“Cái nết đánh chết cái đẹp”. Đúng vậy, đời thiếu đạo đức nên người ta mới đam mê sắc đẹp, người có đạo đức thì luôn luôn chọn người có đạo đức, chứ ít ai chọn sắc đẹp, vì sắc đẹp mà
không có đạo đức thì cuộc sống chung nhau như địa ngục. Nếu người có sắc đẹp mà có đạo đức thì lại càng tốt đẹp hơn,
nhưng cuộc đời này rất
khó tìm người có sắc đẹp mà có đạo đức, còn
ngược lại,
có sắc đẹp mà không có đạo đức
là phần nhiều. Nói như vậy
không có nghĩa là
những người không sắc đẹp là những người
đều
có đạo đức
hết sao? Không, người không có sắc đẹp
có đạo
đức
cũng rất hiếm;
người không có sắc đẹp không đạo đức cũng
rất
nhiều.
Bởi vậy tìm một người nam, cũng như tìm một người nữ có đạo đức trong thời này, dù người
không sắc
đẹp
cũng như người có sắc
đẹp đều không phải dễ dàng. Các con nên nhớ lời
dạy này: “Sắc đẹp hay không sắc đẹp đều là pháp hữu vi, nên
tất
cả đều vô thường,
không có
người nào tồn tại cả, chỉ có đạo đức mới tồn tại mà thôi”. Hãy sống đạo đức các con
ạ!
ĐOẠN6: “Cha mẹ đã từng hỏi cô rằng, cô
muốn lấy
một người chồng như thế
nào? Cô
đã nói thẳng mà không e ngại: “Con không cần
cao sang, không tham phú quý, con chỉ muốn
lấy được
một người đức hạnh cao thượng giống như Lương Hồng mà thôi”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Lễ Cao Thượng Khẩu Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Tình nghĩa đạo gia đình
không phải chỗ sắc đẹp, mà
ở chỗ đạo đức lễ
nghĩa. Đạo đức lễ nghĩa là sự
biết cung kính và
tôn
trọng
lẫn
nhau, nhờ đó hai
người cùng
chung sống với nhau, cùng chia
vui sẻ buồn cay
đắng có nhau, v.v... Cuộc sống như vậy mới
trong ấm ngoài êm, mới thấy tình chồng nghĩa
vợ
ngày thêm thấm đậm mặn nồng.
Vậy quý vị nên chọn người
có đức hạnh hay nên chọn người có sắc đẹp? Vì người có đức hạnh là người biết tôn trọng sự sống của
nhau,
biết đem lại sự an vui cho nhau, không những
cho hai người mà còn cho mọi người, mọi loài động vật khác nữa, cho đến ngàn cây nội cỏ khác nữa,
cho
nên nàng họ Mạnh đã mạnh dạn nói thẳng với cha mẹ:
“Con
không cần
cao
sang, không tham phú quý,
con
chỉ muốn lấy được một người đức hạnh
cao thượng giống
như Lương Hồng mà thôi”. Đấy là người phụ nữ khôn ngoan, biết chọn chồng là người đức
hạnh.
Người chồng có đức hạnh thì biết tôn kính vợ
con nên không bao giờ có lời to, tiếng lại,
tính tình
hiền lành không
bao
giờ hung dữ
chửi
mắng, bắt nạt vợ con; không bao giờ nói lời
nặng nhẹ, nói lời
không ái ngữ; không bao
giờ
nói lời
thô bạo hoặc
xưng hô kêu gọi nhau bằng “mầy, tao, mi, tớ” và không bao giờ
bạt tay hay
đấm
đá vợ con.
Trong tình nghĩa đạo gia
đình, vợ chồng con cái đều lấy
đức
lễ đối xử nhau, nên mọi người đều biết cung kính và tôn trọng lẫn nhau như
trên đã nói. Dù là con cái còn bé bỏng nhưng cha mẹ nên đối xử với chúng như người lớn, như người bạn thân. Nhờ đó gia đình mới có yên vui và hạnh phúc.
Vợ tôn trọng chồng, chồng tôn trọng vợ thì làm
sao có những lời nói nặng nhẹ nhau; thì làm sao có những lời nói thô lỗ, tục tằn kém văn hóa; thì làm sao có những lời nói mạt sát vợ hoặc chồng con. Cho nên đức lễ rất cần thiết cho mọi người để cuộc
sống gia
đình luôn
luôn được yên vui và hạnh phúc.
Con người khi mới gặp nhau còn xa lạ nên
theo phép xã giao rất lịch sự, tỏ ra có vẻ lễ phép tôn trọng, kính mến, ăn nói dè dặt ngọt ngào lễ độ “thưa trình, dạ dạ, vâng vâng”. Nhưng khi
đã
quen mặt nhau rồi thì bộ mặt thật của con
người vô đạo đức sẽ hiện lộ ra bản chất
của loài
động vật hung dữ.
Và
đức lễ cung kính và tôn trọng lẫn nhau không còn nữa, lời nói sỗ sàng
hung hăng. Lúc bấy giờ gia
đình là
địa ngục trần gian, cứ ít
hôm
không việc này thì việc khác
xảy
ra khiến cho mọi người trong gia đình đau khổ lại
càng
đau khổ hơn.
Bởi
vậy chúng ta hãy
cẩn thận, dè dặt vì con người có hai mặt: mặt thiện và mặt ác.
Mặt thiện là đạo đức nhân bản, còn mặt ác là vô đạo đức nhân bản, đó là bản chất của loài động vật chứ không phải là con người.
Từ khi đạo Phật ra đời chỉ dạy và giúp cho loài người biết cách
thức sống đúng theo mặt
thiện. Sống đúng theo mặt thiện là sống đúng
bản
chất của con người thật, còn ngược
lại là
sống theo bản chất của loài
thú vật. Cho nên muốn làm
người thật thì luôn luôn lúc nào cũng phải ngăn và
diệt
tất cả những hành động thân,
khẩu, ý ác. Bởi những hành động thân, khẩu, ý
ác là những hành động sống vô đạo đức, vô nhân
bản.
Nhờ đó đạo
Phật mới xác định được con
người nào là
con
người thật và con người nào
là con người thú vật. Bởi vậy người nào sống làm
khổ mình, khổ người và khổ tất cả
chúng sinh là
con người
thú vật. Bởi
vì
con người
sao
nỡ tâm ăn thịt những loài động khác,
vì
chúng cũng có sự sống bình đẳng như con người
vậy.
Chỉ có những con thú mới ăn thịt nhau mà thôi. Có
đúng như vậy không quý vị?
Những người sống không làm khổ mình, khổ người và không làm
khổ tất cả chúng sinh, đó là
con
người thật
con
người.
Lời xác
định quả
quyết này về con người
thật là như vậy, cho nên
trên đời này không có một người nào dám phủ nhận
lời dạy này.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: Đức lễ đối với
đạo
Phật là đức khiêm hạ, một đức hạnh cung
kính và tôn trọng đối với sự sống của
mọi
người và muôn loài với một lòng từ
bi
thương xót, không bao giờ làm khổ mình, khổ người
và
khổ muôn loài chúng sinh. Đó là một đức hạnh tuyệt
vời mà con người
cần
phải luôn luôn sống để
đem
lại sự an vui cho loài người trên thế gian
này. Các con nên nhớ và tu tập rèn luyện đức khiêm hạ
để xứng đáng là
những
người con
Phật.
ĐOẠN7: “Câu nói của cô về sau đến tai
Lương Hồng. Lương Hồng đã
cảm
thấy rằng người con gái họ Mạnh kia có thể tâm đầu ý
hợp
với mình. Chàng đã chẳng
hề
để ý đến dung nhan xấu xí
của
cô, vui vẻ mời người làm mối
đến
cầu hôn”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Lễ Cung Kính, Tôn Trọng Ý Hành.
GIẢI
TRÌNH ÁN: Một người hiểu và thông
suốt đạo đức thì luôn luôn biết tôn
trọng đạo
đức và lấy đạo đức làm cuộc sống cho mình. Do đó Lương Hồng đã chọn người con gái nhà Mạnh,
nên
cho
người đến dạm hỏi nàng về làm vợ.
Lương Hồng là một người sáng suốt minh
mẫn, biết chọn vợ là người có đạo đức. Vì vợ chồng sống có đạo
đức
thì biết nhường
nhịn và tôn
trọng lẫn nhau;
biết chia sẻ những cay đắng ngọt
bùi khi gặp hoạn
nạn; biết vượt khó lúc gặp gian
nan
thử thách, nhờ đó gia đình mới có hạnh phúc an
vui.
Trong gia đình vợ chồng con cái đều sống
chung nhau thì đức
cung kính và tôn trọng là hàng đầu. Trong một tập thể nào cũng vậy, phải luôn luôn
có sự cung kính và tôn trọng lẫn nhau,
đó
là điều đem
lại sự bình an và
hạnh phúc lớn
nhất. Nếu thiếu sự cung kính
và
tôn trọng nhau
thì mọi
người trong gia đình cũng như ngoài
xã hội sẽ tự làm khổ đau cho nhau mà không lường được.
Bản thân mình không cung kính và tôn trọng
người khác thì đừng mong
người khác cung
kính và tôn trọng mình. Người giữ
gìn đức lễ
cung kính và tôn trọng người khác là
người có
tính khiêm hạ như trên
đã
nói. Đức khiêm
hạ
là một đức hạnh rất cao đẹp khiến cho giá trị con người càng tăng thêm. Nhờ lòng cung kính và tôn trọng mọi người nên mọi người đều cung kính
và
tôn trọng
quý mến lại mình nhiều hơn.
Làm người phải biết đức lễ là đạo đức đầu
tiên của con người, vì vậy con người cần phải
học hỏi về đạo đức lễ nghĩa,
về
sự cung kính và sự tôn trọng mọi người. Muốn làm được những điều này thì chỉ có lòng yêu thương chân thật. Chính lòng yêu thương chân thật mới tha thứ mọi lỗi lầm
của người khác; mới tôn trọng và cung
kính người khác thật sự.
Trên đời này chỉ có đức hiếu sinh, hiếu
sinh với mọi người, hiếu sinh với mọi loài vật. Nhờ có đức hiếu sinh như vậy chúng ta mới
biết tôn trọng sự sống của nhau, có tôn trọng sự sống
của nhau chúng ta mới
thực
hiện đức khiêm hạ chân thật với mọi người. Và đó mới chính là
lòng tôn kính thật sự. Nếu hạ mình tôn kính
người khác mà thiếu đức hiếu sinh thì đó là sự hạ mình cầu cạnh một điều gì, hoặc vì sợ hãi nên
làm ra vẻ hạ mình cung kính, chứ
kỳ
thực trong tâm họ không cung kính và tôn trọng ai hết.
Ở trên đời này
vì sự xã giao nên họ làm ra vẻ
lịch sự cung kính và tôn trọng người khác,
chứ
trong thâm tâm của họ vẫn xem tất
cả mọi người không ai hơn mình.
Chúng ta là những người học đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình,
khổ
người và khổ tất cả chúng sinh. Cho nên sự
cung kính và tôn trọng người khác là
do
từ lòng
yêu
thương sự sống của mọi người, của mọi loài. Cho nên
lòng cung
kính tôn trọng của
chúng ta là sự thật, chứ không phải là hình thức che đậy một cách giả dối.
Trong các
trường
học thường nêu khẩu hiệu: “TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN”, nhưng lễ như thế nào thì họ chỉ biết dạy trẻ con khoanh
tay
hay chắp tay cúi đầu chào người khác, chứ
đức
lễ rất rộng, nghĩa nó không chỉ chào hỏi
mà còn nhiều hành động lễ khác nữa.
Khi hai người gặp nhau chắp tay xá chào, đó là lễ; khi hai
người gặp nhau bắt tay chào nhau theo kiểu người
Tây
phương cũng đều là lễ; khi hai người
gặp
nhau ôm nhau hoặc hôn nhau cũng là lễ, v.v... Lễ đó là lễ chào hỏi. Lễ nghĩa chào, thưa hỏi của mỗi dân tộc trên hành tinh này đều có
nhiều hành động khác
nhau theo phong tục
tập
quán của riêng mỗi dân tộc. Còn ở đây chúng ta
chỉ nói riêng về lễ của đạo
Phật. Lễ của đạo Phật
có rất
nhiều điều
cần
phải học hiểu, cho nên cần
được nêu ra ở đây để mọi người hiểu cho rõ
ràng.
Lễ của
đạo Phật như một lời nói to tiếng với
người khác là thiếu lễ, nói lời thô lỗ là thiếu
lễ,
một hành động thiếu
nhã nhặn đối với người
khác là thiếu lễ, bố thí giúp đỡ người khác mà
có
vẻ khinh khi người thì đó là thiếu lễ, cho
người ăn xin mà ném tiền vào nón hay vào bị của người ăn xin là thiếu đức lễ. Bố thí cho người khác bất cứ một vật gì đều phải trịnh
trọng tôn kính người mình cho, dù đó là một em
bé, hành động như vậy
là người có
đức
lễ. Cho nên
sự cung kính tôn trọng như vậy
mới thật là lễ.
Đối với đạo Phật, một người nói dối là thiếu đức lễ; một người giết người hay giết loài vật
làm
thực phẩm
để ăn là người thiếu đức lễ; một
người tà dâm là một người thiếu đức lễ; một
người tham
lam trộm cắp, cướp của người khác là thiếu đức lễ; một người uống rượu là thiếu
đức
lễ.
Thường
người ta bảo: “rượu lễ, rượu
nghĩa”, đó là theo phong tục tập quán của những dân tộc và của những bộ lạc trên thế
giới, do thích uống rượu, nên mới lấy rượu làm lễ
làm nghĩa, làm
đầu câu chuyện để nhậu nhẹt say xỉn. Trái lại, đạo Phật thấy rượu là một chất nước độc rất nguy hiểm
làm cho con người loạn trí rối thần kinh. Khi “rượu vào lời ra” là nói những lời kém
văn hóa, thô bạo, hung dữ, phách lối, ngang tàng, chửi thề, tục
tĩu, v.v... Cho nên
người nào
uống rượu dù không say nhưng vẫn là
người thiếu đức lễ, tức là thiếu sự tôn trọng và cung
kính mình và người khác.
Ngoài ra, một hành động không oai nghi tế
hạnh là thiếu đức
lễ; hành động đi cúi đầu như
ngựa là thiếu đức lễ (đi không tự nhiên, giống
như người đi kinh hành, cổ cúi xuống nhìn bước chân); một hành động đi đứng vội vàng hấp tấp
là thiếu đức lễ...
Vợ
chồng biết
cung kính và tôn trọng lẫn
nhau thì không bao giờ
có sự rầy rà buồn phiền. Vợ
chồng hay rầy
rà buồn phiền là
do
vợ chồng không cung kính và tôn trọng nhau, đó là thiếu
đức
lễ. Vợ chồng xem thường nhau nên từ chỗ
rầy
la đi đến
chỗ
bạo lực gia đình: đánh, chửi
mắng nhau và sẽ đi đến chỗ li dị
xa
nhau cũng
là thiếu đức lễ.
Xã hội thiếu sự
cung kính và tôn trọng lẫn nhau nên mới xảy ra chửi chó mắng mèo, mới có đánh nhau, mới có trộm cắp
cướp giựt của
nhau, mới
có lường lận dối trá. Cho nên đức lễ
quan trọng trong cuộc sống hàng ngày như
vậy,
nếu
chúng ta không chịu học đạo đức và nhất là
không chịu trau dồi đức lễ thì rất uổng cho một kiếp làm
người. Muốn trau dồi đức lễ thì ngay bây
giờ chúng ta phải tu
tập lòng yêu
thương
nhau, phải tập luyện
lời
nói ái ngữ đối với mọi người. Dù người
giàu
hay người nghèo, vua
quan, trẻ
em trai hay gái đều dùng những lời nói ôn tồn, nhã nhặn, êm dịu, xưng hô một cách
đúng đắn, không được gọi nhau “mày,
tao, mi,
tớ” hoặc to tiếng cãi nhau, múa tay, múa
chân, muốn đấm đá đánh nhau.
Những lời nói dùng danh từ và những hành
động thô lỗ
kém văn hóa, vô lễ độ là người thiếu
đức
lễ. Cho nên những người có đạo đức luôn
luôn tránh xa với những hạng người này. Người có đạo đức là người luôn luôn lúc nào cũng biết
tôn trọng người khác
và tất cả
những
loài vật
khác.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: Hãy tìm người có đạo đức làm
bạn, tránh xa những người thiếu đạo đức, vì những người thiếu đạo đức sẽ làm khổ mình, làm khổ người và làm khổ tất cả chúng sinh.
Trong bài này, Lương Hồng tìm
người vợ có đạo đức, không cần
sắc đẹp, đó là một người biết sống, là người khôn ngoan. Còn
những người chạy theo sắc
đẹp là người chưa biết sống, là người thiếu hiểu biết về đạo đức
làm
người. Người chọn hình sắc đẹp bên ngoài
là
người không tri kiến đạo đức, là người ham mê sắc dục, cho nên cuộc đời của họ thường
phải chịu nhiều đau khổ và phiền não.
Đạo đức là một phương pháp đem lại sự bình
an
cho mọi người, cho nên người sống có đạo
đức
là người được mọi người quý trọng.
Vì
vậy các con nên học và rèn luyện nhân cách đạo đức, nhất là
sống với đức hiếu sinh
cung
kính và
tôn trọng sự sống của mọi người và mọi vật, nhờ đó sự sống mới
được bình đẳng như nhau. Nhờ đó con đường tu tập của các con mới
buông xả
sạch, và tâm
các con mới trở nên thanh thản, an
lạc
và vô sự; nhờ đó tâm các con mới trở nên bất
động hoàn toàn trước các ác pháp và các cảm thọ.
ĐOẠN 8: “Cô gái nghe nói Lương Hồng
đến cầu hôn, niềm vui lộ ra mặt. Cô vội đi sắm nữ trang, may áo lụa, hài
gai. Trong ngày lễ
thành hôn, cô gái họ Mạnh vấn tóc cao, trên đầu cài rất nhiều trang sức rực rỡ”. Câu này
dạy
đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Thiếu Đức Ly Tham, Thiểu Dục
Tri Túc Thân Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Một người con gái sắp về nhà chồng phải lo sắm
sửa
đồ trang sức quần
này
áo kia để làm đẹp, các cô gái cứ nghĩ mình làm
như vậy chồng sẽ thương yêu mình nhiều hơn. Người ta tham sắc đẹp
và
tiền của nhiều thì
cũng người ta ham thích, còn những người biết sống đạo đức thì không cần
sắc đẹp, không cần tiền của nhiều mà chỉ cần người có đạo đức lễ nghĩa biết cung kính và tôn trọng lẫn nhau, biết
thiểu dục tri túc, biết cần kiệm trong việc chi
tiêu. Cho nên con gái nhà họ Mạnh sắm sửa nữ trang,
mua áo lụa, hài gai, vấn tóc cao, trên đầu cài rất nhiều trang sức rực
rỡ làm đẹp, đó không
phải hành động giữ gìn vẻ đẹp tự
nhiên của một người hiền đức.
Người trang điểm làm đẹp một cách giả tạo tức là có sự gian xảo trong sắc đẹp. Có sự gian
xảo
trong sắc đẹp là có giả dối, có giả dối là
thiếu đức thành thật. Thiếu đức thành thật thì có
việc ác nào mà họ không làm được? Cho nên
người con gái nhà họ Mạnh trang điểm làm
đẹp là một điều đáng chê, không phải là người
hiền
đức. Người con gái nhà họ Mạnh đã lầm đạo đức và trang điểm
làm
đẹp. Hễ có đạo đức thì
không nên trang điểm làm
đẹp, mà hễ có trang điểm làm đẹp thì không bao giờ có đạo đức.
Đạo đức luôn luôn đi đôi với cái đẹp
tự
nhiên, còn có cái đẹp giả tạo do trang điểm mà có là không có đạo đức.
Trên đời này có rất nhiều điều giả dối. Khi con người sinh ra đều theo luật nhân quả nên mới
có người tốt kẻ xấu; mới có người hiền kẻ hung dữ; mới có
người lùn kẻ cao; mới có người giàu sang kẻ nghèo hèn; mới có người làm vua kẻ làm dân; mới có người tật nguyền kẻ lành lặn. Tất cả đều do nhân đời trước mà đời nay phải trả vay.
Vậy mà họ muốn chuyển đổi nhân
quả, kẻ xấu làm
cho
đẹp, vì thế mới mang bệnh
tật
khó trị; cũng như người nghèo hèn mà
muốn
sang giàu nên sinh ra trộm cắp, cướp
giật,
gian
tham
lường lận gạt người, nên phải đi tù tội cải
tạo
giam cầm 5 năm, 10 năm, có
khi tử hình.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: Người phụ nữ
nào
cũng thích
trang
điểm và sửa sang sắc đẹp,
nên
người ta nói đó là bản chất của nữ giới. Đúng vậy, nữ giới tâm thường ưa trang điểm, soi gương, thoa son, đánh phấn, đeo vòng vàng.
Dù
là một người phụ nữ rất xấu họ cũng vẫn thích trang điểm.
Theo chúng tôi nghĩ, người phụ nữ ưa thích trang điểm
không phải đó là bản chất tự có sẵn
của họ, mà do huân tập thành thói quen nhiều đời nên sinh ra làm phụ nữ là ưa thích trang
điểm làm đẹp. Nếu người phụ nữ được hướng dẫn để sắc đẹp tự nhiên thì dù cho một người
xấu vẫn đẹp như thường, đẹp
trong cái tự nhiên
không giả tạo là cái đẹp hồn nhiên
trong trắng.
Một người
da
đen vẫn có cái đẹp của người da đen, người da trắng cũng vậy, vẫn
có cái đẹp của người da trắng.
Còn da trắng bằng phấn sáp thì
mất
vẻ tự nhiên. Trong cái xấu vẫn có cái đẹp,
trong cái đẹp
vẫn có cái xấu, đó là cái đẹp tự
nhiên, còn trau chuốt trang điểm phấn son và
đeo
vòng vàng đầy cổ, đầy tay
là cái đẹp nhân
tạo. Cái gì nhân tạo tô điểm là cái đẹp không
chân
thật, đó là cái đẹp trong cái xấu. Chỉ có những người thiếu đạo đức mới ưa thích cái đẹp giả tạo. Người có đạo đức thì ưa thích cái đẹp của đạo đức, vì cái
đẹp của
đạo đức sẽ đem đến sự an vui cho mình, cho người. Đó là cái đẹp
của tâm hồn mà các con nên nhớ lấy để cho
cuộc sống được bình an, yên vui và hạnh phúc.
ĐOẠN9: “Nhưng trong suốt
7 ngày
liền, Lương Hồng không hề đoái hoài
đến cô. Cô
gái
không biết vì sao chồng
mình như vậy, nàng quỳ trước
mặt
Lương Hồng
với vẻ
xấu
hổ,
thưa
rằng: “Thiếp mong chàng đừng bỏ thiếp,
trong
lòng thiếp vô cùng cảm
kích chàng. Nhưng có ai
ngờ
được tình duyên
mới bắt đầu mà chàng đã xem thiếp như người xa lạ. Không biết có việc
gì
đã làm mạo phạm đến chàng, cầu
xin
chàng rộng lòng chỉ bảo”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Lễ Cầu Xin Chỉ Lỗi Khẩu
Hành, Thân Hành.
GIẢI
TRÌNH ÁN: Nàng họ Mạnh tưởng
trang điểm là được
Lương Hồng yêu thương nhiều, không ngờ Lương Hồng là người chọn
đạo
đức, thấy nàng trang điểm là
biết
người không đạo đức nên chẳng đoái hoài đến cô suốt
7
ngày liền từ ngày cưới. Trên đời
rất hiếm
người như Lương
Hồng. Sắc đẹp không làm lay
chuyển
con
người của Lương Hồng, chàng
chọn
người vợ đức hạnh, thế mà người vợ đức hạnh
gì
lại trang điểm, chỉ là tiếng đồn chứ người con gái nào cũng vậy, thích trang điểm
làm
đẹp thì đạo đức còn gì cho nên chàng chẳng màng tới.
Người có đạo đức thì không ăn mặc hở hang, còn những người vô đạo đức thì ăn mặc
hở hang, sửa
sang sắc đẹp để quyến rũ người
khác
phái, để làm
chuyện dục lạc bất tịnh đồi bại giống như gái mãi dâm. Nhìn những phụ nữ
ngày nay thì chúng ta nhận thấy rõ ràng
đạo đức
đang xuống cấp, người phụ nữ chỉ biết làm đẹp chứ không biết
rèn luyện nhân cách đạo đức làm
người; chứ không
biết
để làm nên một
con
người thanh cao đẹp nết tinh thần, sống đúng hồn nhiên trong trắng, thanh
tịnh cao thượng đối với mình, với mọi người.
Người có đạo đức sống không lừa đảo dối
gạt ai, tuy
xấu mặt,
xấu
mày chứ tinh
thần
không xấu. Tinh thần lúc nào cũng nêu cao lối sống chân thật, khi cha mẹ sinh ra như thế nào
thì vui lòng chấp nhận như thế
nấy, không đến
mỹ viện sửa sang sắc
đẹp, không tạo sắc đẹp giả
tạo.
Vì
trang điểm giả tạo như vậy là đã chuyển
đổi nhân quả bằng khoa
phẫu
thuật ngoại hình,
nhưng chúng tôi e
rằng quý vị
sẽ
không tránh khỏi nhân quả chồng lên nhân quả, gương
mặt xấu lại càng trở nên xấu hơn. Cho nên báo chí
thường loan tin tức các bà, các cô đi mỹ viện hoặc thoa kem này, kem kia để làm cho mình đẹp hơn, nhưng không tránh khỏi da mặt sần sùi, trở thành người bệnh tật. Người có gương mặt xấu lúc nào nó cũng xấu, dù có làm
gì nó cũng
xấu.
Muốn
thay
đổi gương
mặt xấu,
không
gì bằng là
nên
tạo
duyên
nhân quả thiện. Tạo
duyên nhân quả thiện
thì không nên chê cười người có gương mặt
xấu, mà hãy tập nhìn cái
xấu, cái đẹp của cơ thể con người qua cái đẹp của tâm hồn đạo đức.
Đối với cái nhìn của con người thì sắc đẹp
của
người phụ nữ có tuyệt trần đến đâu, có trở thành hoa khôi thế giới thì
nó
vẫn là cái
xấu của
những loài vật khác.
Bởi cái nhìn của tất cả loài thú vật thì sắc đẹp phụ nữ chỉ là con quái vật
hay
ít nhất cũng là một hung thần, vì bàn tay của
người phụ nữ thường giết hại các loài chúng
sinh làm thực phẩm để ăn.
Trong lịch sử Trung Hoa, người đẹp như Tô
Đắc
Kỷ, Bao Tự, Võ Tắc Thiên, Dương Quý
Phi,
v.v.. những sắc
đẹp
ấy toàn là những người hung ác giết người không gớm
tay. Cho nên hữu nhan sắc hữu ác đức. Vì thế Lương Hồng thấy vợ mình sửa sang trang điểm
làm
đẹp là ông không vui lòng. Trong những ngày động phòng hoa chúc ông chẳng
ngó ngàng gì đến nàng, khiến
cho
nàng không biết mình phạm lỗi gì mà
chồng chẳng ngó ngàng tới.
Bất cứ hoàn cảnh nào, người có đức hạnh LỄ NGHĨA đều biết hạ mình
quỳ xuống xin mọi người chỉ cho mình biết những lỗi lầm để tự
khắc
phục sửa sai, để trở thành
những người tốt sau này. Còn những người
thiếu đức
hạnh thì
nghênh ngang, lên giọng kẻ
cả, lại
còn
dùng lời lẽ ác ngữ chỉ trích, chê người khác
có lỗi hoặc
nói nặng nhẹ nhau.
Người con gái nhà họ Mạnh thật là
người có đạo
đức, khi thấy chồng buồn bã không nói thì
dùng lễ quỳ xuống xin chỉ dạy những điều sai.
Đó là đức tôn kính trên đời này ít có ai làm
được, vì vợ chồng ở đời này họ thường xem nhau ngang hàng, nên không bao giờ quỳ xuống
xin lỗi, đó là họ hiểu nghĩa bình đẳng
không
đúng nghĩa. Bình
đẳng là biết tôn trọng và cung
kính sự sống của nhau; bình đẳng trong đạo đức
lễ
nghĩa mới thật là bình đẳng. Vì đạo đức lễ
nghĩa
dạy chúng ta phải cung kính và tôn trọng mọi người.
Như chúng ta đã biết:
người nào cũng có sự sống bình đẳng như nhau, dù đó là một đứa
bé,
nhưng chúng cũng có sự sống bình đẳng như mọi người.
Vì
vậy dù làm cha hay mẹ, chúng ta cũng không nên đánh con cái hay nói lời chửi mắng chúng, hoặc
gọi chúng bằng “mày” và xưng hô với chúng là “tao”,
đó là chúng ta không tôn trọng quyền sống của chúng, tức
là chúng ta thiếu đức lễ. Hầu hết mọi người trong
xã
hội đều ỷ mình là
cha và mẹ, là người sinh nó
ra nên không tôn trọng sự sống của con cái, do đó mới có những cái tát tay.
Con cái còn phải tôn trọng như vậy, huống là tình nghĩa vợ chồng thì phải cung kính và tôn
trọng lẫn nhau hơn nữa.
Khi muốn nói một điều gì mà cảm
thấy mình có lỗi thì nên quỳ xuống
xin lỗi, đó là lễ nghĩa của người có
đạo
đức. Còn những người thiếu đạo đức, khi có sự bất toại
nguyện hoặc có sự gây cấn nhau thì họ lộ ra vẻ
khinh khi hoặc xem người khác (đối tượng) còn
thua con thú vật. Do không tôn trọng và cung kính người khác nên dùng lời lẽ thô lỗ, tiếng nói cộc cằn không êm dịu, thường dùng lời nói to
tiếng la lối, mạt sát nhau như kẻ thù địch. Lúc bấy
giờ
đức lễ không còn nữa, chỉ còn lại là những hành động và lời nói của giới lưu manh,
du
côn, du đãng.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: Đức cầu xin chỉ lỗi cho mình là một hành động tốt đẹp
cao quý biết
tôn trọng mình, tôn trọng người, đó là
điều cần
thiết cho cuộc sống con người,
vì
làm người có ai không lầm lỗi, nhưng biết cầu xin người chỉ lỗi để mình sửa sai là một hành động
tự
giác cao đẹp tuyệt vời.
Chúng ta là những người tu theo
Phật
giáo, lấy giới luật đức hạnh làm cuộc sống, vì thế
ĐỨC CẦU XIN CHỈ LỖI cho mình là một việc làm
cần
thiết và lợi ích rất lớn cho mình, để mỗi ngày mình lại thêm
tiến bộ về đời sống đạo
đức nhiều hơn nữa.
Đức cầu
xin chỉ lỗi để mình sửa sai đâu có gì
hèn
hạ, nó là một hành động cao thượng dám xin người chỉ lỗi, dám
nhận lỗi để sửa sai
thì đó
là
một hành động đáng khen. Các con hãy nhớ lời dạy này: “Xin người chỉ lỗi cho mình là một
hành động cao quý vô
cùng”.
ĐOẠN10: “Lương Hồng thấy vợ mình quỳ dưới đất, trong lòng không kìm được
nữa, vội
vàng đỡ nàng dậy và nói: “Từ lâu đã nghe nàng
là
người hiền đức lễ
nghĩa, có ai ngờ
rằng nàng là một người thích hư danh. Nhìn nàng phấn
son, đầy mình gấm vóc, đó chẳng lẽ lại không làm cho ta thất vọng
ư!”. Câu này dạy đạo đức
gì?
ĐÁP ÁN: Đức Cung Kính Thẳng Thắn Chỉ
Lỗi.
GIẢI TRÌNH ÁN: Lương
Hồng là
một người có đầy đủ đạo đức lễ nghĩa, khi thấy vợ
mình biết quỳ dưới đất xin chỉ cho thấy những lỗi lầm của
mình thì chàng biết ngay chỉ những
người có đạo đức mới
quỳ dưới chân chồng như vậy. Thật trên đời này rất hiếm thấy có một
người phụ nữ nào như vậy. Biết
tôn trọng cung
kính chồng, chưa biết mình có lỗi gì mà gan dạ dũng cảm
quỳ dưới chân
chồng xin chỉ lỗi thật
đáng khen, đáng ca ngợi. Nếu cuộc đời này ai ai cũng đều có đức lễ như người con gái
nhà họ
Mạnh thì cuộc sống gia đình hạnh phúc biết bao, là thiên đàng. Trên đời này nếu mọi người ai cũng biết giữ gìn đức lễ với nhau, tức là biết
cung kính và
tôn trọng lẫn nhau
thì đã mang lại
sự
bình an vô cùng
vô
tận.
Nếu một người có đức hiếu sinh mà không đức lễ thì đức hiếu sinh ấy chỉ là đức hiếu sinh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!