Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 2 -11




HƯƠNG ĐẠO ĐỨC


LỜI PHẬT DẠY

“Ít  giá trị hương này Hương già la,  chiên đàn Chỉ hương người đức hạnh Xông ngát mấy trời xa”.
Kinh Pháp Cú


CHÚ GIẢI:
Người tu hành theo Phật giáo phải lấy giới  luật  (đức  hạnh)  làm  cuộc  sống.  Vì  chính giới luật đức hạnh mới xác định giá trị của một người  tu  giải  thoát.  Người  tu  hành  phạm giới,
phá  giới  như  đa số  các  tu  sĩ  và  cư sĩ  hiện  giờ
bên  Đại  Thừa,  Nam  Tông, Thiền  Tông,  Tịnh Độ Tông  thì không xứng đáng là đệ tử Phật, không xứng đáng là tín đồ  Phật giáo. Họ chỉ là những tu sĩ và cư sĩ của Bà La Môn Giáo mang danh Phật giáo, chứ chẳng có chút gì là Phật giáo cả.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Cho nên,  trong  kinh Pháp  Cú  dạy: không mùi hương nào bay ngược chiều gió mà chỉ có hương đạo đức (Giới luật):
“Không một hương hoa nào Bay ngược chiều gió thổi Chỉ hương người đức hạnh Bay ngược gió bốn phương”.
Người   giữ   gìn   giới   luật   nghiêm   túc   là
người giữ gìn thanh danh và uy tín của Phật giáo. Trước lúc nhập Niết Bàn, đức Phật đã di chúc: “Giới luật còn là Phật giáo còn, giới luật  mất là Phật giáo  mất”. Nếu tu sĩ và  cư sĩ   cố   gắng   giữ   gìn   giới   luật   nghiêm   chỉnh không hề vi phạm thì ngày hôm nay Phật giáo đâu có ra nông nổi như thế này.
Hương  giới  luật  không  có  một  mùi  hương hoa nào sánh bằng. Vì thế, kinh Pháp Cú dạy:
“Chỉ hương người đức hạnh

Xông ngát mấy trời xa”.

Đúng  vậy, người  giữ  gìn giới luật  nghiêm túc,  không  hề  vi phạm một  lỗi  nhỏ  nhặt  nào, thì cả  thế  giới  đều biết  họ.  Đó  là  hương  giới luật xông khắp mấy trời xa.

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP II


Giữ giới luật mà không bị ức chế tâm, không  bị  gò  bó  trói  buộc  mình  thì nhất  định phải có giới hành. Giới hành tức là ba mươi bảy pháp  hành  (37 phẩm  trợ  đạo)   để tu  tập  ly dục ly ác pháp.
Cho nên, trên đường tu tập  cầu giải thoát thì giới luật là hành động đạo đức đời sống của người tu sĩ Phật giáo. Nếu ai không chấp nhận giới  luật,  thì xin  các  bạn  vui  lòng  đừng  theo Phật giáo. Vì có theo nó thì chẳng có ích lợi gì cho bạn mà chính bạn đã làm cho Phật giáo băng hoại; làm cho Phật giáo mất gốc; làm cho Phật  giáo  suy  đồi.   Đó  là  mùi  thối  bay  khắp muôn  phương. Các  bạn hãy  suy nghĩ  lại  đi!  Có đúng không hỡi các bạn?





GIỚI HẠNH


LỜI PHẬT DẠY

“Những ai có giới hạnh An trú không phóng dật Chánh trí, chơn giải thoát Ác ma không thấy đường”.
Kinh Pháp Cú


CHÚ GIẢI:
Người  tu  sĩ  và  người  cư sĩ  đã  tu  tập theo  Phật  giáo  thì phải  biết  giới  luật  rất  là quan trọng.  Nếu  người  tu  sĩ  và  người  cư sĩ  nào sống  không  đúng  giới  luật  thì tu  hành  chỉ  phí công mà thôi. Vả lại, còn phạm tội rất nặng, đó
là tội làm cho Phật giáo suy đồi, biến Phật giáo
thành  một  tôn  giáo  mê  tín lạc  hậu;  biến  Phật giáo thành một nghề mê tín lừa đảo người khác để sống (thầy tụng)...

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP II


Người  tu  sĩ  và  người  cư sĩ  đã  tu  tập  theo Phật  giáo  thì có  ba điều  kiện quan trọng  cần phải lưu ý:
1-  Phải sống đúng giới luật không hề vi phạm  lỗi nhỏ nhặt nào.
2-   Phải  luôn  tu  tập  an  trú  và  giữ  tâm không  phóng  dật  bằng  các  pháp  ly  dục  ly  ác pháp.
3-   Phải  luôn  dùng  Chánh  Tri Kiến  trước các ác pháp và các cảm thọ.
Nếu người tu sĩ và người cư sĩ Phật giáo tu tập  và  giữ  gìn  tâm  được như  vậy  là  thành Chánh  Giác không  có khó khăn, không có mệt nhọc. Bởi vậy, Đạo Phật tu hành không phải khó. Khó là  chỗ  chúng ta không bền chí, thiếu nghị  lực,  không  gan  dạ  mà  thôi.  Phải  không hỡi các bạn?
“Những ai có giới hạnh An trú không phóng dật Chánh trí, chơn giải thoát”.
Xin  các bạn ghi  nhớ ba câu kệ  này, nó đã
xác  định được  mục  đích  và  con đường  tu  theo Phật giáo một cách cụ thể và rõ ràng. Cho nên, các bạn tụng kinh, trì chú, niệm Phật, lạy hồng danh  chư Phật  sám  hối,  chỉ  là  một  hành  động


Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


mê tín, lạc hậu của những giáo điều ngoại đạo, chứ  trong  kinh sách  Nguyên  Thủy  đức   Phật luôn dạy chúng ta ngăn ác diệt ác pháp, sống trong thiện và mãi mãi sống trong thiện. Đó là chân giải thoát của Phật giáo.



Õ


BỜ BÊN NÀY, BỜ BÊN KIA


LỜI PHẬT DẠY

“1-  Tà  kiến,  này  Bà  La  Môn, là  bờ bên này, Chánh kiến là bờ bên kia.
2- Tà  tư  duy  là  bờ  bên  này,  Chánh tư duy là bờ bên kia.
3- Tà ngữ là bờ bên này, Chánh ngữ là bờ bên kia.
4- Tà  nghiệp  là  bờ  bên  này,  Chánh nghiệp là bờ bên kia.
5-  Tà  mạng là  bờ  bên  này,  Chánh mạng là bờ bên kia.
6- Tà tinh tấn là bờ bên này, Chánh tinh tấn là bờ bên kia.
7-  Tà  niệm là  bờ  bên  này,  Chánh niệm là bờ bên kia.
8-  Tà  định  là  bờ  bên  này,  Chánh định là bờ bên kia.
9- Tà trí là bờ bên này, Chánh trí là bờ bên kia.



10- Này Bà La  Môn, Tà giải thoát là bờ  bên  này,  Chánh giải  thoát  là  bờ  bên
kia.

Này  Bà  La  Môn, đây  là  bờ  bên  này,
đây là bờ bên kia”.

“Ít  người giữa nhân loại,

Đến được bờ bên kia Còn số người còn lại Xuôi ngược chạy bờ này Những ai hành trì pháp
Theo Chánh pháp khéo dạy

Sẽ đến bờ bên kia…”.

(Tăng Chi Bộ Kinh tập 4 trang 557)


CHÚ GIẢI:
Theo  Phật  giáo  xác  định cho chúng  ta thấy hai lộ trình:
1-  Lộ trình đau khổ.

2-  Lộ trình hết đau khổ.

Lộ  trình đau khổ  là  bờ  bên  này,  lộ  trình hết  đau  khổ  là  bờ  bên  kia.   Tà  là  đau  khổ,

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP II


chánh  là  hết  khổ  đau; ác  là  đau khổ,  thiện  là hết khổ đau.
Đọc đoạn kinh trên đây, chúng ta xét thấy sự giải thoát của Phật giáo rất rõ ràng và dễ dàng  không  có  khó  khăn.  Bởi  vì cần  có  chánh tri kiến hiểu  biết  thiện  và  ác  là  giải  thoát  ở ngay đó, như bờ bên này và bờ bên kia.
  Đức Phật dạy: “Tà kiến, này Bà La Môn, là  bờ  bên  này,  Chánh kiến  là  bờ  bên kia”. Vậy, Tà kiến và Chánh kiến là gì?
Tà kiến là thấy đúng, thấy sai, thấy phải, thấy trái, thấy trắng, thấy đen, thấy tốt, thấy xấu, v.v.. do đó, thường ở  bờ bên này chịu nhiều khổ đau.
Chánh  kiến là  thấy  nhân,  thấy  quả  do thấy  nhân  quả  như  thật  nên  ở     bờ  bên  kia không còn khổ đau. Chúng tôi thường khuyên mọi  người:  “Chớ   nhìn  mọi   việc   đúng   sai phải  trái  mà  hãy  nhìn nó  là  thiện ác  thì cuộc  đời  các  bạn  sẽ  được an  vui  và  hạnh phúc ngay liền”.

   Đức  Phật  dạy:  “Tà  tư  duy  là  bờ  bên này, Chánh  tư duy là  bờ  bên  kia”.  Vậy,  Tà tư duy và Chánh tư duy nghĩa là gì?

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Muốn hiểu rõ lời dạy này thì phải hiểu nghĩa tư duy. Tư duy là sự suy nghĩ.
Tà tư duy là suy nghĩ một điều gì, điều đó làm  khổ  mình,  khổ  người  và  khổ  cả  hai.  Nói cho rõ  ràng  hơn là  sự  suy nghĩ  làm  cho chúng ta  buồn  khổ,  phiền  não,  tức  giận  căm  ghét, thương nhớ, lo sợ, âu sầu, v.v.. Sự suy nghĩ như vậy  là  không  giải  thoát  mà  đức  Phật  dạy: “Tà tư duy là  bờ  bên  này”.  Bờ bên này là bờ đau khổ,  địa ngục.  Vì  thế,  Đạo  Phật  không  chấp nhận những sự tư duy như vậy, đó  là  những tư duy của  người  không  có  trí còn  sống  trong  mê mờ ngu si.
Chánh  tư  duy là  sự  suy nghĩ  một  điều  gì mà  điều   đó  không  làm  khổ  mình,  khổ  người, khổ  cả  hai.  Chánh  tư  duy là  một  sự  suy nghĩ làm cho chúng ta không buồn phiền, không làm cho ta  tức  giận,  không  làm  cho ta  lo  lắng  sợ hãi, không làm cho ta bất toại nguyện, v.v.. Sự suy nghĩ  như vậy,  mang đến cho chúng  ta  một tâm  hồn  an  vui  và  hạnh  phúc  biến  cảnh  thế gian  thành cõi  Cực  Lạc, Thiên Đàng. Cho nên, đức Phật dạy: “Chánh tư duy là bờ bên kia”. Bờ bên kia tức là bờ giải thoát.
Nếu cuộc sống mà chúng ta khéo Chánh tư duy như  vậy,  thì lúc  nào  tâm  hồn  cũng  thanh

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP II


thản, an lạc và vô sự, không còn một ác pháp nào tác động được thân tâm thì chúng ta đã chứng quả A La Hán, đâu còn gì mà tu tập nữa. Phải không các bạn? Cho nên, bờ bên kia  là bờ của những bậc A La Hán ở.

  Đức Phật dạy: “Tà  ngữ  là  bờ  bên  này, Chánh ngữ là bờ bên kia”. Vậy, Tà ngữ và Chánh ngữ nghĩa là gì?
Tà ngữ là lời nói ác. Lời nói ác có bốn:

1-  Nói lời hung dữ

2-  Nói lời đâm thọc

3-  Nói lời lật lọng

4-  Nói lời không thật

Người nào còn nói những lời ác ngữ là còn ở  bờ bên này, bờ bên này là bờ đau khổ. Chính lời  ác  khẩu  là  sự  đau khổ  của  người  có  lời  nói ấy, khi ta nói lời tà  ngữ ấy là địa ngục mở cửa đón ta.
Chánh ngữ là những lời nói thiện. Lời nói thiện có bốn:
1-  Không nói lời hung dữ

2-  Không nói lời đâm thọc

3-  Không nói lời lật lọng

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


4-  Không nói lời không thật

Lời nói không làm khổ mình,  khổ người là lời nói thiện, lời nói ấy là chánh ngữ, nếu ai đã từng  nói  những  lời  nói  này  là  người  ở  bờ  bên kia, bờ giải thoát, như vậy chứng quả A La Hán đâu phải khó. Phải không các bạn?

   Đức  Phật  dạy:  “Tà  nghiệp   là  bờ  bên này, Chánh  nghiệp  là  bờ  bên  kia”. Vậy,  Tà nghiệp và Chánh nghiệp là gì?
Tà nghiệp là những hành động làm khổ mình, khổ người, khổ cả hai. Nếu ai có những hành  động  như  vậy  là  người  ấy  đang  mở  cửa địa ngục, đang ở bờ   bên này, bờ khổ đau.
Chánh nghiệp là  những hành động không làm khổ mình, khổ người, khổ cả hai. Chánh nghiệp   là   những   hành   động   mở   cửa   Thiên Đàng cho chúng  ta bước vào. Ai  từng có  những hành  động  này  là  ở   bờ  bên  kia.  Bờ  bên  kia  là bờ  giải  thoát,  bờ  giải  thoát  là  bờ  vô  lậu.  Như vậy, chứng quả A La Hán đâu phải khó khăn. Phải không các bạn?

   Đức  Phật  dạy:  “Tà  mạng  là  bờ  bên này, Chánh mạng là bờ bên kia”. Vậy, Tà mạng và Chánh mạng nghĩa là gì?

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP II


Tà mạng là nuôi mạng sống không chân chánh  có  nghĩa  là  ăn  uống  và  ngủ  nghỉ  phi thời,  ăn  uống  không  tiết  độ,   ăn  uống  những thức ăn độc  vào thân, ăn uống thích món ngon vật lạ, cao lương mỹ vị. Người ăn uống phi thời như vậy là mở cửa địa ngục, là ở  bờ bên này. Ở bờ bên này là bờ đau khổ.
Chánh  mạng  là  ăn  uống  không  phi  thời, ăn uống  có tiết  độ,  ăn  để sống  chứ không  phải ăn  cho  ngon,  ăn  cho  bổ  mập,  ăn  những  cao lương  mỹ  vị.  Chánh  mạng  không  bao giờ  ăn thịt  chúng  sanh.  Chánh  mạng  là  nuôi  mạng sống  không  làm  khổ  mình,  khổ  người  và  khổ tất  cả  chúng  sanh.  Chánh  mạng  là  ở    bờ  bên kia,  bờ  giải  thoát,  bờ  vô  lậu.  Như  vậy  chứng quả  A  La  Hán  đâu  phải  khó.  Phải  không  các
bạn?

  Đức Phật  dạy: “Tà tinh tấn  là  bờ  bên này, Chánh  tinh tấn  là  bờ  bên  kia”. Vậy, Tà tinh tấn và Chánh tinh tấn nghĩa là gì?
Tinh  tấn  có  nghĩa  là  siêng năng.  Tà  tinh tấn  là  siêng  làm  điều  ác,  luôn  luôn  làm  khổ mình,  khổ người, khổ tất cả chúng sanh. Người siêng  năng  làm  điều  ác  là  người  mở  cửa  địa ngục  cho mình  là  người  ở   bờ  bên  này,  bờ  đau khổ.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Chánh  tinh tấn  là  hằng  ngày  siêng  ngăn ác  diệt ác  pháp,  luôn  luôn  sinh   thiện  tăng trưởng thiện pháp. Người nào luôn luôn sống Chánh tinh tấn như vậy là người mở cửa Thiên Đàng, là người ở  bờ bên kia, bờ giải thoát, bờ không  còn  khổ  đau. Như  vậy,  chứng  quả  A  la Hán không có khó khăn, không có mệt nhọc. Phải không các bạn?

   Đức  Phật  dạy:  “Tà   niệm  là   bờ   bên này, Chánh niệm là bờ bên kia”. Vậy, Tà niệm và Chánh niệm nghĩa là gì?
Tà niệm là pháp môn của ngoại đạo, người tu tập theo pháp của ngoại đạo như: tụng kinh, niệm chú, niệm Phật  bắt ấn, ngồi thiền ức chế tâm,  tụng  kinh cầu  siêu,  cầu  an, cúng  sao giải hạn, trừ tà  yểm quỷ,  v.v.. Người  nào chuyên tu hành  những  pháp  môn  ấy  là  mở  cửa  địa ngục, sẽ lọt vào thế giới tưởng, sẽ bị bệnh thần kinh điên khùng, là người ở  bờ bên này, bờ bên này là bờ đau khổ, bờ không giải thoát.
Chánh niệm là pháp môn Tứ Niệm Xứ, người  nào  tu  pháp  môn  này  sẽ  có  giải  thoát ngay liền, họ đang ở   bờ bên kia,  bờ không còn đau khổ, bờ không còn lậu hoặc, chỉ trong vòng
7 ngày, 7 tháng, 7 năm là  viên mãn. Như vậy,

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP II


chứng quả A La Hán đâu có gì khó khăn. Phải không các bạn?

   Đức  Phật  dạy:  “Tà định   là   bờ   bên này, Chánh  định   là  bờ  bên  kia”.  Vậy,  Tà định và Chánh định nghĩa là gì?
Tà  định là  những  thiền  định của  ngoại đạo, như Bốn Thiền Vô Sắc: Không Vô Biên Xứ Tưởng, Thức Vô Biên Xứ Tưởng, Vô Sở Hữu Xứ Tưởng, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Tưởng, Thiền  Tri Vọng,  Thiền  Công  Án,  Thiền  Minh Sát Tuệ, v.v.. những loại thiền định này không làm chủ sanh, già, bệnh, chết, không chấm dứt tái sanh luân hồi. Nó là những Tà định là ở  bờ bên  nay,  bờ  đau khổ,  bờ  địa ngục  không  giải thoát.
Chánh định là Tứ Thánh Định, pháp môn thiền  định của  Phật  giáo.  Người  nào  tu  tập  Tứ Thánh  Định  là  đang  ở     bờ  bên  kia,  bờ  giải thoát.  Tứ  Thánh  Định là  pháp  môn  làm  chủ sanh,  già,  bệnh,  chết,  nhưng  muốn  nhập  được Tứ   Thánh  Định  là  phải  có  Tứ  Như  Ý  Túc. Người  có  Tứ  Như  Ý  Túc  là  người  ở   bờ  bên  kia. Như vậy, chứng quả A La Hán đâu phải khó khăn. Phải không các bạn?

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


  Đức  Phật  dạy: “Tà  trí là  bờ  bên  này, Chánh trí là bờ bên kia”. Vậy, Tà trí và Chánh trí nghĩa là gì?
Tà  trí là  tri kiến không  có  giới  luật,  tri kiến không  có  giới  luật  là  tri kiến  ác,  ác  với mình,  với  người  và  ác  cả  hai,  tri kiến  không giới  luật  là  tri kiến  làm  khổ  mình,  khổ  người và  khổ  cả  hai.  Người  có  tri kiến  này  là  người khổ đau, người ở  bờ bên này, người ở  trong địa ngục.
Chánh  trí là  tri kiến có  giới luật  như  đức Phật đã  dạy: “Tri kiến  ở  đâu  thì giới  luật  ở đó,  giới  luật  ở   đâu  thì  tri kiến  ở   đó.  Giới luật  làm  thanh tịnh tri kiến,  tri kiến  làm thanh tịnh  giới luật”.  Nếu một người sống có tri kiến và  giới  luật  như  vậy,  là  ở   bờ  bên  kia, bờ  giải  thoát.  Như  vậy,  chứng  quả  A  La  Hán đâu phải khó khăn như mọi người nghĩ. Phải không các bạn?

   Đức  Phật  dạy:  “Này  Bà  La Môn, Tà giải thoát là bờ bên này, Chánh giải thoát là bờ bên kia”. Vậy, Tà giải thoát và Chánh giải thoát là gì?
Tà giải thoát là tu tập cầu mong gặp Tổ, gặp  Phật,  có  thần  thông  biến  hóa  tàng  hình,

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP II


biết chuyện  quá  khứ  vị  lai,  ngồi  thiền  sinh  hỷ lạc, ngồi thiền thấy xuất hồn, ngồi thiền thấy hào  quang ánh  sáng,  nghe âm  thinh trong  tai, nghe mùi hương thơm ngào ngạt, nghe vị ngọt trong cổ, v.v.. Đó là Tà giải thoát, nên tâm còn tham sân si ngút ngàn, vì thế luôn luôn lúc nào cũng ở  bên bờ bên này, bờ đau khổ.
Chánh  giải  thoát  là  tâm  bất  động  trước các  pháp  ác  và  các  cảm  thọ,  tâm  thanh  thản, an lạc  và  vô  sự,  tâm  không  phóng  dật  đó  là  ở bờ bên kia,  bờ giải thoát, tâm vô lậu. Như vậy, tu  chứng  quả  A  La  hán  đâu  phải  khó  khăn. Phải không các bạn?
Đoạn  kinh này  xác  định có  10 pháp  ở   bờ bên  kia  hay  nói  cách  khác  là  đoạn kinh này dạy chúng ta nên chọn lấy một pháp trong 10 pháp  này  để sống  đúng  lời dạy thì luôn  luôn  ở bờ  bên  kia  tức  là  chứng  quả  A  La  Hán.  Cho nên, tóm lược bài pháp này bằng những câu kệ xác  định bờ  bên  này  và  bờ  bên  kia.  Đức  Phật dạy:  “Này  Bà  La Môn, đây  là  bờ  bên  này, đây là bờ bên kia”.
“Ít  người giữa nhân loại

Đến được bờ bên kia

Còn  số người còn lại

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Xuôi ngược chạy bờ này Những ai hành trì pháp Theo Chánh pháp khéo dạy Sẽ đến bờ bên kia…”
Người  ở   đời  vì vô  minh  lầm  chấp  cho các
pháp thế gian là thật có, nên không dám buông bỏ,  vì  thế  mà  chạy  xuôi,  chạy  ngược, chịu  khổ đau vô  cùng  vô tận,  chứ không phải  chứng quả A La Hán của Phật là khó. Khó là do không buông xả dục và các pháp.



Õ


SAU KHI  CHẾT  KHƠNG  CĨ SỰ SỐNG


LỜI PHẬT DẠY

“Này các Tỳ Kheo! Không có sắc nào hằng còn,  tồn  tại  mãi  ở   đời,  mà  không biến  đổi; lại  cũng  không có  Thọ, Tưởng, Hành,  Thức nào hằng  còn mãi ở  đời mà không biến đổi.
Này  các  Tỳ  Kheo!  Nếu  lại  có  thức này hằng  còn  mãi ở  đời mà không   biến đổi thì  người tu Phạm hạnh chẳng thể phân biệt được thiện ác, chẳng dứt hết gốc khổ.
Nếu chỉ còn một chút xíu thức như đất  trên  đầu  móng  tay  Ta  không thay đổi   thường hằng, thì   người   tu   Phạm hạnh chẳng thể phân biệt được thiện ác, chẳng dứt hết gốc khổ.
Vì  thế,  này  các  Tỳ  Kheo!  Vì  không còn một chút xíu thức nào, nên Đạo Ta (Đạo Đức Nhân Bản - Nhân Quả) ra  đời, Phạm hạnh được dựng lại, mới dứt hết mé khổ”.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


CHÚ GIẢI:
Xin các bạn suy nghĩ kỹ, đọc lại đoạn kinh này  thì sẽ  thấy  Đạo  Phật  không  chấp nhận có một linh hồn tồn tại trong thân tứ đại này sau khi chết.
Nếu  còn  có  một  linh hồn  tồn  tại  thì Đạo Phật không ra đời, vì có ra đời cũng chẳng làm ích lợi gì cho ai. Mục đích của Đạo Phật ra đời là đem lại nền đạo  đức nhân bản – nhân quả, giúp  cho con người  sống  không  làm  khổ  mình, khổ  người  để   xây  dựng  cõi  thế  gian  này  trở thành cảnh giới Cực Lạc, Thiên Đàng một cách thiết  thực  và  cụ  thể.  Cho nên,  còn  có  cõi  siêu hình  chân thật thì con người trong cõi thế gian này không bao giờ hết  khổ. Không bao giờ hết khổ thì  Phật giáo không ra đời.
Sau khi tu hành chứng đạo có Tam Minh, Ngài quan sát và truy tìm khắp mọi nơi không tìm thấy  đâu  là  thế  giới  siêu hình,  đâu  là  linh hồn  của  con người  tồn  tại.  Ngài  chỉ  tìm thấy thế  giới  siêu hình  tưởng  và  linh hồn  tưởng  do tưởng  uẩn  của  con  người  tạo  ra  những  hình bóng ấy, nên Ngài gọi thế giới đó là thế giới tưởng tri, do điên đảo tưởng mà có. Bởi vậy, từ



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!