lưới trời tuy rộng lớn bao la mênh mông nhưng
không một người nào làm tội ác dù tội đó nhỏ
như hạt bụi cũng không trốn khỏi. Đúng vậy,
luật trời là luật của lương
tâm, chỉ có những
người đã đánh mất lương tâm của mình, làm mất nhân tính con người thì mới làm những
điều
ác,
những điều tà dâm như vậy.
Tuổi thơ
là
tuổi rất hồn nhiên trong sạch, tâm hồn còn trong trắng, nhìn cái gì cũng đẹp, cũng tốt, cũng xinh. Nhưng tuổi thơ cũng dễ bị ảnh
hưởng, dễ
bị ô nhiểm, dễ
bị sa
ngã. Vì thế những bậc làm cha
mẹ phải nên dành riêng cho
con cái của mình những phút giây quan tâm và
để
ý dạy bảo chúng.
Cuộc đời không suôn sẻ, đầy những bụi bặm
ô trược, đầy những chông gai và cạm bẫy, vì thế
những bậc làm cha mẹ không phải chỉ làm ra
tiền để nuôi con ăn học thành tài
là
đủ, là hết
trách nhiệm và bổn phận của mình. Không phải
vậy
đâu thưa các bậc phụ huynh? Con cái của mình có điều gì bất hạnh xảy ra cho nó thì quý
vị
đứt từng đoạn ruột, tan nát cả tâm can. Nỗi
đau
thương của cha mẹ đối với con cái không thể nào lấy gì lường được. Cho nên những phút
giây quan tâm, lưu ý đến con cái của mình là điều cần thiết trong lúc đất nước đang mở cửa
phát triển nền kinh tế công nghệ hóa làm cho
dân
giàu, nước mạnh thì cũng nhân cơ hội đó mà các luồng văn hóa khắp thế giới không lành
mạnh tràn vào
đất
nước.
Tuổi thơ là tuổi cần phải chăm sóc giáo dục
đạo
đức nếp sống có văn hoá lành mạnh kỹ lưỡng hơn, lúc này tuổi thơ của các cháu dễ tiếp
nhận, nếu
tiếp
nhận những điều xấu
thì dễ thành thói quen
xấu, nếu
tiếp nhận những điều tốt, đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ
mình, khổ người và không làm
khổ tất cả chúng
sinh thì thành thói quen tốt. Nếu không chăm
sóc kỹ lưỡng cho các cháu như vậy, để các cháu
rong chơi
theo bè bạn hư thân mất nết thì các
cháu sẽ bị nhiễm
ô thành thói quen xấu, bấy giờ các cháu là những tệ nạn của xã hội, chừng đó
gia
đình là một gánh nặng và xã hội là
một
tai họa bất an. Nhưng gánh nặng và tai họa bất
an này gia đình và xã hội còn biết giao cho ai?
Gia đình cho những tệ nạn xã hội là do xã hội phát triển
kinh tế và mang theo những văn
hóa
đồi trụy khiến cho con em họ đua đòi chạy theo ăn chơi trác táng nên hư
thân mất nết. Chúng đã trở thành những bọn lưu manh, du
côn, du đãng, v.v... Còn xã hội thì cho rằng do
gia
đình không giáo dục con em của mình, cha
mẹ cứ mãi lo làm giàu, làm cho ra tiền thật nhiều, bỏ mặc con cái.
Vậy gia đình đổ lỗi
cho
xã hội, còn xã hội đổ
lỗi cho gia đình, như vậy
gia đình đúng hay
xã hội đúng?
Vậy
lỗi này
về
ai!? Gia đình, ông bà, cha mẹ
ư? Hay xã hội, đất nước, những Nhà lãnh đạo
ư?
Nhưng lỗi này không phải của riêng ai mà của chung cả gia đình và xã hội, chứ
không nên đổ thừa gia đình hay đổ thừa xã hội được. Cả
gia đình và xã hội đều phải có trách
nhiệm, bổn phận giáo dục đạo đức cho con em của mình.
Bởi con em thì của gia đình, nhưng chúng lại là mầm
non tương lai của Tổ quốc.
Vì thế gia đình có bổn phận
phải giáo dục đạo đức, cũng
như xã hội thì pháp luật và Bộ giáo dục phải đào tạo con người có đức, có tài.
Bộ giáo dục cũng nên quan tâm
đến đạo đức nhân bản - nhân quả, vì đào tạo người có đạo
đức
quan trọng hơn đào tạo người có tài.
Có tài
mà không có đức thì con người ấy không dụng
được.
Cho
nên đạo đức rất cần thiết trong giai đoạn đất nước
đang mở cửa để ngăn
chặn những luồng văn
hóa đồi trụy xâm nhập
vào.
Các cháu thanh niên và thanh thiếu niên nam
nữ
có làm nên những tội lỗi phạm
pháp đều do trách nhiệm và bổn phận của cha mẹ và các Nhà
lãnh đạo chưa quan tâm mấy đến tuổi thơ của
các cháu. Bởi vì cha mẹ
thì cứ lo làm ra tiền cho thật nhiều như trên đã nói, còn giáo
dục đạo đức
thì cha mẹ
giao hết cho học đường, chừng
biết
con mình hư thân mất nết vào tù ra khám thì hỡi ơi, chuyện con cái phạm vào tội ác đã đánh mất
hết giá trị đạo đức gia đình. Đó là những gia đình cha mẹ thiếu trách
nhiệm với con cái của mình, thiếu bổn phận trách nhiệm giáo dục đạo
đức
con cái, thiếu đức thương yêu đúng cách đối với con cái. Cho nên con cái làm mà cha mẹ phải gánh chịu. Gánh chịu những tiếng tai xấu
xa
vô cùng mà không có nước
sông nào trong sạch rửa được những điều mà mọi người có đạo đức không ai chấp nhận.
Còn các Nhà lãnh
đạo thì sao!? Tệ nạn xã hội
xảy
ra khắp nơi trong nước là một gánh nặng
trên vai của các vị. Các vị có thấy trách nhiệm
và
bổn phận của mình đối với những mầm
non
của Tổ quốc không?
Ngoài pháp luật hiện hành chưa đủ sức để ngăn chặn những tệ nạn xã hội, nếu các Nhà lãnh đạo đất nước quan tâm đến nền đạo đức
nhân bản - nhân quả,
cho
phép Bộ giáo dục đào tạo được triển khai nền đạo đức này thành một môn học trong chương
trình giáo dục đào tạo từ
Tiểu học, Trung học và Đại học thì tệ nạn xã hội sẽ chấm dứt.
Chúng tôi mạnh dạn vạch ra một hướng
đi
để gia đình và xã hội cùng bắt tay nhau xây dựng nền đạo đức
nhân bản - nhân quả, để giáo dục con em
mình trở thành những đứa con ngoan hiền trong gia đình và những người công dân tốt
trong xã hội.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
Sắc dục có
một sức lôi cuốn
rất mạnh, nếu làm người không thắng được tâm
sắc
dục thì cũng giống như con
thú vật. Nó có thể làm cho thân bại danh liệt như ông Hồ Ngọc Lâm trong bài này còn mặt
mũi
nào nhìn
ai. Một hậu quả khổ đau do không làm
chủ
tâm sắc dục, ông Hồ Ngọc Lâm đã gây
ra một nỗi đau suốt đời cho cháu O.
Thật đáng thương và cũng đáng trách cho con người lòng
lang dạ thú, làm một việc mà không suy nghĩ
hậu
quả khôn lường. Bây
giờ
ông trốn chui trốn
nhủi như con chó ăn vụng, còn có giá trị gì là
con người, thật là nhục nhã.
Giá trị con người là ở chỗ lìa tâm sắc dục.
Lìa tâm sắc dục là lìa bản chất thú vật, các con
có biết không? Con người phải làm chủ tâm sắc dục, luôn luôn phải giữ
gìn tâm ly sắc dục, phải
nhìn nó là lộ trình sinh tử luân
hồi; phải nhìn nó là lộ trình mang đến nhiều khổ đau hơn là an
vui; phải nhìn nó là miếng mồi nhân quả để dụ
dỗ
mọi người sa vào lưới rập tái sinh luân hồi;
phải nhìn nó là con đường hôi thối
bất tịnh bẩn
thỉu, nơi đó là nơi bài tiết ra những thứ cặn bã dơ bẩn nhất của cơ thể, thế mà chúng ta lại chui
đầu
vào chỗ đó sao?
Chúng ta là con người
không thể có những
hành động giao cấu nhau như hai con thú vật.
Chấm dứt con đường sắc dục là chấm dứt con đường sinh tử luân hồi. Vì thế đạo Phật dạy diệt
dục tức là diệt tâm SẮC DỤC, chứ không phải diệt hết tâm dục. Tâm
sắc
dục là tâm dục ác, vì vậy diệt tâm dục ác
chứ
không phải diệt tâm dục thiện
(Chư
ác mạc tác chúng thiện
phụng hành)
Các con nên nhớ kỹ lời dạy này: “TÂM SẮC
DỤC
LUÔN LUÔN ĐỂ LẠI MỘT HẬU QUẢ
ĐAU KHỔ
KHÔNG
LƯỜNG ĐƯỢC”. Phàm
làm
một việc gì cần phải suy nghĩ về hậu quả
của nó. Các con có nhớ chưa?
ĐOẠN3: “Đó là một ngày đầu mùa cà phê (khoảng
tháng 9-2005), lúc đó
năm
học vừa
khai giảng, em mới lên lớp 8. Cũng như bao bạn đồng lứa khác
ở vùng đất Sông Xoài, hằng
ngày O vẫn một buổi đến trường, buổi còn lại lên
rẫy phụ giúp bố mẹ thu hoạch cà phê. Trưa tháng 9 nắng gắt,
hôm đó, bố mẹ và anh chị
sau
khi hái đầy mấy bao cà phê đã tranh thủ chở về nhà trước để nấu cơm, chỉ còn lại một mình em ở lại xếp tấm bạt và thu dọn mọi thứ cho gọn
gàng”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Qui Luật Nhân Quả Bố Trí Thời
Gian, Không Gian Để Trả Quả Báo Kiếp Trước.
GIẢI TRÌNH ÁN: Theo quy luật nhân và
quả thì phải có đủ nhân và duyên. Có đủ nhân
và
duyên thì mới trả quả, còn chưa
đủ
nhân và
duyên thì quả chưa thành. Quả chưa thành thì
chưa trả quả. Cho nên luật nhân quả sắp xếp
thời gian không sai một li hào nào cả. Ví dụ: một tai nạn giao
thông xảy ra không có nghĩa là
tự
nhiên vô tình, mà
đã có sự sắp xếp thời gian,
ngày nào giờ nào, bao nhiêu người, người nào
chết, người nào bị thương
tật và thương tật bao
lâu
mới chết hoặc thương tật suốt đời. Bởi vậy
luật nhân quả trả vay không có tự nhiên, vô tình xảy đến, mà có sự sắp xếp thời gian rất chính xác và rõ ràng.
Như việc cháu O trả quả, luật nhân quả sắp xếp khiến
cho
gia đình cháu
về
hết, chỉ còn có một mình cháu O ở lại, nên ông Lâm mới
sinh tâm tà dâm, làm nhục cháu. Nếu còn
đông người làm
sao
sinh tâm
tà
dâm làm chuyện xấu xa đó
được. Có đúng như vậy
không thưa quý vị?
Vì chỉ còn có một mình cháu O, chứ nếu chỉ
còn được hai người ở lại thì cháu O không bị hại. Cho nên mọi sự việc xảy ra trong đời con
người đâu có khác gì một màn kịch trên sân khấu do đạo
diễn đã dàn
dựng cảnh, cảnh nào ra cảnh nấy. Luật nhân quả cũng
vậy, nó dàn dựng
cảnh còn chính xác hơn các
nhà đạo diễn gấp trăm ngàn lần. Biết rõ như vậy quý vị hãy đề cao cảnh giác từng hành động thân, miệng, ý, vì
từ
nơi đó xuất
phát
nhân quả thiện hay ác. Khổ hay vui cũng
đều
do đó mà ra.
Mọi sự việc xảy ra trong đời người từ khi
sinh ra cho đến khi chết đều do luật nhân quả
sắp
xếp dàn dựng cảnh,
vì thế mọi sự việc xảy
trong đời người
không bao giờ sai một li lai nào cả.
Khi hiểu luật nhân quả như vậy, chúng ta đừng xem thường nó, đừng coi nó như không có rồi sinh tâm chạy theo ngũ dục lạc, sống bừa bãi
trong các hành động ác. Hành động ác thì sự đau
khổ sẽ tăng lên gấp trăm ngàn lần, còn hành
động thiện thì chuyển quả khổ thành quả vui.
Có một số người cho
rằng
không
có luật nhân quả, chỉ do có người đặt ra luật nhân quả để hù dọa người khác, vì có
những người làm ác
như giết gà, lợn, bò, dê, chó, mèo mà có sao đâu, nhiều người còn làm giàu, hoặc có người
cướp của giết người nhưng vẫn sống phây phây
có ai làm gì họ đâu? Cho nên nói luật nhân quả là nói để răn đe làm cho người khác sợ mà không dám làm ác.
Đó là lối lý luận của những người
không tin nhân quả, không tin
nhân quả là do họ không chịu khó quan sát những người làm ác.
Những người làm ác tính tình lúc nào cũng hung dữ, do
tính tình hung dữ thì quả phải tức
giận, mà tức
giận là đau khổ thuộc về tâm, khi tức giận nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến thân thì
thân sẽ bệnh tật và
thân bệnh tật là đau khổ có đúng không?
Còn nữa, tính tình hung dữ thì không nhẫn
nhục được, do đó
phải đánh nhau với người
khác, khi đánh nhau gây thương tích và có khi
đi
đến án mạng phải lãnh án tù tội như vậy không phải là nhân quả sao.
Vì thế những người làm ác giết hại và ăn thịt chúng sinh là tự mình làm
ngắn tuổi thọ và tự mình gây ra cho thân nhiều bệnh tật khổ đau không riêng mình mà cả gia đình con cái, nhất là người giết hại chúng sinh thì trong nhà sẽ có người
tật
nguyền bất
hạnh.
Tham
lam
trộm cắp, cướp của giết người, thì
vợ và con cái sinh ra ăn chơi bài bạc phá tán
của cải tài
sản, hoặc hỏa hoạn
thủy tai động đất cũng cuốn
sạch, trắng tay trở về trắng tay.
Tà dâm sống không chung thủy, không tình nghĩa nên bạo lực
gia đình thường xảy ra, vợ
chồng li dị, con cái xa cha mất mẹ,
xa
mẹ mất cha, thật là thảm cảnh đau lòng.
Nói dối là không thành thật, gian xảo, lừa
đảo, lường gạt người khác là người không có đức tự trọng, tự đánh mất uy tín của mình đối với mọi người với bản thân mình.
Uống rượu
say xỉn, bài bạc,
hút chích xì ke,
ma tuý, v.v.. đó là tự mình đánh mất giá trị con người của mình, tự mình đã biến mình thành người điên, người loạn trí. Cho nên say xỉn, bài bạc, hút chích khi gặp người ta đều tránh xa,
xem
những người đó như con chó điên, gặp ai
nó cũng cắn, cũng sủa. Đó là những người ngu si vô đạo đức. Lại còn có một số người ngu si hơn, thiếu đạo đức
hơn thường a dua nhập bọn
nhậu nhẹt, la hét đánh nhau như những người mất
trí. Những người ấy sống trong những ác pháp, sống trong nhân quả
không thiện nên bản thân, gia
đình và xã hội chung quanh họ có lúc
nào
được an ổn và yên vui hạnh phúc đâu?
Nhân không thiện thì quả phải chịu khổ đau, chứ đừng bảo rằng không nhân quả là điều
thiếu
hiểu biết, là những người còn đần độn lạc hậu
trong những thời bộ lạc xa xưa.
Luật nhân quả là một đạo
luật được chứng
minh bằng
khoa học thiết
thực, cụ thể, chính xác không chỗ nào sai sự thật. Có sai chăng
là
do những người sống trong tưởng giải lý luận nói theo ảo tưởng, hư tưởng, không tưởng của mình, nên thiếu thực tế làm cho
luật nhân
quả
trở thành mơ hồ, trừu tượng,
phản khoa học,
không
cụ thể.
Nếu cháu O kiếp trước không tạo duyên nhân
quả xấu, không lừa
người hiếp dâm
thì đời nay làm sao có nhân quả xấu, có ông Lâm lừa gạt
hiếp dâm như thế này. Phải không quý vị?
Cho nên nhân quả là
một
định luật rất công
bằng và công lý, ai gieo gió thì phải gặt bão, ai
gieo nhân nào thì phải gặt quả
nấy, người trồng
ớt
thì phải hưởng quả ớt cay, người trồng xoài
thì phải hưởng quả xoài ngọt. Có
đúng như vậy không quý vị? Quý vị
nên hiểu luật nhân quả là luật sống của muôn loài
trên hành tinh sống này,
nó
có nhiệm vụ quân bình môi trường sống trên hành tinh, nếu không có đạo luật này
thì hành tinh
đã
nổ tung và tan vỡ từ lâu.
Đời
nay
cướp của
giết
người
thì đời sau
người khác cướp của và giết lại. Người cướp của giết người
thì đời sống nghèo hèn, còn cướp
thì còn sống, hết cướp thì vào tù.
Đời nay hiếp dâm trẻ em thì đời sau cũng bị
kẻ khác hiếp
dâm lại
trong lúc tuổi còn thơ ngây. Đó là luật nhân quả mà không ai trốn thoát. Đừng xem thường và cho rằng không có
luật nhân quả mà cứ an
nhiên sống làm ác, rồi sẽ phải thấy hậu
quả của những sự làm ác ấy.
Đừng bảo rằng không có nhân quả mà coi
thường mạng sống của con người và con vật; đừng bảo rằng không có nhân quả rồi mặc
tình cướp giựt tài sản của người khác thì quý vị là
những người vô minh, là những người ngu si,
thiếu sự hiểu biết về luật nhân quả, rồi đây quý
vị sẽ thấy.
KẾT
LUẬN
VÀ ÁP DỤNG:
Muốn
biết nhân quả ba đời thì hãy xem nhân quả hiện tại mà biết nhân quả quá khứ, xem nhân quả hiện tại
mà biết nhân quả hiện tại, xem nhân quả hiện
tại
mà biết nhân quả tương lai. Đó là một quy
luật vận hành trong vũ trụ đâu có gì khó hiểu.
Bởi nhân quả
ở trong sự suy nghĩ, ở nơi miệng
nói ra, ở hành động tay chân cho nên nó không
có
gì khó hiểu, và rất dễ hiểu vì nhân đâu quả
đó. Nếu suy nghĩ ác thì quả mất ngủ thân tâm
bất
an; nếu chửi mắng người thì
người
chửi
mắng lại; nếu đánh người thì người đánh lại,
như vậy nhân quả có đúng không?
Do thông suốt nhân quả nên chúng ta luôn luôn thực hiện một đời sống đạo đức không làm
khổ mình khổ người.
Ví dụ 1: Chúng
ta
sống với đức hiếu sinh không giết
hại và ăn thịt
chúng sinh tức
là
gieo nhân lòng
yêu
thương mọi người, mọi
loài không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng
sinh thì chúng ta sẽ nhận được
quả mọi người,
mọi loài yêu thương mình và thân
ít bệnh đau, không tai nạn, không chết yểu tử.
Ví dụ 2: Chúng ta sống với đức
ly
tham của cải, tài sản, vàng bạc, của báu
tức là gieo nhân không tham lam lường lận, xảo trá, dối gạt, ăn
lo
lót, hối lộ hoặc trộm cắp cướp giựt tiền bạc
của báu của người khác,
mà lại còn biết bố thí
giúp đỡ người nghèo khó bất hạnh thì quả sẽ được giàu
sang, thường
gặp may mắn và
có
nhiều người giúp đỡ, ít tai nạn, ít bệnh tật.
Ví dụ 3: Chúng ta sống với đức
ly
tham sắc dục tức là nhân lìa xa nơi bất tịnh, nơi sinh tử
luân hồi thì được quả thân tâm thanh tịnh trong sạch, không còn tái
sinh luân hồi, luôn luôn ở trong trạng thái bất động “THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ”.
Ví dụ 4: Chúng ta sống với đức thành thật,
đức
không gian dối tức là xa lìa dối trá, xa lìa sự không thành thật và xa lìa sự gian xảo thì quả sẽ được mọi người tin yêu, kính mến, tôn trọng,
tiếng tăm tốt sẽ đồn xa.
Ví dụ 5: Chúng ta sống với đức
minh mẫn
sáng suốt nên
không có ngu si uống rượu, hút chích xì ke, ma tuý, vì thế cơ
thể
khỏe mạnh, da
thịt hồng hào, trí óc thông minh biết chọn lựa bạn bè có đạo đức thân thiện, tránh xa những
bạn
bè xấu ác. Vì thế cuộc sống càng yên ổn lại
càng yên ổn hơn, không có bạn bè xấu ác
quấy
rầy.
ĐOẠN 4: “Khi công việc đã gần xong, thì ông Hồ Ngọc
Lâm đứng từ phía hàng rào bên
cạnh rẫy của gia đình O gọi em sang nhờ tí việc, nghĩ ông Lâm là hàng xóm láng giềng (rẫy
của 2 gia đình bên cạnh), hơn nữa ông lại là
bạn thân, là anh em kết nghĩa với
bố nên O rất
sẵn lòng. Ông Lâm dẫn O đi lòng vòng một chút, khi đến bên bụi chuối giữa rẫy thì bất ngờ ông vật em té xuống và bắt đầu thực hiện hành
vi đồi bại”. Câu này dạy
đạo
đức gì?
ĐÁP ÁN: Thiếu Đức Thành Thật Khẩu Hành
Và Thiếu Đức Ly Tà Dâm Thân Hành.
GIẢI
TRÌNH ÁN: Biết nhân quả đời trước nên cháu O phải chịu
trả quả, nhưng điều
chúng
ta
đáng nói ở đây là ông Lâm, một người lớn tuổi như cha mẹ, chú bác của cháu O. Sao ông
nỡ nhẫn tâm làm
một điều tồi tệ, làm một điều
không có suy nghĩ. Việc ông làm như vậy có
đúng không? Ông là con người chứ
đâu phải là
con thú, khi hiếp dâm cháu O thì ông kêu cha mẹ cháu O bằng gì???
Một cháu bé
tuổi còn học
trò đáng con cháu của ông, thế mà hiếp
dâm
được à! Hiện giờ ông
nhìn mặt được ai, nhìn vợ, nhìn con, nhìn mọi người hàng
xóm
có
được
không? Một phút
không làm chủ tâm để tâm chạy theo sắc dục
hiếp dâm trẻ em thì mặt mũi nào còn nhìn ngó
ai. Sống trên đời này
là sống với mọi người, có
xóm,
có
làng, có người
này
kẻ kia, chứ
đâu phải
sống có một mình ông. Cho nên làm
một
việc gì mà thiếu suy nghĩ chỉ trong một phút thì hậu quả cũng
không lường được. Phải không quý vị?
Bởi vậy đức Phật dạy: “Trước khi làm một điều gì thì phải suy nghĩ những
hậu quả của việc
làm
đó rồi mới làm”.
Bài
học ngàn vàng đã dạy cho mọi người: “Phàm làm một việc gì đều phải suy nghĩ hậu quả của việc làm ấy”. Ông
Lâm
làm
mà không suy nghĩ nên hậu quả không thể lường
được,
danh dự ông không còn, bị mọi
người khinh chê, rồi đây ông còn phải bị
tù tội
ít nhất cũng 10 năm, và như vậy cuộc đời của
ông
còn
giá
trị gì? Ông chỉ là một con vật mang hình người.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: Danh dự của con người là ở đức thành thật, người sống với
đức
thành thật là người biết bảo vệ uy tín của mình, người sống thiếu đức thành thật là người
tự chà đạp lên
uy
tín của mình, làm mất niềm tin
với mọi người. Bởi vậy uy tín là một vấn đề quan trọng trong cuộc sống giao tiếp với mọi người, nhất là cuộc sống làm ăn với nhau phải có
qua có
lại mà dối trá không thành thật
thì mọi
người đều tránh xa, họ không dám
chơi thân và
không dám giao phó những trọng trách
quan
trọng.
Người dối trá là người thiếu thành thật
với
mình,
với
người.
Người thiếu
thành thật
là người dám làm những điều gian ác có thể đi đến
hãm
hại người khác. Vì thế trên đời này chúng ta cần phải chọn
người thành thật mà
giao tiếp,
mà trao đổi những điều hay lẽ phải với nhau,
còn nếu gặp những người không thành thật thì nhất định không nên thân cận.
Muốn sống với đức thành thật thì hàng ngày phải tác ý: “THÀNH
THẬT LÀ MỘT ĐỨC
HẠNH
TẠO LÒNG TIN CỦA MỌI NGƯỜI, UY
TÍN CON NGƯỜI LÀ Ở ĐỨC THÀNH THẬT.
NGƯỜI
THIẾU
ĐỨC
THÀNH THẬT LÀ
NGƯỜI ÁC, CẦN NÊN TRÁNH XA”.
ĐOẠN 5: “Sức vóc của cô bé đang là học sinh lớp 8 không thể cưỡng lại được thú tính
dục
vọng đang trào dâng trong con người đàn ông, và thứ quý giá nhất
trong
đời con
gái
của em đã bị ông ta cướp mất từ đó. Đau đớn tủi
nhục, em khóc
nức
nở. Thấy vậy, ông Lâm cố
nhét cho em mười
ngàn đồng (nhưng em không lấy) và hăm dọa em không được nói chuyện này cho ai biết hết. Trưa hôm đó, O về nhà trễ hơn và nhịn đói đi học
luôn...” Câu này
dạy đạo đức
gì?
ĐÁP ÁN: Nhân Quả Nghiệp Báo Ai Gieo
Nhân
Nào
Thì Gặt Quả Nấy.
GIẢI TRÌNH ÁN: Nhân quả là một định
luật đáng sợ hãi, nhân
đời nào
mà kiếp này cháu
O phải trả quả, trả quả là một điều đau khổ tận
cùng. Nhân quả trả vay như vậy chưa xong mà còn đang tiếp diễn nhân quả, nếu nhân ác thì quả sẽ khổ tăng lên khiến cho đời đau khổ lại còn đau khổ hơn.
Điều đáng nói ở đây là cháu O rất đáng
thương, nhân quả đời nào cháu
gieo chúng ta không biết, nhưng đời này cháu phải trả một giá
quá đắt, một sự mất mát
rất lớn: tuổi thơ
và đời
người con gái. Vả lại cháu còn phải chịu một
quả cay nghiệt, mới 16 tuổi đầu mà đã làm mẹ
thì làm sao còn tiếp tục học những năm trung học, những năm trung học không học thì còn mong gì lên
đại
học, thật là tội nghiệp. Càng thương cháu O bao nhiêu thì lại càng trách
ông
Lâm bấy nhiêu, một người tuổi tác
lớn như cha
mẹ của cháu mà lại có một hành động thiếu
suy
nghĩ, để lại một hậu quả không lường cho cháu
O gánh chịu, và chính bản thân ông có ra gì, thật
là
đáng trách. Một phút không làm chủ được tâm,
chạy
theo
nhục dục thế gian là để lại muôn
vàn
sự khổ đau cho mình, cho người.
Kính thưa quý vị! Quí vị hãy hình dung lại
hậu
quả việc làm của ông Lâm, chỉ một phút
ngu si chạy theo sắc
dục có sung sướng gì? Chỉ
toàn là khổ đau, rồi đây ăn năn hối hận trong
đau
khổ. Cả cuộc đời của cháu O và những
ngày còn lại cuối đời của ông,
ông biết lấy gì rửa sạch những điều ô nhục bẩn thỉu mà ông đã làm. Chắc chắn
tiếng
xấu muôn
đời,
dù ông chết
muôn kiếp khi
người ta nhắc đến ông là người ta
nguyền rủa và phỉ nhổ vào tên ông. Đấy là
ông
đã
ngu si tự làm khổ mình, khổ người muôn kiếp.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: Như trên đã nói, nhân quả là một quy luật vận hành của
vũ trụ, người muốn
sống trong an vui hạnh
phúc thì
nên nhìn mọi vật, mọi chuyện xảy ra đều do nhân quả, vì thế luôn luôn thường nhắc nhở
tâm mình (tác ý): “ĐỪNG THẤY MỌI VIỆC XẢY
RA ĐÚNG SAI PHẢI TRÁI, MÀ HÃY
THẤY NHÂN QUẢ THIỆN ÁC”. Có sống bằng đôi mắt
nhân quả như vậy thì thân tâm mới được an vui và hạnh phúc. Cuộc sống như vậy là Mùa Xuân
Vĩnh Cửu.
ĐOẠN6: “Ngày
lại ngày qua đi, O đã tạm
quên đi chuyện đau lòng giữa rẫy, em vẫn cắp
sách tới trường và hồn nhiên vui đùa với bao bạn bè cùng trang lứa. Thế nhưng cái bụng thì cứ ngày
một to lên và mọi người trong gia đình
thì đều nghĩ rằng do em đến tuổi dậy thì nên mập lên mà thôi. Cho đến một ngày,
người chị dâu đưa em đi khám ở Trung tâm y tế huyện thì
mới
vỡ lở rằng cái thai đã thành hình được 7 tháng”. Câu
này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Nhân Quả Diễn Biến Theo Quy
Luật Vô Thường.
GIẢI TRÌNH ÁN: Diễn biến theo quy luật nhân quả, nỗi khổ đau bị cướp mất tuổi thơ và đời người con gái chưa nguôi thì lại xảy đến bụng mang dạ chửa, thật là một điều xấu hổ
không thể nào che dấu
được.
Một người mẹ 16 tuổi không chồng mà có
chửa,
rồi
đây sinh con ra đời biết cha nó đó nhưng ai nhận là cha của cháu bé.
Thật là khổ đau trăm bề, nói ra không nên lời, nói ra chỉ bằng nước mắt, nói
ra chỉ bằng
sự
uất hận nghẹn ngào, nghĩ lại thân phận mình thật là đau khổ.
Ai đã làm ra nông nỗi này! Ai
đã
đem một tai
họa
không lường
cho
tuổi trẻ
thơ phải gánh
chịu! Vậy ai? Trời hay
người?
Trách trời ư! Trách người ư!
Không!
Không!!! Tất cả đều do nhân quả, nhưng nói đến nhân
quả là phải nói
đến
mỗi cá nhân con
người.
Chính vì mỗi cá nhân con người
tạo
ra sự ác, sự khổ đau
cho tự
chính mình, chứ không có ai làm cho mình đau khổ cả. Vì vậy
trách trời sao được,
Trời có làm
khổ cho mình đâu. Chỉ có trách
mình, vì
chính mình sống không làm những điều
thiện,
nên hôm nay phải gánh chịu những hậu
quả do mình.
Con người
vì
vô minh, không trí tuệ, không hiểu biết, có mắt như mù, nên
chạy theo ngũ dục lạc, nghĩ tưởng các pháp trên
thế gian này là có
thật, là
của
mình
nên cố hưởng thụ, do cố hưởng
thụ nên tạo
ra nhiều ác pháp, do tạo ra nhiều ác
pháp nên đời sống thiếu đạo đức, đời sống thiếu
đạo
đức thì con người
phải chịu nhiều khổ đau.
Nếu
con người không biết dừng thì sự khổ đau
lại
tăng lên ngút ngàn.
Vì thế muốn cho đời sống không đau khổ thì
con người phải biết xây dựng cho mình một nền
đạo
đức nhân bản - nhân quả, để từ đó mọi người được học tập đạo đức. Nhờ có
học tập đạo
đức
thì những ác pháp không còn. Ác pháp không còn thì những tệ nạn xã hội sẽ chấm
dứt,
con người sẽ không còn sống trong
khổ đau nữa.
Đạo đức không phải từ trên trời
rơi
xuống;
không phải do một bậc vạn năng tạo hóa nào ban cho con người; cũng không phải do một
đấng Giáo chủ, một
đấng Chí tôn, hay một vị
thần tiên nào dạy chúng ta đạo đức đó, mà chính con người của chúng ta từ người này nối tiếp đến người kia vạch lần theo hướng thiện
pháp không làm
khổ
mình,
không
khổ
người và
không khổ tất cả chúng sinh.
Trước trước đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từ những người cổ xưa đã
có những hành động đạo đức nhân
bản - nhân quả, nhưng nó chưa
hoàn
chỉnh
và còn bị pha trộn nhiều triết
lý
khô khan ngoài
sự
sống con người. Nhất là
nó pha trộn những tư tưởng mê tín, dị đoan, lạc hậu, ảo
tưởng, ảo giác, huyền thoại thần thánh, ma quỉ v.v...
Từ
những tư tưởng đó rồi sinh ra các
tôn
giáo đa thần, nhất thần. Trong những tư tưởng gốc của các
tôn giáo lại sinh ra
thêm
những kiến
giải,
tưởng giải, triết
lý, rồi dựa vào khoa
học lý
luận những ảo tưởng, ảo giác khác biệt để thành lập
ra nhiều tôn giáo, nhiều đảng phái khác biệt nhau. Từ các tôn giáo khi chạy theo danh lợi lại
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!