chế ngự được
các căn. Không chế ngự được các căn thì
không làm sao các
bạn ly dục
ly ác pháp được. Xin các bạn hiểu cho, trên đây là lời dạy của đức Phật,
chứ chúng tôi
hoàn toàn không có chế pháp môn
nào mới cả, và cũng không có những kiến giải bằng
tưởng để lừa đảo
các bạn, mà
đây do chúng tôi hiểu thấu nghĩa lý trong kinh bằng kinh nghiệm tu
hành của chính mình.
Chánh Niệm Tỉnh
Giác là thức ăn cho các căn được chế ngự.
Vậy thức ăn
cho Chánh Niệm Tỉnh Giác là gì?
Như chúng
tôi đã từng dạy các bạn, Pháp Hướng Tâm tức là pháp dẫn tâm, cho nên trên bia
đá tại tu viện Chơn Như chúng tôi có khắc
trên bia
như: “Dẫn tâm vào đạo, chứ đừng dẫn
đạo vào tâm”.
Trong kinh Pháp Cú, đức
Phật cũng dạy:
“Tâm dẫn đầu
các pháp, tâm làm
chủ, tâm tạo
tác...”. Vậy pháp hướng tâm là gì?
Pháp hướng
tâm là pháp
Như Lý Tác Ý.
Xin các bạn lưu ý nó là một pháp môn rất
quan trọng trong sự
tu tập theo
Phật giáo, nhờ nó
mà chúng ta ngăn và diệt được ác pháp; nhờ nó mà phòng hộ được sáu căn; nhờ nó
mà chúng ta giữ gìn tâm tương ưng với Niết Bàn; nhờ nó mà
tâm ta được
định tỉnh nhu nhuyễn dễ sử dụng; nhờ
nó mà ta
có được 7 năng lực Giác
Chi, mười công đức thần lực
Như Lai. Cho nên,
dù các bạn tu tập pháp
môn nào mà thiếu pháp dẫn
tâm này thì các
bạn khó thành công
trên đường tu tập
cho đến nơi đến chốn hoàn
toàn. Vì thế, đức Phật dạy:
“Này các
Tỳ Kheo! Cái gì là
thức ăn cho Chánh Niệm Tỉnh
Giác? Như Lý Tác
Ý, cần phải
trả lời như vậy”. Đó là một xác định chắc
chắn, nếu ai muốn
có chánh niệm tỉnh Giác thì pháp như lý tác ý là món ăn hằng ngày của
Chánh Niệm Tỉnh Giác.
Thưa các bạn, chúng
tôi tu tập được làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi đều
nhờ pháp Như Lý
Tác Ý này. Nếu không
có pháp này chắc chắn chúng tôi
dù có tu hành như thế nào cũng chỉ uổng
một đời người mà thôi. Mong các bạn lưu
ý để không
phí một đời
tu của mình.
Pháp môn như
Lý Tác Ý là một pháp môn tuyệt vời trong
Đạo Phật, nhưng
nó phải bền chí tu
tập thì mới có hiệu quả. Nếu không
bền chí thì chỉ tu tập một thời gian
là bỏ cuộc. Muốn
có sự bền
chí tu tập thì phải
có lòng tin nơi
Phật, Pháp, Tăng và Giới. Có lòng
tin như vậy thì mới thực hiện được pháp Như Lý Tác Ý.
Nên đức Phật
dạy: “Này các Tỳ
Kheo! Cái gì là thức ăn
cho Như Lý
Tác Ý? Lòng
tin, cần phải trả lời
như vậy”. Đúng vậy,
các bạn! Chỉ có
lòng tin mới có sự bền
chí hằng ngày tu tập, mới có sự
chuyện cần tinh tấn tác ý. Những gì chưa làm
được phải làm cho được, những gì bất
an phải làm cho an ổn,
những gì ác pháp phải làm cho thiện
pháp, những gì còn khổ đau phải làm
cho hết đau khổ, những
gì chưa chứng phải làm cho chứng, những gì chưa đạt phải làm cho đạt, những
gì chưa ngộ phải làm cho ngộ. Bền chí, kiên trì, gan dạ làm cho bằng được, đó
là lòng tin. Còn
ngược lại là thiếu lòng tin.
Những người
không có lòng
tin nơi Phật, nơi Pháp,
nơi Tăng, nơi Giới, nơi
mình, thì dù có pháp môn gì hay
tuyệt đi nữa, họ cũng bỏ cuộc, họ cũng thất bại, họ cũng chẳng thành công. Dù
có muôn ngàn
người tu hành
mà không có lòng
tin, thì cũng đều bỏ cuộc, có nghĩa là tu hành chẳng tới đâu cả.
Cho nên, khi
bước chân vào Đạo Phật chúng ta phải
nghiên cứu, tìm hiểu
Đạo Phật cho thấu suốt. Một khi
đã thấu suốt rồi thì mới có lòng
tin, lòng tin bất tuyệt
không bao giờ thay đổi.
Nhưng muốn lòng
tin ấy mãi mãi
trường tồn
thì sự tu tập phải có kết quả “Pháp Ta không
có thời gian đến
để mà thấy…”. Vì Phật
pháp tu tập
là có kết quả ngay
liền, nếu không kết quả tức là tu sai pháp, tu sai đặc tướng, quá
ham tu, tu
không đúng cách, tu không thứ lớp, lớp thấp không tu lại tu lớp
cao hơn (lớp giới
luật chưa xong lại
tu lớp thiền định, lớp thiền định chưa tu xong lại
tu lớp trí tuệ). Người tu tập như vậy là
tu tập sai
pháp, tu tập uổng công.
Suốt thời
gian dài, tu viện Chơn
Như ra đời là cố ý
đi tìm những người
có lòng tin với Chánh
pháp của Phật.
Nhưng rất ít người
có lòng tin như thế các bạn
ạ! Mọi
người đến với tu
viện Chơn Như
còn đầy lòng
nghi ngờ. Vì thế, sự quyết tâm và bền chí tu tập nhiệt
huyết không có. Người
ta tu sai
và tin vào tà
pháp quá nhiều, còn
Chánh pháp thì người ta thờ
ơ. Cho nên ăn ngủ, độc cư là
chánh pháp xả tâm
thì họ ném bỏ, chỉ biết
ngồi lim dim
như con cóc, như lên đồng nhập cốt.
Thấy cách thức tu thiền của họ, biết là họ tu sai, nhưng họ chẳng đủ niềm tin với
Chánh Phật pháp thì chúng tôi ngậm ngùi cũng đành bó tay vậy.
Các bạn
tu thì ích lợi cho các bạn, chứ
có ích lợi gì cho chúng tôi đâu, vả lại chúng tôi đã
phải cực khổ như thế này
mà còn mang
tiếng cho họ ăn uống không
đúng tiêu chuẩn.
Các bạn đến đây để được
tu tập ly dục
ly ác
pháp, để được giải thoát chứ đâu phải đến đây để ăn
uống cho đầy đủ chất bổ.
Có lẽ, các bạn nghĩ rằng
các bạn cúng
dường cho Tu Viện
là để phục vụ các bạn về ăn uống. Tu Viện là chỗ tu tập
để ly dục ly
ác pháp như Phật đã dạy,
còn muốn ăn uống ngon bổ thì vào các chùa khác, ở đó các bạn cúng
dường tiền nhiều
thì họ sẽ phục vụ cho
các bạn,
ăn uống đầy đủ. Còn ở
đây, dù
có cúng đường
bao nhiêu tiền, các bạn
cũng chỉ ăn uống đơn giản rau cải, tương dưa, muối nước
tương mà thôi; còn
nếu các bạn đến tu viện
không có một đồng cúng
dường thì các bạn cũng vẫn ăn uống như vậy. Cho nên,
các bạn có cúng
dường hay không
cúng dường chúng tôi không quan
trọng, mà chỗ quan trọng là chỗ tu tập của các bạn là phải ly dục ly ác pháp. Để
ly dục ly ác pháp mà các bạn chấp ăn uống cho bổ dưỡng, thì chúng tôi xin hỏi bạn:
Khi ăn uống đầy đủ chất bổ thì
thân tâm bạn sanh dục và như vậy bạn ly
chỗ nào?
Ăn uống
trong Đạo Phật là một vấn đề rất quan trọng
trong sự tu tập giải
thoát. Các bạn tu
theo Đạo Phật
hay tu theo Đạo Ăn Uống.
Nếu tu
theo Đạo Ăn Uống thì tu
viện Chơn Như không
có dạy tu tập những điều
này, xin các bạn thông cảm cho.
Khi tu tập kết
quả mà
các bạn nhắm
vào là tu tập tâm không vọng tưởng. Ở
đây, kết quả không phải vậy, mà hãy xem xét kết quả về ăn, ngủ, độc
cư, nhẫn nhục, tùy
thuận, bằng lòng, các
bạn sống và
tu tập, đã hết làm khổ mình khổ người và có lòng từ bi chưa?
Kết quả của Đạo Phật là
tâm bất động trước các pháp và các
cảm thọ. Nếu các bạn tu chưa có kết quả thì hãy
cố gắng tu tập cho có kết quả, tu cho đạt được, tu cho chứng
được. Thì đó mới gọi là tu.
Chúng tôi
dùng mọi cách hết sức giúp
các bạn tu tập cho có
kết quả này để lòng
tin của các bạn tăng
trưởng, nhưng các bạn đã mất
lòng tin với chúng tôi thì dù chúng tôi
có muốn giúp các bạn cũng chỉ hoài công vô ích mà thôi. Tự các bạn
hãy chọn lấy đường đi.
Chúc các bạn thành công.
Muốn có được
lòng tin thì các bạn phải thông suốt ba cấp và tám lớp tu tập của Phật giáo. Vậy
ba cấp tu học của Phật giáo là gì?
- Cấp Giới luật (Thiện pháp)
- Cấp Thiền định (Tứ Thánh Định)
- Cấp Trí
tuệ (Tam Minh)
Thiện
pháp là
gì? Thiện pháp là đạo đức
nhân bản - nhân quả, không làm khổ mình
khổ người. Trong đạo đức nhân bản - nhân quả, không làm khổ mình khổ người
gồm có những pháp: Thất Giác
Chi, Tứ Vô Lượng
Tâm, Tứ Bất Hoại Tịnh, Tứ Chánh Cần, Tứ
Niệm Xứ, Thân Hành Niệm.
Trong Tứ Chánh
Cần gồm có các định: Định Niệm
Hơi Thở, Định Vô Lậu, Định Sáng Suốt, Định
Chánh Niệm Tỉnh Giác.
Tứ Thánh
Định là gì? Tứ Thánh
Định là bốn loại định của
bậc Thánh. Tứ
Thánh Định gồm có là:
1. Sơ Thiền
2. Nhị Thiền
3. Tam Thiền
4. Tứ Thiền
Tam Minh là
gì? Tam Minh là ba sự thông suốt hiểu biết
vượt không gian
và thời gian, gồm có:
1- Túc Mạng Minh
2- Thiên Nhãn Minh
3- Lậu Tận Minh
Tất cả những pháp
trên đây đều gọi
là vi diệu pháp.
Cho nên, đức Phật dạy: “Này
các Tỳ Kheo! Cái gì
là thức
ăn cho lòng
tin? Nghe diệu pháp, cần phải trả lời như vậy”. Đúng vậy,
muốn tu theo Đạo Phật
thì các bạn cần phải nghe, học,
hiểu cho thông suốt vi diệu pháp. Khi nghe học học hiểu thông suốt lý giải
thoát của Vi Diệu
Pháp thì lòng tin của
chúng ta tăng trưởng. Cho nên, lòng tin của chúng ta có được
là nhờ chúng
ta thấy được sự
lợi ích thiết thực cho đời
sống của loài người, của bản
thân. Vì vậy, vi diệu
pháp là thức
ăn của lòng tin. Nếu không có vi diệu pháp thì lòng
tin các bạn không bao giờ có được.
Vậy, trước khi vào đạo,
các bạn nên
tìm kinh sách Chánh pháp của
Phật để nghiên
cứu tìm hiểu, còn đọc và tìm hiểu sai pháp, không đúng Chánh pháp của
Phật thì niềm tin ấy
bị lệch lạc,
sau này rất khó bỏ. Bởi, con người
dễ bị ảnh hưởng xấu, hễ nghe ai nói có lý
theo đặc tướng của mình hay theo
quan niệm của
mình thì dính mắc
ngay liền và tưởng chừng
cái đó là thật có, thật
đúng.
Ví dụ: Linh hồn
là một sự
mê tín và lạc hậu đã ăn sâu vào tư tưởng của mọi người.
Dù cách đây 2548 năm đức Phật Thích Ca
Mâu Ni
đã tuyên bố
thân ngũ uẩn khi tan rã không còn một vật gì cả.
Thế mà, người
ta vẫn tin rằng sau khi chết còn có sự sống. Sự thật
không bao giờ có điều
này, nhưng khi tư
tưởng họ đã bị
dính mắc vào kiến chấp này thì bảo gì họ
cũng không bỏ được.
Ngay từ lúc đầu, bạn muốn
tìm hiểu Phật giáo mà
nghiên cứu kinh sách
Đại Thừa thì bạn đã
rơi vào tư tưởng của Bà La Môn. Mà đã rơi vào tư tưởng của Bà La Môn thì
bạn khó mà dứt bỏ. Vì tà pháp của Bà La Môn đã là thức ăn của lòng tin của bạn
rồi thì chánh pháp không còn có thể là thức ăn của lòng
tin chân chánh của bạn được nữa.
Lòng tin chân chánh của bạn đã mất rồi.
Muốn được nghe,
học và hiểu
biết về vi diệu pháp, thì các bạn phải thân cận những
bậc chân tu, bậc
giới hạnh nghiêm
chỉnh, bậc chứng đạt Tứ Thánh Định, bậc chứng đắc Tam Minh. Nhờ
thân cận những
bậc ấy, các bạn
sẽ được nghe đúng Chánh pháp của Phật: “Giới, Định, Tuệ”.
Giới, Định, Tuệ là vi
diệu pháp. Vi diệu
pháp chỉ có những bậc
tu chứng mới triển
khai nổi, vì họ có đầy đủ
kinh nghiệm trong sự tu tập. Còn những người
sống phá giới, phạm giới mà thuyết giảng giới, định, tuệ
thì làm sao giảng
nổi, vì họ
không có tu tập,
làm sao biết chỗ
nào đâu mà giảng, nói
theo chữ nghĩa kiến
giải là nói
sai pháp, biến Chánh pháp của Phật thành Tà Pháp của
ngoại
đạo.
Cho nên, sự
thân cận với những bậc chân tu là một điều cần thiết để thông hiểu Chánh pháp
mà không bị bóp méo bởi những tư tưởng còn đắm chìm trong danh lợi của những kẻ giả
tu.
Sự thân cận gần
gũi bậc chân
tu hằng ngày thì mới
có sự lợi
ích lớn, cũng giống
như hằng ngày chúng
ta phải ăn
cơm, nhờ hằng ngày chúng ta có ăn cơm thì mới sống. Có
đúng vậy không các bạn?
Cho nên, đức
Phật cho sự thân cận với những bậc chân tu là thức ăn cho nghe vi diệu
pháp: “Này các Tỳ Kheo! Cái
gì là thức ăn cho
nghe diệu pháp?
Thân cận với bậc chân nhân, cần phải trả lời như vậy”.
Muốn tu hành
giải thoát mà không thân cận với bậc chân tu thì làm sao nghe vi diệu pháp được.
Tóm lại, muốn
tu theo Phật giáo có 9 điều cần quan tâm:
- Thứ nhất:
Chúng ta nên chọn một bậc Giới, Định, Tuệ, tức
là chọn một bậc Thầy đức hạnh tròn đầy, để luôn luôn gần gũi thưa
hỏi những điều cần hiểu biết.
- Thứ hai:
Nhờ có thưa hỏi những điều cần hiểu biết, nên chúng ta mới thông hiểu Giới, Định,
Tuệ và
Bát Chánh Đạo, tức là vi
diệu pháp của Phật giáo.
- Thứ ba: Nhờ thông
hiểu Giới, Định, Tuệ và Bát Chánh
Đạo chúng ta mới vững lòng tin, mà bỏ ra những công sức tu tập, sửa sai những lỗi lầm, để đem lại cho mình
một cuộc sống không làm khổ mình, khổ người. Do tu tập như vậy, cuộc sống càng
an lạc và hạnh phúc nên lòng tin lại càng tin mãnh liệt hơn.
- Thứ
tư: Sự tu tập càng
ngày càng có nhiều
kết quả trong
cuộc sống là phải nhờ ở
pháp Như Lý Tác Ý. Chỉ có pháp Như Lý Tác ý mới
tu tập Giới,
Định, Tuệ và Bát
Chánh Đạo có kết quả tốt đẹp
thôi.
- Thứ năm:
Muốn chế ngự các căn thì Chánh Niệm Tỉnh
Giác cần tu tập. Chánh Niệm Tỉnh Giác gồm có: Giới, Định, Tuệ
và Bát Chánh Đạo.
- Thứ sáu:
Muốn tu tập Ba Thiện Hành thì các căn phải được chế ngự. Nếu không chế ngự
các căn
thì không thể nào thực hiện
Ba Thiện Hành. Các bạn nên nhớ điều này.
- Thứ bảy: Muốn
tu tập Tứ Niệm Xứ thì Ba Thiện Hành cần phải thực
hiện cho được. Nếu không thực
hiện được Ba
Thiện Hành thì không thể nào thực hiện Tứ Niệm Xứ được.
Xin các bạn nên nhớ điều này.
- Thứ tám:
Muốn tu tập Bảy Giác Chi thì Tứ Niệm Xứ cần phải
thực hiện cho được viên mãn. Nếu
không thực hiện
được Tứ Niệm Xứ thì không
thể nào thực
hiện Bảy Năng Lực
Giác Chi
được. Xin các bạn nên
lưu ý và nhớ
điều này.
- Thứ chín:
Muốn tu tập
Minh Giải thoát (Tam Minh) thì Bảy
Năng Lực Giác Chi cần
phải thực hiện
cho được viên mãn. Nếu
không thực hiện được Bảy
Giác Chi viên
mãn thì không thể nào thực hiện
Minh giải thoát được. Xin các bạn nên lưu ý và nhớ điều này.
Õ
CÂY GAI
LỜI PHẬT DẠY
“1/ Với người
ưa thích viễn ly, ưa
thích hội họp
chúng là cây gai.
2/ Với người chuyên chú tu tập
tướng bất tịnh, tu tịnh tướng là cây gai.
3/ Với
người phòng hộ các
căn, đi xem văn nghệ trình diễn
là cây gai.
4/ Với người
sống Phạm hạnh, thân cận với phụ
nữ là cây gai.
5/ Với người
chứng Thiền Thứ Nhất, tiếng ồn là cây gai.
6/ Với người
chứng Thiền Thứ Hai, tầm tứ là
cây gai.
7/ Với
người chứng Thiền Thứ Ba, hỷ là cây gai.
8/ Với
người chứng Thiền Thứ Tư, hơi thở ra hơi thở vô là cây gai.
9/ Với người
đã đạt được
Diệt Thọ
Tưởng Định,
tưởng thọ là cây gai.
10/ Tham là
cây gai. Sân là cây gai. Si là cây gai.
11/ Này các Tỳ Kheo,
hãy sống không phải là cây gai.
12/ Này
các Tỳ Kheo,
hãy sống rời khỏi cây gai.
13/ Này các Tỳ Kheo,
hãy sống không phải là cây
gai và rời khỏi
cây
gai.
14/ Này các Tỳ Kheo,
không có cây gai là bậc A La Hán.
15/ Này
các Tỳ Kheo,
rời khỏi cây gai là bậc A La Hán.
16/ Này
các Tỳ Kheo, vị không có cây
gai và rời khỏi
cây gai là bậc A
La Hán’’.
(Tăng Chi Bộ
Kinh tập 4 trang 417 – 418)
CHÚ GIẢI:
Đoạn kinh
trên đây đã xác định được những pháp chướng ngại trong những pháp tu tập của
chúng ta.
Pháp
chướng ngại thứ
nhất: Là người ưa thích sống đời sống viễn ly thì không ưa thích hội họp.
Hội họp là pháp chướng ngại. Ngược lại, người ưa thích hội họp thì không ưa
thích viễn ly. Viễn ly là
pháp chướng ngại. Vì sống
viễn ly buồn tẻ và
cô đơn, nên đức Phật
đưa ra
hai pháp đối
chiếu: “Với người
ưa thích viễn ly, ưa
thích hội họp chúng là cây gai”, để chúng ta thấu rõ Pháp của Phật
là pháp sống viễn ly. Vì có viễn ly thì tâm mới ly dục ly ác pháp được. Cho nên,
những tu sĩ và cư sĩ đến tu viện Chơn
Như tu tập ưa
thích hội họp là những cây
gai đối với
pháp Phật. Có đúng không thưa các bạn?
Vậy, khi muốn
tu tập theo
Phật giáo, thì các bạn nên tránh hội họp mà phải giữ gìn
nghiêm chỉnh lời dạy này.
Các bạn có
nhìn thấy những tu sĩ Phật giáo hiện giờ không? Chuyên môn hội họp
nói chuyện như
các tu sĩ Bà La Môn ngày xưa trong thời đức Phật.
Pháp
chướng ngại thứ
hai: Xin các bạn lưu ý lời dạy
này: “Với người chuyên chú tu tập tướng bất tịnh, tu tịnh tướng là cây gai”. Tu
tập tướng bất tịnh là tu quán bất tịnh các bạn ạ! Vậy tu quán là gì? Tu quán là
tư duy
suy nghĩ về
một đề tài gì. Ví dụ: Đưa ra đề tài quán
thân bất tịnh.
Có nghĩa là
quán trong thân này như: máu, mủ,
đờm, nhớt, phân phẩn, nước tiểu, ghèn, nước mũi, nước miếng, v.v.. dơ bẩn, hôi thối, uế
trược, bất tịnh.
Khi quán tưởng bất tịnh như vậy thì tưởng,
tướng bất tịnh xuất
hiện, khi tưởng, tướng
bất tịnh xuất hiện thì tâm sanh nhàm chán sắc dục, thấy
tướng nữ
sắc thì ghê sợ.
Còn tưởng tướng
bất tịnh không xuất hiện thì chưa
nhàm chán tâm sắc dục.
Khi quán như
vậy thì tâm luôn luôn bị động, nên đối với tướng tịnh, có nghĩa là tướng
thanh tịnh, tướng
trong sạch, tướng
không động là cây
gai thì quá rõ
nghĩa không còn cách nào khác đi được. Vì tướng động và
tướng tịnh là hai tướng chống trái nhau, như hai cực của nam
châm, không cùng ở chung nhau
một
chỗ.
Tướng tịnh
chúng ta còn phải
hiểu là tướng sạch sẽ, trong sạch,
thanh khiết như người đời thường
cho thân này sạch sẽ, không uế
trược không bất tịnh, vì thế sanh tâm tham đắm sắc dục, ưa thích sắc dục,
v.v..
Giai đoạn tu
tập Giới Luật là giai đoạn tu quán: dùng
tri kiến giải thoát mà
nhìn mọi sự vật tức
là Chánh Tri Kiến;
dùng tri kiến giải thoát tư duy suy nghĩ mọi sự vật, mọi
pháp tức là Chánh Tư Duy.
Cho
nên, khi tu tập
quán sát, tư duy
suy nghĩ và như
lý tác ý
là tu trong
động để giúp tâm ly dục ly ác
pháp. Khi tâm ly hết dục và ác pháp thì
tâm thanh tịnh.
Tâm thanh tịnh
là tâm bất động;
tâm bất động
là tịnh tướng
của
tâm.
Khi tâm chưa
ly dục ly ác pháp mà tu tịnh tướng thì đó là ức chế tâm. Ức chế tâm làm sao ly
dục ly ác pháp được.
Cấp 1 của Phật
giáo là tu tập Giới Luật. Giới luật tu tập thì phải
dùng tri kiến. Kinh Sonadanda dạy:
“Giới luật ở
đâu là tri kiến(5)
ở đó, tri kiến ở
đâu thì giới
luật ở
đó, giới
luật làm thanh tịnh
tri kiến, tri
(5) Chữ
tri kiến trong kinh
Sonadanda dịch là trí tuệ, chúng tôi thấy dịch trí tuệ
như vậy không đúng ý
kinh, vì ở đây mới tu tập giới luật thì làm sao có trí tuệ được, nên dùng chữ tri kiến tức là ý thức hiểu biết, ý thức hiểu biết chân chánh nên đức Phật gọi
là: “Chánh tri kiến”. Cho nên
dùng chữ tri kiến ở đây rất hợp với giới luật.
kiến làm
thanh tịnh giới luật”. Như vậy, lời dạy trên đây là để tu quán tâm vô lậu, là
tu tập tướng động. Tu tập
tướng động, tức
là tu giới luật. Có đúng như vậy không các bạn?
Nếu chúng
ta không nhận
xét kỹ về phương pháp tu tập thì chúng ta sẽ tu lầm
lạc, cũng như học sinh cấp I mà lại trèo
lên học cấp II. Học sinh học như vậy có
học được không hỡi các bạn? Học như
vậy, chỉ mất tiền, mất
công sức mà chẳng được gì. Người tu sĩ và cư sĩ thời nay cũng vậy. Giới
luật chưa nghiêm túc mà tu thiền thì chúng tôi nghĩ rằng thiền đó chỉ là thiền
tưởng mà thôi.
Tóm lại, lời
dạy trên đây là khuyên chúng ta nên tu tập xả
tâm, chứ đừng
tu tập ức chế
tâm; diệt sạch vọng
tưởng, đó là
tu tập sai pháp. Tu theo Phật giáo, các bạn nên lưu
ý vấn đề này để bảo đảm
con đường tu tập
cho đến nơi đến chốn.
Pháp
chướng ngại thứ
ba: Là phòng hộ
sáu căn là
pháp môn độc
cư, nhờ có độc cư
tâm chúng ta mới ly dục ly ác pháp. Nếu phòng hộ sáu căn mà hội họp nói chuyện
này, chuyện khác, ca hát và
đi xem ca hát thì làm
sao mà phòng hộ sáu căn được. Phải không các bạn? Vì
lý do này mà
đức Phật dạy: “Với người phòng hộ các
căn, đi
xem văn nghệ trình diễn là cây
gai”. Lời dạy này rất đúng.
Thưa các bạn!
Tu Viện Chơn Như mở cửa đón mọi người về
đây tu tập,
nhưng ít ai giữ gìn phòng hộ sáu căn cho trọn vẹn, cho
nên họ tu tập để
đi sâu vào
thiền định thì rất khó khăn.
Phòng hộ sáu
căn để ly dục ly
ác pháp mà còn chưa thực hiện được
thì tu tập cái gì được. Rất tiếc cho những người này, một đời tu tập chỉ
làm đá kê đường
cho người khác đi. Thật là buồn tủi và xấu hổ. Sống tu hành
là nhắm vào chỗ thoát ra bốn sự khổ đau của kiếp người: sanh,
già, bệnh, chết
và chấm dứt luân hồi mà lại bỏ cuộc giữa đường thật là uổng
phí. Uổng phí một đời mà
còn làm đá trải đường cho người khác, thật là nhục nhã.
Pháp chướng ngại thứ tư: Là người tu theo Phật
giáo lấy đức hạnh sống của Phạm Thiên làm hạnh sống của mình. Sống đời sống Phạm hạnh thì không thân cận với
người khác phái. Thân cận với người
khác phái thì không thể nào sống đời sống Phạm hạnh được.
Do đó, đức Phật dạy: “Với người sống Phạm hạnh, thân cận với người
khác phái là
cây gai”.
Người tu sĩ
Phật giáo mà không sống đời sống Phạm hạnh thì không
thể nào tu
theo Phật giáo được. Tại vì Phật
giáo lấy Phạm hạnh làm gốc ly dục ly ác pháp. Phạm hạnh tức là tâm đã lìa xa sắc
dục. Phạm hạnh
không thanh tịnh thì không ly dục ly ác pháp được.
Nếu một người
sống Phạm hạnh mà còn thân cận với
người khác phái
thì không thể sống Phạm hạnh được.
Khi tu tập chưa chứng đạo mà thân cận với người khác
phái thì không thể nào ly tâm
sắc dục được, xin
các bạn nên lưu
ý cho điều này.
Nó là cây
gai của Phạm hạnh đấy các bạn ạ!
Lời nhắc nhở
trên đây “Với người sống Phạm hạnh, thân cận với người khác phái là cây
gai”, khiến cho chúng ta cần phải
dè dặt, cảnh giác khi chúng ta thân cận với người khác phái.
Pháp chướng ngại thứ năm: Là người tu thiền định
để được nhập vào Sơ Thiền thì phải tìm nơi
thanh vắng yên tịnh, sống một
mình. Cho nên, nơi
nào có tiếng ồn thì không nên
tu thiền. Vì
nơi đó không
thể nhập thiền định được. Vì thế, đức Phật dạy: “Với
người chứng thiền thứ nhất, tiếng ồn là cây gai”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!