Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 3-2



tan rã thì mọi vật trở về không. Nghĩa là trên thế  gian  này  không  có  một  vật  thường  còn, vĩnh viễn;  không  có  một  vật  gì  còn  mãi  mãi. Nếu không có 12 duyên hợp thì thế gian này là trống không. Thế gian này trống không thì không  thành  là  thế  gian  nữa.  Cho  nên,  khi thấu  rõ  12 nhân  duyên  này  thì người  ta  biết mọi  vật  trên  thế  gian  này  không  có  vật  gì thường hằng, bất  di bất  dịch cả. Vì thế,  không có vật gì là ngã, là của ta và cũng không có vật gì là bản ngã của ta cả.
Khi hiểu được 12 nhân duyên như vậy, thì chúng  ta  không  còn  tham  đắm  và  chấp  trước một vật gì trên thế gian này nữa cả. Do không còn  tham  đắm  và  chấp  trước  một  vật  gì,  thì tâm hồn chúng ta lúc nào cũng thanh thản, an lạc và vô sự. Tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự thì không còn tương ưng với dục và ác pháp thế  gian  nữa.  Vì  thế,  con đường  sinh  tử  luân hồi chấm dứt.
Thưa các bạn,  lời dạy này có đúng chăng? Xin  các bạn phải tư duy nhiều hơn nữa, để thấu triệt lời dạy này. Khi đã  thấu triệt thì các bạn có  cần  gì tu  tập  nữa  đâu.  Thấu  triệt,  có  nghĩa các  bạn  đã   hiểu  như  thật.  Do  hiểu  thế  giới duyên  hợp  này  như thật  thì tâm  tham,  sân,  si



của  các  bạn không  còn  nữa.  Khi hiểu  như thật thì các  bạn còn  tham  cho ai  đây?  Phải  không các bạn? Khi hiểu như thật thì các bạn sân cho ai  đây? Khi hiểu như thật  thì các bạn si, mạn, nghi cho ai đây? Phải không các bạn?
Những người đang sống trên thế gian này, mà muốn con đường sinh tử luân hồi được chấm dứt, thì phải  thông  hiểu  và  thấu  suốt  12 nhân duyên, tức là thấu suốt thế giới quan của Phật giáo.  Thấu  suốt  được thế  giới  quan  của  Phật giáo thì tâm hồn không còn tham đắm và chấp trước mọi vật trên thế gian này nữa như đã nói ở   trên.  Những  người  thấu  suốt  được như  vậy, thì lậu  hoặc  không  còn,  nên  gọi  là  bậc  A  La Hán Duyên Giác.
Do sự thông hiểu, tường tận thế giới quan của  Phật  giáo  như  thật,  nên  tâm  tham  đắm, dính   mắc  không  còn  như  trên  đã   nói.  Tâm tham đắm dính  mắc không còn, thì lậu hoặc sẽ được quét  sạch.  Lậu  hoặc  được quét  sạch  thì chứng quả A La Hán ngay liền.
Thưa các  bạn! Tại  sao chỉ  cần  thông  suốt lý 12 nhân duyên như thật là chứng quả A La Hán mà không thấy tu tập gì cả?
Thưa các bạn! Khi thông hiểu 12 nhân duyên  như  thật  thì cuộc  sống  trong  thế  gian



này, không còn có nghĩa lý gì cả các bạn ạ! Chỉ thấy  nó  như  là  một  cơn ác  mộng  mà  thôi.  Vì thế danh, lợi, sắc, thực, thùy không còn quan trọng với họ nữa, chỉ  là những ảo giác, cám dỗ của nhân quả, để  dẫn dụ  lôi cuốn các bạn chìm đắm  trong  khổ  đau và  mãi  mãi  luân  hồi  muôn
kiếp.

Mười hai nhân duyên này hợp tan tạo nên hình   hài  của  vạn  hữu  giống  như  sóng   biển, chẳng  có  gì  là  hạnh  phúc,  an  lạc,  là  êm  ấm, đẹp  đẽ cả... Cho nên người nào hiểu rõ được 12 nhân duyên  này  như thật,  thì họ  buông bỏ vật chất  tiền  tài  danh  lợi  trên  thế  gian  này  như ném bỏ một chiếc giày rách, một vật phế thải không còn dùng vào một việc gì được cả.
Do  buông  bỏ  tất  cả,  không  còn  chút  xíu nào  tiếc  rẻ,  ngay  cả  thân  tâm  của  họ  mà  họ cũng không còn tiếc.  Có một  câu chuyện  buông bỏ  tuyệt  vời:  “Trên  núi  cao  thanh vắng  vùng Hy  Mã  Lạp Sơn  có  một  vị  ẩn  sĩ  tu  hành  đã chứng  quả  A  La  Hán.  Nhiều  người  được  biết đến,  dù  ở  cách  xa muôn  ngàn  vạn dặm,  người ta vẫn tìm đến Ngài và cầu xin làm đệ tử. Ngài vui  vẻ chấp nhận, nhưng  phải trèo lên mỏm đá cao cheo leo trên  kia  và  dám  nhảy  xuống  thì Ngài nhận làm đệ tử liền. Mãi đến nay chưa có



người   nào   dám  lao   mình  xuống   vực   thẳm”. Đứng trên núi cao nhìn  xuống vực thẳm, mà lao đầu xuống thì ai  cũng ớn  lạnh. Phải không các
bạn?

Như vậy, rõ ràng người ta chưa dám buông bỏ.  Chưa  dám  buông  bỏ  là  người  ta  còn  thấy thân  tâm  này  chân  thật.  Còn  thấy  thân  tâm này  chân  thật  là  còn  thấy  vạn  vật  trong  thế gian  này  là  chân  thật.  Do còn  thấy  như  vậy, nên  các  bạn  muốn  tu  giải  thoát  thì phải  sống đúng giới luật và tu tập theo 37 phẩm trợ đạo. Người tu tập như vậy thì không phải người giác ngộ 12 nhân duyên. Người giác ngộ 12 nhân duyên thì họ không tiếc rẻ một vật gì trên thế gian  này,  ngay cả  thân  mạng  của  họ  như  trên đã  nói,  thì tâm  hồn  họ  như  thế  nào  các  bạn? Thanh  thản, an lạc và vô sự các bạn ạ! La Hầu La con của đức Phật khi nghe nói thân này không  phải  là  ta,  là  của  ta,  là  bản  ngã  của  ta thì Ngài trở về thất  tu tập  không đi khất  thực nữa.  Bởi  vì Ngài  nghĩ  thân  này  không  phải  là ta, là của ta, là bản ngã của ta thì đi khất thực nuôi ai đây. Đúng vậy, Ngài là bậc Duyên Giác A La  Hán,  là  con Phật.  Còn  bây  giờ  chúng  ta thì sao? Là con Phật (Phật tử) mà sao thích nói




chuyện  quá  vậy?  Nói  chuyện  có  ích  lợi gì  các
bạn?

Khi họ buông xả sạch, không còn tiếc rẻ một vật gì ngay cả bệnh tật khổ đau nhức nhối trong thân, họ cũng  buông bỏ chẳng hề  sợ hãi, ưu tư  và  lo  lắng  nữa.  Người  ta  buông  bỏ  như vậy  thì tâm  hồn  của  họ  bất  động.  Phải  không các bạn?
Khi tâm  hồn  họ  bất  động   trước  các  ác pháp và các cảm thọ thì có 7 năng lực Giác Chi xuất hiện. Dù chúng ta chưa tu tập Tứ Chánh cần, Định Niệm Hơi Thở, Định Vô Lậu, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, Tứ Niệm Xứ và Thân Hành  Niệm,  mà   chỉ  cần   giác  ngộ   12  nhân duyên  thì tâm  trạng  của  chúng  ta  cũng  giống như tâm trạng tu tập Tứ Niệm Xứ vậy.
Do viên mãn tu tập Tứ Niệm Xứ mà chúng ta nhập các định và thực hiện Tam Minh dễ dàng. Còn ở  đây chúng ta chỉ giác ngộ 12 nhân duyên, buông xả sạch vật chất thế gian thì tâm trạng  chúng  ta  cũng  giống  như  người  tu  Tứ Niệm Xứ đã  làm sung mãn Tứ  Niệm Xứ,  do đó chúng ta cũng nhập các định và thực hiện Tam Minh dễ  dàng. Như  vậy, người  tu tập  Tứ  Niệm Xứ  chứng  quả  vô  lậu  A La Hán,  thì người  giác ngộ 12 nhân duyên cũng chứng quả vô lậu A la



Hán  như nhau. Họ cũng  đầy  đủ  Tứ  Như  Ý  Túc và cũng chấm dứt tái sanh luân hồi.
Cho nên, đức Phật dạy: “Này Anandà, đừng   nói   thế   !  Đừng   nói   thế   !  Giáo   lý duyên khởi này sâu xa và có vẻ sâu xa hơn. Chính vì không hiểu rõ, không thâm nhập giáo  lý  này,  mà   nhân  loại  trở  nên  như cuộn  chỉ  rối  rắm,  như  ổ   kiến  rối, như  cỏ babaja, không thể thoát ly khỏi khổ xứ, ác thú, địa ngục và sanh tử”. Xem thế chúng ta mới thấy 12 nhân duyên là một pháp môn quan trọng  vô  cùng.  Cho nên,  bước  đầu  vào  học  và hiểu  chân  lý  thứ  nhất  của  Đạo  Phật.  Ngài  đã xác định “Đời Là Khổ”.
Vì các pháp trên thế gian này là do các duyên hợp mà thành, có pháp nào chân thật đâu? Thế mà mọi người không chịu buông bỏ xuống.  Ôi!  Con người  quá  điên  đảo,  ngu si  cứ lao đầu vào ảo ảnh mà cho rằng:  các pháp như thật có, chân thật có, sao lại nay còn, mai mất? Chân  thật  hạnh  phúc,  an lạc  sao lại  nay hạnh phúc,  an lạc  mà  mai  lại  khổ  đau, buồn  rầu?  Vì không hiểu biết các pháp do duyên hợp tạo thành, nên rối rắm như cuộn chỉ, lầm chấp cho các  pháp  là  thật  có,  nên  để  rồi  phải  chịu  khổ



đau như loài thiêu thân thấy ánh sáng lao đến để tìm hạnh phúc.
Mười hai nhân duyên gồm có:

1- Duyên Vô Minh; 2- Duyên Hành; 3- Duyên Thức; 4- Duyên Danh  sắc; 5- Duyên Lục nhập;  6- Duyên  Xúc;  7- Duyên  Thọ;  8- Duyên Ái; 9- Duyên Hữu; 10- Duyên Thủ; 11- Duyên Sanh; 12- Duyên ưu bi, sầu khổ, bệnh chết.
Trong  12 duyên  này,  hễ  có  duyên  này  có thì duyên  kia có,  hễ  duyên  này  diệt thì duyên kia diệt.
Giáo lý Nguyên Thuỷ có hai ngõ vào:

-  Ngõ  thứ  nhất,  là  vào  duyên  SANH  đột phá bằng giới luật và 37 phẩm trợ đạo như những bậc Thinh Văn A La Hán.
- Ngõ thứ hai, là vào duyên THỌ đột phá bằng bất động tâm  như những bậc Duyên Giác A La Hán, Độc Giác Phật.
Giáo  lý  Đại  Thừa  có  một  ngõ  vào,  đó  là vào duyên VÔ MINH đột phá bằng MINH như những bậc Bồ Tát, ngõ này chỉ là ảo tưởng nên các vị Bồ Tát chưa nếm được mùi vị giải thoát.
Thưa các bạn! Sau khi nghiên cứu và quán xét  12 nhân  duyên  này  xong thì các  bạn  thấy



rõ  con đường  giải  thoát  của  Phật  giáo  là  đạo đức nhân bản - nhân quả.
Chánh pháp của Phật đây rồi! Thế có ai biết! Biết, sao các bạn không dám buông bỏ xuống!?
Có  buông  bỏ  xuống  thì các  bạn  mới  thấy rõ: đâu là ảo ảnh của hạnh phúc và đâu là chân thật của hạnh phúc!





ĐOẠN TẬN LẬU HOẶC


LỜI PHẬT DẠY

“1- Hộ trì các căn

2- Tiết độ ăn uống

3- Chú tâm tỉnh giác”.



CHÚ GIẢI:
Có  ba pháp  đoạn tận  lậu  hoặc.  Vậy  lậu hoặc  là  gì? Lậu  hoặc  là  sự  khổ  đau  của  con người.  Ba  pháp  đoạn tận  lậu  hoặc  tức  là  ba pháp  đoạn tận  sự  khổ  đau của  con người.  Vậy ba pháp môn này là gì? Ba pháp này là:
1- Hộ trì các căn

2- Tiết độ ăn uống

3- Chú tâm tỉnh giác

    Hộ trì các căn

Hộ trì các căn như thế nào?

Hộ trì các căn là một pháp môn để  giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, để  tâm ly  dục ly



ác pháp, để tâm tuôn trào tất cả nghiệp chướng do từ lâu huân tập. Hộ trì các căn là một pháp trong nhóm của pháp môn “độc cư”. Độc cư chia ra làm ba nhóm:
- Nhóm thứ nhất, là độc cư thuộc về thân, còn gọi là an trú.
- Nhóm  thứ  hai,  là  độc  cư thuộc  về  ý,  còn gọi là độc trú.
- Nhóm thứ ba, là độc cư thuộc về sáu căn, gọi  là  phòng  hộ  sáu  căn,  còn  gọi  là  hộ  trì các căn. Hộ trì các căn tức là dùng pháp như lý tác ý để giữ gìn mắt, tai,  mũi, miệng, thân và ý.
Độc  cư thuộc  về  thân  thì phải  sống  một mình  nơi  thanh  vắng,  yên  tịnh,  không  thích hộïi họp, không thích nói chuyện, không thích kết bè, kết bạn, thường an trú nơi thân hành.
Độc  cư về  tâm  thì phải  tập  luyện  giữ  gìn tâm vắng lặng, tịch chiếu, nên thường tác ý: “Tâm  phải thanh thản,  an  lạc và  vô  sự  ”.  Độc cư về tâm thuộc về pháp môn Tứ Niệm Xứ (quét tâm).
Độc  cư thuộc  về  sáu  căn  thì khi đi,  đứng, nằm,  ngồi  đều  phải  tác  ý  nhắc  các  căn  phải quay vào trong thân. Ví dụ: Mắt phải nhìn  bước đi;  tai  phải  lắng  nghe  bước  đi;  mũi  phải  ngửi



bước  đi;  miệng phải  cảm  vị  bước  đi;  thân  phải cảm nhận bước đi; ý phải ý thức từng bước đi.
Tóm lại, độc cư là pháp phòng hộ sáu căn đệ  nhất  pháp  của  Phật.  Rèn  luyện  và  trau  dồi nó thì chúng ta sẽ có một ý chí kiên cường, một nghị lực dũng mãnh, nó cũng là pháp môn bí quyết thành tựu viên mãn Tứ Niệm Xứ để  thực hiện  Tứ  Thánh  Định.  Đó  là  pháp  thứ  nhất đoạn tận  khổ  đau, nếu  các  bạn  siêng năng  tu tập  và  sống  cho đúng Phạm hạnh thì quả  vị  A La Hán không còn khó khăn nữa.
    Tiết độ ăn uống:

Tiết độ   ăn  uống  như  thế  nào?  Tiết  độ trong ăn uống thì không được ăn uống phi thời. Ăn ngày một bữa, không ăn uống lặt vặt.
Tiết   độ trong ăn uống là pháp môn ly dục đệ  nhất.  Người  ăn  ngày  một  bữa,  tâm  dục  ít. Tâm dục ít, thì ít bệnh tật khổ đau; tâm dục ít, thì ít ham muốn;  tâm  dục ít, thì dễ  lìa  xa ngũ dục lạc; tâm dục ít, thì thích sống độc cư, trầm lặng; tâm dục ít, thì ít hôn trầm, thùy miên, vô
ký…

Tiết độ   trong  ăn  uống   thì chúng  ta  có nhiều  thì giờ  rảnh  rang,  tâm  hồn  lại  dễ  thanh thản,  an lạc  và  vô  sự.  Người  ăn  ngày  một  bữa



dễ   hòa  nhập  vào  đời  sống  của  chư Phật,  chư Hiền, Thánh,  Tăng,  tức  là  tương  ưng  với  chư Phật, chư vị A La Hán, v.v..
Tóm lại, hạnh ăn uống có tiết độ là một Thánh  đức  hạnh  của  bậc  lìa xa  ngũ  dục  thế gian,  là  của  những  bậc  đã  xa lìa mọi  sự  ràng buộc  triền  phược,  kiết  sử  của  thế  gian,  là  bậc giải thoát.
    Chú tâm tỉnh giác

Chú tâm tỉnh giác như thế nào? Chú tâm tỉnh giác là pháp môn nương vào thân hành niệm nội và ngoại tu tập như:
1/ Chánh Niệm Tỉnh Giác

2/ Mười tám đề mục Định Niệm Hơi Thở.

3/ Thân Hành Niệm.

Đó  là  những  pháp  chú  tâm  tỉnh  giác  đệ nhất  của  Phật  giáo.  Nếu  ai  tu  đúng  thì tỉnh giác rất cao, tỉnh giác trong cuộc sống hằng ngày, có việc gì xảy đến, đều hóa giải một cách dễ  dàng,  có  nghĩa  là  đẩy  lui  các  chướng  ngại pháp  một  cách  dễ  dàng.  Còn  nếu  ai  tu  sai, thì bị  ức  chế  tâm,  sinh  ra các  trạng  thái  tưởng  và có  thể  rối  loạn  thần  kinh, hoặc  đứt  mạch  mao phế quản trong phổi khiến khạc ra máu, như cư sĩ Minh Tông (Tôn) v.v..



Tóm  lại,  ba pháp  môn  đoạn tận  lậu  hoặc này,  nếu  ai  quyết  tâm  tu  tập  tìm cầu  sự  làm chủ sinh,  già, bệnh, chết và  chấm dứt luân hồi thì phải  kiên trì sống  và  tu  tập  ba pháp  môn này.  Luôn  lúc  nào  cũng  phải  nhớ  “Hộ  trì các căn”,  tức  là  phải  sống  độc  cư. Đồng  thời,  phải sống  đúng  cách  “ăn  uống  phải tiết  độ”,  không được ăn uống phi thời. Như vậy cũng chưa đủ, hằng ngày phải siêng năng tu tập “Chánh niệm tỉnh giác” trong mỗi niệm của tâm, trong mỗi hành  động   của  thân,  để   hoá  giải  từng  tâm niệm, từng ác pháp. Có sống và tu tập đúng ba pháp môn trên như vậy thì sự đau khổ sẽ chấm dứt,  lậu  hoặc  sẽ  không  còn.  Cho nên,  các  bạn cần phải thông suốt ba pháp môn này. Ba pháp môn  này  là  ba pháp  môn  đoạn tận  lậu  hoặc tuyệt vời, mà không còn có một phương pháp nào hơn được.





CĨ NĂM PHÁP CẦN TU TẬP


LỜI PHẬT DẠY

1-  Tín  căn   cần   tu tập   “Tứ Chánh
Cần”.

2-  Tấn  căn  cần  tu tập  “Tứ Chánh
Cần”.

3-  Niệm  căn  cần  tu tập  “Tứ Niệm

Xứ”.



4- Định   căn  cần  tu tập  “Tứ Thánh

Định”.

5- Tuệ căn cần tu tập “Tam Minh”.



CHÚ GIẢI:

Ở đây đức Phật dạy có năm căn cần phải tu tập. Vậy năm căn là gì? Năm căn là năm cội gốc  vững  chắc  trên  đường  tu  tập  đi  đến  giải thoát hoàn toàn. Năm căn gồm có:
1/ Tín căn

2/ Tấn căn



3/ Niệm Căn

4/ Định căn

5/ Tuệ căn

   TÍN CĂN

Tín căn nghĩa là gì? Tín là lòng tin; căn là cội gốc. Vậy tín căn có nghĩa là cội gốc của lòng tin. Muốn có được cội  gốc của lòng tin thì phải tu tập pháp môn Tứ Chánh Cần.
Tứ   Chánh   Cần  là   phương  pháp   tu   tập ngăn và diệt các ác pháp, để rồi luôn sống và tăng trưởng trong các thiện pháp. Đó là một phương  pháp  chứng  nghiệm  kết  quả  thực  tế giải  thoát  ngay liền  tức  thời.  Vì  tu  tập  có  kết quả giải thoát ngay liền, nên mọi người bắt đầu tu  theo  Phật  giáo  là  tin tưởng  ngay giáo  pháp này.  Tin  tưởng  ngay  giáo  pháp  này  là  cội  gốc của lòng tin (tín  căn).
Muốn  được vậy,  thì hằng  ngày  chúng  ta nên   sống   trong   chánh   kiến,   chánh   tư   duy, chánh   ngữ,   chánh   nghiệp,   chánh   mạng.   Có sống được  như  vậy,  thì chúng  ta  ngăn  và  diệt được ác  pháp,  khiến  cho tất  cả  ác  pháp  không tác  động  vào  thân,  tâm  chúng  ta  được. Khi ác pháp không tác động vào thân, tâm chúng ta được, thì đó  là trạng thái bất động tâm. Trạng



thái  bất  động   tâm  là  trạng  thái  giải  thoát. Tương ưng với  chư Phật  và  A La  Hán.  Khi tu tập đạt được kết quả như vậy, đó  là cội gốc của lòng tin. Cội gốc của lòng tin tức là tín  căn.
Như  vậy,  muốn  có  tín căn  thì cần  phải  tu tập “Tứ Chánh Cần”, nói cách khác cho  dễ hiểu hơn, là muốn có niềm tin sâu với Phật Pháp thì phải tu tập “Tứ Chánh Cần”. Tu tập “Tứ Chánh Cần” tức là tu tập lòng tin với Phật giáo.
Bởi vì tu tập Tứ  Chánh Cần là có kết quả giải  thoát  ngay liền khiến  cho thân,  tâm  sống thanh thản, an lạc và vô sự, không còn phiền não,  khổ  đau hay  giận  hờn,  thương  ghét,  v.v.. có  tu  tập  được như vậy  thì mới  có  lòng  tin sâu sắc.  Cho  nên,  lòng  tin của  Phật  giáo,  không phải  là  lòng  tin suông;  không  phải  là  lòng  tin trong mơ mộng ảo tưởng; không phải lòng tin mù  quáng;  không  phải  lòng  tin trong  mơ  hồ, trừu tượng, ảo giác mà tin bằng cách chứng nghiệm chân thật mình  đã  cảm nhận được tâm giải thoát thật sự. Có nghĩa là tâm mình  đã lìa tham, sân, si, mạn, nghi thật.
Lòng tin của Đạo Phật là lòng tin chân thật. Tin  một điều gì, thì điều   đó phải có thật, phải  được chứng  nghiệm  bằng  mắt  thấy,  tai nghe và  cảm  nhận  được một  cách  rõ  ràng,  chứ



không  phải  lòng  tin hồ  đồ  như tin có  cõi  Trời, có  linh hồn,  có  ma,  có  quỉ,  có  cõi  Cực  Lạc, Thiên Đàng, có Thần, Thánh, có đại ngã, tiểu ngã, có Phật tánh, có Ngọc Hoàng Thượng Đế, v.v.. Tin  như vậy  là  mê  tín, là  lạc  hậu,  tin mà không căn cứ vào đâu cả, tin mà không có bằng chứng cụ thể. Đó là tin trong mê muội; trong vô minh;  trong ngu si; trong mù quáng; niềm tin không có trí tuệ v.v..
Tin  như vậy không thể gọi là tín căn. Cho nên đức Phật dạy: Muốn có cội gốc lòng tin, thì phải  tu  tập  Tứ  Chánh  Cần.  Tu tập  Tứ  Chánh Cần  tức  là  tu  tập  lòng  tin Phật  giáo.  Tin  một điều thấy, hiểu, biết và cảm nhận có thật.
   TẤN CĂN

Tấn  căn  nghĩa  là  gì?  Tấn  là  tinh tấn, siêng  năng;  căn  là  cội  gốc.  Vậy  tấn  căn  có nghĩa là  cội gốc của  lòng tinh tấn, siêng  năng. Vậy muốn có được cội gốc tinh tấn, siêng năng thì phải tu tập pháp môn gì?
Ở     đây   đức   Phật   dạy:   phải   tu  tập   “Tứ Chánh Cần”. Tại sao Tứ Chánh Cần giúp cho chúng ta tu tập siêng năng?
Bởi,   Tứ   Chánh   Cần   là   một   pháp   môn mang  đến  cho chúng  ta  có  một  đời  sống  giải



thoát,  đem đến  cho chúng  ta  có  sự  an vui  thật sự  ngay  liền, một  kết  quả  cụ  thể  rõ  ràng,  mà không thể ai phủ nhận được. Càng tu tập  càng thích tu hơn, đó là tấn căn.
Ví dụ 1: Một  nhà  nông làm  ruộng,  có  làm ruộng là có lúa ăn. Vì có lúa ăn nên nhà nông siêng năng làm.
Ví dụ 2: Tâm tôi có tham, tôi biết tâm tôi có tham. Tham là một ác pháp, ác pháp sẽ đem đến cho tâm tôi khổ đau, không được an vui. Do biết  như  vậy,  tôi  liền tác  ý  diệt  ác  pháp.  Khi diệt ác  pháp  xong,  tâm  tôi  không  còn  tham nữa.  Tâm  không  còn  tham  nữa  là  tâm  giải thoát, là hết khổ đau. Do kết quả giải thoát an vui thật sự như vậy, nên chúng tôi rất hoan hỷ siêng  năng,  tinh tấn  tác  ý  để   ngăn  và  diệt những  ác  pháp  hằng  ngày.  Nhờ  có  tác  ý  ngăn và  diệt  ác  pháp,  nên  ác  pháp  không  tác  động vào thân tâm được. Vì thế, chúng tôi luôn luôn được  sống trong sự thanh thản, an vui và hạnh phúc. Do sự tu tập có lợi ích thiết thực như vậy cho đời sống  nên  chúng  tôi  siêng  năng  tu  tập. Cũng  như  làm  ăn  có  khá  giả,  nên  chúng  tôi siêng năng làm ăn. Phải không các bạn?
Vì kết quả  lợi ích như vậy,  nên  lòng  ham muốn  siêng  năng  phát  sinh  mạnh  mẽ.  Nhưng



để   muốn  thể  hiện  lòng  siêng  năng,  tinh cần này   thì  chỉ   có   tu  tập   “Tứ   Chánh   Cần”.   Tứ Chánh Cần là cội gốc siêng năng, tinh tấn. Do vậy  đức   Phật  dạy:  “Tấn   căn   cần   tu   tập   Tứ Chánh Cần”.
   NIỆM CĂN

Niệm  căn  nghĩa  là   gì?  Niệm  là  những hành  động  nơi  thân  của  chúng  ta,  căn  là  cội gốc. Vậy niệm căn có nghĩa là cội gốc niệm nơi mỗi  hành  động  của  thân  chúng  ta.  Có  người hiểu sai lầm niệm là ý niệm, tâm niệm, nên vì thế mới có pháp môn niệm Phật, niệm tâm, niệm  chú,  niệm  không  v.v..  Vậy  muốn  có  được cội  gốc  niệm  chân  chánh,  thì phải  tu  tập  pháp môn “Tứ Niệm Xứ ”.
Chữ “Niệm” thông thường người ta hiểu nghĩa   như:  hồi   niệm,   ức   niệm   hay  ý   thầm niệm:  “Nam  mô  A  Di  Đà  Phật”  hay  “Nam  mô Bổn   Sư  Thích  Ca   Mâu Ni   Phật”   như  trên chúng tôi đã nói.
Theo quan niệm  của  Đạo  Phật,  chữ  niệm có  nghĩa  là  hành  động  của  thân.  Quan  niệm nghĩa như vậy, là để  nương vào thân hành của mình, xả tâm ly dục ly ác pháp. Cho nên, mỗi hành động của thân là mỗi niệm xả tâm. Như vậy mỗi niệm thân hành xả tâm như thế nào?



Để  trả lời câu hỏi này, chúng tôi lấy thân hành hơi thở làm niệm xả tâm.
Ví  dụ:  “Quán  ly  tham tôi  biết  tôi  hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra”. Câu này trong kinh Xuất  Tức  Nhập  Tức  dạy.  Chúng  tôi  xin cho một câu tác ý xả tâm khác để  dễ  hiểu hơn: “Tâm  phải đoạn  diệt  tham, sân,  si  tôi  biết  tôi đang  thở”.  Đó  là  dùng  niệm  thân  hành  nội  xả
tâm.

Thưa các bạn! Đọc đến đây, các bạn có thể nhận ra pháp hành của  Phật giáo không giống các pháp hành của ngoại đạo Bà La Môn Đại Thừa, Thiền Tông, Mật Tông, Tịnh Độ Tông và Nam Tông, v.v.. rồi chứ?
Đạo  Phật  là  đạo diệt  ngã,  xả  tâm,  ly  dục, ly ác pháp, nên ngoại đạo và các nhà học giả không thể hiểu được nghĩa này. Vì thế, họ mới sản xuất ra những pháp ức chế tâm như: Sổ tức quán, Quán niệm hơi thở, Minh Sát Tuệ, Niệm Phật, Tụng kinh, Trì  chú, ngồi thiền Công Án, Tham Thoại Đầu, chăn trâu, tri vọng, v.v..
Muốn có được niệm căn thì trên Tứ Niệm Xứ phải ngăn ác diệt ác pháp bằng niệm thân hành.  Vì  thế  đức  Phật  dạy:  “Niệm  căn  cần  tu tập “Tứ  Niệm  Xứ”.  Chỉ  có  Tứ  Niệm  Xứ  mới  tu tập  được niệm  căn,  ngoài  Tứ  Niệm  Xứ  không



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!