phước báu bố thí điều nấy. Cho nên bố thí có
nhiều cách như sau:
1- Do nhân đức hiếu sinh bố thí tiền bạc, thực phẩm, cơm ăn, áo mặc,
nhà ở thì sẽ được sinh vào nhà giàu sang, cơm ăn áo mặc
thừa
dư không thiếu.
2- Do nhân đức hiếu
sinh bố thí lòng yêu
thương, dù thấy bất cứ người nào, người thân
hay
người xa lạ khi gặp tai nạn bệnh tật thì sẵn
sàng chăm sóc và giúp đỡ thuốc thang, đưa đi bác sĩ, bệnh viện, v.v.. cho đến gặp những con
vật
bị bắn, bị tai nạn thương tích hoặc bị bệnh tật lăn lộn trên đất đều đem về chăm sóc kỹ
lưỡng, tận
tình thương yêu như con của mình, chăm sóc chừng nào chúng lành mạnh hẳn mới đem
thả cho chúng về rừng sâu,
núi thẳm. Do nhân hiếu sinh bố thí tình thương và giúp đỡ như vậy
nên thân ít bệnh
tật khổ đau, dù có bệnh tật vẫn có đầy đủ thuốc thang, có nhiều người
chăm sóc. Nhất là thân không bệnh.
3- Do nhân đức
hiếu
sinh bố thí phóng sinh khi gặp tất cả
những loài vật bị người săn bắn, chài,
lưới,
câu, rọ, v.v.. đều xin mua chúng phóng sinh cho về rừng núi, trời xanh; về ao, hồ, sông nước. Do duyên bố thí tình thương yêu như vậy
nên chúng ta không bao giờ gặp tai nạn giặc
giã bắt giam cầm tù tội.
4- Do nhân đức hiếu sinh giữ gìn môi trường
sống
chung
vệ sinh
trong
sạch bằng cách đi
lượm rác bẩn đem bỏ vào thùng rác hoặc đem đốt cháy, không khạc nhổ đờm dãi, tiêu tiểu trong ao, hồ, sông nước, nơi công viên đường xá, nơi chợ búa phố xá đông người, nơi vỉa hè
đông người qua lại hoặc
nơi ăn uống, nếu không
có
phòng vệ sinh khi đại tiểu tiện thì nên đào
một cái lỗ nhỏ, khi
đại
tiểu tiện xong thì phải lấp lại
kín đáo, không nên để mùi hôi thối bốc lên
làm
môi trường sống ô nhiễm, v.v... Do duyên nhân quả giữ
gìn vệ sinh môi
trường sống chung trong sạch nên cơ thể ít bệnh tật, da thịt tươi mát, tướng mạo thanh tịnh sạch đẹp
và
không bao giờ ở nơi dơ bẩn ẩm thấp bụi bặm.
5- Do nhân giữ
gìn đức
hiếu
sinh dùng lời ái ngữ đối với mọi người,
luôn luôn lúc nào cũng
dùng lời
nói
ôn tồn,
nhã
nhặn, êm dịu, nhẹ nhàng, không giờ dùng lời nói thô lỗ kém văn hóa chửi mắng, mạ lị, mạt sát người, v.v... Do duyên nhân đó nên sinh ra làm người được cha mẹ, anh chị em và mọi người thương
mến, luôn luôn dùng lời ái ngữ êm dịu dỗ dành, âu yếm
thương mến,
không bao giờ có những lời
la mắng, chửi bới thô lỗ, v.v...
Đây là một câu chuyện bố thí bằng tình thương, bằng công
sức
của một
người phụ nữ ở tỉnh Bến Tre tạo công ăn việc làm cho những người bất hạnh khác trong
xã
hội như sau:
VÒNG TAY ẤM CỦA “MÁ” CÚC:
|
“Đó là cách mà các
công
nhân tại
cơ sở may gia công
túi xách
xuất
khẩu
của
chị Nguyễn Thị
Cúc
(ấp Thuận
Diền, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) thường gọi bà chủ của mình. Bởi họ rất
kính trọng người đã mở
cơ sở may gia công
tạo
công ăn việc
làm cho họ - những người nghèo mồ côi, khuyết tật ở nông thôn. Và cũng bởi chị
Cúc đối xử với 60 công nhân đều như con cái
trong nhà.
Quang Đồng, một công nhân trong cơ sở may gia công của chị Cúc, tâm sự: “Tôi bị khuyết tật chân phải, sợ khó kiếm việc làm, đến đây được cô Cúc
tạo điều kiện, tôi rất mừng.
Không những thế, cô còn thiết kế lại máy may cho tôi đạp bằng chân trái và tận tình
chỉ
dạy, trong hai ngày tôi đã may được”. không chỉ mở
cơ sở tạo
việc làm cho người nghèo, chị còn dạy công nhân cái ăn, cái nết. Mỗi khi công nhân
hay con cái họ bệnh, chị đều chạy vay lo tiền cho công nhân mượn. “Hồi xưa gia đình
mình rất nghèo nên mình hiểu được cái khổ, sự thua
thiệt, thậm chí bị ăn hiếp, nên giờ giúp được
người nghèo nào là mình giúp”.
Không chỉ làm chủ cơ sở, chị Cúc
còn kiêm
thêm nghề “trông con cho công nhân”. Chỉ vì chị thương
công nhân nữ đi làm, để con nhỏ ở nhà không
an
tâm, nên ngôi nhà của
chị
trở
thành nhà trẻ tự lúc nào. Hiện chị Cúc đang
dành dụm tiền mở thêm một số cơ sở, tạo thêm công
ăn việc làm
cho
những
người nghèo,
người khuyết tật, đồng thời sẽ xây nhà nội trú
để
những công nhân ở xa
hay có những hoàn
cảnh khó khăn yên tâm về
chỗ ở. Chị ước ao vòng tay mình thật to, thật rộng để có để giúp đỡ cho nhiều
người hơn nữa. Và chị luôn mong
có
nhiều người cùng tâm huyết để chung tay giúp
đỡ
những người nghèo.
Báo Người Lao Động, ngày 1/1/2008
Hường Phạm
Đời người
được sinh ra đều do duyên
nhân quả, nếu chúng ta thông suốt được nhân quả thì
ngay trong đời sống hiện tại phải cố gắng giữ gìn hằng ngày trong cuộc sống, thường
ngăn ngừa và diệt
các ác pháp, không cho các ác
pháp sinh ra và tăng trưởng,
tức là lúc nào, từng giây, từng phút, từng giờ
không nên có những hành động thân, miệng, ý làm
khổ mình, làm
khổ
người và làm khổ tất cả chúng sinh, luôn luôn đem lại sự sống an vui cho mình, cho người và
cho
tất cả muôn loài chúng sinh trên hành
tinh này. Người sống được như vậy là đã đạt được sự giải
thoát của Phật giáo, người ấy đã ra khỏi
quy
luật của nhân quả, không còn lệ thuộc
vào nhân quả thiện ác nữa. Lúc bấy giờ chúng ta sống
chuyên
trồng thiện pháp, thân tâm chúng ta rất thanh tịnh, không còn một ác
pháp nào tác động
được. Nếu chúng ta ra khỏi sự chi phối của luật nhân quả, đó là chúng ta đã đạt được mục
đích của Phật giáo, tức là đã chứng quả A La Hán.
KẾT QUẢ VÀ ÁP DỤNG: Bố thí là một
đức
hạnh thương
người bất hạnh trong xã hội, người
nào
biết bố thí là biết
thương mình,
thương người. Cho nên đức hiếu sinh thường biến hiện ra hành động thương
mình, thương người bằng sự suy tư yêu thương;
bằng hành động
tôn
trọng cung
kính, êm ái nhẹ
nhàng; bằng ngôn ngữ ôn tồn nhã nhặn, ái ngữ êm
dịu. Đó là đức hiếu sinh bố thí trên tất cả sự bố thí
mà các con hãy ghi nhớ đừng quên, luôn luôn
nhớ áp
dụng vào cuộc sống hằng ngày.
ĐOẠN 2: “Nhưng chí hướng ham học hỏi của ông không thay đổi. Ông vừa phải
chăn
lợn
thuê vừa giành thời
gian học tập. Lương
Hồng làm việc rất cẩn thận, lại suốt ngày cần mẫn
học tập”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Hiếu
Học
Ý
Hành, Khẩu
Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Mặc dù Lương
Hồng
sinh ra trong một gia đình nghèo khó, cha mẹ
mất sớm nên rất khó khổ, nhưng chí ham học đã khiến
cho
Lương Hồng làm bất cứ một việc gì
miễn
là được học hành, vì thế ông đi chăn lợn
thuê cho người
nửa
ngày, còn nửa ngày đi học. Nhờ siêng năng học tập, ông đã trở thành người văn
hay chữ tốt. Vả lại ông là người làm việc rất
cẩn thận, nên mỗi mỗi việc
làm của ông
đã thành công không gặp khó khăn
gì cả.
Muốn trở thành người có tài, có đức
thì điều
cần
thiết phải có chí hướng ham học hỏi. Người có chí hướng ham học hỏi dù có
gặp những sự
khó khăn nào họ cũng cố gắng vượt qua để tìm cách học hỏi cho bằng được,
không bao giờ họ
chịu thua trước mọi hoàn
cảnh.
Nếu một người không chịu học hỏi thì làm sao
hiểu biết những điều hay lẽ
phải trong cuộc sống hằng ngày. Cho nên làm người phải học hỏi, dù là một
thần đồng khi sinh ra đã biết đọc
biết viết, nhưng biết đọc biết viết chưa đủ, mà
cần
phải học hỏi nhiều môn học.
Trong các môn
học đâu
phải chỉ có môn văn, mà còn nhiều môn
học khác nữa như: sử, địa, toán, lý, hóa, sinh
ngữ học, sinh vật học, hội họa, âm nhạc, y học, dược học, kiến trúc, luật học, đạo đức học, thiên
văn học, v.v... Tất cả những môn học này, nếu không chịu
khó học tập thì không thể nào hiểu biết hết cả.
Sự học như rừng, như biển,
học cho đến chết còn chưa xong, học từ đời này sang đời khác, cho nên Lương Hồng rất cần mẫn học tập, nhờ
đó
ông mới trở thành một nhân vật có tài và có đức, nên được sử sách Trung Quốc ghi chép.
Một tiến sĩ tâm lý học người Mỹ nổi tiếng, giáo sư của trường đại học Harvard đã đưa ra
“lý luận đa nguyên trí năng” nổi tiếng. Theo ông,
mỗi người có ít nhất 8 loại trí năng:
1- Trí năng ngôn ngữ
2- Trí năng toán học - logic
3- Trí năng âm
nhạc
4- Trí năng đồ họa không gian
5- Trí năng vận động thân thể
6- Trí năng giao tiếp
7- Trí năng tự nhận thức bản thân
8- Trí năng tự nhiên
Theo giáo sư tâm lý của trường
đại học Harvard
chỉ có 8 trí
năng, nhưng chúng tôi thấy như vậy chưa đủ, vì một người còn có rất nhiều
trí
năng, nhưng nó chưa
được triển khai nên còn
nằm
im lặng chưa hoạt động như:
9- Trí năng đạo đức nhân bản - nhân quả
10- Trí năng quy luật nhân quả
11- Trí năng bốn chân lý loài người
12- Trí năng túc mạng minh
13- Trí năng thiên nhãn minh
14- Trí năng Lậu tận
minh
Mười bốn loại trí năng này, nếu được cần mẫn siêng năng rèn luyện, học tập đúng theo
phương pháp của Phật giáo thì chúng sẽ khai mở và hoạt động. Nhờ chúng hoạt động, một
con
người bình thường sẽ trở thành phi thường.
Mười bốn loại trí năng này chúng ta không
chịu khó học tập thì không bao giờ mở
mang
được. Chúng ta cứ
nhìn xem, khắp trên thế giới
có
biết bao nhiêu người cắp sách đến trường
để được học tập và rèn luyện trí năng theo các môn
học. Số lượng
người học tuy đông đảo nhưng mấy người đã thành tài, cho nên
những trí năng
ai cũng có nhưng phải được
khai mở theo đúng phương pháp và đúng cách thì mới khai mở trí năng, còn bằng không muôn đời ngàn
kiếp nó
vẫn
nằm im lìm.
Những kết cấu
trí
năng của
mỗi
người không
giống nhau, ưu thế tự nhiên của nó cũng không giống nhau, chỉ có biết cách khai mở,
nhưng ở
đời, phần đông
người ta
khai
mở bằng
con đường
học vấn. Con đường học vấn chỉ có thể giúp chúng ta trong giai đoạn đầu tiên để phát
triển kiến thức, còn giai đoạn sau cùng là tự
chúng ta phải khai triển bằng
phương
pháp
“NHƯ LÝ TÁC Ý”, đúng theo chương trình giáo
dục đào tạo của Phật giáo (Bát Chánh Đạo).
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: Học là một điều cần thiết cho kiến thức
để mở rộng sự hiểu biết, cho nên trong
cuộc đời này rất nhiều gương
vượt khó hiếu học như câu chuyện dưới đây:
NGHỊ LỰC CỦA CÔ BÉ MỒ CÔI
“Hoàn cảnh không may, sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, nhưng 8 năm liền,
Nguyễn Hoàng Thảo
Nguyên,
học sinh lớp 8A4 Trường THCS Lương
Thế Vinh (thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) vẫn học rất
giỏi.
Không biết mặt cha khi vừa sinh ra, năm lên
4 tuổi Nguyên
lại mồ côi mẹ. Bà ngoại già yếu,
thu nhập chỉ trông vào những đồng tiền bán vé
số
của hai bà cháu.
Đôi mắt của
ngoại tưởng chừng như khô cạn vì khóc cho con gái, con rể bạc
phận và
thương cho đứa cháu sớm chịu cảnh côi cút lại có dịp trào
lên mừng rỡ mỗi khi Nguyên lãnh
giấy
khen về.
Nguyên và bà ngoại
thường đi
bộ
hơn 10 cây số mỗi ngày để bán vé
số. “Bữa nào thu nhập được 30 ngàn là mừng dữ lắm!”, Nguyên
cười hiền lành cho biết. Nhưng
mọi chuyện
không
suôn sẻ, có nhiều lần, Nguyên bị mấy tên thanh
niên giật luôn xấp vé số, em chạy theo không
nổi, chỉ biết khóc. Nhưng rồi hôm sau vẫn thấy em tiếp tục đi bán, vì đó là nguồn thu nhập chính của hai bà cháu.
Vất vả là vậy, nhưng thành tích học tập của
Nguyên rất đáng nể, liên tục nhiều năm liền là học sinh giỏi. Bạn bè cùng lớp của Nguyên cho
biết: “Nguyên rất lạc quan, tốt bụng và hay giúp đỡ bạn. Bận rộn lắm, nhưng nếu bạn nào có bài không hiểu nhờ Nguyên chỉ, Nguyên
vẫn
dành thời gian giải đáp”. Cô
Hồ
Thị Kim Đan,
Hiệu phó Trường THCS
Lương Thế Vinh cho
biết: “Em Nguyên là một tấm gương về nghị lực vượt khó”.
Bên ngọn đèn dầu leo lét, Nguyên thỏ thẻ
nói
về ước mơ của mình: “Em chỉ mong trở thành
cô giáo để có thể dạy cho các trẻ em nghèo. Đi
bán vé số, thấy nhiều em nhỏ còn cực hơn mình, không được đến
trường em
thương lắm!”
Hường Phạm
Gương hiếu học là vậy, lúc nào cũng vượt
khó để tu bồi cho kiến thức của mình.
Trên đời này dù người có thông minh nhất cũng phải học, vì sự học sẽ giúp chúng ta có một tầm
nhìn hiểu
biết nhiều hơn.
Là một tu sĩ Phật giáo, các con còn phải tu
học nhiều
hơn nữa,
học để sống đời đạo đức không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả
chúng sinh; học để đủ sức nội lực làm
chủ
thân tâm bất động trước các ác pháp và các cảm
thọ; học để làm chủ thân tâm tự
tại
trong sinh tử
luân hồi. Cho nên các con cần
phải tu học nhiều hơn
nữa. Các con nên ghi nhớ lời dạy tâm huyết này.
ĐOẠN 3: “Hơn
nữa, ông là
một
người trung hậu nên đã được sự tin yêu khâm phục của mọi người trong thôn”. Câu này dạy đạo
đức
gì?
ĐÁP ÁN: Đức Trung Hậu Ý Hành, Khẩu
Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Ở trên đời, người nào
tính tình ngay
thẳng, không dối trá
xảo quyệt,
hiền lành, lúc nào cũng nhã nhặn, ôn tồn với
mọi
người, dùng lời
nói nhẹ nhàng, êm ái đối xử
với nhau thì ai mà không thương
mến những
người như vậy. Lương Hồng là người có trí năng
đạo
đức nhân
bản
- nhân quả trung
hậu
nên ai lại
không thương mến, tin yêu và khâm phục.
Nhất là qua đức hạnh cần cù siêng
năng học
hành nên ông đã trở thành người văn hay chữ tốt ít người sánh kịp. Người mà
có tài, có đức như vậy ai lại không mến phục. Cả
xóm đều biết và rất mến phục, sẵn sàng giúp đỡ ông mọi mặt.
Ở đời làm sao được mọi người quý mến đó là
một điều khó, muốn được vậy chỉ có người nào
sống đức hạnh,
nhưng đức
hạnh không phải tự
dưng mà có. Đức hạnh phải được học tập,
uốn
nắn và rèn luyện hằng ngày, nhưng phải bền
chí
gan
dạ áp dụng vào cuộc sống mới trở thành một thói quen tốt.
Thói quen đó chính là đức
hạnh, chứ không phải đức hạnh trên đầu môi chót lưỡi, mà đức hạnh bằng những hành động thân, miệng, ý không làm
khổ mình, khổ người
và
khổ tất cả chúng sinh.
Vì
thế mỗi người phải tự sửa mình bằng mọi cách; phải tự khắc phục
mình,
ngưng và dừng những hành động ác. Thường những hành động ác
nơi thân, miệng,
ý của mình làm
mình khổ, người khác khổ và chúng sinh khổ.
Một người
sống có đạo đức
nhân bản - nhân
quả thì không bao giờ làm cho ai đau khổ cả. Đạo đức mà còn làm mình khổ, người khác khổ
và
chúng sinh khổ thì
chưa
phải là đạo đức. Quý
vị nên lưu ý!
Ví dụ 1: Một người còn bắt một con cá,
hay
giết một con gà làm thành thực phẩm đem dâng
cho cha hay mẹ ăn gọi là báo hiếu, hành động
như vậy không được gọi là người con có đạo
đức
hiếu hạnh, mà
đó
là một hành động ác giết hại chúng sinh, khiến cha mẹ ăn thịt nuôi thân
bằng ác pháp, tạo nhân ác, làm cho cha
hay mẹ tăng thêm tội ác.
Tăng thêm tội ác nên cha hay
mẹ phải thọ quả khổ đau, đó là làm hại cha mẹ
thì làm sao gọi là hiếu
hạnh được.
Chúng ta cứ
nghĩ xem, trong món
ăn có sự
khổ
đau của chúng sinh, mà con cái nuôi dưỡng cha
mẹ bằng món ăn có sự khổ đau như vậy tức là đem sự đau khổ cho cha mẹ.
Báo hiếu, thương cha
mẹ như vậy có đúng không, xin quý vị
cứ nghĩ xem?
Do ăn thịt
chúng sinh thì quả hiện tại thân
phải bị bệnh đau nhiều chứng bệnh nan y, làm cho thân tâm khổ sở vô cùng. Còn quả về tương lai, tức là kiếp sau thì sinh làm loài vật như: cá, tôm, heo, dê, gà, vịt, trâu, bò, v.v...Và đến khi được sinh làm người thì quả yểu tử không thể nào tránh khỏi.
Yểu
tử tức là chết còn tuổi trẻ,
chết còn trong trứng nước như trường hợp nạo thai, móc thai, v.v...
Ví dụ 2: Một
ông thầy giáo hay
cô giáo đánh
học trò, cũng như cha mẹ
dạy bảo con cái mà dùng roi đánh đập chúng, khiến cho chúng đau khổ thì đó không phải là đạo
đức
giáo dục học sinh hoặc con cái. Giáo dục con cái
và
học sinh
thì không nên đánh đập chúng, mà
phải bằng gương hạnh sống đạo đức
không la lối giận dữ, bằng những lời nói ôn tồn, nhã nhặn khuyên dạy; phải bằng sự nghiêm nghị, nhưng lời nói lại
nhẹ nhàng, dịu dàng, nhất
là đôi mắt hiền hòa
thương yêu, v.v... những hành động làm được
như trên là những
hành động đạo đức nhân bản -
nhân quả.
Muốn sống
được
với những hành động đạo đức thì chúng ta phải cố gắng khắc phục tâm
hay
sân giận, miệng
hay la lối, thường phải tập
luyện đức nhẫn nhục, đức biết tùy thuận
và
luôn luôn lúc nào cũng bằng lòng mọi nghịch cảnh, nhưng không
để ác pháp
lôi cuốn khiến cho mình và người khác khổ theo.
Muốn trở nên người
có phúc hậu, chánh
trực thì hằng ngày chúng ta nên học tập
đạo đức NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ để
thông suốt đạo
đức
ấy, chừng đó chúng ta mới
chế
ngự, điều
phục, đối trị được tâm
của
mình. Nhờ sống có đạo đức mà cuộc sống của
chúng ta không còn khổ đau.
Bởi
đau khổ chính do chúng ta không
làm chủ tâm mình. Người làm
chủ được tâm
là người ngăn và diệt được
các ác pháp; người làm chủ được
tâm là người sống không làm khổ
mình, khổ người; người làm chủ được tâm là
người vượt ra ngoài quy luật nhân quả. Do đó họ đã làm
chủ từ lời nói, ngôn ngữ đến
hành động thân. Khi
họ
muốn làm điều gì thì ý họ chủ động điều khiển hành động bằng thiện pháp, ngăn và diệt tất cả những hành động ác. Nhờ đó
ý họ vừa khởi niệm
thì họ đều suy tư chín chắn theo đạo đức nhân bản - nhân quả, nên không
bao
giờ họ suy nghĩ và làm một việc ác nào cả.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: Đức trung hậu là cách thức ăn ở và
đối xử với nhau bằng tình yêu thương chân thật, luôn luôn đem tình yêu
thương và lòng tha thứ
đến với mọi người,
mọi loài, không bao giờ làm khổ ai. Cuộc đời này đang cần
những tình yêu thương chân thật ấy.
Vậy
các con hãy tập sống với đức trung hậu, đó
là
đem lòng yêu thương ban cho mọi người, mọi
loài. Các con có nhớ lời dạy này không? Đây là lời tâm huyết của Thầy gửi đến các con.
ĐOẠN4: “Có rất nhiều người đến nhà định làm mối cho Lương Hồng. Người
thì bảo cô gái
nhà Đông xinh đẹp, người thì bảo cô gái nhà
Tây giàu có. Nhưng trong lòng Lương Hồng muốn tìm một người con gái có tri thức, có lễ
nghĩa. Trong lòng của nàng không ham vinh
hoa phú quý, chỉ cần có
phẩm hạnh cao thượng cần cù, chịu khó để làm vợ mình”. Câu này dạy
đạo
đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Lễ Tôn Trọng Cung Kính
Khẩu
Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Mọi người đều quý mến
và
thương kính Lương Hồng, vì Lương Hồng
nhà nghèo nhưng hiền đức, trung hậu, hiếu học,
luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người với thật tâm. Vì thế họ muốn làm mai mối cho Lương
Hồng với những người giàu có, đẹp đẽ, nhưng Lương Hồng không màng vợ
đẹp và giàu
có, chỉ
cần
người vợ có học thức, biết lễ nghĩa, không
tham
phú quý giàu sang. Đấy là sự chọn lựa
người bạn trăm năm theo những kinh nghiệm của cuộc sống thế gian.
Như chúng ta đã biết, đời sống tình chồng
nghĩa vợ dù có chọn lựa như thế nào thì nó vẫn là con đường đau khổ, vì vậy nó sẽ sinh ra bao thứ khổ đau.
Con đường này cũng là lộ trình để
nhân quả sử dụng điều khiển muôn người, muôn
loài vật tái sinh luân
hồi từ kiếp này sang kiếp khác, và mỗi một kiếp thọ sinh thì không biết
bao
nhiêu là sự khổ đau. Nhưng
sự
lựa chọn như
trên là sự lựa chọn người có hiểu biết đạo đức để cùng sống chung nhau. Nhờ sống có đạo
đức nhân bản - nhân quả nên ác
pháp ít xảy ra; nhờ
sống có đạo đức nên
chồng vợ biết nhẫn nhục,
tùy thuận
và
bằng lòng trong mọi nghịch cảnh;
nhờ sống có đạo đức
mà vợ chồng biết cung kính, tôn trọng lẫn nhau; nhờ sống có đạo đức
nên
chồng vợ biết thương yêu nhau và tha thứ
mọi lỗi lầm.
Cho nên chọn một người chồng hay một người vợ có đạo đức là một điều rất khó.
Trong thời đại này tìm người
có đạo đức như mò kim
đáy biển. Do đạo đức xã hội đang xuống cấp
trầm trọng
nên
tìm người đạo đức rất khó. Vì thế
chúng tôi mong rằng những sách
dạy đạo đức nhân bản - nhân quả này cần phải được phổ biến
rộng rãi khắp mọi nơi để đến tay
mọi người. Bởi
vì
đời sống đang thiếu đạo đức nên con người
quá khổ đau, vì vậy đạo đức là nhu cầu
cần
thiết cấp bách trong giai đoạn này, nên đó cũng là
một điều mong ước chung của
mọi người trên
hành tinh
này.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: Đức lễ là lòng
cung kính
và tôn
trọng. Cho nên trong
cuộc
sống trên thế gian này chỉ có lòng yêu thương
đối xử
nhau
bằng sự cung kính và
tôn trọng thì
lòng yêu thương ấy mới
thật sự là lòng yêu thương, chính vì lòng yêu thương ấy
mới bền vững, còn ngược lại, lòng yêu thương mà thiếu
sự
cung kính và tôn trọng thì lòng yêu thương
ấy sẽ bị lờn mặt và như vậy lòng yêu thương
ấy dễ bị đánh mất.
Sự cung kính và tôn trọng mới
nói lên được lòng yêu
thương chân thật.
Cho nên đức lễ cung kính và tôn trọng rất
cần
thiết cho lòng yêu thương của chúng ta đối
với mọi người. Đức lễ là một hình ảnh đẹp của
con người
đối với con người; của con người
đối
với sự
sống bình đẳng như nhau trên hành tinh này; của con người làm tốt cho bản thân, cho gia đình
và
cho đất nước, quê hương này.
Đức lễ có một tầm vóc quan trọng cho cuộc
sống như vậy nên các
con hãy nhớ lời dạy này.
Không nên tỏ ra thái độ khinh ghét, thù hận người
khác,
dù
người đó có ý hại ta,
nói xấu ta,
nhưng chúng ta vẫn tha thứ và yêu thương họ.
Hãy
cung kính và tôn trọng
mọi
người, dù người
ác
hay
người thiện,
dù người tốt hay người xấu,
họ
đều là con người thì chúng ta đều phải có
lòng cung kính và tôn trọng yêu thương họ, vì họ cũng có sự
sống bình đẳng
như chúng ta vậy. Các
con có nhớ lời dạy này chưa? Đây là lời
tâm
huyết gửi đến các con.
ĐOẠN 5: “Trong huyện có một người con
gái
họ
Mạnh, từ
nhỏ đã thông Kinh Thư, là
một
người dịu dàng, lễ phép, lại khỏe mạnh, năng nổ làm
việc. Chỉ một điều cô
thấp bé, khuôn mặt xấu đen, dung nhan không đẹp”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Trí, Đức Lễ Cung Kính Tôn
Trọng Ý Hành Hơn Cả Sắc Đẹp.
GIẢI
TRÌNH ÁN: Người xưa nói: “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Từ xưa đến nay, người ta ai cũng quý trọng đức hạnh
hơn sắc
đẹp, vì đức hạnh đem lại sự bình an, yên vui cho mọi người. Còn người có sắc đẹp thường đem đến sự đau
khổ. Sắc
đẹp đã làm
nhà tan, nước mất như thời
Thương Trụ Vương mê Tô Đắc Kỷ, U Vương
mê Bao Tự, Lý Trị mê Võ Tắc Thiên, Đường
Minh Hoàng mê
Dương Quí Phi, v.v... (Bên Trung Hoa). Người
có sắc đẹp rất là ác
độc như: Tô Đắc Kỷ, Bao
Tự,
Võ Tắc Thiên, Dương Quí
Phi, v.v... Bởi vậy người phụ nữ có sắc đẹp dễ là
người phụ nữ ác, mọi người hãy cảnh giác đề
phòng.
Chúng ta là những người tu theo
Phật
giáo, phải hiểu
biết và nhìn cho thấu suốt vấn đề tình
yêu
thương giữa
nam nữ, nếu tình yêu thương
này
không xem xét kỹ lưỡng thì dễ rơi vào tình
nhục dục, một thứ tình yêu thương phàm phu
tục tử. Bởi vì tình yêu giữa nam nữ không phải là
con
đường giải thoát, nó là
con
đường tái sinh
luân hồi, nó thường mang đến
biết bao
nhiêu tội lỗi và
khổ đau. Đứng bên ngoài nhìn vào nó giống như những hạt kim cương, nhưng khi đến
gần
thì nó là những giọt nước mắt.
Vậy
các con hãy đề phòng.
Tuy ai cũng biết vậy,
nhưng tránh nó không phải dễ, do tránh nó không dễ nên mọi
người ai
cũng muốn chọn
lựa chồng hay vợ đều là những người có đức hạnh, nhờ có đức hạnh mới cư xử
với nhau có tình, có
nghĩa.
Cuộc
sống gia đình chồng vợ có tình, có nghĩa, có tôn trọng và cung kính lẫn nhau thì
mới có an vui, yên ổn và hạnh phúc, nếu không được vậy thì đời sống gia đình là sông mê,
biển
khổ.
Những người không biết chọn lựa chồng hay vợ cứ nhắm vào
sắc đẹp, ưa thích sắc
đẹp,
không chọn người có đức hạnh, nên khi thành vợ thành chồng, quen thuộc nhau thì những tính
tình hung dữ, thô lỗ, thiếu
văn
hóa, vô đạo đức bộc lộ tướng thật hung ác, xảo trá, gian manh, đánh vợ, đập con, rượu chè
say xỉn, v.v... Không còn biết tôn trọng và cung kính nhau nữa
nên
thường dùng những lời nói thô bạo, kém văn hóa, to tiếng chửi
mắng, mạt sát, v.v... khiến cho cuộc sống bất an, bạo
lực
gia đình xảy ra, có
khi
gây
ra án mạng hoặc li dị. Kẻ một nơi người
một ngả. Bởi vậy
chỉ
có đạo đức mới
quân bình được cuộc
sống của con người;
mới đem lại sự
bình an
cho cá nhân, gia đình và xã hội có trật tự an
ninh.
Trong bài này nói đến người
con gái con nhà
họ
Mạnh nhan sắc xấu xí, da đen, người lùn thấp
nhưng nàng có học thức,
có
đạo đức, biết lễ nghĩa, biết cung kính và tôn trọng mọi người.
Dù
người xấu xí da đen nhưng ai cũng mến yêu
vì
đức hạnh lễ nghĩa biết kính trọng người
trên,
kẻ
dưới.
Bởi vậy con người có giá trị là ở chỗ đức
hạnh, còn sắc đẹp là một hình dáng cám dỗ
những người vô minh, thiếu trí sáng suốt, không
minh mẫn, si mê, dại khờ mới chạy theo sắc đẹp. Sắc
đẹp
là cái lưới, cái bẫy rập nên
mọi người khó ai thoát khỏi. Người chạy theo sắc
đẹp là chạy đi tìm
sự
đau khổ, sự tái sinh luân
hồi. Có đúng như vậy không quý vị?
KẾT LUẬN VÀ ĐÁP ÁN: Người xưa nói:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!