Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 3-13



chỉ  có  xả  nhân  và  duyên  của  nó,  thì tội  ác  sẽ không còn nữa.
“Xả  tội ác  tức  xả  của  cải  và  tâm  tham muốn  của  chúng  ta”.  Tu theo  Phật  giáo  quá đơn giản  phải  không  các  bạn? Chỉ  cần  xả  của cải và tâm tham muốn của mình  thì không còn tội lỗi và dứt nghiệp sanh tử. Nói thì dễ  nhưng làm được việc này không phải dễ. Phải không các bạn?
Hiểu  biết  thì dễ  và  rất  đúng  nhưng  làm sao xả của cải và tâm tham muốn của mình  cho được. Không  đơn  giản  đâu  các  bạn.  Cả  một công trình vĩ đại của một đời người tu tập.
Xả  của  cải  thì dễ,  nhưng  xả  lòng  ham muốn  thì  khó.  Khó   lắm  các  bạn  ạ!   Chỉ   có những  bậc  thấy  biết  đời này  khổ  như  thật  thì mới làm được và làm rất dễ dàng. Còn chúng ta là những hạng cóc, nhái, đời cũng muốn mà đạo cũng muốn. Cả hai đều muốn hết nên cóc, nhái cũng  chỉ  là  cóc,  nhái  mà  thôi.  Phải  không  các
bạn?

Đức Phật đã xác định: “Không xả bỏ của cải  thì  pháp  sám  hối không  thành”.  Người đời  thường  hay  đến  chùa  lạy  hồng  danh  Phật để sám  hối  hoặc  phát  lồ  sám  hối  trước  một  vị



thầy để  mong cho tiêu tội, nhưng sám hối phát lồ  hay lạy hồng danh chư Phật mà không xả bỏ của   cải   của   mình   thì  pháp   sám   hối   không thành có nghĩa là tội lỗi không dứt, không bao giờ hết.
Trên đây là  lời  kết  thúc  của  đức  Phật  cho chúng  ta  thấy  lạy  lễ  hồng  danh  chư Phật  và phát lồ  sám hối không thể tiêu tội nghiệp chướng được. Người nào dạy chúng ta lạy Phật nhiều và phát lồ sám hối cho tiêu tai nghiệp chướng  là  dạy  mê  tín, là  đi  ngược  lại  lời  dạy của  đức  Phật;  người  ấy  là  đạo  sĩ  Bà  La  Môn đang lừa đảo tín đồ.
“Không  xả  bỏ  của  cải  thì   pháp  sám hối không  thành”.   Các  bạn  có  nghe  lời  dạy này không?
“Tánh tội vốn không do tâm tạo Tâm đã diệt rồi tội sạch không Tội trong  tâm ấy cả hai không Thế mới là chân sám hối”.
Đây là sự sám hối của Thiền Tông và Đại
Thừa,  nhưng  sự sám  hối  này  không  giống  như lời đức Phật dạy: “Không xả bỏ của cải thì pháp  sám  hối không  thành”.  Chúng  ta  hãy nhìn   sự   thật   về   Thiền   Tông  và   Đại   Thừa.



Thiền  Tông và  Đại  Thừa  thì của  cải  tài  sản càng lúc càng đồ  sộ.  Chùa to  Phật  lớn hằng tỷ bạc, vật chất xe cộ đầy đủ không thiếu vật gì, giống  như  người  thế  gian.  Có  đúng  như  vậy không các bạn? Vậy sám hối của Thiền Tông và Đại  Thừa  có  tiêu  tội  không  các  bạn hay chỉ  là lời nói suông mà thôi.
Đức Phật đã xác định: “Không xả tâm tham   thì  nhân  luân  hồi  không dứt”.  Nhờ lời dạy này chúng ta biết rõ nguyên nhân luân hồi là tâm tham. Cho nên, người nào tâm còn tham  là  còn  luân  hồi;  người  nào  dứt tâm  tham là  dứt  luân  hồi.  Do  lời dạy  xác  định này  mà trên đường tu tập chúng ta biết rất rõ mình  còn luân hồi hay đã  hết luân hồi. Tâm tham còn là còn luân hồi, tâm tham hết là hết luân hồi.
Như  vậy,  Đạo  Phật  không  có  dạy  điều gì là mơ hồ trừu tượng mê tín, mà là một sự luân hồi rất cụ thể rõ ràng. Vì tâm tôi hết tham thì sẽ tương ưng nơi đâu tâm không có tham, còn tâm tôi có tham thì tôi phải tương ưng với tâm tham của mọi người trên thế gian này, vì mọi người trên thế gian này tâm đều có tham. Luân hồi là như vậy, là một điều thực tế như vậy, không  thể  có  ai  chối  bỏ  được thuyết  luân  hồi này  là  không  có.  Anh  còn  tham  thì anh  tránh



đâu  khỏi  chỗ  luân  hồi;  anh  hết  tham  thì luân hồi  chẳng  làm  gì anh  được. Ví  như:  tâm  tham của anh là một tảng đá, dù anh không muốn nó chìm  xuống  đáy  hồ,  nhưng  khi ném  nó  xuống hồ  thì nó  vẫn  chìm  xuống  tận  đáy.  Còn  tâm anh không tham ví như giọt dầu, dù anh muốn nó   chìm  xuống   đáy   hồ,   nhưng   khi  ném   nó xuống hồ nó vẫn nổi.
Qua  ý  nghĩa  này  chúng  ta  mới  hiểu  rõ nghĩa  lời  Phật  dạy:  “Ta  chỉ còn  có  một kiếp này nữa mà thôi”. Như  vậy,  một  người  đã  tu chứng  đạo  thì không  còn  luân  hồi  trở  lại  thế gian này nữa, dù  người ấy có muốn cũng không được, vì họ đã  trở thành giọt dầu rồi, trong thế gian  này còn chỗ nào  đâu mà  tương ưng họ tái sanh  luân   hồi.   Cho  nên,   thuyết   Bồ   Tát   tu thành  chánh  quả  còn  trở  lại  độ  chúng  sanh là học thuyết của Bà La Môn. Khi tu tập hết tham rồi,  bây  giờ  vì  độ  chúng  sanh  nên  phải  tu  tập tham trở lại để luân hồi. Cũng như học thuyết Phật  tánh.  Đã  là  Phật  tánh  là  tánh  giác,  mà lại còn mê muội chui vào cái đãy da hôi thối (thân  tứ  đại),  lại  còn  tham  chùa  to  Phật  lớn, tham  xe hơi  nhà  lầu,  v.v..  Phật  tánh  là  tánh giác  thì làm  sao có  điều  vô  lý  này  được.  Phải không các bạn?




Đúng  là  cái  lý  thuyết  Phật  tánh  lừa  đảo mọi người. Tỏ ra lòng đại bi, Bồ Tát thương xót chúng sanh như con một. Thật ra mình  tu chưa xong  mà  muốn  làm  cỗ  xe lớn  độ  chúng  sanh. Thật là một người  mù  dẫn đường cho một đám người mù.
Luân  hồi  không  phải  là  linh hồn  đi  luân hồi,  như  mọi người  tưởng,  mà  là  nghiệp tham đi  luân  hồi.  Cho nên,  người  tu  hành  là  cố  tâm tu tập tạo thành nghiệp không tham nơi tâm mình.  Tâm  không  còn  nghiệp  tham  thì chấm dứt  luân  hồi.  Do những  lời  dạy  này,  chúng  ta biết mình  tu  tập  đến  đâu.  Có  làm  chủ  sanh tử và chấm dứt luân hồi được chưa?  Tu tập có giải thoát  hay chưa giải thoát  đều biết  rất  rõ  ràng. Vì tu  tập  đến  đâu  có  kết quả  đến  đó. Cho nên đức Phật nói: “Pháp Ta không  có  thời  gian, đến để mà thấy...”.
Tu theo Phật giáo chúng ta không sợ lầm đường lạc lối, vì giới luật là một nền tảng vững chắc.  Ai  không  sống  đúng   giới  luật  thì biết người  đó   tu  không  đúng  pháp.  Dù  họ  có  nói nhập  Sơ  Thiền,  Nhị  Thiền,  Tam  Thiền,  Tứ Thiền  mà  giới  luật  không  nghiêm  chỉnh  thì biết họ  chưa ly  dục ly bất  thiện  pháp.  Chưa ly dục,  ly  bất  thiện  pháp  thì Sơ Thiền  còn  chưa



nhập  được,  huống  là  Tam  thiền,  Tứ  Thiền  và làm  chủ  sanh,  tử,  chấm  dứt  luân  hồi,  chỉ  là vọng  ngữ  mà  thôi.  Nhờ  những  lời  dạy  này, chúng ta xét về Thiền Tông và Đại Thừa mới biết rõ  giáo  pháp  của  họ  là  giáo  pháp  lừa  đảo. Xin  các bạn cảnh giác đừng  để khỏi sa ngã vào đường tội lỗi (diệt Phật giáo).
Đức Phật dạy: “Không xả tội thì hạnh  ô nhiễm không quên”. Như chúng ta đã biết không  xả  bỏ  của  cải  và  diệt  tâm  tham  thì tội không bao giờ hết, mà tội lỗi không bao giờ hết thì hạnh ô  nhiễm không bao giờ quên.
Ví  dụ:  ăn  uống  phi  thời,  ngủ  nghỉ  phi thời...  đó   là  những  hạnh  ô    nhiễm  khó  quên. Hút thuốc lá, uống rượu... đó là những hạnh ô nhiễm khó quên. Tham, sân, si, mạn, nghi... đó là những hạnh ô  nhiễm khó quên. Muốn để  cho hạnh  ô   nhiễm  không  còn  nữa  thì phải  ngay từ lúc này từ bỏ không chạy theo vật chất của cải tài sản, không tham  lam,  ngăn chặn lòng ham muốn thì hạnh ô  nhiễm mới giữ gìn trọn vẹn.





NHẤT TÂM VÀ TÁN LOẠN


LỜI PHẬT DẠY

“ Thế nào tâm không tán loạn?

- Quán thân trên thân tinh cần không giải  đãi,  ghi  nhớ  không quên  để trừ bỏ tham  ưu ở  đời.
Thế nào gọi là nhất tâm?

- Thân hành niệm trong  tất cả thời
không mất oai nghi”.


CHÚ GIẢI:
Tâm  tán  loạn  là  gì? Tâm  tán  loạn  là tâm  còn  nhiều  tham  ưu, nên  niệm  này  kế  tiếp niệm khác, suy tư lo nghĩ ưu phiền, lúc nào tâm cũng bất an. Muốn đối trị tâm tán loạn thì đức Phật đã dạy: “Quán thân trên thân tinh cần không giải đãi, ghi  nhớ không quên để trừ bỏ  tham ưu ở  đời”.  Vậy  quán  thân  trên  thân tinh cần  không  giải  đãi,  ghi  nhớ  không  quên,
để trừ bỏ tham ưu ở đời là như thế nào?



Câu  dạy này  trong  kinh Tứ  Niệm  Xứ  dạy về tu tập bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, tức là phương pháp truy quét tâm hay còn gọi là pháp môn đẩy lui các chướng ngại pháp trên thân và tâm để thân tâm được thanh thản, an lạc và vô sự, tức là tâm không tán loạn.
Nhất  tâm  là  gì? Nhất  tâm  là  tâm  định trên thân. Tâm định trên thân như thế nào? Tâm  định trên  thân  như  Phật  đã  dạy: “Thân hành niệm trong  tất cả thời không mất oai nghi”.  Thân   hành   niệm   trong   tất   cả   thời không  mất  oai  nghi  là  như  thế  nào?  Là  đi  tôi biết tôi đi, đứng, nằm, ngồi hay hít thở đều biết không quên. Đó là thân hành niệm.
Thân  hành  niệm  là  một  pháp  môn  tuyệt vời trong Tứ Niệm Xứ, không những nó là một pháp môn tu tập nhất tâm mà còn là pháp môn tu tập có đủ mười công đức (thần lực siêu việt không thể nghĩ lường).
Qua lời dạy trên đây đức Phật đã  trang bị cho chúng  ta  những  pháp  tu  tập  xả  tâm  rất tuyệt  vời,  chứ  không  như  kinh sách  Đại  Thừa thường dạy chúng ta tu ức chế tâm bằng những pháp môn kiến giải, khiến cho chúng ta không thể  ly  tham,  sân,  si  được. Do chỗ  ức  chế  tâm mà  người  tu  theo  các  nhà  Đại  Thừa  rơi vào



danh,  lợi, sắc,  thực,  thùy.  Một  bằng  chứng  cho ta thấy tu sĩ Đại Thừa càng tu tập tâm danh lợi càng  nhiều,  cho nên  chùa  to,  Phật  lớn bắt  đầu mọc khắp nơi.





THẾ GIỚI QUAN CỦA PHẬT GIÁO


LỜI PHẬT DẠY

“Này  Bà  La Môn, năm dục  trưởng
dưỡng  này  được  gọi là  thế  giới  trong
luật của bậc Thánh”.


CHÚ GIẢI:
Thế giới quan của Phật giáo là năm dục trưởng dưỡng. Vậy năm dục trưởng dưỡng là gì?
Năm dục trưởng dưỡng như trong kinh Tăng Chi Bộ tập 4 trang 184 dạy: “Các sắc do con mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái liên hệ đến dục, hấp dẫn. Các tiếng do  tai  nhận   thức... Các   hương   do  mũi nhận  thức... Các  vị  do  lưỡi  nhận  thức... Các  xúc  do  thân nhận  thức  khả  lạc,  khả hỷ,  khả  ý,  khả  ái,  liên  hệ  đến  dục, hấp dẫn”. Thế giới quan của Phật giáo rất thực tế không có mơ hồ trừu tượng. Đó  là một thế giới khổ  đau, nếu  muốn  cho thế  giới  này  hết  khổ đau thì tu  tập  từ  pháp  ly  dục  ly  ác  pháp  đến



pháp  Tam Minh thì cả  thế  giới  này  mới  chấm dứt khổ đau.
Nói  nghe  đơn  giản  nhưng  tu  tập  không đơn giản chút nào. Khi nhãn căn tiếp xúc nhãn trần  sinh  ra cảm  thọ,  từ  cảm  thọ  sinh  ra khả ái, khả lạc. Một thế giới quan hiện bày đầy đủ tính đau  khổ.  Muốn  cho  thế  giới  này  không hiện bày thì người tu sĩ phải ngay nơi căn trần xúc chạm sinh ra thọ thì ngay nơi thọ lạc ta không  bị  lôi  cuốn,  nhưng  khi thọ  khổ  thì ta đừng  sợ  hãi,  dao động  tâm.  Chỉ  nơi  duyên  thọ mà tâm ta bất động thì thế giới quan sẽ bị diệt. Thế giới quan sẽ bị diệt thì con đường đau khổ sẽ chấm dứt.
Nói đến: “Năm dục trưởng  dưỡng này được gọi là thế giới trong  luật của bậc Thánh”.  Trong  luật của bậc Thánh là 12 nhân duyên,  nói  đến  12 nhân  duyên  là  nói  đến  thế giới quan của Phật giáo. Nói đến thế giới quan của  Phật  giáo  là  nói  đến   bậc  Thánh  Duyên Giác. Bậc Thánh Duyên Giác là người xông thẳng vào cửa THỌ giữ tâm bất động, THỌ LẠC không tham; THỌ KHỔ  không sợ. Chỗ tâm bất động này phá vỡ các duyên khác như: ái, hữu, thủ, sanh, ưu, bi, sầu, khổ, bệnh, tử, chấm dứt. Từ  đó,  thế  giới quan đau khổ  của  Phật  giáo  bị



sụp đổ tan tành. Người ấy chứng Thánh quả Duyên  Giác  A La  Hán  đầy  đủ  Tam  Minh, Lục Thông.   Cho  nên   đức   Phật   gọi:   “Năm   dục trưởng dưỡng   này  được   gọi  là   thế   giới trong  luật của bậc Thánh”.





TÁNH THẲNG THẮN


LỜI PHẬT DẠY

“Thấy cái dở mà không dám chê là
hèn kém, là nhút nhát, là dua nịnh.

Thấy  cái  hay  mà  không  dám  khen
là ganh tị, hẹp hòi, cao ngạo”.


CHÚ GIẢI:
Phật  dạy:  “Thấy   cái   dở   mà  không dám chê là hèn kém, là nhút nhát, là dua nịnh”. Đúng  vậy,  khi chúng  ta  biết kinh sách nào Đại Thừa và Thiền Đông Độ là không phải
giáo  pháp  của  Phật,  mà  chính  do các  Tổ  biên
soạn theo giáo lý của Bà La Môn, với mục đích là dìm và diệt Phật giáo, mà không dám nói ra, lại còn tán dương, a dua, nịnh bợ theo, thì thật là hèn nhát, những người như vậy không xứng đáng  là  tín đồ   Phật  giáo.  Người  tín đồ   Phật giáo  phải  gan  dạ,  phải  thẳng  thắn  dám  ăn, dám  nói,  chỉ  thẳng  những  cái  sai,  cái  không phải của Phật giáo. Dựng lại những gì của Phật



giáo  đang bị  ném  bỏ.  Đừng  có  a dua theo  kinh sách  Đại  Thừa  mà  trở  thành  kẻ  hèn  nhát  các bạn ạ!?
Người  có  trí mà  không  thấy  cái  sai  trong kinh sách  phát  triển  Đại  Thừa  và  Thiền  Đông Độ  thì đâu  được  gọi  là  người  có  trí. Như  Phật dạy: “Mình ngu mà biết  mình ngu là  mình có  trí, mình ngu  mà không  biết  mình ngu là mình chí ngu”. Cho nên, mình  là những tu sĩ và cư sĩ của Phật giáo mà không thấy cái sai của  kinh sách  phát  triển  Đại  Thừa  thì không thể  gọi mình  là  người  có  trí. Bởi  vì kinh sách phát  triển  Đại  Thừa  có  rất  nhiều  cái  sai,  chứ đâu  phải  có  một  hoặc  hai.  Chắc  các  bạn   đều thấy  biết  rất  rõ,  nhưng  các  bạn  quá  sợ  hãi trước cái khối lực lượng Đại Thừa quá đông đảo. Trước một thế lực đông đảo như Đại Thừa hiện nay,  mà  dám  nói  thẳng  cái  sai  của  giáo  pháp Đại Thừa là một người tốt, nói để sửa sai chứ không  phải  nói  xấu  mà  sợ.  Phải  không  các
bạn?

Ví dụ: Một  Quan Gián Nghị  Đại Phu dám can ngăn nhà vua, là vì lợi ích hạnh phúc cho toàn dân, cho đất nước đó.  Một tu sĩ  Phật giáo hay  một  cư sĩ  Phật  giáo  dám  nói  cái  sai  của kinh sách  Đại  Thừa  là  vì lợi ích cho Tăng,  Ni



và  tín đồ   Phật  giáo.  Người  như  vậy  mới  là người có trí tuệ, người có lòng thương yêu rộng lớn đối với đạo cũng như đời.
Phật   dạy:   “Thấy  cái   hay  mà không dám khen là ganh tị, hẹp hòi, cao ngạo”. Đúng vậy, là tu sĩ Đại Thừa thấy cái đúng của Phật  giáo  Nguyên  Thủy  mà  không  dám  khen, là  ganh  tị,  hẹp  hòi,  là  cố  chấp,  kiến chấp,  là không thấy xa, hiểu rộng. Làm con người thì phải có trí tuệ thông minh,  phải nhận biết đâu đúng, đâu sai, chứ đâu phải là người đui, người
điếc.

Thấy  người  khác  hay  hơn  mình,  biết  rất rõ  mà  không  dám  khen  đó  là  do lòng  ganh tị, hẹp  hòi, cao ngạo; người  như vậy là  người  xấu, người không đáng cho ta kính  trọng.
Tóm lại, hai câu trên đây, chúng ta phải hằng ghi nhớ trong lòng, để mình không trở thành  người hèn kém, nhút  nhát, lúc nào  cũng là người dám ăn, dám nói thẳng một sự thật.





KHƠNG THỂ  CỨU ĐỘ


LỜI PHẬT DẠY

“Không thể rửa nghiệp  đen,

Của kẻ ác gây tội.

Đối kẻ sống thanh tịnh, Ngày nào cũng ngày tốt. Với kẻ sống thanh tịnh Ngày nào cũng ngày lành”.
(Kinh Trung  bộ tập 1 trang 93).


CHÚ GIẢI:
Bài kệ trên đây xác định Đạo Phật không cứu khổ cho ai được, nên hai câu kệ đầu Phật  dạy:  “Không  thể  rửa nghiệp  đen, của kẻ ác gây tội”.
Vì   thế   đức    Phật   khuyên   rằng:   “hằng ngày  nên  ngăn  ngừa  các  ác  pháp,  luôn sống  trong  thiện  pháp  thì  ngày  nào  cũng là  ngày  tốt, ngày  nào cũng  là  ngày  lành”,



không cần cầu ai cứu khổ mình  cả. Có đúng vậy không các bạn?
Người  theo  Phật  giáo  mà  cầu  an, cầu  siêu là người đã đi sai lời dạy của đức Phật. Phật không cứu khổ cho ai được chỉ có mình tự cứu mình.  “Các  con tự  thắp  đuốc lên  mà đi, Ta chỉ là  người  hướng  dẫn  đường  mà thôi”. Lời dạy này không khác bài kệ trên đây.
Tóm  lại,  Đạo  Phật  là  một  tôn  giáo  dạy mỗi  người  phải  tự  cứu  mình   bằng  cách  sống trong  thiện  pháp,  thì đó  là  tự  mình  xây  dựng cho mình  cuộc sống Thiên Đàng, Cực Lạc. Phải mạnh dạn đứng trên đôi chân của mình, đừng cầu  cạnh  Thần,  Thánh,  Trời,  Phật,  quỉ  ma vô
ích.

Chúng ta nên học thuộc lòng những câu kệ này để luôn luôn tác ý, luôn luôn nhớ những lời dạy  này  đừng  quên  các  bạn  ạ!  Vì  nó  là  hạnh phúc của các bạn. Vì nó là con đường thoát khổ của các bạn. Các bạn tiến lên đừng chùng bước trước  những  gian  nan  thử  thách,  trước  những sự khó khăn vô cùng mà người tu sĩ phải gặp đừng sợ hãi, có Phật và có Thầy đang ở bên các bạn. Khi gặp  những  điều  gì khó  khăn  các  bạn không  vượt  qua được,  thì các  bạn  hãy  gọi  tên Thầy  và  giữ  gìn  tâm  thanh  thản,  đừng  sợ  hãi



đừng  dao động  tâm,  các  bạn  sẽ  vượt  qua được những đoạn đường khó khăn gian hiểm đó.





KẾT  QUÂ CỦA LY DỤC LY ÁC PHÁP


LỜI PHẬT DẠY

1- “Khi quán tự thân đã xả ly năm triền cái, tâm được định tỉnh mới ly dục ly ác pháp.
2- Với tâm định tỉnh thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyễn, dễ  sử dụng, vững chắc, bình thản”.


CHÚ GIẢI:
Lời dạy trên đây, chúng ta nên chú ý câu  một  “Quán tự  thân  đã  xả  ly”. Vậy  quán tự thân xả ly là gì? Quán tự thân xả ly tức là tu
tập  Tứ  Niệm  Xứ.  Khi nào  tu  tập  Tứ  Niệm  Xứ
mà  xả  ly  các chướng  ngại pháp  trên thân, thọ, tâm,  pháp,  thì lúc  bấy  giờ  tâm  mới  đạt  được trạng  thái  định tỉnh  thì đây  mới  chính  là  tâm ly dục ly ác pháp hoàn toàn.
Đoạn kinh này xác định cho chúng ta thấy pháp môn Tứ Niệm Xứ là pháp môn tu tập



để tâm ly dục ly ác pháp và đạt được trạng thái “Định  tỉnh”. Trạng thái định tỉnh là một bí pháp  để  khởi  đầu  nhập  các  định và  thực  hiện Tam Minh.
Ở   đây  các  bạn  nên  nhớ  Tâm  định tỉnh này  do ly dục  ly ác  pháp,  chứ  không  phải  do ngồi ức chế tâm cho hết vọng tưởng như Đại Thừa,  Thiền  Đông  Độ  và  Thiền  Minh Sát  Tuệ,
v.v..

Câu  hai  Phật  dạy: “Với tâm  định  tỉnh thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não,  nhu  nhuyến,  dễ  sử  dụng, vững  chắc, bình thản”.
Khi tu  tập  Tứ  Niệm  Xứ  được  sung mãn thì tâm  chúng  ta  đạt  được  định tỉnh.  Khi đạt được định tỉnh  thì tâm  chúng  ta  có  những  kết quả  mà  câu  hai  đức  Phật  đã  xác  định rất  rõ ràng: “Với tâm  định  tỉnh”, thì phải  có  thuần tịnh,  tâm  không  còn  cấu  nhiễm,  không  còn phiền  não,  lúc  nào  cũng  nhu  nhuyến,  dễ   sử dụng, vững chắc và bình thản.
Ở  đây các bạn cần lưu ý: phải tu tập Tứ Niệm  Xứ  được viên  mãn  thì tâm  chúng  ta  mới đạt được những kết quả như Phật đã dạy trên.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!