GÂY GỔ
LỜI PHẬT DẠY
“Thế nào này các
Thầy Tỳ Kheo! Có
phải các Thầy vì muốn làm
vua, làm giàu, làm quan hay vì đời sống thiếu hụt đói khát mà đi tu chăng?
Các Thầy
há chẳng phải muốn
xa lìa sanh tử luân hồi mà cầu đạo giải
thoát sao?
Tại sao quý
Thầy không chịu học đạo tu
hành, mà lại tranh đấu,
đấm đá với nhau,
đối mặt gây phải
trái nói ác với nhau.
Các Thầy đồng một
Thầy, đồng tu một
pháp, các Thầy
phải sống lục hòa
thân hành, khẩu hành, ý hành
phải hòa hợp
như nước với sữa”.
CHÚ GIẢI:
Vì mục đích
cao đẹp làm chủ sanh, tử, luân hồi, chúng ta bỏ hết cuộc đời để
đi tu, chứ đâu phải còn
ham muốn làm quan, làm
vua,
làm giàu;
chứ đâu phải
vì nghèo đói mà
đi tu. Phải không các bạn.
Đời sống ăn
ngày một bữa, không tiền, không của cải, không nhà cửa, không gia đình, đi xin
ăn... Vậy còn
thú vị gì mà
các bạn tập họp nhau,
nói chuyện tào
lao, tranh cãi hơn thua, nói chuyện phù phiếm, nói xấu người
này, nói xấu người
kia... Tu như vậy chỉ uổng
phí một đời chẳng
có ích lợi gì cho sự
tu tập của quý bạn.
Tiếc thay!
Tiếc thay! Chỉ
mang tiếng tu theo Phật, chứ nào Phật giáo có những hạng
người đệ tử như vậy. Những hạng người ăn no, dụm ba, dụm bảy nói chuyện tào lao,
tranh cãi hơn thua, là những loại
Ma Ba Tuần
trong Phật giáo. Những hạng người còn ham dục lạc thế gian mà đi tu theo
Phật là làm một gánh nặng cho xã hội. Các bạn có biết không?
Lời giáo
giới trên đây,
là một lời
phiền trách rất nặng nề của đức Phật
ngày xưa đối với chúng
Tỳ Kheo. Đối với những hạng
người tu hành dối trá, là những người tu hành chẳng chấp hành
nghiêm trì giới luật,
chẳng giữ gìn Thánh hạnh Độc Cư, họ là những loại Ma Ba
Tuần trong Phật giáo đang phá hoại Đạo Phật.
CƠNG ƠN RẤT
LỚN
LỜI PHẬT DẠY
“Nếu ai
nương vào một người nào, mà biết được Phật, Pháp, Tăng. Ơn này rất
khó báo đền, không thể đem cơm áo, giường
nằm, nệm ngồi, thuốc
men mà
báo đáp ơn
kia được”.
CHÚ GIẢI:
Trong Phật
giáo, có một
ơn rất lớn nhất.
Đó là người
nào đã đem cho mình
biết được Phật, Pháp,
Tăng. Tức là đem
cho mình một nền đạo đức nhân bản - nhân
quả, không làm khổ mình
khổ người. Đó
là một sự giải
thoát thật sự.
Một điều làm chủ bốn sự khổ đau
của kiếp người.
Vì thế, ơn
nghĩa ấy rất
sâu nặng, không thể lấy gì trong thế gian này đem so sánh được.
Trên đây là
lời dạy của đức Phật để chúng ta biết rằng
Phật Pháp là một pháp bảo vô giá, một ơn nghĩa sâu nặng như trời biển. Người đời
thường không
hiểu nên đã xem thường Phật Pháp. Phật Pháp
là một cứu
cánh cho loài người,
giúp con người ra khỏi
mọi sự khổ
đau của kiếp người. Cho nên, không thể lấy một vật gì trong thế
gian này mà
báo đáp được
ơn đức
này.
Người nào nhận được
pháp môn này,
bèn từ bỏ hết những pháp
thế gian, nỗ lực tu tập
theo đúng chánh pháp của Phật, thì người ấy là người có đầy đủ đệ nhất phước
báu. Ngược lại, người gặp được chánh pháp của Phật mà xem thường, tu tập lấy có
là người thiếu phước, tuy gặp Phật, Pháp nhưng chẳng ích lợi gì cho họ.
ĐỆ NHẤT PHÁP
CỦA PHẬT LÀ PHÁP KHƠNG PHĨNG DẬT
LỜI PHẬT DẠY
“Ba mươi bảy
phẩm trợ đạo,
pháp không phóng dật là đệ nhất. “Muốn tu pháp không phóng dật thì phải tu Tứ Ý
Đoạn”.
CHÚ GIẢI:
Tứ Ý Đoạn tức
là Tứ Chánh Cần. Tứ Chánh Cần là pháp ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện.
Trong cuộc đời tu
hành theo Phật
thì lúc nào, giờ nào phải thường
cảnh giác ngăn
và diệt các ác pháp, không cho chúng tác động vào thân, tâm. Khiến cho
thân tâm lúc nào cũng thanh thản, an lạc và vô sự. Nhờ thế mà tâm không bị
phóng dật, nên đức Phật dạy: “Đệ nhất pháp tâm không phóng dật là Tứ Ý Đoạn”. Nhưng
tâm không phóng
dật là thành
tựu đạo giải thoát,
tức là viên
mãn con đường tu tập.
Trước khi vào Niết
Bàn Ngài di
chúc lại: “Ta thành
Chánh Giác là
nhờ tâm không phóng dật”.
Trong ba
mươi bảy phẩm trợ đạo mà pháp môn Tứ Chánh Cần là pháp môn đệ nhất ngăn ác
diệt ác pháp
khiến cho thân tâm bất động. Nhờ đó mà tiến tới các pháp cao hơn sâu
hơn.
Tứ Chánh Cần
là nền tảng đạo đức vững chắc nhất của
Phật giáo. Cho nên, muốn tu tập Tứ Chánh Cần thì đức Phật đã trang bị cho chúng
ta bốn loại định:
1- Định Sáng Suốt.
2- Định Vô Lậu.
3- Định Chánh Niệm Tỉnh Giác.
4- Định Niệm Hơi Thở.
Trong Định Niệm
Hơi Thở có 18
đề mục tu tập
(xin đọc lại Định
Niệm Hơi
Thở). Định Niệm Hơi
Thở là một
pháp môn rất
quan trọng. Nó được xem
như là một
chiếc “chổi thần” dùng để quét tất cả các chướng ngại pháp trên
thân, thọ, tâm, pháp của
Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ mà được viên mãn
đều phải nhờ đến cây chổi thần này.
NHỮNG LỜI GỐC
PHẬT DẠY – TẬP III
Định Niệm Hơi Thở được ví
như những loại vũ
khí tối tân
và hiện đại nhất để chiến
đấu trong chiến trận sanh tử. Người tu sĩ
Phật giáo tu tập Định Niệm Hơi Thở
cũng giống như một binh sĩ được
huấn luyện trong
trường võ
bị.
Sự quan
trọng của Định
Niệm Hơi Thở như vậy, nên khi tu tập theo Phật giáo phải
tu tập rất kỹ lưỡng về Định Niệm Hơi Thở
để cho nó có đủ năng lực đẩy lùi các chướng ngại pháp trên
thân và tâm.
Ông Châu Lợi Bàn Đặc suốt
ngày đêm trong thất
chuyên quét tâm,
cuối cùng chứng quả A La Hán.
Ông A
Nan đi kinh hành
quét tâm suốt đêm chứng quả A La Hán.
Tóm lại,
quét tâm có phương pháp để tâm bất động.
Tâm bất động
là tâm không
phóng dật. Tâm không
phóng dật là đạt được giải thoát.
LẠC LÀ NIẾT BÀN
LỜI PHẬT DẠY
“Này các Hiền
giả, lạc là Niết Bàn;
này các Hiền
giả, lạc là Niết Bàn.
Khi
nghe nói
vậy, Tôn giả
Udàyi nói với Tôn giả Sàriputta,
sao đây là lạc, khi
ở đây không có cái gì được cảm
thọ?
Này Hiền giả,
cái này ở đây là lạc, dù rằng lạc
ấy ở đây
không được cảm thọ.
Này Hiền
giả, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm?
Các sắc
do mắt nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả
ý, khả ái
liên hệ đến dục, hấp dẫn.
Các tiếng do
tai nhận thức… Các hương do mũi nhận thức… Các vị… Các xúc… hấp dẫn.
Này Hiền
giả có năm dục trưởng dưỡng này khởi lên lạc hỷ, này Hiền giả, đây gọi là dục lạc.
Ở đây, này Hiền giả, Tỳ Kheo ly dục ly ác, bất
thiện pháp… chứng đạt an
trú Sơ Thiền. Này Hiền
giả, nếu trong
khi Tỳ Kheo ấy trú với an trú này, các tưởng tác ý
câu hữu với dục
vẫn hiện hành; như vậy đối với vị Tỳ
Kheo ấy là một chứng bệnh... Ví
như này chư Hiền, với một
người sung sướng,
khổ đau có thể
khởi lên như một chứng bệnh.
Cũng vậy với Tỳ
Kheo ấy, các tưởng tác ý,
câu hữu với dục
vẫn hiện hành; như vậy,
đối với Tỳ
Kheo ấy là một
chứng bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế
Tôn gọi là khổ. Với
pháp môn này, này
chư Hiền, cần phải hiểu Niết Bàn là lạc.
(Tăng Chi Bộ
Kinh Tập IV trang 163)
CHÚ GIẢI:
Đọc đoạn kinh trên đây
chúng ta cần phải hiểu cho rõ ràng, trong khi tu tập gặp
những trạng thái hỷ lạc
thì chúng ta cứ ôm
chặt pháp mà
tu, chứ đang tu
tập mà lại khởi
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
niệm: “Ta
tu tập có hỷ lạc” thì đó
là một chứng bệnh
mà Ngài Xá Lợi
Phất (Sàriputta) đã xác định cho chúng
ta thấy: “Ở đây, này Hiền giả, Tỳ Kheo
ly dục ly ác, bất thiện pháp…
chứng đạt an trú
Sơ Thiền. Này Hiền giả, nếu
trong khi Tỳ Kheo ấy trú với an trú
này, các tưởng
tác ý câu hữu với dục vẫn
hiện hành; như vậy đối với vị Tỳ Kheo ấy là một chứng bệnh...”.
Ở đây chúng tôi khuyên các bạn, cứ ôm pháp mà
tu tập cho chính
xác, đừng tu tập
sai theo kiến giải, đừng để tâm chạy theo lạc thọ, khổ thọ, bất lạc bất
khổ thọ. Vì chạy theo các trạng thái cảm thọ ấy là các bạn đã rơi vào các chứng
bệnh thiền tưởng.
Niết Bàn là
một trạng thái lạc nhưng Tôn giả
Udàyi không hiểu
nên hỏi: “Sao
đây là lạc, khi ở đây
không có cái gì
được cảm thọ?”. Nếu còn có cảm thọ thì sự
cảm thọ đó là dục lạc chứ không phải lạc của Niết Bàn.
Ngài
Sàriputta xác định rất rõ ràng: “Dục lạc
có năm: Sắc, thinh,
hương, vị, xúc”. Còn lạc của Niết
Bàn Ngài nói: “- Này Hiền giả, cái này ở
đây là lạc, dù rằng lạc ấy ở đây
không được cảm thọ”.
Bởi thế
khi tu hành có
các cảm thọ,
thọï lạc hay thọ khổ,
chúng ta đừng
nên lưu ý đến nó. Biết thì biết, nhưng phải ôm cho chặt
pháp đừng vì thọ khổ
mà bỏ pháp
mà cũng đừng
vì thọ lạc mà
cho là mình
chứng đạo. Tất cả
những trạng thái này là bệnh.
Các bạn nên
lưu ý: trạng thái Niết Bàn có “lạc”
nhưng không có “cảm
thọ”. Còn có cảm thọ
bất cứ một trạng thái
nào đều là bệnh
thiền.
BÍ QUYẾT
GIÂI THỐT
LỜI PHẬT DẠY
“Bí quyết
thành tựu của Đạo Phật
chỉ có hai
điều kiện quan trọng nhất:
1- Giữ tâm không phóng dật.
2- Thích
sống nhàn tịch,
độc cư,
trầm lặng một
mình”.
CHÚ GIẢI:
Con đường
tu tập giải
thoát của Phật giáo,
không phải cần
nhiều pháp môn,
chỉ có hai pháp quan trọng nhất
cho con đường tu tập này. Đó là “Giữ tâm
không phóng dật và thích sống
nhàn tịch, độc cư, trầm
lặng một mình”. Vậy giữ tâm
không phóng dật và
thích sống nhàn tịch, độc
cư, trầm lặng một mình
như thế nào?
1/ “Giữ
tâm không phóng
dật”. Các bạn đều biết
những pháp môn
tu tập này chứ?
Đó là Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ, Thân Hành
Niệm. Nhờ
các pháp này tu tập tâm lần lượt sẽ không phóng dật. Vậy các bạn hãy cố gắng tu
tập đừng biếng trễ.
2/ “Thích
sống nhàn tịch,
độc cư, trầm lặng một
mình”. Chắc các bạn đều biết những pháp môn tu tập này chứ? Đó là pháp môn
phòng hộ sáu căn, pháp môn như lý tác ý.
Khi tu tập,
các bạn phải
thiện xảo khéo léo
áp dụng đúng thời,
đúng lúc thì rất
hữu hiệu, đạt kết quả rất cao.
Người nào tu
tập thích sống nhàn tịch, độc cư, trầm lặng một mình là con đường tu tập sắp đến đích, còn ngược lại
không thích sống nhàn tịch, độc cư, trầm lặng một mình, thích nói chuyện, thích
tập họp thì con đường
tu tập sẽ còn
xa lắm, biệt mù. Biết rõ những điều
này các bạn cần lưu ý hai pháp trên đây. Vì thương xót chúng ta mà đức
Phật mới nhắc nhở. Vậy chúng tôi mong các
bạn cố gắng
tu tập nhiều hơn nữa, để chứng minh
cho các nhà Đại Thừa biết rằng chúng ta tu theo pháp thiền định của
Nguyên Thủy mà kết quả rõ ràng và cụ thể.
PHÁP
MƠN NHƯ
LÝ TÁC Ý
LỜI PHẬT DẠY
“Này các Thầy Tỳ Kheo,
do không như lý
tác ý, các lậu hoặc
chưa sanh được sanh khởi và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng”.
“Này các Thầy Tỳ
Kheo, do như lý tác ý, các lậu hoặc
chưa sanh không sanh
khởi, các lậu hoặc
đã sanh được
đoạn trừ”.
CHÚ GIẢI:
Đệ nhất pháp
diệt lậu hoặc là pháp môn như lý tác
ý. Người ở đời do không
biết pháp môn như lý tác ý
này, nên khổ đau, phiền não dẫy đầy. Người
tu hành theo
Phật giáo nhờ pháp
như lý tác
ý mà tâm được
an vui, thanh thản và vô sự, sống một đời sống
tràn đầy hạnh phúc,
không một pháp
ác nào tác động
được vào tâm.
Lời dạy thứ nhất đức Phật
nói: “Này các Tỳ Kheo, do không như lý tác ý, các sự đau khổ chưa sanh
được sanh khởi và các đau khổ
đã sanh
được tăng trưởng”. Đúng
vậy, nếu các bạn hằng ngày không theo pháp như lý tác ý ly tham, đoạn ác
pháp, thì chắc chắn các bạn sẽ không tránh khỏi sự khổ đau.
Ngược lại, nếu
các bạn hằng ngày theo pháp như lý
tác ý ly
tham, đoạn ác pháp,
thì chắc chắn các bạn
sẽ vượt
ra khỏi mọi sự khổ
đau. Đó là sự giải thoát
của Phật giáo.
Từ nơi đó các bạn chứng quả A La
Hán. Các bạn có tin điều này không?
Các bạn cứ thực hiện
ngay liền sẽ thấy kết quả một cách cụ thể thực tế. Phật pháp không dối
người.
Pháp môn
như lý tác
ý lợi ích
như vậy, xin các bạn hãy
siêng năng tập
luyện. Sự an vui,
hạnh phúc trong
tầm tay các bạn, quả A
La Hán
không xa đâu các bạn
ạ! Nếu
các bạn xem thường nó thì
cuộc sống của
các bạn chắc chắn khổ nhiều, vui
ít.
Những lời dạy
ngắn gọn nhưng
kết quả giải thoát không lường được,
một giá trị pháp môn tu hành
cao nhất trong Phật
giáo là diệt lậu hoặc hoàn toàn.
Cách đây 25
năm chúng tôi tu theo pháp môn tri vọng của Thiền Đông Độ, lạc vào định tưởng, tưởng chừng như mình muốn điên.
Nhờ pháp môn như
lý tác ý
này mà chúng
tôi xả được 18 loại hỷ tưởng, ổn
định được thần kinh. Cuối cùng nhờ
nó mà chúng
tôi làm chủ được
bốn sự khổ đau của kiếp người: sanh, già, bệnh, chết.
XÂ NHÂN,
DUYÊN, NGHIỆP
LỜI PHẬT DẠY
1- “Xả của cải tức là xả cái
duyên
lìa tội ác.
2- Xả
tham đọa tức là xả cái
nhân lìa tội ác.
3- Xả tội tức là dứt các nghiệp sanh
tử”.
--o0o--
1- “Không
xả bỏ của
cải thì pháp
sám hối
không thành.
2- Không xả tâm tham
thì nhân
luân hồi không dứt.
3- Không
xả tội thì hạnh ô
nhiễm
không quên”.
CHÚ GIẢI:
Đúng như lời
Phật dạy: “Xả của cải tức là xả cái
duyên lìa tội ác”. Người
còn tích lũy của cải là người
còn tạo duyên tội ác. Thưa
các bạn!
Người xả của cải là ai?
Và xả
của cải như thế nào?
Noi gương đức
Phật đấy các bạn ạ! Phật là hàng vua chúa, Người đã xả bỏ ngai vàng, điện ngọc, vợ đẹp, con thơ. Người đã xả hết chỉ còn ba y một
bát, đi xin ăn, sống rày
đây, mai đó, không
nhà, không gia
đình, thiểu dục,
tri túc, tâm hồn trắng
bạch như vỏ ốc, phóng
khoáng như hư không. Ngài là hiện thân gương hạnh buông xả và đã nhờ buông
xả mà Ngài đã tìm thấy được chân
lý. Con đường
giải thoát cho chính mình và cho mọi người mai sau. Gương hạnh sống
buông xả của Phật thật là tuyệt vời. Cuộc
đời Ngài nói được
làm được, đó
là lời nói đi
đôi với hành động: “Xả của cải tức là xả
cái duyên lìa tội ác”. Ngài đã sống đúng nhất quán, lìa tội ác.
Hỡi các bạn đồng
tu! Đức
Phật thì xả cái duyên
lìa tội ác, còn
các bạn thì sao? Sao các bạn lại
tích lũy của cải nhiều
thế? Chùa to Phật
lớn, tiền bạc
nhiều, xe cộ, đồ đạc, phòng ốc
sang đẹp như ông Chúa, bà Hoàng, …
của cải không thấy bớt, ngày càng
thêm nhiều... Như vậy các bạn có biết không? Các bạn có xả cái duyên tội ác
không? Tích lũy của cải là tích lũy tội
ác đấy các bạn ạ!
Hãy tránh xa của
cải thì
NHỮNG LỜI GỐC
PHẬT DẠY – TẬP III
tội ác mới
tiêu trừ. Như vậy con đường tu hành của các bạn mới tìm thấy sự giải thoát.
Qua lời dạy
trên đây chúng ta thấy rất rõ cái duyên tội ác là do của cải, tài sản. Cho nên
ai tích lũy của cải tài sản nhiều là người tạo duyên tội ác nhiều, ai tích lũy
của cải tài sản ít thì tạo duyên tội ác ít.
Một người
tu theo Đạo Phật khi đã
hiểu biết duyên nào gây ra
tội ác,
thì chúng ta nên từ
bỏ và tránh
xa duyên đó. Phải không
các bạn? Nếu không tránh xa duyên tội ác đó thì chúng ta đừng nên tu
theo Đạo Phật, vì có tu chẳng có ích lợi gì cả. Duyên
tội ác là gì
các bạn. Là của cải, tài sản, ruộng
vườn, đất đai, nhà cửa, chùa to, Phật lớn, v.v…
Xả của cải
tài sản, v.v... là xả cái
quả của tội ác như trên, còn xả cái nhân
tội ác. Thì đến câu hai đức Phật dạy:
“Xả tham đọa tức là
xả cái
nhân lìa tội ác”.
Vậy tham đọa là nghĩa gì?
Tham đọa tức
là tham độc, một trong
ba độc: Tham, sân, si.
Tham đọa
có nghĩa là
lòng tham muốn đưa chúng ta
vào sự khổ
đau; tham đọa còn có
nghĩa là do
lòng tham muốn
đưa chúng ta vào cảnh khổ hay địa ngục.
Lòng còn
tham muốn là
cái nhân của tội
ác. Người tu theo Đạo Phật phải
thấy rõ cái nhân này: “Tâm tôi có tham tôi biết tâm
tôi có tham”, tức là tôi biết tâm tham là nhân của tội lỗi. Do đó, tôi phải
ngăn và diệt nó, ngăn và diệt cái
nhân tội lỗi
là diệt lòng tham
muốn của mình.
Qua lời dạy này tôi biết rất
rõ nhân của tội ác là tâm tham muốn của tôi. Vậy từ
đây tôi quyết tâm diệt trừ cái nhân gây ra tội ác. Nhờ có quyết tâm ấy, tâm
tham của tôi chấm dứt.
Lời dạy này
tuy ngắn ngủi nhưng nó mang đầy đủ tính
chất đạo giải thoát của Phật giáo.
Theo như lời
Phật dạy: “Xả tội ác tức là
dứt các
nghiệp sanh tử”. Ở
đây đức Phật dạy: “xả tội ác”. Vậy xả tội ác
như thế nào?
Như hai lời
dạy ở trên:
1- Duyên của tội ác là của cải.
2- Nhân của tộâi ác là lòng tham muốn. Theo như lời
dạy trên
đây chúng ta đã
biết duyên
và nhân của tội ác. Vậy xả tội ác thì
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!