trong mơ tưởng, chỉ có một người sống không mơ tưởng, đó là đức Thích Ca Mâu Ni, người
Ấn
Độ cách đây
2551 năm.
KẾT LUẬN VÀ ÁP
DỤNG: Nhân quả nghiệp báo có nghĩa là làm ác phải chịu những tai nạn, bệnh tật,
khổ đau và làm thiện thì phải hưởng được những sự may mắn, yên vui, thân không bệnh
đau. Vì thế các con
nên
nhớ lời Phật
dạy
mà cảnh giác từng hành động thân, miệng,
ý:
“Các pháp ác không nên làm và luôn luôn
nên
làm các pháp thiện”.
ĐOẠN 9: “Theo quy luật của đất trời, con
người đó lớn lên và đã có chồng con. Người đẹp ấy cũng đã đi đây, đi
đó
trong và ngoài nước, sống với chồng con đầy hạnh phúc gia đình.
Cho đến nay, người hoa khôi nọ đã có cháu nội, cháu ngoại, đang sống bên ông chồng đã đến
tuổi 90. Còn bà kém ông 13 tuổi. Ông chồng
tuổi cao sức yếu, ốm đau triền miên. Thêm đó,
cả
hai vợ chồng chịu một nỗi bất hạnh vì đứa
con trai duy
nhất đã qua đời”. Câu này
dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Theo
Qui
Luật Nhân
Quả
Các
Pháp Đều Vô Thường.
GIẢI TRÌNH ÁN: Đoạn văn trên đây là từ
tình yêu thương trai gái đi đến hôn nhân, có con
cái rồi cháu nội, cháu ngoại. Chồng 90 tuổi, vợ
77 tuổi, thời gian ấy phải trải qua biết bao nhiêu sóng gió cuộc
đời; biết bao nhiêu gian khổ nuôi
con rồi lại ôm cháu,
sống đến tuổi đó đã lo rầu bao
nhiêu người thân bệnh tật và cũng đã
khóc thương biết bao
người thân đã qua đời.
Cho nên tình yêu thương trai gái đi đến hôn
nhân có
hạnh phúc an vui không, hay tiếp
nhận
một cuộc đời đau khổ mà lạm dụng danh từ HẠNH PHÚC LỨA ĐÔI, chứ lứa đôi có hạnh phúc bao giờ, toàn là sự đau khổ,
thành vợ thành
chồng thì phải lo làm sao có cái ăn, cái mặc rồi nhà ở, lo cho con cái đứa như thế này đứa như
thế khác. Thật là khổ vô vàn, cớ sao lại bảo là
hạnh phúc. Hạnh phúc chỗ nào đâu?
Con người đã bị nhân quả lừa đảo, vì vô minh không thấy nên mới
cho
tình yêu trai gái
keo sơn gắn
bó
không bao giờ quên, cho
đến khi
chết cũng vẫn nhớ nhau mãi mãi, thật ra đó là ngu si, điên dại.
Tình yêu trai gái chỉ là bắt đầu
cho
con đường sinh tử luân hồi, nó là con
đường đau khổ của kiếp làm người.
Theo luật nhân quả thì con người không ai thoát
ra khỏi qui luật
tình yêu trai gái, ngoại trừ
những người học Phật pháp và tu tập chứng
quả
vô
lậu thì họ mới có thế làm chủ và điều khiển qui luật này.
Chỉ có đạo Phật mới nhìn thấu suốt được con
đường tình ái, tức
là
con đường tình yêu thương
trai gái là con đường đau khổ dẫn đến luân hồi
tái
sinh muôn vạn kiếp. Cho nên một
người tu theo đạo Phật mà chưa thông suốt tâm ái dục
này
là chưa thông suốt Phật giáo. Bởi Phật giáo
ra đời vốn chỉ dạy cho
con
người hiểu rõ nguyên nhân khổ đau của con người
là
cái gì? Chân lý TẬP ĐẾ không phải là ÁI DỤC sao?
Ái dục không phải là con
đường tình yêu
thương trai gái sao? Đối với đạo Phật, trai gái yêu
nhau là một sự khổ đau. Người
tu sĩ Phật giáo họ yêu thương mọi người,
mọi loài bình
đẳng như nhau, vì thế họ không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh.
Từ tình yêu trai gái nó không dừng ở đó, mà nó đòi hỏi đi xa hơn, đó là tình yêu thương nhục
dục, từ tình yêu thương nhục dục mới khiến con
người làm
ra biết bao nhiêu tội ác. Có thể làm cha mẹ vẫn
giết
con
như thường
mà báo chí thông tin: Những bà mẹ trẻ nạo móc bỏ thai nhi.
Ai
có vào bệnh viện
Từ
Dũ thì sẽ rõ, ngày nào
cũng có người nạo móc thai nhi, thật là đau xót vô cùng. Nỗi
đau
không những
của riêng ai. Còn nếu để nuôi lớn thì bụng mang dạ chửa, đó cũng là một cách
khổ sở vô cùng, rồi đến khi sinh nở phải chịu khổ đau tận cùng. Do đó người
ta
cầu khẩn Trời, Phật gia hộ: “Mẹ tròn con vuông”. Từ đó câu này trở thành câu tục ngữ.
Thật sự trong đời này, người ta thường nhắc
nhủ người
phụ nữ rất chí tình: “Đàn ông đi biển có
đôi, đàn bà đi biển mồ côi một
mình”. Những câu ca dao tục ngữ như vậy thường nói cái khổ
của người phụ nữ trên tình yêu ái dục. Trên tình
yêu
ái dục người phụ nữ phải gánh chịu trăm
ngàn khổ đau. Từ
tình yêu
đi đến hôn
nhân người
phụ
nữ phải
chiều chuộng
chồng
con,
phải quần quật nặng gánh chuyện
nội trợ, rồi
những chuyện
nghịch ý không cùng một quan niệm sống nhưng phải thầm lặng chịu đựng để
làm vui cửa vui nhà, chứ nào có thật sự vui đâu.
Vả
lại khi có chồng rồi không được tự do như lúc chưa có chồng. Khi có chồng mà tiếp giao với một
người khác
phái trang lứa tuổi như
mình thì coi chừng
chồng ghen tuông. Ghen
tuông thì khó thể nào tránh khỏi bạo lực gia
đình, nếu bạo lực
gia đình không xảy ra thì gia đình cũng lục đục, cơm không lành, canh không
ngon không làm
sao tránh khỏi. Khi xảy ra bạo
lực
gia đình thì có thể đi đến li dị.
Tất
cả những điều khổ đau này người
phụ nữ phải lãnh đủ cả
mọi sự khổ.
Nếu khép mình làm
người vợ tốt trong gia đình thì được yên thân, nhưng không an thân đâu quý vị ạ! Rồi đây bụng mang dạ chửa
nặng nhọc trăm
bề khổ sở, cho đến ngày sinh nở một
chết
một
sống vô cùng đau đớn. Như vậy chưa
hết
khổ đâu, phải suốt ba năm nuôi con cho bú
mớm “tam niên nhũ bộ” phải chịu
dơ, chịu bẩn, ăn không ngon, ngủ không yên giấc,
rồi khi con
đau
ốm bệnh tật thì mẹ khổ trăm bề. Vốn con
người có sức chịu đựng giỏi trong mọi khổ đau,
để
tuân theo qui luật nhân
quả trả vay.
Như vậy chúng ta truy ra nguyên nhân sinh
ra muôn vàn đau khổ của người phụ nữ không
phải là tình yêu trai gái sao?
Đúng là
tình yêu trai gái là
nguyên
nhân sinh ra muôn vàn sự khổ đau. Vậy sao người ta lại yêu nhau? Lại còn gọi người
có tình yêu thương trai gái gắn bó là người có quả tim vàng.
Theo chúng tôi nghĩ không có quả tim vàng mà có
tràn đầy quả khổ đau của kiếp người, chỉ có những người không biết mới chấp nhận tình yêu
trai gái không quên mới gọi là quả tim vàng.
Tại
sao con người không thông minh nhận ra đâu
là con đường khổ, đâu là con đường không đau khổ, chỉ mê mờ ham muốn chạy theo những phút truy hoan sắc dục của tình yêu trai gái
mà phải gánh chịu suốt cả một đời người trăm cay,
muôn ngàn vạn khổ đau?
Biết tình yêu trai gái là trăm cay, muôn vạn sự khổ đau sao mọi người không dừng lại mà cứ lao thẳng vào, để rồi như con cá mắc cạn trên khô. Thật là tội nghiệp!
Đức Phật xác định con người là
vô
minh, tức
là
con người thiếu sự hiểu biết quy luật nhân
quả. Nhưng khi đã chỉ dạy cho họ hiểu biết, giác ngộ được tình
yêu
trai gái là con đường khổ, con
đường tái sinh luân hồi, thế mà họ vẫn không
dừng lại là cớ sao vậy?
Biết rõ nơi đó là hang hùm, rắn độc, nơi đó sẽ giết hại và làm đau khổ con người, thế mà mọi người vẫn chui
vào hang hùm đùa giỡn với
rắn
độc, nhưng khi bị hùm ăn, rắn độc cắn thì than thân trách phận, kêu
Trời kêu Phật.
Thật là đáng thương,
nhưng biết
làm sao
khuyên và
giúp họ.
Bởi
vì
mỗi người
phải tự mình thắp đuốc lên
mà đi, không ai đi thay thế cho mình được.
Đây
là
lời nhắn nhủ của đức Phật đã dạy cách đây
2551 năm, nhưng giá trị lời nói này mãi
mãi không mờ phai trong
lòng người.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: Các pháp đều
vô
thường, không có pháp nào là ta, là của
ta, là
bản ngã của
ta. Vậy
các con còn có những gì mà không buông xả cho sạch, chỉ còn duy nhất là
tâm
bất động trước ác pháp và cảm thọ. Đó là một trạng thái tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
Hãy cố gắng
lên các con ạ! Đời là vô thường, có ai sống mãi với chúng ta đâu, rồi đây mọi người đều theo nghiệp thiện ác mà đi tái sinh luân
hồi. Vậy còn gì nữa mà chúng ta không buông xuống
cho thật sạch. Phải không các con?
ĐOẠN10: “Bà cố vượt
qua nỗi buồn tê
tái
trong lòng mình, nhưng rất vui vẻ, lạc quan”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Vượt Qua Nhân Quả Ý Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Vốn con người có sức
chịu khổ, khi chịu đựng những sự khổ đau thì
gọi
là vượt qua. Nhưng
bảo
rằng
tình yêu
thương gia đình là hạnh phúc, là không khổ đau là không đúng. Bởi
nói đến gia đình là nói đến
mọi
sự
khổ đau đều
tập trung nơi đó, thế
mà con người ít ai tránh khỏi. Con người cứ trai lớn lấy vợ
gái lớn gả chồng như một điệp khúc khổ đau lặp đi lặp lại mãi mãi từ đời này đến đời khác không bao
giờ dứt.
Đúng vậy, quy luật nhân quả sinh tồn
của muôn loài trên hành tinh sống này duy nhất chỉ
có con đường này. Con đường
này
gọi là con
đường tái sinh luân hồi như trên đã nói.
Muốn chấm
dứt tái sinh luân hồi thì tình yêu
trai gái sắc dục phải chấm
dứt, nếu không chấm dứt con đường đau khổ này thì loài
người mãi mãi phải chịu khổ đau muôn đời muôn kiếp.
Khi yêu thương nhau cách xa thì khổ đau, gần
nhau thì lời qua tiếng lại cũng
khổ đau; khi yêu thương nhau bệnh đau phải chăm
sóc cho nhau cũng khổ đau; khi thương
yêu nhau thấy ai thân mật với người mình yêu thương thì sinh tâm ghen tuông tức giận hay buồn phiền, đó là
những
sự
khổ đau.
Khi có con có cháu,
nếu có đứa nào bệnh tật
hay
chết thì nỗi khổ đau lại chồng chất
lên nhau suốt từ
năm
này đến năm khác. Nói đến gia đình ai cũng tưởng nó là hạnh phúc, nhưng nào ngờ
gia đình là cảnh địa ngục trần gian, gia đình là
con đường sinh tử luân hồi. Người có trí hiểu biết gia đình là nghiệp báo theo quy luật nhân quả trả vay
từ
kiếp này
sang kiếp khác. Cho nên gia đình là cái rọ để nhốt mọi người cùng chung
nhân quả để gắn bó cùng chịu khổ đau.
Chính
con đường sinh tử
luân hồi cũng
là
nơi đây như trên đã nói, vì vậy nó là con đường
đau
khổ nhất trên hành tinh sống này. Thế mà mọi người đang sống trên
hành tinh này đều nghĩ tưởng gia đình là hạnh phúc, nhưng khi bước vào thành lập gia đình thì hạnh phúc đâu không thấy, chỉ toàn thấy
muôn vàn thứ
khổ đau, từ
những khổ đau này đến những khổ đau khác,
khổ đau triền miên. Cho đến khi xuôi hai tay đi vào lòng đất lạnh thì lại tiếp tục tái sinh, như vậy làm sao hết khổ được. Bởi
vậy ai là người hiểu được con đường tình yêu trai gái đầy gian
truân khổ ải này và chính ai là người đã vượt
ra khỏi con đường này. Ôi! Con đường nhiều cay
đắng và chông gai.
Từ xưa đến giờ, ai cũng lầm
lạc
tưởng là trai
gái
yêu nhau đi đến hôn nhân là hạnh phúc,
nhưng nào ngờ đó là một lộ trình mở
ra để đưa
con người
đi
vào nghiệp tái sinh luân hồi vô vàn muôn sự khổ đau.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: Vượt qua nhân
quả chỉ là một lời nói suông, vậy bằng cách nào để vượt qua nhân quả?
Phải có phương pháp,
phải có sự tập luyện.
Vượt qua nhân quả có nghĩa là làm
chủ nhân quả, muốn làm
chủ
nhân quả thì duy nhất chỉ có tâm bất động trước các ác pháp và các cảm
thọ. Muốn được tâm bất động trước
các ác pháp và
các cảm thọ thì các con phải triển khai tri kiến giới luật đức
hạnh nhân bản - nhân quả, hằng ngày sống không làm khổ mình, khổ người và
khổ chúng sinh bằng đức hiếu sinh đa hướng. Bất cứ một ác pháp
nào xảy đến đều phải đem lòng yêu thương và tha thứ. Có thực hiện tâm như vậy thì mới tìm thấy sự bất động của tâm.
Sự bất động của tâm chính là sự vượt qua nhân quả hay còn gọi là làm chủ nhân quả. Các con nên nhớ
lời
dạy này, chính nó là
lời vàng từ kim khẩu đức Phật đã dạy trong tạng kinh Nikaya.
ĐOẠN11: “Săn sóc ông chồng vô cùng chu
đáo. Bà lo từng bữa cơm sao cho thích hợp, lo từng giấc ngủ khi thấy chồng trở mình”. Câu
này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Trách Nhiệm Bổn Phận Hiếu
Sinh
Ý Hành, Thân Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Đọc đoạn văn trên đây,
chúng ta mới
thấy hai chữ bổn phận và trách nhiệm
của người vợ, người mẹ thật là trăm ngàn
thứ khổ: phải lo từng bữa cơm sao cho thích
hợp, phải lo sao cho giấc ngủ chồng con yên ổn khi trở mình. Như vậy người phụ nữ làm
hết trách nhiệm và bổn phận
của
mình có khổ không quý vị?
Bởi vậy
một người sáng suốt soi rọi lại
cuộc
sống của mình mới thấy cuộc sống gia đình là
địa ngục, còn ai cho nó là thiên
đàng hạnh phúc
thì đó không thực tế, chỉ là ảo tưởng mà thôi. Bởi vậy người đi tìm sự bình an, hạnh phúc trong lứa
đôi thì không bao giờ có, có chăng
cũng chỉ là giấc mơ, nhưng khi choàng tỉnh là một sự đau khổ ê chề.
Tình yêu trong đôi lứa là
miếng mồi dụ mọi người lọt bẫy sa lưới để rồi chỉ còn biết chịu đựng cho hết cuộc
đời mà thôi.
Nhưng không rõ nó thì kiếp khác lại cũng tái diễn như vậy, nghĩa là khổ đau rồi lại tiếp tục khổ đau
mãi
mãi.
Tình yêu lứa đôi là một định luật đau khổ của loài người muôn đời muôn kiếp mà loài người
mê muội nên xây dựng một nền tảng hạnh phúc
ảo
tưởng, vì thế nó trở thành một truyền thống
duy trì nòi giống. Con người duy trì nòi giống trong lộ trình đau khổ mà không tìm một lộ trình
duy truyền nòi
giống qua con đường
không đau
khổ.
Có một con đường duy trì loài người
mà không phải con đường lứa đôi. Vạn vật được
hợp
duyên để sinh
ra
có bốn cách:
1- Thấp sinh
là những sinh
vật sinh
nơi ẩm thấp.
2-
Noãn sinh là những sinh vật sinh ra trứng, từ
trứng mới nở thành
con.
3- Thai sinh
là những sinh
vật sinh
ra
bằng con.
4- Hóa sinh
là
những sinh
vật sinh
ra
bằng cách tự hợp
các
duyên tạo
thành ra con người.
Ba loại sinh đầu tiên đều phải hợp duyên
sinh ra bằng qui luật nhân quả âm dương (giống đực và giống cái). Dù là cây cỏ cũng phải qua quy luật này. Còn loại sinh thứ
tư thì không qua
quy luật nhân quả âm dương mà bằng Tứ
Thần Túc hợp duyên theo ý thức điều khiển pháp hướng tâm.
Như vậy con
người muốn sinh
nơi không đau
khổ, nơi thanh tịnh thì chỉ có sinh nơi hoá sinh. Hóa sinh ở đây không có nghĩa là biến hóa như mọi người tưởng tượng dùng thần thông biến
hóa, hoặc hóa sinh
như
con
sâu bướm. Sâu
bướm mọc cánh mọc chân thành con bướm
rồi bướm giao hợp sinh ra trứng, trứng nở ra ấu trùng tức
là
con sâu, con sâu
lần lớn lên mọc cánh mọc chân thành lại bướm.
Do
không hiểu, các nhà Đại thừa cho đó là hóa sinh. Như trên đã
nói, bướm giao hợp mới sinh ra trứng, như vậy là bướm sinh ra bằng con đường NOÃN
SINH,
từ sâu
thành
bướm là sự phát
triển của
con
bướm, chứ không phải HÓA SINH.
Một
người tu hành đúng chánh pháp của Phật, tâm tham, sân, si, mạn, nghi đã xa lìa và
diệt hẳn, nên không còn tái sinh theo ba con đường THẤP SINH, THAI SINH và NOÃN SINH. Ba con đường đi
tái
sinh này do nghiệp lực nhân quả tương ưng chiêu cảm, chứ
con người không có quyền điều khiển sự tái sinh
này.
Vì
thế trai gái yêu nhau là một quy luật
nghiệp báo của nhân quả mà tất cả
các loài hữu tình hay vô tình đều bị lực hút tương ưng đi tái sinh, chứ không người nào có được
quyền làm chủ tái sinh luân hồi. Vì thế người nào muốn
làm chủ tái sinh luân hồi thì phải tu hành chứng quả A La Hán. Người chứng quả A La Hán mới
có Tứ
Thần Túc. Nhờ có
Tứ Thần Túc
con
người mới đủ năng lực hợp các duyên rồi mới hoá sinh.
Nhưng
đối
với người tu
chứng quả A La Hán, họ lại không bao giờ
hóa sinh. Khi bỏ thân
nghiệp tứ đại này họ sẽ vào Niết Bàn vĩnh viễn.
Vì hóa sinh vẫn còn mang thân tứ đại, mà thân
tứ
đại là pháp hữu vi, mà pháp hữu vi phải chịu
luật vô thường. Vì thế người tu chứng quả A La
Hán
không ai còn muốn tái sinh trở
lại đời này
nữa. Đức Thích Ca Mâu Ni đã nói: “Ta chỉ còn
một đời này nữa mà thôi”.
Có người bảo rằng,
nếu ai
cũng tu
hành
chứng quả A La Hán hết thì trên hành tinh này
sẽ
không còn có con người nữa. Lời
nói này không đúng, vì loài người không thể chấm
dứt
trên hành tinh này được, khi môi trường sống vẫn
còn thì luật nhân quả
vẫn còn chi phối vạn vật. Cho nên luật nhân quả vẫn
còn
thì quy luật sinh diệt của nhân quả vẫn còn, mà quy luật nhân quả sinh diệt vẫn còn thì tái sinh luân
hồi
phải theo ba đường: thấp sinh, thai
sinh và noãn sinh.
KẾT LUẬN VÀ ÁP
DỤNG: Làm người ai
cũng có trách
nhiệm và bổn phận, nhưng trách
nhiệm và bổn phận của mỗi người dù nam hay nữ đều phải sống có đạo đức, nhờ sống có đạo đức mới
đem lại sự bình an, yên vui cho mình,
cho mọi người và cho mọi vật.
Vì
vậy các con nên biết: Chính trách nhiệm và bổn phận đạo
đức
của con người là trên
hết, không có trách
nhiệm bổn phận nào
ngoài đạo đức các con ạ!
Con
người lấy
đạo
đức làm cuộc sống
là trách nhiệm và bổn phận đúng đắn nhất cho sự
sống trên hành tinh này.
ĐOẠN 12: “Đây là đôi vợ chồng có duyên
nợ
với nhau, ăn ở với nhau suốt đời”. Câu này
dạy
đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Nhân
Quả Nghiệp Báo Nhiều Đời.
GIẢI TRÌNH ÁN: Đoạn trên đây nói: “Đây
là
đôi vợ chồng có duyên nợ với
nhau, ăn ở với nhau suốt đời”. Đời sống con người nghe nói câu này cho là hạnh phúc,
nhưng không đâu quý vị ạ! Quý vị cứ xét xem,
đôi vợ
chồng có duyên
nợ ăn đời ở kiếp, đó là một điều người ta tưởng
rằng tốt của cuộc
đời mà mọi
người ai cũng mong muốn được
như vậy. Nhưng xét cho cùng,
hai
người sống chung nhau như vậy họ có rất nhiều sự đau
khổ, chỉ vì
họ
không lưu ý mà thôi, chứ lưu ý họ sẽ thấy rõ hơn. Nếu hai vợ
chồng li
dị
chia lìa
họ
sẽ có những sự đau khổ trong li dị chia lìa, còn không li dị chia lìa họ lại có những điều khổ trong không li dị chia lìa. Cho nên đức
Phật dạy: “Đời là biển khổ”, nhưng mấy ai lưu ý, cứ khổ mặc khổ, nên luôn luôn lúc nào cũng sống trong khổ, ngày nào cũng khổ, giờ nào
cũng khổ, mọi người lấy cái khổ làm niềm vui.
Vui trong
đau
khổ là vui chỗ
nào
đâu quý vị?
Bởi vui và khổ là hai mặt của cuộc đời, có vui thì không có khổ, có khổ thì không có vui,
cho nên nói lấy khổ làm
vui là không đúng,
nhưng chấp nhận chịu đựng khổ để sống thì
đúng. Cười ra nước mắt, đó là cuộc sống của con người.
Người ta thường bị tâm mình lừa gạt đời sống lứa
đôi là hạnh phúc, vì thế họ không biết,
không thấy đời là khổ đau, là con đường tái sinh luân hồi, nên trai gái lớn lên đều bắt đầu yêu
thương nhau, yêu thương nhau để
chịu khổ, để
làm
tất cả tội ác.
Người ta
gọi
là
hạnh phúc chứ nào tìm đâu ra hạnh phúc. Chúng ta phải biết con đường trai gái yêu nhau là con đường đau khổ nhất của
cuộc đời. Lời
nói này có đúng không quý vị? Quý vị cứ nhìn xem có đôi vợ chồng nào là hạnh phúc thật đâu, chỉ là ảo tưởng, từ cái khổ này
chưa dứt sẽ
tiếp nối cái khổ
khác, khổ chồng lên lớp lớp trùng trùng.
Ví dụ: Khi còn sống độc thân chưa lập
gia
đình thì khi đau chỉ có một mình, thì cái khổ
cũng có một
mình, còn khi có hai người thì
chồng đau hay vợ
đau thì cả hai người
đều khổ.
Người đau cũng khổ,
người không
bệnh
đau cũng khổ, khổ vì lo rầu, khổ vì phải chăm
sóc
thuốc thang cho người bệnh,
do
đó ăn không
ngon, ngủ không yên, v.v... Tất cả những điều
này
không phải khổ sao?
Khi
còn
độc
thân chỉ có
một ý kiến nên
không có sự tranh cãi bất đồng, nhưng khi có hai người thì có hai ý kiến. Có hai ý kiến thì có
sự
bất đồng ý, mà có sự không đồng ý là có sự
tranh cãi, mà có sự tranh cãi là không có sự bằng lòng, không có sự bằng là có sự phiền não
tức
giận. Có sự phiền não tức
giận là có sự đau
khổ phải không quý vị?
Khi sống độc thân thì không có sự sinh con đẻ cái, sinh con đẻ cái không phải là sự đau khổ sao?
Để minh chứng sự đau khổ của tình yêu lứa
đôi qua bài: “ƯỚC MƠ”. Hai chữ ước mơ tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng biết bao khát vọng của mỗi con người. Sống trên đời, ai cũng lựa
chọn cho mình một ước mơ để vững bước
trong
cuộc
sống và định hướng tốt đẹp cho tương
lai. Nhưng ước mơ không chỉ đơn thuần là làm
thế
nào để có nghề nghiệp ổn định cho riêng
mình,
mà còn là khát vọng, là mong muốn được sống trong một gia đình hạnh phúc.
“Hồi nhỏ,
mỗi
khi nhắc đến ước mơ là tôi lại
mong sao có một ngày nào đó có thể được bay lên
bầu trời để tận mắt thấy những vì sao, được thấy
chị Hằng trên
cung trăng. Nhưng dần lớn lên, tôi mới biết đó chỉ là ảo tưởng và giờ
đây
ước
mơ lớn nhất của tôi là được sống trong một
gia đình hạnh phúc. Có lẽ đối với tôi như thế là quá đủ rồi.
Sinh ra, tôi được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ và chị tôi.
Tôi
nghĩ số phận
của mình quá may mắn. Nhưng càng lớn lên tôi mới hiểu rằng mặc dù được cha mẹ yêu thương
chiều chuộng, nhưng cuộc sống gia đình tôi không được hạnh phúc. Ngày
nào cũng vậy, cứ tối đến ba mẹ tôi cãi nhau. Có khi
vì
bố tôi uống
rượu say về
phá tung đồ đạc.
Mỗi
lần như thế là
hai chị em tôi chỉ biết
khóc,
không dám can
ngăn. Cứ như thế tuổi thơ
trôi qua trong những
nỗi đau về tinh thần,
nhưng cha
mẹ tôi không
biết, họ cho rằng cuộc sống như vậy đã đủ với chị em tôi. Có
những đêm tôi khóc
thầm, mong
sao cha mẹ có thể hiểu được tâm trạng của tôi
và van họ đừng tiếp tục
cãi nhau nữa. Nhưng có lẽ
sự
thật quá bất công. Tôi mong sao mình có
thể
biến thành
một vì sao lấp lánh trên bầu trời,
có lẽ như vậy thì
tôi không phải nghe cha mẹ
xích
mích cãi nhau và tôi không phải khóc nữa. Nước mắt rồi cũng có ngày khô cạn và đôi khi
nước mắt không thể giải quyết
được sự việc. Tôi biến thành một vì sao hay một vật vô tri nào thì đó cũng
chỉ là ảo ảnh.
Giờ đây tôi đã lớn, thời gian đã trôi qua, tất
cả
vạn vật đã thay đổi, nhưng cuộc sống gia đình tôi vẫn ở con số 0. Nhiều
lúc tôi tự nghĩ tại sao cái ước mơ nhỏ bé đó lại không thể trở
thành hiện thực? Tại sao những bậc làm cha làm mẹ không nghĩ rằng những sự việc mà họ
làm đã gây
tổn thương chính con của họ. Người
ta thường nói:
Tôi
sẽ
không
lo nghĩ,
tôi sẽ
không mơ tưởng những ý nghĩ kỳ quái mà chính
tôi cũng nghĩ như vậy. Tuy tôi đã lớn, nhưng
một khi vào nhà các
bạn chơi thấy
cha mẹ bạn thật hạnh phúc tôi lại muốn khóc, nhưng khóc để làm gì khi sự thật không thể thay đổi mặc dù
nước mắt tôi đã cạn khô... ”
Nguyễn Thị Thu Thảo
Đọc qua đoạn văn trên, chúng ta
xét
thấy tình
yêu
trai gái đâu có gì là
hạnh phúc, mà toàn là
khổ đau, đứng bên ngoài
tưởng
là thiên đàng, không ngờ
khi bước chân vào mới thấy đó là
địa
ngục. Địa
ngục không của riêng ai, có đúng
không quý vị?
Con người vì tâm ái dục làm mê mờ lý trí
nên
cứ ngỡ tưởng trai gái yêu nhau là hạnh phúc.Yêu nhau mà cha mẹ đôi bên không bằng lòng thì đó nỗi khổ đau vô cùng vô tận của
trai
gái, còn yêu nhau mà cha mẹ đôi bên chấp nhận
thì lại có cái khổ khác… Cái khổ của sự ràng buộc hôn nhân, của cả hai gia đình cha
mẹ đôi bên, đó là một chùm nhân quả khổ đau. Cái gì đến rồi phải đến theo trình tự của nghiệp báo
nhân quả mà con người không thể làm chủ và
lường trước được, chỉ có đương đầu và chịu đựng đời đời kiếp kiếp nối tiếp nhau mãi mãi
như ngọn đuốc. Ngọn đuốc này vừa tắt thì ngọn
đuốc khác tiếp nối cháy lên vô lượng kiếp khổ
đau.
KẾT LUẬN VÀ ÁP
DỤNG: Nhân quả nghiệp báo như các con đã học, nó không tha
cho một người nào cả khi các con làm điều ác.
Vì biết rõ nhân quả nghiệp
báo
như vậy
thì
trong cuộc sống hằng ngày các con phải cẩn
thận, mỗi việc làm, lời nói phải suy nghĩ chín chắn rồi mới làm và nói, chứ không được dục
ăn, dục nói như trước kia nữa.
Các
con đã học đạo đức thì phải áp dụng đạo
đức
vào cuộc sống để không có nhân quả nghiệp báo nào tác động các con được. Các con nên nhớ kỹ lời dạy này.
ĐOẠN 13: “Năm nay tuy tuổi đã xấp xỉ gần
80, nhưng bà lại gặp một tin vui bất ngờ. Sau
55 năm, bà tìm được địa chỉ của người mình mong đợi. Người bà yêu không ai khác là bạn
học cùng trường”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Nhân Quả Nghiệp Báo Tình Yêu
Trai Gái Ý Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Từ lúc tuổi còn trẻ, bây
giờ tuổi đã 80 thế mà
tình yêu vẫn chôn
chặt
trong lòng chưa dám hở môi nói với ai, ngay cả
chồng con cũng chẳng dám thổ lộ. Như vậy tình
yêu thương trai gái thuở ban đầu đã ghi đậm vào tâm hồn một nỗi lòng thương nhớ
không quên. Nguyễn
Du
nói:
“Nỗi
riêng riêng những bàng hoàng,
Khối tình chết xuống
tuyền đài chưa tan”
Tuy đã có chồng con, cháu,
chít
và
chắt, nhưng mỗi
khi nửa đêm canh khuya thanh vắng còn lại một mình thì lại nhớ mối
tình đầu năm
xưa, khi nhớ nhau làm sao tâm hồn không ray rứt. Bởi vậy tình yêu thương trai gái là khổ. Tình yêu
thương ấy là tình yêu thương
lãng
mạn.
Nguyễn Du đã nói đến sự đau khổ day dứt
của tình yêu ấy bằng câu thơ
rất hay và rất đúng tâm
lý
con người: “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ
lòng”.
Bà cụ già này cũng vậy, trên
55
năm, có chồng, con, cháu, chít
và chắt, thế mà mối tình
đầu
vẫn chưa tan. Một nỗi nhớ thương đeo đẳng
cho đến khi chết tình yêu của bà cũng không quên. Đúng là bà, người
rất
chung tình, nhưng
đối với chồng thì bà không phải là người chung
thủy.
Khi chưa có chồng, có vợ, còn là một cô gái,
một chàng trai thanh niên thì yêu thương người
nào cũng được, nhưng không nên yêu thương
những người có vợ hay những người có chồng,
vì
yêu thương như vậy là phá hoại gia đình và
làm
tan cửa nát nhà người khác.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!