và những âm
thanh kỳ lạ; có những mùi hương thơm
cũng như mùi thối;
có những mùi vị cam lộ
hay những mùi cay đắng; có ngộ nhữngï pháp tưởng dù lời Phật dạy, Tổ dạy
cũng đều không chấp trước phải bỏ xuống. Dù quý bạn tu tập có lục thông
thì như lời Phật dạy các bạn cũng đừng
chấp trước mà
hãy buông bỏ sạch. Các bạn
đừng cho đó là định tướng
mà cứ ôm định
tướng đó là
các bạn sẽ chết theo
Ma. Thiền định mà các bạn tu tập
có những trạng thái tưởng lưu xuất thì các bạn nên cảnh giác, coi chừng lạc
vào tà thiền,
tưởng định mà trở
thành bệnh thần kinh (điên khùng). Chứ không có ích lợi gì cho bạn đâu.
Xin các bạn lưu ý, thiền định của Phật không tu tập như vậy
mà phải luôn
luôn tác ý ly dục, ly ác pháp, xả tâm diệt ngã. Tu tập
rất bình thường không ức chế, với một
tâm bất động trước các pháp và
các cảm thọ, chứ không có định tướng và thần thông nào cả. Cuối cùng,
chúng tôi xin
lưu ý các bạn hãy
nên nhớ lời Phật dạy: “Ta phải sống với tâm không có
tưởng”.
2/ Ta phải sống với tâm
không động chuyển.
Mục đích của
Đạo Phật là tâm bất động trước các ác
pháp và các cảm thọ.
Muốn đạt được mục đích này, nên đức
Phật đã dạy chúng ta phải sống với tâm
không động chuyển. Vậy muốn sống với tâm không động chuyển là phải sống như thế
nào?
Sống với tâm
không động chuyển, dùng ngôn ngữ và lời nói
thì dễ, nhưng với việc tu hành
để đạt được tâm
không động chuyển không phải là dễ.
Lời nói của Phật
thì cô đọng, ngắn gọn, nhưng
chúng ta cần phải hiểu
cho rõ ràng, vì đó
là một pháp
môn phải tu tập hằng
ngày. Như vậy nó
là pháp môn
gì? Đó là pháp
môn như lý tác ý các bạn ạ!
Và lời dạy trên đây là
một câu tác ý.
Vậy các bạn hằng
ngày nên nhắc
tâm mình: “Ta phải sống với tâm
không động chuyển, dù bất cứ một
ác pháp nào, một
cảm thọ nào có
tác động vào thân tâm
ta đến đâu, ta nhất định chết bỏ, luôn luôn phải sống với tâm không động
chuyển”.
Tóm lại, hằng
thường phải nhớ nhắc tâm câu pháp hướng
này thì kết quả sẽ thấy
ngay liền là tâm không động chuyển.
3/ Ta phải sống với tâm
không chấn động.
Lời dạy này
như thế nào?
Làm sao sống với tâm không chấn động?
Có pháp môn nào tu tập để tâm không chấn động không?
Để trả lời những
câu hỏi trên
đây: Đạo Phật ra đời nhằm
để hướng dẫn
con người thoát ra bốn sự khổ đau
của kiếp làm người. Đó là sanh, già, bệnh, chết.
Muốn làm chủ
sanh, già, bệnh, chết thì trước
tiên chúng ta phải tập
sống với tâm không
động chuyển trước
các ác pháp
và các cảm thọ.
Muốn sống với
tâm không động chuyển trước các ác pháp và các cảm thọ
thì chúng ta phải tu tập Tứ Chánh Cần. Khi Tứ Chánh Cần đã viên mãn thì tâm
chúng ta đã ly dục ly ác pháp
phần thô mà về phần
vi tế thì chưa xong. Do đó chúng ta phải tiếp tục tu tập Tứ Niệm Xứ. Khi Tứ Niệm Xứ tu tập được
viên mãn thì phần ly dục ly
ác pháp vi tế
đã được quét sạch,
do đó tâm ta mới bất động. Và lúc
bây giờ ta mới sống
với tâm không
động chuyển. Có đạt được kết quả tâm không động chuyển thì chúng
ta mới có khả năng
tiến tu lên tâm không chấn động,
như lời đức Phật đã
dạy: “Ta
phải sống với
tâm không chấn động”. Vậy tâm không chấn động như thế
nào?
Chấn động là
một sự tác động mạnh vào trong tâm, nếu trong
cuộc sống bình
thường ta vẫn thấy tâm mình bình
tĩnh, nhưng khi trong gia đình, tới những
người thân có một sự kiện
gì xảy ra quá đột ngột thì tâm ta sẽ bị chấn động.
Ví dụ: Được
nghe một cú điện thoại do phòng
Công an báo:
“Đứa con trai
đi học ở thành
phố HCM bị xe
đụng chết”. Khi được tin ấy chúng ta ngất xỉu, đó là tâm
bị chấn động.
Chúng tôi có
một người chị đảm đương lo trong ngoài cả gia đình chồng con và bảo bọc luôn cả
cha mẹ ruột và các em. Chị thường hay bị
chóng mặt, một
hôm đi bác
sĩ, khi khám xong bác sĩ bảo: “Chị sắp chết đến nơi rồi”. Lúc bây giờ chị té xỉu và
hôn mê vài hôm chị mất. Đó là tâm
chị bị chấn động
Được tin cha
hay mẹ mất hay một sự việc gì đột ngột xảy đến, bỗng dưng nước mắt tuôn trào
không dừng được. Đó là tâm bị chấn động. Chúng
tôi có một đứa cháu
trai, khi cha cháu chết, giờ sắp sửa
đem an táng thì cháu nức nở khóc
mà không cách
nào cầm giữ được
nước
mắt. Đó là
tâm bị chấn động. Chúng tôi có biết một người cư sĩ rất thuần thành theo Hòa
Thượng Thanh Từ
tu thiền Đông
Độ, ông thường nhập thất ngồi tu
thiền rất nhiều giờ, nhưng khi người cha mất, ông cũng không cầm giữ được nước
mắt của mình.
Bình thường không có việc gì
làm ông khóc
được, thế mà trước cảnh mất cha, ông
không sao tránh khỏi tâm lý tình cảm thường tình của mọi người.
Đó là tâm bị chấn động.
Do những ác
pháp tác động vào tâm thình lình, khiến tâm mất bình
tĩnh nên bị chấn
động. Những tâm lý này nếu không được tu tập đúng pháp, đúng cách thì khó có
người nào không bị chấn động. Vì thế,
đức Phật trang
bị cho chúng ta một
pháp môn như lý
tác ý: “Ta phải
sống với tâm
không chấn động”. Đây là
câu pháp hướng tâm, nếu hằng ngày thường xuyên tác
ý như vậy thì tâm
sẽ không bị chấn
độâng. Tâm không
bị chấn động
thì tâm được bình tĩnh và an ổn.
Tóm lại,
tâm bị chấn động là
tâm khổ đau. Muốn cho tâm được giải
thoát không còn khổ đau, nên đức Phật dạy chúng ta những phương pháp giúp cho
tâm được bình an, vô sự, bằng phương
pháp dẫn tâm vào chỗ giải thoát.
4/ Ta phải sống
với tâm không lý luận.
Bản chất con
người là hay hơn thua, muốn hơn mọi người
thì phải có lý luận. Khi lý
luận thì phải có sự tranh cãi, tranh chấp. Vì thế, người nào
cũng muốn hay, muốn
giỏi nên phải cố
gắng học tậïp
và nghiên cứu đọc sách
cho thật nhiều, đó
là cố thu thập những
kiến thức hay của mọi người
để dựa vào đó
lý luận, cho mình
là hay, là giỏi. Cái
hay cái giỏi đó là
cái ngu, cái bắt chước, chứ không phải cái hay của chính mình.
Cho nên kẻ hay
lý luận hơn
thua là kẻ nhai lại bã mía của người khác; kẻ hay lý luận hơn thua là kẻ nuôi tự ngã vĩ đại.
Muốn diệt
ngã, xả tâm thì hằng ngày phải sống với tâm
không lý luận.
Lý luận có hai
cách:
1/ Lý luận với
người khác
2/ Tự lý luận
với mình
Ở đây đức Phật
khuyên ta phải sống với tâm
không lý luận.
Lý luận có ảnh hưởng
gì cho sự tu tập của chúng ta mà đức Phật khuyên như vậy!
Bởi tu theo
Đạo Phật mục đích phải đạt được là bất động tâm, ngược lại, sống một mình
mà tâm
hay lý luận,
điều này điều
khác thì tâm làm
sao bất động được. Đó
là tự lý luận
một mình mà Đạo Phật còn không chấp nhận, huống là lý luận hơn thua với người
khác.
Ở đây các bạn
sống không đúng giới hạnh độc trú
thì làm gì tu theo Đạo Phật có kết quả được. Như chúng tôi đã nói ở trên: “Mục đích của Phật
giáo là chỗ
tâm bất động”.
Cho nên thấy người hay nói chuyện, hay lý luận, “Nhất là
khi bắt đầu nhập thất mà
còn đọc kinh sách hay nghe
băng giảng thì biết
rằng những người ấy
tu tập chẳng đi đến
đâu cả”. Tu như vậy làm mất thì
giờ quý báu và còn phí bỏ cuộc đời chẳng ích lợi gì cho mình, cho người khác.
Chính vì thấy sắc là mình, là của mình,
là tự ngã của
mình nên thích
đi nói chuyện,
nên thích đi lý luận hơn thua, khoe khoang với mọi người, đó là tâm phóng dật, tâm chạy theo dục, háo
danh...
1/ Tự lí luận
thấy mình hơn người.
2/ Tự lí luận
thấy mình bằng người.
3/ Tự lí luận
thấy mình thua người.
Người hay lí luận
là người mang đầy
bản ngã, luôn luôn
thấy mình hơn
người. Người
thấy mình
hơn người là người ngu
si; người thấy mình
bằng người cũng
là người ngu
si; người thấy mình
thua người lại
chính là người ngu si nhất. Tại sao vậy? Bởi đó là tâm
đang bị ba kiêu mạn.
Chỉ duy nhất:
“Ta phải sống với tâm không lí luận”.
Người sống với
tâm không lí luận
là người không
thấy mình hơn
người, không thấy mình bằng người,
không thấy mình thua người. Cho
nên sống với
tâm không lý luận là sống vô ngã, sống với tâm không động
chuyển, với tâm
không chấn động.
Đó là sống bất động tâm, sống với
tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự.
Lời dạy
này là
một phương pháp giữ
gìn tâm không phóng dật, nếu chúng ta lấy câu này làm câu
pháp hướng tâm để hằng
ngày tu tập thì tâm không phóng dật rất tuyệt vời.
Khi biết lời dạy này là một pháp
môn có lợi
ích như vậy, thì chúng
ta nên xem nó
là câu đại thần
chú, câu đại minh chú, v.v..
5/ Ta phải sống với tâm từ bỏ ngã
mạn.
Phàm làm người
ai cũng chấp ngã, thường cho sắc, thọ, tưởng,
hành, thức là
ngã, là của
ta, là bản ngã của ta. Do
đó, tâm
thường sinh ngã mạn. Ngã mạn có
ba hình thức:
1. Thấy
mình hơn người
2. Thấy
mình bằng người
3. Thấy
mình thua người
Ba ngã mạn
này mỗi con người đều có đủ, vì thế
con người phải chịu
khổ đau tận cùng. Nếu
ai từ bỏ được
chúng thì thoát khổ.
Vì vậy đức Phật hiểu được điều này rất rõ ràng, nên thường nhắc nhở
chúng ta: “Ta phải sống với
tâm từ
bỏ ngã mạn”.
Biến lời dạy này thành câu
tác ý tức
là pháp môn
như lý tác
ý để thường nhắc tâm từ bỏ
ngã mạn. Nhờ sự siêng năng hằng
ngày tu tập,
tâm ta trở
thành một nội lực
vô ngã. Cuối
cùng đứng trước
các ác pháp và các cảm thọ, tâm
ta bất động. Tâm bất động chính là tâm
vô ngã; tâm vô ngã chính là tâm ly dục ly
ác pháp; tâm
ly dục ly
ác pháp chính là
tâm không phóng
dật; tâm không phóng
dật chính là
tâm thanh thản,
an lạc và vô sự.
Nhìn lại trong tu viện của chúng ta chẳng có mấy người đã sống đúng lời dạy
này. Biết bao người về
đây tu tập
đã làm sai những lời dạy này, vì thế tu hành chỉ uổng công mà
thôi,
và còn xấu hổ với gia
đình, chồng con hay
vợ con hoặc bạn bè coi rẻ: tưởng đi tu làm được những gì, không
ngờ tu hành
chẳng ra gì cả! Đời chẳng ra đời,
đạo chẳng ra đạo. Mượn hình thức Phật giáo ngồi trong mát ăn bát vàng, lại còn
lừa đảo bằng nghề mê tín, dị đoan, lạc hậu,
v.v..
Tóm lại, khi
về tu viện Chơn Như các bạn có tu tập đúng lời Phật dạy không? Thứ nhất là các
bạn “Ta phải sống với tâm không có tưởng”. Vậy
các bạn sống
và tu tập
như thế nào mà người nào
cũng rơi vào các loại tưởng. Như
vậy là các bạn đã
làm sai lời Phật dạy. Các bạn có thấy không?
Từ đây về sau các
bạn hãy từ bỏ
cái thói quen sống và tư tưởng
đó đi và giữ gìn sống và tu tập “Với tâm
không có tưởng”. Khi thấy trạng
thái tưởng thì
hãy mau mau xả sạch không
được để ở trong
tâm, các bạn
có nhớ chưa?
Từ khi về
tu viện các bạn có sống và tu
tập đúng lời Phật dạy “Ta phải sống với
tâm không động chuyển”
không? Vậy các
bạn sống và tu tập như thế nào
mà tâm các bạn
luôn luôn động chuyển, các bạn đi từ thất người này đến thất
người khác; nói
chuyện với người
này rồi
nói chuyện với
người khác, các bạn
tu như vậy có xứng đáng Thánh hạnh độc cư không?
Thân đau sơ sơ một
chút là xem như
gần chết, sợ hãi rên khổ... Tu như vậy là tu để làm gì? Trong khi Phật
dạy: “ta phải
sống với tâm không
động chuyển”. Người
tu theo Phật giáo
mà nhát gan, không
nghị lực thì tu theo Phật có ích lợi gì? Phí công bỏ
cuộc đời vô ích; hay để vào chùa lợi
dụng sức mồ hôi nước
mắt của người khác, để kiếm hạt cơm sống
qua ngày mà không
lao động một tí
nào cả.
Sống như cây chùm gửi ăn nhờ vào
người khác là hèn hạ các bạn ạ!? Đừng mượn Phật giáo làm
danh, làm lợi không tốt. Tu thì phải cho ra tu, tu thì phải tu cho đúng pháp,
đúng lời dạy của Phật, của Thầy,
chứ vào đây
tu, mà tu theo ý của
mình, làm sai
mà không chịu sửa. Bảo đừng nói chuyện mà cứ đi nói chuyện; bảo
sống tâm bất động mà cứ động
tâm nói chuyện; bảo liều chết trước bệnh
tật mà cứ sợ
hãi đi bác sĩ bệnh viện, uống thuốc;
bảo xả tâm mà cứ tu ức chế tâm,
v.v.. Như vậy
các bạn có
tu đúng lời dạy của Phật, của Thầy
chưa? Các bạn có thấy những điều các bạn sai không?
Xét cho cùng
thì các bạn có
tu đúng lời dạy của Phật, của Thầy không? Các bạn
không tu tập đúng lời dạy của Thầy, thì
Thầy quá mệt mỏi, còn lòng dạ nào dạy các bạn được nữa không?
Dạy các bạn, các bạn không
nghe lời, tu sai thì các bạn chịu chứ đừng đổ thừa Thầy dạy sai. Như Minh Tông
tu sai, phá giới hạnh độc cư, độc
trú lại đổ thừa Thầy dạy sai. Phật dạy: “Ta
phải sống với
tâm không động chuyển”,
thế mà Minh Tông tiếp vợ, tiếp con, tiếp
bạn bè. Tiếp như vậy, làm
sao tâm không động chuyển. Tiếp
như vậy có trái với lời Phật dạy không?
Các bạn cứ thử trả lời xem? Tu phá giới
hạnh như vậy,
mà còn bảo với Thầy
là không chấp nhận hạnh độc
cư, một tháng nữa sẽ nhập định Tứ Thiền và thể hiện thần
thông cho Thầy xem. Tâm còn động chuyển
theo dục thế gian như vậy mà dám
phát ngôn một cách bừa bãi xem rẻ danh dự mình.
Người tự phá
hạnh độc cư là người ngu si, “người ngu mà không biết mình ngu là người chí
ngu”. Phá hạnh độc cư
là phá
cuộc đời tu hành của mình. Vậy
các bạn đi tu để làm gì? Tu sao mà nhiều
chuyện quá vậy.
Tu để được giải thoát
thân tâm của
các bạn, chứ đâu
phải giải
thoát cho Thầy
hay cho Phật.
Các bạn về Chơn Như, mục
đích là tìm cầu sự giải
thoát làm chủ
sanh, già, bệnh,
chết, chứ đâu phải về Chơn Như để học nói chuyện. Thích
nói chuyện thì về nhà
nói cho thoả thích.
Tại sao đến Chơn
Như mà không
chấp nhận giới
luật của Chơn Như? Chơn Như không mời thỉnh ai đến tu. Tự nguyện đến đây
thì phải sống trong kỷ luật Chơn Như. Chơn Như đâu phải là nơi tu danh, tu lợi,
tu ăn, tu ngủ; Chơn Như đâu phải là nơi đến đây để an dưỡng, dưỡng lão, v.v..
Tu Viện Chơn
Như là nơi
đào tạo những bậc
Thánh A La
Hán. Cho nên những người còn tham ăn, thích ngủ, thích hội họp
nói chuyện mà muốn
chứng quả A La Hán thì làm sao chứng được?
Những con người
đến Chơn Như tu hành đều không tự
khắc phục mình ăn, ngủ, độc cư trọn vẹn,
nên tự họ đã làm đá nhựa lót đường cho người sau đi. Thật sự họ là những người
rất đáng thương. Họ phá hạnh độc cư của mình
thì không nói, nhưng cũng đáng trách là họ phá hạnh độc cư của người
khác. Một đời tu hành chỉ làm đá lót đường
chẳng ích lợi gì cho mình.
“Ta phải sống với tâm không động chuyển”, lời Phật
dạy như vậy. Thế các bạn lại
đi nói chuyện,
tâm các bạn có động chuyển không? Có đúng lời dạy của Phật không?
Thấy mình tu không
được còn thích
nói chuyện thì nên
về nhà, đừng ở đây
mà làm động
người khác, tội nghiệp cho họ. Bỏ hết nhà cửa vợ con hoặc chồng
con, cha mẹ anh em để vào
đây tu tập. Thế mà các bạn tu tập
như vậy thì tu làm gì vô ích. Hãy về
đi trả lại
cho tu viện một sự
yên tịnh và vắng lặng, nhường lại cho những người có chí tu hành. Phải không
các bạn?
“Ta phải sống
với tâm không chấn động”. Câu này là một pháp
hướng tâm. Vậy lúc nào chúng ta cũng nhớ nhắc tâm tác ý.
Nhờ có tác ý như vậy, khi gặp bất cứ việc gì đau khổ nhất, tâm chúng ta cũng
không bị chấn động.
“Ta phải sống
với tâm không lý luận”. Câu này là một pháp hướng tâm. Vậy lúc
nào chúng ta cũng
nhớ nhắc tâm
tác ý. Nhờ
có tác ý như vậy,
chúng ta mới
tránh được tranh cãi, lý luận,
nói chuyện… Con
người của chúng
ta phần đông là “già
hàm lẻo mép”,
thích lý luận hơn
thua. Người hay
lý luận là người tự làm
động tâm mình, làm khổ mình, làm cho mình không giải thoát.
“Ta phải
sống với tâm
từ bỏ ngã mạn”.
Câu này là một pháp hướng tâm như lý
tác ý. Hằng ngày
phải luôn tác
ý: “Ta phải sống
với tâm không ngã
mạn”. Nhờ có tác ý như vậy tâm ta
mới không giận dữ, mới không thù hận oán
ghét ai. Ngã không
có thì tâm ta bất động trước các ác pháp và các cảm thọ
một cách dễ dàng. Ngã không có thì giải thoát ngay
liền.
Tóm lại, những
lời Phật dạy trên đây, nếu chúng ta hiểu
rõ ý nghĩa
của nó, thì phải
nổ lực, sống cho
đúng lời dạy quý
báu này, thì trước mắt chúng ta sẽ tìm thấy kết quả là
mình đã ra khỏi nhà sanh tử như thật.
PHÂI TỰ CỨU
MÌNH
LỜI PHẬT DẠY
“Các con phải
chuyên cần, tinh tấn, Như
Lai chỉ là người vạch ra con đường.
Các con hãy tự mình cải
thiện, tự mình đoạn diệt ác pháp
và lòng ham muốn và tự mình vươn lên
sống toàn thiện, đó là các con đã tự mình cứu mình ra khỏi tai ương
hoạn nạn khổ
đau của cuộc đời
này”.
CHÚ GIẢI:
Các bạn có
nghe chăng những lời Phật dạy? Tiếng
nói của
Ngài từ ngàn xưa còn vang vọng mãi
trong lòng của mọi người
cho đến ngày nay:
“Các con phải
chuyên cần, tinh tấn, Như
Lai chỉ là người
vạch ra con đường. Các con
hãy tự mình cải
thiện, tự mình đoạn diệt ác pháp
và lòng ham muốn và tự mình vươn lên sống toàn
thiện, đó là các
con đã tự
mình cứu mình ra khỏi tai ương hoạn nạn
khổ đau của cuộc đời này”.
Thưa các bạn! Lời dạy trên đây là lời dạy
tâm huyết của một người cha lành thân thương, lúc nào cũng xem chúng sanh như
con một. Lời dạy này chính
là phương pháp
tu tập thiền định của Đạo Phật. Chúng ta tu tập thiền
định cần lưu ý.
Từ xưa đến nay Đại Thừa,
Thiền Tông và tất cả
các tôn giáo
khác đều không
dạy chúng ta tu tập
thiền định xả
tâm như vậy.
Chỉ có Phật giáo mới có những
phương pháp tu tập thiền định xả tâm,
khiến cho người tu thiền
định nhận ngay ra kết quả giải thoát
nơi tâm mình rất cụ thể và rõ ràng. Thứ nhất đức Phật dạy:
“chuyên cần, tinh tấn”,
tức là phải bền
chí siêng năng không lúc nào biếng trễ, phải luôn luôn
hăng hái sửa đổi cải
thiện những tính ác của
mình và luôn
luôn làm những
điều lành, đoạn diệt những điều
dữ và lòng
ham muốn của mình.
Đúng như lời Phật đã dạy:
“Các con hãy
tự mình cải thiện, tự
mình đoạn diệt ác pháp và lòng
ham muốn”. Nếu không tự mình nổ lực,
khắc phục mình sống
toàn thiện thì chẳng
có ai giúp
mình vươn lên được con đường
thoát khổ này. Vì thế, đức Phật
khuyên chúng
ta: “Hãy tự mình vươn lên sống toàn thiện, đó
là các con đã tự
mình cứu mình ra khỏi tai ương
hoạn nạn khổ đau của cuộc đời này”. Đúng vậy, Con đường thoát
khổ này không có ai giúp mình được, chỉ có
chính mình phải tự siêng năng
tu tập, phải tự sửa mình…
Phàm làm người
ai cũng đều có những lỗi lầm. Có những
lỗi lầm nhưng
biết sửa mình, biết cải hối, biết làm cho mình sống thiện, biết sửa sai những
điều ác để trở thành
sống trong những điều
thiện. Từ những
người xấu trở thành những người tốt đều là những người
biết cải hối, ăn năn, biết xấu hổ với những việc làm ác của mình thì người ấy sẽ trở thành người thiện, người
tốt, người có ích lợi cho mình, cho người,
cho xã hội, v.v..
Lời khuyên dạy
trên đây của đức Phật là một lời nói
quý báu vô
giá, không thể lấy một vật
gì trên thế gian
này mà so sánh
được với những lời dạy này.
Vì lời dạy này
mang đến cho chúng ta
có một cuộc sống an vui và
hạnh phúc nhất trên thế gian này.
Thử đem lời
dạy này
mổ xẻ ra từng ý nghĩa thì nó là một phương pháp thiền sống
động ly
dục ly ác
pháp; nó là một nghệ
thuật
sống không
làm khổ mình,
khổ người và khổ
tất cả
chúng sanh; nó
là đạo đức
nhân bản - nhân quả của con người.
Câu thứ nhất
đức Phật dạy: “Các con hãy tự mình cải thiện”. Muốn hiểu rõ câu này thành một
pháp tu thì các bạn phải hiểu rõ những từ: tự mình, cải thiện. Vậy tự mình cải
thiện nghĩa như thế nào?
Tự mình có
nghĩa là phải
do chính mình không ai
khác hơn mình.
Lời Phật dạy
như vậy, thế mà Đạo Phật ngày nay chuyên tụng niệm, cúng bái, lạy hồng
danh sám hối cho tiêu tội, cầu siêu
cho linh hồn được siêu sanh Tịnh Độ, cầu
an cho bệnh tật
tiêu trừ tai
qua nạn khỏi, niệm Phật cầu vãng sanh Cực lạc, ngồi thiền để kiến
tánh thành Phật,
v.v.. thật là một việc làm không đúng chánh pháp của Phật.
Toàn là
những pháp mê tín
cầu tha
lực, ảo tưởng v.v..
Cải thiện
nghĩa là thay đổi, làm cho tốt, sửa sai, không còn để thói hư tật xấu.
Theo lời dạy
này, nếu một người muốn tu hành
theo Phật giáo
thì phải tự chính
mình sửa sai nhưng lỗi lầm, phải thay đổi những thói hư tật xấu của
mình, chứ không ai làm những việc này cho mình
được. Như vậy, tự mình phải
cải thiện
những hành động
thân, miệng, ý hung ác, dữ tợn, nó còn mang nhiều tính tham, sân, si, hận
thù, ganh ghét, tham lam, ích kỷ, nhỏ hẹp, keo kiệt, v.v..
Tự mình khắc
phục được những lỗi lầm,
những tính xấu, những thói quen nghiện ngập, đó là tu theo Đạo
Phật.
Câu thứ
hai đức Phật
dạy: “tự mình đoạn
diệt ác pháp và lòng ham muốn”. Muốn
hiểu rõ câu
này thành một
pháp tu thì các
bạn phải hiểu
rõ những cụm từ: tự
mình đoạn diệt ác pháp
và lòng ham muốn. Vậy tự
mình đoạn diệt ác pháp
và lòng ham muốn
nghĩa như thế nào?
Cụm từ này
các bạn nên hiểu đoạn diệt ác pháp và lòng ham muốn.
1- Đoạn diệt
có nghĩa là làm cho đứt đoạn, lìa ra
và làm
cho tiêu mất không
còn tới lui được nữa.
2- Ác pháp
có nghĩa là những hành động thân, miệng, ý của mình làm khổ mình, khổ người và
khổ tất cả chúng sanh.
3- Lòng ham
muốn là một danh từ chỉ cho tâm dục của chúng ta. Tâm dục là nguyên nhân
sinh ra
đau khổ của
con người. Người
nào
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!