Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 2 -15



thần thông. Ở  đây, các bạn phải hiểu, nó không phải do luyện tập pháp môn thần thông mà  có thần  thông.  Nó  có  năng  lực làm  được  như  vậy là  do tâm  thanh  tịnh  không  còn  tham,  sân,  si và  các  ác  pháp.  Tâm  thanh  tịnh  không  còn tham, sân, si và các ác pháp là do sống đúng từ giới luật  nghiêm chỉnh. Muốn giới luật  nghiêm chỉnh thì phải tu tập pháp môn Thân Hành Niệm. Từ pháp môn Thân Hành Niệm mới có những  năng  lực  xuất  hiện  để  trợ  giúp  cho các bạn làm chủ sự sống  chết. Năng lực ấy rất phi phàm,  nó  có  được không  ngoài  Giới  Luật  và pháp môn Thân Hành Niệm. Ngoài hai pháp môn  trên  đây  thì không  có  pháp  nào  có  đủ năng lực làm những việc phi thường như vậy.
Đây, các bạn hãy lưu ý năng lực siêu việt thứ sáu của pháp môn Thân Hành Niệm. Một năng lực kỳ lạ vô cùng mà không ai ngờ được, một người chỉ có một thân hình, thế mà khi người ấy muốn có 1000 thân hình  như nhau thì tức  khắc  lại  hiện  ra  1000  thân  hình   người giống  như  nhau  đúc,  nó  không  phải  là  những hình   bóng  mà  là  con người  thật  bằng  xương bằng thịt nếu chúng ta sờ mó  vào những người này thì không khác vì người thật.



Ông  Châu  Lợi  Bàn  Đặc  khi tâm  thanh tịnh,  Ông  biết  mình  đã  chứng  đạo  vô  lậu  nên ra lệnh một thân của Ông phải biến ra 1000 thân Châu Lợi Bàn Đặc, hiện ra ngồi đầy rừng.
Thưa các  bạn, ông  Châu  Lợi Bàn  Đặc  đâu có luyện tập thần thông, Ông chỉ được  đức Phật dạy quét tâm. Tức là tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ, lúc nào ông cũng cố gắng khắc phục những tham ưu trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp của ông, thế mà Ông đã thành tựu viên mãn đạo giải thoát.
Một pháp môn giúp cho tâm các bạn xả ly ác pháp và tất cả dục, nên hoàn toàn tâm được thanh tịnh, từ tâm thanh tịnh ông Châu Lợi Bàn Đặc mới nhận ra được một năng lực kỳ lạ, một thân làm ra được nhiều thân, nhiều thân làm lại một thân, đó là năng lực siêu việt thứ nhất của pháp môn Thân Hành Niệm.
Mọi  vật  đều  bị  cách  nhau bởi không  gian, thế  mà  người  tu  hành  đúng  pháp  Tứ  Niệm  Xứ và  Thân  Hành  Niệm  thì một  năng  lực  kỳ  lạ xuất hiện thì không gian không còn ngăn cách nữa. Cho nên, một người tâm thanh tịnh không còn tham, sân, si thì họ đi ngang qua vách, qua tường,  qua núi  như đi  ngang hư không:  họ  độn thổ chui xuống đất trồi lên đất liền như ở trong



nước. Đó là một năng lực thứ hai của Pháp môn Thân Hành Niệm mà ít có ai ngờ được. Từ  lâu, các   nhà   tiểu   thuyết   Trung   Hoa  giàu   tưởng tượng nói ra những điều này, chứ xưa nay chưa có ai làm được.
Mọi  vật  đều  có  trọng  lượng khi rơi xuống nước đều bị chìm, thế mà người tu tập Thân Hành  Niệm  xuất  hiện  đầy  đủ  năng  lực  thì đi trên  nước  không  chìm  như  đi  trên  đất  liền, ngồi kiết già thân bay lên hư không như chim, một  năng  lực  kỳ  lạ  làm  mất  trọng  lượng của thân  người,  thật  là  vĩ  đại  mà  từ  xưa tới  nay, chưa từng ai làm được, thật là hy hữu.
Một năng lực mà chưa bao giờ ai dám nghĩ mà  lấy  tay  rờ  mặt  trăng,  mặt  trời.  Thế  mà pháp  Thân  Hành  Niệm  tu  tập  lại  xuất  hiện một  khả  năng  siêu  việt  ngoài  sức  tư  duy  suy nghĩ  của  con người.  Nhưng  những  lời  này  do đức  Phật  nói.  Không  lẽ  đức   Phật  lại  nói  láo sao? Chúng tôi tu hành cảm nhận được mình  có khả năng có thể làm được như vậy, nhưng thấy nó  chỉ  làm  trò  ảo  thuật  chơi, chứ  không  có  ích lợi thiết thực cho đời sống hằng ngày, vì thế chúng  tôi  không  thể  hiện.  Chúng  tôi  chỉ  biết mình   có  đủ   năng  lực  làm  chủ  sự  sống  chết, bệnh  khổ  và  tâm  phiền não  là  hạnh  phúc  cho




chúng tôi lắm rồi. Tâm danh, tâm lợi chúng tôi đã   diệt trừ   nên   chúng   tôi   không   thi  triển những loại thần thông mê hoặc mọi người. Chúng tôi biết rõ pháp thân Hành Niệm là một pháp môn rất tuyệt vời.
Đúng vậy, ai có tu tập pháp Thân Hành Niệm  và  giữ  gìn  giới  luật  nghiêm  chỉnh  thì năng lực một thân biến nhiều thân cho đến lấy tay  sờ  mặt  trời,  mặt  trăng  là  một  điều  không khó khăn.
Một năng lực không thể nghĩ bàn, nếu người ấy đã thành tựu những năng lực ấy thì muốn đi đến bất cứ một hành tinh nào trong vũ trụ thì liền được toại nguyện như ý muốn.
Người có năng lực như vậy đều do sáu căn phải thanh tịnh. Sáu căn thanh tịnh thì họ muốn  dùng  căn  nào  cũng  dễ  dàng.  Nếu  muốn nghe một  điều  gì dù   ở  xa hay ở   gần  với  lỗ  tai thanh  tịnh  của  họ  thì họ  đều  nghe được  tiếng nói của mọi người không có khó khăn, không có mệt  nhọc,  không  có  phí  sức  v.v..  Khi họ  dùng được nhĩ  căn  như  vậy  thì họ  dùng  tất  cả  các căn khác cũng dễ dàng.
Với  ý  căn  thanh  tịnh  siêu  nhân  họ  biết từng tâm niệm của chúng sanh, biết nhiều đời nhiều kiếp của mình.



Với  nhãn  căn  thanh  tịnh  siêu  nhân  họ thấy được sống chết của chúng sanh rõ ràng đi tái sanh nơi nào, làm người làm loài thú vật họ đều biết  tất cả.
Với  tâm  thanh  tịnh  họ  chứng  vô  thượng trí nên  luôn  luôn  chứng  đạt  và  an  trú  trong hiện tại với tâm giải thoát không có lậu hoặc.
Tóm  lại,  người  tu   tập  pháp  môn  Thân Hành Niệm có 10 công đức lớn để  thực hiện Tứ Thánh  Định và  Tam  Minh. Họ là  những  bậc chiến thắng giặc sanh tử tâm hoàn toàn vô lậu. Họ là bậc A La Hán.





LỊNG TIN


LỜI PHẬT DẠY

“Đối  với  chúng  con, bạch  Thế  Tôn,
các  pháp  lấy  Thế  Tôn  làm  căn  bản,  lấy
Thế Tôn làm chỗ nương tựa”.



CHÚ GIẢI:
Xưa, đức Phật còn tại thế, chúng Tỳ Kheo nào  tu  tập  chứng  quả  A La  Hán  đều  tin vào   đức   Phật,   vào   pháp   của   đức   Phật,   còn ngược lại, chúng Tỳ Kheo nào không tin vào Phật,  Pháp  thì quả  A  La  Hán  kia  không  bao
giờ  đến  với  họ  được.  Cho nên,  các  vị  Tỳ  Kheo
trong thời đó thường nói lên câu nói này trước đức   Phật:  “Đối   với   chúng   con,  bạch   Thế Tôn,  các  pháp  lấy  Thế  Tôn  làm  căn  bản, lấy  Thế  Tôn  làm  chỗ  nương tựa”.  Lòng  tin ấy đã giúp họ sống đúng Phạm hạnh và thực hành  nghiêm  chỉnh  không  sai  lời dạy,  mặc  dù lúc bấy giờ pháp môn của Bà La Môn rất thịnh hành  cũng  giống  như  pháp  môn  của  Đại  Thừa



hiện  giờ  vậy.  Nhưng  khi tin Phật  họ  đều  ném bỏ giáo pháp Bà La Môn xuống như một chiếc giày  rách,  do đó,  họ  mới  tu  chứng  quả  A  La Hán. Nhưng dù sao thời đó cũng có nhiều người còn chấp chặt pháp môn của Bà La Môn. Đại diện như Đề  Bà  Đạt  Đa chống  lại  Phật  và  tìm mọi cách giết Phật. Ảnh hưởng tư tưởng tinh thần diệt Phật giáo từ khi đức Phật còn tại thế. Hôm nay, tinh thần tư tưởng đó đã  thể hiện và thành   hình   một   Phật   giáo   kiểu  mới   “Phật giáo Đại Thừa” mà hiện giờ mọi người đang tôn  thờ,  còn  Phật  giáo  nguyên  gốc  thì ít có người biết đến. Nếu tại Việt Nam không có Hòa Thượng Minh Châu dịch tạng kinh Nguyên Thủy  thì giờ  này  tín đồ  Phật  giáo  sẽ  ra sao? Còn  biết  Phật  giáo  nữa  không?  Giáo  lý  Đại Thừa  gần  như  phủ  kín  chánh  pháp  của  Phật. Có phải không hỡi các bạn?
Đọc lại những lời Phật dạy và lòng tin của chúng  Thánh  Tăng  ngày  xưa và  xét  lại  ngày nay chúng tôi dạy các bạn tu hành, bạn nào tin nơi chúng tôi thì bạn ấy có giải thoát; bạn  nào không  tin nơi  chúng  tôi,  thường  tin kinh sách Đại  Thừa  và  Thiền  Tông,  sống  đời  sống  phá giới, phạm  giới, bẻ vụn giới, bạn ấy sẽ không có giải thoát và còn đi vào con đường bỉ thử danh

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


lợi, nên  thường  chê  bai,  kích  bác  người  khác thế  này,  thế  kia.  Nhưng  cuối  cùng  bạn  ấy  tu hành cũng chẳng tới đâu, chỉ có uốn ba tấc lưỡi lừa  đảo  những  người  khác  chưa thông  giáo  lý của Phật, chứù không thể lừa đảo những người sống  có  Phạm  hạnh,  có  Thiền  định, có  Tam Minh.
Khi đọc  lại  những  lời  hứa  hẹn  tin tưởng vào đức Phật của chúng Thánh Tăng trên đây, chúng  tôi  mới  thấm  thía  so sánh  những  người đệ  tử thời nay của mình.  Khi bước ra khỏi cổng chùa hạt cơm còn dính kẻ răng, thế mà nói những lời vong ơn, phụ nghĩa, chẳng khác nào Đề Bà Đạt Đa ngày xưa đối với đức Phật vậy.


--------



HẾT TẬP II



MỤC LỤC


Lời nói đầu .......................................................... 5

Đức Phật đã xác định pháp môn tu tập...  ..... 19

Đức Phật khuyên tu tập bốn tin cần .............. 26

Đức Phật xác định thế giới con người ............ 45

Đức Phật dạy tu tập ba pháp môn...  ............. 50

Bảy cách diệt lậu hoặc bằng như lý tác ý ...... 59

Tự xét biết mình  có chứng quả Alahán? ........ 90

Khiếp đảm và sợ hãi ........................................ 99

Chứng quả Alahán.......................................... 103

Không phóng dật ............................................ 107

Ác nghiệp ........................................................ 111

Tâm khó trị..................................................... 114

Dùng tưởng tu tập .......................................... 117

Lời dạy cặn kẽ ................................................ 122

Món ăn ............................................................ 150

Cây gai ............................................................ 174

Bảy giác chi .................................................... 190

Búa trong miệng............................................. 194

Nhìn  lỗi mình ................................................. 199



Hương đạo  đức ................................................ 202

Giới hạnh ........................................................ 205

Bờ bên này, bờ bên kia .................................. 208

Sau khi chết không có sự sống ...................... 220

Chánh niệm trên tứ niệm xứ......................... 234

Sáu điều cung kính  pháp................................ 254

Thân hành niệm ............................................. 266

Lòng tin ........................................................... 287

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY-TẬP II

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC





NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO Phường Yên Hòa – Q.Cầu Giấy - Hà Nội ĐT: (04) 37822845 - Fax: (04) 37822841

Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Công Oánh Biên tập: Trần Xuân Lý
Bìa & Trình bày: Ngọc Phúc

Sửa bản in: Ngọc Phúc


Đối tác liên kết: TU  VIỆN CHƠN NHƯ
Điệnthoại: 066.3892911 - 0988094445

Email: chonnhu.info@gmail.com






Số lượng in: 2.000 bản, khổ: 13 x 20,5 cm
In tại CTY  CỔ PHẦN IN KHUYẾN HỌC PHÍA NAM
(Tp.HCM. ĐT: 38164415)
Số xuất bản: 1171-2010/CXB/110-248/TG In xong và nộp lưu chiểu Quý I năm 2011



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!