THƯ NGỎ
Chơn Như
ngày 24 tháng 8 năm 2003
Kính gửi:
Các bậc Tôn Túc, Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng, Ni và quý vị Phật tử nam nữ cư sĩ bốn phương.
Kính thưa
quý vị! Bộ sách
Văn Hóa Phật giáo
Đường Về Xứ Phật và bộ sách
Văn Hóa Phật giáo
Giới Đức Làm
Người đến nay đã
được Nhà
Nước cho phép in ấn và phát
hành. Hai bộ sách
trên đây là
trong những bộ sách Văn
Hóa Phật giáo
Mười Giới Đức
Thánh Sa Di, Giới Đức Thánh
Tăng và Thánh Ni,
Đạo Đức Nhân Bản -
Nhân Quả. Đó
là những bộ sách
chấn chỉnh lại Phật
giáo, vì giáo lý chân chánh của Phật giáo gần như bị
chôn vùi dưới lớp giáo lý tập hợp
của các tôn giáo khác và những kiến giải của các hệ phái
khác nhau trong Phật giáo
phát triển Đại Thừa
và Phật giáo Nguyên Thủy Nam
Tông.
Những bộ
sách Văn Hóa Phật giáo nguyên gốc mà tác giả ghi lại bằng những kinh nghiệm công sức tu tập của mình theo đường lối giáo lý Nguyên Thủy “GIỚI, ĐỊNH,
TUỆ” của đức Phật. Nó mang lại một kết quả rất thực tế
và cụ thể
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
cho một đời sống an lạc,
thảnh thơi và hạnh phúc của kiếp làm người. “Sống không làm khổ mình, khổ
người” và “làm chủ
sanh, già, bệnh, chết”.
Nếu ai muốn đem những
bộ sách này ra
bình luận đúng
sai thì hãy tu tập
như tác giả, có
nghĩa là phải tu
tập làm chủ
sanh, già, bệnh, chết. Nếu chưa
làm chủ được bốn sự đau khổ này, mà
bình luận bộ
sách này thì quý
vị tự biết khả
năng của mình
chưa đủ sức
bình luận nó.
Nếu vì một
lý do gì về sự sống của quý vị mà bình
luận nó thì quý vị quá nông cạn, đã tự dối mình
dối người để
che đậy những
điều không phải của Phật giáo. Đó
là quý vị quên đi bổn phận và
trách nhiệm của người đệ tử Phật là phải
dẹp bỏ những
tà kiến ngoại đạo
đang ẩn núp trong ngôi nhà chánh pháp.
Trong sách
này dạy rằng
“không có thế giới
siêu hình”, nếu quý vị bảo rằng:
“có thế giới siêu
hình thì quý vị hãy
tu tập có trí
tuệ Tam Minh, rồi quan
sát vũ trụ
tìm xem linh hồn người chết, Thần,
Thánh, quỷ ma ở đâu, có hay không
có? Chừng đó mới bình
luận sách này đúng sai.
Còn bảo rằng sách
này dạy không
đúng
NHỮNG LỜI GỐC
PHẬT DẠY – TẬP III
lời của
Phật, thì quý vị hãy lấy tạng kinh Nikaya ra so sánh
và phải sống cho đúng
đời sống Phạm hạnh của bậc
Thánh Tăng, Thánh Ni, thiền
định phải nhập cho được
bốn Thánh Định, làm chủ đời sống , tâm
không còn tham sân si, mạn, nghi; làm chủ bệnh tật, không còn đi bệnh viện
bác sĩ mà phải
tự khắc
phục các bệnh khổ, nó không còn
tác động đến thân tâm và phải làm chủ sự sống
chết. Khi làm
chủ được như vậy thì quý vị mới bình
luận bộ sách này đúng sai với
giáo lý Phật giáo. Còn quý vị chưa
thực hiện được
thì xin quý vị đừng
bàn đến mà hãy
lo tu tập để cứu
mình. Vì quý vị
chưa làm chủ được sự sống chết mà dựa vào những kiến giải của những nhà học giả
xưa và nay thì cũng giống như những người
mù sờ voi thì quý vị sẽ làm trò cười cho
những người hiểu biết. Tại sao vậy?
Vì lời
nói của quý vị không
minh chứng được với việc tu hành.
Lời nói không đi đôi với hành động sống và làm chủ thân tâm, thành ra quý vị chỉ
lý luận suông mà thôi.
Kính thưa
quý vị! Phật giáo
là một tôn giáo có nền đạo đức nhân bản - nhân quả của
loài người, nền đạo đức ấy sẽ
giúp cho con người xây
dựng cho mình một cuộc sống Thiên
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
Đàng, Cực Lạc
tại thế gian này.
Vì thế chúng ta không có quyền dìm mất nó đi một lần nữa, nó mất đi
loài người trên
hành tinh này chịu
một sự
thiệt thòi rất lớn và nhất
là Phật giáo chỉ còn là một tôn giáo mê tín mà thôi. Xin quý vị lưu
ý.
Sau cùng,
chúng tôi xin
thành tâm kính chúc quý vị thân tâm dồi dào sức khỏe.
Kính ghi, Thích
Thông Lạc
TRONG KHI TU
TẬP THIỀN ĐỊNH NÊN
LƯU Ý NHỮNG
LỜI DẠY NÀY
LỜI PHẬT DẠY
“1/ Tịnh chỉ
âm thanh ly “động”.
2/ Tịnh chỉ
mộng tưởng ly “hỷ”.
3/ Tịnh chỉ
thọ ly “xúc”.
Trạng thái
vắng lặng trong
tỉnh thức là xả lạc, xả khổ, xả
niệm thanh tịnh”.
CHÚ GIẢI:
Tịnh
chỉ âm thanh ly “động”, tức là
diệt tầm
tứ nhập Nhị
Thiền. Bởi vì khi
nhập Nhị Thiền thì sáu
căn ngưng hoạt động. Sáu căn là gì?
Sáu căn
là mắt, tai,
mũi, miệng, thân,
ý. Ở đây chúng ta hiểu tầm tứ thuộc
về ý căn, diệt tầm tứ tức là diệt ý căn.
Ý căn là một căn trong nhóm sáu căn. Nên ý căn diệt thì bắt buộc các căn kia
cũng bị diệt. Cho nên câu trên đây dạy:
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
“Tịnh chỉ âm
thanh ly “động’’, tức là âm
thanh ngưng thì không còn nghe tiếng động. Giống như
người đang ngủ
say, ý căn
không hoạt động nên tầm tứ không có, thì tất cả sắc, thinh, hương, vị, xúc,
pháp cũng không
có. Cả một không gian vắng lặng.
Toàn bộ ý thức bị ngưng bặt, chỉ còn cái biết của tưởng thức mà thôi. Giống như
người trong giấc chiêm bao.
Tịnh
chỉ mộng tưởng ly “hỷ’’. Tức là
ly hỷ
trú xả nhập Tam Thiền. Bởi vì khi nhập Tam Thiền thì
không còn chiêm bao. Cho nên, nói tịnh chỉ
mộng tưởng tức
là chiêm bao không còn. Chiêm bao không còn thì mới
nhập được Tam Thiền. Nói
cho dễ hiểu hơn:
muốn nhập Tam Thiền thì phải tịnh chỉ sự hoạt động của tưởng uẩn.
Tóm lại,
muốn nhập Tam
Thiền thì phải vượt qua thế giới
tưởng, tức là lìa xa 18 loại hỷ tưởng. Mười tám loại hỷ tưởng như thế nào?
- Sáu loại tưởng trần gồm có:
1/ Sắc tưởng
2/ Thinh tưởng
3/ Hương tưởng
4/ Vị tưởng
NHỮNG LỜI GỐC
PHẬT DẠY – TẬP III
5/ Xúc tưởng
6/ Pháp tưởng
- Sáu loại tưởng thức gồm có:
1/ Nhãn tưởng thức
2/ Nhĩ tưởng thức
3/ Tỷ tưởng thức
4/ Thiệt tưởng thức
5/ Thân tưởng thức
6/ Ý tưởng thức
- Sáu tưởng thông gồm có:
1/ Thiên nhãn tưởng thông
2/ Thiên nhĩ tưởng thông
3/ Tỷ tưởng thông
4/ Thiệt tưởng thông
5/ Thần túc tưởng thông
6/ Tha tâm tưởng thông
Lìa hết
18 loại hỷ tưởng này
thì nhập Tam Thiền. Cho nên, lời dạy tịnh chỉ mộng tưởng ly hỷ thì biết
ngay đó là trạng thái Tam Thiền hay nói
cách khác mà trong kinh thường dùng ly hỉ trú xả nhập Tam Thiền.
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
Tịnh
chỉ thọ ly “xúc”. Tức
là lìa các cảm thọ nhập Tứ Thiền. Bởi vì khi nhập Tứ
Thiền thì các cảm thọ ngưng hoạt động. Thọ là
gì?
Thọ là
các cảm thọ
nơi thân và
tâm, vì thế khi nhập Tứ Thiền đức Phật dạy: “Xả
lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh”. Xả lạc, xả khổ, xả niệm
thanh tịnh tức
là xả thọ.
Vì các cảm thọ có ba:
1- Thọ lạc.
2- Thọ khổ.
3- Thọ bất lạc bất khổ.
Muốn xả được
như vậy thì phải có đủ năng lực của bảy
Giác Chi. Nhờ bảy năng lực của Giác
Chi, các bạn mới đủ điều
kiện tu tập Tứ
Như Ý Túc, trong Tứ Như Ý Túc có Định Như Ý
Túc.
Khi các bạn
muốn tu tập Định Như Ý Túc thì các bạn
dùng Trạch Pháp
Giác Chi hướng tâm nhập Sơ Thiền. Hướng tâm nhập Sơ
Thiền như thế nào?
Hướng tâm nhập
Sơ Thiền như trong kinh Phật đã dạy:
“Tâm ly dục ly bất
thiện pháp nhập Sơ Thiền”. Đó là câu trạch pháp hướng tâm của Thất Giác
Chi. Và Nhị Thiền, Tam
NHỮNG LỜI GỐC
PHẬT DẠY – TẬP III
Thiền, Tứ
Thiền cũng đều dùng Trạch Pháp hướng
tâm tùy theo
câu hướng tâm của loại định đó.
Hướng tâm đúng
pháp và đầy đủ lực Giác Chi thì nhập định được ngay liền,
như đức Phật đã dạy: “Nhập bốn thiền không có khó khăn, không
có mệt nhọc”.
Cho nên, “Tịnh chỉ thọ ly
“xúc” là nghĩa này. Ở đây đức Phật sợ chúng
ta không hiểu
và không nhận
ra trạng thái của Tứ Thiền,
nên đức Phật
xác định để chúng ta dễ nhận
hơn nên Ngài bảo:
“Trạng thái vắng
lặng trong tỉnh
thức (của Thức uẩn) là xả lạc, xả khổ,
xả niệm thanh tịnh”.
TỪ BỎ
LỜI PHẬT DẠY
“Cái gì không
phải của các
ông các ông hãy từ bỏ, từ bỏ sẽ được hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các ông”.
Sắc, thọ, tưởng,
hành, thức, không phải của
các ông, hãy từ bỏ
thân ngũ uẩn này, sẽ đem lại hạnh
phúc, an lạc
cho các
ông”.
CHÚ GIẢI:
Thân ngũ uẩn
là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Theo
như lời
đức Phật dạy:
“Hãy từ bỏ thân ngũ uẩn này,
sẽ đem lại hạnh
phúc, an lạc”. Đúng vậy, do thân ngũ uẩn này mà chúng ta thường chịu nhiều sự
khổ đau.
Vậy muốn từ
bỏ thân ngũ uẩn này phải từ bỏ bằng cách
nào? Rất nhiều
pháp môn tu tập
để từ bỏ thân ngũ uẩn này, nhưng có một
pháp môn hay nhất. Đó là pháp Như lý tác
ý. Tác ý cái gì?
NHỮNG LỜI GỐC
PHẬT DẠY – TẬP III
Chúng ta hãy
lắng nghe đức Phật dạy tác ý: “Sắc, này các
Tỳ Kheo, là vô thường,
cái gì vô thường là khổ.
Cái gì khổ là vô ngã. Cái
gì vô ngã cần phải như thật
thấy với chánh trí tuệ là: “Cái này không
phải của tôi, cái
này không phải là
tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.
Thọ… Tưởng...
Các hành… Thức là
vô
thường...
Này các Tỳ
Kheo, do thấy vậy, bậc Đa
văn Thánh đệ tử
nhàm chán đối với sắc... đối với
thọ... đối với tưởng... đối với các hành...
đối với thức.
Do nhàm
chán nên ly tham.
Do ly tham nên được giải thoát. Trong sự giải thoát, trí
khởi lên: “Ta
đã được giải thoát”.
Vị ấy biết rõ:
“Sanh đã tận, Phạm hạnh
đã thành, những việc
làm nên làm đã
làm, không còn trở
lui trạng thái này nữa”.
Này các Tỳ Kheo,
cho đến hữu
tình, cho đến tột đảnh của hữu, những bậc ấy là tối thượng,
những bậc ấy
là tối thắng ở trong đời, tức là các bậc A La Hán”.
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
Theo như những
lời dạy trên, chứng quả A La Hán rất đơn giản. Phải không các bạn?
Qua lời dạy
này, chúng ta chỉ cần biết như thật sắc, thọ, tưởng, hành, thức là vô thường,
là khổ, không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta, thì ngay đó là chứng quả A La Hán. Nói thì dễ, nhưng
tác ý để biết như thật thì phải
có thời gian tu tập không phải là ít.
GIỚI HẠNH I
LỜI PHẬT DẠY
“Giới hạnh
là trí tuệ, trí tuệ
là giới hạnh. Có giới hạnh, có
trí tuệ, thì lời nói mới thành
thật không hư dối,
hành
động và ý
nghĩa không ác độc”.
CHÚ GIẢI:
Muốn hiểu lời dạy
này thì chúng ta phải hiểu cho rõ ràng những từ ngữ. Vậy giới
hạnh là gì?
Giới là giới
luật, là những điều ngăn cấm, là những
pháp thiện. Hạnh là
hành động, là đức hạnh.
Giới hạnh là
những hành động thiện, những hành động mang lại sự an vui cho mình, cho người,
cho tất cả chúng sanh.
Trí tuệ
là sự hiểu
biết của ý thức, chứ không phải trí tuệ Tam Minh. Xin quý bạn
hãy phân biệt cho rõ ràng. Có thể câu này dịch sửa lại “Giới
hạnh là tri kiến
giải thoát”. Từ
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
ngữ trí tuệ
dễ khiến cho mọi
người hiểu lầm mình
có trí tuệ. Con người
chỉ có tri kiến
chứ chưa có trí tuệ, ngoại
trừ những bậc
tu chứng Tam Minh. Nhưng tại
sao ở đây nói giới
hạnh là tri kiến giải thoát?
Đúng vậy, ở đâu có tri kiến giải thoát là ở đó có đức
hạnh. Lời dạy trên đây xác định đạo đức làm người rất rõ ràng. Người có
đức hạnh không làm khổ
mình, khổ người
là người phải có tri kiến giải thoát.
Phần đông,
trong cuộc đời của chúng ta người
nào cũng có
tri kiến, nhưng tri kiến
không có
giới hạnh. Tri kiến không có giới
hạnh là
tri kiến khổ đau, tri kiến
ác, tri kiến dục làm khổ
mình, khổ người.
Lời dạy bảo
trên đây của đức Phật
rất thực tế trên đường tu hành theo đạo giải thoát “Ai có giới hạnh
là có tri kiến
giải thoát, ai có tri kiến giải
thoát là có giới hạnh”.
GIỚI HẠNH II
LỜI PHẬT DẠY
“Giới hạnh”
có thể làm
thanh tịnh
“trí tuệ”, “trí tuệ”
có thể làm
thanh tịnh
“giới hạnh”.
CHÚ GIẢI:
Khi một hành
giả sống một đời sống đạo đức thì đạo
đức là giới hạnh. Giới hạnh
làm cho tri kiến không có khởi ác niệm, không có những hành động ác, không có
những lời nói ác. Nhờ thế được xem là tri kiến thanh tịnh tức
là tri kiến
giải thoát hay
nói cách khác
là tri
kiến
không làm khổ
mình, khổ người
và khổ tất cả
chúng sanh, tức
là sự hiểu
biết thanh
tịnh.
Cho
nên, lời dạy này
có một giá trị rất lớn về
đời sống đạo đức nhân
bản - nhân quả, sống
không làm khổ
mình, khổ người.
Vì thế kinh dạy: “Giới hạnh có thể làm thanh tịnh tri kiến, tri kiến
có thể làm
thanh tịnh
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
giới hạnh”.
Đó là cách
thức sử dụng tri kiến giải thoát của chúng ta để vượt ra khỏi qui luật của nhân quả, để làm chủ
sự sống chết và chấm dứt luân hồi của kiếp
làm người.
Chúng ta
ai cũng biết đời
sống con người là khổ đau là nhiều tai
ương hoạn nạn. Thế mà chỉ biết cách sử dụng tri kiến và giới
luật thì mang lại
cho chúng ta một đời sống Thiên Đàng Cực Lạc tại thế gian này chứ
không phải tìm nơi vô hy vọng.
THẦN THƠNG
LỜI PHẬT DẠY
“Ta quyết
không bao giờ chỉ dạy
Tỳ
kheo tu tập
niệm ra thần túc thông.
Ta chỉ dạy
cho các đệ tử nên ở chỗ thanh vắng, yên
lặng tư duy về đạo lý. Nếu có công đức nào
thì tự che giấu,
nhưng có
lỗi lầm nào
thì phải tự
mình
bày tỏ sám hối”.
CHÚ GIẢI:
Lời dạy trên
đây của đức Phật đã xác định Đạo Phật là một tôn giáo dạy đạo đức, chứ
không phải là một tôn
giáo dạy thần
thông, mang đầy tính chất
huyền bí, ảo
giác, trừu tượng, mê tín, thần
thông, pháp thuật, như Đại
Thừa, Mật
Tông, v.v.. mà từ lâu
người ta đã
nghĩ. Do
nghĩ sai về Phật giáo quá nhiều nên người ta các nhà Đại Thừa xây dựng Phật
giáo thành một tôn
giáo kỳ quái.
Theo kinh sách phát triển
Đại Thừa, mỗi
khi đức Phật đăng
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
đàn thuyết
pháp thì nhập vào tam muội phóng hào
quang rực rỡ đủ màu sắc, rồi hiện Phật hoá thân từ trên trời bay xuống.
Những lời dạy
giàu tưởng tượng
như vậy không đúng
là lời Phật dạy. Vì
bài kinh trên đây đã xác định điều
đó. Phải không các bạn? Thế mà các Tổ dám bịa đặt chẳng có cơ sở.
Chúng tôi
xin lập
lại lời dạy trên đây của Phật, để xác định cho các bạn thấy rằng: Phật
giáo thiết thực,
cụ thể, không
có dạy những điều mê
tín, mơ hồ, trừu tượng v.v..
mà lời nói của Ngài rất quả
quyết và nhất định
không có dạy thần thông. Cho nên, các bạn
đến với Đạo Phật là đến với
nền đạo đức nhân bản
– nhân quả: “Ta
quyết không bao giờ chỉ
dạy Tỳ kheo tu tập niệm ra thần túc
thông. Ta chỉ dạy cho các đệ tử nên ở chỗ
thanh vắng, yên lặng tư duy về đạo lý. Nếu có công đức nào thì tự che
giấu, nhưng có lỗi lầm
nào thì phải tự mình bày tỏ sám hối”.
Thưa các bạn!
Các bạn có nghe chăng lời khuyên dạy
này: “Nên ở chỗ
thanh vắng tư duy về đạo
lý” Nên ở chỗ thanh
vắng tư duy về
đạo lý là
ý đức Phật
muốn dạy chúng ta tu
tập pháp môn nào?
NHỮNG LỜI GỐC
PHẬT DẠY – TẬP III
Câu trên đây
đức Phật dạy chúng ta tu tập Định Vô Lậu. Định Vô
Lậu tức là sự tư duy
về đạo lý. Do người
nào biết tu tập Định Vô
Lậu thì cuộc sống ở thế gian chính
là đang ở Thiên đàng, Cực Lạc,
v.v..
Câu kế đức
Phật dạy: “Nếu có công đức
nào thì tự che giấu,
nhưng có lỗi lầm nào thì phải
tự mình bày tỏ
sám hối”. Lời dạy này quá tuyệt vời. Khi tu tập có kết quả
thì không được nói ra,
vì nói ra là
do tâm ngã mạn. Tâm ngã mạn khiến cho sự tu hành
càng thêm dục. Thay vì ly dục ly ác pháp,
diệt ngã xả tâm
thì lại nuôi lớn bản ngã
và dục. Tu hành
khi có công đức
nào thì chỉ có
trình cho vị Thầy hướng dẫn mình để Người xác định những công đức đó đúng hay sai, ngõ hầu tránh sự tu sai cho
mình.
Còn thấy
mình tu tập có lỗi lầm nào, thì phải tự mình bày tỏ sám hối với vị Thầy để Người khuyến
cáo và sách tấn giúp
mình có nghị lực khắc phục những
ác pháp ấy cho bằng được. Nhờ đó, con đường tu tập mỗi ngày mỗi tiến về phía
trước hơn.
NGƯỜI XUẤT
GIA
CĨ HAI VIỆC CẦN
PHÂI LÀM
LỜI PHẬT DẠY
1- “Im lặng
như Thánh
2- Thưa hỏi pháp ngữ”
CHÚ GIẢI:
Trong cuộc đời tu
hành, muốn đạt kết
quả giải thoát, thì có hai điều kiện các bạn cần nên nhớ và còn phải chấp hành
nghiêm túc.
Điều
thứ nhất: “Phải
im lặng như Thánh”.
Có nghĩa là các bạn
khi khép mình vào khuôn khổ
tu hành thì các bạn không nên hội họp nói chuyện. Không nên hội
họp nói chuyện để làm gì các bạn biết không? Để tâm không phóng
dật các bạn ạ! Đó
chính là việc quan trọng nhất
cho đời tu của
các bạn. Nếu các
bạn xem thường sự
im lặng như
Thánh là các bạn đã phản bội lại đường tu tập của mình (phản lại
Phật giáo).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!