Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 3-3



đâu có chánh niệm, vì chánh niệm là Tứ Niệm
Xứ.

Thưa  các  bạn!  Bây   giờ   các  bạn  đã   rõ: Niệm căn là Tứ Niệm Xứ, Tứ Niệm Xứ là chánh Niệm  của  Phật  giáo.  Như  vậy  các  bạn  không còn lầm lạc pháp của Phật và pháp của ngoại đạo. Phải không các bạn?
Thân   Hành  Niệm   là   một   niệm   có   sẵn trong  thân  hành.  Vì  thế,  người  tu  hành  cần nương  vào  đó   mà  tu  tập  chứ  đừng  tự  đặt  ra niệm  khác  mà  làm  sai  lạc  Phật  pháp.  Ngoài thân hành ra mà dùng niệm khác mà tu tập thì chẳng khác nào lấy đá đè  cỏ, nên nó không thể thành cội gốc niệm căn được.
   ĐỊNH CĂN

Định căn nghĩa là gì? Định là sự bất động nơi  thân  và  tâm  của  chúng  ta,  căn  là  cội  gốc. Vậy  định căn  có  nghĩa  là  nơi  cội  gốc  im  lặng, bất động của thân tâm. Có người hiểu sai lầm định căn,  là  tâm  không  vọng tưởng,  nên  cố  tu tập  ức  chế  tâm,  khiến  cho tâm  không  có  niệm khởi,  như  Thiền  Đông  Độ,   Đại   Thừa…   Hiểu Phật Pháp một cách sai lệch, nên họ dùng ý niệm, tâm niệm để  tu tập. Vì thế, mới có pháp môn niệm Phật, niệm tâm, niệm chú... Vậy muốn có được cội gốc định thì phải tu tập pháp



môn  Tứ   Thánh  Định,  như  trên  đức   Phật  đã dạy:  “Định  căn  cần  tu   tập Tứ Thánh  Định”. Vậy tu tập Tứ Thánh Định như thế nào?
Khi  nào  chúng  ta  tu  tập  viên  mãn   Tứ Niệm Xứ, có nghĩa là lúc bấy giờ tâm chúng ta bất  động  trước  các  pháp  và  các  cảm  thọ,  vì nó đã lìa dục và bất thiện pháp nên trong nội tâm có  bảy  năng  lực  Giác  Chi.  Khi biết  tâm  có  đủ bảy Giác Chi thì dùng chúng mà tu tập Tứ Như Ý Túc.
Muốn tu tập Tứ Như Ý Túc thì đầu tiên chúng ta phải tu tập Định Như Ý Túc. Tu tập Định Như Ý Túc thì dùng năng lực Trạch Pháp Giác  Chi  ly  dục  ly  ác  pháp  nhập  Sơ Thiền.  Đó là  loại  định đầu  tiên  trong  Tứ  Thánh  Định. Ở đây  chúng  tôi  xin  lưu  ý  các  bạn,  hầu  hết  các nhà học giả xưa và nay đều  hiểu lầm lạc về Sơ Thiền, họ cho rằng  khi nhiếp  tâm không niệm khởi là  nhập  Sơ Thiền. Đó  là  hiểu  sai  nên sau này không còn có người nhập được Tứ Thánh Định nữa, chính  cái hiểu sai này của người xưa mà  từ  đó  con đường  nhập  vào  Tứ  Thánh  Định đã bị lấp mất. Do hiểu sai, tu tập sai nên người sau làm mất dấu vết của Phật và chúng Thánh Tăng đi.



Một  khi nhập  được  Sơ Thiền là  chúng  ta đã  có  cội  gốc  chánh  định (định căn).  Từ   đó chúng  ta  mới  có  định thật  sự.  Còn  chưa nhập được Sơ  Thiền  thì chúng  ta  chưa  có  cội  gốc định. Chưa có  cội  gốc  định thì làm  sao nhập định được? Vậy  mà  có  người  vỗ  ngực  xưng tên mình   đã   nhập   Sơ  Thiền,   Nhị   Thiền,   Tam Thiền, Tứ Thiền…  Thật là tội nghiệp cho những người ngu mà không biết mình  ngu !
Muốn nhập Tứ Thánh Định thì phải có đủ bảy năng lực của Giác Chi. Có đủ  bảy năng lực Giác Chi thì mới tu tập Định Như Ý Túc. Có tu tập  Định  Như  Ý    Túc   thì mới  nhập  được Sơ Thiền, chứ đâu phải muốn nhập Sơ Thiền là lúc nào cũng nhập được. Muốn nhập Sơ Thiền phải có đủ điều  kiện  của Chánh Niệm. Nếu Chánh Niệm  tu  tập  chưa đủ  điều  kiện  thì không  bao giờ  nhập  được  Sơ Thiền.  Cho  nên,  chúng  ta phải hiểu Tứ Niệm Xứ chưa viên mãn thì đừng nói đến Sơ Thiền, Nhị Thiền…
Phải nhập cho được Nhị Thiền mới có thể lên từng bậc định cao hơn. Muốn nhập Nhị Thiền phải dùng năng lực Trạch Pháp Giác Chi tu tập Định Như Ý Túc xả trạng thái Sơ Thiền, khi nào  xả  hết  trạng  thái  Sơ Thiền  thì mới nhập  được Nhị  Thiền  và  muốn  tiếp  tục  nhập



các  định cao hơn  thì cũng  phải  dùng  năng  lực Trạch Pháp Giác Chi và Định Như ý Túc  để xả và  nhập  định. Do có  năng  lực  của  Trạch  Pháp Giác  Chi  nên  đức  Phật  dạy:  “Nhập  Sơ  Thiền, Nhị  Thiền,  Tam  Thiền  và  Tứ  Thiền  không  có khó khăn, không có mệt nhọc”.
Đây chỉ có Tứ Thánh Định là những pháp môn tu tập tạo ra cội gốc định (định căn) chân chánh của Phật giáo. Nếu ai tu tập không đúng những pháp môn trên đây là họ đã  tu tập theo tà  thiền,  tà  định,  chứ  không  phải  là  chánh định của Phật giáo.
Tứ Thánh Định là định căn, cội gốc của thiền định. Ngoài Tứ Thánh Định ra, đi tìm cội gốc thiền định thì không bao giờ có thiền định. Tại sao vậy?
Tại vì thiền định của Đạo Phật nhắm vào sự làm chủ sanh, già, bệnh, chết, chuyển hóa nhân  quả,  chấm  dứt  luân  hồi,  chứ  không  phải là những loại thiền định nhắm vào thần thông, phép thuật, biến hóa, tàng hình  để  lừa đảo mọi người của ngoại đạo. Bởi vậy muốn có cội gốc thiền định này thì Tứ Thánh Định cần phải tu tập. Do đó, đức Phật thường nhắc nhở các đệ tử của  mình:   “Định   căn   cần   tu   tập Tứ Thánh Định”.



   TUỆ CĂN

Tuệ căn nghĩa là gì? Tuệ là những hành động tâm thức của chúng ta; căn là cội gốc. Vậy Tuệ  căn  có  nghĩa  là  cội  gốc  trí tuệ  nơi  tâm thức. Có người hiểu sai lầm trí tuệ là ý thức, là sự hiểu biết của ý  thức và  còn cho sự hiểu biết của  ý  thức  là  trí tuệ.  Vì thế,  mới  có  pháp  môn định, tuệ song tu. Sự thật định chưa có thì làm sao có  tuệ.  Vậy  nên  định, tuệ  song tu  chỉ  là điên đảo.
Có người còn cho cái biết (ý thức) mọi sự việc trong hiện tại không khởi theo sáu trần là Tánh giác, Phật tánh, v.v.. Thật là điên đảo tưởng!
Theo quan niệm của Phật giáo Nguyên Thuỷ  thì ý  thức  không  thể  gọi  là  trí tuệ,  là Phật Tánh, tánh giác mà gọi là tri kiến, bởi vì sự hiểu biết của ý thức còn bị giới hạn trong không  gian  và  thời  gian.  Ngược  lại  trí tuệ  của Phật  giáo  thì vượt  khỏi  không  gian  và  thời gian.  Trí  tuệ  vượt  không  gian  và  thời  gian  thì chỉ  có  trí tuệ  Tam  Minh. Như  vậy  có  trí tuệ Tam  Minh thì phải  tu  tập  Tam  Minh. Do đó đức Phật dạy: “Tuệ căn cần tu  tập Tam Minh”.
Vậy tu tập Tam Minh như thế nào?




Muốn  tu  tập  Tam Minh thì phải  nhập  Tứ Thánh Định; muốn nhập Tứ Thánh Định thì phải tu tập Tứ Niệm Xứ; muốn tu tập Tứ Niệm Xứ thì phải tu tập Tứ Chánh Cần; muốn tu tập Tứ Chánh Cần thì phải tu tập bốn loại định:
1/ Định Chánh Niệm Tỉnh Giác

2/ Định Vô Lậu

3/ Định Sáng Suốt

4/ Định Niệm Hơi Thở

Định Niệm  Hơi  thở  gồm  có  mười  tám  đề

mục:



1- Hít,  thở

2- Dài, ngắn

3- Cảm giác toàn thân

4- An tịnh thân hành

5- Cảm giác toàn tâm

6- An tịnh tâm hành

7- Quán thân vô thường

8- Quán thọ vô thường

9- Quán tâm vô thường

10-      Quán các pháp vô thường

11-      Quán ly tham



12-      Quán ly sân

13-      Quán từ bỏ tâm tham

14-      Quán từ bỏ tâm sân

15-      Quán đoạn diệt tâm tham

16-      Quán đoạn diệt tâm sân

17-      Quán tâm định tỉnh

18-      Với tâm giải thoát

Trên đây là những pháp cần tu tập để  đạt được Tam Minh hay nói cách khác, đó là những pháp tu Tam Minh.
Các bạn nên nhớ kỹ, trí tuệ Tam Minh là Tuệ căn của Phật giáo. Nhưng đức Phật dạy: “Giới  sinh  định. Định   sinh tuệ”.  Vậy  giới luật  các  bạn  có  nghiêm  chỉnh  chưa? Giới  luật chưa nghiêm chỉnh  mà  tu  thiền  định thì thiền định đó  chỉ  là  thiền  ảo  tưởng  các  bạn  có  biết chăng?
Thưa các bạn! Các bạn thấy giáo pháp Đại Thừa  Bà  La  Môn,  có  tu  sĩ  nào  nghiêm  trì giới luật đâu mà tu tập đạt được Tam Minh? Họ chỉ tu danh, tu lợi, tu chùa to, Phật  lớn, tu đau, tu bệnh, tu trở thành điên khùng mất trí, v.v..
Người  tu  theo  Phật  giáo  chưa có  trí tuệ
Tam  Minh thì chưa được xem  là  người  có  trí



tuệ, chỉ có tri kiến giải thoát mà thôi. Tri kiến giải  thoát  là  nhờ  có  giới  luật.  Nếu  tri kiến không  có  giới  luật  thì tri kiến ấy  là  tri kiến phàm phu, tri kiến vô minh  hay nói cho rõ hơn là  tri kiến dục  u tối.  Thứ  tri kiến này  không được gọi là Tuệ căn. Cho nên, Tuệ căn ở  đâu là Tam  Minh ở  đó,     Tuệ  căn  là  cội  gốc  của  Tam Minh, Tam  minh  là  pháp  tu  của  Tuệ  căn,  Tuệ căn làm thanh tịnh Tam Minh, Tam Minh làm thanh tịnh Tuệ căn.
Tại  sao chúng  tôi  bảo  Tuệ  căn  làm  thanh tịnh  Tam Minh?  Trước  khi muốn  hiểu  câu  này thì phải  hiểu  hai  chữ  Tuệ  căn.  Vậy  Tuệ  căn nghĩa là gì?
Như  trên  đã  dạy Tuệ căn  là  37 phẩm  trợ đạo.  Nhờ  tu  tập  37 phẩm  trợ  đạo  mà  trí tuệ Tam Minh mới xuất hiện.
Thưa  các  bạn!  Các  bạn  có  biết  37 phẩm trợ đạo là gì không? Khi nêu ra câu hỏi này các bạn  sẽ  cho chúng  tôi  khinh rẻ  các  bạn,  vì  ai cũng biết 37 phẩm trợ đạo là những  pháp môn tu  hành  của  Phật  giáo  Nguyên  thủy.  Nếu  các bạn trả lời như vậy thì chúng tôi đâu có đưa ra câu hỏi này để làm gì?
Về giới luật của Phật mà các bạn thường nghe trong kinh Nguyên Thủy Phật dạy những



bài  kinh mang tên  tựa  đề  như: kinh Tiểu Giáo Giới  La  Hầu  La,  Kinh Đại  Giáo  Giới  La  Hầu La,  kinh Giáo  Giới  Ca Chiên  Diên,  kinh Giáo Giới  A Nan,  v.v.. Như  vậy  37 phẩm  trợ  đạo  là Giới  Hành  của  Đạo  Phật,  bởi  vì  37 phẩm  trợ đạo  là  pháp  môn  tu  tập  ngăn  ác  diệt ác  pháp, ly  dục  diệt ngã  xả  tâm  giúp  cho  tâm  thanh tịnh, tâm thanh tịnh  là  trí tuệ Tam Minh. đức Phật  cho ví dụ: “Khi  tâm thanh tịnh  như nước hồ  trong vắt,  nhìn  thấy  đáy,  rùa  trạch  cá  tôm đều  thấy  cả,  không  có  vật gì  mà  không  thấy”. Khi thấy được như vậy là gì sao các bạn có biết không? Đó  là  cái thấy biết của Tam Minh. Cái thấy  biết  của  Tam  Minh thì không  có  không gian  trải  dài  và  ngăn  cách  và  không  có  thời gian chia cắt quá khứ, vị lai và hiện tại nên giống nước trong suốt như pha lê. Vì thế, chúng tôi  mới  bảo:  “Tuệ   căn   làm thanh  tịnh   Tam Minh”.





CĨ NĂM CÁCH SỐNG


LỜI PHẬT DẠY

1/  Ta  phải  sống  với  tâm  không có tưởng.
2/ Ta  phải sống với tâm không động chuyển.
3/ Ta  phải sống với tâm không chấn động.
4/  Ta  phải  sống  với  tâm  không lý luận.
5/ Ta  phải  sống  với  tâm  từ  bỏ  ngã mạn.


CHÚ GIẢI:
CÁC LOẠI TƯỞNG

Đức Phật  nhắc nhở  chúng ta có  năm cách sống của một người tu theo Phật giáo, nhưng trước tiên chúng ta phải tìm hiểu các loại tưởng như Phật  đã  dạy: Ta phải  sống  với  tâm  không



có tưởng. Vậy bằng cách nào chúng ta sống với tâm không có tưởng?
Muốn  sống   với  tâm  không  có  tưởng  thì phải hiểu biết có bao nhiêu thứ tưởng. Tưởng gồm có 33 loại tưởng:
1/ Sắc tưởng

2/ Thinh tưởng

3/ Hương tưởng

4/ Vị tưởng

5/ Xúc tưởng

6/ Pháp tưởng

7/ Vọng tưởng

8/ Mộng tưởng

9/ Giới tưởng

10/ Định tưởng

11/ Tuệ tưởng

12/ Nhãn tưởng

13/ Nhĩ tưởng

14/ Tỷ tưởng

15/ Thiệt tưởng

16/ Thân tưởng

17/ Ý tưởng



18/ Nhãn tưởng thông

19/ Nhĩ tưởng thông

20/ Tỷ tưởng thông

21/ Thiệt tưởng thông

22/ Thân túc tưởng thông

23/ Tha tưởng thông

24/ Không vô biên xứ tưởng định

25/ Thức vô biên xứ tưởng định

26/ Vô sở hữu xứ tưởng định

27/ Phi tưởng phi phi tưởng xứ định

28/ Khí  công tưởng

29/ Nội công tưởng

30/ Ngoại công tưởng,

31/ Nhân điện tưởng

32/ Khinh công tưởng

33/ Trọng công tưởng

Ba mươi ba loại  tưởng  này  do đâu  mà  có? Do hằng ngày sống trong tâm tư có nhiều ảo vọng,  trừu  tượng  nuôi  dưỡng  bằng  niềm  tin, nên  tưởng  uẩn  hoạt  động  như:  đồng,  cốt  hoặc do bệnh  tật  ngặt  nghèo;  hoặc  do tai  nạn  đột ngột khiến cho tưởng uẩn hoạt động như: các nhà  ngoại  cảm;  hoặc  do dùng  tưởng  tập  luyện



như:  các  nhà  tập  Nhân  điện,   Khí   công,  Võ công, các nhà Thôi miên, các nhà sư Mật Tông, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Nam Tông, v.v... những tôn giáo cầu cơ, cầu hồn và các thầy phù thủy đánh thiếp, đi thiếp, v.v..
   Sắc tưởng nghĩa là gì?

Sắc  tưởng  là  những  hình  ảnh  đã  qua của mọi  người  còn  lưu  lại  từ  trường  trong  không gian do tưởng uẩn bắt gặp.
Sắc tưởng là những hình  ảnh do tưởng uẩn trong ta biến hóa lưu xuất hiện hình  như: nhà, cửa, sông, núi, đất, đá, ánh sáng, hào quang, người, vật, Thần, Thánh, ma, quỷ, linh hồn người  chết,  cõi   Cực  Lạc,  Thiên  Đàng,  Tiên, Phật, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Chúa Trời, v.v..
   Thinh tưởng nghĩa là gì?

Thinh tưởng  là  những âm thanh  do tưởng uẩn trong ta biến hóa lưu xuất hiện hành phát ra âm  thanh  như:  tiếng  nói  chư Thiên,  tiếng kêu,   tiếng   hú,   tiếng   la,   tiếng   thét,   tiếng chuông, tiếng mõ, tiếng khóc, tiếng rên, tiếng tụng  kinh, niệm  chú,  tiếng  nói  đối  đáp  trong ta,  tiếng  gọi  tên,  tiếng  tác  ý,  v.v..  mà  chỉ  có mình  ta nghe, hoặc một vài người nghe được do



có  tu  tập  tưởng  định,  hoặc  do  hoang  tưởng, hoặc do rối loạn thần kinh.
   Hương  tưởng nghĩa là gì?

Hương tưởng là những mùi thơm hay mùi thối  do tưởng  uẩn  trong  ta  biến  hóa  lưu  xuất hiện  hành  phát  ra mùi  hương  thơm  hay  thối như vậy. Mùi hương này nhận được chỉ có người có  tưởng  hoạt  động,   hay  người  tu  thiền  sai pháp  lọt vào  định tưởng  mà  nhận  được mùi hương này.
   Vị tưởng nghĩa là gì?

Vị  tưởng là  những  mùi  vị  cay, đắng,  mặn, ngọt… do tưởng uẩn trong ta biến hóa lưu xuất hiện  hành  phát  ra  mùi  vị  ấy  như  vậy.  Mùi hương này nhận được chỉ người có tưởng hoạt động, hay người  tu thiền sai  pháp  lọt vào định tưởng mà nhận ra được mùi vị này.
   Xúc tưởng nghĩa là gì?

Xúc tưởng là những cảm giác nơi thân, nóng, lạnh, đau, nhức, ngứa, tê, mệt nhọc, v.v.. do tưởng uẩn trong ta biến hóa lưu xuất hiện hành  phát  ra  những  cảm  thọ  như  vậy.  Xúc tưởng này nhận được chỉ có người có tưởng hoạt động, hay người  tu thiền sai  pháp  lọt vào định



tưởng mà nhận được cảm thọ này. Cảm thọ này có ba cách:
1-  Thọ lạc

2-  Thọ khổ

3-  Thọ bất lạc bất khổ

   Pháp tưởng nghĩa là gì?

Pháp  tưởng  là  những  lời   nói,  câu  kinh tiếng  kệ  có  nghĩa  lý  mơ hồ,  trừu  tượng,  không rõ ràng thường khéo léo xảo luận để lừa đảo người khác do tưởng uẩn trong ta lưu xuất hiện hành  phát  ra ngôn  ngữ  như  vậy.  Pháp  tưởng này có được là nhờ có tưởng hoạt động, hay do tu thiền sai  pháp  lọt  vào  định tưởng  nên  pháp tưởng hiện ra.
   Vọng tưởng nghĩa là gì?

Vọng tưởng là những niệm khởi trong tâm của  chúng  ta,  do thất  tình lục  dục  thúc  đẩy  ý thức tưởng sinh ra.
   Mộng tưởng nghĩa là gì?

Mộng  tưởng  là  giấc  chiêm  bao thực  hiện qua sự hoạt động của tưởng uẩn theo tâm trạng thất tình lục dục.
   Giới tưởng nghĩa là gì?



Giới  tưởng  là  những  giới  luật  của  ngoại đạo đặt ra để tu hành. Ví dụ: Giới hạnh của con bò, giới hạnh của con chó, giới hạnh ngồi thiền đau chân cũng phải ngồi cho hết giờ, giới hạnh ngâm mình  trong nước lạnh, giới hạnh tu đứng, giới hạnh tu ngồi, giới hạnh tu nằm, giới hạnh tu  đứng  một  chân,  giới  hạnh  ăn  quá  ít, giới hạnh lõa thể, giới hạnh ăn phân bò... Tất cả những giới hạnh này gọi là giới khổ hạnh do tưởng  uẩn  nghĩ  ra và  bảo  rằng:  ai  giữ  gìn  sẽ được giải  thoát,  sau khi chết  sẽ  được cộng  trú với Trời Phạm Thiên. Nhưng sự thật không ai giữ  giới  này  có  giải  thoát,  thường  là  chịu  khổ đau và cũng không cộng trú với Phạm Thiên được.
   Định tưởng nghĩa là gì?

Định tưởng  là  một  loại  thiền  định ức  chế tâm  như:  Thiền  Đại  Thừa,  Thiền  Đông  Độ, Niệm Phật Tịnh Độ Tông,  niệm chú Mật Tông, Thiền  Minh  Sát   Tuệ,   Lục Diệu   Pháp   Môn, Quán Niệm Hơi Thở, Sổ Tức Quán, Chăn trâu, Công  Án  Tham  Thoại  Đầu,  Thiền  Tri Vọng,
v.v..

   Tuệ tưởng nghĩa là gì?

Tuệ  tưởng  là  những  sự  hiểu  biết do tưởng uẩn hoạt động nghĩ ra. Tất cả những triết học,



những  giáo  lý  của  các  tôn  giáo,  những  sự  mê tín trong dân gian đều do tưởng tuệ của con người.
   Nhãn tưởng nghĩa là gì?

Nhãn  tưởng  là  cái  nhìn   thấy  của  tưởng uẩn  không  phải  bằng  nhãn  thức  (nhục  nhãn) của chúng ta.
   Nhĩ tưởng nghĩa là gì?

Nhĩ tưởng là cái nghe âm của tưởng uẩn không phải bằng nhĩ thức (nhục nhĩ) của chúng
ta.

   Tỷ tưởng nghĩa là gì?

Tỷ  tưởng  là  cái  ngửi  mùi  của  tưởng  uẩn không  phải  bằng  tỷ  thức  (nhục  tỷ)  của  chúng
ta.

   Thiệt tưởng nghĩa là gì?

Thiệt tưởng là cái nếm mùi vị của tưởng uẩn  không  phải  bằng  thiệt  thức  (nhục  thiệt) của chúng ta.
   Thân tưởng nghĩa là gì?

Thân tưởng là cái cảm xúc của tưởng uẩn không   phải   bằng   cảm   xúc   thân   thức   (nhục thân) của chúng ta.
   Ý  tưởng nghĩa là gì?



Ý tưởng là cái nghĩ ngợi phân biệt của tưởng uẩn không phải bằng ý thức (ý căn) của chúng ta.
   Nhãn tưởng thông nghĩa là gì?

Nhãn tưởng thông là một loại thần thông của ngoại đạo thấy mọi vật cách xa ngàn dặm còn gọi là thiên nhãn tưởng thông.
   Nhĩ tưởng thông nghĩa là gì?

Nhĩ tưởng thông là một loại thần thông của ngoại đạo nghe âm thanh xa ngàn dặm còn gọi là thiên nhĩ tưởng thông.
   Tỷ tưởng thông nghĩa là gì?

Tỷ tưởng thông là một loại thần thông của ngoại đạo ngửi mùi hương xa ngàn dặm còn gọi là thiên tỷ tưởng thông.
   Thiệt tưởng thông nghĩa là gì?

Thiệt tưởng thông là một loại thần thông của ngoại đạo nếm được mùi vị cách xa ngàn dặm còn gọi là thiên thiệt tưởng thông.
   Thân túc tưởng thông nghĩa là gì?

Thân tưởng thông là một loại thần thông của  ngoại  đạo  biến  hóa  muôn  hình,  vạn trạng còn gọi là thần túc tưởng thông.
   Tha  tưởng thông nghĩa là gì?



Tha  tưởng  thông  là  một  loại  thần  thông của  ngoại  đạo  hiểu  biết  chuyện  quá  khứ  vị  lai của mọi người còn gọi là tha tâm tưởng thông.
   Không vô biên xứ tưởng định nghĩa là gì?
Là  một  loại  định không  vô  biên xứ  tưởng trong bốn định vô sắc của ngoại đạo.
    Thức  vô  biên  xứ  tưởng  định  nghĩa là gì?
Là  một  loại  định thức  vô  biên  xứ  tưởng trong bốn định vô sắc của ngoại đạo.
   Vô  sở  hữu  xứ  tưởng  định nghĩa là

gì?



Là một loại định vô sở hữu xứ tưởng trong

bốn định vô sắc của ngoại đạo.

    Phi   tưởng  phi  phi   tưởng  xứ  định nghĩa là gì?
Là  một  loại  định phi  tưởng  phi  phi  tưởng xứ tưởng trong bốn định vô sắc của ngoại đạo.
   Khí  công tưởng nghĩa là gì?

Khí  công  tưởng  là  người  dùng  tưởng  uẩn điều khiển khí  lực.
   Nội công tưởng nghĩa là gì?



Nội công tưởng là người dùng tưởng uẩn điều khiển nội lực.
   Ngoại công tưởng nghĩa là gì?

Ngoại công tưởng là người dùng tưởng uẩn điều khiển ngoại lực.
   Nhân điện tưởng nghĩa là gì?

Nhân điện tưởng là  người  dùng tưởng uẩn điều khiển điện lực trong thân người.
   Khinh công tưởng nghĩa là gì?

Khinh công tưởng là người dùng tưởng uẩn điều khiển sức nhẹ như bông.
   Trọng công tưởng nghĩa là gì?

Trọng công tưởng là người dùng tưởng uẩn điều khiển sức nặng như núi đá.
Tóm  lại,  trên  đây  là  các  loại  tưởng  mà đức  Phật  đã   dạy  cho  chúng  ta  đừng  tu  tập, đừng ham mê,  mà  luôn luôn phải  sống  trong  ý
thức.

1/  Ta  phải  sống  với  tâm  không có tưởng.  Xin  các  bạn nhớ  lời dạy này  trong  khi tu tập.
Như  vậy,  khi tu  tập  thiền  định có  những trạng   thái   an  lạc,   có   những   ánh   sáng   hào quang và các loại sắc tưởng; có những tiếng nói



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!