Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 3-5



không  còn  lòng  ham muốn  là  người  thoát  khổ, là người tu hành đã giải thoát hoàn toàn.
“Tự mình đoạn  diệt  ác  pháp  và  lòng ham muốn”. Ý  nghĩa của  câu này  là  không  ai diệt ác pháp và lòng ham muốn của mình  được mà phải tự chính mình.  Làm sáng tỏ ý này nên cho một vài ví dụ.
Ví dụ: Khi cơ thể bị bệnh đau, tức là thân bị ác pháp. Vậy mình phải tự diệt trừ ác pháp trên  thân  của  mình,  chứ  không  thể  đi  bác  sĩ hay  nằm  bệnh  viện  được.  Dù  có  đi  bác  sĩ  hay nằm bệnh viện là không bao giờ trị hết bệnh được, trị  hết  bệnh  này  thì sinh  ra bệnh  khác. Cho nên, chỉ có tự mình nương theo giáo pháp của đức Phật đã dạy thì mới đoạn diệt tất cả ác pháp, đoạn diệt ác pháp của thân tức là đoạn diệt bệnh  khổ.  Muốn  đoạn diệt bệnh  khổ  thì phải  đoạn diệt lòng   tham  muốn.  Lòng   ham muốn  chính  là  nguyên  nhân  sinh  ra muôn  thứ khổ, bệnh tật cũng do từ lòng tham dục mà ra. Nếu  người  ta  không  tham  dục  thì không  có bệnh  khổ,  cho nên  các  bạn  lưu ý  lời  dạy  trên đây  mà  cố  gắng  tự  mình  đoạn diệt ác  pháp  và lòng ham muốn. Một pháp môn đơn giản nhưng phải thực tập hết sức mới đẩy lui các ác pháp.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Ở  đoạn kinh này đức Phật dạy: “Tự mình vươn lên sống toàn thiện”. Vậy sống toàn thiện như thế nào?
Sống toàn thiện nghĩa là sống không làm khổ mình,  khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Sống  không  làm  khổ  mình,  khổ  người  và  khổ tất  cả  chúng  sanh  là  một  sự  sống   rất  khó, không phải như lời nói suông. Muốn sống như vậy  thì chúng  ta  nương  theo  giới  luật  và  giáo pháp  của  đức  Phật, hằng ngày phải học tập  và rèn  luyện  tu  tập  cho  đúng,  đừng  tu  tập  sai. Nhất là phải sống giới đức giới  hạnh và giới hành của Phật giáo thì chúng ta mới có đủ sức vươn lên sống toàn thiện như lời dạy trên  “Tự mình vươn lên sống toàn thiện”. Lời nói này là một sự khích  lệ  rất lớn đối với những ai tha thiết tu hành để  tìm cầu giải thoát ra khỏi nhà sanh  tử  luân  hồi.  Toàn  thiện  là  mục  đích  của Đạo Phật, vì toàn thiện là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ; toàn thiện chính là tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
Ở  đoạn kinh này đức  Phật dạy: “Các  con đã  tự  mình  cứu  mình  ra   khỏi tai ương hoạn  nạn khổ  đau  của  cuộc đời này”.  Lời dạy này  chỉ  có  mình  mới  tự  cứu  mình  ra khỏi mọi sự  khổ  đau trên  cuộc  đời  này,  ngoài  mình



ra không còn ai cứu mình  được. Phải không các
bạn?

Lời dạy này  đã  xác  định rõ  ràng,  các  bạn đừng dựa vào Thần, Thánh, Tiên, Phật, Bồ Tát, quỉ,  ma cầu  khẩn,  cúng  bái  v.v.. để  nhờ  sự  gia hộ của các Ngài, để được   tai qua nạn khỏi bệnh tật  tiêu  trừ  như  trên  đã  nói,  mà  hãy  tự  mình cứu mình,  không ai cứu mình  được các bạn ạ!
Tóm lại, những lời dạy này rất thực tế và cụ  thể,  nhất  là  pháp  hành,  toàn  là  đạo   đức nhân  bản  –   nhân  quả  sống   không  làm  khổ mình, khổ người. Cho nên, sự tu tập không có khó  khăn,  không  có  mệt  nhọc,  không  có  phí sức.





TỈNH THỨC


LỜI PHẬT DẠY

“Hãy luôn  tỉnh  thức  để  sống  trong chánh niệm thì  mới  có  cuộc  sống  chân chánh an   lành,   thanh  thản và   hạnh
phúc”.




CHÚ GIẢI:
Lời  dạy  trên  đây  rất  cô  đọng, ngắn gọn, khiến  cho người  đọc  khó  hiểu.  Vì  thế,  lời dạy trên  đây  chúng  ta  có  thể  chia  ra làm  hai
vế:

1- Hãy luôn tỉnh thức để sống trong chánh niệm.
2-  Thì  mới  có  cuộc  sống  chân  chánh  an lành và hạnh phúc.
Vế thứ nhất là nhân; vế thứ hai là quả. Nhân  có  tỉnh  thức  thì quả  sẽ  an lành  và  hạnh phúc. Con người  vốn ở   đời thường hay đau khổ là do thiếu tỉnh thức. Vậy tỉnh thức là gì?



Tỉnh  thức  là  sự  bình  tĩnh,  không  mê  mờ, rất tỉnh táo, biết rất rõ, tâm không bị chi phối trong thất  tình lục dục,  trong  kiến chấp,  trong ngã chấp, v.v..
Và chánh niệm là gì? Chánh niệm là niệm thiện,  niệm  không  làm  khổ  mình,  khổ  người. Chữ  “niệm” ở   đây không  có  nghĩa  là  hồi  niệm, ức  niệm  mà  có  nghĩa  là  “nhìn  thấy,  hiểu  biết một cách tường tận, đúng như thật nhân quả, đúng  như Thập nhị  nhân  duyên”. Chánh niệm còn có nghĩa là thân tâm không bị các pháp ác và các cảm thọ gây chướng ngại hay nói cách khác chánh niệm là chỉ cho thân tâm thường thanh thản, an lạc và vô sự; nói theo kiểu đạo đức   chánh  niệm  là  đạo   đức  không  làm  khổ mình,  khổ người; nói theo kiểu tỉnh thức chánh niệm  thì chánh  niệm  có  nghĩa  là  ly  tham,  ly sân, ly si, ly mạn, ly nghi v.v..
Lời khuyên trên đây của đức Phật là muốn chúng  ta  sống  một  đời  sống  được an  lành  và hạnh phúc. Muốn được vậy chúng ta phải tu tập tỉnh thức. Vậy tu tập tỉnh thức như thế nào để được ở  trong  chánh niệm?
Muốn tu tập tỉnh thức để ở trong chánh niệm  thì chúng  ta  luôn  luôn  nương  vào  thân



hành  niệm  nội  hay  ngoại  mà  tập  luyện  với pháp môn như lý tác ý.
Ví  dụ:  Nương  vào  hơi  thở  tác  ý  “Quán  ly tham  tôi  biết  tôi  hít vô,  quán  ly  tham  tôi  biết tôi  thở  ra”  hay  nương  vào  bước  đi  mà  tác  ý “Quán  ly  tham tôi  biết  tôi  đi  kinh hành”  hay theo từng mỗi bước đi tác ý “Ly tham, ly sân, ly si,  ly  nghi, ly  mạn”.  Đó  là  phương cách  tu  tập để được   ở  trong chánh niệm. Vậy chúng tôi ước mong các  bạn hãy  cố  gắng  tu  tập  theo  lời  dạy của  đức  Phật  thì lợi ích rất  lớn sẽ  đến  với  các bạn.





PHÂI TẬP SỐNG ĐÚNG BỐN CÁCH


LỜI PHẬT DẠY

“1/ Thân hành thanh tịnh.

2/ Khẩu hành thanh tịnh.

3/ Ý hành thanh tịnh

4/ Sinh sống thanh tịnh.
Có   sống  như   vậy  mới  chứng  được đạo tri kiến Bồ Đề”.



CHÚ GIẢI:

Đức Phật dạy: “Phải sống đúng thân hành  thanh tịnh”.  Vậy  phải  sống  đúng  thân hành thanh tịnh như thế nào?
Thân hành là những hành động nơi thân, sự hoạt động của thân, thân làm mỗi công việc hằng ngày, v.v..
Thanh  tịnh nghĩa là gì? Thanh  tịnh nghĩa là không làm khổ mình,  khổ người, không làm những điều ác. Thanh tịnh còn có nghĩa thiện pháp.



Cho nên đức  Phật dạy: “Phải sống  đúng thân  hành  thanh tịnh”.   Có  nghĩa  là  hằng ngày trong mỗi hành động của thân đều phải tránh làm điều ác, luôn làm điều thiện, tức là không  làm  khổ   mình,   khổ  người.  Nếu  sống đúng  thân  hành  thanh  tịnh  như  vậy,  thì tâm hồn  sẽ  được  an  vui  thanh  thản  và  vô  sự,  gia đình hạnh phúc, xã hội sẽ có trật tự an ninh và đất nước phồn vinh thịnh trị.
Đức Phật dạy: “Phải sống đúng khẩu hành thanh  tịnh”. Vậy  phải  sống  đúng  khẩu hành thanh tịnh như thế nào?
Khẩu   hành   là   những   hành   động   nơi miệng, sự hoạt động của miệng. Miệng nói ra những  điều  thiện;  thường  nói  ra những  lời  nói ôn   tồn,  êm   ái  và  nhẹ  nhàng,  không  nói  lời hung dữ, không nói dối, không nói thêu dệt, không  nói  xấu  người  khác,  không  nói  lật  lọng,
v.v..

Miệng  phải  ăn  uống  điều   độ,  không  nên ăn uống phi thời; miệng không nên uống rượu, hút thuốc lá, thuốc lào, thuốc phiện, v.v.. vì những chất ấy sẽ làm khổ các bạn.
Thanh  tịnh nghĩa là gì? Thanh  tịnh nghĩa là không làm khổ mình,  khổ người. Thanh  tịnh



còn  có  nghĩa  thiện  pháp,  trong  sạch,  không  uế nhiễm, v.v..
Cho nên đức  Phật dạy: “Phải sống  đúng khẩu hành thanh tịnh”.  Có nghĩa là hằng ngày mỗi khi nói ra điều gì, đều phải tránh nói ra lời ác, luôn nói lời thiện, tức là nói ra lời nói không làm khổ mình, khổ người. Về phần ăn uống  cũng  phải  đúng  cách,  có  điều   độ,  không được ăn uống phi  thời, tránh xa tất  cả  các loại rượu,  thuốc  lá,  thuốc  lào,  thuốc  phiện,  v.v..  Vì đó   là  những  thứ  độc  dược sẽ  mang  đến  cho chúng ta những sự đau khổ, cho mình  và mọi người.
Nếu sống đúng khẩu hành thanh tịnh như vậy thì tâm hồn sẽ được an vui, thanh thản và vô sự, gia đình  hạnh phúc, xã hội có trật tự an ninh  và đất nước phồn vinh,  thịnh vượng.
Đức Phật  dạy:  “Phải sống  đúng  ý  hành thanh   tịnh”. Vậy   phải   sống   đúng   ý   hành thanh tịnh như thế nào?
Ý  hành  là  những  hành  động  suy nghĩ  nơi ý thức, sự hoạt động của ý, ý suy nghĩ ra những điều thiện, ý quán xét tư duy một việc gì, một sắc  tướng,  một  âm  thinh, một  mùi  hương, một mùi vị, một cảm giác, một lời nói một câu văn, thơ, phú, v.v..



Thanh  tịnh nghĩa là gì? Thanh  tịnh nghĩa là không làm khổ mình,  khổ người. Thanh  tịnh còn có nghĩa thiện pháp.
Cho nên đức  Phật dạy: “Phải sống  đúng ý  hành thanh tịnh”. Có  nghĩa  là  hằng  ngày mỗi  khi nghĩ  đến  một  điều  gì, thì phải  tránh suy nghĩ điều ác, luôn suy nghĩ điều thiện, điều lành, không được suy nghĩ điều ác mà phải suy nghĩ  những  điều   không  làm  khổ  mình,   khổ người. Nếu sống đúng ý hành thanh tịnh như vậy thì tâm hồn sẽ được an vui, thanh thản và vô sự, gia đình  hạnh phúc, xã hội có trật tự an ninh  và đất nước phồn vinh,  thịnh vượng.
Người nào sống đúng như vậy mới gọi là sống đúng ý hành thanh tịnh.
Đức Phật dạy: “Phải sinh sống thanh tịnh”.  Vậy phải sinh sống thanh như thế nào?
Sinh  sống  là  những  nghề  nghiệp  làm  ra của cải, tài sản và thực phẩm để có một cuộc sống không thiếu hụt, đói kém. Nhưng nghề nghiệp thì phải chọn lấy nghề nghiệp thiện. Ví dụ:  nghề  săn  bắn,  nghề  chài  lưới,  nghề  đồ  tể giết  trâu,  bò,  heo, dê,  cá,  tôm,  gà,  vịt, v.v.. đó là những nghề ác. Làm nghề nghiệp ác, tức là sinh  sống không thanh tịnh. Cho nên đức Phật dạy: “Phải sinh sống thanh tịnh”.  Sinh  sống



thanh tịnh tức là chánh nghiệp. Chánh nghiệp là nghề nghiệp sống không làm khổ mình,  khổ người và khổ chúng sanh.
Do  sự   sống   không   làm  khổ   mình,   khổ người  và  khổ tất  cả  chúng sanh thì sự sống ấy sẽ mang lại hạnh phúc, an vui cho mình cho người và cho muôn loài vật.
Tóm lại,  nếu chúng ta sống  đúng  như những lời dạy của đức Phật trên đây thì chúng ta  biến  cảnh  sống  ở    thế  gian  này  trở  thành Thiên  Đàng,  Cực  Lạc,  v.v..  Bởi  vậy  có  sống được như vậy thì đâu cần phải theo các tôn giáo để làm gì?
1-        Phải sống thân hành thanh tịnh.

2-        Phải sống khẩu hành thanh tịnh.

3-        Phải sống ý hành thanh tịnh.

4-   Phải   sinh   sống    bằng   nghề   nghiệp thanh tịnh.
Đức Phật dạy: “Có sống như vậy mới chứng được đạo tri kiến Bồ đề”. Nếu một người  tu  theo  Đạo  Phật  mà  không  sống  đúng như những lời dạy trên đây thì làm sao thấy được  sự giải thoát của Phật giáo.





TÁM ĐIỀU  DÀNH CHO BẬC CHÂN TU


LỜI PHẬT DẠY

1- Phật pháp  để  cho người  ít muốn, không phải  để   cho  người  ham  muốn nhiều.
2- Phật pháp để cho người biết đủ, không phải cho người không biết đủ.
3- Phật   pháp   để    cho   người   sống thanh  vắng  không  phải  cho  người  ưa hội họp.
4- Phật pháp để  cho  người siêng năng tinh cần  chứ  không để  cho người lười biếng.
5- Phật pháp để cho người trú niệm không phải cho người thất niệm.
6- Phật   pháp   để   cho  người   thiền định  không phải  để   cho  người  không thiền định.
7- Phật pháp để cho người thiện tuệ không để cho người có ác tuệ.
8- Phật pháp  để cho người không hý luận không để cho người ưa hý luận.



CHÚ GIẢI:
Người tu hành chân chánh theo Phật giáo phải chấp nhận theo tám điều dành cho người  chân  tu.  Nếu không  chấp  nhận  tám  điều này  thì đừng  nên  tu  theo  Phật  giáo,  vì  có  tu cũng không ích lợi gì cho bản thân mà còn làm
hại  mình,  hại  người  và  hại  Phật  giáo.  Người
mà  làm  hại  mình,  hại  người  và  làm  hại  Phật giáo  thì người  đó  là  người  hèn  hạ  nhất,  dám lấy Phật giáo làm nghề sống hay nói cách khác lấy tôn giáo để  lừa đảo người, làm giàu cho bản thân. Trên đời này không có tội nào nặng bằng tội  lấy  Phật  giáo  làm  nghề  sinh  sống,  lừa  đảo mọi người,  gây  ra tình trạng  mê  tín trong  dân gian, dưới mọi hình  thức: cầu siêu, cầu an, cúng sao giải  hạn,  xem  ngày  giờ  tốt  xấu,  đốt  tiền vàng  mã,  tụng  kinh trị  bệnh,  trừ  tà  giải  ách, bắt quỉ, trừ ma, yểm bùa, v.v..
Đạo  Phật  là  đạo  như  thật,  nên  Đạo  Phật chỉ  dành  riêng  cho những  người  ít muốn,  biết đủ, siêng  năng, trú niệm, thiền định, thiện tuệ, không  hý  luận.  Ngược  lại,  những  người  còn ham  muốn  nhiều,  không  biết   đủ, lười  biếng, thất  niệm,  không  ly  dục ly  ác  pháp,  ác  tuệ,  ưa hý  luận  thì không  nên  tu  theo  Phật  giáo.  Và



Đạo Phật cũng không chấp nhận những người ấy, vì những người ấy không xứng làm đệ tử Phật.
Để cho mọi người hiểu rõ từng lời dạy của Phật  trên  đây  chúng  tôi  sẽ  xin  cố  gắng  giải thích rõ ràng hơn.
     Câu  thứ  nhất:  Đức  Phật  dạy:   “Phật pháp để cho người ít muốn, không phải để cho người  ham muốn  nhiều”.  Như vậy người ít ham  muốn  mới  có  thể  theo  tu  tập  với  Đạo Phật,  còn  người  có  tâm  ham  muốn  nhiều  thì xin  vui lòng  đừng nên theo  Phật  giáo  tu  hành, vì  có  tu  hành  cũng  chẳng  tới  đâu,  mà  còn  phí bỏ một đời người chẳng ích lợi cho mình, cho người.
Nếu ai lấy Phật giáo làm cuộc sống hay để kinh doanh  làm  giàu  thì chúng  tôi  xin  đừng nên  làm  như  vậy.  Làm  như  vậy  là  buôn  bán Phật Pháp. Làm giàu sinh  sống như vậy là hèn hạ quí vị ạ! Khi chúng tôi nói điều này xin  các bạn  hãy  suy ngẫm  lại  xem.  Hiện  giờ  có  phải các   tu   sĩ   Phật   giáo   đang  buôn   Thần,   bán Thánh, đang buôn bán kinh sách Phật pháp, đang buôn  bán  sự  mê  tín (giấy  tiền  vàng  bạc, kho  đụn,  nhà  cửa,  xe  cộ,  áo  quần  bằng  giấy…, lại  thêm  một  bộ  đồ  “hải  hội”  mặc  vào  khi  chết



được mau siêu  thoát)  với  giá  cắt  cổ.  Có  đúng vậy không các bạn?
Phật  giáo  là  chỗ  nương  tựa  về  tinh thần và đạo đức cho mọi người thì xin hãy đừng đem bán rẻ, làm mất chỗ nương tựa đạo đức và tinh thần  của  mọi  người.  Nếu  làm  như  vậy  thì sự sống  của  loài  người  trên  hành  tinh này  sẽ  ra sao, các  bạn  có  biết  không?  Từ   xưa  tới  nay người ta vẫn làm như vậy. Câu hỏi có tác dụng
gì???

  Câu thứ hai: Đức Phật dạy: “Phật pháp để   cho  người   biết   đủ,   không phải   cho người không biết đủ”. Người còn nhiều ham muốn chưa biết đủ, thì xin đừng theo Phật giáo tu hành, đừng mặc chiếc áo tu sĩ Phật giáo, mà sống  như  một  ông  nhà  giàu  thì mọi  người  sẽ khinh chê Phật giáo quí vị ạ! Phật giáo chủ trương: “Xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, vậy  mà  tu  sĩ  Phật  giáo  hiện  giờ  có  thấy  ông Tăng nào nghèo đâu!? Tăng sống trong chùa to, Phật  lớn,  tiền  bạc  nhiều,  xe cộ  đầy  đủ,  sống tiện nghi không thua gì những người giàu sang, quyền  thế  ngoài  đời,  trong  lúc  đức  Phật  Thích Ca Mâu Ni từ chỗ giàu sang vua chúa buông bỏ hết,  để  trở  thành  một  ông  Tăng  nghèo  đi  xin ăn  hằng  ngày.  Xin  các  bạn  hãy  quan  sát  lại



xem sẽ  thấy  đời sống  của  tu  sĩ  Phật  giáo  hiện giờ và đời sống của đức Phật và chúng Thánh Tăng ngày xưa có một sự tương phản một trời một  vực.  Nếu  thấy  mình  chưa biết  đủ,  thì xin hãy trở về thế tục, mà sống như mọi người, thì Phật   giáo   mới   không   bị   những   người   khác khinh chê. Nhờ đó, Phật giáo mới là chỗ nương tựa tinh thần vững chắc và có lợi ích thiết thực cho mọi  người,  bằng  ngược  lại  làm  hại  mình, hại  người  và  làm  mất  uy danh  của  Phật  giáo, thì tội ấy rất nặng không thể lấy gì mà nói hết được.
   Câu thứ ba: Đức Phật dạy: “Phật pháp để  cho người sống thanh vắng không phải cho người  ưa hội họp”.  Người  còn  ưa thích hội  họp  thì xin  đừng nên  tu  theo  Phật  giáo,  vì có tu cũng chẳng ích lợi gì. Tạo sao vậy? Tại vì đó là những người nhiều chuyện, người nhiều chuyện là những người xấu, người ác, người không đáng cho chúng ta làm bạn.
Thưa  các  bạn!  Tu theo  Đạo  Phật  mà  còn thích  hội  họp,  thích  nói  chuyện,  thì các  bạn phải  biết rằng  họ  chỉ  là  những  đệ  tử  tu  sĩ  của Bà  La  Môn,  chứ  đệ  tử  của  đức  Phật  thì sống độc  cư, trầm  lặng,  thanh  vắng  một  mình.  Đức Phật không chấp nhận những tu sĩ Bà La Môn



ưa  thích  hội  họp  nói  chuyện,  vì  hội  họp  ưa thích  nói  chuyện  làm  mất  Thánh  hạnh  của  tu sĩ đệ tử Phật. Cho nên, Ngài thường răn nhắc các đệ tử của mình:  “Phật pháp để cho người sống thanh vắng, không phải cho người ưa hội họp”. Vậy thấy tu sĩ nào ưa hội họp nói chuyện  không  thích  sống  thanh  vắng  độc   cư một  mình  thì chúng  ta  biết  ngay đó  là  những tu  sĩ  ngoại  đạo  Bà  La  Môn.  Những  tu  sĩ  như vậy làm hư chánh pháp của Phật, làm hoại diệt Phật  pháp,  làm  cho  Phật  giáo  bị  người  đời khinh rẻ.  Những  kẻ  ấy  là  Ma  Ba Tuần  trong Phật giáo, là Quỷ Vương. Chúng ta là những người  tu  theo  Phật  giáo  hãy  tránh  xa  những loại tu sĩ này. Vì những tu sĩ này không xứng đáng cho chúng ta kính  phục, cung kính  cúng dường và đảnh lễ.
  Câu thứ tư: Đức Phật dạy: “Phật pháp để  cho  người siêng năng, tinh cần chớ không  để   cho  người   lười   biếng”.  Lời  dạy này  rất  thực  tế,  nếu  một  người  tu  hành  theo Phật giáo mà lười biếng thì làm sao tu hành được. Vì chung quanh chúng ta đều là  ác pháp, ác  pháp  từ  bên  ngoài  xâm  chiếm  vào  và  ác pháp từ nội tâm đánh ra, nếu chúng ta không cảnh giác từng phút, từng giây giữ gìn ngăn và



diệt  ác  pháp,  thì chúng  ta  bị  ác  pháp  xỏ  mũi dắt  đi  như  dắt  một  con  bò.  Cho  nên,  người siêng  năng  mới  tu  tập  được chánh  pháp  của Phật,  còn  ai  lười  biếng  thì xin  đừng  tu  theo Phật  giáo.  Vì  tu  như  vậy  chẳng  ích  lợi gì mà còn  làm  hại  cho Phật  giáo,  làm  cho người  thế tục  cười  chê,  khinh  rẻ.  Khi Phật  giáo  bị  người ta khinh rẻ dù bạn sống không đúng kỉ luật chánh hạnh của Phật giáo thì bạn có xấu hổ không?
Cho nên,  Đạo  Phật  có  Tứ  Chánh  Cần  tức là bốn sự phải siêng năng tu tập:
1/ Hằng ngày phải siêng năng tu tập ngăn các ác pháp.
2/ Hằng ngày phải siêng năng tu tập diệt các ác pháp.
3/ Hằng ngày phải siêng năng tu tập sanh các thiện pháp.
4/ Hằng ngày phải siêng năng tu tập tăng trưởng các thiện pháp.
Cho  nên,   “Phật   pháp   để   cho  người siêng  năng tinh  cần,  chứ  không  để   cho người lười biếng”. Các bạn nên nhớ câu dạy này đừng quên thì các bạn sẽ có lợi ích cho đời của bạn.



     Câu  thứ  năm:   Đức   Phật   dạy:  “Phật pháp  để   cho  người  trú  niệm, chứ  không phải để cho người thất niệm”. Người tu theo Đạo Phật cần nên lưu ý và hiểu cho rõ nghĩa này. Trú niệm nghĩa là gì?
Trú niệm là ở  trong chánh niệm, nói rõ nghĩa  hơn  là  ở    trong  niệm  thiện.  Vậy  niệm thiện  nghĩa  là  gì? Là  niệm  không  tham,  sân, si, mạn, nghi,  v.v..
Theo nghĩa  của  Đại  Thừa  và  Thiền  Tông thì trú niệm là ở  chỗ không có vọng tưởng như kinh Kim  Cang dạy: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ  tâm”.   Thiền   Tông  dạy:   “Chẳng   niệm thiện  niệm ác  bản  lai diện  mục  hiện tiền”. Đó  là  lối  trú  niệm  ức  chế  tâm  chứ  không  phải trú niệm xả tâm theo như Phật giáo Nguyên Thủy.
Thất niệm nghĩa là gì?

Thất niệm nghĩa là mất niệm, người ở  đời thường hay để  mất niệm. Mất niệm tức là sống ở   trong  niệm  ác.  Chúng  tôi  cho một  vài  ví  dụ để dễ hiểu hơn.
Ví dụ 1: Có một người tức giận một điều gì mà  chửi  mắng  người  kia;  người  kia tức  giận chửi  mắng  lại  người  nọ.  Người  tức  giận  chửi



mắng lại người khác là người thất niệm. Còn người trú niệm thì không tức giận mà tâm hồn luôn  thanh  thản,  an  lạc  và  vô  sự,  xem  như không có điều gì xảy ra.
Ví  dụ  2: Cơ thể  bị  bệnh  đau nhức  khổ  sở vô cùng, như đau ruột thừa. Người bị bệnh thất niệm  thì rên  la  khổ  sở,  còn  người  không  thất niệm (trú  niệm)  thì tâm thanh thản,  an lạc và vô sự xem như cơn đau chẳng có liên hệ gì đến mình.
Theo nghĩa của Phật giáo thì người trú niệm là luôn luôn ở  trong tâm bất động còn người  thất  niệm  thì luôn  luôn  ở   trong  tâm  dao động. Có nhiều cách trú niệm:
•    Trú  niệm  trên  Tứ   Niệm  Xứ  để   khắc phục tham ưu.
•          Trú niệm trên 18 đề mục hơi thở.

•          Trú niệm trên bước đi (kinh hành).

•          Trú  niệm  trên  thân  hành  (Thân  Hành
Niệm).

•          Trú niệm quán vô lậu.

•          Trú niệm thư giản.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!