Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 4-4



khổ người tức là dạy sơ thiện, trung thiện, hậu thiện. Nghe dạy đạo đức như vậy ai mà không muốn tu. Phải không các bạn?
Chỉ có từ bỏ được tâm tham là các bạn đã chấm  dứt được  sanh tử  luân  hồi,  chứng  quả  vô lậu A La Hán, quá dễ dàng không có khó khăn, không  có  mệt  nhọc,  không  có  phí  sức.  Vậy  mà mọi người chịu ảnh hưởng của kinh sách tưởng giải  rồi  nghĩ  rằng  quả  A  La  Hán  tu  rất  khó khăn.
Vậy  các  bạn  hãy  nghe  tiếp  lời  đức  Phật:
‚Người   gia trưởng   hay con vị  gia trưởng hay  một người sinh  ở  giai cấp hạ tiện nào nghe pháp ấy. Sau khi  nghe pháp người ấy sinh  lòng tín ngưỡng Như  Lai. Khi có lòng tín ngưỡng  ấy,  vị  ấy  suy nghĩ:   ‚Đời  sống gia  đình  đầy   những   phiền   trược,   con đường  đầy  những  bụi  đời.  Đời  sống  xuất gia phóng khoáng như  hư không. Thật rất khó cho một người  sống  ở   gia đình có  thể sống theo Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn  toàn  thanh tịnh,  trắng bạch  như  vỏ ốc.  Vậy  ta  nên  cạo  bỏ  râu tóc,  đắp  áo  cà sa, xuất gia, từ bỏ gia đình‛. Một thời gian sau,  người  ấy  bỏ  tài  sản  nhỏ,  bỏ  tài  sản lớn,  bỏ  bà  con quyến  thuộc  nhỏ,  từ  bỏ  bà



con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu  tóc đắp áo cà  sa  và  xuất  gia  từ  bỏ  gia  đình,  sống không nhà cửa!‛.
‚Khi đã  xuất  gia như vậy,  vị  ấy  sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, đầy đủ oai nghi  chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong  những lỗi nhỏ  nhặt, thọ lãnh  và  tu  học trong  giới  pháp,  thân nghiệp, ngữ nghiệp thanh tịnh. Mạng sống trong  sạch  giới  hạnh  đầy  đủ,  thủ  hộ  các căn, chánh niệm, tỉnh giác và biết tri túc‛.
Đoạn  kinh trên  đây  là  chỉ  cho con đường Phạm hạnh mà những ai muốn làm chủ sanh, già,  bệnh,  chết  và  chấm  dứt  luân  hồi  đều  phải đi con đường này, không thể còn có một con đường   nào   khác  hơn  được nữa.   Nếu   có   con đường  nào  hơn  khác  nữa  thì đó  không  phải  là con đường của đạo Phật mà đó là con đường lừa đảo  của tà  giáo ngoại  đạo lường  gạt  người. Xin các bạn nên lưu ý.
Các bạn hãy đọc kỹ lại đoạn kinh trên, vì trước  khi tuyên  bố  con đường  này  đức  Phật  đã xác  định cho chúng  ta  biết:  “Bất  cứ  một  người nào   muốn  đưa  ra  một  giáo   lý  chỉ   dạy   con đường  tu  tập  giải  thoát  sinh  tử  luân  hồi  thì phải  là người chứng đạt được 10 danh hiệu như đoạn kinh  trên đã nói:



1- Bậc A La Hán

2- Bậc Chánh Biến Tri

3- Bậc Minh Hạnh Túc

4- Bậc Thiên Thệ

5- Bậc Thế Gian Giải

6- Bậc Vô Thượng  Sĩ

7- Bậc Điều Ngự Trượng Phu

8- Bậc Thiên Nhân Sư

9- Bậc Phật

10- Bậc Thế Tôn’’

Người  chứng  đạt  được  10  danh  hiệu  này mới dám đưa ra con đường duy nhất cứu cánh giải   quyết   mọi  sự   khổ   đau  của   kiếp   người. Trong  khi thực  hành  tu  tập  thì pháp  hành  rất thực tế, cụ  thể  qua những  hành động  sống  đều được gắn liền trong đời sống bình  thường hằng ngày,  vì  nó  là  đạo   đức nhân  bản  -  nhân  quả sống không làm khổ mình,  khổ người. Cho nên, ngay  trong  cuộc  sống  bình  thường  hằng  ngày mà  tâm  tham,  sân,  si  đều   đã  được từ  bỏ  và đoạn diệt một  cách  tự  nhiên.  Bởi  vậy,  không còn có con đường nào khác hơn được nữa.
Xin  các  bạn  lưu  ý  và  đọc  lại  đoạn  kinh trên để  hiểu thấu suốt lời dạy của Phật, nó không phải là lời  nói suông mà là một sự sống



của những bậc Thánh A La Hán. Cho nên, các bạn  đừng xem thường những lời dạy này. Đó là những  lời dạy  tâm  huyết  của  đức  Phật  gửi  lại cho đời sau một thông điệp nói về sự sống giải thoát  mọi  sự  khổ  đau của  kiếp  người  mà  đức Phật đã chỉ rõ mục đích của nó là tâm bất động trước  các  pháp  ác  và  các  cảm  thọ,  đó  là  tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
Kính  thưa các bạn! Con đường ấy là con đường Thánh thiện luôn luôn gắn liền với sự sống  hằng  ngày  của  mọi  người  rất  chân  thật, chứ  không  có  mơ  hồ,  trừu  tượng  ảo  giác  chút nào, nó không giống như những con đường ảo tưởng của các tông phái các tôn giáo khác.
Đây  các  bạn  hãy  lắng  nghe  đức  Phật  chỉ dạy con đường giải thoát rất thực tế và  cụ thể. Sự  giải  thoát  ấy  chính  nơi  trạng  thái  tâm  của các  bạn  mà  không  ai  không  nhận  ra  được:
‚Này  Vàsettha, Ngươi  nói Tỳ  kheo không có  ái  dục, Phạm  thiên không có  ái  dục. Vậy   giữa   Tỳ   kheo  không có   ái   dục với Phạm thiên không có ái dục, có thể có một sự cọâng hành,  cộng trú không?
- Thưa Tôn giả Gotama, có thể được.




Lành  thay!  Này  Vàsettha  Tỳ  kheo  sau khi  thân hoại mạng chung  sẽ  cộng trú với Phạm thiên. Thật có thể có sự kiện ấy‛.
Đọc đoạn kinh này  ai  cũng biết con người thường  đau khổ  là  vì tâm  ái  dục. Nếu  tâm  dục ái  hết  thì con người  giải  thoát,  không  còn  đau khổ  nữa.  Có  phải  vậy  không  các  bạn?  Đó  là một  sự  chân  thật  cụ  thể  không  mơ  hồ,  trừu tượng mà không còn ai dám cho rằng đây là không đúng.
Muốn  từ  bỏ  tâm  dục  ái  thì  chỉ  có  con đường  duy  nhất  của  đạo  Phật  như  đoạn kinh trên  đã  dạy,  ngoài  con đường  ấy  ra, thì không còn  có  con đường  nào  khác  nữa.  Cho nên,  Bà La Môn bảo rằng: ‚Đây là trực  đạo, đây là chánh đạo. Mọi pháp môn đều dẫn đến nơi cứu cánh  giải thoát‛, đó là lời nói suông. Lời nói suông là lời nói không chỉ rõ mục đích giải thoát rõ ràng, cụ thể.





CÁI THẤY, CÁI NGHE, CÁI CÂM THỌ,
CÁI TƯỞNG, CÁI THỨC TRI KHƠNG PHÂI CỦA CON NGƯỜI


LỜI PHẬT DẠY

‚Vậy này Bàhiya, Ngươi cần phải học tập như sau: ‚Trong cái thấy sẽ chỉ là  cái  thấy. Trong   cái  nghe  sẽ   chỉ  là cái nghe. Trong  cái thọ tưởng sẽ  chỉ là cái thọ tưởng. Trong  cái thức tri sẽ  chỉ là  cái  thức  tri‛. Do   vậy,  này Bàhiya, Ngươi không là chỗ ấy‛.
(Tạng kinh Phật Tự Thuyết trang 298)


CHÚ GIẢI:
Trong  kinh sách  tưởng  giải  phát  triển sau thời đức Phật thường cho rằng: cái biết, cái thấy,  cái  nghe  là  Phật  tánh,  còn  ở  kinh này đức  Phật  lại  dạy  khác:  ‚Cái  biết,  cái  thấy, cái   nghe   không phải   là   Ngươi,    là   của Ngươi‛. Sau khi ngộ  được lý  này,  Bàhiya  là



một tu sĩ ngoại đạo đã giác ngộ được Niết Bàn và chứng quả A La Hán.
Câu  chuyện  xảy  ra  trong  thời  đức   Phật như   sau:  ‚Bà   La  Môn  Bàhiya   được   mọi người cung kính, tôn trọng, cúng dường… nên  Ông  nghĩ   rằng:  ‚Với  ai là  bậc  A  La Hán hay đang  đi trên đường A La Hán, thì Ta là một trong những  vị ấy‛. Được biết những  tư  tưởng  này,  có  một  người  thân của  Bà  La Môn Bàhiya  nói: ‚Này  Bàhiya, Ngươi   không phải  là  A  La  Hán  và  cũng không phải  người  đang  đi  trên  con đường A  La   Hán.   Ngươi   không có   đạo   lộ   ấy. Ngươi  nên đến yết kiến Tôn Giả Gotama, bậc A La  Hán Chánh Đẳng Giác thì  người sẽ rõ‛.
Sau khi đến  gặp  Tôn  Giả  Gotama  ba lần hỏi đạo, trong khi đức  Phật đang đi khất thực, nên không thể giảng nói dài dòng được.  Vì thế đức Phật chỉ thẳng: ‚Cái biết, cái thấy, cái nghe  không phải  là  ta,  là  của  ta,  là  bản ngã  của  ta‛.  Khi được đức  Phật  trả  lời  như vậy  thì Bàhiya  đã  hiểu  rõ  con đường  dẫn  đến giải thoát không có gì hơn là các pháp trên thế gian này không có vật gì là ta, là của ta, là bản



ngã của ta chỉ cần buông xuống biết là ngay đó chứng quả A La Hán.
‚Buông  xuống đi! Buông xuống đi!

Chớ giữ làm chi có ích gì?

Thở ra  chẳng lại còn chi nữa,
Vạn sự vô thường buông xuống đi !‛. Buông xuống hết tất cả các bạn còn có cái
gì, các bạn có biết không?

Buông   xuống   hết   chỉ   còn   là   một   tâm thanh thản, an lạc và vô sự các bạn ạ! nơi đó là quả vị A La Hán.
Sau khi được Phật khai ngộ xong, thì hôm ấy  Bàhiya  đã  bị  bò  húc  chết.  Trong  lúc  bị  bò húc ông không bối rối sợ hãi chỉ bình tĩnh giữ tâm thanh thản, an lạc và vô sự, vì lúc bấy giờ thân tâm này không phải là ông, là của ông, là bản  ngã  của  ông,  nên  ông  thanh  thản,  an lạc và  vô  sự  trong  trạng  thái  ấy  (Đại  Bát  Niết Bàn).
Khi đám  tang  Ông  xong nhiều  người  đến hỏi Phật: “Bà  La  Môn  Bàhiya  chết  đi  về  đâu?”. Đức phật xác định: Với thành tâm thưa hỏi pháp,  với  lòng  tin bất  diệt của  Bà  La  Môn Bàhiya khi nhận ra tất cả các pháp không phải



là  ta,  là  của  ta,  là  bản  ngã  của  ta  thì ông  chỉ còn nhận ra trạng thái tâm bất động trước các ác pháp  và  các  cảm  thọ.  Nhờ sống  trong  trạng thái  tâm  bất  động  ấy.  Ông  đã  Nhập  vào  Đại Bát  Niết  Bàn  và  chấm  dứt  tái  sanh  luân  hồi. Các  bạn  hãy  đọc  kỹ  lưỡng  lại  đoạn kinh này:
‚Này  các  Tỳ  kheo, Hiền  trí là  Bàhiya  đã hành trì tùy pháp, đúng pháp và không có phiền nhiễm Ta với những tranh luận về pháp.  Này  các  Tỳ  kheo,  Bàhiya  đã  nhập Niết Bàn‛.
Tóm lại, người tu theo Phật giáo đâu phải tu tập khó khăn như người ta tưởng mà chỉ cần biết buông xả cho thật sạch dục và ác pháp, thì quả A La Hán ở  tại đó.
Thường   trong   kinh  điển   Phật   giáo   có người nghe Phật thuyết pháp xong liền chứng đạo. Điều này có thật hay không? Điều này có thật.  Vì  có  nhiều  người  đã  tu  chứng  quả  A La Hán mà không biết cứ nghĩ rằng quả A La Hán là cao siêu, là tu tập khó chứng lắm, nhưng không  ngờ  nó  lại  ở    trong  tầm  tay  của  mọi người.  Người  tu  hành  chỉ  cần  biết buông  xả  từ bỏ  tâm  tham,  sân,  si  thì ngay đó  là  Niết  Bàn, là chứng quả A La Hán.



Trong  Thanh  Tịnh Đạo  có  một  vị  Thượng Tọa tu chứng quả A La Hán mà không biết,  đến khi nhờ người thị giả đỡ ngồi dậy thì biết ngay đó là mình  đã chứng quả A La Hán.
Các  bạn  hãy  đọc  một  đoạn  trong  Luận Thanh  Tịnh Đạo số 135 trang 74 nói về một vị trưởng   lão   bệnh   đang  nằm   chờ   chết.   Tăng chúng và phật tử đến hỏi thăm Ngài tu hành có đắc  địa vị  siêu  thế  (A  La  Hán)  không?  Ngài bảo:  ‚Ta  không   đắc   địa  vị   siêu   thế  nào hết‛.
Khi ấy  có  một vị  Tỳ  kheo trẻ  tuổi làm thị  giả  theo hầu Ngài  và  bảo:  ‚Bạch  Đại Đức  mọi người  vì tưởng  Ngài  đã  đắc  Niết Bàn nên mới đi hàng chục dặm đường để đến  đây  hỏi  thăm Ngài,  Ngài  trả lời  như vậy, họ sẽ  vô cùng thất vọng. Tu hành như Ngài không lẽ chỉ chết như  một phàm phu thường tình thì  đau lòng lắm!
Vị trưởng  lão trả lời: ‚Này Hiền giả vì muốn  gặp  đức  Thế  Tôn  tương  lai (Metteyya) nên ta  không nổ  lực để  đắc tuệ giác.  Vậy  bây  giờ  Hiền  giả  hãy  đỡ ta  ngồi dậy may ra có đắc chăng?



Vị Tỳ kheo liền đỡ  Ngài dậy rồi đi  ra. Khi vị Tỳ kheo ấy vừa ra  khỏi, Trưởng Lão liền  đắc  quả  A La  Hán,  và  khảy  móng  tay ra  hiệu Tăng chúng tụ lại bạch Ngài:
- Bạch Đại Đức, Ngài đã làm một việc rất khó, là hoàn thành Thánh quả vào lúc lâm chung.
- Chư  Hiền  việc  ấy  không  khó. Nhưng Ta  sẽ  bảo cho chư Hiền biết là việc gì khó thật sự. Chư  Hiền, từ khi  xuất gia cho đến ngày  nay,  Ta  không thấy có  một  hành  vi nào  Ta  làm  mà  không  ý  thức, không  có Chánh niệm kèm theo‛.
Đọc đoạn luận trên đây chúng ta nhận xét câu: ‚Từ khi xuất  gia cho đến  ngày  nay Ta không thấy có một hành  vi nào, Ta làm mà không ý  thức, không  có  chánh niệm kèm theo‛. Đọc xong đoạn luận này chúng ta rất thấm thía cái khó của người tu hành theo đạo Phật không phải chỗ nhập Bốn Thánh Định, thực hiện Tam Minh chứng quả A La Hán mà ở chỗ Tỉnh Giác Chánh Niệm. Có tỉnh giác chánh niệm ta mới buông xả sạch dục và ác pháp. Khi buông xả sạch dục và ác pháp là chứng  quả  A  La  Hán,  chứ  không  phải  còn  tu



tập  pháp  môn  nào  cả.  Đạo  Phật  thì chỉ  có  tu tập bấy nhiêu thôi.
Vị Trưởng lão này đã  trình bày cho chúng ta thấy pháp  hành và  kết quả  của  chánh  niệm tỉnh giác. Nhưng Ngài không biết đó là chứng quả  A La Hán  nên  chờ  đợi đức  Thế  Tôn tương lai để xác định chỗ tu của Ngài.
Trong khi Ngài bệnh đau đang nằm chờ chết, không ngồi dậy nổi, mới khởi ý nhờ vị Tỳ kheo trẻ  tuổi  đỡ  dậy,  trong  khi mọi người  đến thăm.
Khi khởi ý muốn ngồi dậy, đó  là Ngài đang   sử   dụng  ‚DỤC  NHƯ   Ý     TÚC‛   nhưng Ngài  không biết.  Khi được ngồi  dậy  Ngài thấy mình không  còn  bệnh  đau  yếu  đuối nữa.  Ngài  mới  biết  mình đã  chứng quả  A La  Hán  vô  lậu.  Vì  vô  lậu  nên  tác  ý  muốn ngồi dậy bệnh liền biến mất và Ngài tự tại ra  đi.
Chính  chỗ này là  chỗ tâm thanh thản, an lạc và vô sự là quả A La Hán mà có ai ngờ đâu. Khi sử dụng năng lực của Tứ Thần Túc thì mới biết mình  chứng quả  A La Hán. Hoặc có  người chỉ thẳng cho ta thì ta mới nhận ra trạng thái



tâm   thanh thản, an lạc  và  vô sự là trạng thái chứng quả A La Hán.
Trong  thời  đức  Phật  còn  tại  thế  có  nhiều vị  Bà  La Môn  đã  tu  tập  được tâm  thanh  thản, an lạc và vô sự. Nhưng  không biết đó  là quả A La Hán nên khi nghe đức Phật khai ngộ thì họ mới nhận ra. Khi đã nhận ra mới biết mình  đã chứng quả A La Hán. Cho nên, có những đoạn kinh khi đức Phật giảng xong là có người chứng quả A La Hán ngay liền, là vì họ tu tập rất lâu mới  chứng  đạt  được chỗ  tâm  Chánh Niệm Tỉnh   Giác   như   vị   Trưởng   lão   trong   Luận Thanh  Tịnh Đạo  đã  nói:  ‚Việc  chứng  quả  A La  Hán  không khó,  nhưng  Ta  sẽ   bảo  cho chư  Hiền  biết  là  việc  gì khó  thật sự.  Chư Hiền, từ khi  Ta  xuất gia cho tới ngày nay, Ta  không thấy  có  một  hành vi nào ta làm mà  không ý  thức, không có  chánh niệm kèm theo‛.
Vị  Trưởng  lão  tu  như  vậy,  sống  như  vậy, làm sao không chứng quả A La Hán được. Phải không các bạn?
Cho nên,  các  bạn  đừng  hỏi  chứng  quả  A La  Hán.  Mà  hãy  hỏi  các  bạn  có  Tỉnh  Giác Chánh Niệm trong từng hành động của các bạn chưa?



Quả A La Hán không khó mà khó ở  chỗ Chánh Niệm Tỉnh Giác xin các bạn hãy lưu ý điều này để sự tu tập của các bạn có kết quả tốt đẹp.



Â


NHIẾP  PHỤC THÂN TÂM


LỜI PHẬT DẠY

‚Trong khi Thế Tôn an cư trong mùa   mưa,   một   cơn  bệnh  trầm trọng khởi lên,  rất đau  đớn  gần  như  muốn chết. Nhưng Thế Tôn giữ tâm Chánh Niệm Tỉnh Giác, chịu đựng cơn đau  ấy. Không  một chút  ta thán.  Thế  Tôn  tự nghĩ:   ‚Thật  không  hợp  lẽ  nếu  ta diệt độ  mà  không có  một  lời  với  các  đệ  tử hầu cận  Ta,   không từ  biệt  chúng  Tỳ kheo.   Vậy   Ta   hãy   lấy   sức   tinh  tấn, nhiếp phục cơn bệnh này, duy trì mạng căn  và  tiếp  tục sống.  Và  Thế  Tôn  với sức  tinh tấn  nhiếp  phục bệnh  ấy  duy trì mạng căn‛.
Rồi Thế Tôn lành bệnh. Sau khi lành bệnh không bao lâu, đức Phật rời
khỏi...‛.

(Kinh Trường Bộ tập I trang 582, kinh Đại Bát Niết Bàn).



CHÚ GIẢI:

Đoạn  kinh này  xác  định về  thân  bệnh rất  rõ  ràng:  Thân  tứ  đại  là  thân  nhân  quả. Thân nhân quả là thân vô thường, thân vô thường  là  phải  có  bệnh  tật  và  khổ  đau,  dù người đó  đã  tu chứng đạo như đức  Phật, nhưng thân nhân quả phải bệnh tật như những thân nhân  quả  khác,  chứ  không  phải  người  chứng đạo là thân nhân quả không có bệnh tật. Đó là qui luật chung nhân quả của các pháp do duyên hợp   thành,   nên   có   thân   phải   có   bệnh   tật, nhưng đạo Phật làm chủ sanh, già, bệnh, chết một  cách  dễ  dàng,  không  có  khó  khăn,  không có mệt nhọc. Vì thế, đối với bệnh tật đức  Phật chỉ  dùng  Chánh  Niệm  Tỉnh  Giác  và  tinh tấn tác ý đẩy lui bệnh tật ra khỏi thân Tứ Đại.
Đọc đoạn kinh trên đây chúng ta thấy rất rõ ràng: ‚Trong khi Thế Tôn an cư trong mùa  mưa,  một  cơn  bệnh  trầm trọng khởi lên,   rất  đau  đớn,  gần   như  muốn   chết‛. Đúng vậy, dù tu hành có chứng đạo nhưng thân tứ đại vẫn là thân tứ đại nên phải bệnh tật đau khổ  cũng  như  mọi  thân  người  khác.  Nhưng người  tu  hành  theo  Phật  giáo  có  pháp  hành Định Niệm  Hơi  Thở,  có  pháp  hành  Tứ  Niệm



Xứ.  Tứ  Niệm  Xứ  sung mãn  thì có  đủ  năng  lực Bảy  Giác  Chi,  là  có  Tứ  Thần  Như  Ý  Túc.  Nhờ đó nên nhiếp phục và đẩy lui tất cả bệnh tật không  có  khó  khăn,  không  có  mệt  nhọc  như trên đã nói. Cho nên, người tu theo Phật giáo không đi bác sĩ, không nằm bệnh viện. Còn những  người  tu  hành  không  đúng  chánh  pháp như các Thầy Đại Thừa và Thiền Tông không làm chủ được bệnh tật nên phải đi bác sĩ, nằm bệnh viện uống thuốc và  chích thuốc. Họ đã  tu hành sai pháp, chứ pháp môn của Phật là pháp môn  làm  chủ  sanh,  già,  bệnh,  chết  rất  tuyệt vời, nó giúp cho người tu hành làm chủ sanh tử chấm dứt luân hồi.
Trên  đây  là  một  đoạn kinh dạy  trị  bệnh rất  hay, cụ  thể  và  rõ  ràng.  Đoạn  kinh này  chỉ có người tu chứng mới hiểu được nghĩa vì đó  là kinh nghiệm  bản  thân,  còn  các  nhà  học  giả, khi đọc  đến đoạn  kinh này  họ  đều  giảng  dạy lướt  qua,  chứ  không  thể  nào  hiểu  được. Do không hiểu nên không nêu rõ ý nghĩa cách thức làm  chủ  bệnh.  Đây  các  bạn  hãy  lắng  nghe lời dạy này: ‚Nhưng Thế Tôn giữ tâm Chánh Niệm Tỉnh Giác chịu đựng cơn đau  ấy, không  một chút ta thán‛.



Đọc câu kinh này, các bạn có biết rõ Phật đang trị bệnh của mình,  như thế nào không?
Câu  kinh này  lời  dạy quá  cô  đọng, khiến cho  người  đọc   đến  đây  không  biết   đức Phật dùng  pháp  môn  nào  để  đối   trị  thân  bệnh  của mình  gần như sắp chết.
Kính  thưa các bạn! Nếu các bạn không hỏi ý  nghĩa  của  đoạn kinh này  thì các  bạn  chẳng bao giờ  biết  Phật  dùng  pháp  môn  nào  để  đẩy lui  bệnh cả. Chúng tôi xin  các bạn lưu ý những cụm từ Chánh Niệm Tỉnh Giác. Chánh Niệm Tỉnh Giác là tên một pháp môn trong 4 pháp môn  mà  đức  Phật  dạy  cho chúng  ta  đầu  tiên khi mới  bước  chân  vào  đạo  tu  tập,  đó  là  pháp môn   Tứ    Chánh   Cần.   Trong   pháp   môn   Tứ Chánh Cần gồm có:
1 - Chánh Niệm Tỉnh Giác Định

2 - Định Vô Lậu

3 - Định Sáng Suốt

4 - Định Niệm Hơi Thở

Bây giờ các bạn đã hiểu rõ Chánh Niệm Tỉnh Giác là một pháp môn đối trị bệnh tật mà ở    đây  đức  Phật  đã dùng  nó  để   trị  bệnh  gần chết của mình. Nhưng Chánh Niệm Tỉnh Giác chỉ  là  để   chịu  đựng cơn  đau  cũng  giống  như



người  ôm  phao vượt  biển. Như  đoạn kinh trên đã   dạy:  ‚Giữ  tâm  Chánh  Niệm  Tỉnh  Giác chịu  đựng   cơn  đau   không một   chút   ta thán‛.  Cho nên, khi có những cơn đau như dao cắt ruột thì chỉ còn có cách giữ gìn tâm Chánh Niệm  Tỉnh  Giác  trên  Thân  Hành  Niệm  Nội (hơi thở) hay Thân Hành Ngoại (hành động tay chân) nhờ giữ tâm tỉnh giác trên thân hành ta mới chịu đựng được những cơn đau như ai cắt ruột, bứt gan.
Đối  với đạo Phật  đây là  phương pháp  đầu tiên để  chiến thắng giặc sanh tử, giặc bệnh tật và giặc luân hồi. Đối với những loại giặc này, nếu các bạn không chịu rèn luyện tu tập cho thuần  thục,  nhu  nhuyễn  những  pháp  môn  này thì rất khó cho các bạn chiến thắng chúng.
Kính   thưa  các  bạn!  Ở    đây  đức   Phật  đã thực hiện các pháp môn này để trị ngay trên thân  bệnh  gần  chết  của  mình,  hành  động  ấy rất  rõ  ràng  và  cụ  thể  nhất  trong  đoạn  kinh này. Nhờ đó lòng  tin các bạn lại càng gia tăng lên bội phần; nhờ đó sự học tập và tu luyện lại càng siêng năng hơn. Lúc nào cũng lấy gương hạnh  của  Phật  mà  áp  dụng vào  cho mình;  nhờ biết   dùng   những   pháp   môn   này   để   đối    trị những  ác  pháp  đang  tấn  công  ào  ạt  vào  thân



tâm; nhờ có những pháp môn này mà tâm các bạn mới bất động hoàn toàn, mới ly dục ly ác pháp được trọn vẹn.
Kính  thưa các bạn! Như các bạn đã biết Chánh Niệm Tỉnh Giác trên thân hành là pháp môn để  vượt qua những cơn đau ghê gớm, khốc liệt như dao cắt, nhưng với hành giả Phật giáo nhờ  Chánh  Niệm  Tỉnh  Giác  nên  không  một chút  rên  la  kêu  khóc.  Đó  là  phương pháp  vượt qua cơn đau, chứ  không  phải  là  phương  pháp trị cơn đau. Xin các bạn lưu ý: Nó giống như người bị sóng gió ba đào giữa biển chỉ còn ôm phao vượt biển, nó giống như lỗ châu mai của người  lính  đánh  trận,  khi giặc  bắn  rát  quá  chỉ còn núp dưới lỗ châu mai để  tránh đạn, chờ lúc nào thuận tiện nhào  lên là  đánh lại  ngay liền. Với  giặc  sinh  tử  khôn  ngoan  vô  cùng  chúng đánh  chúng  ta  nhiều  mặt,  nếu  không  kịp phát hiện ra là chúng ta bị thua trận ngay liền. Vậy đánh  lại  ngay  liền là  đánh  bằng  pháp  môn
nào?

Chúng  ta  hãy  đọc đoạn  kinh thứ  hai  để xem đức Phật dùng pháp môn gì để  nhiếp phục cơn đau và duy trì mạng căn để tiếp tục sống.
Đây,  chúng  ta  hãy  lắng  nghe  đức  Phật dạy: ‚Thế  Tôn  tự  nghĩ:  ‚Thật  không  hợp  lẽ



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!