Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 2 -10



Khi nhập  vào  Sơ Thiền mà  luôn  luôn  bị  tiếng ồn tác động vào tâm thì rất khó duy trì ở trong trạng thái Sơ thiền.  Bởi vì trong Sơ Thiền sáu căn:  mắt,  tai,  mũi,  miệng,  thân,  ý  còn  hoạt động  đầy  đủ,  nên  sáu  trần:  sắc,  thinh, hương, vị,  xúc,  pháp,  nhất  là  thinh trần  tác  động làm cho hành giả khó duy trì ở  trong trạng thái Sơ Thiền.  Cho  nên,  tiếng  ồn   là  cây  gai  của  Sơ Thiền.
Bởi,  khi muốn  nhập  định Sơ  Thiền  thì điều cấm kị thứ nhất là tiếng ồn.

  Pháp chướng ngại thứ sáu: Là ý thức chưa dừng  thì không  bao giờ  nhập  được Thiền Thứ Hai, nói cho dễ  hiểu là sáu thức phải dừng thì mới  nhập  được Thiền Thứ  Hai,  có  nghĩa  là mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý đều ngưng hoạt động, giống như người đang ngủ.
Nếu sáu thức dừng thì cái gì biết trong Thiền Thứ  Hai? Cái  biết trong  Thiền Thứ  Hai là cái biết của tưởng thức các bạn ạ! Cái biết giống như cái biết trong giấc chiêm bao vậy.
Nếu  trong  giấc  mộng  mà  còn  có  ý  thức biết phân biệt, nhĩ  thức  nghe, nhãn thức  thấy, v.v.. thì người  ấy  không  nhập  được Thiền  Thứ Hai.  Cho nên,  đức  Phật  xác  định: “Với  người



chứng  Thiền  Thứ hai, tầm  tứ  là  cây  gai”. Đúng vậy, nhập Thiền Thứ Hai  mà còn tầm tứ, còn  nghe  âm  thanh,  còn  thấy  sắc  tướng  là Thiền Thứ Hai gì? Thiền điên...
Như  vậy,  trong  Thiền  Thứ  Hai  khi nhập vào thì sáu thức không còn hoạt động. Lúc bây giờ,  người  nhập  Thiền  Thứ  Hai  đang  ở    trong một  trạng  thái  khác  mà  người  đời  không  hiểu cho là thế giới siêu hình.  Trạng thái này, con người  từ  xưa đến  nay  cho rằng:  “Sau  khi chết còn có  sự  sống”. Sự sống đó  chính  là trạng thái này vậy.
Thưa  các  bạn!  Trạng  thái  này  là  trạng thái  của  tưởng  uẩn,  khi  tưởng  uẩn  diệt  thì trạng  thái  này  cũng  diệt theo.  Như  vậy,  khi người  chết  thì trạng  thái  này  cũng  không  còn nữa.  Thế  sao người  ta  lại  bảo:  “Sau khi chết còn  có  sự  sống?”.  Đó  là  vì  con người  đang sống  trong điên đảo  tưởng  mà  thấy có  thế giới linh hồn sau khi chết.
Tóm lại,  khi nhập  vào  Thiền  Thứ  Hai  là nhập vào thế giới siêu hình  tưởng, cho nên còn có tầm tứ thì không thể nhập được. Vì vậy, mới gọi tầm  tứ  là  cây  gai  của  nó.  Xin  các  bạn  nên lưu ý cho điều này.



Khi đọc sách Đường Về Xứ Phật chúng tôi thường  nhắc  các  bạn  về  xúc  tưởng  hỷ  lạc.  Vì xúc  tưởng  hỷ  lạc  là  một  trạng  thái  do tưởng uẩn sanh ra để  làm cho các bạn thích thú hoan hỷ trong  khi tọa thiền.
Người  tu  thiền  khi tu  sai  pháp  thường  ức chế  tâm,  do ức  chế  tâm  nên  xúc  tưởng  hỷ  lạc sanh ra, từ đó, nếu không biết chặn đứng nó, cứ tiếp  tục  tu  tập  theo  kiểu  ức  chế  tâm,  cho đến khi ý  thức  không  còn  hoạt  động nữa  thì người ấy đã trở thành người bệnh rối loạn thần kinh. Còn nếu ý thức còn hoạt động thì bị căng mặt, căng mũi, căng đầu, v.v.. không thể nhiếp tâm được nữa.
Khi chúng ta nhập vào Thiền Thứ Hai  thì lần lượt có 18 loại hỷ tưởng xuất hiện. Do muốn ra khỏi  Thiền Thứ  Hai  thì phải  xả  18 loại  hỷ tưởng này, khi xả hết 18 loại hỷ tưởng này thì chúng ta ở  trong một trạng thái mới nữa, đó  là một trạng thái Thiền Thứ Ba. Nếu ở  trạng thái Thiền  Thứ  Ba  này  còn  có  một  chút  hỷ  của Thiền Thứ Hai  thì không nhập vào được Thiền Thứ  Ba.  Vì  thế,  đức  Phật  đã   xác  định: “Với người  chứng  Thiền Thứ Ba,  hỷ  là  cây gai”. Khi tu thiền định hành giả cần lưu ý điều này. Nếu không rõ mà tuyên bố nhập về Bốn Thiền,



thì sẽ  làm  trò  cười  cho những  ai  đã  nhập  được Bốn Thiền, bởi vì họ biết các bạn nói dối, chưa nhập Bốn Thiền mà nói mình  nhập Bốn Thiền như nhiều người khác nữa, v.v..
Tứ  Thánh Định là một loại thiền của những bậc Thánh chứ không phải của những kẻ phàm  phu, tâm  còn  tham,  sân,  si  dẫy  đầy  mà nói  nhập  Sơ Thiền,  Nhị  Thiền, Tam  Thiền  và Tứ  Thiền.  Rõ  ràng  là  nói  vọng  ngữ.  Chúng  tôi xin  lưu ý  các  bạn,  Tứ  Thánh  Định là  một  loại thiền  định dành  cho  những  bậc  Thánh.  Cho nên  nó  đòi  hỏi  các  bạn phải  ly  dục ly  ác  pháp cho thật  sạch  không  còn  một  chút  xíu  tham, sân,  si, mạn,  nghi  thì mới  nhập  nó  được. Tâm còn ham ăn, ham ngủ mà nói nhập Tứ Thánh Định là các bạn phỉ báng Phật pháp.
Tóm  lại,  muốn  nhập  Tam  Thiền  thì phải lìa xa các trạng thái hỷ tưởng của các bạn, nếu còn một chút  xíu hỷ  tưởng thì các bạn vẫn còn trong  Nhị  Thiền.  Như  vậy,  hỷ  là  cây  gai  của Tam Thiền xin các bạn lưu ý cho điều này.

  Pháp chướng ngại thứ bảy: Là muốn chứng  đạt  Tứ  Thiền  thì hơi  thở  phải  tịnh  chỉ hoàn toàn, nếu còn một chút xíu hơi thở vô, hơi thở ra thì cũng không nhập được  Tứ Thiền. Bởi




mục đích của Tứ  Thiền là  các hành trong  thân phải  ngưng  hoạt  động.  Cho  nên,  hơi  thở  còn thở ra, thở vô, dù  là hơi thở rất nhẹ và yếu thì cũng  chưa nhập  Tứ  Thiền. Nhưng  đôi  khi ngồi thiền  chúng  ta  không  còn  thấy  hơi  thở  ra, vô mà sao không nhập Tứ Thiền được?
Không nhập Tứ Thiền là vì chúng ta đang nhập trong “tưởng không” nên không cảm nhận và không thấy hơi thở ra, vô. Khi nhập định Tứ  Thiền  là  tâm  chúng  ta  phải  thật  sự thanh tịnh, có nghĩa là tâm phải ly dục ly ác pháp hoàn toàn. Khi tâm thanh tịnh hoàn toàn thì tâm  có  bảy  năng  lực  của  Giác  Chi,  nhờ  có năng  lực  của  Giác  Chi  này  mà  chúng  ta  mới tịnh  chỉ  hơi  thở  nhập  được Tứ   Thiền.  Tâm thanh  tịnh  tức  là  tâm  định tỉnh,  nhu  nhuyễn, dễ  sử  dụng, cho  nên  nhập  Tứ   Thiền  rất  dễ dàng,  không  có  khó  khăn,  không  có  mệt  nhọc. Vì thế, ở  đây đức Phật bảo cho chúng ta biết: “Với người chứng Thiền Thứ Tư, hơi thở ra hơi thở vô là cây gai”. Khi muốn nhập Tứ Thiền, các bạn nên lưu ý lời dạy này, nó là kim chỉ  nam  để   các  bạn  nhận  biết  đúng  là  mình nhập Tứ Thiền hay chưa nhập được.



 Pháp chướng ngại thứ tám: Là Diệt Thọ  Tưởng  Định, đây  là  từng  định cao nhất trong các từng định. Người nhập Diệt Thọ Tưởng  Định là  phải  diệt sạch  Thọ  và  Tưởng, nếu  còn  một  chút  xíu Thọ  và  Tưởng  thì không thể  nào  nhập  được Diệt  Thọ  Tưởng  Định. Diệt Thọ Tưởng Định nhập để chơi chứ chẳng có ý nghĩa  lợi ích gì cho cuộc  sống,  chỉ  để  chứng  tỏ mình  nhập  được định cao nhất  với  mọi người. Ngược lại, định Tứ Thiền có công năng giúp chúng ta làm chủ được sự sống chết và giúp chúng  ta  triển  khai  trí tuệ  Tam  Minh bứng sạch mầm tái sanh luân hồi. Nhưng  ở  đây, đức Phật dạy cho chúng ta biết, cái gì đã khiến cho chúng  ta  nhập  Diệt  Thọ  Tưởng  Định  không được: “Với   người   đã   đạt   được  Diệt   Thọ Tưởng   Định,  tưởng,   thọ  là   cây  gai”.  Các bạn nên lưu ý: Còn một chút xíu cảm thọ và tưởng  thì các  bạn  cũng  chưa nhập  được Diệt Thọ  Tưởng  Định. Vì  tưởng  và  thọ  là  chướng ngại pháp lớn của Diệt Thọ Tưởng Định.

    Pháp  chướng  ngại  thứ  chín:   Trên đây đức Phật đã  xác định cây gai của Giới, của Định và  của  Tuệ.  Nếu  tâm  bạn còn  tham,  sân, si  thì tham,  sân  si  là  cây  gai  của  Giới  luật  và



như vậy tâm bạn chưa ly dục ly ác pháp. Bởi vì tâm bạn còn những cây gai tham, sân, si...
Cho  nên,  đức  Phật  nhắc  nhở  và  khuyên các  bạn hãy  cố  gắng  tu  tập  đừng  để có  những cây gai trên đường tìm về bến giải thoát:
“Tham là cây gai. Sân là cây gai. Si là
cây gai.

Này các Tỳ Kheo, hãy sống rời khỏi những cây gai.
Này   các   Tỳ   Kheo,   hãy   sống   không phải là những  cây gai”.
Đúng vậy các bạn ạ! Muốn đi trên con đường thoát khổ thì hằng ngày các bạn hãy siêng  năng  quét  dọn cho thật  sạch  những  cây gai, rời khỏi những cây gai và sống không phải là  những  cây  gai  các  bạn  ạ!  Chính  vì  không hiểu lý  vô thường của các pháp  nên bạn là  cây gai của bạn.

    Pháp   chướng   ngại   thứ   mười:   Là muốn chứng quả A La Hán vô lậu giải thoát thì cuộc sống không bao giờ có những cây gai, nên đức  Phật  dạy:  “Này  các  Tỳ  Kheo,  không có cây gai là bậc A La  Hán”.



Này các Tỳ Kheo, rời khỏi cây gai là bậc A La Hán.
Này các Tỳ Kheo, vị không có cây gai
và rời khỏi cây gai là bậc A La  Hán”.

Xem thế, chúng ta mới biết bậc A La Hán của  Phật  giáo  không  phải  là  khó,  chỉ  cần  có một  cuộc  sống  không  làm  cây  gai, rời  khỏi  cây gai,  không  có  cây  gai,  chứ  đâu  phải  cần  đắc thiền, đắc định gì cả. Phải không hỡi các bạn? Trên  đây  là  lời  dạy  của  đức  Phật  đã  xác  định điều  đó. Xin  các bạn lưu ý cho.



Õ


BẢY GIÁC CHI


LỜI PHẬT DẠY

“Bảy   Giác   Chi  này,   được  tu   tập,
được làm cho sung mãn, làm cho đầy đủ
Ba  Minh”.

(Tăng Chi Bộ Kinh tập 4 trang 529)


CHÚ GIẢI:
Lời  dạy trên  đây  quá  cô  đọng và  ngắn gọn khiến cho hành giả chẳng biết cách thức tu tập như thế nào?
Thật  khó  cho những  nhà  học  giả  khi đọc đến  đoạn kinh này,  họ  chỉ  còn  biết  giải  thích theo danh từ của pháp Bảy Giác Chi mà thôi, chứ không thể giải thích nổi bảy năng lực Giác
Chi.

Khi đọc đoạn  kinh này, phải có kinh nghiệm  tu  tập  của  người  tu  chứng  thì mới  kết tập được Bảy Giác Chi. Còn nếu người kết tập bài  kinh Bảy  Giác  chi  này  chưa có  Tam Minh. Vì chưa có Tam Minh nên kết tập bài kinh này



không theo thứ tự năng lực của Bảy Giác Chi xuất  hiện  mà  chỉ  dựa theo  Bảy  pháp  Giác  Chi thì kết  tập  không  đúng.  Thứ  tự  của  bảy  pháp Giác Chi trong kinh này ghi như sau:
1-  Niệm Giác Chi

2-  Trạch Pháp Giác Chi

3-  Tinh  Tấn Giác Chi

4-  Hỷ Giác Chi

5-  Khinh An Giác Chi

6-  Định Giác Chi

7-  Xả Giác Chi

Ngược lại, khi tu tập pháp Thân Hành Niệm trên Tứ Niệm Xứ thì Bảy Năng Lực Giác Chi xuất hiện theo thứ tự như sau:
1-  Tinh  Tấn Giác Chi

2-  Khinh An Giác Chi

3-  Hỷ Giác Chi

4-  Niệm Giác Chi

5-  Định Giác Chi

6-  Xả Giác Chi

7-  Trạch Pháp Giác Chi

Nhờ có Bảy Năng Lực Giác Chi này nên tâm  được định  tỉnh,  nhu  nhuyễn,  dễ  sử  dụng.

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP II


Vì thế, chúng tôi nhập Tứ Thánh Định và thực hiện  Tam  Minh không  có  khó  khăn,  không  có mệt nhọc.
Nếu  không  có  kinh nghiệm  tu  chứng  Tam Minh  thì  câu   kinh  trên   đây   chỉ   là   một   lý thuyết suông của các nhà học giả. Bảy Giác Chi chỉ là Bảy Giác Chi chữ nghĩa mà thôi.
Lời dạy cô đọng như thế này làm sao ai tu tập  được?  “Bảy  Giác  Chi  này được  tu  tập, làm  cho  sung  mãn,  làm  cho  đầy  đủ   Ba Minh”.  Xin  các  bạn  lưu  ý.  Đây  là  lý  thuyết suông  không  phải  pháp  tu  hành  của  các  bạn. Tu  chưa chứng  mà  kết  tập  và  viết  kinh sách như vậy  là  giết  người  bằng  ngòi  bút.  Bảy  Giác Chi  này  được  tu  tập  là  tu  tập  như  thế  nào? Kinh dạy  ngắn  gọn  làm  cho sung  mãn.  Vậy, làm  cho sung mãn  bằng  cách  nào?  Cũng  như kinh nói, làm cho đầy đủ  Tam Minh. Vậy, làm cho đầy đủ Tam Minh như thế nào?
Không ngờ Bảy Giác Chi  này được tu tập, làm cho sung mãn, làm cho đầy đủ Ba Minh thì phải  tu  tập  Tứ  Niệm  Xứ  trong  giai  đoạn cuối cùng, tức là thực hiện Thân Hành Niệm. Duy nhất chỉ có Pháp Thân Hành Niệm được tu tập, được thành  như cỗ  xe kiên cố,  được  làm  thành



như căn cứ địa thì Bảy Năng Lực Giác Chi mới xuất hiện.
Nhờ  Bảy  Năng  Lực Giác  Chi  mới  đủ  sức giúp cho chúng ta nhập các định và thực hiện Tam  Minh. Nếu  không  có  bảy  năng  lực  Giác Chi  thì trên  đời  này  không  ai  thực  hiện  được Tam Minh.



Õ


BÚA TRONG MIỆNG


LỜI PHẬT DẠY

“Con  người được sanh ra Sanh  với búa trong  miệng Người ngu nói điều xấu
Là tự chém vào mình”.

(Tăng Chi Bộ Kinh tâp 4 trang 469)



CHÚ GIẢI:
Trên đây là một lời khuyên chân thật của  đức  Phật  đối  với  loài  người.  Khi sanh  ra làm người, ai ai cũng có chiếc búa trong miệng. Nếu người có trí thì không nói những lời ác mà phải  nói  lời  lành.  Chỉ  có  những  người  ngu mới
nói  lời  ác.  Những  lời  nói  ác  và  những  lời  lành
rất khó phân biệt. Vậy, muốn biết  lời ác và lời lành thì phải căn cứ vào đâu?
Muốn  biết  lời ác  và  lời  lành  thì phải  căn cứ  vào  giới  luật  Phật  mà  xác  định. Về  lời  nói thì có bốn lời nói ác khẩu:



1-  Nói lời hung dữ

2-  Nói lời không thành thật

3-  Nói xấu người khác

4-  Nói vu khống

Nói  lời  hung dữ  là  lời  nạt  nộ,  chửi  mắng, la  hét,  lớn  tiếng,  gầm  thét,  la  lối,  chửi  thề, mày, tao, thằng, con, nó, hắn, v.v.. Người có những   lời   nói   hung  dữ   này   như   búa   trong miệng  chém  vào  mình.  Khi nói  ra những  lời này thì người  thọ khổ trước tiên chính  là  thân tâm  của  họ.  Phải  không  các  bạn?  Các  bạn  có thấy  những  sự  việc  này  xảy  ra không?  Người đang  chửi  mắng  người  là  người  nói  ác,  người nói ác là người khổ đau trước người bị nói. Cho nên,  người  có  trí không  bao  giờ  nói  xấu  ác người khác.
Đây,  chúng  ta  hãy  lắng  nghe  cuộc   đàm thoại giữa Phật  và ông Phú Lâu Na: “Một  hôm ông  Phú  Lâu  Na  xin  Phật  đi hóa  độ  ở    một phương xa, Phật hỏi:
- Ta nghe nói dân ở  nước đó hung dữ lắm, liệu  ông  đến  đó  có  độ  được  chăng?  Họ sẽ  chửi ông. Ông có kham nhẫn được không?
- Nếu họ chửi con là  họ còn thương  con vì họ chưa lấy đá ném con.






sao?

-  Nhưng   họ  lấy  đá  ném  ông.  Ông  nghĩ


- Nếu  họ  lấy  đá  ném  con, nhưng  họ  cũng

còn thương con chưa lấy dao đâm con.

-  Nếu  họ  lấy  dao  đâm  ông  chết  thì  ông nghĩ gì?
- Nếu họ lấy dao đâm con chết là họ còn thương  con, vì  họ  đâm  con chết  để  con không còn  khổ  đau  nữa,  vì  mang  thân  này  con phải chịu biết  bao nhiêu  sự  khổ  đau  của  kiếp  làm người.
- Thôi ! Ông hãy đi!  đi!!!”.

Trên  đây  là  một  bài  học  đạo  đức  rất  thực tế  và  cao thượng  tuyệt  vời  qua sự  đối  đáp  của Phật và ông Phú Lâu Na.
Cho nên,  kẻ  nào  ngu si  mới  dùng  lời nói ác;  chửi  mắng  người,  mạ  lị mạt  sát  người,  nói xấu người, đặt điều nói xấu người, nói không đúng  sự  thật,  nói  vu khống  vu oan người,  nói thêu  dệt,  nói  lật  lọng, lấy  trái  làm  phải,  lấy phải làm trái, v.v..
Cho  nên  trong  kinh Pháp  Cú  đức   Phật

dạy:



“Con  người được sanh ra



Sanh  với búa trong  miệng

Người ngu nói điều ác

Là tự chém vào mình”.

Các bạn có nhìn  thấy một người đang chửi mắng  người  khác  chăng?  Họ la  lối,  múa  tay, múa chân, dùng hết sức để  la cho to tiếng, như cái loa. La lối như vậy là tự làm hao sức lực của mình.   Đó  là  tự  làm  khổ  mình,   là  búa  trong miệng trở lại chém mình.
Người nói lời  không thật, nói lời hung dữ, nói  xấu  người,  nói  vu khống,  nói  lật  lọng, nói thêu  dệt,  nói  ác  cho người  khác,  nói  phỉ  báng, nói mạ nhục, nói vu oan, v.v.. như trên đã nói. Những  lời   nói  đó   là  búa  trong  miệng  sẽ  tự chém  lại  người  đó.   Ở đây,  đức  Phật  cho những người có lời nói như vậy là người ngu. Người có trí thông minh  không bao giờ có những lời nói hung ác  như vậy,  lời  nói  của  họ  rất  ngọt ngào, êm dịu,  không dối trá, không hung dữ, v.v..
Khi nói đến một việc gì, thì chúng ta phải thông suốt việc ấy, nếu chưa thông suốt mà vội đem ra bàn,  thì lời  nói  của  chúng  ta  là  lời  nói dối, lời nói dối là lưỡi búa trong miệng sẽ chém lại  chúng  ta,  tự  biến  mình  trở  thành  kẻ  nông nỗi, cạn cợt, có ác ý, chủ quan, kiến chấp, thiếu



trí tuệ,  không  chân  thật,  mất  uy tín, v.v..  Xin các bạn nên lưu ý giữ gìn lời nói như giữ tròng con mắt,  nếu  một  khi lỡ  lời  nói  không  lấy  lại được thường  lời  nói  hay  làm  khổ  mình,   khổ người và khổ cả hai. Cho nên, các bạn hãy tu khẩu  hành  (miệng)  của  mình.  Lấy  gương ông Phú  Lâu  Na  đối  với  mọi  người  như  vậy,  thì ngay đó  chúng ta đã  tìm thấy sự an vui, thanh thản,  an lạc  và  hạnh  phúc  ngay liền  và  không có  một  ác  pháp  nào  tác  động  được vào  thân tâm.





NHÌN LỖI MÌNH


LỜI PHẬT DẠY

“Không nên nhìn lỗi người Người làm hay không làm Nên tự nhìn thân ta
Có làm hay không làm”.

Kinh Pháp Cú


CHÚ GIẢI:
Lời nhắc nhở khuyên nhủ trên đây của đức   Phật,  nhằm  giúp  chúng  ta  khi tu  hành không  nên  nhìn   ra  ngoài,  mà  hãy  nhìn   vào trong  ta,  kiểm  điểm lại  ta,  quan sát  lại  ta,  tư duy về  ta... để  tìm ra những lỗi  lầm của  mình,
nhờ  có  thấy  được  lỗi lầm,  ta  mới  cố  gắng  khắc
phục  làm  không  cho phạm phải  những  lỗi  lầm đó nữa.
Nếu  hằng  ngày  chuyên  cần  làm  những công  việc  này,  tức  là  ngăn  ác  và  diệt  ác  pháp thì tâm  ta  không  còn  lỗi  lầm.  Tâm  không  còn



lỗi  lầm  là  tâm  thanh  thản,  an  lạc  và  vô  sự. Tâm thanh thản, an lạc và vô sự là tâm vô lậu, là tâm hết khổ đau.
Lời  khuyên:  “Không  nên  nhìn lỗi người”.  Biết  lỗi  người  thì tâm  ta  sinh  ra đau khổ. Thường ở  đời, người ta đều thấy lỗi người, chứ  ít ai  thấy  lỗi  mình,  do đó  tâm  nhiều  đau khổ, vì vậy đức Phật khuyên dạy: “Không nên nhìn lỗi người”.
Người làm ác, làm thiện, ta không nên lưu ý  đến,  họ  làm  ác  thì họ  phải  chịu  mọi sự  khổ đau, chứ ta cũng không chịu thế cho họ được, vì vậy,  ta  không  lưu  ý  đến  mọi  việc  của  người khác như lời khuyên này: “Người làm hay không  làm”  ta  không  cần  biết đến,  chỉ  “Nên tự nhìn thân ta”  xem xét  lại ta, coi ta  có tạo nên  lỗi  lầm  gì  không?  Nếu  có  lầm  lỗi  thì cố gắng  khắc  phục,  đừng  để   vi phạm  những  lỗi lầm đó nữa.
Bốn  câu  kệ  trên  đây  là  dạy  chúng  ta  tu tập Tứ Chánh Cần, các bạn có lưu ý điều này chăng?
Đạo  Phật  tu  tập  rất  nhẹï  nhàng  không  có ức  chế  tâm  chút  nào  cả.  Phải  không  các  bạn? Tu  tập  như  ngồi  chơi  mà  giải  thoát  thực  sự.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Cho nên,  không ai  ngờ. Người  tu hành bây giờ là  tu  sai  vì  dụng công  quá  nhiều,  phí  năng lượng, phí  sức  nên  bị  hôn  trầm  thùy  miên  vô ký tấn công.
Hằng ngày, chỉ biết quan sát lại thân tâm mình,   tìm  xem  có  những  ác  pháp  nào  xâm chiếm  vào  nó  thì phải  ngăn  và  diệt. Còn  về tâm  cũng  vậy,  khi có  một  niệm  nào  khởi  lên lầm lỗi thì phải mau mau diệt. Sống hằng ngày mà  nổ  lực tu  tập  như bốn  câu  kệ  trên  thì cuộc sống chúng ta có một đời sống an lạc và hạnh phúc tuyệt vời. Chỉ cần sống đúng như bốn câu kệ trên đây thì cũng đã giải thoát rồi, còn gì để tu tập nữa. Phải không các bạn?
Tu tập như các bạn chúng tôi cảm nhận, dường như các bạn tu sai không đúng pháp, nếu qua bốn câu kệ trên đây thì rõ ràng là các bạn đã  tu  sai  pháp.  Các  bạn nên  lưu  ý  mà  sửa  lại thì mới thấy lời dạy của Phật là thực tế: “Pháp của   Ta   không  có   thời   gian  đến   để   mà thấy”.





0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!