Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 3-14

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT  DẠY – TẬP III


Thưa các bạn! Các bạn đã  từng nghe chúng tôi dạy về Tứ Niệm Xứ chưa?
Tứ Niệm Xứ có ba giai đoạn tu tập:

1-  Tu tập  Tứ  Chánh  Cần  trên  Tứ  Niệm
Xứ. Đó là giai đoạn đầu.

2-  Tu tập Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ. Đó là giai đoạn thứ hai.
3-  Tu  tập   Thân   Hành   Niệm   trên   Tứ
Niệm Xứ. Đó là giai đoạn thứ ba.

Khi tu tập ba giai đoạn này thì mới sung mãn Tứ Niệm Xứ. Sung mãn Tứ Niệm Xứ thì có bảy năng lực Giác Chi xuất hiện. Bảy năng lực Giác Chi xuất hiện tức là “tâm định  tỉnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não,  nhu  nhuyến,  dễ  sử  dụng, vững  chắc, bình  thản”.
Trên đây là kết quả, của pháp môn Tứ Niệm  Xứ,  chúng  ta  hãy  nỗ  lực  tu  tập,  nhất  là ghi nhớ tâm ĐỊNH TỈNH.
Tâm  ĐỊNH  TỈNH   là  năng  lực   để  nhập Bốn  Thiền  và  thực  hiện  Tam  Minh.  Nhưng phải  hiểu  ĐỊNH  TỈNH  là  một  trạng  thái  như thế nào? Nếu không nhận sai không đúng mà chỉ   nhận   trạng   thái   không   niệm   của   thiền

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Đông Độ và Đại Thừa thì nguy hiểm cho đường tu tập.
Trạng   thái   ĐỊNH   TỈNH   là   trạng   thái BẤT  ĐỘNG  TÂM   trước  các  pháp  và  các  cảm thọ, chớ không phải không niệm suông, các bạn nên lưu ý. Chính nó là TÂM KHÔNG PHÓNG DẬT.





TỨ NIỆM XỨ


LỜI PHẬT DẠY

“1/ Này  các  Tỳ  Kheo,  có  năm pháp làm suy yếu sự tu tập. Thế nào là năm?
Sát  sanh,  trộm cắp,  dâm  dục, nói láo, uống rượu.
Này các Tỳ Kheo để đoạn tận năm pháp này. Bốn Niệm  Xứ cần phải tu tập.
2/  Này  các  Tỳ  Kheo  có  năm triền cái. Thế nào là năm?
Dục tham  triền cái, sân triền cái, hôn  trầm thùy  miên  triền cái,  trạo hối triền cái, nghi  triền cái.
Này các Tỳ Kheo, để đoạn tận năm triền cái  này.  Bốn Niệm  Xứ  cần  phải  tu
tập.

3/  Này   các   Tỳ   Kheo  có   năm dục trưởng dưỡng. Thế nào là năm?
Các sắc do mắt nhận thức, khả  lạc, khả  ý,  khả  ái  liên  hệ  đến  dục, hấp dẫn. Thinh do tai… Hương do mũi… Vị do lưỡi... Xúc do thân...



Này các Tỳ Kheo, để đoạn tận năm dục trưởng dưỡng này. Bốn Niệm Xứ cần phải tu tập.
4/ Này các Tỳ Kheo có năm thủ uẩn. Thế nào là năm?
Sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn.
Này các Tỳ Kheo, để đoạn tận năm thủ uẩn này. Bốn Niệm Xứ cần phải tu tập.

5/ Này các Tỳ Kheo có năm hạ phần kiết sử. Thế nào là năm?
Thân kiến,  nghi,  giới  cấm  thủ,  dục tham,  sân.
Này  các  Tỳ  Kheo,  để  đoạn  tận  năm hạ phần  kiết  sử  này.  Bốn  Niệm  Xứ  cần phải tu tập.
6/  Này  các  Tỳ  Kheo  có  năm sanh thú. Thế nào là năm?
Địa ngục, loài bàng sanh, ngạ quỷ, Người, Trời.
Này các Tỳ Kheo, để đoạn tận năm sanh thú này. Bốn Niệm Xứ cần phải tu tập.




7/  Này   các   Tỳ   Kheo  có   năm xan tham.  Thế nào là năm?
Xan   tham    trụ   xứ,   xan   tham    gia đình,  xan   tham   lợi   dưỡng,   xan   tham dung sắc, xan tham  pháp.
Này  các  Tỳ  Kheo,  để  đoạn  tận  năm xan  tham  này. Bốn Niệm Xứ cần phải tu tập.

8/ Này  các  Tỳ  Kheo  có  năm thượng phần kiết sử. Thế nào là năm?
Sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử, vô minh.
Này các Tỳ Kheo, để đoạn tận năm thượng phần kiết sử này. Bốn Niệm Xứ cần phải tu tập.
9/  Này   các   Tỳ   Kheo  có   năm tâm hoang  vu. Thế nào là năm?
Này các Tỳ Kheo, ở  đây vị Tỳ kheo nghi   ngờ,  do  dự,  không quyết  đoán, không tịnh tín đối với bậc Đạo Sư.
Này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo nào nghi ngờ,  do  dự,  không quyết  đoán,  không tịnh tín đối với  bậc  Đạo  Sư, Tỳ  Kheo ấy không hướng về sự nỗ lực, hăng hái,



kiên trì và tinh tấn.

Khi tâm  của  vị  ấy  không hướng  về nỗ  lực,  hăng hái, kiên  trì và  tinh tấn, như  vậy gọi là tâm hoang  vu thứ nhất.
Này các vị Tỳ Kheo, lại nữa, vị Tỳ Kheo   nghi    ngờ   đối    với   pháp…    (như trên…)  đối với  Tăng…  (như trên…  ) đối với  Học Pháp…  (như trên…  ) tức giận đối với các vị đồng Phạm hạnh, không hoan hỷ, tâm dao động, trở thành  hoang  vu.
Này  Tỳ  Kheo,  khi   một  vị  Tỳ  Kheo phẫn nộ đối  với các vị đồng Phạm hạnh, không hoan  hỷ, tâm dao động  trở thành hoang  vu, Tỳ Kheo ấy không hướng về nỗ lực,  hăng  hái, kiên  trì và  tinh tấn.  Như vậy gọi là tâm hoang vu thứ năm.
Này các Tỳ Kheo, để đoạn tận năm tâm  hoang   vu  này.  Bốn  Niệm  Xứ  cần phải tu tập’’.
(Tăng Chi Bộ Kinh tập 4 trang 225 – 230)



CHÚ GIẢI:

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT  DẠY – TẬP III


DIỆT NĂM ĐIỀU ÁC

Trên đường tu tập có năm pháp làm cho chúng ta tu tập rất khó khăn, không thể tu tập được. Như các bạn đã biết muốn tu tập để được giải  thoát  thì phải  ly dục và  ác  pháp,  cho nên năm pháp này là pháp cản đường cản lối, khiến cho chúng  ta  không  thực  hiện  được. Các  bạn hãy  lắng  nghe  đức   Phật  dạy:  “Này  các  Tỳ Kheo, có  năm pháp  làm  suy yếu  sự  tu tập. Thế nào là năm? Sát sanh, trộm cắp, dâm dục,  nói láo, uống rượu”.
Năm  pháp  làm  suy yếu  sự  tu  tập  là  năm giới của người Sa Di.  Như vậy các bạn thấy rất rõ,  nếu  giới  luật  không  nghiêm  chỉnh  thì các bạn  không  bao giờ  tu  tập  ly  dục  ly  ác  pháp được. Năm pháp này gồm có như sau:
1-   Giết  hại  chúng  sanh,  ăn  thịt  chúng sanh, đó là một pháp cực ác.
2-  Tham lam trộm cắp, cướp của, lấy của không cho, đó là một pháp cực ác.
3-        Dâm dục là một pháp dục  đệ nhất.

4-   Nói   vọng   ngữ   là   một   pháp   cực   ác không có pháp ác nào không làm.
5-  Uống rượu là một pháp cực ác, nó hại người  uống  rượu  không  còn  trí thông  minh,  từ

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


đó  không  có  một  pháp  ác  nào  mà  người  uống rượu không làm.
Như trên đức Phật đã dạy. Năm giới này muốn   được giữ   gìn   trọn   vẹn   nghiêm   chỉnh không  hề  vi phạm thì chúng ta  phải tu tập  Tứ Niệm  Xứ  trong  giai  đoạn đầu  tức  là  tu  tập  Tứ Chánh Cần, Định Niệm Hơi  Thở, Định Vô Lậu, Định Sáng Suốt và Định Chánh Niệm Tỉnh Giác.  Nên  kinh dạy:  “Này  các  Tỳ  Kheo  để đoạn tận năm pháp này. Bốn Niệm Xứ cần phải tu tập”.
Theo như lời đức Phật dạy muốn giữ gìn năm  giới nghiêm  chỉnh  từ  thân,  miệng,  ý  của mình  thì phải  tu  tập  Tứ  Niệm  Xứ  như trên  đã nói.  Đọc  đến  bài  kinh này  chúng  ta  mới  thấy kinh Tứ  Niệm  Xứ  rất  quan trọng  cho việc  giữ gìn giới luật. Từ lâu người ta nghĩ rằng, chỉ học giới rồi giữ giới, chứ đâu ngờ muốn giữ giới luật nghiêm  chỉnh  thì phải  tu  tập  pháp  môn  Tứ Niệm Xứ. Đúng là pháp môn Tứ Niệm Xứ tuyệt vời.

NGŨ TRIỀN CÁI

Năm triền cái là năm cái màn ngăn che làm  cho các  bạn  không  thấy  được tâm  mình tham,  sân,  si,  mạn,  nghi.   Vì  thế,  khi  đứng

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT  DẠY – TẬP III


trước ác pháp các bạn mới thấy tâm tham, sân, si…  hiện rõ.  Vậy  chúng  ta hãy  lắng  nghe đức Phật  dạy:  “Này  các  Tỳ  Kheo  có  năm triền cái. Thế nào là năm?
1-  Dục tham   triền cái;  2-  Sân  triền cái;  3-  Hôn  trầm, thùy  miên triền cái;  4- Trạo hối triền cái; 5- Nghi triền cái”.
•   Dục  tham  triền  cái:  là  cái  màn  ngăn che lòng tham muốn, khiến cho ta không thấy, nhưng nó vẫn còn nguyên.
•   Sân triền cái: là cái màn ngăn che lòng sân giận, khiến cho ta không thấy, nhưng lòng sân giận vẫn còn y nguyên.
•   Hôn  trầm,  thùy  miên  triền  cái:  là  cái màn  ngăn  che hôn  trầm,  thùy  miên khiến  cho ta không thấy, nhưng hôn trầm, thuỳ miên vẫn còn y nguyên.
•   Trạo hối triền cái: là cái màn ngăn che trạo  hối  khiến  cho ta  không  thấy,  nhưng  trạo hối vẫn còn y nguyên.
•   Nghi  triền  cái:  là  cái  màn  ngăn  che nghi khiến cho ta không thấy, nhưng nghi vẫn còn y nguyên.
Năm triền cái này là năm pháp ngăn che làm cho tâm chúng ta không thanh tịnh, tức là

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


không ly dục ly ác pháp hoàn toàn. Do đó, nội tâm ta không đủ  nội lực Tứ Như Ý Túc để thực hiện Bốn Thiền và Tam Minh.
Muốn đoạn tận năm triền cái này thì chúng ta hãy tu tập Tứ Niệm Xứ, chỉ có pháp môn  Tứ  Niệm  Xứ  mới  đoạn tận  năm  triền  cái. Vậy  chúng  ta  hãy  lắng  nghe  đức  Phật  dạy: “Này các Tỳ Kheo, để đoạn tận năm triền cái này. Bốn Niệm  Xứ cần phải tu tập”.

NĂM DỤC TRƯỞNG DƯỠNG

Muốn  tu  tập  năm  dục  trưởng  dưỡng  thì phải  hiểu  rõ  năm  dục  trưởng  dưỡng.  Vậy  năm dục trưởng dưỡng là gì?
Năm  dục  trưởng  dưỡng  là  năm  thứ  nuôi lớn lòng dục.  Năm  thứ  nuôi  lớn  lòng  dục  gồm
có:

1-   Mắt  thấy  sắc  sinh  ra dục  (ưa thích), càng thấy sinh ra dục càng nhiều nên gọi là trưởng dưỡng.
2-   Tai  nghe  âm  thanh  sinh   ra  dục  (ưa thích),  càng  nghe  sinh  ra dục  càng  nhiều  nên gọi là trưởng dưỡng.
3-   Mũi  ngửi  mùi  hương  sinh  ra dục  (ưa thích), càng ngửi mùi hương sinh ra dục càng nhiều nên gọi là trưởng dưỡng.

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT  DẠY – TẬP III


4-   Lưỡi   nếm   mùi   vị   sinh   ra  dục   (ưa thích), càng nếm mùi vị sinh  ra dục càng nhiều nên gọi là trưởng dưỡng.
5-   Thân  xúc  chạm êm  ái  sinh  ra dục (ưa thích), càng xúc chạm êm ái sinh ra dục càng nhiều nên gọi là trưởng dưỡng.
Người ở  đời không biết nên lúc nào cũng trưởng  dưỡng năm  thứ  dục này.  Vì thế,  sự  khổ đau càng  chồng  chất  cho đến  khi chết  tiếp  tục tái  sanh  càng  lớn  mạnh  hơn  nhiều,  do đó  đời nào cũng khổ và khổ mãi không bao giờ dứt.
Năm  dục  trưởng  dưỡng  này  chỉ  có  pháp môn  Tứ  Niệm  Xứ  thì mới  đoạn diệt,  ngoài  Tứ Niệm Xứ  thì không  có pháp  diệt nó được. Vậy, chúng  ta  hãy  lắng  nghe  đức  Phật  dạy:  “Này các  Tỳ  Kheo  có  năm  dục trưởng  dưỡng. Thế nào là năm?
Các  sắc  do  mắt nhận  thức, sinh   ra khả  lạc,  khả  hỷ,  khả  ái  liên  hệ  đến  dục, hấp dẫn.  Thinh do tai…  Hương do mũi…  Vị do lưỡi… Xúc do thân…
Này  các  Tỳ  Kheo,  để   đoạn  tận  năm dục trưởng dưỡng  này.  Bốn  Niệm  Xứ  cần phải  tu tập”.  Đức  Phật  đã  xác  định cho các bạn  biết pháp  nào  diệt  năm  dục trưởng  dưỡng

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


rõ ràng. Khi biết rõ như vậy các bạn sẽ không lầm  lạc  pháp  môn  giả  hiệu.  Phải  không  các bạn?

NĂM THỦ UẨN

Mỗi  thân  người  gồm  có  đầy  đủ  năm  thủ uẩn. Vậy năm thủ uẩn là gì?
Năm thủ uẩn là năm duyên hợp lại tạo thành thân người:
1-  Sắc  thủ  uẩn:  là  phần  hữu  hình   của thân  ngũ  uẩn,  nó  gồm  có  bốn  đại:  đất,  nước, gió, lửa. Thân tứ đại sử dụng sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý và sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức tiếp xúc  với  sáu  trần:  sắc,  thinh, hương,  vị,  xúc, pháp.
2-  Thọ  uẩn:  là  phần  vô  hình   của  thân ngũ  uẩn.  Thọ  uẩn  có  ba thọ:  thọ  lạc,  thọ  khổ, thọ  bất  lạc  bất  khổ.  Có  ba thức  sử  dụng thọ này:  sắc  thức,  tưởng  thức,  thức  thức.  Thọ  là cảm giác nhạân ra: an lạc, mừng vui, đau khổ, phiền não, tức giận v.v..
3- Tưởng uẩn: là phần vô hình của thân ngũ uẩn. Tưởng uẩn hoạt động mà người đời và tất cả tôn giáo đều hiểu lầm lạc, cho sự hoạt động  của  tưởng  là  thế  giới  siêu  hình.   Chiêm

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT  DẠY – TẬP III


bao cũng  là  một  dạng  tưởng  uẩn  hoạt  động, nhưng nó thuộc về ý thức tưởng.
4- Hành uẩn: là phần vô hình của thân ngũ  uẩn.  Hành  uẩn  là  những  hành  động  của sắc  uẩn,  tưởng  uẩn,  thức  uẩn.  Nếu  thân  ngũ uẩn không có hành uẩn là không thành thân ngũ  uẩn  là  thành  một  vật  bất  động  vô  tri, vô
giác.

5-  Thức  uẩn:  là  phần  vô  hình  của  thân ngũ  uẩn.  Thức  uẩn  là  phần  hoạt  động  siêu không  gian  và  thời  gian.  Nó  thuộc  về  trí tuệ Tam  Minh, Lục Thông  của  những  người  đã  tu chứng  quả  A La Hán,  còn  người  tu  chưa chứng quả  A La Hán  thì không  bao giờ  sử  dụng  được nó. Thức uẩn đối với mọi người bình thường thì nó đang bất động không hề hoạt động một chút nào  cả.  Chúng  ta  hãy lắng  nghe đức  Phật  dạy: “Này  các  Tỳ  Kheo  có  năm thủ  uẩn. Thế nào là năm?
Sắc  thủ  uẩn, thọ thủ  uẩn, tưởng  thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn”. Trên đường  tu  tập  theo  Phật  giáo  thì năm  thủ  uẩn này  cần  phải  đoạn diệt.  Muốn  đoạn diệt  được năm thủ uẩn này thì chỉ có pháp môn Tứ Niệm Xứ.  Vì  thế  đức  Phật  dạy:  “Này  các  Tỳ  Kheo,

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


để  đoạn  tận  năm thủ  uẩn này.  Bốn  Niệm
Xứ cần phải tu tập”.

NĂM HẠ PHẦN KIẾT SỬ

Năm hạ phần kiết sử là năm sợi dây trói buộc của phần thấp. Vậy năm sợi dây trói buộc của phần thấp nghĩa là gì?
Năm   sợi   dây   trói   buộc   của   phần   thấp nghĩa  là  năm  sợi  dây  trói  buộc  của  dục  giới. Năm sợi dây trói buộc của dục giới gồm có:
1-  Tham  kiết sử: Phiền não của tham dục tức là do lòng tham muốn không đạt được sinh phiền não.
2-  Sân kiết sử: Phiền não của giận dữ tức là  giận  dữ  do lòng  tham  muốn  không  đạt  được sinh ra phiền não.
3-   Thân  kiến  kiết  sử:  Phiền  não  của ngã  kiến  tức  là  do chấp  ngã  mà  sinh  ra phiền
não.

4-   Giới  cấm  thủ  kiết  sử:  Phiền  não  do giới cấm phi  lý  của ngoại đạo (ngồi thiền chân đau tê  không  xả  ra),  tu  đứng, tu  ngồi,  tu  hạnh con bò, tu hạnh con chó, v.v..

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT  DẠY – TẬP III


5-   Nghi kiết  sử:  Phiền não  do lòng  nghi hoặc tức là thấy ai nói hay làm một hành động nào đó rồi cho họ nói xấu mình.
Muốn  diệt trừ  năm  hạ  phần  kiết sử  này thì chỉ có tu hành theo pháp môn Tứ Niệm Xứ. Vậy  chúng  ta  hãy  nghe  đức  Phật  dạy:  “Này các  Tỳ  Kheo có  năm hạ phần  kiết  sử.  Thế nào là năm?
Thân kiến, nghi,  giới cấm thủ, dục tham,  sân.
Này các Tỳ Kheo, để đoạn tận năm hạ phần  kiết  sử  này.  Bốn  Niệm  Xứ  cần  phải tu tập”.

CÓ NĂM  TRẠNG THÁI CỦA TÂM

Năm trạng thái của tâm để xác định người ác người thiện gồm có:
1-    Địa  ngục:  Một  trạng  thái  đau  khổ như đang cơn bạo bệnh.
2-    Loài   bàng   sanh:   Một   trạng   thái giống như loài bàng sanh.
3-    Ngạ   quỉ:   Một   trạng   thái   đau  khổ đang bị đói.
4-    Người:  Một  trạng  thái  giữ  gìn  năm giới được trọn vẹn.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


5-    Trời:  Một  trạng  thái  giữ  gìn  10 điều thiện được trọn vẹn.
Muốn tu tập để  thoát ra những trạng thái đau khổ  và  chấm  dứt  tái  sanh luân  hồi  thì chỉ có tu tập pháp môn Tứ Niệm Xứ. Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Này các Tỳ Kheo có năm sanh thú. Thế nào là năm?
Địa ngục, loài bàng sanh, ngạ quỷ, người, Trời.
Này  các  Tỳ  Kheo,  để   đoạn  tận  năm sanh  thú  này.  Bốn  Niệm  Xứ  cần  phải tu tập’’.

NĂM XAN  THAM

Đời  người  có  một  tính xấu  xa nhất,  đó  là tính keo kiệt. Tính  keo kiệt gồm có năm:
1-  Xan  tham  trụ  xứ:  Tâm  dính  mắc  nơi mình  ở,   không  rời  bỏ  được,  nếu  ai  xâm  phạm đến  đất  đai,  nhà  cửa  chỗ  ở    là  các  bạn  sẽ  ăn thua đủ với họ. Tình  trạng kiện thưa đất đai. Ở trên   đất   người   khác   mà   muốn   chiếm   luôn, tranh chấp  từng  tấc  đất  theo  ranh giới,  tính keo kiệt về đất đai nơi mình  ở. Đó  là xan tham trụ xứ.

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT  DẠY – TẬP III


2-   Xan  tham   gia đình:   Tâm  dính  mắc gia đình,  không rời bỏ được gia đình,  nếu có sự rời bỏ gia đình là buồn khổ và đau đớn.
Có  nhiều  người  muốn  đi  tu  vì biết  đời là khổ,  nhưng  không  rời  bỏ  gia  đình  được, luôn luôn viện cớ bằng cách này, bằng cách khác, đó cũng  chính  là  xan tham  gia đình.  Người  quyết tâm  đi  tu  rời  bỏ  gia  đình  là  người  không  xan tham gia đình, là người đầy đủ nghị lực, kiên cường và có tính cương quyết, nên mới xả được tâm xan tham.
3-  Xan tham  lợi dưỡng: Tính  ưa ăn ngon mặc đẹp, muốn cho mình  sống đầy đủ  phủ phê, sung  sướng  bằng  của  đàn  na  thí chủ  không phải bỏ sức lao động.
4-  Xan tham  dung  sắc: Tích ưa thích sắc đẹp. Ưa thích  sắc  đẹp  là  ưa thích  sắc  dục,  ưa thích tính sắc dục là thân tâm cấu uế, bất tịnh, thân tâm không thanh tịnh.
5-  Xan  tham pháp: Thấy mọi vật gì cũng sinh  tâm ham thích:  nhà, cửa,  ruộng vườn, đất đai,  thú  vật,  vàng  bạc,  của  báu,  xe cộ,  đồ  đạc,
v.v..

Làm một con người mà có đủ năm thứ xan tham này thì cuộc đời rất là đau khổ. Cho nên,

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


muốn thoát khổ không gì hơn là phải đoạn trừ năm  xan  tham  này.  Muốn  đoạn trừ  năm  xan tham này thì phải tu tập Tứ Niệm Xứ, ngoài Tứ Niệm  Xứ  ra thì  không  có  pháp  nào  diệt  trừ được. Chúng  ta  hãy  lắng  đức  Phật  dạy:  “Này các Tỳ  Kheo có  năm xan  tham.  Thế  nào là năm?
Xan  tham  trụ  xứ,  xan  tham  gia đình, xan  tham   lợi  dưỡng,  xan  tham   dung  sắc, xan tham  pháp.
Này  các  Tỳ  Kheo,  để   đoạn  tận  năm xan  tham   này.  Bốn  Niệm  Xứ  cần  phải tu tập”.

NĂM THƯỢNG  PHẦN KIẾT SỬ

Trong  cuộc  đời  tu hành để  tìm cầu sự giải thoát  thì năm  sợi dây  trói  buộc  phải  được  bứt sạch. Trước khi muốn bứt sạch năm sợi dây trói buộc này thì phải hiểu nghĩa. Vậy nghĩa của nó là gì?
Năm Thượng Phần Kiết Sử nghĩa là năm sợi dây trói buộc về trạng thái có hình  sắc (sắc giới) và trạng thái không hình  sắc (vô sắc giới). Năm Thượng Phần Kiết Sử gồm có:

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT  DẠY – TẬP III


1-   Sắc  ái:  Những  vật  chất  có  hình  ảnh làm  cho chúng  ta  ưa thích  như nhà  lầu  xe hơi, chùa to Phật lớn, tivi, tủ lạnh, vi tính, v.v..
2-  Vô  sắc  ái:  Những  vật  không  hình  sắc như  các  cảm  thọ:  thọ  lạc,  thọ  khổ,  thọ  bất  lạc bất khổ thường sinh ra ưa thích và không ưa thích; như các hành: Thân hành, khẩu hành, ý hành làm cho chúng ta ưa thích.
3-   Mạn: Nói đủ  là  ngã mạn. Ngã  mạn là tính kiêu  căng  tự  đắc  xem  trời  đất  không  ai bằng mình.
4- Trạo cử: Những phiền não khiến tâm bất  an, đó  là  về  tâm.  Còn  trạo  cử  về  thân  thì thân  đau nhức  chỗ  này,  chỗ  kia  hoặc  mỏi  mệt bất  an,  lăn  qua lộn lại,  thân  nhút  nhít, động đậy không lúc nào yên.
5- Vô minh: Trạng thái hôn trầm, thuỳ miên, vô ký khiến cho thân lười biếng, muốn đi nằm, đi ngủ, nói chung là trạng thái tham ăn tham ngủ, không tinh tấn siêng năng tu tập.
Năm Thượng Phần Kiết Sử trên đây muốn đoạn diệt nó thì duy nhất phải có pháp môn Tứ Niệm  Xứ,  ngoài  pháp  môn  Tứ   Niệm  Xứ  thì không có pháp nào diệt nó được. Các bạn hãy lắng  nghe  đức  Phật  dạy:  “Này  các  Tỳ  Kheo,

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


có  năm thượng  phần  kiết  sử.  Thế  nào  là năm?
Sắc  ái,  vô  sắc  ái,  mạn,  trạo  cử,  vô minh. Này các Tỳ Kheo, để đoạn tận năm thượng phần kiết sử này. Bốn Niệm  Xứ cần phải tu tập”.

NĂM TÂM HOANG VU

Có   năm   tâm   hoang  vu.  Vậy   năm   tâm hoang vu nghĩa là gì?
Tâm hoang vu tức là  tâm rừng rú. Tại sao con người lại có tâm rừng rú?
Tâm rừng rú là tâm chưa được huấn luyện. Tâm  chưa được huấn  luyện  là  tâm  giống  như con dã thú. Tâm chưa được huấn luyện là tâm chưa được tu tập Tứ Niệm Xứ. Tâm rừng rú chỉ có năm:
    Tâm  hoang  vu thứ  nhất,  chúng  ta  hãy lắng đức Phật dạy: “Này các Tỳ Kheo có năm tâm hoang  vu. Thế nào là năm?
Này  các  Tỳ  Kheo,  ở    đây  vị  Tỳ  kheo nghi  ngờ, do dự, không quyết đoán, không tịnh  tín đối  với  bậc  Đạo  Sư.  Này  các  Tỳ Kheo, Tỳ Kheo nào nghi  ngờ, do dự, không quyết đoán, không tịnh tín đối với bậc Đạo



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!