đức nhân bản - nhân quả là quan trọng
hàng đầu trong cả nước.
Vì
người có tài mà không có đức thì không thể nào dùng người ấy vào việc lớn được; người có tài mà không có
đức thì không thể nào gọi là NHÂN TÀI. Bởi vậy đào tạo nhân tài là đào tạo người có tài và
có
đức, mà giáo dục đạo đức thì phải được gắn liền vào chương trình giáo dục từ
Tiểu học, Trung học, Đại học. Đạo đức nhân bản - nhân
quả hiện giờ không được Bộ Giáo dục quan tâm cho lắm. Vì thế, nền đạo đức nhân bản - nhân
quả không thấy có trong chương
trình giáo dục đào tạo của Bộ Giáo dục.
Có đào tạo
giáo dục những người tài đức ở
trong nước hay ở nước ngoài cho quê hương,
cho xứ sở này, đó cũng là mục đích để đưa nền
kinh tế và quân sự của đất nước đi lên ngang
hàng hoặc hơn các
nước
trên thế giới, cùng với
việc phải lấy đạo đức làm
tiêu chuẩn xây dựng
nhân tài thì sẽ thành công
rực rỡ.
Xin nhắc lại một lần nữa, chương trình giáo
dục đào tạo những người tài đức cho Tổ quốc
quê hương xứ sở
này, thì lúc nào các
cấp
lãnh đạo đất nước cũng phải đặt nền đạo đức nhân
bản
- nhân quả sống không làm khổ mình,
khổ
người lên hàng đầu, và nhất là phải quan tâm cho phép phổ biến nền đạo đức này
đến tận mọi
công dân trong cả nước. Đó là vì lợi ích cho
dân, cho nước nên cần bắt buộc toàn dân phải học tập đạo đức nhân bản - nhân quả cho thấm
nhuần, để mọi
người dân luôn thấy trách
nhiệm
bổn phận của mình đối với đất nước quê hương; người dân trong nước phải thấy trách nhiệm bổn
phận của
mình là một công dân Việt Nam luôn
lấy
đạo đức nhân bản - nhân quả làm
cuộc sống
cho mình thì mới xứng đáng là người công
dân
Việt Nam.
KẾT QUẢ VÀ ÁP DỤNG: Một đất nước
độc lập có chủ quyền thì việc đào tạo nhân tài
rất
cần thiết để có người thừa kế gánh vác đất
nước.
Nhờ có những nhân tài thì đất nước ngày
một thêm giàu mạnh. Muốn được vậy thì Bộ
Giáo dục - Đào tạo phải quan tâm
nền đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm
khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh lên
hàng đầu trong
các
môn
học. Bởi
vì người có tài
mà
không có đức thì đất nước không sử dụng những
người đó được, vì có sử dụng những hạng người
này
thì nạn tiêu cực ăn lo hối lộ sẽ không thể tránh khỏi trong nước.
Ngược lại,
người
có đức nhưng không có tài thì những người này
có thể còn sử dụng được.
Tuy không tài nhưng có đức thì hướng dẫn họ làm
việc gì thì họ làm việc rất
đúng đắn nên mình được
an tâm
hơn, ví dụ họ
làm
việc không gian xảo, dối trá,
không lừa đảo lãn công, v.v...
Người có đức bao giờ cũng được trọng dụng hơn người có tài, nên “đức thắng
tài” là vậy. Bởi
vậy
đạo đức rất quan trọng, các con cần phải tu
tập và rèn luyện đạo đức để trở thành người có đạo đức thật sự, vì đạo đức sẽ đem lại sự bình
an, yên vui cho mình, cho mọi người và cho
muôn loài vạn vật. Sự sống trên hành tinh này
thì đạo
đức
nhân bản - nhân quả là duy nhất
không có pháp nào sánh kịp.
ĐOẠN2: “Trong số ấy
không thiếu trai tài, gái sắc,
họ
sống trong nhà dân và được thương
yêu
như con cháu trong gia đình”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Hiếu Sinh Yêu Quê Hương, Tổ Quốc nên đối xử nhau như Tình
Thương Gia Đình
Ý Hành, Thân Hành, Khẩu Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Trong chiến tranh,
thanh niên và thanh thiếu
niên nam nữ được Nhà nước cho đi học tập thì họ xem nhau như tình đồng
đội, như anh em trong một nhà.
Vì
thế họ thấy trách nhiệm bổn phận
học tập để ra
chiến trường đánh giặc. Ra chiến trường đánh giặc thì
sự
sống chết như chỉ mành treo chuông. Ngày nay còn sống nhưng ngày mai chết không chừng, cho nên họ rất yêu thương nhau, yêu thương nhau
hơn
anh
em ruột thịt trong
một
nhà.
Họ
là những chiến
sĩ chiến đấu cho
quê
hương Tổ quốc, nên họ ở đâu đều được nhân dân xem họ như con cháu trong gia đình.
Các con có biết không? Làm những gì mang
đến
ích lợi cho mọi người, mọi nhà tức là làm
lợi ích cho dân, cho nước thì các
con sẽ được sự
giúp đỡ và ủng hộ của mọi người. Vì thế các con
học
tập và
áp dụng đạo đức nhân bản - nhân quả vào đời sống hằng ngày thì các con sẽ không
làm
khổ mình, khổ người và khổ tất cả muôn loài
chúng
sinh. Và
chính
đó là những
hành
động sống làm lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Vì thế các
con
sẽ được sự thương yêu
giúp đỡ của mọi người.
Cho nên
đạo đức nhân bản - nhân quả rất cần thiết
cho sự sống trên hành tinh
này. Có
sống đúng đạo đức thì mới thấy thật sự chân hạnh phúc của cuộc sống loài người.
KẾT LUẬN VÀ ÁP
DỤNG: Chúng ta ai
cũng biết đạo đức nhân
bản - nhân quả
là 5 đức hạnh và 10 điều lành, nó sẽ chuyển đổi 5 tai nạn
thành 5 phước báu lớn; 10 bệnh tật khổ đau thành 10 điều an vui hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Vì thế, làm người muốn được
an vui và hạnh phúc thì phải cố gắng khắc
phục sống cho bằng được đạo đức ấy mà đức Phật đã dạy.
ĐOẠN3: “Họ có
bát cháo ngon, củ
sắn, củ
khoai
lang hay trái hồng ngâm đều cho anh chị
em
ăn ngoài bữa cơm trưa”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Hiếu Sinh Thảo Ăn, tức là
Lợi Hòa Đồng Quân.
GIẢI TRÌNH ÁN: Nếu
trong cuộc
sống mọi người đều sống với ĐỨC HIẾU SINH THẢO ĂN với nhau, có từ bát cháo ngon, củ sắn, củ
khoai lang
hay
trái hồng ngâm đều chia nhau mà ăn thì thế gian này là một Thiên Đàng, Cực Lạc. Đúng vậy, từ miếng ăn mà chúng ta
biết chia sẻ nhau thì ngay đó bản chất
thú vật trong mỗi
người đều được xa lìa.
Đức hiếu sinh thảo ăn
xác định con người và
con
thú không giống nhau. Con thú thì háu ăn, tranh giành hơn thua từng miếng ăn, còn con
người thì thảo ăn, biết chia nhau mà ăn. Thảo ăn
tức
là chia sẻ cho nhau từng sự sống, chứ không
phải có miếng ăn không.
Có
đúng như vậy không các con?
Người háu ăn là người còn mang bản chất
của loài cầm thú. Cho nên đức
hiếu sinh thảo ăn là
một
đức hạnh nhân
bản tuyệt vời. Vì
thế
chúng ta là con người nên phải cố gắng khắc phục tính háu ăn.
Khắc phục tính háu ăn tức là khắc phục bản chất của loài cầm thú, xa lìa bản chất xấu xa đó. Bởi vậy trong đời sống hằng ngày hễ thấy ai còn háu ăn là biết người đó còn mang bản chất của loài thú vật. Có đúng như vậy không các con?
Trong chiến tranh, thanh niên nam nữ cùng
một chí hướng đánh giặc bảo vệ quê hương Tổ
quốc. Cho nên tình đồng đội yêu thương
nhau của họ rất tuyệt vời, vì sự sống sự chết của
họ như chỉ mành treo chuông. Họ thương nhau là phải vì bữa nay sống nhưng
ngày
mai
đâu biết rằng mình sẽ chết, chết
trong chớp mắt, khi bom đạn nổ ai còn, ai mất. Vì thế có cái gì ngon dở
họ
đều chia nhau ăn, không còn để giành ăn một mình. Trong chiến tranh tình đồng đội thật là
tuyệt đẹp.
Đức hiếu sinh thảo ăn là một đức hạnh rất cần thiết
cho
con người. Trong gia đình, anh em,
chị em vì tranh ăn mà chém giết nhau, chẳng
chút lòng thương tâm, nồi da xáo thịt.
Anh em, chị em sống trong một nhà như trâu
trắng, trâu đen cũng vì miếng ăn. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Miếng ăn là miếng tồi tàn, mất đi một
miếng lộn gan lên đầu”. Câu tục
ngữ này nói rất đúng. Người ta
giết
nhau vì miếng ăn, manh
áo, vì danh, vì lợi. Có đúng như vậy
không quý vị?
Xã hội vì miếng ăn mới có trộm cắp, cướp của giết người. Người
giết người
chẳng chút thương đau cũng vì danh,
vì
lợi, nói chung với danh từ bình dân là “MIẾNG ĂN”. Miếng
ăn rất
quan trọng
đấy
quý vị ạ!
Thế giới có chiến tranh nước
này đi xâm
chiếm
nước kia, xương máu con người chết chồng chất như
núi,
như
non,
cũng chính vì
“miếng ăn”. Từ xưa đến nay lịch sử đã chứng minh điều đó.
Đại chiến thế giới lần thứ
nhất và đến
lần thứ hai đã không nói lên được điều này sao? Xương
máu
con người chết lớp lớp
không sao
kể
cho hết. Thật là đau thương!
Đất nước Việt Nam, xương máu của tổ tiên, ông, cha, bác, chú, anh chị em và con cháu của
chúng ta nhiều đời đã nằm xuống dầy đặc lớp
lớp trên mảnh đất này. Từ thời Trưng Vương,
Triệu Ẩu cho đến ngày nay, có chiến
tranh là có người chết, thời nào cũng vậy, chứ không phải chỉ có một số nghĩa trang liệt sĩ mới dựng lên
trong thời kỳ chống chủ nghĩa thực dân Pháp và
đế
quốc Mỹ.
Vì
những cuộc chiến tranh giành
quyền độc lập bảo vệ non sông Tổ quốc nên
xương máu
dân
tộc đã phủ dầy trên quê hương
xứ
sở thân yêu
này.
Bởi vậy chiến tranh đã giết biết bao người chết, máu
xương của loài người đã đổ trên hành
tinh này kể sao cho hết. Con người chết
lớp lớp
như
kiến trùng
vậy,
thế
mà mọi người còn
không thức tỉnh, còn không thấy, không tin, không tìm ra nguyên nhân nào sao?
Tại
sao người
ta
không đặt ra câu hỏi để tự truy tìm cho ra nguyên nhân nào mà con người
lại giết nhau
nhiều như vậy?
Theo tinh thần ưa chuộng thực tế thì nguyên
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!