đừng xâm chiếm nhau, chỉ nên đem lại sự bình
an
và an ủi cho nhau. Được như vậy, tình yêu trai gái không khác gì tình yêu quê hương, Tổ quốc, vì tình yêu quê hương
Tổ
quốc là đem lại sự ích lợi cho dân tộc, cho nước non. Tình yêu thương như vậy là nguồn an ủi cho mọi người,
và
nhất là
cho
những người bất
hạnh trong xã
hội. Yêu thương không thể chỉ là lời nói suông, lời nói suông là chẳng yêu thương gì cả. Yêu thương phải biến ra hành động mới thật sự là yêu thương.
Đây, chúng ta hãy đọc “CHIẾC HỘP YÊU THƯƠNG” mà suy ngẫm tình yêu thương trong sạch và hồn nhiên, vô tư, chứ không phải thứ tình
yêu
lợi dụng nhau:
“Gia đình Linna rất nghèo.
Mẹ
Linna mất sớm và ba của cô
bé
ở vậy, cảnh gà trống nuôi con. Cuộc sống hai cha con rất khó
khăn
nên mọi thứ phải tằn tiện lắm mới có đủ tiền cho cô bé đến trường.
Bé
Linna đã sớm ý thức được sự
vất
vả của ba nên cô rất ngoan và biết tiết kiệm
mọi thứ trong
sinh hoạt.
Mới sáu tuổi,
nhưng Linna phải làm gì để có món quà sinh
nhật tặng ba mà không tốn kém. Và đó là lý
do
ba của đứa bé đã mắng con gái mình
vì lãng phí. Tiền
bạc eo hẹp, cho
nên người cha nổi giận khi cô bé cắt những tấm
giấy bao tập làm từng mảnh nhỏ chỉ
để
trang trí
một chiếc hộp giấy. Hôm sau, cô bé mang chiếc hộp đến bên ba và nói: “Con tặng ba, chúc
ba sinh
nhật vui!”.
Ba của Linna vì cơn
giận dữ của mình hôm trước,
nhưng rồi lại ngạc nhiên khi ông mở hộp ra chẳng thấy gì. Ông mắng con gái. Cô bé ngước nhìn cha, nước mắt rưng rưng: “Ba ơi! Đó đâu phải là chiếc hộp không. Con đã thổi
đầy
những nụ hôn trong đó để tặng ba!”. Người
cha
giật mình, ôm cô con gái nhỏ vào lòng, hai
hàng nước mắt chảy
dài trên má và ông xin lỗi
con.
Ít lâu sau, Linna qua đời trong một tai nạn.
Gần chục năm mà người cha vẫn giữ khư khư chiếc hộp bên cạnh. Mỗi khi không vui, ông mở
chiếc
hộp ra và tưởng tượng những nụ hôn của con gái bé
bỏng đang bay
lên
má của ông, rất
ấm
áp”.
Trên đời
này có tài sản nào quý giá hơn
những chiếc
hộp chứa đầy tình yêu thương như thế!
Ân Nam (theo Valuable Box)
Tình yêu thương như cháu bé Linna là một thứ tình yêu thương trong sạch, thanh cao và vô
tư.
Sống trên đời này chúng ta hãy
giữ gìn tình
yêu
thương trong sạch
ấy,
dù trai hay gái có yêu
thương nhau thì đừng bước vào tình nhục dục vì nó sẽ làm mất giá trị thanh cao, vô tư trong sạch
của tình yêu thương. Vì tình nhục dục ô trược
bẩn
thỉu là một loại tình cảm thấp hèn, lợi dụng,
xâm
chiếm gây ra nhiều khổ đau.
Tình trạng hiện giờ người mẹ
giết con trong
trứng nước, đó là con người mất hết tình yêu thương của người mẹ, chỉ còn biết tìm cách
thỏa mãn tình nhục dục. Vì tình nhục dục mà họ bày
ra nhiều cách ngăn ngừa hoặc phá thai bằng bao cao su, bằng thuốc thang hoặc bằng cách cột, đốt, v.v... Và cuối cùng thì bằng
cách
phẫu thuật,
nạo, móc
bỏ thai nhi một cách ác
độc. Làm mẹ
sao
nỡ tâm giết con mình như vậy. Phải không quý vị?
Vậy mà còn có những người mẹ đánh con cho đến chết. Thật là loài ác quỷ, chứ con người
ai
mà nhẫn tâm đánh con đến chết được như
vậy, loài thú còn
không nỡ ăn thịt con.
Đây là một tin tức đã đăng trên báo Tuổi Trẻ, thứ năm 27/12/2007, “BÉ TRAI 5 TUỔI BỊ MẸ RUỘT ĐÁNH ĐÃ TỬ VONG”:
“Sau 5 ngày hôn mê, phải phẫu thuật
cấp cứu, thở máy và chăm sóc đặc biệt tại
khoa hồi
sức ngoại
thần kinh Bệnh viện
Chợ
Rẫy. Khoảng
12h20
ngày 26/12,
bé Phạm Huy Hoàng 5 tuổi
(xã Bình
Hưng,
huyện Bình
Chánh, TP HCM) đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện.
Như Tuổi Trẻ đã thông tin, khoảng 21h ngày
21/12, bé Hoàng được những người hàng xóm
tốt bụng đưa đến
Bệnh
viện Chợ
Rẫy
cấp cứu trong tình trạng có nhiều vết
bầm tím trên mặt,
đầu, đã hôn mê vì mẹ ruột đánh đập tàn
nhẫn.
Kết
quả chụp CT scan sọ não cho thấy Hoàng bị chấn thương
sọ não, có máu tụ dưới màng cứng
bán cầu bên trái với biểu hiện phù não mê sâu.
Tại cơ quan điều tra, Phạm Thị Mai, mẹ của
bé
Hoàng, lúc
13h ngày 21/12, vì tức chuyện
bé Hoàng không nghe lời mình nên đã dùng vá
múc canh, nồi gang, bình ga mini, bình xịt
muỗi... đập tới tấp
vào đầu, lưng Hoàng để
“dạy dỗ”. Đến 20h cùng ngày, thấy bé Hoàng
ói
mửa mê man, Mai nhờ người đưa bé đi
cứu cấp...”
L.TH.H.
Người mẹ sao nỡ nhẫn tâm đánh con đến
chết như vậy. Ngày xưa, ông bà dạy con cháu
nếu
đánh con thì đánh mông chúng, chứ không được đánh bất
kỳ nơi
đâu hết,
khi đánh phải bắt chúng nằm xuống, đánh một, hai roi mây
mà thôi, chứ không được đánh bằng cây,
gậy, gộc,
v.v... Còn bây
giờ người ta
đánh
trẻ
con ghê quá. Lòng yêu thương của người mẹ, của con người
ở đâu, họ đã đánh mất
rồi. Những trẻ con thơ
ngây vô tội, thế
sao ai nỡ nhẫn tâm đánh đập cơ
thể ra nông nỗi này.
Thật là xót xa thương cảm vô cùng.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: Là con người thì lòng thương yêu là đạo đức nhân bản thứ nhất của loài người, nếu con người không có lòng yêu thương là loài ác quỷ chứ không phải
là con thú
vật, vì con thú
vật cũng còn biết
thương yêu, cũng
biết che chở đùm bọc lẫn
nhau. “Thố tử hồ bi”, hoặc: “Một con ngựa đau
cả
tàu không ăn cỏ”. Chúng ta là con người
phải tập rèn
luyện đức hiếu sinh, chỉ có đức hiếu
sinh mới đem lại
sự bình
an
cho
mình, cho người và cho
tất
cả loài vật;
chỉ có đức hiếu sinh mới
đem
lại cho bản thân, gia đình và xã hội sự
an vui. Cho nên đức hiếu sinh là đệ nhất pháp ban vui, cứu khổ, phò nguy, v.v... là một vị thần hộ mệnh cho mọi người, mọi nhà. Vì vậy các
con nên nhớ lời dạy này: “Trên đời này không
có gì
quý
hơn lòng
yêu
thương
mình,
yêu thương mọi người và yêu thương tất cả chúng sinh”.
ĐOẠN 31: “Thật là
hạnh phúc! Vì
hạnh phúc đó mà có đêm không ngủ được,
đành gọi
điện thoại và xin phép nàng qua không gian gởi đến
mái tóc bạch kim của nàng một nụ hôn đầy những giọt nước mắt vui.
Nàng nói em nhận
ngay! Nhận ngay! Nhận ngay... với tiếng cười
trong trẻo lạc quan đã làm cho tôi quên mất đi tuổi gần 80 mà có thêm niềm vui cuộc sống”.
Câu này
dạy
đạo đức gì?
ĐÁP
ÁN:
Thiếu
Đức Chung
Thủy Khẩu
Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Ở đây nói về đạo đức, cho nên đoạn văn trên đây xác định ông cụ, bà cụ
này
thiếu đức thủy chung, tức là ngoại tình.
Đức chung thủy không cho phép một người có chồng, có vợ mà còn chia sẻ tình yêu thương
ấy
cho người khác, huống là ông cụ kia nói
trong điện thoại gửi nụ hôn, bà cụ liền nhận
ngay với một nỗi vui mừng, những hành động ấy thật là
lỗi đạo
gia đình. Như
vậy trong lời nói
hân hoan, trong hành động vui mừng như một chàng
trai
mới
lớn, như cô thiếu nữ tuổi
mới
16 xuân xanh thì thật là không còn chỗ nào phê
bình cụ ông, cụ bà này. Biết
rằng mối tình này
quá keo sơn gắn bó, nhưng tình cảm
như vậy là lỗi đạo. Vậy
mà duyên hôn nhân không có để rồi
cụ
ông có vợ, cụ bà có chồng, thật là đau khổ biết chừng nào. Phải không quý vị?
Thà
đừng lập gia đình, mà
đã lập gia đình thì đừng lỗi đạo, khi đã
lập gia đình thì phải giữ gìn trọn vẹn mới gọi là tình chồng nghĩa vợ, còn
tình cảm đối xử với nhau như vậy thì làm sao tình chồng
nghĩa
vợ cho trọn đầy. Nếu
cụ bà, cụ
ông kia mà
biết được thì không khỏi buồn lòng, không khỏi nghĩ rằng chồng
hay vợ mình
không
còn thủy chung
nữa.
Nghĩ như vậy
nỗi đau
ấy sẽ
mãi
mãi trong lòng cho đến ngày chết
cũng không tan.
“Nỗi
riêng, riêng những bàng hoàng
Dầu chông trắng dĩa, lệ tràn thấm
khăn”
Để chứng minh cho một mối tình chung tình
và
thủy chung, mời
quý vị đọc câu chuyện “VÍ TIỀN”:
“Vào một ngày lạnh giá, đang trên
đường về
nhà, bỗng tôi phát hiện một chiếc
ví ai đó đánh
rơi. Tôi nhặt lên và mở ra xem. Trong đó chỉ có
3 đôla và một bức thư đã bị nhăn nhúm, dường như nó đã được để trong ví rất lâu rồi, phong bì
đã rách nhưng tôi có thể đọc được địa chỉ của
người gửi. Tôi mở
thư ra, hy
vọng tìm được một
vài manh mối. Bức thư được viết năm 1924, chữ
viết
trong thư là chữ con gái, ở góc phải lá thư màu xanh nhạt này có một bông hoa nhỏ. Đây
là
một “bức thư tuyệt tình” viết
cho
Maiker. Người viết nói, vì mẹ cô ấy ngăn cấm nên cô ấy không thể gặp lại Maiker.
Cô ấy viết, cho dù thế
nào cô ấy vẫn sẽ yêu anh ấy, cuối thư ký tên Hana.
Đây
là
bức thư tình cảm và buồn, nhưng
ngoài cái tên Maiker ra tôi không thể xác định
chủ nhân của chiếc ví là ai. Tôi hỏi đài thông
tin, mong rằng nhân viên ở đó có thể tra được
số
điện thoại của Hana qua địa chỉ trên thư.
Nhân viên ở đó kiến nghị với người phụ trách
của cô ấy, một
lúc sau, người đó nói: “Ồ, chúng
tôi có số điện
thoại của địa chỉ đó, nhưng tôi
không thể cho bạn”.
Cô ấy nhã nhặn nói với tôi, cô ấy sẽ
gọi điện
thoại đến trước để xin phép: “Nếu bà ấy không đồng ý thì tôi sẽ liên hệ sau”.
Mười phút sau, người phụ trách
quay lại
nói
với
tôi: “Có một phụ nữ muốn nói chuyện với
bạn”. Tôi hỏi
người phụ nữ ở
đầu dây bên kia, phải chăng cô
ấy quen một người tên là Hana. Cô ấy ngạc nhiên nói: “Ồ! Chúng tôi đã mua
lại
căn
nhà này, con gái của gia đình họ tên là Hana, nhưng chuyện này cách đây 30 năm rồi!”
“Chị
biết nhà đó bây giờ ở đâu không?”. Tôi
hỏi.
“Tôi nhớ vài năm trước
Hana đưa mẹ cô ấy
tới
một viện dưỡng lão”, cô ấy nói: “Nếu như
cô
liên hệ với bà ấy, có thể cô sẽ biết Hana ở đâu”. Cô ấy cho tôi biết tên của
viện dưỡng
lão. Tôi gọi điện thoại tới đó, một người phụ nữ nói
với
tôi bà ấy đã qua đời mấy năm trước
rồi, nhưng họ đã cho tôi số điện thoại Hana. Tôi
cảm
ơn và
tiếp tục nhấn
điện thoại gọi cho
Hana. Hana giải thích
bấy giờ bà ấy cũng đang ở trong viện dưỡng lão. Tôi nghĩ mình thật là ngớ ngẩn, vì
sao phải phí sức đi tìm một chủ
nhân của chiếc
ví chỉ có 3 đôla và một bức thư
đã
được viết gần 60 năm rồi?
Tuy vậy, tôi vẫn lái xe đến viện dưỡng lão,
lúc
đó
là 10 giờ tối rồi. Cô y tá và người bảo vệ trực đêm đang đợi tôi ở cửa. Chúng tôi lên tầng
3 của tòa nhà. Trong phòng khách, cô y tá giới
thiệu tôi với Hana. Đó là một bà lão hiền hậu,
nét
mặt tươi tỉnh. Tuy mái tóc đã bạc hết, nhưng
bà
rất nhanh nhẹn và minh mẫn. Tôi kể với bà
ấy
về chuyện chiếc ví và cho bà xem thư. Bà
nhìn góc bên phải lá thư và thở dài, rồi nói: “Cô bạn trẻ, bức thư này là mối
liên hệ cuối cùng của tôi và Maiker”. Sau đó, bà ấy nhìn đi
chỗ khác như để trấn tĩnh lại và dịu dàng nói:
“Tôi rất yêu anh ấy, nhưng khi đó tôi chỉ có 16
tuổi,
mẹ tôi thấy tôi còn quá nhỏ. Ồ, anh ấy
rất
là tuấn tú, trông giống diễn viên Vanally”.
“Vâng”, bà tiếp
tục nói: “Maiker là một người rất tốt, nếu như cô tìm được anh ấy, hãy nói với anh ấy tôi luôn luôn nghĩ về anh ấy
và...” Bà ngừng lại một lát,
cắn chặt môi, nước
mắt bắt đầu rơi xuống. “Tôi vẫn chưa kết hôn,
tôi nghĩ không có ai bằng Maiker!”.
Tôi cám ơn Hana và
từ
biệt bà ấy, tôi đi thang máy xuống tầng
một. Khi tôi ra đến cổng, người bảo vệ hỏi: “Bà già ấy có giúp chị được gì không?”. Tôi
nói rằng bà ấy
đã
cho tôi một vài manh mối:
“Ít nhất tôi cũng biết được một chút
về họ, nhưng
tạm thời tôi sẽ gác lại chuyện này, vì tôi đã mất
đúng một ngày để hỏi ra chủ nhân của chiếc ví
này”. Tôi đưa chiếc ví đó ra. Đó là chiếc ví da
màu đỏ và có đai màu nâu giản dị, không có
hoa văn. Khi
người bảo vệ nhìn thấy nó, ông ta nói: “Ồ, đợi một chút!
Đó là ví của ông Golds. Bất kể nó ở nơi đâu, chỉ cần nhìn thấy cái
màu
đỏ
tươi đó là tôi
có thể nhận ra ngay. Ông ấy
luôn đánh rơi nó, tôi đã từng ba lần phát hiện ra nó ở trong phòng”.
“Ông Golds là ai”, tôi hỏi, tay bắt đầu run run.
“Ông ấy là một ông già ở tầng
8,
nhất định
đó
là ví của ông Maiker Golds, chắc ông ấy làm
rơi
khi đi dạo”. Tôi cảm ơn người bảo vệ, rồi
chạy
nhanh lên
phòng làm việc
của y sĩ, kể với cô ta những lời của người bảo vệ.
Chúng tôi đi thang máy lên tầng
8, tôi thầm cầu nguyện
Golds chưa đi ngủ. Lên đến nơi, cô y sĩ nói: “Tôi nghĩ ông ấy đang ở trong phòng khác. Ông ấy thích đọc sách vào buổi tối. Đó là một ông
già đáng yêu”.
Chúng tôi bước vào trong căn phòng duy chỉ
có
một bóng đèn, ông đang xem sách. Cô y sĩ
bước đến và hỏi ông ấy
có bị mất ví tiền không?
Golds ngạc nhiên ngẩng đầu lên,
sờ
tay vào túi sau:
“Ồ, không thấy nó!”
“Chị này nhặt được một chiếc ví. Chúng tôi
nghĩ nó có thể là của
ông”.
Tôi đưa chiếc ví cho Golds. Khi nhìn thấy
nó, ông ấy thở phào nhẹ nhõm, cười và nói:
“Vâng, chính là nó! Chắc là chiều nay nó đã
rơi
ra khỏi túi tôi, tôi phải cám ơn cô”.
“Không có gì”, tôi nói: “Tôi cần phải nói với ông một chuyện,
vì muốn tìm chủ nhân của
chiếc ví mà tôi đã xem nội dung lá thư”. Nét
mặt tươi cười của ông đột nhiên biến sắc đi:
“Cô
đã xem bức thư đó rồi sao?”.
“Tôi không những đã xem thư đó, mà còn biết Hana ở đâu”.
Sắc mặt ông tái nhợt: “Hana? Cô biết bà ấy
ở đâu? Bà ấy
còn
khỏe không? Bà ấy vẫn còn đẹp phải không? Xin hãy nói cho tôi”, ông ta cầu khẩn nói.
“Bà ấy rất... như là lần đầu tiên ông gặp bà ấy”,
tôi dịu dàng nói.
Ông già
lại cười, hỏi: “Cô có thể cho tôi biết bà ấy ở đâu không? Ngày mai tôi sẽ gọi điện
cho bà ấy”. Ông ấy nắm tay tôi, tiếp tục nói:
“Cô
biết không, tôi yêu bà ấy đến nhường nào,
thậm chí khi nhận được bức thư này, cuộc sống
của
tôi dường như đã kết thúc.
Tôi vẫn chưa kết
hôn, vì tôi trọn đời yêu cô ấy!”
“Maiker”, tôi nói, “Hãy đi với
tôi”. Chúng
tôi đi thang máy xuống lầu 3. Hành lang rất
tối, chỉ có 2 ngọn đèn đêm nhỏ chiếu
xuống chúng tôi đến phòng khách. Hana đang ngồi một mình xem tivi ở đó.
Cô y sĩ đến trước bà ta. Maiker
và tôi đợi ở
cửa, cô y
sĩ
chỉ vào Maiker nói nhỏ: “Hana, bà nhận ra người đàn ông này không?”.
Bà
ấy bỏ kính xuống, nhìn
ông lão một hồi rồi im
lặng không nói.
Maiker nhẹ nhàng ghé sát vào tai bà nói:
“Hana, tôi là Maiker, bà còn nhớ tôi không?”. Bà ấy giật
mình: “Maiker! Tôi không dám tin! Maiker!
Là ông ư! Maiker
của tôi!”.
Ông
Maiker từ từ bước đến, họ ôm chặt lấy nhau, cô
y sĩ và tôi không ai bảo ai, chúng tôi đều
rơi nước mắt.
Chúng
tôi lặng
lẽ bước
ra khỏi phòng.
“Chị thấy không”, tôi nói, “Ôi! Sự sắp đặt
của nhân quả! Nếu
như người muốn như thế thì sự việc nhất định sẽ như thế”.
Khoảng 3 tuần sau, ở phòng làm việc, tôi nhận được điện thoại từ viện dưỡng lão gọi đến: “Cô có rỗi vào chủ nhật để tham dự hôn lễ
của chúng tôi không?”.
Hôn lễ được tổ chức rất náo nhiệt. Tất cả
mọi người ở viện
dưỡng lão đều trang điểm đẹp đẽ và chúc mừng cho họ. Hana mặc chiếc
váy màu trắng
ngà trông rất đẹp. Maiker mặc bộ Comlê màu xanh
nhạt đứng rất oai nghiêm. Họ
yêu
cầu tôi làm phù dâu. Viện dưỡng lão dành cho họ một phòng đôi, cô dâu 76 tuổi và chú rể
79 tuổi.
Hai
người giống như
thời mười
tám đôi mươi. Một tình yêu đã được giữ gìn trong suốt
60 năm, cuối cùng cũng có một kết quả hoàn
mỹ”.
Mối tình yêu như vậy mới gọi là tình yêu thương
chung tình, chung
thủy,
trên
đời này hiếm lắm.
Có đúng như vậy không quý vị? Còn
như ông cụ, bà cụ trong bài báo ở bài học này thì không thể nào cho
rằng họ chung
tình, chung thủy, mà
đó chỉ được xem là một
sự
ngoại tình. Nên không thể gọi đó là hai quả tim vàng.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: Đạo đức gia đình là một nền đạo đức nhân
bản thiêng liêng
của con người, mà trách nhiệm
và
bổn phận con
người cần phải hiểu biết rõ ràng. Bởi
gia đình là
một nơi gói gọn tình
yêu
thương chân
thật của
những thành viên trong gia đình đó, cho nên sự
đối xử
với nhau phải chân thành, không những
lòng chân thành mà còn phải có sự kính
trọng
và
tôn quý lẫn nhau nữa. Từ những hành động đến lời nói phải nhẹ nhàng êm dịu, ôn tồn nhã nhặn,
nghiêm
chỉnh chứ
không được nói những lời
bông đùa, suồng sã, đùa cợt giỡn hớt. Nếu lời nói hay hành động không nghiêm trang thì sẽ
lờn mặt và sau này sẽ mất sự tôn trọng và cung kính nhau. Cho nên người nào đã có gia đình hay muốn lập gia đình thì nên thông suốt đạo đức gia đình là một phương pháp đối xử nhau,
để
đem lại sự bình an, yên vui; để đem lại cho
cuộc
sống gia đình ngày càng êm
ấm và hạnh phúc; để đem lại bên nhau mãi
mãi với những
đức hạnh chung tình và chung thủy, đến khi đầu bạc
răng long mà tình yêu thương ấy không phai nhòa,
luôn luôn lúc nào
cũng
gắn bó bên nhau.
Đấy
mới gọi là đạo đức gia đình.
Điều cần thiết và quan trọng trong cuộc sống
gia
đình là phải biết
cung
kính và tôn trọng lẫn
nhau, nếu thiếu điều này gia đình sẽ khó an vui và hạnh phúc. Các con có nhớ không?
|
Bài học thứ 5
RÈN NHÂN CÁCH ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH NÂNG BÁT NGANG MI
hời
Đông Hán, có một
thanh
niên tên là Lương Hồng. Lúc còn nhỏ bố ông mất sớm,
gia
cảnh
vô
cùng nghèo
khó, nhưng chí hướng
ham học hỏi của ông không thay đổi. Ông vừa phải
chăn lợn thuê
vừa giành
thời gian
học
tập. Lương
Hồng làm việc rất cẩn thận, lại suốt ngày
cần
mẫn học tập. Hơn nữa, ông là một người trung hậu, nên đã được sự tin yêu khâm phục
của mọi người trong thôn. Có rất nhiều người
đến nhà định làm mối cho Lương
Hồng. Người
thì bảo cô gái nhà Đông xinh đẹp, người thì bảo
cô gái nhà Tây giàu
có. Nhưng trong lòng
Lương Hồng muốn tìm một người con gái có tri thức, có lễ nghĩa. Trong lòng của nàng không ham vinh hoa phú quý, chỉ cần có phẩm hạnh
cao
thượng, cần cù, chịu khó để làm vợ mình.
Trong huyện
có một người con gái họ Mạnh,
từ
nhỏ đã thông Kinh
Thư, là một người dịu dàng, lễ phép, lại khỏe mạnh, năng nổ làm việc.
Chỉ một điều cô thấp bé, khuôn mặt xấu đen, dung nhan không đẹp. Cha
mẹ đã từng hỏi cô rằng cô muốn lấy một người chồng như thế nào?
Cô đã nói thẳng
mà không e ngại: “Con không cần cao sang, không tham
phú
quý,
con chỉ
muốn lấy
được một người đức hạnh cao thượng giống như Lương Hồng mà thôi”.
Câu nói của
cô về sau đến tai Lương Hồng. Lương Hồng đã cảm
thấy rằng người con gái họ
Mạnh kia có thể tâm
đầu ý hợp với mình. Chàng
đã
chẳng hề để ý đến dung nhan xấu xí của cô,
vui vẻ mời người làm mối đến cầu
hôn. Cô gái
nghe nói Lương Hồng đến cầu hôn, niềm vui lộ ra mặt.
Cô vội đi sắm
nữ
trang, may áo lụa, hài gai. Trong ngày lễ thành hôn, cô gái họ Mạnh vấn tóc cao, trên đầu cài rất nhiều trang sức rực rỡ. Nhưng trong suốt 7 ngày liền. Lương Hồng
không hề đoái hoài đến cô. Cô
gái
không biết vì
sao
chồng mình như vậy, nàng quỳ trước mặt
Lương Hồng với vẻ xấu hổ, thưa rằng: “Thiếp
mong chàng đừng bỏ thiếp, trong lòng thiếp vô
cùng cảm kích chàng. Nhưng có ai ngờ được
tình duyên mới
bắt đầu mà chàng đã xem thiếp như người xa lạ. Không biết có việc gì đã làm mạo phạm đến chàng, cầu xin chàng rộng lòng
chỉ bảo”.
Lương Hồng
thấy
vợ mình quỳ
dưới
đất,
trong lòng không kìm được nữa,
vội vàng đỡ nàng dậy và nói: “Từ lâu đã nghe nàng là người
hiền đức lễ nghĩa, có ai
ngờ
rằng nàng là một người
thích
hư
danh. Nhìn nàng phấn son, đầy
mình gấm vóc, đó chẳng lẽ lại không làm cho ta thất
vọng ư!”.
Cô gái họ Mạnh nghe
chồng nói vậy, trong lòng rất vui mừng, mỉm cười mà rằng: “Thì ra
là
như thế. Việc trang điểm của thiếp chẳng qua để thử ý và nguyện vọng của chàng. Từ nay về sau thiếp chỉ ăn mặc đơn sơ, uống trà bần, ăn
cơm
tẻ, thề sẽ sống suốt đời với
chàng!”. Nói xong, lập tức
tháo cặp tóc, bỏ nữ trang, thay áo vải.
Lương Hồng thấy thế, ngắm một hồi lâu và
khen rằng: “Thực ra nàng không
hề
xấu chút nào, rất giống một viên ngọc bích
ánh sáng rực
rỡ.
Ta sẽ đặt cho nàng một cái tên gọi là Mạnh Quang”. Từ đó về sau, vợ chồng thương
yêu
nhau ngày một đậm đà hơn. Lương Hồng luôn
luôn yêu
thương
vợ mình,
còn Mạnh Quang chăm sóc hết mình người chồng yêu quý.
Lương
Hồng và Mạnh Quang ở ẩn
trong núi.
Một hôm, Lương Hồng đi qua Lạc Dương, nhìn
thấy cung điện nguy nga mà nhân dân chịu mọi
nỗi khổ của sưu dịch, chàng viết một bài hát tên
là
“Ngũ ý chi ca”. Bài hát này truyền tận đến
triều đình, nhà vua lệnh bắt Lương
Hồng.
Lương Hồng không
còn cách nào khác, phải cùng vợ trốn sang nước Tề rồi đi về phía Nam
xuống đến Tô Châu. Đến nơi đây, hai người
phải dấu tên và đi làm thuê để kiếm sống. Sau đó, hai vợ chồng làm công cho một địa chủ tên
là
Phụ Bá Thông, ở trong một gian nhà rất chật hẹp.
Một lần Phụ Bá
Thông có việc đến gian nhà
nhỏ tìm Lương
Hồng, vào lúc đang có bữa cơm trưa. Ông thấy Mạnh Quang từ
dưới
bếp bê
mâm cơm lên. Nàng nâng mâm cơm lên ngang tầm mắt của mình, ân cần nói với chồng: “Thiếp mời chàng dùng bữa”. Lương Hồng vội đón
nhận bát cơm rất cung kính, nói rằng: “Nàng vất vả quá, cảm ơn nàng! Cảm ơn nàng!”. Phụ
Bá Thông nhìn
thấy
cảnh này
vô cùng cảm động. Sau đó thông qua nhiều người,
ông ta biết
được rằng vợ chồng Lương Hồng từ trước tới
nay
đều đối xử lễ nghĩa, tôn trọng như vậy từ
lúc ở trong làng.
Trong lòng ông rất khâm phục
đôi vợ chồng này và nói với họ rất thành khẩn:
“Tôi không ngờ rằng cả hai người đều là bậc
quân tử tôn trọng lễ nghĩa đến như vậy. Để ông bà ở trong một gian nhà nhỏ bé như vậy
thì quả là hổ thẹn. Ngày mai xin đến nhà tôi ở để người
nhà và đầy tớ của tôi đều được học tập hai vị”. Lương
Hồng và Mạnh Quang sau khi dọn đến nhà Phụ Bá Thông rất
tôn
kính vợ
chồng
Phụ
Bá Thông, giống như đối với ân nhân.
Câu chuyện Lương
Hồng và Mạnh Quang được mọi
người ca ngợi đến nay. Điều mà họ
mang tới chính là sự thanh cao, trong sạch về ý trí, sự hòa hợp về tình người và sự tương đồng
về
tư tưởng. Câu
thành ngữ “Quý nhau như
khách, nâng bát ngang mi” tương truyền
đến
ngày nay cũng từ đó mà ra.
Trong xã hội phong kiến,
với tư tưởng trọng
nam khinh nữ đã thành lề luật của xã hội, mà vợ
chồng Lương
Hồng và Mạnh Quang có thể yêu thương quý mến nhau, bình đẳng với nhau thật
là
một điều hiếm có. Hình ảnh nâng bát ngang mi đã thể
hiện
lễ nghĩa và tình yêu đã trung hòa làm một.
Chuyện cổ sử Trung Hoa
Phan Việt Anh biên soạn
ĐẠI Ý
Bài này nói về ĐỨC LỄ, gia đình vợ chồng
cung kính
tôn trọng
lẫn
nhau.
PHÂN ĐOẠN
Bài này
có 17 đoạn
ĐOẠN 1: “Thời Đông Hán, có một thanh
niên tên là Lương Hồng. Lúc còn nhỏ bố ông mất sớm, gia cảnh
vô cùng nghèo
khó”. Câu này
dạy
đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Nhân Quả Nghiệp Báo Thiếu Đức
Bố Thí Tiền Kiếp.
GIẢI
TRÌNH ÁN: Mọi người sống trên
thế
gian này được
sinh ra trong gia đình nghèo khó đều do nhân quả tiền kiếp ăn ở bỏn xẻn, ích kỷ,
sống với mọi người xung quanh mà
không thực hiện đức hiếu sinh bố thí. Do thiếu đức hiếu sinh
bố
thí nên phải chịu trong cảnh cơ hàn, nghèo khó,
khốn khổ, v.v...
Một người
được sinh ra trong một gia đình giàu sang là do kiếp trước khéo vun trồng đức
hiếu sinh bố thí, thường giúp đỡ người nghèo khó bất hạnh trong xã hội, nên đời này mới
hưởng được phước báu như vậy.
Nhân
hiếu
sinh bố
thí
điều
gì thì hưởng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!