NHỮNG LỜI GỐC
PHẬT DẠY – TẬP III
Điều
thứ hai: “Phải thưa hỏi pháp ngữ”. Có nghĩa khi tu tập phải thưa hỏi cho
kỹ lưỡng rồi mới
tu tập. Trong
khi tu tập có điều
chi bất
ổn thì phải thưa hỏi để chỉnh sửa
cho đúng cách, cho đúng pháp. Nếu không hỏi pháp ngữ thì sự
tu tập sẽ
tu tập sai
pháp, có thể đi
đến bệnh tật, điên khùng, rối loạn thần kinh.
Trên đây
là hai điều
kiện mà hành giả cần phải ghi nhớ, nếu không làm đúng hai
điều kiện trên đây, thì cuộc đời tu hành của các bạn chỉ hoài công, vô ích mà
thôi.
Các bạn nên
nhớ hột cơm của đàn na thí chủ rất nặng, công ơn người nấu cho các bạn ăn
cũng khó
báo đáp, vì các bạn ngồi không
mà ăn, thì các bạn liệu sức
tu tập của
mình đừng để mang nợ vào
thân không biết đời
nào các bạn trả xong. Nhưng
các bạn đừng sợ,
khi các bạn giữ gìn giới luật
nghiêm túc thì công
đức của các bạn rất lớn, nó như là thành trì bảo vệ, nó như
phước điền để chúng
sanh gieo trồng hạt giống giải
thoát trên đó.
Trên đường
tu tập có hai điều kiện quan trọng mà Phật đã dạy:
1- Im lặng
như Thánh.
2- Thưa hỏi
pháp ngữ.
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
Nếu các bạn
giữ gìn chẳng hề vi phạm hai điều kiện
trên đây thì cuộc
sống của bạn
là sự giải thoát thì còn đâu là nợ
đàn na thí chủ nữa. Phải không các bạn?
NGHĨA CỦA CÁC PHÁP
LỜI PHẬT DẠY
1- “Nói
trì giới là chỉ
cho tâm ly
dục, ly ác
pháp.
2- Nói dục là chỉ cho bất tịnh.
3- Nói lậu hoặc là chỉ cho đau khổ.
4- Nói tịnh chỉ các hành trong thân là chỉ cho làm chủ sự sống chết.
5- Nói Tam
Minh là chỉ cho tâm
vô lậu, chấm dứt luân hồi tái
sinh.
6- Nói Niết Bàn
là chỉ cho
tâm vô
dục, bất động giải thoát”.
CHÚ GIẢI:
Trên đây
là sáu điều
mà người tu sĩ
Phật giáo cần phải
ghi nhớ canh
cánh bên lòng:
Điều thứ nhất: “Nói trì giới”
thì chúng ta phải hiểu
nghĩa là giữ
gìn giới luật
cho nghiêm chỉnh, không được vi phạm một lỗi lầm
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
nhỏ nhặt nào.
Thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt.
Đó là vì mục đích
ly dục ly ác
pháp để tâm bất động hoàn
toàn không bị
các ác pháp tác
động. Có như vậy mới gọi là
tâm thanh tịnh giải thoát. Và
chúng ta còn phải hiểu khi tâm ly dục ly ác
pháp, thì chúng ta mới nhập được Sơ Thiền. Một loại
thiền trong Tứ Thánh Định của Phật giáo mà trên hành tinh này không có một tôn
giáo nào có pháp môn thiền định như vậy được.
Điều
thứ hai: “Nói dục” thì chúng
ta phải hiểu nghĩa là lòng ham muốn.
Nếu không xa lìa, từ bỏ
lòng ham muốn
thì cuộc đời tu hành
của chúng ta chỉ hoài
công vô ích mà
thôi. Nếu không
ly dục thì không bao giờ
tâm thanh tịnh. Tâm không thanh tịnh thì khó cho chúng ta có đủ
bảy năng lực Giác Chi để nhập các
định chứng Tam Minh. Cho nên, tâm
còn ham muốn dù sự ham muốn ấy nhỏ như hạt cát thì chúng ta
cũng khó mà tìm
thấy sự
giải thoát thân tâm mình.
Lời Phật dạy
ngắn gọn, cô đọng: “Nói dục là chỉ cho tâm bất tịnh”. Còn dục là tâm không
thanh tịnh. Tâm không thanh tịnh dù có ngồi
thiền năm, bảy
ngày, một tháng,
hai tháng, một năm…
thì thiền định ấy vẫn
là tà
NHỮNG LỜI GỐC
PHẬT DẠY – TẬP III
thiền, tà định.
Còn tâm ly dục ly ác pháp dù không ngồi thiền nhập định năm, bảy ngày thì tâm ấy
cũng vẫn là tâm nhập định. Xin các bạn lưu ý
ở điểm sai
khác thiền định của
Phật và thiền định của ngoại đạo
là ở điểm này. Cho nên, Phật giáo lấy giới
luật tu tập mà thành thiền định. Còn những ai tu pháp môn nào mà Đại Thừa
và Thiền Tông phá
giới, phạm giới, bẻ
vụn giới nên
dù ngồi thiền
năm bảy ngày, một
tháng hai tháng...
vẫn là thiền
tưởng mà
thôi.
Điều thứ
ba: “Nói lậu hoặc”
thì chúng ta phải hiểu nghĩa là sự đau khổ, chứ đừng hiểu theo nghĩa của
Đại Thừa là rò rỉ. Theo tự điển Phật Học Việt
Nam thì lậu hoặc
có nghĩa là phiền não. Nghĩa phiền não là chỉ cho tâm
đau khổ thì chưa đủ nghĩa,
còn thiếu phần
thân. Cho nên, ý của đoạn
kinh này, lậu hoặc
là chỉ cho sự đau khổ của thân và
tâm. Mục đích tu hành theo Phật giáo là làm cho hết sự đau khổ của thân
tâm. Hết sự
đau khổ của thân
tâm mới được gọi là vô lậu.
Ví dụ:
Thân bị
bệnh tật, đau nhức
khổ sở cũng gọi là
lậu hoặc, chứ
không phải chỉ
riêng có tâm phiền não. Cho nên, nói lậu hoặc là chỉ chung cho sự đau khổ
của thân và tâm. Vì thế,
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
khi một vị chứng quả A
La Hán gọi là
bậc vô lậu, là bậc không
còn đau khổ thân
tâm, bậc bất động trước các pháp
ác (phiền não) và các cảm thọ (sự đau nhức).
Người còn
phiền não giận hờn thương ghét..., người còn bệnh tật khổ đau, rên rỉ thì không
thể gọi là vô lậu. Cho nên, đức Phật xác định một câu ngắn gọn: “Nói lậu hoặc là chỉ đau khổ”. Hết lậu hoặc là hết đau khổ.
Con đường tu theo Phật giáo là phải hết lậu hoặc. Bậc vô lậu là bậc giải
thoát của Phật giáo. Xin các bạn lưu ý
lời dạy này để thấy
rõ mục đích của Phật giáo.
Điều
thứ tư: “Nói tịnh
chỉ các hành” thì chúng ta phải
hiểu nghĩa là các sự hoạt độâng
trong thân đều
ngơi nghỉ, ngưng
hoạt động. Tịnh chỉ các hành tức là đình
chỉ hơi thở ra, vô.
Người có đủ
năng lực làm ngừng hơi thở là người
làm chủ sự sống chết.
Người làm chủ được
sự sống chết là người nhập Tứ Thiền.
Lời dạy này rất rõ
ràng, đây là nhập Tứ thiền
làm chủ sự sống chết.
Tại sao chúng tôi biết
đây là lời dạy
nhập Tứ Thiền?
Vì trong kinh đức
Phật có dạy:
“Tịnh chỉ hơi thở
nhập Tứ
Thiền”. Và ở đây câu này Phật dạy:
NHỮNG LỜI GỐC
PHẬT DẠY – TẬP III
“Nói tịnh chỉ các hành trong thân”. Các hành trong
thân, tức là
hơi thở vô
và hơi thở ra. Do kinh dạy tịnh
chỉ các hành
trong thân, nên chúng tôi biết là
tịnh chỉ hơi thở. Tịnh chỉ hơi thở là nhập Tứ
Thiền. Qua lời dạy này chúng tôi biết chắc chắn đây là nhập Tứ Thiền làm chủ sự sống chết. Các bạn cứ suy
nghĩ xem lập luận như vậy có đúng không?
Theo nghĩa lời
dạy trên của đức Phật, khi muốn làm chủ sự sống chết
thì phải nhập Tứ thiền. Tứ Thiền là một loại thiền định với
mục đích của nó là giúp chúng ta tịnh chỉ hơi thở. Ngoài thiền
định này ra thì không còn
có một thứ thiền định nào làm chủ
sống chết được. Đó là một sự xác quyết chắc chắn không thay đổi của Phật giáo.
Thiền mà làm chủ được sự sống chết như vậy,
nên được gọi là Tứ
Thánh Định. Tứ Thánh
Định không hổ danh
là loại thiền định của các bậc Thánh.
Một người
tu hành muốn làm chủ sanh tử luân
hồi thì phải tu tập Tứ Thánh Định. Tứ Thánh Định gồm có bốn Thiền:
1- Sơ Thiền.
2- Nhị Thiền.
3- Tam Thiền.
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
4- Tứ Thiền.
Muốn tu tập
bốn thiền này thì phải tu tập ly dục
ly ác
pháp. Và chúng
ta ai cũng
biết ly dục ly ác pháp là giới luật, là thiện pháp.
Tóm lại, muốn
tu tập làm chủ sự sống chết thì phải sống nghiêm chỉnh Giới luật và tu tập Tứ Niệm
Xứ để tịnh
chỉ hơi thở
nhập Tứ Thánh Định.
Điều thứ
năm: “Nói Tam Minh là
chỉ cho tâm vô lậu”.
Tam Minh nghĩa
là gì? Tam Minh nghĩa là
trí tuệ hiểu biết vượt ra khỏi
không gian và thời gian, tức
là sự hiểu
biết vũ trụ
như thật, chứ không
phải sự hiểu
biết hạn hẹp của ý thức. Sự hiểu biết như vậy còn được gọi một
cái tên khác là liễu tri. Trí
thức bị hạn chế trong không
gian và thời
gian nên thấy
và hiểu biết mọi sự vật bằng tưởng, không như thật. Ví dụ: Thấy
thế giới hữu
hình này là thật. Thấy
thế giới siêu hình
là thật, linh hồn
người chết, Thần Thánh,
quỷ, ma... là
có thật. Đó
là cái hiểu biết của tưởng tri.
Người tu
hành mà có được
trí tuệ Tam Minh thì thấy thế giới hữu hình
và vô hình
là không có thật,
chỉ là những
thế giới ảo tưởng.
NHỮNG LỜI GỐC
PHẬT DẠY – TẬP III
Do thấy 2 thế
giới không thật
có nên không thấy có ta, của ta, bản ngã của ta. Do
thật thấy không phải của
ta như vậy,
nên không thể tương ưng trong hai thế giới này. Không tương ưng tức là vô lậu, vô lậu nên chấm dứt
tái sanh luân hồi. Cho nên
Phật dạy: “Nói Tam Minh là
chỉ tâm vô lậu”.
Tâm vô lậu tức là tâm
chấm dứt luân hồi tái sinh.
Như vậy,
chúng ta đã hiểu rõ: nhập được Tứ Thiền là làm chủ sự sống chết. Còn đạt
được trí tuệ Tam Minh thì chấm
dứt luân hồi
tái sanh. Những lời dạy
này các bạn cứ
suy ngẫm rồi mới tin. Và
khi tin thì các bạn hãy
nên sống và tập
luyện đúng pháp.
Khi sống và tu tập đúng pháp thì chừng đó các bạn mới chứng minh lời Phật dạy là như thật.
Điều thứ sáu: “Nói Niết bàn là chỉ cho
tâm vô
dục, bất động giải
thoát”. Lời dạy này chúng ta phải hiểu nghĩa những từ vô
dục, bất động. Vậy vô dục và bất động nghĩa là gì?
Vô dục nghĩa
là không còn ham muốn, còn bất động nghĩa là không bị lay động. Niết Bàn của Phật
là ở chỗ
trạng thái tâm
không còn ham muốn và không bị
lay động.
Với mục
đích muốn được tâm
vô dục và bất động thì phải tu tập tâm ly dục ly ác
pháp.
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
Vậy tu tập như thế nào để tâm
ly dục ly ác
pháp?
Ly dục tức
là không làm theo lòng ham muốn của mình;
ly ác pháp là lìa xa, không làm theo các pháp ác, ngăn chặn các pháp ác
không cho xâm chiếm vào
tâm. Khi tâm không
còn ham muốn (vô dục) và
tâm bất động
trước các ác pháp,
đó là mục
đích Niết Bàn của Đạo Phật.
Niết Bàn của
Đạo Phật là một sự thật, chứ không phải là một cảnh giới siêu hình.
Bởi vậy Đạo Phật là đạo như thật, nên trong Đạo Phật không có một điều
gì trừu tượng, ảo giác khiến cho mọi người
khó hiểu. Khi Phật
giáo bị dìm mất
thì Bà La Môn
phát triển biến giáo
pháp của mình thành
giáo pháp của Đạo Phật.
Vì thế, Đạo Phật
trở thành một
tôn giáo mê
tín, lạc hậu, đạo đức thì mất hết chỉ còn những việc làm mê tín như cúng
bái cầu siêu, cầu an, cúng sao giải hạn, xem ngày giờ tốt xấu, xin xăm bói quẻ,
v.v.. Những việc làm này, hôm nay
đã trở thành một
nghề nghiệp cúng
bái tụng niệm trong các chùa. Một nghề nghiệp lừa đảo
mọi người, làm mọi
người mất trí tuệ,
mất sức tự lực, chỉ còn lại với tinh thần yếu đuối cầu
cúng van xin thật là đau lòng. Phải không các bạn?
GIỚI CỤ TÚC
LỜI PHẬT DẠY
“Người tu sĩ còn tự nuôi bằng những tà mạng, các loại nghề
nghiệp, thì không thành giới cụ
túc, còn ngược lại
chỉ đi xin
ăn ngày một bữa thì mới
thành cụ túc giới”.
CHÚ GIẢI:
Nghề nghiệp
duy nhất của người tu sĩ theo Phật giáo, là chỉ có nghề đi ăn
xin và ăn ngày một bữa, còn tất cả các
nghề khác không phải là nghề của người
tu sĩ Phật giáo. Như lời Phật dạy trên đây, ngoài nghề đi khất thực xin
ăn, người
tu sĩ Phật
giáo hành các
nghề khác
thì giới luật
cụ túc không thành.
Chúng tôi
xin kể một số các
nghề khác trong Phật giáo hiện giờ
để các bạn tư duy thấy rằng tu sĩ Phật giáo
hiện giờ có phải là
tu sĩ Phật giáo thật hay là tu sĩ
của Bà La Môn?
1/ Nghề cúng
bái cầu siêu, cầu an.
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
2/ Nghề coi
ngày giờ tốt xấu.
3/ Nghề cúng
sao giải hạn.
4/ Nghề tụng
kinh trị bệnh tà, ma.
5/ Nghề thầy
thuốc trị bệnh (thuốc đông y, thuốc nam).
6/ Nghề xem
xăm bói quẻ.
7/ Nghề trồng
tỉa cây trái.
8/ Nghề đan
thêu may.
9/ Nghề bán
cơm chay.
10/ Nghề làm
và bán nhang.
11/ Nghề bán
kinh sách.
12/ Nghề bán
tứ khí của Bà La Môn.
13/ Nghề
thuyết giảng (giảng sư).
14/ Nghề làm
ruộng rẫy.
15/ Nghề làm
ma chay, v.v..
Còn rất
nhiều nghề khác
nữa, nhưng chúng tôi không thể kể
ra đây hết được, vì tu sĩ Phật giáo hiện
giờ đã làm đủ thứ mọi nghề. Nhất
là nghề mê tín
(Cúng bái, cầu
siêu, cầu an) và thứ
hai là nghề
nói dối (thuyết
giảng), còn nghề khất thực thì đã bỏ mất.
Qua lời Phật dạy
trên đây
chúng tôi thấy tu sĩ Phật giáo hiện giờ là tu sĩ của Bà
La Môn.
NHỮNG LỜI GỐC
PHẬT DẠY – TẬP III
Như vậy các
bậc tôn túc Hoà Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng, Ni chưa thành giới cụ túc.
Ngay cả với Mười Giới Đức Thánh Sa Di, các Ngài
còn vi phạm, thì chưa xứng đáng
là tu sĩ đệ
tử xuất gia của Phật,
có đâu thành
giới cụ túc được.
Nếu Phật giáo
hiện giờ mà được lấy giới
chấn chỉnh thì giới tu
sĩ còn lại
chắc không đầy trong 10 đầu ngón tay. Nếu chấn chỉnh Phật
giáo được như vậy, thì xã
hội này bớt đi một gánh quá nặng
cho mọi người. Đó là một điều vô
cùng quan trọng
và nhức nhối trong tâm tư của mỗi người.
KHÉO TÍCH TẬP
LỜI PHẬT DẠY
“Này các Tỳ Kheo, thế
nào là tâm
Tỳ Kheo được
khéo tích tập?
1/ “Ly
tham là tâm của
ta”, như
vậy tâm vị ấy được khéo tích tập
với trí tuệ.
2/ “Ly sân
là tâm của
ta”, như vậy
tâm vị ấy được
khéo tích tập với trí tuệ.
3/ “Ly si
là tâm
của ta”, như vậy
tâm vị ấy được
khéo tích tập với trí tuệ.
--o0o--
1/ “Tánh
không có tham
là tâm của ta”, như
vậy tâm vị ấy được
khéo tích tập với trí tuệ.
2/ “Tánh không
có sân là tâm của ta”, như
vậy tâm vị ấy được
khéo tích tập với trí tuệ.
3/ “Tánh
không có si là
tâm của ta”, như vậy
tâm vị ấy được khéo tích
tập với trí
tuệ.
--o0o--
1/ “Tánh
không chuyển hướng
về dục hữu là tâm của ta”, như vậy
tâm vị ấy được khéo tích tập với
trí tuệ.
2/ “Tánh
không chuyển hướng
về sắc hữu là tâm của ta”, như vậy
tâm vị ấy được khéo tích tập với
trí tuệ.
3/ “Tánh
không chuyển hướng về vô sắc hữu là tâm của ta”, như vậy
tâm vị ấy được khéo tích tập với
trí tuệ.
Này các Tỳ Kheo,
Khi nào tâm Tỳ Kheo được
khéo tích tập với trí tuệ, thời thật hợp lý cho Tỳ Kheo ấy nói như sau: “Ta
rõ biết: “Sanh
đã tận, Phạm hạnh
đã thành, những việc
nên làm đã
làm,
không còn trở
lui trạng thái này nữa”.
CHÚ GIẢI:
Trong đoạn kinh này
đức Phật dạy các bạn phải huân tập tâm ly
tham, ly
sân, ly si. Vậy muốn tích tập sự ly tham, ly sân,
ly si thì các bạn phải làm
sao? Các bạn hãy
nghe đức Phật dạy: “Này các Tỳ
Kheo, thế nào là tâm Tỳ Kheo được khéo tích tập?
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
1/ “Ly
tham là tâm của
ta”, như vậy
tâm vị ấy được
khéo tích tập với trí tuệ.
2/ “Ly
sân là tâm của ta”, như
vậy
tâm vị ấy được
khéo tích tập với trí tuệ.
3/ “Ly si là
tâm của ta”, như vậy
tâm vị ấy được khéo tích tập với trí tuệ”. Những lời đơn giản này, nhưng
cả một vấn đề bền chí tu tập, nếu không
bền chí huân tập
thì không tích tụ được tâm
ly tham, ly sân,
ly si. Không tích tụ được
tâm ly tham, ly
sân, ly si thì làm sao hết tham sân si được. Phải không
các bạn? Pháp đơn giản nhưng phải thực hành bền chí gắng sức
thì kết quả
mới thấy Phật
pháp không dối người.
Theo
như lời
Phật dạy trên đây
thì hằng ngày các bạn phải thường tinh tấn, siêng năng như lý tác ý:
“Ly tham là tâm của ta”,
“Ly sân là tâm của ta”,
“Ly si là tâm của ta”. Ngày ngày tác ý như vậy, tâm các bạn sẽ
huân tập vào không tham, không sân, không si. Tâm không tham, không sân, không
si là tâm giải thoát các bạn ạ!
Thiền của Phật giáo
tu tập như vậy các bạn
có thấy chăng?
Tu không phải
ngồi kiết già, không
phải niệm Phật,
tụng kinh niệm
NHỮNG LỜI GỐC
PHẬT DẠY – TẬP III
chú, bắt ấn, lạy
sám hối, v.v..
Tu trong tất cả mọi hành
động đi, đứng, nằm, ngồi
chỉ có như lý tác ý câu ly tham, ly sân, ly si là
tâm của ta là tâm sẽ hết tham, sân, si. Tu như vậy thật là nhẹ nhàng
và dễ dàng
quá. Phải không
các
bạn?
Những đề mục
tu tập trên đây nếu các bạn tu tập không
thấy có hiệu
quả thì các bạn
hãy lắng nghe đức Phật dạy:
1/ “Tánh
không có tham là
tâm của ta”, như vậy tâm vị ấy được
khéo tích tập với
trí tuệ.
2/ “Tánh
không có
sân là tâm của ta”,
như vậy
tâm vị ấy được khéo
tích tập với
trí tuệ.
3/ “Tánh
không có
si là tâm của
ta”,
như vậy
tâm vị ấy được khéo
tích tập với
trí tuệ.
4/ “Tánh
không chuyển hướng về dục hữu là tâm của ta”, như vậy tâm vị ấy được khéo tích
tập với trí tuệ.
5/ “Tánh
không chuyển hướng
về sắc hữu là tâm của ta”, như vậy
tâm vị ấy được khéo tích tập với trí tuệ.
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
6/ “Tánh
không chuyển hướng
về vô sắc hữu
là tâm của
ta”, như vậy
tâm vị ấy được khéo tích tập với trí tuệ.
Cứ theo lời dạy
trên đây mà như
lý
này tác ý: “Tánh không có tham là tâm của ta”; Tánh không có sân là tâm
của ta”; Tánh không có si là tâm của ta”.
Nếu 3 câu
này các bạn tu tập không hiệu quả thì các bạn có thể thay thế bằng những câu
khác như: “Tánh
không chuyển hướng
về dục hữu là tâm của ta”; “Tánh không chuyển hướng về sắc hữu là tâm của
ta”; “Tánh không chuyển hướng
về vô sắc hữu
là tâm
của ta”. Hoặc các bạn tu tập cả ba
nhóm những pháp hành này, nhưng tốt nhất là tu
theo đặc tướng
của mình hợp với nhóm
nào thì nên tu theo nhóm ấy.
Đức Phật kết
luận đoạn kinh này một kết quả tuyệt vời. Một sự giải thoát
thật sự mà trong sáu tháng chúng tôi tu tập đã thành
tựu viên mãn rõ ràng, cụ thể. Đây các bạn hãy lắng nghe đoạn kết:
“Này các
Tỳ Kheo, khi nào tâm Tỳ Kheo được khéo tích tập với trí tuệ, thời thật hợp lý
cho Tỳ Kheo ấy nói
như sau: “Ta rõ biết: “Sanh đã tận,
Phạm hạnh
NHỮNG LỜI GỐC
PHẬT DẠY – TẬP III
đã thành, những
việc nên làm
đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
Tóm lại,
trong lời Phật dạy này chúng ta chú
ý những điểm
chính để biết pháp
hành cụ thể như trên đã nói. Trước tiên chúng ta chú ý về những từ ngữ.
Khéo tích tập nghĩa
là gì? Khéo tích tập
có nghĩa là khéo tích tụï, gom lại, tập họp lại, làm cho nhiều.
“Ly tham là
tâm của ta”,
câu này là pháp
như lý tác
ý. Trong câu:
“Ly tham là tâm của
ta”, như vậy tâm vị ấy được
khéo tích tập với trí tuệ”. Toàn
bộ lời dạy này như thế nào?
Chúng ta
hãy lắng nghe
cho kỹ lời dạy này:
“được khéo tích tập với
trí tuệ”. Câu này có nghĩa là
luôn luôn phải nhớ tác ý: “Ly tham là tâm của ta”. Càng tác ý nhiều là tích tập
nhiều. Các bạn có hiểu câu này chưa?
Muốn tích tập tâm
ly tham thì cứ
nhắc tâm nhiều lần câu này. Đó là cách thức kết tụ tâm ly tham, ly sân,
ly si... thành một khối không tham, sân, si...
Và khi tu tập
như vậy kết quả sẽ ra sao?
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
Hằng ngày
tu tập như vậy, đến
khi tâm ly tham, sân,
si thật sự thì
chúng ta
biết rất rõ: “Sanh
đã tận, Phạm
hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn
trở lui trạng thái này nữa”.
Rõ ràng, Phật
dạy chỉ có hằng ngày tu tập tác ý như vậy, lần lượt tâm
tham, sân, si bị
đoạn diệt, cho nên chúng ta biết rất rõ
tâm có thanh tịnh hay
không thanh tịnh.
Nên đức Phật đã
xác định một cách
quả quyết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc
nên làm
đã làm, không còn
trở lui trạng thái này nữa”.
Đó là
lời nói không
dối mình dối người. Vậy chúng ta
hãy nỗ lực hằng ngày khéo nhắc tâm
ly, xả, đoạn diệt, từ
bỏ tâm tham, sân, si... thì kết
quả tâm sẽ vô lậu.
Nhưng chúng
ta phải biết cách vừa
nương vào thân hành niệm nội hay ngoại vừa tác ý ly tham, sân, si. Với sự
chuyên cần tinh tấn hằng ngày tu tập rèn luyện như vậy cho đến khi tâm tham sân
si bị diệt sạch thì chúng ta đã thành
công trên đường
tu tập giải
phóng được giặc sanh tử
luân hồi, không
còn bị qui luật nhân quả chi phối vượt thoát ra ngoài không
gian và
thời gian.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!