mê sắc dục?
Không đắm mê sao lại ăn mặc hở hang, ăn
mặc bó sát người? Không đắm mê sao lại hiếp
dâm, hiếp dâm trẻ em? Không đắm mê sao trai
gái
ưa thích
nhau, cặp bè,
cặp
bạn gây bao tội ác
móc thai, nạo thai. Móc thai, nạo thai không phải là tội giết người sao?
Một xã hội văn hóa đồi trụy và đạo đức đang xuống cấp thì những thanh
niên
và thanh thiếu
niên nam nữ là mầm
non tương lai của Tổ quốc chịu ảnh hưởng xấu nên bắt chước
ăn mặc hở hang, khêu dâm gợi dục. Vì thế trai gái tuổi chưa trưởng thành đã cặp bồ, cặp bạn, tự mình đưa vào
đường tội lỗi nạo
thai,
phá thai.
Đó
là một tội giết người mà
lại
giết chính những đứa con của mình.
Nhìn
cảnh đau xót này ai mà không đau lòng,
vì
nỗi đau này không phải của
riêng ai mà của
chung của đất nước.
Hỡi các cháu thanh niên và thanh thiếu niên nam nữ
Việt Nam! Các cháu hãy biết rằng: Sắc
dục là một pháp cực
ác,
nó giết hại đời của các cháu đó, nó sui khiến cho các
cháu làm những
điều tội ác tày trời, làm
cha
mẹ giết con. Các cháu có biết không? Nó sẽ mang
đến bao nhiêu điều tội lỗi và đau
khổ cho loài người trên hành
tinh này. Cho nên người có sự hiểu
biết, có chút ít đạo đức nhân bản - nhân quả thì không thể
không đau lòng, xót
dạ
thương cho những thế hệ này và nhiều thế hệ mai sau
nữa.
Vì thế ngay bây giờ chúng ta hãy mau đưa
nền
giáo dục đạo đức
nhân bản - nhân quả vào
học đường và mở
các
lớp học xóa nạn mù đạo
đức
nhân bản - nhân quả trong thôn,
xóm, ấp,
để toàn dân hiểu rõ đạo đức là điều quan trọng trong cuộc sống của
loài người. Chính nhờ nó mới
đem
lại sự bình an, hạnh phúc cho con người. Vậy ngay từ bây giờ, chúng ta chuẩn bị sự giáo dục đào tạo đạo đức cho các em, các cháu thì còn không trễ, nếu trễ ngày nào thì em
út, con cháu của chúng ta sẽ khổ đau ngày ấy và sự khổ đau
sẽ
không thể lường được.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: Trên đời này
nếu
ai cũng sống với đức hiếu sinh thì thế gian
này
sẽ là Thiên Đàng, Cực Lạc.
Muốn được vậy chúng ta nên quán xét tư
duy
về
sự sống của mọi người, mọi loài vật trên trái đất này: Con người
và
con vật đều có sự sống
bình đẳng như nhau, không ai có quyền cướp
sự sống của kẻ khác, vật khác.
Đó
là quyền bình đẳng sống. Chỉ có con người vì quá cố chấp riêng cho cá nhân mình nên thường cướp
đi
sự sống của
người khác
(chiến tranh nước này đánh chiếm nước khác), nhất là cướp đi sự sống của
các loài thú vật (giết hại chúng làm thực phẩm để ăn).
Cướp
đi
sự sống của người và của
loài vật
khác là vì chúng ta chưa
có lòng yêu thương sự
sống.
Chưa có lòng yêu
thương sự
sống thì chúng ta tự làm khổ mình, khổ người và nhiều
nhất là khổ các loài vật khác. Muốn tôn trọng sự
sống bình đẳng như
nhau thì chúng ta nên tập sống với đức hiếu sinh, luôn luôn tha thứ và yêu thương sự sống của người khác và các loài vật
khác. Đó là
một
sự sống bình đẳng, người và vật như nhau.
Ở đâu có lòng yêu thương thì
ở đó
có sự bình
an, yên vui và hạnh phúc.
Muốn có sự bình
an, yên vui và hạnh phúc thì chúng ta phải biết yêu
thương nhau. Muốn yêu thương
nhau chân thật
thì chúng ta hãy quán
xét
tất cả các pháp trên thế
gian này đều là vô thường, vì tất cả các
pháp rồi đây
đều hoại diệt không còn một vật gì thường
hằng bất biến trên hành tinh này nữa. Vì thế, không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta, nay còn, ngày mai mất, đó là điều
chắc
chắn của luật vô thường, rồi đây còn có những gì nữa đâu mà chúng ta lại chấp
chặt cho là của
mình. Do hiểu các pháp vô thường
nên chúng ta
phải thương
yêu nhau, và như vậy thế gian này chỉ còn lại lòng thương yêu là vĩnh viễn. Phải không quý vị?
Trên
đời này chỉ vì tranh chấp hơn thua nhau
mà chúng ta đánh mất lòng yêu thương. Hơn thua nhau để làm gì khi mọi vật đều vô thường,
không có vật gì trên thế gian này là ta, là của ta
cả? Vì vậy hãy thương yêu sự sống của nhau và của muôn loài thú vật. Đó là
điều
duy nhất đem lại
sự bình an cho loài người,
cho
muôn loài vạn vật trên hành tinh này.
Ngay từ
bây giờ, chúng ta hãy dùng lòng yêu thương
mà buông xả
và diệt
tận gốc các
ác pháp; hãy dùng lòng yêu thương mà diệt tận gốc
bãn ngã của ta. Nếu lòng yêu thương ngự
trị
trong tâm chúng ta thì thế
gian này
là sự bình an
vô
cùng, vô tận. Hãy cố gắng lên
các con ạ! Chỉ
có sống trong lòng yêu thương
người và vật thì mới chính chúng ta yêu thương sự sống. Trên
hành tinh này chỉ có sự sống của
mọi
người và mọi vật là vô giá, là quý nhất, không có gì so
sánh được. Nhưng các con nên nhớ, chỉ có lòng yêu thương mới bảo
vệ
vật vô giá này.
|
Bài học thứ 3
RÈN NHÂN CÁCH ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH NỖI ĐAU SAU MỘT VỤ TAI NẠN
hìn bé Chu Nguyễn Cẩm Tiên (sn 1994) nằm bất động trên nền phòng trọ như con búp
bê,
hỏi gì cũng không biết, ánh mắt vô hồn cứ
nhìn trân trân lên trần nhà, khiến ai tới thăm cũng nhói lòng. Ngồi cạnh em là người mẹ tội nghiệp Nguyễn Thị Út Hoa, người đã trải qua
nhiều thăng trầm của
cuộc đời, khuôn mặt phờ phạc,
rã
rời. Gần một năm qua, mỗi khi
có ai hỏi thăm đến con mình, lòng chị lại nhói đau, nước
mắt không ngừng tuôn rơi.
Chị không thể quên được cái buổi sáng hôm ấy, khi chị đón nhận một hung tin.
Khoảng 9 giờ ngày 16/3/2006, bé Tiên đang
đi
bộ trên quốc lộ 1A gần nhà trọ ở khu phố 3,
phường Bình Hưng Hoà B, quận Bình
Tân, thì Trần Thế Văn (sn 1985, ngụ khu phố 8, phường
Hố
Nai, Biên Hoà, Đồng Nai) lái chiếc xe tải nhẹ BS: 60M-0047, trên đường do thiếu quan
sát
đã đụng vào bé Tiên làm em té đập đầu xuống đất,
bị thương rất nặng. Sau nhiều tháng điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy, em xuất viện về nhà với thương tật vĩnh viễn 84%, não bộ bị liệt
gần
như hoàn toàn,
giờ chỉ còn sống đời sống
thực vật.
Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố cho tại ngoại bị can Trần Thế Văn về
tội
“vi phạm quy định
về điều khiển
phương
tiện giao
thông đường bộ”.
Mặc dù đã về nhà, nhưng tháng nào bé
Tiên
cũng phải tái khám.
Thuốc men chi phí lên đến
hơn hai triệu đồng/tháng, trong khi hoàn cảnh
của
chị
Hoa
rất khó khăn. Từ Cần Thơ, lên thành phố kiếm sống rồi lấy chồng, ly hôn, một
mình chị dắt hai đứa
con rời khỏi nhà chồng đi
thuê phòng trọ, làm
lụng nuôi con. Cuộc sống
của 3 mẹ con rau cháo qua ngày, chị mong từng
giờ các con của mình lớn lên được học hành, đi
làm để sớm
có đỡ đần cho mẹ. Thế nhưng mong
mỏi đó của
chị
được hoàn toàn sụp đổ khi bé Tiên bị tai nạn giao thông. Phía gây tai nạn đã
có
những bồi thường trong quá trình bé Tiên
nằm
viện, nhưng kể từ khi cháu về nhà, gần một năm nay họ không ngó ngàng tới. Toàn bộ tài
sản
còm cõi của mẹ con đã bán sạch để lo thuốc thang cho
Tiên, nhưng tình trạng của bé ngày càng xấu đi. Mặt khác, từ ngày con gặp nạn, chị Hoa phải ở nhà chăm
sóc cho con, không đi làm
được, nguồn thu nhập vì thế cũng mất.
Hiện mẹ con chị Hoa đang gặp rất nhiều khó khăn, trong
khi đó vụ án vẫn chưa được cơ quan bảo vệ
pháp luật quận Bình Tân đưa ra xét xử để có
những
phán quyết về đền bù dân
sự.
Sức khoẻ bé
Tiên ngày một suy sụp vì phải sống trong điều kiện thiếu thốn cả về thuốc men lẫn ăn uống. Chị Hoa đã xoay sở mọi cách,
vay
mượn khắp nơi nhưng cũng đành bất lực, không thể kiếm thêm tiền chạy chữa cho con. Ngồi buồn bã trong căn phòng trọ ở số 396 quốc lộ 1, khu phố 3, phường Bình Hưng Hoà B, quận Bình
Tân, nhìn đứa con gái vốn hiếu động, học giỏi mà giờ
nằm
bất động, khiến chị Hoa không
cầm nổi nước mắt. Năm hết Tết đến, nhìn người
ta
đua nhau đi sắm Tết lòng chị lại càng nặng
trĩu nỗi buồn tủi. Trong khi chờ đợi sự phán
quyết của pháp luật, chúng tôi mong mỏi lòng
hảo tâm của bạn đọc gần xa hãy giúp
mẹ con chị
Hoa vượt qua cơn khốn khó.
Tấn Chính
ĐẠI Ý
Tai nạn giao thông đã để lại một nỗi đau thương cho gia đình cháu Cẩm Tiên, đó chính là:
“THIẾU
ĐỨC HIẾU
SINH CẨN
THẬN GIAO THÔNG”.
PHÂN ĐOẠN
Bài này có 9 đoạn
ĐOẠN 1: “Nhìn bé Chu Nguyễn Cẩm Tiên
(sn 1994) nằm bất động trên nền phòng trọ như
con búp bê, hỏi gì cũng không biết,
ánh mắt vô hồn cứ nhìn trân trân lên
trần nhà, khiến ai tới
thăm cũng
nhói lòng”. Câu này
dạy
đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Nhân
Quả Nghiệp Báo Tiền Kiếp.
GIẢI
TRÌNH ÁN: Nhìn cháu bé Chu Nguyễn Cẩm Tiên ai mà không đau lòng. Phải không hỡi quý vị? Một cháu
bé hiền
lành
ngoan
ngoãn, thế mà tai
nạn giao thông đã biến cháu thành cây cỏ thực vật, chỉ có đời sống mà chẳng
còn biết điều chi xảy ra xung quanh. Thật là
thương tâm.
Nhân quả sao khắc nghiệt quá vậy? Sao lại
nhắm vào một gia đình bất hạnh nghèo khổ,
cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc,
chỉ
có một người mẹ lao động chính, phải quần quật suốt
ngày để nuôi con.
Vậy
mà tai nạn giao thông
không tha thứ, lại mang đến cho gia đình này một tai họa thảm khốc?
Không đâu quý vị ạ! Nó không khắc
nghiệt đâu
quý vị! Nhân quả là
một
đạo luật rất công bằng và công lý, nó thuộc về toà án lương tâm,
vì
vậy quý vị làm
những điều ác nào mà lương tâm quý vị lại không biết? Luật nhân quả thi
hành bản án là không sai một li hào nào, tức là xử phạt không oan ức một vụ án nào cả. Bởi vậy biết bao nhiêu sự vô tình của chúng ta đã gây thương tật và sự chết chóc cho tất cả
những loài
chúng sinh đang sống quanh ta. Nhiều khi chúng ta hành động bằng tay, chân, làm
việc,
bước
đi,
cầm nắm thiếu tĩnh giác, vô tình gây đau khổ và
chết chóc chúng sinh mà không hay biết, nhưng
luật nhân quả đều ghi chép
tất cả những điều ác
đó, để đến khi ngày giờ trả quả, tức
là
ngày giờ
kêu án thì quý vị thọ án, nặng hay nhẹ đều theo hành động ác nhiều hay ác ít của mỗi cá nhân con người.
Ví dụ: Vô tình
chúng ta đi không lưu ý dưới bước chân của mình là chúng ta cũng làm điều
ác đó. Khi vô tình bước đi chúng ta không để ý là sẽ gây ra biết bao nhiêu sự đau khổ của
các loài côn trùng, kiến,
bọ, sâu rầy đang sống trên mặt đất, trong cỏ cây,
trong hoa lá dưới chân
chúng ta.
Đây chỉ là sự vô ý đã làm cho chúng sinh đau
khổ theo từng bước chân đi của
chúng
ta.
Vì vậy đức Phật dạy chúng ta phải tĩnh giác từng niệm bước đi để ngăn ác và diệt ác pháp, tức là chúng ta
luôn luôn
tĩnh giác tránh vô
tình làm hại chúng sinh.
Bởi vậy chúng ta hãy tập luyện cho thành thói quen khi đi, đứng, khi nằm,
ngồi đều phải tĩnh giác, tránh không làm mất sự an vui hạnh
phúc của các loài chúng sinh đang sống quanh
ta.
Bởi vậy pháp tĩnh giác là một phương pháp
tạo sức cẩn thận
kỹ lưỡng để phá tan sự vô tình
mà chúng ta thường mắc phải. Cho nên cố gắng
tu
tập tĩnh giác là khởi lòng thương
yêu, không
làm
đau khổ chúng
sinh nữa,
huống là
mọi
người hữu tình cố
ý giết hại chúng sinh để ăn thịt. Thật là đau lòng, phải không quý vị? Mọi người đều có sự sống bình đẳng như nhau sao lại nỡ nhẫn tâm làm
những điều đau khổ và giết hại chúng sinh cho đành. Ôi!
Thật là khủng
khiếp! Cầm dao cắt cổ con gà máu tuôn xối xả, đập đầu con cá giãy giụa lăn lộn mà chẳng chút thương tâm. Ôi! Thật là ác đức! Ghê gớm thay!
Trong Phật giáo có dạy chúng ta
một
phương pháp đi kinh hành tĩnh giác, gọi là pháp
môn
Tĩnh Giác Chánh Niệm, đó là pháp môn tu tập
để
tâm được bình tĩnh luôn luôn quan sát tất
cả các pháp, khi chúng muốn tác động vào thân
tâm ta là chúng ta hiểu biết rất rõ ràng sự tác dụng của chúng gây ra nhân quả như thế nào vào ý hành, thân hành và khẩu hành. Nhờ có sức
tĩnh giác các
pháp như vậy
nên chúng ta liền
ngăn và diệt ác pháp dưới bước chân đi, trước khi chúng tác dụng vào thân tâm của chúng ta. Đó là
một
phương
pháp để tránh đi sự
vô
tình làm tổn thương đến loài vật nhỏ nhít như côn trùng, kiến, ruồi, muỗi, sâu bọ, thiêu thân, gián, ốc sên v.v..; đó cũng là dạy chúng ta làm thiện,
làm
cho giảm
bớt sự khổ đau của muôn loài vạn vật; đó cũng là dạy chúng ta chuyển quả khổ
thành quả an vui cho chính mình và các loài
chúng sinh.
Bước vào đạo Phật theo các
pháp tu hành
chúng ta phải biết giai đoạn
đầu là giai đoạn tu
tập
đi KINH HÀNH
TĨNH GIÁC, chứ không
phải tu tập đi KINH HÀNH TỈNH THỨC. Vì tĩnh giác không giống tỉnh thức. Người tu tĩnh
giác trên bước đi còn niệm khởi, nhờ có niệm
khởi nên quán
xét từng niệm
đó
rồi tác ý xả bỏ, còn tu tập tỉnh thức trên bước đi là nhiếp tâm trên bước đi nên không còn niệm khởi. Tĩnh
giác từng bước đi cốt ý là để tránh giậm đạp lên
chúng sinh, tức là tránh làm những điều ác để
thực hiện những
điều lành.
Cháu Chu Nguyễn Cẩm
Tiên gieo nhân vô tình giẫm đạp làm chúng sinh
đau khổ trong tiền kiếp, cộng với ác nghiệp của mẹ Cẩm Tiên thiếu
đức
hiếu sinh bố thí nên kiếp này hai mẹ con cộng nghiệp lại. Vì thế cháu Cẩm
Tiên phải trả quả sống như cây cỏ thảo mộc,
sống chỉ có sống
chẳng còn biết gì chung quanh mình nữa,
ngơ ngơ ngẩn ngẩn nhìn ngó như người không hồn không vía. Còn mẹ Cẩm Tiên trả quả thì đau khổ sầu muộn
lo toan
mọi
thứ. Thật
là tội nghiệp vô cùng. Nhân quả
tiền
kiếp ai mà
biết được. Phải không các con? Thế mà kiếp này phải trả thật là khủng khiếp.
Bởi vậy
trong cuộc sống hiện tại là phải sống
như thế nào hỡi các con? Nếu sống làm mình khổ,
người khác
khổ và tất cả chúng
sinh khổ thì
làm sao các con tránh khỏi kiếp sau
phải trả
nghiệp khổ đau như hai
mẹ con Chu Nguyễn Cẩm
Tiên.
Muốn giúp cho loài người
thoát khổ nên đức
Phật ra đời dựng nền đạo đức nhân bản - nhân quả giúp cho mọi người sống trên hành tinh này không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả
muôn loài
chúng sinh.
Nhờ loài
người sống được như vậy nên thế gian này là
Thiên Đàng,
Cực Lạc, đâu còn ai làm khổ ai nữa. Phải không
các con?
Đứng trước
hoàn cảnh gia đình cháu Cẩm
Tiên chúng ta tự hỏi: “Ai đã làm ra cảnh đau
lòng đứt ruột này?”. Đó là những người THIẾU ĐỨC HIẾU SINH CẨN THẬN
TĨNH GIÁC. Chính vì họ không biết thương mình, thương
mọi người và thương mọi vật nên lái xe thiếu
đức
cẩn thận tĩnh giác giao thông. Thiếu đức
hiếu sinh cẩn thận tĩnh giác giao thông thì tai nạn giao thông làm sao không xảy ra. Do mọi
người sử dụng đường bộ không học ĐẠO ĐỨC
HIẾU SINH CẨN THẬN
TĨNH GIÁC GIAO
THÔNG nên hằng ngày tai nạn giao thông xảy
ra khắp nơi trong nước,
người chết, của cải tài sản hư hao không biết bao nhiêu kể sao cho hết.
Cho nên làm người có ba đức cần phải học tập:
1- Đức hiếu sinh
2- Đức cẩn thận
3- Đức tĩnh giác
Ba đức này rất cần thiết cho bản thân, gia
đình và xã hội. Đối với bản thân, đức hiếu sinh là đức thương mình. Vậy
thương mình là
thương như thế nào? Và phải thương làm sao?
Thương mình là phải cẩn thận tĩnh giác
từng bước đi, từng hành động chân tay,
từng việc
làm để tránh không gây thương tật hoặc chết chóc cho tất cả các loài vật sống quanh ta; thương
mình là tạo mọi sự an vui hạnh phúc của chúng
sinh
và không để
bị mất mát sự an vui đó;
thương mình là đừng để mình làm
điều ác
và luôn luôn tạo điều kiện
để
mình làm điều lành, nhất là luôn luôn thương người và tha thứ mỗi lỗi lầm của
người khác. Nhờ đó tâm mới được
thanh thản, an lạc và vô sự. Nếu ai biết sống như vậy, đó chính là mình biết thương mình. Tóm
lại, thương mình tức
là thương mọi người và
thương tất cả chúng sinh không còn làm cho mọi người và tất cả chúng sinh đau khổ một chút xíu nào nữa cả.
Tĩnh Giác Chánh Niệm trong đó có đầy đủ đức cẩn thận còn gọi là đức thận trọng. Người
có đức cẩn thận khi đi, đứng, nằm,
ngồi đều ở
trong chánh niệm tĩnh giác. Chánh niệm tĩnh
giác là ý tứ từng hành động thân, miệng, ý của
mình,
có
nghĩa là tĩnh giác từng hành động đi,
đứng, nằm,
ngồi, nói, nín, cúi, ngước, nhìn, ngó,
liếc, háy và làm tất cả
những công việc gì đều phải cẩn thận tĩnh giác thì việc làm không bị
thất bại
và còn tránh
không
làm
khổ mình,
không làm
khổ người và không làm
khổ tất cả
chúng sinh.
Chánh Niệm
Tĩnh Giác là một phương pháp dạy đức cẩn thận
ý tứ từng hành động thân,
miệng và ý để tập làm chủ thân tâm. Một người
tu theo
Phật giáo sẽ được hướng dẫn rất
kỹ
trong phương pháp này,
vì
phương pháp này rất quan trọng trong giai đoạn tu tập thứ nhứt về
giới luật và đức hạnh. Phương pháp này có công năng giữ gìn và bảo vệ tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, cho nên nó không phải là một pháp môn tỉnh thức tầm
thường mà các con hiểu lầm
nhiếp tâm
tịnh chỉ ý hành để thâm nhập
vào
các loại thiền định.
Pháp Chánh Niệm Tĩnh Giác là một phương pháp tu tập
tĩnh giác để xả tâm tham, sân, si,
mạn, nghi tuyệt vời trong pháp môn QUÁN VÔ LẬU. Khi tu tập pháp này xả tâm có hiệu quả hơn tất cả các pháp khác. Ở đây các con phải hiểu: “Pháp Chánh Niệm Tĩnh
Giác gồm
có ĐỨC CẨN THẬN và ĐỨC THẬN TRỌNG, nhờ sống với đức cẩn thận và thận trọng nên không bao giờ chúng
ta
vô tình
làm
điều ác; làm những điều
đau khổ cho mình và cho người
khác”.
Thầy xin nhắc lại
một
lần nữa: Pháp
Chánh Niệm Tĩnh Giác gồm có ĐỨC HIẾU SINH CẨN TRỌNG
TRONG CHÁNH NIỆM thân hành, miệng hành và ý hành của mình.
Trên đời này, nếu
mọi
người ai cũng
sống với
đức
hiếu sinh cẩn
thận
trong chánh niệm thì
làm sao
có những hành
động làm ác. Không có những hành động làm ác thì làm
sao có những nhân quả cay nghiệt.
Vì vô tình làm mọi việc thiếu đức hiếu sinh cẩn thẩn trong chánh niệm nên thường làm điều ác, do nhân làm điều ác mà
quả
phải gặt
lấy những
khổ
đau. Cho
nên
thường xảy ra tai nạn như: tai nạn giao thông, cướp của giết người, bệnh tật nan y và còn vô
vàn
những tai nạn khác nữa.
Những tai nạn xảy
ra thường làm
mình khổ, người khác khổ và muôn vạn vật khác cùng
khổ đau.
Hôm nay cháu Cẩm Tiên sống như vậy cũng
chỉ là một nghiệp báo nhân quả của mẹ cháu phải
trả vay
trong
kiếp trước, chứ
còn
riêng cháu Cẩm Tiên sống như đã chết rồi còn biết đau khổ là gì đâu nữa mà gọi là trả nghiệp.
Chính trả nghiệp là mẹ của cháu Cẩm
Tiên.
Chừng nào mẹ của cháu Cẩm
Tiên trả nghiệp xong thì cháu Cẩm Tiên mới xuôi tay đi vào lòng
đất
lạnh.
Luật nhân quả ghê gớm lắm!
Các con hãy cố gắng học tập và rèn luyện nhân cách
đạo đức
nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình,
khổ người và không làm khổ tất cả chúng sinh
thì các con mới không trả quả nghiệp
báo đời sau. Biết
rõ
như vậy các
con
phải cố gắng ngăn
ác, diệt
ác pháp
và luôn
mãi sống
với
thiện pháp, đừng để
ác pháp xen vào hành động thân,
miệng, ý mà phải trả quả khổ đau, các con ạ!
Nhờ sống thiện pháp các con mới chuyển được quả khổ đau của kiếp làm
người. Phải cố
gắng lên các
con ạ! Con đường nhân quả không
có ai đi thay cho ai được, mà chính các con phải
tự đi lấy. Ngày xưa Đức Thích Ca Mâu Ni đã
dạy: “Các con tự thắp đuốc lên mà đi...”. Đó là
ý này vậy.
KẾT LUẬN VÀ ÁP
DỤNG: Nói đến nhân
quả
ai ai cũng sợ hãi vì nhân
ác trong kiếp quá
khứ mà kiếp hiện tại phải gặt lấy quả đau khổ. Muốn chấm dứt những quả khổ đau của kiếp
làm
người không gì hơn là các
con nên sống đạo đức
nhân bản - nhân
quả,
tức là sống
trong những hành động thân, miệng,
ý thiện
thì không có quả khổ nào đem đến cho các con được. Như
các con đã biết, sống trong đạo đức nhân quả là
các con sống trong 10 điều lành.
Về thân gồm có 3 điều thiện:
1- Thân không giết hại, ăn thịt chúng sinh
2- Thân không lấy đồ vật không cho
3- Thân không tà
dâm
Về khẩu gồm
có 4
điều thiện:
1- Miệng không nói dối
2- Miệng không nói lời hung dữ
3- Miệng không nói xấu người khác
4- Miệng không nói lật lọng
Về ý gồm có 3 điều thiện:
1- Ý không tham danh, tham lợi
2- Ý không sân hận
3- Ý không si
mê
Nếu biết nhân quả nghiệp
báo khắc nghiệt thì chúng ta nên hằng
ngày phải
cảnh giác
tâm mình, luôn luôn bảo vệ tâm sống đúng 10 điều lành của nhân quả thì cuộc đời này sẽ chấm
dứt khổ đau.
ĐOẠN2: “Ngồi cạnh em là
người mẹ tội
nghiệp Nguyễn Thị Út Hoa, người đã trải qua nhiều
thăng trầm của cuộc đời, khuôn mặt phờ phạc, rã rời. Gần một năm qua, mỗi khi có ai hỏi thăm đến con mình, lòng chị lại nhói đau,
nước mắt không ngừng tuôn rơi.
Chị
không thể
quên được cái buổi sáng hôm ấy, khi
chị
đón nhận một hung tin”. Câu này
dạy
đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Hiếu Sinh Nghiệp Báo Nhân
Quả Ý Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Nhân
quả có ba phần phải trả:
1- Một là chính bản thân làm ác rồi chính bản thân phải trả quả.
2- Hai là
chính bản thân làm
ác
mà mọi người thân đều trả quả.
3-
Ba là
chính bản
thân
làm
ác mà
mọi người không phân biệt thân sơ đều trả quả.
Trường hợp như cháu Cẩm
Tiên trên đây, người lái xe gây tai nạn giao thông, cháu Cẩm
Tiên và mẹ trả quả, rồi cả những người thân
trong gia đình người lái
xe, công an, tòa án
và phóng viên báo
chí, tất cả
mọi đều có chung
một
nhân quả trả vay nhiều ít. Nhưng người trả
quả
nặng nhất chính là bản thân cháu Cẩm
Tiên và người kế đó là mẹ của Cẩm Tiên. Thật là đáng thương tâm vô cùng.
Đứng trước cảnh nhân quả như thế này là một điều nhắc nhở các con phải tu tập tĩnh giác, để lúc nào cũng đề cao đức hiếu sinh cẩn
thận
tránh mọi việc làm vô tình gây
ra
bao nhiêu điều tội khổ cho nhau.
Đức hiếu sinh cẩn thận giao thông rất cần
thiết cho những người lái xe. Nếu bắt đầu từ những người đi bộ cho đến những người lái xe đều biết giữ gìn đức hiếu sinh cẩn thận giao
thông thì việc thi hành luật lệ giao thông sẽ được nghiêm
chỉnh hơn, nhờ đó tai nạn giao thông sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Tai nạn giao thông không xảy
ra là một hạnh
phúc rất lớn cho
biết bao nhiêu người. Có đúng như vậy không
các con?
Nếu ai đến bệnh viện Chợ Rẫy đều thấy hàng
chữ đỏ thống kê số vụ tai nạn giao thông trên tấm bảng ngoài cổng bệnh viện vẫn chạy đều
như một lời cảnh báo. “Tính từ tháng 1/2003 đến tháng 3/2006 có 4.926 người chết, 88.771 người bị tai nạn giao thông”. Con số đáng báo
động nhưng vẫn không ăn
nhập
gì
với những
người say cảm
giác mạnh, hàng đêm thích
phóng xe
bạt mạng trên đường phố gần như bất chấp hậu
quả.
Hằng ngày tai nạn
giao thông đã cướp mất
một số lượng người rất lớn, chết một cách thê thảm và có còn sống thì bị thương tật suốt đời. Đó là một nỗi đau thương của mọi người
trong
khắp đất nước, không của riêng ai.
Trước những mất mát đau thương như vậy, sao mọi người lại
nỡ
đành tâm làm ngơ trước cảnh thương tâm này. Ai có người thân chết vì tai nạn giao thông mới thấy cảnh xót dạ đau lòng tận cùng. Để
tránh
mọi
tai nạn giao thông xảy ra, khi bước
chân ra đường, dù đi bộ, xe đạp, xe gắn máy hay
xe
ôtô hay bất cứ một phương tiện di chuyển nào, mọi người
đều lấy ĐỨC HIẾU SINH CẨN
THẬN GIAO THÔNG làm sự sống cho mình, cho người
thì chắc chắn sẽ không bao giờ có cảnh thương tâm và đau lòng xảy ra nữa. Có đúng như vậy
không quý vị?
KẾT LUẬN VÀ ÁP
DỤNG: Chúng ta ai
cũng biết nhân
quả nghiệp báo là một điều đáng sợ, vì vô tình chúng ta tạo ra nghiệp báo
ác thì phải lãnh chịu nghiệp báo khổ đau mà không làm sao thoát khỏi. Muốn ra khỏi nghiệp báo khổ đau thì chỉ
có áp dụng đức hiếu sinh
vào
đời sống hàng ngày, nhờ vậy
mới
luôn luôn tạo nhân quả nghiệp báo thiện. Có sống trong nghiệp báo
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!