VĂN HĨA PHẬT GIÁO
NHỮNG LỜI GỐC
PHẬT DẠY
TRƯỞNG LÃO
THÍCH THÔNG LẠC
NHÀ XUẤT BẢN
TÔN GIÁO
Â
TƯỢNG PHẬT
THÍCH CA MÂU NI
Tượng đồng Đức Phật Thích Ca
Mâu Ni đang tọa thiền xả tâm, xin
các bạn lưu ý hai cánh
tay đang thực hiện
pháp Thân Hành Niệm một cách tuyệt
vời.
Lời nói đầu
Bộ sách “Văn
Hóa Phật Giáo Những Lời Phật Dạy” từ tập 1, 2, 3 đã tạm đủ các pháp hành từ thấp đến cao, nhưng khi tu tập mỗi pháp
còn tùy theo đặc tướng của các bạn,
nếu đặc tướng của các bạn
hợp với pháp nào thì ôm ngay
pháp đó mà tu tập cho đến khi giải
thoát hoàn toàn.
Hôm nay “Lời
Phật Dạy” tập 4 ra
đời là để
cùng các bạn hiểu biết rõ ràng
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
những
danh từ, những ý
nghĩa trong những
bài
kinh Phật thuyết thuộc kinh Nguyên thủy mà những người tu tập chưa chứng
đạo, cứ dựa vào tưởng giải của mình, của
những học giả xưa, rồi luận ra lý này lẽ kia, thành hiểu sai ý Phật, biến giáo pháp chân chánh của Phật thành giáo pháp ảo
tưởng của ngoại đạo Bà La Môn, khiến cho người đời sau tu hành chẳng ly dục ly ác
pháp, nên giới luật đức hạnh
của bậc chân
tu không còn nữa.
Trong tập 4
này chúng tôi chọn một số các bài kinh mà đức
Phật đã chỉ dạy như: kinh Tam minh, kinh Niết bàn, kinh Tiểu không, kinh Đại không, kinh Canki v.v.. mà một
số hệ phái đã hiểu sai nghĩa. Nên
buộc lòng chúng tôi phải chú giải
một cách tường tận làm sáng nghĩa
giáo pháp thực hành và
NHỮNG LỜI GỐC
PHẬT DẠY – TẬP IV
đạo đức của Phật giáo để các nhà học giả
không
còn tưởng giải sai lệch khiến cho giáo pháp của đức Phật mâu thuẫn lại lời dạy của đức Phật.
Sự hiểu lầm
Chánh pháp của Phật đã có hơn 2000 năm từ
khi đức Phật nhập Niết bàn. Những sự
hiểu lầm này khiến cho con đường
chánh pháp của đạo Phật nhiều lúc bị lu mờ.
Do sự
tu hành của các
tu sĩ đời sau không đúng Chánh Pháp, chưa đạt kết quả đến nơi đến chốn, cho nên cứ dựa
trên chữ nghĩa mà giải bằng tưởng tri thì
làm sao hiểu đúng nghĩa chánh
pháp để hành trì cho được! Phải không các bạn? Phật pháp không khó hiểu nhưng vì
không có ngưới tu hành chứng đạo khai
thị nên người ta hiểu
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
sai nghĩa. Hiểu
sai nghĩa nên rất khó tu. Vì
hiểu
sai nghĩa nên người ta nghĩ rằng Phật giáo là tôn giáo
có thần thông pháp thuật cao siêu, chứ người ta
đâu biết rằng Phật giáo chỉ ở chỗ
tâm bất động trước các ác pháp và
các cảm
thọ; Phật giáo chỉ ở chỗ
sống không làm khổ mình, khổ người và khổ cả
hai; Phật giáo chỉ ở chỗ
thiện pháp, vô lậu tâm thanh thản,
an lạc và vô sự. Những trạng thái tâm này là tâm buông xả ly dục ly
ác pháp, là tâm không phóng dật.
Người tu
hành chỉ có nhất tâm quyết buông xả tất cả các
ác pháp thì các bạn đã thành tựu viên mãn ngay liền tức khắc, chứ đâu phải
tu tập khó khăn mệt nhọc.
NHỮNG LỜI GỐC
PHẬT DẠY – TẬP IV
Có người bảo
rằng: tu tập phải có đạo
lực để làm
chủ sanh tử và chấm dứt
luân hồi. Phải nhập
được Bốn thiền,
phải có Tam Minh, phải
có Niết bàn, phải có cõi Cực Lạc, phải có Phật tánh, phải biết ngày giờ chết,
sống chết phải tự tại v.v.. Nghĩ như vậy các bạn đã đi lạc đề, đối với Phật giáo các bạn không nên nghĩ như vậy.
Nghĩ như vậy
vô tình các bạn biến Phật giáo thành một tôn giáo thần thông; nghĩ như vậy vô tình các bạn biến Phật giáo thành một tôn giáo
để làm gạch nối giữa con người và thế giới siêu hình;
nghĩ như vậy vô tình các bạn biến
Phật giáo thành một bản thể thường hằng vĩ đại
của vạn hữu; nghĩ như vậy
nên vô tình các bạn đưa ra những lý luận,
những triết lý cao siêu tuyệt đỉnh của
trí tuệ như trí tuệ Bát Nhã
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
(Tánh
không); nghĩ như vậy vô tình các bạn
biến Phật giáo thành một tôn giáo
mê tín v.v.. Do những sự
nghĩ sai lệch
ấy, biến Phật giáo thành một triết học vi diệu cao siêu để tranh luận hơn thua với các hệ phái khác,
tôn giáo khác và cũng chính để lý luận đánh lừa mình và mọi người.
Kính
thưa các bạn! Phật giáo không phải là tôn giáo;
không phải là đảng phái chánh
trị; không phải một đế quốc lợi dụng thần quyền cai trị thế giới.
Phật giáo chỉ là một
nền đạo đức nhân bản -
nhân quả của loài người. Lời Phật dạy là những ngôn ngữ bình
dân, giản dị, Phật chỉ có nhắc
lại những gì của con người đã có sẵn, chứ không sáng tạo ra cái gì mới cả
và cũng không bịa đặt, thêu dệt những chuyện ảo tưởng, hư cấu, và cũng kkông sử dụng quyền năng siêu việt
NHỮNG LỜI GỐC
PHẬT DẠY – TẬP IV
của bản
thân mình để lừa đảo mọi người
theo mình.
Nếu hiểu Phật giáo theo cách cao
siêu ảo tưởng thì sẽ sai nghĩa.
Khi tu tập
ly dục ly ác pháp, tâm trở thành bất động trước các ác pháp
và các cảm thọ thì tâm thanh tịnh
hoàn toàn. Tâm thanh tịnh hoàn
toàn thì tự có bảy năng lực Giác Chi xuất hiện.
Bảy năng lực
Giác Chi xuất hiện tức là Tứ Thần Túc. Khi có Tứ Thần Túc
bấy giờ các bạn muốn sử dụng như thế nào tùy ý.
Kính thưa
các bạn! Người tu sĩ Phật giáo không
bao giờ thị hiện thần thông, chỉ thị hiện
một đời
sống đức hạnh giải
thoát làm chủ sanh, già, bệnh, chết
mà thôi.
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
Tập 4 Những
Lời Phật Dạy chúng
tôi cố gắng giải thích để các bạn
hiểu đúng nghĩa của Lời Phật Dạy.
Trong khi
chú giải nghĩa lý này chúng tôi đứng trên cương vị một người đã từng tu tập những lời Phật dạy đã
làm chủ được 4 sự đau khổ: sanh,
già, bệnh, chết mà chú thích chứ
không bị ảnh hưởng những kinh sách tưởng giải của các hệ phái khác.
Nếu ai bảo rằng chúng tôi chú thích sai thì hãy tu tập làm chủ được sanh,
già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi thì mới luận bàn, còn nếu
chưa làm chủ được THÂN
– TÂM – CẢNH còn
bị trôi lăn trong lục đạo thì
xin quý vị hãy nên lắng nghe để
suy ngẫm.
NHỮNG LỜI GỐC
PHẬT DẠY – TẬP IV
Tóm lại, đạo
Phật chỉ khơi
lại nền
đạo đức
của loài người bằng chương trình giáo dục đào tạo ba
cấp Giới, Định, Tuệ và tám lớp học Bát Chánh Đạo.
Tám lớp học
này để đào tạo thành những người có đủ đức
hạnh: Sống không làm khổ mình, không làm
khổ người và không làm khổ tất cả chúng sanh.
Tức là tâm bất động trước các ác
pháp và các cảm thọ hay nói cách
khác là “ Tâm thanh thản, an lạc và vô sự”.
Cho nên, mục
đích của Phật giáo
là đạo đức nhân bản –
nhân quả; là tâm bất động, chứ không phải đào tạo thành ông Thánh, ông Thần nào mà chỉ đào tạo
con người thực là con người có đạo đức sống trong cảnh thế gian
nhưng luôn được an lạc
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
hạnh phúc,
chớ chẳng phải tu hành để cầu
mong khi chết
được sanh lên cõi Cực
lạc hay
Thiên đàng
gì cả.
Kính thưa
các bạn! Tập sách nhỏ này ra đời nhằm chỉnh
đốn những điều xưa nay hiểu sai lầm về những lời dạy của Phật, để mọi người hiểu cho đúng nghĩa
của Phật giáo mà không bị ảnh hưởng sai
lệch làm mất đi ý nghĩa những lời nguyên
thủy của đức Phật đã dạy.
Sau
cùng, với tập sách nhỏ này chúng tôi ước mong nó sẽ mang laị sự lợi ích lớn cho quý vị trong cuộc sống hiện tại.
Kính ghi
Thích Thông
Lạc
CHÁNH ĐẠO,
TÀ ĐẠO
LỜI PHẬT DẠY
‚Lành thay,
Vàsettha những Bà La Môn tinh thông ba tập Vedà không biết,
không thấy con đường đưa đến cộïng trú
Phạm Thiên mà thuyết dạy: ‚Đây là trực đạo,
đây là chánh đạo
hướng đến, dẫn đến cộïng trú với Phạm Thiên cho những
ai thực
hành theo. Thật không có sự kiện ấy‛.
(Kinh Trường
Bộ tập I, kinh Tevija trang 414)
CHÚ GIẢI:
Sự lầm lạc rất
lớn trong tư tưởng của những kinh sách phát triển sau này là các học giả thường
cho rằng tất cả các pháp môn đều là những phương tiện di chuyển, điều này rất
sai. Trong kinh sách
Nguyên Thủy Phật
dạy:
‚Những
Ba La Môn đều chấp nhận giáo pháp của
mình: ‚Đây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng
đến, dẫn đến cộng trú
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
với Phạm
Thiên cho những ai thực
hành theo‛. Hiện giờ, các nhà học giả tưởng giải cũng giống như các Bà La Môn ngày xưa,
tin tưởng một cách mù quáng nơi pháp môn tu học của mình,
trong khi họ chưa
chọn được cho mình một vị Thầy
chứng đạt chân
lý, cứ dựa vào những kinh sách phát triển sau thời đức
Phật, những kinh đó chỉ dạy sao thì họ
tin như vậy, không chịu
suy tư quán
xét coi có
đúng như thật hay không?
Trong khi đức Phật dạy:
‚Chớ có tin
vào kinh tạng‛. Trước
khi tin vào một pháp môn nào thì phải chọn cho mình một vị Thầy
chứng đạt chân lí, nhờ vị
thầy ấy khai thị cho mình
giác ngộ chân
lí. Giác ngộ được chân lí thì lòng tin của các bạn
không còn mù quáng. Nếu
các bạn chưa giác ngộ
chân lí mà chỉ dựa vào những lời
trong kinh sách phát triển sau này rồi
dán nhãn mác của đức Phật
liền các bạn tin tưởng, thì lòng tin của các bạn không phải
là chánh tín.
Trong khi đó đức Phật
thường nhắc nhở
các bạn: ‚Chớ
có tin vào kinh tạng‛.
Cho
nên, các
bạn muốn tu
hành thì hãy cẩn thận
tìm một vị Thầy sống
đúng giới luật, không
hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt
nào trong giới luật,
luôn thân cận
tìm hiểu một vị Thầy
NHỮNG LỜI GỐC
PHẬT DẠY – TẬP IV
tâm đã diệt trừ tham pháp, sân pháp, si pháp. Chọn được một
vị Thầy như vậy giúp đỡ các bạn
sẽ giác ngộ được chân
lí không có khó khăn,
không có mệt nhọc. Giác
ngộ được chân lí thì lòng tin của
các bạn bấy giờ không còn là lòng tin mù quáng nữa các bạn ạ! Khi giác ngộ được
chân lí là nhờ một vị Thầy đã chứng đạt chân lí khai thị, từø đó các bạn có thể mạnh
dạn bảo rằng: ‚Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm‛.
Còn khi các bạn
chưa tìm được một vị Thầy
chứng đạt chân
lí chỉ dạy thì các các bạn đừng
dựa vào kinh sách suông
mà nói lời trên, đó là các bạn sai. Bởi vì các bạn chưa giác ngộ
chân lí. Các bạn có nhớ mười điều không
nên tin mà đức Phật đã nhắc nhở mọi
người không? Khi đức
Phật dạy: ‚Chớ có tin vào
kinh tạng‛. Vì tin vào
kinh tạng là tin mù quáng các bạn ạ! Do tin mù quáng, nên
mới bảo rằng: ‚Các pháp môn là phương tiện di chuyển để đi
đến một
địa điểm cứu
cánh nhất định”.
Thưa các bạn!
Chúng ta sinh ra từ nhân quả, cho nên
con người của
chúng ta là con
người của nhân quả, con người của nhân quả là con người của tham, sân, si. Con
người tham, sân, si là con
người đau khổ. Vậy muốn thoát
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
ra mọi sự
đau khổ này thì phải có phương pháp giáo dục đào tạo và uốn nắn làm cho con người
nhân quả thiện, ác trở thành con người toàn thiện. Cho nên pháp của Phật dạy:
‚Ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp‛. Khi diệt
hết ác
pháp thì con người nhân
quả thiện ác
đã chuyển biến
trở thành con người toàn thiện.
Kính thưa các bạn! Sự hiểu biết về những pháp môn
giáo dục đào tạo con người của Phật giáo
sống có đạo đức không làm khổ mình, khổ
người mà các nhà học giả hiểu nó như là một phương tiện để di chuyển thì các bạn
nghĩ sao? Có đúng không
các bạn? Thật
là một sự hiểu
biết không đúng nghĩa,
hiểu biết như vậy thật là
quá sai lầm.
Kinh sách Phật là một chân
lí của loài người thì không thể nào là một phương tiện di chuyển
được. Cho nên, các
kinh sách phát triển sau này
xác định những pháp
môn tu tập và
rèn luyện của
Phật giáo như
là phương tiện di chuyển
như một cỗ xe
thì điều đó chúng tôi
không chấp nhận,
đây là một sự
sai lầm
quá lớn trong
giáo lý của Phật giáo phát triển (Bắc Tông).
Kính thưa các bạn! Giáo pháp tu hành của
Phật giáo là
giáo pháp dạy đạo đức làm Người,
NHỮNG LỜI GỐC
PHẬT DẠY – TẬP IV
làm Thánh,
thì làm sao gọi là
phương tiện di chuyển
như một chiếc
xe được. Phải không các bạn? Giáo
pháp dạy những hành động đạo đức
về thân,
về khẩu, về
ý, để làm
người có đạo đức,
để làm Thánh
thoát khỏi kiếp luân
hồi sanh tử. Giáo pháp ấy là những bài kinh giảng dạy học tập để cho mọi
người thông hiểu những hành động đức hạnh (Giới
hành, Giới hạnh, Giới đức) cao thượng và làm lợi ích rất
lớn cho kiếp sống của loài người. Giáo pháp của Phật là một chân
lí chân thật không
có mơ hồ, hư ảo. Chân
lí chân thật ấy
là một sự thật của
con người thì làm sao gọi
giáo pháp đó
là phương tiện di chuyển được!?
Nếu các bạn
có hiểu biết đúng như vậy thì hằng ngày các bạn mới rèn luyện tu sửa những hành
động thân, khẩu, ý sai quấy của mình để
trở thành những hành động có đạo đức, nhờ hằng
ngày tu sửa
mới thấm nhuần
để trở thành những
thói quen đạo đức sống
không làm khổ mình, khổ người và
khổ cả hai.
Bởi vì
chúng ta là những con người
còn đang sống trong vô minh, màn
vô minh đã che phủ
dày đặc, khiến
cho sự hiểu biết của
chúng ta rất mù mờ, không
rõ ràng, thường
lấy giả làm thật,
lấy sai làm
đúng, lấy khổ
làm vui...
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
nên hằng
ngày sống chung
với mọi người thường có những hành động vô tình đã
làm khổ người, khổ mình và khổ tất
cả chúng sanh. Đó là những hành động
thiếu đạo đức nhân bản – nhân quả. Cho nên, thường sống trong ác
pháp, vì thế, phải chiïu khổ vô cùng vô tận, từ đời này sang đời khác.
Vốn loài
người chưa rõ đạo đức
nhân bản
– nhân quả,
nhờ đức Phật tu hành chứng đạo, thấu rõ
lí nhân quả, nên Ngài
chỉ dạy đạo đức này cho
con người, để họ tự
chuyển hoá ác thành thiện, khổ thành vui.
Bài pháp đầu tiên của đức Phật, Ngài
đã đưa ra bốn chân lí của
loài người để
xác định nhân quả
ác pháp và thiện pháp.
Xác định nhân quả
ác pháp và thiện pháp tức là xác
định sự thọ khổ và thọ vui của con người. Ngài còn chỉ rõ cho chúng ta biết:
Con người sinh ra vốn là đau
khổ, nên
chân lí đầu tiên của Ngài chỉ
thẳng cho loài người
biết con người là một khối
khổ (Khổ Đế). Nhưng
cái khối khổ đó
phải từ nguyên nhân nào sinh ra?
Cho nên,
tiếp đến chân
lí thứ hai đức Phật
đã xác định và chỉ thẳng rõ ràng nguyên nhân sinh
ra đau khổ là lòng
ham muốn của mọi người
(Tập Đế). Lòng ham muốn
của mọi
NHỮNG LỜI GỐC
PHẬT DẠY – TẬP IV
người (Tập Đế)
là nơi tập họp mọi sự đau khổ. Đó
là một điều
chắc chắn không
còn ai phủ nhận
được. Vì thế,
nó mới được gọi là
chân líù thứ hai của Phật giáo.
Tại sao chúng
tôi thường hay nhắc đến bốn chân lí này rất nhiều lần?
Kính thưa
các bạn! Chúng
tôi nhắc đi nhắc
lại nhiều lần những chân
lí này là vì muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của nó mà những
đệ tử của Phật không thể lầm lạc được. Bốn chân lí này rất quan trọng cho đời sống
tu hành của các bạn. Cho
nên, càng nhắc
nhở nhiều thì các bạn
càng lưu ý bốn chân
lí này nhiều hơn. Nếu
giáo pháp nào
không có bốn chân
lí này thì các bạn đừng
tin, vì nó không phải
là pháp môn cứu cánh
giải quyết mọi sự
khổ đau của các bạn.
Nguyên nhân
sinh ra đau khổ
chính là lòng dục, dục là gốc của
các ác pháp, mà mỗi người ai ai
cũng không thoát
ra khỏi sự trói buộc
của vòng tay
nó. Nó thực
hiện theo qui luật nhân quả, có thể nói con người là
“Thừa tự của nhân quả” sinh ra từ nhân
quả, ngoài nhân quả ra không có con
người. Vì thế,
thân tâm của con
người thường hành động theo
nhân quả. Như vậy, các bạn đã biết
rõ thân tâm con
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!