Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 4-6



các bạn được. Trong định Niệm Hơi  Thở có hai đề   mục  phòng  hộ  thân  tâm  của  các  bạn  rất tuyệt vời, đó  là: ‚An tịnh  thân hành  tôi biết tôi  hít  vô,  an  tịnh thân hành tôi  biết  tôi thở ra‛ và  ‚An tịnh   tâm  hành  tôi biết  tôi hít  vô,  an  tịnh  tâm  hành tôi  biết  tôi  thở ra‛.  Hai  đề  mục  trên  đây  muốn  có  kết quả  tốt và  hiệu  nghiệm  thì các  bạn  hãy  siêng năng  tu tập cho chứng đạt được sự an trú vào hơi thở.
Trên đây là cách thức tu tập quan sát bốn chỗ thân, thọ, tâm và pháp trong pháp môn Tứ Niệm Xứ.
Pháp môn Tứ Niệm Xứ khi tu tập các bạn nên nhớ: Quán Thân thì các bạn đừng nghĩ lầm là chỉ có quán thân mà thôi. Do đó, có một số trường thiền dạy tu Tứ Niệm Xứ lại cắt pháp môn Tứ Niệm Xứ ra bốn phần: Có trường thiền chuyên tu tập QUÁN THÂN;  có trường thiền lại chuyên tu tập QUÁN THỌ; có trường thiền chuyên   tu   tập   QUÁN   TÂM,   nhưng   chưa  có trường  thiền  chuyên  tu  tập  QUÁN  PHÁP. Đó là một sự sai lầm quá lớn. Trong kinh sách Nguyên  Thủy  chưa từng  thấy  Phật  dạy tu  tập Tứ Niệm Xứ phân chia thân, thọ, tâm, pháp kỳ lạ  như vậy. Vì thế, các bạn nên hiểu: nói  quán thân  chứ  kỳ  thực  là  quán  bốn  chỗ  thân,  thọ,



tâm,  pháp;  cho nên,  nói  quán  thọ  chứ  kỳ  thực là quán bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp; nói quán tâm  chứ  kỳ  thực  là  quán  bốn  chỗ  thân,  thọ, tâm, pháp; nói quán pháp chứ kỳ thực là quán bốn  chỗ  thân,  thọ,  tâm,  pháp.  Có  tu  tập  như vậy  mới  gọi  là  tu  tập  pháp  môn  Tứ  Niệm  Xứ. Còn tu tập từng phần là tu tập sai pháp.
Các xứ Phật giáo Nguyên Thủy Nam Tông do các  nhà  học  giả  tu  tập  pháp  môn  Tứ  Niệm Xứ  một  cách  kỳ  lạ,  mà  chưa từng  thấy  có  một bài kinh nào Phật dạy như vậy. Xin  các bạn lưu ý  đừng  vội  tin họ.  Muốn  tin thì phải  tin đúng lời Phật dạy, vì các bạn là những người đệ tử Phật, chứ không phải đệ  tử của ngoại đạo. Nếu các  bạn  tu  sai  lời  Phật  dạy,  tu  theo  kiến  giải của các sư thầy học giả là các bạn đã rơi vào ngoại đạo.
2549 năm cách Phật thời gian quá xa, không người tu chứng, nên theo tưởng giải kiến thức  của  những  nhà  học  giả  rồi  vẽ  ra nhiều pháp  tu tập  mới mẻ,  khiến cho mọi người  theo Phật  giáo  không  biết  đường  nào  tu  tập  cho đúng.
Muốn tu tập  đúng pháp  không  bị  sai  lầm, như  đức  Phật  đã  dạy:  ‚Này  các  Tỳ  kheo, ở đây,  có  kẻ  phàm  phu  ít nghe,  không được



thấy các   bậc   Thánh,   không thuần   thục pháp  các  bậc  Thánh,  không tu  tập  pháp các  bậc  Thánh, không  được  thấy các  bậc Chơn  nhân,  không thuần  thục  pháp  các bậc Chơn nhân, không tu tập pháp các bậc Chơn  nhân‛.  Do  không  gặp  những  bậc  này nên tu hành sai pháp, như những kẻ vô văn phàm  phu  ít nghe,  ít thấy  những  bậc  Thánh, những bậc Chơn nhân nên cứ dựa theo miệng lưỡi  của  những  ông  thầy  tu  hành  chưa chứng đạo. Vì vậy mà phí cả một đời người.
II-  Tinh tấn  có  nghĩa  là  siêng  năng,  cần cù  tu  tập.  Cụm  từ  tinh tấn  này  các  bạn  phải hiểu là, hằng giờ, hằng phút, hằng giây luôn luôn phải siêng năng quan sát 4 chỗ thân, thọ, tâm và pháp để xem xét sự động tịnh, sự thanh thản,  an  lạc  và  vô  sự  hay  sự  bất  an,  sự  mất thanh thản, an lạc và vô sự. Nếu khi thân tâm mất thanh thản, an lạc và  vô sự thì phải dùng pháp đẩy lui  những chướng ngại pháp đang tác động   vào   thân   tâm,   tức   là   phải   khắc   phục những tham ái, ưu bi, sầu khổ nơi tâm hoặc những cảm thọ đau nhức bệnh tật nơi thân. Nhưng  khi tất  cả  những  cảm  thọ  và  các  ác pháp  do tâm  không  có  khởi  ra, thì nên  cảnh



giác  những  trạng  thái  si  mê  hôn  trầm,  thùy miên sẽ tấn công.
III-  Tỉnh  giác  có  nghĩa  là  tỉnh  táo,  biết rõ  ràng,  không  bị  lờ  mờ,  không  ở   trong  trạng thái nửa tỉnh nửa mê, hay trạng thái hôn trầm, thùy  miên, vô  ký,  ngoan không  v.v.. Tỉnh  giác có nghĩa là thân và tâm phải tỉnh thức hoàn toàn, thân không uể  oải, lười biếng, tâm không mê mờ và không ở  trạng thái lúc tỉnh lúc mê. Tỉnh  giác  là  không  có  một  chút  xíu  nào  hôn trầm  thùy  miên  trong  thân  tâm  thì mới  được gọi là tỉnh giác. Có tỉnh giác mới quan sát kỹ lưỡng, do quan sát kỹ lưỡng mới thấy được từ tâm  niệm  của  mình  vừa  khởi  lên  là  thấy  liền và  ngay  đó   biết  cả  niệm  đó   là  ác  pháp  hay niệm  thiện  pháp,  nó  muốn  gì? Làm  gì?  Mỗi niệm  khởi  lên  đều  không  lọt  qua sự  quan sát của các bạn và như vậy mới có thể gọi là tỉnh giác,  nhờ  có  tỉnh  giác như vậy  mới  nhiếp  phục được mọi tham ái, mọi ưu bi, mọi khổ đau trên đời này.
IV- Chánh niệm là niệm vô lậu. Niệm vô lậu  tức  là  niệm  thiện,  niệm  không  làm  khổ mình,   khổ   người   và   khổ   cả   hai.   Cho  nên, Chánh niệm gồm có:



1- Thân hành niệm nội. Thân hành niệm nội là hơi thở.
2-  Thân   hành   niệm   ngoại.  Thân   hành niệm ngoại là sự họat động của thân như: đi, đứng,  nằm,  ngồi,  nói,  nín,  đưa tay,  duỗi  chân, cúi đầu, liếc mắt, ngó nhìn  làm tất cả mọi công việc v.v..
3- Thân tâm ở  trạng thái bất động tâm có nghĩa là tất cả các ác pháp không tác động vào thân  được tức  là  tâm  ở    trong  trạng  thái  vô tướng   tâm   định  hay  nói   cách   khác   là   tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Tâm lúc bấy giờ hoàn  toàn  không  có  dục  lậu,  hữu  lậu  và  vô minh  lậu. Tâm không có dục lậu, hữu lậu và vô minh   lậu  mới  được gọi  là  tâm  bất  động;  mới được gọi là tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
Tất cả những niệm kể trên là niệm vô lậu. Niệm vô lậu chính  là Chánh niệm. Trong  kinh sách Nguyên thủy còn bảo Chánh Niệm là Tứ Niệm Xứ.
V-  Nhiếp   phục   mọi   tham   ái,   ưu   bi trên đời, cụm từ  này có  nghĩa  là  làm  cho mọi sự  ham  muốn,  sầu  khổ  và  bệnh  tật  khổ  đau trên cuộc đời này không còn nữa.




Như  vậy  các  bạn  biết  rằng  năm  cụm  từ này là để chỉ cho một phương pháp làm chủ những sự đau khổ của kiếp người tức là làm chủ sanh,  già,  bệnh,  chết  và  chấm  dứt  tái  sanh luân hồi.
Năm  cụm  từ  này  chính  là  phương  pháp đức  Phật  dạy  tu  tập  pháp  môn  Tứ  Niệm  Xứ trên  Tứ   Niệm  Xứ  của  các  bạn  đấy.  Bởi  vậy, pháp  môn Tứ  Niệm  Xứ là  một  pháp  môn  tuyệt vời đệ  nhất pháp làm chủ sanh, già, bệnh, chết một  cách rõ ràng và  cụ  thể không còn có  pháp môn  nào  hơn  nữa.  Cho nên,  đức  Phật  đã  xác định thời gian tu tập Tứ Niệm Xứ, cuối cùng là
7 năm.

Một người có quyết tâm tu tập để  làm chủ sự  sống  chết  thì phải  siêng  năng  tinh cần  tu tập, không thể  lười  biếng mà  tu tập  pháp  môn Tứ Niệm Xứ của Phật được.
Vì lợi ích lớn  như vậy,  cho nên,  đức  Phật nhắc đi nhắc lại pháp môn này nhiều lần cho đến khi sắp chết Ngài cũng không quên nhắc chúng  ta  lần  cuối  cùng:  ‚Này  Ananda, ở   đời vị  Tỳ  Kheo,  đối  với  thân quán  thân, tinh tấn tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham   ái,  ưu  bi trên  đời,  đối  với  các  cảm thọ... đối  với  tâm...  đối  với  các  pháp,  tinh



tấn, tỉnh giác, chánh niệm nhiếp phục mọi tham  ái,  ưu bi trên  đời. Này  Ananda, như vậy  vị  Tỳ  Kheo  tự  mình là  ngọn đèn  cho chính  mình,  tự   mình  nương   tựa   chính mình, không nương  tựa một gì khác, dùng Chánh pháp  làm  ngọn đèn,  dùng  Chánh pháp làm chỗ nương  tựa, không nương  tựa một gì khác‛.  Nhớ lời   dạy này chúng ta phải siêng năng, tinh cần tu tập Tứ Niệm Xứ không biết mỏi mệt, cho nên phải thường xuyên quan sát thân, thọ, tâm và các pháp. Phải nhớ luôn luôn   lúc   nào   chúng   ta   cũng   phải   tỉnh   giác Chánh  niệm  khi đi,  khi đứng,  khi nằm,  khi ngồi đều luôn hộ trì và bảo vệ thân, tâm không cho một  chướng  ngại  pháp  nào  tác  động  vào được thân tâm của  mình.  Và  hành động tu tập như vậy chính  là chúng ta dùng Chánh pháp là ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa vững chắc cho mình.  Tuy bài pháp ngắn ngủi nhưng rất đầy đủ ý nghĩa giải thoát của Phật giáo.  Pháp  hành  rất  cụ  thể  và  rõ  ràng.  Hành tới  đâu  được lợi ích  tới  đó. Siêng   năng  hành nhiều  giải  thoát  nhiều;  hành  ít giải  thoát  ít. Nếu thực hành trọn đủ  12 tiếng đồng hồ NHẤT DẠ  HIỀN,  thì ngay  đó  là  chứng  đạo,  là  thành



tựu  viên  mãn  con đường  tu  tập  làm  lợi ích cho mình,  cho người.
Kính  thưa các bạn! Pháp môn Tứ Niệm Xứ này tu tập có kết quả thiết thực cụ thể như vậy, nên đức Phật mới dám tuyên bố thời gian bảy ngày, bảy tháng, bảy năm, nếu mọi người ai cũng  tu  hành  đúng  phương  cách  như  Phật  đã chỉ dạy ở  trên thì chắc chắn trăm người sẽ chứng  đạt   cả   trăm   người.  Nhưng   tiếc   thay! Pháp thì thật là tuyệt vời mà con người  không dám buông bỏ dục lạc thế gian; không dám buông bỏ những ác pháp. Vì thế,  mà con người đành phải trôi lăn trong lục đạo, thọ biết bao nhiêu là đau khổ. Cho nên, nước mắt của chúng sanh nhiều hơn nước biển là vậy, nhưng vì mải mê  dục lạc  không  thấy  các  pháp  là  vô  thường, là  khổ  đau, là  vô  ngã.  Trên  đời  này  không  có một vật gì thường hằng vĩnh viễn. Thế mà mọi người không chịu buông bỏ, cứ mãi ôm ấp cho đến ngày ra đi trở về với lòng đất lạnh. Còn có những  gì  đâu?  Còn  mang  theo  được  những  gì
đâu?



đi!


‚Buông   xuống  đi!   Hãy  buông  xuống


Chớ giữ làm chi có ích gì?



Thở ra chẳng lại còn chi nữa,

Vạn sự vô thường buông xuống đi!

Xin các bạn nghe lời dạy của đức Phật:

‚Các pháp vô thường Là pháp sinh diệt Sinh  diệt diệt rồi Tịch diệt là vui‛
Bài kệ  này có nghĩa là các bạn hãy buông
xuống  hết,  buông  xuống  hết  thì các  bạn  sẽ  an vui tức là hết khổ đau. Hết khổ đau hạnh phúc lắm các bạn ạ!





BỐN THẦN TÚC


LỜI PHẬT DẠY

‚Này  Ananda, những  ai đã  tu  Bốn Thần Túc,  tu  tập  nhiều  lần,  thật lão luyện,  thật chắc  chắn, thật bền  vững, điêu  luyện,  thiện xảo,  thời  nếu  muốn, người   ấy   có   thể   sống   một   kiếp   hay phần  kiếp  còn  lại.  Này  Ananda,  nay Như   Lai đã  tu  bốn  thần túc,  tu  tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền  vững,  điêu  luyện  thiện xảo, này Ananda, nếu muốn Như  Lai có thể  sống  đến  một  kiếp  hay  phần  kiếp
còn lại‛.
(Kinh Trường Bộ tập I trang 586, kinh Đại Bát Niết Bàn)


CHÚ GIẢI:
Nói  đến Bốn  Thần  Túc  tức  là  nói  đến Tứ  Như  Ý  Túc.  Nói  đến  Tứ  Như  Ý  Túc  là  nói đến năng  lực  siêu việt,  phi  phàm.  Lấy  Tứ  Như



Ý  Túc  đức  Phật  đã  xác  định sự  kéo  dài  mạng căn  của  mình  từ  một  kiếp  hay  một  phần  kiếp còn lại.
Thưa các bạn! Theo chúng tôi thiết nghĩ khả năng ấy phải lưu xuất từ tâm ly dục ly ác pháp; từ một tâm thanh tịnh hoàn toàn; từ một tâm  bất  động  trước  ác  pháp  và  các  cảm  thọ. Ngay từ  khi tâm  bất  động,  thanh  thản,  an lạc và vô sự là đã kéo  dài tuổi thọ, chứ không phải đợi tới lúc gần chết mới kéo  dài mạng căn. Người biết  sống thanh thản, an lạc và vô sự là người đã kéo dài tuổi thọ, chỉ khi nào họ muốn chết là họ đã sử dụng  Tứ Thần Túc  để tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thánh Định và xuất ra khỏi trạng thái Tứ Thánh Định vào Niết Bàn thì họ mới bỏ thân tứ đại này.
Sự sống  chết  của một  người  tu tập  có  Bốn Thần  Túc  thì đối  với  họ  không  còn  khó  khăn, khi muốn sống chết không có mệt nhọc, không có  phí  sức.  Sự  sống  chết  của  một  người  tu  tập có Bốn Thần Túc thì đối với họ như lấy đồ  vật trong túi áo, như lật trở một bàn tay.
Người  ta  cho rằng:  Bốn  Thần  Túc  là  thần thông  của  Phật  giáo,  lời   nói  này  không  sai, nhưng  không  đúng với  tinh thần  Phật  giáo.  Vì Phật  giáo  không  có  dạy tu  tập  thần  thông  mà



chỉ dạy cho mọi người tu tập ly dục ly ác pháp, diệt ngã xả tâm, làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt tái sanh luân hồi. Cho nên, Phật giáo  không  dạy  chúng  ta  tu  tập  để   có  thần thông như ngoại đạo (Mật Tông, Lão giáo, Tiên đạo,  Thiền  tông,  Yoga,  Khí  công,  Nhân  điện v.v..).
Khi mới  bắt  đầu  tu  tập  thì đạo  Phật  chỉ dạy  chúng   ta   sống   giới   luật   đức   hạnh   làm Người, làm Thánh tức là ngăn ác diệt ác pháp, sinh   thiện  tăng  trưởng  thiện  pháp,  đó   cũng chính  là  sống  đạo  đức  nhân  bản  -  nhân  quả không làm khổ mình,  khổ người và khổ cả hai. Cho nên,  mục  đích của  đạo  Phật  là  muốn  đem lại  sự  sống  bình  an và  an vui  trên  hành  tinh này. Vì thế, đạo Phật là đạo  đức của mọi người, nó không  riêng cho giai  cấp  nào, tôn giáo  nào, có tôn giáo hay không có tôn giáo không quan trọng,  nếu  là  con người  đều  phải  sống  có  đạo đức.  Vì sống  có  đạo  đức  là  sống  cho mình,  cho người. Còn Bốn Thần Túc chỉ là vấn đề  phụ, vì tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ tức là tâm thanh tịnh hoàn toàn không còn có tham,  sân,  si  thì Bốn  Thần  Túc  xuất  hiện  một cách tự nhiên. Nói như vậy không có nghĩa là Phật giáo không có pháp môn tu tập có thần thông.



Kính  thưa các bạn! Đạo Phật có một pháp môn tu tập có Tứ Thần Túc nhưng không cần niệm thần chú như Mật tông, không cần khổ công tập luyện như Yoga, đó là pháp môn Thân Hành Niệm.
Đạo   Phật   không   tham   sống,   sợ   chết, không mong cầu có thần thông pháp thuật và cũng  không  mong cầu  sống  trường  sinh  bất  tử, vì đạo Phật có đôi mắt nhìn  thấu suốt các pháp đều  do duyên hợp, không có một pháp nào thường còn, bất di bất dịch, vĩnh viễn, chỉ là vô thường, thường mang lại sự khổ đau cho loài người. Vì thế, đoạn kinh trên đây nói đến năng lực  kéo dài  mạng  căn,  sống  để làm  lợi ích cho mọi người,  nhưng  khi đã  làm  xong đối  với  loài người thì tự tại ra đi chứ không luyến tiếc một vật  gì trên  thế  gian  này.  Chúng  ta  hãy  nghe đức Phật dạy: ‚Này  ác  Ma,  Ta sẽ  không  diệt độ khi  nào bốn giới đệ tử của Ta Tỳ kheo Tăng,  Tỳ  kheo  Ni,  cư sĩ  nam  và  cư sĩ  nữ, chưa  trở  thành những  đệ  tử  chân chánh, sáng  suốt,  có  kỷ   luật,  sẵn  sàng,  đa  văn, duy  trì Chánh pháp, thành tựu  Chánh pháp  và  tùy  pháp,  sống  chân chánh, sống theo  Chánh pháp,  sau khi  học hỏi  giáo  lý chưa   có  thể  tuyên  bố,  diễn  giảng,  trình bày,  xác  định,  khai  minh, phân  tích  và



giải  thích rõ  ràng Chánh pháp,  khi  có  tà đạo   khởi lên,   chưa   có   thể   chất vấn   và hàng phục một cách khéo léo,  chưa  có  thể truyền bá Chánh pháp thần diệu‛.
Các  bạn  có  nghe  những  lời dạy  trên  đây không?  Đó  là  lời  tuyên  bố  của  đức  Phật:  khi nào  các  đệ   tử  của  Ngài  tu  tập  chứng  đạo  thì Ngài  mới  nhập  Niết  Bàn  (diệt  độ) còn  nếu  các đệ  tử  của  Ngài  tu  tập  chưa xong thì Ngài  phải kéo dài tuổi thọ một phần kiếp còn lại hay một kiếp, chứ Ngài không bỏ các đệ  tử của mình  bơ vơ. Đó là tâm nguyện của một bậc vĩ nhân, lấy con người làm cuộc  sống của mình,  lấy sự sống của mình  làm sự sống của mọi người thật là cao quí thay!  Một vĩ nhân của loài người.
Tóm lại,  một  người  tu  theo  Phật  giáo  có đầy đủ đức  hạnh và  thần lực mà không có một tôn giáo nào hơn được. Đạo đức của đạo Phật “Không  làm  khổ  mình, khổ  người  và  khổ cả  hai‛ thì trên đời  này không có đạo  đức nào hơn  được. Phải  không  các  bạn?  Còn  về  thần thông “TỨ THẦN TÚC‛ thì không có một tôn giáo sánh kịp. Có đúng như vậy không các bạn?
Các bạn nên biết thần thông của đạo Phật như  vậy,  nhưng  đạo  Phật  xem  thường,  vị  Tỳ kheo nào thị hiện thần thông không đúng cách



sẽ bị Phật quở trách và bắt buộc phải ẩn bóng. Chỉ  có  một  điều  mà  đức  Phật  chú  trọng  nhất, đó   là   giới   luật   mà   những   đệ   tử   Phật   phải nghiêm  chỉnh,  không  hề  vi phạm một  lỗi  nhỏ nhặt nào, nếu vi phạm giới luật thì Ngài không chấp  nhận.  Đệ  tử  của  ông  Xá  Lợi Phất  và  ông Mục Kiền Liên không giữ giới hạnh độc cư, làm ồn  náo, Ngài ra lệnh đuổi 500 vị Tỳ kheo. Như vậy,  các  bạn  đủ   biết  lấy  đức   hạnh  làm  cuộc sống của tu sĩ. Ai vi phạm thì bị đuổi.
Cho nên, thần thông đối với đạo Phật không  quan  trọng  mà  đạo  Phật  quan trọng  ở chỗ tâm bất động trước các pháp ác và các cảm thọ, tức là quan trọng ở  chỗ tâm các bạn ly dục ly ác pháp; ở chỗ tâm hết tham, sân, si.
Muốn  hết  tham,  sân,  si  thì pháp  môn  Tứ
Niệm Xứ các bạn nên chuyên cần tu tập chỉ có
7 ngày, 7 tháng, 7 năm là các bạn viên mãn sự tu  tập  của  mình.  Hãy  cố  gắng  lên  các  bạn  ạ! Đức Phật đang chờ đợi các bạn đấy!





BỐN PHÁP CHỨNG ĐẠT LÀM CHỦ SANH TỬ LUÂN HỒI


LỜI PHẬT DẠY

‚Này  các  Tỳ  kheo! Chính vì không giác  ngộ,  không chứng đạt  bốn  pháp mà  Ta  và  các  Ngươi,  lâu  đời  phải  trôi lăn trong  biển sanh  tử. Thế nào là bốn pháp?
1- Này các Tỳ kheo, chính vì không giác  ngộ,  không chứng đạt  Thánh giới mà  Ta  và  các  Ngươi  lâu  đời  phải  trôi lăn trong  biển sanh tử.
2- Này các Tỳ kheo chính vì không giác ngộ... Thánh định mà...
3- Này các Tỳ kheo chính vì không giác ngộ... Thánh tuệ mà...
4- Này các Tỳ kheo, chính vì không giác ngộ... Thánh giải thoát mà...
Này  các  Tỳ  kheo  Thánh giới  được giác ngộ được chứng đạt... thời tham  ái một đời sống tương  lai được diệt trừ,

Â


những  gì  đưa   đến  một   đời  sống  mới được dứt sạch, nay không còn một đời sống nào nữa.
(Kinh Trường Bộ tập I trang 616, kinh Đại Bát Niết Bàn)


CHÚ GIẢI:
Trong đoạn kinh này chúng ta xét  thấy có bốn pháp  môn, do chúng ta không giác  ngộ, không  chứng  đạt  bốn  pháp  môn  này  nên  lâu đời phải chịu trôi lăn trong biển sanh tử.
Trong bốn pháp môn này chỉ cần chúng ta giác ngộ và chứng đạt một pháp cũng đủ cho chúng ta không còn trôi lăn trong biển sanh tử
nữa.

Ví dụ: Chúng ta chỉ giác ngộ và chứng đạt Thánh giới luật, có nghĩa là hiểu biết và thông suốt  giới  luật  là  đức  hạnh  của  người  tu  sĩ,  là đạo  đức nhân  bản  - nhân  quả,  thường  đem lại lợi ích cho mình,  cho người. Do hiểu biết rõ như vậy,   nên  chúng  ta   cố  gắng  giữ  gìn  nghiêm chỉnh  giới  luật  không  hề  vi phạm một  lỗi  lầm nhỏ nhặt nào, tức là sống không làm khổ mình, khổ người, khổ cả hai. Tâm luôn luôn bất động



trước  các  ác  pháp  và  các  cảm  thọ,  đó  là  tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Khi sống được  như vậy thì đó là chứng đạt Thánh giới luật.
Thánh giới luật mà không được nghiêm trì thì  Thánh   định,  Thánh   tuệ,   và   Thánh   giải thoát không làm sao có được.
Trong  bốn  pháp  này  chỉ  có  Thánh  giới luật là pháp môn cơ bản nhất và quan trọng nhất, nếu Thánh giới luật nghiêm chỉnh thì Thánh định, Thánh tuệ, Thánh giải thoát sẽ hiện tiền rõ ràng,thì sự tu tập không còn khó khăn, không còn mệt nhọc.
Trong  đoạïn  kinh này  đức  Phật  dạy rất  rõ ràng phải giác  ngộ,  phải chứng đạt. Vậy  nghĩa giác  ngộ  và  chứng  đạt  như  thế  nào?  Giác  ngộ và chứng đạt gồm có hai phần:
1- Giác  ngộ  có  nghĩa  là  thông  hiểu  và thấu  suốt  nghĩa  lý  của  pháp  môn  đó   rõ  ràng như thật, không có chuyện còn hiểu mù mờ, mơ màng, ảo tưởng v.v.. Như các bạn đã  biết Phật dạy: ‚Những  gì cần  thông  suốt phải  thông suốt‛. Thông suốt tức là giác ngộ. Giác ngộ là thấy biết pháp đó  như thật. Thấy biết pháp đó như thật mới hướng tâm đến pháp đó  mà trong kinh sách gọi là hướng lưu, nhưng khi tu tập có những kết quả nho nhỏ gọi là dự lưu.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


2- Chứng  đạt  có  nghĩa  là  nhập  vào  pháp đó, sống  như  pháp  đó,  nhưng  trước  khi chứng đạt chúng ta cần phải giác ngộ. Ở  đây đức Phật nêu  ra bốn  pháp  giải  thoát.  Đó  là  Thánh  giới, Thánh định, Thánh tuệ, Thánh giải thoát. Bốn pháp  nhưng  tu  tập  pháp  này  thành  tựu  thì thành tựu luôn ba pháp kia,  thành tựu ba pháp kia là thành tựu một pháp này. Cho nên, chứng đạt là nhập vào giáo pháp đó. Nhập vào giáo pháp  đó gọi  là  nhập  lưu, nhập  lưu tức  là  nhập vào dòng Thánh, Nhập vào dòng Thánh tức là tâm phải ly dục ly ác pháp, còn tâm chưa ly dục ly ác pháp thì không làm sao nhập vào dòng Thánh được. Vậy bây giờ  chúng  tôi xin hỏi  các bạn: ‚Trong các  bạn,  ai là  người  giác  ngộ Thánh  giới  luật?‛.  Thánh  giới luật  của  người cư sĩ gồm có:
Năm  giới  cấm  cư sĩ,  tám  giới  Bát  Quan Trai  và  Thập  Thiện.  Những  giới  luật  này  mà đức Phật gọi là Thánh giới uẩn. Nếu các bạn là người giác ngộ Thánh Giới uẩn này thì các bạn phải thông suốt những đức hạnh của bậc Thánh trong những giới luật này rất rõ ràng và những sự  lợi ích của  những  giới  này  đối  với  đời  sống của  các  bạn  như  thế  nào  các  bạn  đều  phải  rõ như  thật,  không  còn  có  một  giới  nào  mà  các



bạn  không  biết,  có  biết  như  vậy  mới  gọi  các bạn giác ngộ Thánh giới uẩn.
Tỳ kheo Tăng và Tỳ kheo Ni không những thông  suốt  những  Thánh  giới  uẩn  của  người  cư sĩ  mà  còn  phải  thông  suốt  10 giới  Sa Di,  250 giới  Tỳ  kheo  Tăng  và  348  giới  Tỳ  kheo  Ni, nhưng  giới  luật  như  vậy  chưa đủ  nói  lên  đức hạnh  của  Tăng,  Ni,  các  bạn  còn  phải  thông suốt  toàn  bộ  đức  hạnh  của  giới  kinh như  kinh Sa Môn  Quả,  kinh Sa Môn  Hạnh, kinh Phạm Võng. Những giới này các bạn có giác ngộ đức giới, hạnh giới và giới hành của nó chưa? Nếu chưa thì không  thể  gọi là  giác  ngộ  Thánh  giới uẩn.  Cho  nên,  toàn  bộ  giới  kinh các  bạn  đều phải thông suốt đức, hạnh và pháp hành của nó thì mới gọi là giác ngộ Thánh giới uẩn, còn nếu chưa thì các  bạn  không  được gọi  là  giác  ngộ Thánh giới uẩn được.
Như trên đã nói giới uẩn là đức hạnh, là thiện pháp, vì thế giới uẩn là đức hạnh của con Người, của những bậc Thánh. Nếu không thông hiểu  giới  luật  thì làm  sao các  bạn  thông  hiểu nền tảng đạo  đức giải thoát của đạo Phật. Mà không giác ngộ Thánh giới uẩn thì làm sao chứng đạt được. Phải không các bạn?



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!