Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 4-5



nếu  Ta  diệt  độ  mà   không có  một  lời  với các đệ tử hầu cận Ta,  không từ biệt chúng Tỳ   kheo.   Vậy   Ta   hãy   lấy   sức   tinh  tấn, nhiếp  phục cơn  bệnh  này,  duy  trì mạng căn và tiếp tục sống‛.
Kính   thưa  các  bạn!  Các  bạn  hãy  lưu  ý những cụm từ dưới đây, đó là những cụm từ cần phải hiểu nghĩa rõ ràng:
1- Hãy lấy sức tinh tấn.

2- Nhiếp phục cơn bệnh này.

3- Duy trì mạng căn và tiếp tục sống.

Cụm  từ  thứ  nhất  có  nghĩa  là  hãy  lấy  sức tinh tấn,  tức  là  phải  siêng năng  ôm  pháp  môn cho thật  chặt,  không  được lơi  lỏng.  Như  người ôm phao vượt biển.
Ví  dụ: Khi thân  bị  bệnh  đau bất  cứ  chỗ nào,  nặng  nhẹ  mặc  kệ  chúng  ta  hãy  cố  gắng dựng thân  ngồi  kiết già  sừng  sững  đừng  nên nằm,  rồi  nhiếp  tâm  thanh  thản,  an lạc  và  vô sự, khi tâm thanh thản, an lạc và vô sự thì tâm định trên hơi  thở ra hơi  thở vào một  cách nhẹ nhàng rõ ràng và cụ thể. Khi biết tâm đã  định trên  hơi  thở  như  vậy  thì chúng  ta  tác  ý  nhắc:
‚Thọ  là  vô  thường cái  đau bệnh  này phải
đi khỏi nơi thân tâm ta‛ (Nhất là phải chỉ rõ



bệnh gì? Bệnh ở đâu?). Khi tác ý xong câu này thì tiếp  tục  tác  ý  câu  thứ  hai:  ‚An tịnh   thân hành  tôi biết tôi hít  vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra‛. Khi tác ý xong thì cứ bám cho chặt trong hơi thở vô, hơi thở ra, ý thức chỉ biết hơi thở vô ra đều đặn, đừng lưu ý đến bệnh đau,  thỉnh   thoảng   lại   tác   ý:   ‚Thọ   là   vô thường cái  thân bệnh  này  hãy  đi!  Đi! Đi cho khỏi thân ta‛. Trên đây là phần nhiếp phục  cơn bệnh  đau mà  trong  kinh chỉ  nói  vắn tắt,  khiến  cho mọi  người  khó  hiểu  vì  lời  dạy quá cô đọng: ‚Ta hãy lấy  sức  tinh tấn  nhiếp phục   cơn bệnh  này‛,  đọc  đến  đây  không  ai biết pháp trị bệnh của đức Phật như thế nào? Nếu chúng tôi không giải thích thì các bạn không  bao giờ  hiểu  rõ  nghĩa  lý  của  đoạn kinh này  thì muôn  đời đoạn  kinh này  vẫn khép  kín mà các nhà học giả không bao giờ khám phá ra được. Phải không các bạn? Đó là pháp môn như lý tác ý và pháp môn Định Niệm Hơi Thở.
Cụm từ thứ ba là duy trì mạng căn và tiếp tục   sống,   lời  dạy   này   cũng   làm   mọi   người không thể hiểu.
Thưa  các  bạn!  Khi duy  trì mạng  căn  và tiếp  tục  sống  thì chúng  ta  phải  tu  tập  pháp môn  gì đây?  Đó  là  pháp  môn  Tứ  Niệm  Xứ  các



bạn ạ! Pháp môn Tứ Niệm Xứ còn gọi là pháp môn  quét  tâm.  Đây  các  bạn  hãy  lắng  nghe pháp môn quét tâm:
‚1- Trên thân quán thân để khắc phục tham  ưu.
2-  Trên  thọ quán  thọ để   khắc  phục tham  ưu.
3- Trên tâm quán tâm để khắc phục tham  ưu.
4- Trên pháp quán pháp để khắc phục
tham ưu‛.

Bốn pháp môn Tứ Niệm Xứ này chúng ta phải tu tập như thế nào?
Kính  thưa  các  bạn!  Muốn  trả  lời  câu  hỏi này,  xin  các  bạn hãy  trả  lời  câu  hỏi  của  chúng tôi.  Khi thân  tâm  các  bạn  không  có  chướng ngại  pháp  thì trạng  thái  ấy  là  gì?  Các  bạn không  trả  lời  được  chúng  tôi  xin  trả  lời  thay. Đó  là  trạng thái tâm  thanh thản, an lạc  và  vô sự.  Các  bạn  có  nhận  ra trạng  thái  này  chưa? Nếu  chưa thì các  bạn  hãy  ngồi  yên  lặng  rồi quan  sát  thân,  thọ,  tâm,  pháp  thì chỉ  trong phút  giây  các  bạn sẽ  nhận  ngay liền. Nếu  các bạn đã nhận ra thì đó là trạng thái của tâm Tứ Niệm  Xứ.  Khi có  một  niệm  ác  tác  động  vào



thân tâm của các bạn thì các bạn quan sát thấy ngay  liền. Lúc  bấy  giờ  các  bạn  dùng  cây  chổi thần  pháp  môn  như  lý  tác  ý  mà  quét  niệm  ác đó   ra liền, như  đoạn kinh trên  đức  Phật  giữ tâm Chánh Niệm Tỉnh Giác, chịu đựng cơn đau ấy, không rên la một chút xíu nào cả. Từ bất động  tâm  ấy  rồi  siêng  năng  dùng  pháp  như lý tác ý  quét  bệnh  ra như trên  đã  dạy.  Cuối  cùng đẩy  lui  được  bệnh  thì thân  tâm  trở  về  trạng thái thanh  thản, an lạc và vô sự.
Thưa các bạn! Trạng thái tâm thanh thản, an lạc và vô sự trong đó  còn có tâm tham, sân, si   hay  những   sự   phiền   muộn   khổ   đau  nữa không?  Nếu  có  khổ   đau,  có  phiền  não,  còn tham,  sân,  si  thì làm  sao gọi  là  tâm  thanh thản,  an  lạc  và  vô  sự  được. Phải  không  các
bạn?


Người  đời   vì  tâm  còn  tham,  sân,  si  dễ sanh ra phiền muộn, khổ đau nên tuổi thọ giảm lần, vì thế nên không duy trì mạng căn được và không  thể  tiếp  tục  sống   lâu  được.  Cho  nên, đoạn kinh này  dạy:  ‚Duy trì  mạng căn  tiếp tục  sống‛  tức  là  đức  Phật  đang  giữ  gìn  tâm thanh thản, an lạc và vô sự, đó  là phương pháp duy trì mạng căn và tiếp tục sống trường thọ.



Kính  thưa các bạn! Phật pháp không dối người, chỉ có con người không chịu tu tập nên không làm chủ sự khổ đau của kiếp người mà thôi. Bài kinh Đại Bát Niết Bàn đã xác định rõ ràng. Pháp môn nào đẩy lui bệnh tật và pháp môn  nào  duy trì mạng  căn  sống  lâu  muôn  tuổi như  trên  đã  chú  thích.  Đây  là  những  lời  Phật dạy chứ không phải chúng tôi tự kiến giải theo kiểu Đại Thừa. Xin  các bạn tư duy cho kỹ đừng vộâi bảo rằng chúng tôi đúng mà cũng đừng vội bảo rằng chúng tôi sai. Vì những lời dạy này sẽ được áp dụng vào đời sống của mọi người. Và những kết quả đối trị được những bệnh tật của cơ thể, thì đó sẽ là câu trả lời đúng, sai.
Đây là  một  bài kinh rất  sống  động, chính lấy thân Phật làm một thí điểm  để áp dụng các pháp mà đức Phật đã dạy chúng ta. Như vậy rõ ràng đức Phật do từ các pháp môn này mà làm chủ  sự  sống  chết,  bệnh  tật  thì chúng  ta  cũng ngay từ trên các pháp môn này mà tu tập thì cũng  làm  chủ  được sự  sống  chết,  bệnh  tật  và kéo  dài  tuổi  thọ,  muốn  sống  muốn  chết  tự  tại như Phật ngày xưa.
Một bài pháp có giá trị lợi ích rất lớn cho loài  người.  Xin  các  bạn hãy  lưu  ý  và  đặt  trọn lòng  tin nơi  pháp  bảo  này  để  mang lại  lợi  ích



cho mình,  cho người, nhờ đó Phật pháp sẽ sáng chói huy hoàng mãi mãi muôn đời.



Â


PHÁP MƠN TÁC Ý


LỜI PHẬT DẠY

‚Này Ananda Ta nay đã già, đã thành bậc  trưởng thượng, đã  đến  tuổi lâm chung,  đã đến 80 tuổi.
Này   Ananđa,  như   cỗ   xe  đã   già mòn,  sở   dĩ còn  chạy  được  là  nhờ  dây thắng chằng chịt, cũng  vậy  thân Như Lai  được  duy  trì sự  sống  giống  như chính nhờ chống đỡ dây chằng.
Này Ananda, chỉ  khi  Như  Lai không tác  ý  đến  tất  cả  tướng,  với  sự diệt  trừ một  số  cảm  thọ, chứng và  trú vô tướng tâm định, chính khi  ấy thân Như  Lai  được thoải mái‛.
(Kinh Trường Bộ tập I trang 584, kinh Đại Bát Niết Bàn)


CHÚ GIẢI:



Kính  thưa  các  bạn!  Đoạn  kinh  trên

đây, chỗ chúng ta chú ý là pháp môn  ‚Tác  Ý‛, nhờ có tác ý mà đức  Phật diệt trừ được một số cảm  thọ  tức  là  bệnh  đau,  nhờ  có  tác  ý  mới chứng  và  an trú  trong  vô  tướng  tâm  định, nên thân tâm Phật mới được thoải mái, an lạc, nhẹ nhàng.
Như vậy, đoạn kinh này dạy rất cụ thể, rõ ràng,  khi đức  Phật  xác  định thân  tứ  đại  của mình  già  yếu  lúc  80 tuổi:  ‚Này  Ananda, Ta nay  đã  già,  đã  thành  bậc  trưởng thượng, đã  đến  tuổi lâm  chung,  đã  đến  80  tuổi”. Đúng  vậy  thời  gian  này  đức  Phật  đã  già  yếu, thân tứ đại đã  cằn cỗi, suy mòn chỉ còn chờ bỏ xác thân này nữa mà thôi.
Kính   thưa  các  bạn!  Đối  với  đạo  Phật  có đôi  mắt  nhìn  các  pháp  trên thế  gian  như thật, bởi  vì tất  cả  pháp  đều  chịu  chung một  qui luật vô thường. Trên đời  này không có một  pháp gì (một vật gì) tồn tại mãi, dù cho đất, đá, núi, sông;  dù  cho trăng,  sao, mặt  trời,  trái  đất  vẫn phải theo qui luật vô thường hoại diệt.
Người  tu  theo  Phật  giáo  không  bao  giờ tham  sống,  sợ  chết;  không  bao giờ  ước  mong cho thân  này  sống  lâu,  trường  thọ  muôn  tuổi,



mà chỉ sống, sống có ích lợi cho loài người, cho thế  gian  này,  còn  sống  không  ích lợi thì họ  sẽ ra đi chẳng hề thương tiếc một vật gì cả. Danh lợi đối  với  họ  chẳng  có  nghĩa  lý  gì, như  sương mai buổi sáng, như nước chảy qua cầu.
Kính  thưa  các  bạn!  Sự  vô  thường  ấy  của vạn vật, chính  vì vạn vật do từ các duyên nhân quả  tạo  thành,  nên  phải  theo  định luật  duyên hợp  mà  có  thành,  có  hoại.  Dù  cho Tiên đạo, Yoga có  cố  gắng  tu  tập  để  thân  tứ  đại  này  bất tử.  Nhưng  không  thể  làm  trái  lại  với  qui  luật vô  thường  của  luật  nhân  quả  được. Ngoại  trừ tất  cả  các  tôn  giáo  chỉ  có  Phật  giáo  mới  làm chủ được nhân quả. Các bạn hãy lắng nghe đức Phật dạy: ‚Này  Ananda, nay Như Lai đã  tu Bốn  Thần Túc,  tu  tập  nhiều  lần,  thật  lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện,  thiện xảo.  Này  Ananda,  nếu  Như Lai muốn  có  thể  sống  đến  một  kiếp  hay phần kiếp còn lại‛. Đấy các bạn có nghe thấy chăng? Phật pháp có thể duy trì mạng sống, nhưng  sống  để làm  gì? Sống  phải  có  ý  nghĩa với  đời,   có  lợi  ích  cho  mọi  người,  chứ  sống không  ý  nghĩa,  không  ích lợi thì sống  để làm gì? Khi đã  tự  tại  trong  sự  sống  chết  mà  sống



không  ý  nghĩa,  không  lợi ích cho đời,  thì chết đi lại càng tốt hơn. Phải không các bạn?
Nhưng thưa các bạn! Một ảo vọng trường sinh  bất  tử,  Tiên  đạo  đã   lừa  đảo  vua  Đường Minh  Hoàng   bỏ   bao  công   sức   đi  tìm  thuốc trường  sinh  bất  tử,  nào  có  được gì  đâu?  Cuối cùng Đường Minh Hoàng vẫn phải theo luật vô thường sinh  diệt, không thể nào làm khác được (điều  đáng  thương  cho Đường  Minh Hoàng  đã bị  lừa  đảo  mà  không  biết).  Thật  đáng  thương thay!
Ở  đây, đạo Phật đã xác định rõ ràng về thân tứ đại vô thường: ‚Ta nay đã già, đã thành bậc trưởng thượng, đã đến tuổi lâm chung,  đã đến 80 tuổi. Này Ananda như  cỗ xe đã già mòn, sở  dĩ còn chạy được là nhờ dây  thắng chằng chịt, cũng  vậy  thân Như Lai được duy trì sự  sống  giống  như  chính nhờ chống  đỡ dây chằng. Này Ananda, chỉ trong  khi  Như  Lai không tác  ý  đến  tất  cả tướng,   với   sự   diệt   trừ một   số   cảm   thọ, chứng và an  trú vô tướng tâm định, chính khi  ấy thân Như  Lai được thoải mái‛.
Thân  tứ  đại  vô  thường  khi già  yếu  suy mòn  thì biết  bao nhiêu  cảm  thọ  (bệnh  tật)  đổ



dồn  ra, dù  đức  Phật  đã  tu  hành  chứng  đạo,  có đầy  đủ  Tứ  Thần  Túc  nhưng  qui luật  nhân  quả vô thường không tha thứ cho một ai, khi còn mang thân  tứ  đại  nhân  quả  này  thì còn  bị  qui luật  nhân  quả  không  ai  thoát  khỏi.  Nếu  đức Phật  không  có  pháp  môn  như lý  tác  ý  thì làm sao diệt trừ  được một  số  các  cảm  thọ  tức  là bệnh  đau?  Làm  sao giữ  tâm  bất  động  được. Phải không các bạn?
Đọc   đến  đoạn    kinh  này   chúng   ta   rất thương  xót  tất  cả  chúng  sanh, khi thân  tứ  đại của họ già yếu suy mòn, không một người nào tránh khỏi qui luật nhân quả này. Vì thế, mọi người đều phải có ngày già yếu. Già yếu thì nay đau bệnh này, mai đau bệnh khác, khi thời tiết thay đổi thì thân đau nhức khắp người, thật là khổ sở vô cùng, vô tận. Phải không các bạn?
Tóm  lại,  đoạn  kinh trên,  nếu  ai  tu  tập nhiếp tâm và an trú tâm được trên thân hành nội hay thân hành ngoại là có thể đẩy lui  được bệnh khổ trên thân làm chủ được bệnh tật. Do những  lời dạy này  mà  Thầy  đã  thiện  xảo  biến đề mục thứ năm của Định Niệm Hơi Thở trở thành một pháp môn thân hành đưa tay ra đưa tay  vô  để  nhiếp  phục  mọi bệnh  khổ  trên  thân của  các  bạn  bằng  câu  tác  ý:  ‚An  tịnh  thân



hành tôi  biết  tôi  đưa  tay  vô,  an  tịnh thân hành tôi biết  tôi đưa tay ra‛. Các bạn có tin pháp này không? Nó là pháp môn Thân Hành Niệm  đấy  các  bạn! Nếu  tin thì các  bạn tu  tập sẽ  đem lại  lợi  ích lớn  cho các  bạn, các  bạn sẽ đẩy lui  được bệnh khổ trên thân, chứ Thầy đâu có lợi ích gì. Phải không các bạn?
Tất cả những lời Phật dạy đều đem lại lợi ích  cho  mọi  người,   cho  tất   cả   chúng   sanh, Những  lời dạy  của  đức  Phật,  không  có  lời  dạy nào  vô  ích.  Các  bạn  cứ  xét  xem lại  trong  bốn tập Những Lời Phật Dạy có lời nào dạy thừa dư không lợi ích chưa? Lời dạy nào cũng đều mang đến  sự  an vui và  hạnh phúc  cho mọi người; lời dạy nào cũng mang đến một tình thương yêu chân thật và tha thứ cho nhau những lỗi lầm.



Â


LỜI DI CHÚC CUỐI CÙNG


LỜI PHẬT DẠY

‚Này Ananda, những ai sau khi Ta diệt dộ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương   tựa  một  gì  khác,  dùng Chánh pháp  làm  ngọn đèn,  dùng chánh pháp làm chỗ nương  tựa, không nương    tựa   vào   một   pháp   gì  khác, những  vị  ấy,  này  Ananda là  những  vị tối thượng trong  hàng Tỳ kheo của Ta, nếu những vị ấy tha  thiết học hỏi‛.
(Trường Bộ Kinh tập I trang 585, kinh Đại Bát Niết Bàn)


CHÚ GIẢI:
Trước khi nhập Đại Bát Niết Bàn đức Phật  đã   ân  cần  dạy  bảo  ông  Ananda  những điều  cần  thiết  trên  đây.  Vậy  chúng  ta  cứ  theo lời dạy  này  mà  tu  tập,  không  nương  vào  một
người nào cả.



Theo lời dạy  trên  đây,  chúng  ta  tu  hành theo  Phật  giáo  thì không  nên  nương  tựa  vào bất  cứ  một  vị  Phật  nào,  một  vị  Tổ  Sư nào,  mà hãy  nương tựa  vào  chính  mình,  lấy  mình  làm ngọn  đèn  soi  sáng  cho chính  mình  đi,  không nương tựa vào một gì khác, dùng Chánh pháp làm   ngọn   đèøn,   dùng   Chánh   pháp   làm   chỗ nương tựa, không nương vào một pháp gì khác. Vậy Chánh pháp ở  đây là pháp nào?
Đối với những lời dạy trong kinh sách Nguyên  Thủy  thì Chánh  pháp  của  Phật  là  Tứ Niệm  Xứ.  Cho nên,  chúng  ta  nhận  xét  những lời dạy trong kinh sách phát triển sau này đều không phải là Chánh pháp, vì những pháp của họ   không   phải   là   pháp   môn   Tứ   Niệm   Xứ. Không phải pháp môn Tứ Niệm Xứ là không phải  Phật  thuyết  mà  do các  Tổ  sau này  biên soạn viết  ra. Đó  là  một  loại pháp  môn  cầu tha lực  của  ngoại  đạo,  được  cải  cách  theo  thời  đại cho thích  hợp  với  sự  mê  tín của  những  người dân còn lạc hậu, của những người dân trình độ kiến thức  từ  các  bộ  lạc  xa xưa đến  ngày  nay. Khi biên soạn  ra những  bộ  kinh sách  này,  các Tổ Sư khéo đặt cho giáo pháp của mình  một cái tên thật là vĩ đại PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA, còn Thiền Tông lại đặt cho giáo pháp của mình  một



cái tên thật là kinh khủng PHẬT GIÁO TỐI THƯỢNG  THỪA. Tên pháp thì rất hay nhưng tu tập  pháp  thì chẳng  có  gì lợi ích thiết  thực,  cụ thể, chỉ toàn sống trong ảo tưởng, mơ mộng.
Đoạn  kinh trên  có  một  cụm  từ  khiến  cho các bạn nên lưu ý. Đó là: ‚dùng  Chánh  pháp làm  ngọn đèn,  dùng  Chánh pháp  làm  chỗ nương  tựa, không nương  tựa vào một pháp nào khác?‛.
Khi  nói  đến  Chánh  pháp  thì  Đại  thừa cũng  gọi  pháp  môn  của  mình  là  Chánh  Pháp. Vậy chúng ta muốn biết Chánh pháp như thế nào đúng và như thế nào sai đây?
Kính  thưa các bạn! Chánh pháp ở  đây là một pháp duy nhất để đưa dắt con người đi đến cứu cánh hoàn toàn giải thoát, mà đức Phật khi còn  sống  Ngài  đã  xác  định rõ  ràng  để  các  bạn không còn lầm lạc với tà pháp mà các nhà Đại Thừa  khéo  lồng  vào  giáo  pháp  của  đức  Phật. Giáo pháp của Đại Thừa gồm có: Nào là tụng niệm, cúng bái, cầu siêu, cầu an; nào là niệm Phật  Di  Đà  cầu  vãng  sanh  Cực  Lạc;  nào  là niệm  chú,  bắt  ấn  hô  phong  hoán  vũ;  nào  là ngồi thiền kiến tánh thành Phật; nào lạy hồng danh sám hối để tiêu trừ tai ách; nào Sổ Tức Quán; nào là Lục Diệu Pháp Môn; nào là Tham



Công Án, Tham Thoại Đầu; nào là tu Nhĩ Căn Viên Thông; nào là biết vọng liền buông; nào là chẳng niệm thiện niệm ác, bản lai diện mục hiện tiền v.v.. Những pháp môn của Đại Thừa trên đây cũng làm chúng ta tối mắt, không biết chọn lựa pháp  nào là  Chánh pháp. Đứng trong rừng pháp môn của Đại Thừa chúng ta mù mịt, không  biết  đâu  là  pháp  môn  chân  chánh,  vì pháp môn nào Đại Thừa cũng gọi là đệ nhất pháp.
Bây  giờ,  các  bạn  hãy  nghe  Chánh  pháp của  đức  Phật,  Ngài  đã  dạy cho chúng  ta  trước giờ phút diệt  độ tức là lời di chúc cuối cùng của Ngài:  ‚Này  Ananda, ở   đời,  vị  Tỳ  kheo đối với  thân quán thân,  tinh  tấn  tỉnh  giác chánh niệm, nhiếp  phục mọi tham  ái,  ưu bi trên  đời;  đối  với  các  cảm  thọ…;  đối với tâm…;  đối  với  các  pháp,  quán pháp  tinh tấn tỉnh giác, chánh niệm nhiếp phục mọi tham  ái,  ưu bi trên  đời. Này  Ananda, như vậy  vị  Tỳ  kheo  tự  mình là  ngọn đèn  cho chính mình, tự  mình nương  tựa  cho chính mình, không nương  tựa một gì khác, dùng Chánh pháp  làm  ngọn đèn,  dùng  Chánh pháp làm chỗ nương  tựa, không nương  tựa một gì khác‛.



Kính   thưa  các  bạn!  Đọc  đoạn kinh này chắc  các  bạn  có  biết  đức Phật  đã  dạy  cho các bạn tu tập pháp môn gì không?.
Trên  đây  là  pháp  môn  Tứ  Niệm  Xứ  đấây các  bạn ạ!  Nhưng  các  bạn nên  lưu ý  những  từ mà đức Phật nhấn mạnh như:
1. Quan sát (thân, thọ, tâm, pháp).

2. Tinh  tấn.

3. Tỉnh giác.

4. Chánh niệm.

5. Nhiếp phục mọi tham  ái ưu bi trên đời. Trên đây có năm nhóm từ, các bạn có hiểu
nghĩa  và  cách  thức  thực  hành  tu  tập  của  năm
nhóm từ này chưa? Các bạn hãy lắng nghe chúng  tôi  sẽ  giải  thích  và  chỉ  dẫn  cho các  bạn hiểu nghĩa để các bạn thực hành mà không sai lạc. Vậy quán sát thân, thọ, tâm, pháp là gì?
QUÁN SÁT  có nghĩa là xem xét, tỉnh thức, không  bị  mờ  mịt, mê  mờ,  thấy  biết  rõ  ràng từng sự kiện xảy ra không bỏ sót một việc nhỏ nhặt nào trên thân, thọ, tâm và pháp.
THÂN  là  cơ thể  của  các  bạn do đất,  nước, gió, lửa hợp lại thành, gọi là thân tứ đại. Bản chất  của  thân  tứ  đại  là  vô  thường,  là  khổ,  vô



ngã, thường hoại diệt, mạng sống  của thân chỉ có bảy, tám mươi năm hoặc 100 năm là cao.
THỌ là các cảm thọ về thân là đau nhức, mỏi; về tâm là buồn phiền, rầu lo thương ghét, giận hờn v.v..
Thọ gồm có ba:

1-  Thọ lạc

2-  Thọ khổ

3-  Thọ bất lạc, bất khổ

TÂM  là  sự  hiểu  biết,  sự  tư  duy,  là  niệm khởi, là vọng tưởng, là sự suy tầm, là tầm tứ.
PHÁP  là  âm  thinh, sắc  tướng,  là  mọi  sự việc  xảy  ra, là  thời  tiết  nắng  mưa gió  bão,  là đất,  đá,  núi,  sông  đều là  pháp,  ngay  cả  thân ngũ  uẩn  cũng  gọi  là  pháp,  mỗi  hành  động  tu tập  cũng  gọi  là  pháp,  lời  giảng  dạy  của  Phật trong các kinh sách cũng đều là pháp. Như vậy các bạn đã hiểu nghĩa các cụm từ này Vậy quán thân, thọ, tâm, pháp nghĩa là gì?
I- Quán THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP  có nghĩa là các bạn nên xem xét rất kỹ lưỡng về toàn thân, về các cảm thọ, về toàn tâm và về các pháp. Nói cho đúng nghĩa là các bạn theo dõi thân,  thọ,  tâm,  pháp  của  các  bạn  đang  hoạt động  theo  nghiệp  lực nhân  quả.  Nếu  sự  hoạt



động ấy bị tác động làm khổ các bạn và người khác  thì các  bạn  ngăn  và  diệt, còn  sự  hoạt động  ấy  đem  lại  sự  bình  an  cho các  bạn  và người  khác  thì các  bạn  hãy  để  nó  hoạt  động, chứ không phải ngăn diệt. Với việc làm này đức Phật gọi là tu tập Tứ Niệm Xứ. Tu tập Tứ Niệm Xứ là tu tập làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm  dứt  luân  hồi.  Vậy  các  bạn hãy  học  và  tu tập về các phần trên thân, thọ, tâm và pháp.
Thứ nhất: Quán thân có nghĩa là luôn luôn tỉnh  giác  trên  thân,  biết  rõ  thân  có  xảy  ra những  cảm  thọ  gì,  ở    đâu,  chỗ  nào  trên  thân, nhờ tỉnh giác như vậy các bạn sử dụng đúng pháp để nhiếp phục những cảm thọ ấy không còn tác động vào thân các bạn được nữa.
Thứ  hai:  quán  các  cảm  thọ  có  nghĩa  là tỉnh giác trên thân biết rõ thân đau bệnh gì, nhức  mỏi  chỗ  nào,  nhờ  đó  các  bạn  mới  đối  trị và  nhiếp  phục  đẩy  lui  chúng  ra khỏi  thân  của các  bạn bằng  phương pháp  như  lý  tác  ý  và  an trú tâm trong thân hành nội hay thân hành ngoại. Đây là phương pháp làm chủ bệnh trong pháp môn Tứ Niệm Xứ chỉ có Phật giáo mới có mà thôi.
Thứ  ba: quán  tâm  có  nghĩa  là  xem rất  kỹ về tâm, tâm đang động hay tâm đang tịnh, tâm



đang tịnh là tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Còn khi nào tâm mất thanh thản, an lạc và vô sự là  tâm  rơi vào  hai  trạng thái  một  là  bị  hôn trầm,  thùy  miên,  vô  ký,  ngoan  không;  hai  là tâm đang phóng dật, phóng niệm.
Khi tâm  rơi vào  hôn  trầm,  thùy  miên  vô ký,  ngoan không  thì các  bạn  hãy  nhớ  giữ  gìn giới luật cho nghiêm chỉnh đừng  để vi phạm những lỗi nhỏ nhặt nào và tu tập pháp môn Thân Hành Niệm. Nếu các bạn tu tập đúng như vậy  thì hôn  trầm,  thùy  miên,  ngoan không  sẽ không còn thăm các bạn nữa. Trong Định Niệm Hơi   Thở  có  hai  đề   mục  phá  hôn  trầm  thùy miên vô ký tuyệt vời, đó là ‚Quán tâm định tỉnh tôi biết tôi hít  vô, quán tâm định tỉnh tôi biết  tôi thở ra‛. Đề  mục  thứ  hai:  ‚Hít vô dài  tôi  biết  tôi  hít  vô  dài,  thở  ra  dài  tôi biết tôi thở ra dài‛. Khi vận dụng hơi thở dài tức  là  hơi  thở  chậm  thì hôn  trầm  cũng  không bén mảng đến thân tâm các bạn được.
Thứ tư: quán các pháp có nghĩa là xem xét rất kỹ về các pháp đang tác động vào thân tâm của  các  bạn, những  pháp  ấy  làm  cho thân  tâm của  các  bạn  bất  an,  thì các  bạn  dùng  pháp phòng hộ các căn. Khi phòng hộ các căn thì các pháp  sẽ  không  xâm  chiếm  vào  thân  tâm  của



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!