Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 10 - 4



Do  đó,  Phật  giáo  lấy  tri kiến  giải  thoát quán  xét  xả  tâm  nên  rất  thực  tế  cụ  thể,  tâm hồn giải thoát thật sự, còn ngoại đạo lấy tưởng tuệ nên mơ hồ trừu tượng ảo giác, không có giải thoát.
Trên đây là  những điều  các  con nên lưu  ý và  để  tránh  xa những  sự  sai  lạc  nó  không  tốt cho con đường tu tập này.


LẠT MA TÂY TẠNG CÓ PHẢI LÀ PHẬT GIÁO KHÔNG

Câu hỏi của Nhật Lý
Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  Tại  sao các  vị  A La Hán không tái sanh để tùy duyên hóa độ chúng sanh như các Lạt Ma Tây Tạng? Trong một  số  phim   sách  mà  con  được  xem,  ở  Tây Tạng vẫn có một vài tu viện mà giới luật và sự tu tập cũng rất nghiêm túc. Kết quả là họ cũng có  một  số  vị  chủ  động  được  cái  chết  và  sự  tái sanh, chứng tỏ sức tỉnh thức của họ cũng rất mạnh mẽ và phải chăng họ  cũng làm chủ được



sanh tử? Mật Tông phần lớn là bùa chú mê tín, tuy  nhiên  với  cái  nhìn  của  đạo  Phật  đánh  giá các vị Lạt Ma này như thế nào?
Đáp:  Cái  nhìn  của  Phật  giáo  đối  với  các nhà sư Tây Tạng là cái nhìn  huyễn hóa của những  nhà  ảo  thuật  chứ  không  đem lại  sự  lợi ích  thiết  thực  cho  đại  đa  số  con  người  trên hành tinh này, tại sao vậy?
Vì  những  người  thực  hiện  được  như  các nhà  sư  Tây  Tạng  thì quá  hiếm,  hằng  tỷ  tỷ người trên hành tinh này mà chỉ  được một  hai người.  Cho nên,  những  pháp  này  chẳng  có  ích lợi thiết thực gì cho con người, chỉ tạo thêm sự đau khổ cho họ  vì lòng tham  muốn những điều này (thần thông ký thuyết và huyễn hóa).
Giáo pháp này không xây dựng cho loài người  một  nền  đạo  đức  nhân  bản,  vì  nền  đạo đức  nhân bản sẽ  đem lại  lợi  ích chung cho con người  trên  hành  tinh này,  hơn  là  những  bùa chú thuật tạo ra những trò huyễn ảo tái sanh luân hồi, biết tiền kiếp.
Biết tiền kiếp như các nhà sư Tây Tạng có ích lợi  gì cho ai,  ngay cả  bản  thân  của  họ  hay chỉ là một trò lừa đảo người để phổ cập giáo pháp Mật Tông khắp toàn cầu.



Đạo  Phật  không làm  điều  đó,  vì đức  Phật và các vị A La Hán đệ tử của Ngài có thừa khả năng làm việc đó, mà không cần đến bùa chú thuật như các nhà sư Tây Tạng.
Đạo  Phật lấy đạo đức  nhân bản nhân quả xây dựng cho con người có một đời sống Thánh thiện, tạo cảnh sống thế gian thành cảnh giới Thiên Đàng, Cực Lạc, Niết Bàn, chứ không mơ mộng theo lối mòn của các tôn giáo khác xây dựng một cảnh giới hư ảo dù bất cứ nơi đâu.
Đạo  Phật  sống  thực  tế,  tu  tập  trong  thực tế, không sống trong hư ảo, tu tập trong hư ảo, chấp nhận những gì có ích lợi cho mình  cho người, không chấp nhận những gì có hại cho mình,  cho người,  không  chấp  nhận  những  trò hư ảo huyễn giả hý luận.
Những trò huyễn ảo của các nhà sư Tây Tạng để khoe khoang sự tái sanh luân hồi, biết tiền  kiếp  của  mình  khiến  cho thiên  hạ  phục lăn, nhưng các con xét thấy có ích lợi gì không?
Vì  không  ích  lợi  cho  nên  Thầy  trò  đức Phật  không  thấy  có  ai  làm  điều  này.  Trong kinh sách  nói  về  tiền  thân  đức  Phật  là  người sau bịa đặt chứ đức Phật đã  dạy: “Nếu  Ta nói một   điều   mà   người   khác   không   thấy,



không   nghe,   không   biết   thì  có   nói   láo trong   Ta”. Lời  dạy  này  chứng  tỏ  đức  Phật không  bao giờ  nói  về  tiền  kiếp  của  mình.  Nói về  tiền kiếp  tức là  dùng thần thông ký  thuyết, mà  thần thông  ký  thuyết  là  một  trò  huyễn  ảo, mà đạo Phật không bao giờ chấp nhận, mà không  chấp  nhận  tức  là  có  nghĩa  lý  gian  xảo lừa đảo trong đó.
Các vị Lạt Ma đứng trong góc độ năng lực làm chủ sự  sống chết thì có, nhưng  đứng trong góc  độ  lìa  tham  đoạn  ác  pháp  thì chưa, vì vậy còn thực hiện những trò ảo thuật lừa đảo không ích lợi thiết thực cho con người.
Có người bảo rằng nhờ thực hiện những thần thông này là tạo duyên để độ chúng sanh. Điều này sai, bởi vì thực hiện thần thông là tạo cho tâm  người  ta  không hướng đến chánh đạo, vì chánh đạo là phải gợi tâm người hướng về chánh  đạo,  chứ  đã  gợi  người  ta  về  tà  đạo  làm sao lôi người ta về chánh đạo được.
Cũng như hệ phái Phật giáo lấy sự mê tín của dân gian gợi ý cho người ta theo đạo mình, từ  đó  người  ta  theo  kinh sách  phát  triển  là theo sự mê tín chứ không còn biết kinh sách phát triển có đúng của Phật giáo hay không?



Người ta tu theo Mật Tông Tây Tạng là người  ta  ham  thích  thần  thông  chứ  người  ta đâu  biết  đạo  lý  làm  người  là  như  thế  nào  để mọi người sống được an vui giải thoát.
Người  ta  tu  theo  đạo  Phật  vì  đạo  đức  của đạo Phật là một nền đạo đức nhân bản – nhân quả làm người, thường đem lại lợi ích cho mình cho người nên không còn làm khổ đau cho nhau nữa, chứ không phải người ta tu theo đạo Phật để được chư Phật gia hộ tai qua nạn khỏi bệnh tật tiêu trừ; người ta tu theo đạo Phật không phải để ngồi thiền thấy tánh thành Phật, hay được vãng sanh về cõi Cực Lạc, Niết Bàn v.v..
Từ  ban đầu  tu  sai  thì cuối  cùng  vẫn  là  tu sai và khi đã tu sai thì rất là khó sửa.
Những tôn giáo muốn đem lại lợi ích cho loài người thì không có pháp môn nào tuyệt vời bằng pháp môn dạy đạo đức làm người. Làm người  không nên làm  khổ  mình,  khổ  người, đó là  thiện  pháp  mà  thiện  pháp  tới  đâu  thì ác pháp  sẽ  bị  triệt  tiêu  đến  đó.  Có  được  như  vậy con  người  mới  tìm được  chân  hạnh  phúc,  và như vậy mới thật sự ích lợi cho loài người. Còn tất cả các phương pháp khác dù là phương pháp dưỡng  sinh  Yoga dạy người  để  trị  bệnh  thì đó chỉ là trị về nhánh lá của bệnh chứ không phải



trị  tại  gốc  bệnh,  gốc  sanh muôn  thứ  bệnh  khổ là ác pháp, muốn trị muôn thứ bệnh khổ mà cứ trị  bằng  thuốc  thang  và  phương  pháp  dưỡng sinh thì không thể trị tận gốc bệnh được, vì thế trị giảm được bệnh này thì sanh ra bệnh khác.
Theo Phật giáo muốn trị bệnh khổ tận gốc của  con người  thì phải  sống  có  đạo  đức  nhân bản   -  nhân  quả   không  làm   khổ   mình,   khổ người.  Không  làm  khổ  mình,  khổ  người  thì cơ thể phải vận động được điều hòa, tâm hồn phải sống an lạc, thanh thản và vô sự. Và tất cả các chướng  ngại  pháp  không  tác  động  đến  thân tâm, nếu có đến họ đều có đủ khả năng đẩy lui và diệt trừ tận gốc bệnh. Do sống trong thiện pháp nên người tu sĩ đạo Phật có được một tâm hồn  thanh  tịnh.  Tâm  hồn  thanh  tịnh  là  một tâm  hồn  trong  sạch.  Một  tâm  hồn  trong  sạch thì lại  có  một  năng  lực  mầu  nhiệm  nó  hoàn toàn làm chủ được mọi bệnh tật  khổ  đau và  sự sống chết.
Đạo  Phật  làm  chủ  được  sự  sống  chết  là nhờ năng lực của tâm thanh tịnh, chứ không phải nhờ vào năng lực bùa chú thuật của Mật Tông.
Mật Tông sống có giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh  nhưng  không  vì  giữ  những  giới  luật  ly



dục  ly ác  pháp,  mà  Mật  Tông  giữ  gìn giới  luật là để luyện bùa luyện chú tạo một năng lực siêu việt,  nhờ  năng  lực  đó  mới  thu  hút  người  theo đạo mình  tu để có danh to. Và vì thế, các Ngài thể   hiện   thần   thông   trị   bệnh   và   nói   biết chuyện  quá  khứ  trong  một  kiếp  hoặc  hai  ba
kiếp.

Trong  câu  hỏi  của  con: ‚Tại  sao các  vị  A La Hán không tái sanh để tùy duyên hóa độ chúng sanh như các Lạt Ma Tây Tạng?‛. Đức Phật  đã   dạy:  ‚Một  vị  A  La  Hán  xuất  hiện  ở trên  đời  là  một việc  khó,  khó  như  hoa ưu đàm cả ngàn năm mới trổ hoa  một lần‛.
Vả  lại  khi một  vị  A La  Hán  xuất  hiện  ở đời là phải vào đúng thời kỳ của nó, có nghĩa một  vị  A  La  Hán  ra đời  là  quân  bình  trật  tự đạo  đức  của  loài  người,  lúc  xã  hội  loài  người đang  đi  vào  một  sự  thay  đổi  lớn,  nếu  không quân  bình  kịp thời  thì sự  thay  đổi  ấy  sẽ  đưa con người vào trong đêm đen tối.
Một bậc A la Hán xuất hiện ở đời là làm chấn động và rung chuyển cả trời đất cũng như khi đức  Phật  xuất  hiện  ra đời  dựng  lại  những gì mà  lục  sư ngoại  đạo  thời  đó  đã  ném  bỏ  và bác sạch sáu mươi hai luận thuyết của kinh Vệ Đà  mà  người  thời  bấy  giờ  được  xem bộ  Thánh



kinh này  là  một  triết  thuyết  tuyệt  vời,  là  một bộ chân lý văn minh của loài người, thế mà đạo Phật ra đời không chấp nhận nó.
Và như thế không thể so sánh một vị Lạt Ma với một vị A La Hán được. Vị Lạt Ma dùng thần thông huyễn hóa mà  lừa đảo  người gọi  là độ  chúng  sanh, chứ  chẳng  có  ích lợi  thiết  thực gì  cho con người,  còn  một  vị  A  La  Hán  xuất hiện  ở  đời  là  đem  lại  sự  lợi  ích  lớn  cho loài người  tức  là  mang  lại  cho con người  một  nền đạo  đức  nhân  bản  –  nhân  quả  mà  mọi  người sống chung nhau nhưng không làm khổ mình, khổ người.
Các con có tin điều này không? Các con cứ nhìn  các vị Lạt Ma thì thấy rõ lời Thầy dạy. Lẽ ra các  ông  có  thần  thông  thì phải  có  đạo  đức. Sao các  ông  không  đem lại  cho con người  một nền  đạo  đức?  Quảng  bá  một  nền  đạo  đức. Nền đạo đức  của các  ông là  gì?  Các ông chỉ  gây tạo sự ham mê ngu muội của con người bằng những thần thông tái sanh luân hồi qua những quảng cáo phim  ảnh sách báo.
Những sự thể hiện tái sanh luân hồi của các ông như vậy có ích lợi gì cho ai? Chỉ tạo ra một trò hiếu kỳ của con người, trong khi con người đang cần có một nền đạo đức để sống với



nhau mà  không làm  tổn thương cho nhau, biết thương  yêu  nhau,  biết  tha  thứ  những  lỗi  lầm của nhau. Còn các ông ăn không ngồi rồi để tu tập  thần  thông  tưởng,  như  vậy  phải  tiêu  phí bao nhiêu mồ hôi nước mắt của mọi người nuôi dưỡng các ông.
Con nên đọc lại bài kinh Channa đức Phật đã  dám  so sánh  mũi  dao của  tỳ  kheo  Channa và sự tịnh chỉ hơi thở của Tứ Thiền thì sự làm chủ  sống  chết  là  một  trò  huyễn  hóa  làm  mê mệt những con người còn sống trong giấc mơ.
Nếu đứng trong góc độ của Phật giáo thì các ông Lạt Ma là những người phù thủy.
Sự  quảng  cáo  phim  ảnh,  báo  chí  và  sách vở, không đủ chứng minh lòng tham danh đắm lợi của các vị phù thủy Lạt Ma này sao?
Trong cuốc sống trên thế gian này con người  đang  cần  đạo  đức,  chứ  không  phải  cần thần thông xin quý vị hiểu cho. Đạo đức  - món ăn tinh thần, loài người đang cần thiết như người  đói  cần  thực  phẩm.  Xin  các  vị  Lạt  Ma hãy cho chúng tôi những món ăn tinh thần này chứ thần thông của các ông chỉ là một trò ảo thuật mà thôi.





“NGỮ” VÀ “NGHÏA”, CHÚNG
CON PHÂI HIỂU NHƯ THẾ NÀO?

Câu hỏi của Nhật Lý


Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  Có  vị  giảng  sư
thuyết:  ‚Trong kinh  Nguyên   Thủy   Phật  dạy:
‚Chánh  pháp  còn  phải  bỏ  huống  là  phi   pháp‛ thì  Lục  Tổ  triển  khai  ‚Không  niệm  thiện  niệm ác‛,  chỉ  khác  nhau  về  ngôn  ngữ,  cách diễn  đạt mà  ý  tưởng  không  khác,  phải  ‚y  nghĩa  bất  y ngữ‛. Vậy thưa Thầy ‚ngữ‛ và ‚nghĩa‛  ở đây chúng con phải hiểu như thế nào cho đúng?
Đáp:  ‚Chánh  pháp  còn  phải  bỏ  huống  là phi   pháp‛.   Câu   nói   này   đúng   với   người   tu chứng,  còn  người  tu  chưa chứng  mà  dùng  câu nói này là người phi pháp.
Câu  nói  của  Lục  Tổ  Huệ  Năng:  ‚Chẳng niệm  thiện  niệm  ác‛  là  nói  với  người tu  chứng, còn  những  người  tu  chưa chứng  mà  dùng  câu này để tu thì tu ức chế tâm, tu sai đường.
Người  tu  chưa chứng thì nên ngăn ác  diệt ác  pháp,  sanh  thiện  tăng  trưởng  thiện  pháp, còn ném cả thiện và ác thì e rằng họ sẽ trở thành  cây  đá  mất  và  họ  đã  quên  rằng  họ  là




người  đang  tu  mà  bỏ  luôn  chánh  pháp  thì họ lấy  cái  gì  để  tu,  nếu  bỏ  luôn  chánh  pháp  thì cũng giống như người muốn sang sông mà bỏ luôn  chiếc  bè  thì làm  sao họ  qua bờ  bên  kia được.
Chánh   pháp   là   một   đối   tượng   của   phi pháp, nếu  phi  pháp  không còn thì chánh pháp dùng vào đâu? Dù muốn để chánh pháp cũng phải bỏ. Nếu phi pháp có thì chánh pháp là đối thủ của nó, còn phi pháp không thì chánh pháp là  sự  sống  của  con người,  chứ  cần  gì  phải  bỏ phải   lấy.   Câu   nói   này  là   câu   nói   thừa  của những  người  tu  chưa giải  thoát;  ‚Chánh  pháp còn  phải  bỏ  huống  là  phi  pháp‛.  Ngược lại, câu nói này của đức Phật khuyên nhắc chúng ta tránh xa những phi pháp.
Còn câu: ‚Chẳng niệm thiện niệm ác‛ của Lục Tổ Huệ Năng là câu công án, mục đích của nó  là  nhằm  khai  ngộ  Phật  Tánh,  có  nghĩa  là câu này giúp cho hành giả nhận ra Ý THỨC không niệm chứ không phải để tu, người sau không hiểu lấy câu này làm  chỗ tu,  nên tu  sai, tu  vào chỗ ức chế  tâm, rơi  vào  thiền tưởng chứ nghĩa  của  nó  không  giống  câu:  ‚Chánh  pháp còn phải bỏ huống là phi  pháp‛.



Ở  đây con hỏi “Ngữ” và “Nghĩa”, ngữ là lời nói, nghĩa là nghĩa lý của lời nói.
Một  lời  nói  có  nhiều  nghĩa,  trong  Nho Giáo dạy: ‚Nhất tự lục nghĩa‛  một chữ có sáu nghĩa. Vậy con hiểu nghĩa nào mà dám bảo: ‚Y nghĩa   bất  y  ngữ‛.  Cho  nên,  con  đã   hiểu  sai nghĩa của hai câu này khi áp dụng vào đời sống tu hành. Hai câu này là hai câu hý luận chứ không thực tế cho sự tu hành của các con.


HỶ CỦA SƠ THIỀN
GẤP 16  LẦN HỶ VẬT CHẤT

Câu hỏi của Nhật Lý
Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  Có  vị  nói  rằng Hỷ  của  Sơ Thiền  gấp  16  lần  hỷ  mạnh  nhất thuộc vật chất (nhục dục) đúng không thưa Thầy?
Đáp:  Quý  vị  có  ly dục  ly ác  pháp  chưa? Mà dám khẳng định gấp 16 lần.



Thật là xảo trá, trạng thái hỷ do ly dục ly bất  thiện pháp  làm  sao so sánh với  hỷ  dục  lạc và ác pháp được.
Hỷ ly dục và hỷ dục là hai con đường cách biệt song song nhau làm sao gặp chỗ nào mà so sánh  được.  Hỷ  ly dục  có  mặt,  thì hỷ  dục  phải không có mặt, hai cái này cũng giống như đêm với  ngày,  đêm  có  thì ngày  phải  không,  ngược lại cũng như vậy.
Người dạy điều này là người sống trong tưởng tượng, trong mơ, không biết bốn Thánh Định là gì, nhất là Sơ Thiền một loại thiền thuộc  về  giới  luật  đạo  đức  nhân  bản  của  Phật
giáo.

Người tu học theo Phật giáo cần phải hiểu cho rõ  ràng hỷ  lạc  do ly dục  sinh và  hỷ  lạc  do dục sinh, hai trạng thái hỷ này không có giống nhau.  Cho  nên,  lòng  vui  mừng  khi cha  con chồng  vợ  gặp  nhau  trong  sự  trùng  phùng,  còn hỷ lạc do ly dục sinh cũng giống như một người thích  sống  một  mình  không  muốn  tiếp  duyên với  mọi  người.  Vui  thích  sống  một  mình  là  hỷ do ly dục sinh. Xin quý vị nên lưu ý điều này để không lầm lạc.




Chỉ  cần  đắc Sơ Thiền và đoạn trừ 5 hạ phần kiết sử
Câu hỏi của Nhật Lý


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Con được  biết  có số  vị  sư Nguyên  Thủy  quan  niệm  chỉ  cần  đắc Sơ Thiền và đoạn trừ 5 hạ phần kiết sử để khi thân   hoại   mạng   chung   từ   cảnh   giới   tương đương thể nhập Niết Bàn, như trong kinh  Bát Thành,  Trung Bộ  tập  2, kinh  Damasa Gia chủ Tăng  Chi.  Dựa  vào  kinh   mà  tu  như  vậy  có đúng không thưa Thầy? Kết quả ra sao.
Đáp: Trong  bài kinh này đức Phật đưa ra một ví dụ: lỡ trong kiếp này tu chưa được hoàn thành viên mãn của con đường giải thoát mà nhân quả đã đến thình lình thì phải đành chịu, nhưng  nếu  tu  tập  đạt  được  Sơ Thiền  và  đoạn được  năm  hạ  phần  kiết  sử  thì không  còn  tái sanh  làm  người  nữa,  nghĩa  là  sắc  uẩn  đã   bị hoại  diệt  chỉ  còn  bốn  uẩn  kia trong  trạng  thái của Sơ Thiền Thiên và trạng thái đoạn năm hạ phần  kiết  sử,  ở  đó  sẽ  lần  lượt  quét  sạch  lậu hoặc và vào Niết bàn.



Trên  đây  là  một  ví  dụ  bất  đắc  dĩ  trong kinh, chứ  không phải  người  tu  ước  ao như vậy. Bởi con đường tu của đạo Phật rất khó là ở giai đoạn Sơ Thiền, vì Sơ Thiền chỉ  rõ  sự  sống của một bậc Thánh ở đây, cho nên từ phàm phu chuyển lên một bậc Thánh không phải là một việc  dễ  làm,  dễ  sống,  vì  thế  tu  sĩ  thời  nay không riêng gì tu sĩ Đại Thừa mà cả tu sĩ Nguyên  Thủy  đều  phạm  giới,  phá  giới,  bẻ  vụn
giới.

Sống   phạm   giới,   phá   giới,   bẻ   vụn  giới mong  gì ly dục  ly ác  pháp  nhập  Sơ Thiền  và đoạn năm hạ phần kiết sử được như các sư ước mong.
Các   quan  niệm   của   một   số   sư  Nguyên Thủy như vậy là không đúng với tinh thần giải thoát của đạo Phật. Mong cầu như vậy có nghĩa là các sư cảm thấy con đường thiền định của Phật giáo quá khó khăn, nhưng không ngờ cái khó  là  chỗ  Sơ Thiền (giới)  còn đoạn đường thứ hai (Định, Tuệ) thì không còn khó khăn gì cả.
Bỏ hết cuộc đời đi tu mà không có ý chí quyết  tâm  tìm cầu  sự  giải  thoát  trong  một  đời này thì chẳng phí uổng một đời lắm sao.
Phật  Pháp  chỉ  khó  ở  giai  đoạn  đầu  giới luật còn giai đoạn thiền định và Tam Minh thì



không có khó khăn, không có mệt nhọc, thế mà đạt được ở giai đoạn đầu tức là nhập được Sơ Thiền và đoạn được năm hạ phần kiết sử mà không  vào  Nhị  Thiền,  Tam  Thiền,  Tứ  Thiền sao?  Khi nhập  được  Sơ Thiền  thì Nhị  Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền không còn khó khăn, nhập những loại định này như lấy đồ trong túi, vì  năng  lực  của  tâm  ly dục  ly ác  pháp  rất  là mầu nhiệm, nếu nó không mầu nhiệm được thì không thể  nào  ly dục ly ác  pháp  được. Do mầu nhiệm mới làm chủ sanh, già, bệnh, chết, mới chấm dứt tái sanh luân hồi.
Dựa  vào  kinh mà  tu  như  vậy  là  không hiểu kinh và không hiểu kinh thì làm sao tu hành đúng được, kết quả là một số không.
Những người tu như vậy là không có ý chí, không có tự giác, không hiểu rõ Phật pháp và nhất là pháp hành.
Ở  ngoài  đời  làm  việc  gì gặp  khó  khăn thì chùng bước, trước  gian nan thì ngã  lòng, người như  thế  thì không  làm  việc  lớn  được  huống  là đi  tu  còn  gặp  nhiều  khó  khăn  gấp  trăm  ngàn lần hơn nữa.
Xưa đức Phật nguyện: ‚Nếu không chứng đạo  thề  nát  xương  không  rời  khỏi  cội  bồ đề”. Do ý chí ngút ngàn tâm bất động trước các



ác  pháp,  Ngài  chứng  đạo,  để  lại  cho loài người bốn chân lý tuyệt vời.





BÀ CHÚA BA




Câu hỏi của Liễu Giác



Hỏi: Kính bạch Thầy! Câu chuyện Công
Chúa Ba (chùa Hương Tích) có thật hay là chuyện  huyền  thoại  để  răn  đời,  mà  từ  xưa tới nay  mỗi  năm  vào  đầu  xuân  không  biết  bao nhiêu  người  đổ  về  chùa tham  quan vãng  cảnh. Điều này theo con nghĩ: vãng cảnh đẹp thiên nhiên  là  đúng,  nhưng  ngoài  ra đa  số  lại  đi chùa cầu xin tài lộc, cầu tự... là do lòng tin  của mọi người đối với Bà Chúa Ba qua đức nhẫn nhục và lòng hiếu hạnh. Vua cha đã làm nhiều điều ác độc, nhưng nhờ cô con gái thứ ba tu thành chánh quả dùng tay mắt của mình làm thuốc  chữa  trị  bệnh  cho cha, làm  như  vậy  có trái luật nhân quả thiện ác không thưa Thầy?


Đáp4: Câu chuyện Bà Chúa Ba là câu chuyện truyền thuyết huyền thoại, chứ không phải  chuyện  thật,  câu  chuyện  này  cũng  giống như câu chuyện Quan Âm Thị Kính  vậy. Những nhân vật trong truyện là những nhân vật tiểu thuyết giả tưởng của một tác giả xưa chịu ảnh hưởng Nho Giáo và Phật Giáo Đại Thừa. Câu chuyện này là câu chuyện tội lỗi phi  đạo đức là chuyện  giả  tạo  chỉ  để  lừa  đảo  trong  Phật  giáo mà  từ  lâu  chưa có  ai  vén  bức  màn  đen tối  này lên, nên mọi  người  đều  lầm  tưởng Bà  Chúa Ba tu hành đã thành Phật.
Trang   Vương  là   một   nhà   vua  vào   thời Đông Chu liệt quốc bên Trung Hoa tương đương ở  Việt  Nam  vào  thời  Hùng  Vương  vì  xét  qua lịch  sử  khi Trưng  Vương  nổi  dậy  chống  quân xâm lăng vào thời nhà Đông Hán, như vậy câu chuyện  này  xảy  ra trong lúc  nước  ta  còn trong giai đoạn bộ lạc.
Vua Trang  Vương có ba người con gái, hai đứa con lớn đã lập gia thất, chỉ còn đứa con gái Út  thứ  ba là  Diệu  Thiện  chưa lập  gia  đình,  vì
thế nhà vua rất thương cô gái Út, nên khi nghe



4 Chơn Như, ngày 6 tháng 1 năm 2001



Diệu  Thiện  muốn  đi  tu  là  ông  tìm mọi  cách ngăn cản. Trước khi Bà Chúa Ba đi tu, nhà vua rất  sùng  kính   Phật  giáo,  ông  rất  hiền  lành, sống   có   đạo   đức,   lấy   chánh   pháp   trị   dân, thương dân như con một. Sau khi nàng Công Chúa  Ba đi  tu,  nhà  vua trở  thành  độc  ác,  ông nghĩ  rằng:  Các  tăng  trong  chùa  quyến  rũ  con gái  ông, khiến ông khổ  đau vì thương nhớ con, ông  căm  tức  ra lệnh  cho quân  lính  vây  chùa giết tăng và đốt chùa.
Do hành động ác độc này, và sự buồn rầu nhớ  thương  con  nên  ông  mang  bệnh  và  căn bệnh  rất  nặng  không  có  thuốc  thang  nào  chữa trị  được,  đành  phải  chờ  chết,  trong  lúc  đó  có một vị tăng xuất hiện xin trị bệnh cho vua. Sau khi xem xét  bệnh  tình vị  tăng  kê  toa,  nhưng còn thiếu hai vị thuốc là mắt và tay của con người  được  đem  nấu  chung  với  các  vị  thuốc khác thì trị bệnh mới hết, nhưng mắt tay phải là  của  con nhà  vua thì mới  hiệu  nghiệm,  còn của người khác thì không hiệu nghiệm.
Hai  đứa  con gái  đầu  đã  có  chồng  con nên không  dám  hy  sinh  mắt  tay  để  làm  thuốc  cho cha, vì  thế  nhà  vua không  còn  hy  vọng  sống chút nào, chỉ còn chờ ngày chết mà thôi.



Tại động Hương Tích nàng công chúa Ba được  sứ  thần  đến  xin  mắt  và  tay  để  về  làm thuốc cho vua cha. Khi nghe cha bệnh nặng và xin mắt tay, nàng bèn khoét mắt chặt tay giao cho sứ  thần  mang  về  làm  thuốc  trị  bệnh,  lúc bấy giờ nàng đã thành Phật, nên mắt tay đều lành lặn trở lại như xưa.
Câu chuyện trên đây là câu chuyện cấu kết nhân vật  giả  tưởng, mới  nghe qua thì tưởng là đạo  đức  nhưng  sự  thật  câu  chuyện  này  là  phi đạo đức nhân quả và rất nhiều điều tội lỗi.
1- Nàng Công Chúa Ba chịu ảnh hưởng tư tưởng  của  Phật  giáo  phát  triển  nên  bỏ  cha đi tu, khiến cho vua cha buồn  khổ thương nhớ, đó là  tội thứ  nhất, làm  khổ  cha già là  người sanh thành dưỡng nuôi lớn khôn, công lao trời biển đó, thế mà  nỡ  tâm, đành bỏ  cha già  đi tu thật là vô đạo đức bất hiếu thứ nhất.
2- Nàng Công Chúa Ba tự ý đi tu thực bất hiếu khiến cho vua cha căm tức đốt chùa giết tăng tạo tội ác tày trời, đó là hành động tội lỗi vô  đạo  đức  thứ  hai,  nếu  Công  Chúa  Ba không bỏ đi tu thì người cha đâu có làm nên tội lỗi tày trời như vậy.



3-  Chặt  tay  khoét  mắt  mình,  đó  là  làm khổ mình  tức là vô đạo đức với mình,  tội vô đạo đức thứ ba.
4-  Dùng  thần  thông  lừa  đảo  người  (mắt tay  lành  lặn  như  xưa)  để  mọi  người  tỏ  lòng cung kính  ngưỡng mộ đó là háo danh, là tội lỗi phi   đạo  đức  thứ  tư,  không  phải  là  người  tu hành chân chánh của đạo Phật.
Tóm  lại,  Bà  chúa  Ba  được  thờ  tại  chùa Hương  Tích  với  một  lịch  sử  tội  lỗi  và  phi  đạo đức  như  vậy  thì có  xứng  đáng  gì cho chúng  ta thờ phụng và tỏ lòng tôn kính  không? Đó chỉ là một  sự  mê  tín trong  dân  gian  mà  tác  giả  dựa vào tư tưởng thần thông ngoại đạo vẽ rắn thêm chân, vì thế câu chuyện này vô đạo lý nhân quả của  Phật  giáo.  Từ  đây  về  sau con người  sẽ  lần lượt  xác  định  rõ  bộ  mặt  thật  của  kinh sách phát triển để mọi người không còn bị lường gạt
nữa.

Đối với Phật giáo Nguyên Thủy thì không chấp nhận những câu chuyện huyền thoại phi đạo  đức  như trên,  đi  ngược  lại  với  đạo  đức  của đạo Phật.




Nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả thiện ÁC THÌ  CUỘC SỐNG MỚI CÓ HẠNH  PHÚC, AN VUI
Câu hỏi của Liễu Giác


Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  Y lời  Thầy  dạy, nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả thiện ác, thì ngày nay ở  đời thấy biết bao nhiêu sự bất công như:  có  kẻ  chủ  mưu  dao đâm  gậy  đánh  người và  hay quậy  phá  mất  đoàn  kết,  chỉ  vì mưu  đồ tham  lam  lấn  chiếm  mọi  mặt  nhưng  lại  được quan trên che chở, còn những người hiền đức đang  bị  o ép  đủ  đường.  Xin  Thầy  từ  bi  giảng dạy  cho chúng  con  sự  nhẫn  nhục  với  những hạng   người   này,   như   thế   nào   để   khỏi   ảnh hưởng về đường tu tập của chúng con ạ.
Đáp:  Trong  sự  tu  tập  theo  Phật  giáo  với đôi  mắt  nhân  quả  nhìn  đời  thì các  con phải nhớ ghi khắc trong lòng ba điều kiện này:
1- Khi tâm  còn  yếu  tức  là  sức  tỉnh  thức chưa  đủ  và  pháp  hướng  tâm  chưa  có  lực  thì đương đầu  đối  với  những  người  thiếu  đạo  đức như du đãng côn đồ, thì chúng ta nên  tránh xa



họ,  đừng  làm  quen thân  với  những  người  này, vì  đương  đầu  với  họ  xả  tâm  rất  khó  khăn, nhiều khi bị  ức chế tâm thành ra tự mình  làm khổ  sở  cho mình  vô  cùng  vô  tận.  Vì  thế,  đức Phật  dạy: ‚Sống  với  thiện‛,  sống  với  thiện  tức là  sống  với  những  người  có  đạo  đức,  những người có đạo đức là những người lành, ngược lại là những người ác.
2- Khi tâm  chúng  ta  có  phần  xả  nhiều  có nghĩa là tâm tỉnh thức đầy đủ và pháp hướng tâm  có  hiệu  quả  tức  là  tâm  có  đạo  lực,  thì lúc bấy giờ chúng ta lấy những người ác làm đối tượng để tu tâm nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng thì kết  quả  giải  thoát  ngay liền,  tức là  tu tập  tâm  bất  động  trước  các  ác  pháp,  nếu  tâm thật  sự  bất  động  thì đó  là  chúng  ta  đã  nhập Bất Động Tâm Định. Bất động tâm định là một loại thiền định giải thoát tâm hoàn toàn sống trong trạng thái Niết bàn của chư Phật mười phương. Tâm trạng người thế gian không bao giờ  sống  và  vào  đó  được.  Tại  sao vậy?  Vì  tâm người thế gian còn vọng động, ham thích.
3-  Khi  đương  đầu  với  ác  pháp  gặp  các quan  ăn  lo  của  hối  lộ,  che chở  cho những  kẻ làm  ác  hại  dân  hại  nước  thì tìm mọi  cách  tố cáo  những  kẻ  này  cho các  cấp  có  quyền  thế  lo



cho dân cho nước để trừng trị tội lỗi họ, chứ không được bỏ qua vì đây là làm lợi ích cho mọi người, cho xã hội, cho dân, cho nước.
Do biết tu  tập  đúng như ba phương tiện ở trên thì không có  ảnh  hưởng  vào  đường  tu  tập của các con, mà còn có nhiều lợi ích rất lớn cho đời sống, cho đạo của mình,  của người.





Có  thờ  có  thiêng,  có  kiêng  có  lành
Câu hỏi của Liễu Giác


Hỏi: Kính bạch Thầy! Người đời thường nói:  ‚có  thờ  có  thiêng,  có  kiêng  có  lành‛, vì thế ở  đâu  cũng  phải  thờ  cúng  thần  linh, thổ  công (đất  có  Thổ  Công,  sông  có  Hà  Bá).  Vậy  thờ cúng như thế nào cho đúng chánh pháp?
Có người bị bệnh ung thư gan; có người bị bại liệt; có người bị tóc kết rồng phượng trên đầu,  người  đời  cho  đó  là  Thần  Thánh  phạt phải ra hàng đầu bốn phủ, có nghĩa là phải lên đồng,  nhưng   những  bệnh  nhân  này  đã  làm



theo, kết quả thực tế những bệnh nhân này đều chết  hết,  như  vậy  tiền  mất  tật  mang  như  lời Thầy đã dạy.
Sau khi những thân nhân của các bệnh nhân  này  đã  chết  mà  họ  còn  không  tỉnh  ngộ, họ còn u mê, vì thế, mỗi năm cứ đến ngày giỗ, họ  làm  cỗ  bàn  linh đình   giết  hại  bao nhiêu sinh vật, đốt rất nhiều đồ mã cho người quá cố. Như  vậy có lợi gì có hại gì? Xin  Thầy giảng rõ cho chúng con hiểu hiện giờ và mai sau con cháu của chúng con không còn lầm đường lạc nẻo mê tín lạc hậu như vậy nữa.
Con  thành  tâm  sám  hối  Phật,  sám  hối Thầy và cô Diệu Quang từ bi  thương  xót xá tội cho chúng  con đã  thưa  hỏi  quá  nhiều,  tuy  biết rằng  tuổi  già  sức  yếu  của  Thầy,  nhưng  chúng con hiểu  ngoài  Thầy  ra không  có  vị  Thầy  nào giảng dạy cho chúng con được thân tâm an lạc
và giải thoát như Thầy.

Kính  thư
Thay mặt một số chị em
Con: Liễu Giác
Đáp: ‚Có  thờ  có  thiêng,  có  kiêng  có  lành‛, câu  tục  ngữ  của người  xưa đã  dạy như vậy, câu này nó đã  trải qua biết bao đời người, người ta rút ra được cái kinh nghiệm thiêng và lành  đó,



nhưng người xưa đâu biết cái thiêng và cái lành đó ở đâu mà ra.
Cái  linh thiêng  đó  không  phải  ở  chỗ  thờ phụng tức  là  không phải  ở  chỗ  tượng cốt, hình ảnh, bình  vôi, ông táo, gốc đa, thổ công, thành hoàng, thổ địa, hà bá, thủy long, ông địa, thần tài v.v.. mà ở chỗ tâm của con người.
Hằng   ngày,   chúng   ta   thường   đến   thắp hương lạy lễ dù là gốc cây, cục đá, gò mối lâu ngày tâm chúng ta truyền cảm năng tín lực tưởng  vào  đó  biến  gốc  cây,  cục  đá, gò  mối  linh thiêng,  ai  đi  ngang  qua  không  tỏ  lòng  cung kính,  khạc nhổ, tiêu, tiểu nơi đó sẽ bị nhức đầu, bệnh  đau v.v.. có  khi rối  loạn  thần  kinh  giống như người điên.
Vậy cái thiêng của gốc cây, gò mối, cục đá có  phải  tự  nó  thiêng đâu,  nó  thiêng  là  nhờ  tín tâm của chúng ta mà Đức Phật đã nói rằng: đó là năng lực tưởng của con người.
Cho nên,  thế  giới siêu  hình  có là  do năng lực của tưởng chúng ta tạo thành, vì thế nó không thật có chỉ là tưởng tri tạo ra mà thôi.
Chúng  ta  chớ  nên  tạo  ra cái  thế  giới  siêu hình  đó, nó không ích lợi cho chúng ta  mà còn là một tai họa, một gánh nặng cho chúng ta.



Nhà thiền học Suzuki nói: ‚Nếu chúng ta làm sống cái thế giới siêu hình  là chúng ta đem đến  tai  họa  cho  con  người‛.  Đúng  vậy,  từ  bao đời cái thiêng ấy đã khiến cho người ta tốn biết bao nhiêu tiền của về  sự  cúng bái  tế lễ  cho cái thế giới ảo này. Cái thế giới này chẳng giúp gì cho  chúng   ta   được,   cuối   cùng   tiền   mất   tật mang, bởi  vì luật  nhân quả  do mình  tạo  ra thì mình  phải  chịu lấy, không có  một  ai  chịu thay hay phùø hộ cho mình  được. Nếu có ai chịu thay cho mình  hay  phù  hộ  cho mình  thì đó  là  một việc làm không công bằng, vô đạo đức.
Người ta đâu ngờ rằng, những tai qua nạn khỏi của con người là nhờ hành động thiện của họ  đã   chuyển  hóa  sự  đau  khổ  nạn  tai,  chứ không  phải  do cái  thiêng  của  gốc  cây,  cục  đá, gò mối mà chuyển họa thành phước được.
Bởi  cái  thiêng  đó  do tâm  của  các  con tạo ra, nó  là  một  năng  lực  của  tưởng thức  các  con, chứ nó không thật có, nếu các con không tin tưởng, không thắp hương, không cúng tế không lạy lễ... thì cái thiêng đó không còn thiêng nữa. Các  con cứ  suy ngẫm  có  đúng  như lời  Thầy  đã nói không? Nếu đúng thì các con tin, còn không đúng thì đừng tin.



Có kiêng là có lành, người ta nói: ‚Mùng năm,  mười  bốn,  hai  mươi  ba. Đi  chơi  cũng  lỗ lựa  là  đi  buôn‛.  Trong  sách  xem ngày  giờ  tốt xấu  cho  ba  ngày  ấy  trong  tháng  là  ba  ngày “tam sát”, người đi đường xa hay khởi công làm ăn một việc gì hoặc thưa kiện... mà chọn trong ba ngày  ấy  thì trăm  ngàn  lần  đều  thất  bại,  từ đó  đã   ghi  nhận  vào  tâm  mọi  người  một  ấn tượng xấu  cho những ngày ấy và  vì thế  mọi sự tai họa xảy ra trong đời người đều xảy ra đúng vào những ngày ấy, vì vậy người ta rất kiêng cữ vào những ngày xấu đó.
Người Tây phương kiêng cữ ngày 13 trong mỗi  tháng,  ngày  đó  họ  ít đi  đâu  cũng  như chúng  ta  kiêng  ngày  lẻ,  đi  đường  vào  những ngày lẻ dễ xảy ra tai nạn, nên thường chọn vào ngày chẵn mà đi, làm ăn cũng như đi đường xa vậy, người ta đều chọn ngày chẵn.
Như  chúng  tôi  đã  nói  ở  trên  do lòng  tin của chúng ta mà năng lực tưởng tạo ra thế giới siêu hình biến thành một thế giới tai họa cho loài  người. Từ  nơi  tâm  của chúng ta tạo  ra thế giới siêu hình  thì cũng từ nơi tâm của chúng ta đã tạo ra nhân quả thiện ác, do đó nhân quả thiện  ác  cũng  theo  từng  tâm  niệm  và  lòng  tin đó  của  chúng  ta  mà  thực  hiện  luật  nhân  quả



thưởng  phạt  rất  công  minh,  do thế  con người lại  không hiểu, nên cho đó  là có  chư Phật, chư Bồ Tát, Bát Bộ Thiên Long cùng chư Thần, chư Thánh  hoặc   Tam  Bảo  gia  hộ,   nói   chung  là người của thế giới siêu hình cứu khổ, cứu nạn chúng ta, nhưng chúng ta đâu có ngờ rằng thế giới siêu hình  không có gia hộ cho ai cả, mà chỉ có   luật   nhân   quả   đang   chuyển   họa   thành phước, đang chuyển phước thành họa, chúng ta lầm tưởng những người thế giới siêu hình cứu giúp chúng ta.
Ngày giờ, thời tiết không có tốt hay xấu, ngày nào, giờ nào cũng như ngày nào, giờ nào, ngày  nấy,  giờ  nấy cũng  như ngày  nấy  giờ  nấy, mà chỉ do lòng tin của con người đã biến thành ngày giờ tốt xấu.
Vì lòng tin, tức  là  tâm  linh của  con người đã  tạo  thành  ngày  giờ  tốt  xấu  ấy,  từ  đó  chúng ta  gây  ảnh  hưởng  cho nhau để  rồi  có  ngày,  có giờ phải kiêng cữ trong tháng trong năm, đúng là  chúng  ta  đã  tự  tạo  ra cho mình  nhiều  thứ khổ, đi đâu hoặc làm cái gì đều phải xem ngày giờ tốt xấu thật là phiền phức, sự phiền phức này do ai tạo ra cho chúng ta, đó là sự vô minh tức là sự không hiểu biết, hiểu biết không rõ do



đó lòng tin tạo ra thêm những sự rắc rối phiền phức này.
Do lòng  tin ngày  tốt  ngày  xấu  tự  nơi  tâm chúng ta thì luật nhân quả cũng tự nơi tâm chúng ta mà thi hành, nên luật nhân quả từng theo  tâm  niệm  và  lòng  tin của  chúng  ta  ban phát hành luật, vì thế có kiêng là có lành.
Những  người  hay  kiêng  cữ  tin vào  ngày giờ tốt xấu khi nhân quả đến, thường đến trong những ngày xấu giờ xấu là tại sao vậy?
Luật  nhân  quả  theo  lòng  tin của  người  đó mà  trả  quả  như  trên  chúng  tôi  đã  nói,  và  lúc bấy  giờ  người  trả  nhân  quả  thì không còn nhớ đến  ngày  giờ  tốt  xấu  nữa  và  cũng  không  làm chủ được ngày giờ tốt xấu đó.
Ví  dụ:  Một  người  trộm  cắp  giết  người  sau bao ngày trốn tránh công an nhưng hôm đó nhằm ngày 14 anh ta lại ngủ quên công an bao vây  mà  không  hay nên  anh  bị  bắt,  khi anh bị bắt  thì anh  nghĩ:  ‚Ngày  14  là  ngày  xấu‛.  Do lòng  tin của  anh  ngày  14 là  ngày  xấu  thì luật nhân  quả  nó  rõ  thấu  tâm  niệm  anh  như  vậy nên  quả  bị  bắt  thì phải  nhằm  ngày  đó.  Do đó, chúng  ta  mới  thấy  rõ  lòng  tin tốt  ra tốt,  lòng tin xấu ra xấu, nhưng chúng ta phải hiểu hành



động chúng ta xấu thì làm  sao chúng ta tin nó tốt được, vì nó là lương tâm của chúng ta.
Ví dụ: Hôm qua chúng ta chửi mắng và đánh  người  khiến  cho  họ  khổ  đau,  thế  mà, chúng  ta  tin mình  làm  tốt  được  hay sao? Làm tốt sao lại chửi mắng đánh người, vu khống người, làm khổ người?
Cũng như hôm qua chúng ta bị người khác chửi mắng và đánh nhưng chúng ta  nhẫn  nhục không chửi mắng, không đánh lại người, không tức giận, không phiền não, khiến cho người này không giận dữ và bớt khổ đau. Những hành động như vậy chúng ta có tin mình  tốt được không? Những hành động này chúng ta biết rất rõ không làm khổ mình, khổ người là những hành động tốt, biết rất rõ là những hành động tốt thì chúng ta có lòng tin không? Chắc hẳn là tin rồi phải không?
Cho nên,  lòng  tin của  chúng  ta  là  mọi  sự quyết định cho cuộc sống vui hay buồn, khổ đau hay an lạc.
Trong  giáo  lý  của  nhà  Phật,  lòng  tin là trên hết, nhưng  tin phải tin đúng chánh pháp, tin đúng chánh pháp tức là tin vào thiện pháp, có  tin vào  thiện  pháp  thì mới  có  cuộc  sống



trong thiện, có  cuộc  sống thiện thì mới có cuộc sống an vui, thanh thản, an lạc và vô sự.
Lòng tin ấy khi được đặt  vào  tà pháp, tức là tin có thế giới siêu hình,  tin có ngày giờ tốt xấu, tin có  bản thể  vạn hữu, tin có  thần thông phép  tắc, tin có  bùa chú  linh thiêng, tin có  cõi Cực  Lạc  Tây  Phương,  tin có  Thiên  Đàng,  Địa ngục v.v.. lòng tin như vậy sẽ đưa chúng ta đến muôn  ngàn  sự  khổ  đau bởi  chính  lòng  tin ấy thúc  đẩy  chúng  ta  đi  vào  ác  pháp,  hành  động ác pháp, do đó mới tiền mất tật mang, khổ đau lại  còn  khổ  đau  hơn,  như  vậy  niềm  tin đó không phải là niềm tin đúng chánh pháp.
Như  chúng  ta  đã   biết,  lòng  tin tạo  nên tâm lực con người. Vì thế, khi ở đâu có lòng tin có  ma thì ở  đó  có  ma, lòng tin có  quỷ  thì ở  đó có quỷ, lòng tin có thần thì ở đó có thần... quỷ, ma, thần  có  được  là  do lòng  tin của  chúng  ta, ngoài  lòng  tin thì không  có  ma, quỷ,  thần  và như vậy lòng tin đã  thị hiện ma, quỷ, thần chứ không phải có ma, quỷ, thần thật, từ lòng tin sanh ra ma, quỷ, thần, ngoài lòng tin thì không có  ma,  quỷ,  thần,  như  trên  Thầy  đã  nói.  Cho nên, thiêng hay không thiêng đều do lòng tin của con người mà có.





THỜ CÚNG ĐÚNG CHÁNH PHÁP

Câu hỏi của Liễu Giác


Hỏi: Thờ cúng như thế nào cho đúng chánh pháp?
Đáp: Thờ cúng đúng chánh pháp là thờ cúng đúng đạo nghĩa làm người. Vậy thờ cúng đúng đạo nghĩa làm  người là  thờ  cúng như thế
nào?

Thờ cúng đúng đạo nghĩa làm người tức là hành động cung kính  tôn trọng tỏ lòng nhớ tưởng biết ơn của những người đã khuất bóng.
Ví  dụ  1: Thờ  cúng  Tổ,  Tiên,  ông,  bà,  cha, mẹ  là  một  hành  động  đạo  nghĩa  để  tỏ  lòng cung  kính,   tôn  trọng  nhớ  tưởng  đến  ân  đức, công lao khó nhọc của những người này đã gây dựng  một  gia  đình  êm  ấm,  một  dòng  họ  tốt đẹp,  một  xã  hội  đoàn  kết,  một  đất  nước  phồn vinh  thịnh  trị,   đó   là  thờ   cúng  đúng  chánh pháp. Còn nếu như thờ cúng Tổ, Tiên, Ông, Bà, Cha, Mẹ là để linh hồn của những người đã khuất bóng này về hưởng của dâng cúng hay về để phù hộ cho con cháu mạnh khỏe bình  an thì



đó  là  thờ  cúng  không  đúng  chánh  pháp.  Đó  là thờ cúng theo mê tín, lạc hậu.
Ví dụ 2: Thờ cúng đức Phật Thích  Ca Mâu Ni là  để  tưởng  nhớ  công  lao  của  Người,  vì loài người Ngài đã tìm ra chân lý giúp con người thoát bốn sự đau khổ của kiếp làm người, đó là thờ cúng đúng chánh pháp, còn ngược lại thờ cúng  Ngài  để  Ngài  phù  hộ  cho  tai  qua  nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ thì đó là thờ cúng không đúng chánh pháp, thờ cúng như vậy là thờ cúng mê  tín, lạc  hậu, đó  là  thờ  cúng theo  kiểu Phật giáo phát triển biến chùa- nơi tu hành của tăng ni và cư sĩ trở thành nơi hành hương mê tín.
Thờ cúng đúng chánh pháp là phải thờ cúng những nhân vật có thật, là những con người được sanh ra và lớn lên trên hành tinh này làm lợi ích cho gia đình,  xã hội, tổ quốc và loài người.
Thờ  cúng  đúng  chánh  pháp  không  được thờ cúng những nhân vật huyền thoại, những nhân  vật  tiểu  thuyết,  những  nhân  vật  bịa  đặt ra như:  Phật  Di  Lặc,  Phật  Di  Đà,  Quan  Thế Âm,  Thế  Chí,  Tề  Thiên  Đại  Thánh,  Sa Tăng, Bát Giới, Nhiên Đăng Cổ Phật, Tỳ Lô Giá Na Phật, Phật  Tỳ  Bà  Thi  v.v.. Tất  cả  những nhân vật  Phật  và  các  vị  Bồ  Tát  này  là  những  nhân



vật huyền thoại tiểu thuyết, thờ cúng những nhân  vật  này  là  thờ  cúng  mê  tín, những nhân vật này thờ cúng có thiêng cũng chỉ do tâm của chúng ta mà có thiêng chứ riêng các vị này chẳng có  thiêng gì cả  vì nó là  những nhân vật không có thật.
Thần Sông, Thần Núi, Thổ Công, Thổ Địa, Thần   Hoàng,   Bổn   Cảnh,   Thủy   Long,   Long Vương, Hà  Bá, Diêm Vương, Ngọc Hoàng, Thượng  Đế,  Nam  Tào,  Bắc  Đẩu  v.v..  đều  là những nhân vật giả tưởng không có thật, nếu thờ  cúng  những  vị  này là  thờ  cúng  mê  tín, lạc hậu, là thờ cúng không đúng chánh pháp.
Sự  thờ  cúng  mê  tín là  thờ  cúng  không đúng chánh pháp, thờ cúng làm hao tài tốn của mà  không  có  ích  lợi  gì  cho  mình,   cho  mọi người, cho xã hội v.v.. và không nói lên được ý nghĩa  cao  đẹp  của  lòng  biết  ơn  sâu  xa  của chúng  ta  phải  không  các  con?  Thờ  cúng  như vậy là vô minh, là ngu si bị người khác lừa đảo làm  tiền  mà  không  biết  tức  là  tiền  mất  tật mang.
Thờ cúng đúng chánh pháp là các con nên nhớ  kỹ:  ‚Bệnh  tật  tai   nạn  là  do  hành  động thiếu đạo đức làm khổ mình, khổ người của chúng ta tạo ra, nếu muốn cho bệnh tật tai nạn



không xảy ra thì  luôn luôn phải sống đúng đạo đức làm người không làm khổ mình  khổ người, chứ  không  phải  thờ  cúng mê  tín  cầu  khấn  van xin  với Thánh Thần, chư Phật, chư Bồ Tát mà tai  qua  nạn khỏi bệnh tật tiêu trừ được‛.
Thờ  cúng  đúng  chánh  pháp  là  thờ  cúng trong tinh thần đạo lý, đạo nghĩa, ân đức và lòng  hiếu  sinh làm  người.  Thì  không  được  giết hại sinh linh làm cỗ bàn linh đình,  ngày ấy chỉ nên cúng tế trái cây thực phẩm thực vật, tránh những  sự  khổ  đau của  sinh  linh, máu  đổ,  thịt rơi  của  loài  động  vật,  tránh  cúng  bông  hoa, có như  vậy  thì ơn  nghĩa  của  chúng  ta  đối  với những  người  quá  cố  mới  tròn  đầy  nghĩa  tình đạo lý làm người.
Ngày  ấy,  nếu  chúng  ta  cúng  tế  bằng  sự giết  hại  sinh  linh làm  cỗ  bàn  linh đình,  tiếng kêu la đau đớn của loài vật trong tuyệt vọng trước những lưỡi dao sắc bén của những con người  ác  độc,  những  sự  giãy  giụa  run rẩy  của loài  vật  để  mong thoát  chết  nào  có  được  đâu, đôi mắt chúng long lanh nhìn vào những con người như tha thiết cầu xin tha cho mạng sống, nhưng  con  người  như  vô  tình nào  để  ý  đến. Trước khi chết, đôi mắt long lanh căm hờn khi mũi  dao đâm  vào  cổ  họng  chúng,  nhưng  lòng



thương  đau của  chúng  ta  nào  có  hay  biết  gì? Chỉ biết ăn uống nhậu nhẹt vui chơi thỏa thích phải không?
Đạo  đức  ân  nghĩa  không  thể  lấy  sự  giết hại, lấy sự chết chóc và lấy sự đau khổ của sinh linh, nói lên được ân nghĩa sao?
Đạo  đức  ân  nghĩa  thì phải  lấy  sự  an vui, hạnh  phúc  của  muôn  loài  dâng  lên  cúng  tế những  bậc  tiên  Hiền  Thánh  đức,  Tổ  tiên,  ông bà,  cha mẹ  của chúng  ta  thì mới  có  ý  nghĩa  tỏ hết  lòng  tri ân  chân  thành.  Đó  là  sự  thờ  cúng đúng chánh pháp, các con nên ghi nhớ và cố gắng nhẫn nhục, tùy thuận, vui lòng thực hành cho đúng chánh pháp của Phật để mang đầy đủ ý nghĩa cao đẹp của người đệ tử Phật phải không?
Đến đây Thầy xin dừng bút  thăm  và  chúc các  con vui  mạnh  tu  tập  xả  tâm  tốt  và  sống một đời sống đạo đức làm người không làm khổ mình,  khổ người.

Kính  thư!)





HŨ  HÀI  CỐT LÀ CON TIN TRONG CHÙA

Câu hỏi của Liễu Thanh


Hỏi5: Kính bạch Thầy! Con người ai rồi cũng phải chết. Khi chết ở từng vùng họ được thân nhân đưa:
1- Hỏa táng

2- Địa táng

3- Thủy táng

4- Điểu táng

Hiện nay, một số người giàu có tiền, muốn báo  hiếu  cho  thân  nhân  của  mình,   đến  các chùa có diện tích  đất rộng, bỏ tiền ra mua một đám đất để xây một cái mồ rồi đưa xác thân nhân về chôn cất ở đó hoặc gửi tro vào tháp hài cốt  trong chùa.  Nhà  chùa  gặp  cơ may này  làm giàu, tính  giá ít nhất là từ 5.000.000 đ cho đến
10.000.000  đ  và  có  thể  còn  hơn  nữa,  nhờ  đó
nhà chùa mới làm lễ cầu siêu độ cho vong...







5 Chơn Như  ngày 8 tháng 1 năm 2001



Các  người  này  họ  rất  vinh  dự  được  đưa thân nhân về chùa ‚nằm trong đất chùa, được nghe kinh,  được theo Phật v.v..‛.
Kính  thưa Thầy, với việc làm này người chôn  trong đất  chùa  có  lợi  ích  gì? Người  con báo  hiếu  đưa  xác  hay  hài  cốt  người  thân  về chùa  có  lợi  ích  gì? Quý  thầy  trong chùa  nhận hài cốt và an táng trong đất chùa có lợi ích gì?
Chúng con xin Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con được rõ.
Đáp:  Theo phong  tục  mê  tín của  dân  tộc Việt Nam xuất phát từ trong các chùa cho rằng người chết được chôn trong đất chùa hoặc gửi nắm tro tàn trong tháp hài cốt hằng ngày linh hồn sẽ được nghe kinh, nhờ  đó được siêu thoát lên cõi Cực Lạc, Thiên Đàng... Do lòng thương yêu  và  sự  hiếu  hạnh khiến cho người  ta không còn sáng suốt, nên nghe quý thầy, quý cô trong chùa bảo sao làm vậy chứ không có tư duy, suy nghĩ  chín  chắn,  vì  thế  sự  tin tưởng  thiếu  thực tế, mơ hồ, không trí tuệ của một số phật tử đã làm  giàu  cho  các  chùa  và  biến  các  chùa  trở thành nhà mồ, trở thành một nơi sinh hoạt mê tín chứ không còn là nơi tu hành của tăng ni và cư sĩ nữa.



Ở  thành phố đất hẹp người đông, vì thế chùa  muốn  kinh  doanh  làm  tiền  phật  tử  bằng sự lừa đảo  mê  tín như chúng tôi  đã  nói ở trên. Chùa  nào  hiện  giờ  cũng  xây  tháp  hài  cốt,  khi có  thân  nhân  chết,  người  ta đem thiêu  xác  gửi vào  chùa  và  khi gửi  nắm  tro  tàn  như  vậy  thì phải  tốn  bao nhiêu  tiền  đóng  vào  và  còn  phải cúng dường tiền cho chùa rất nhiều  hằng năm. Nếu  thân  nhân  không  cúng  dường  tiền  thì hũ hài cốt ấy sẽ bị dẹp vào chỗ khuất lấp, còn ai cúng dường tiền nhiều thì hũ hài cốt sẽ được để trên chỗ sang trọng trong tháp.
Trong chùa các Thầy thường bảo nhau: Tháp hài cốt là núi tiền, là những mẫu ruộng mầu mỡ xài hoài không hết.
Đúng  vậy,  nhà  chùa  hiện  giờ  lấy  hài  cốt của  những  thân  nhân  phật  tử  làm  con tin để làm tiền một cách phi nhân nghĩa, phi đạo đức.
Ví dụ: Nhà chùa muốn làm một việc gì thì nhắm vào những phật tử có gửi hài cốt hoặc chôn những thân nhân trong đất chùa, họ kêu gọi đóng góp làm từ thiện hoặc xây cất chùa và bất cứ một việc gì trong chùa v.v.. đều kêu gọi.
Nghe  kinh  được  siêu  thoát  về  Cực  lạc, Thiên đàng đâu không thấy mà chỉ thấy những



người  còn  sống  phải  gánh  một  gánh  nặng  của tôn giáo mê tín.
Cho nên,  chùa  nào  có  đất  rộng làm  nghĩa địa  hoặc  xây  tháp  hài  cốt  là  chùa  đó  giàu  to, giàu   không   mất   sức   lao   động   chút   nào   cả. Chúng ta thấy tệ  nạn lừa đảo  phật tử  hiện giờ trong các chùa rất lộ liễu.
Bây giờ Thầy sẽ hỏi quý phật tử, quý vị cứ vui  lòng  nói  thẳng  có  sao nói  vậy  đừng  tự  dối mình:
- Hiện giờ quý phật tử thường đến chùa không những nghe thuyết pháp mà còn ngồi thiền,  tụng  kinh,   niệm  Phật,  niệm  chú,  lạy hồng danh  sám  hối v.v.. thế mà  quý vị có thấy ai đã được lên Thiên Đàng, Cực Lạc chưa? Có thấy hết khổ chưa? Có ai làm chủ sanh, già, bệnh, chết chưa? Có thấy sự giải thoát chưa? Quý vị cứ thành thật trả lời xem!
Trong  lúc  quý  vị  còn  sống  mà  còn  chưa biết được Cực Lạc, Thiên Đàng ở đâu? Có hay không  có?  Huống  là  người  chết,  họ  còn  nghe thấy được những gì. Nếu quả chăng nghe kinh được sanh về Cực Lạc Thiên Đàng thì người ta tu làm gì cho cực khổ phải không quý vị? Đó là những  mánh  khóe  lừa  đảo  của  kinh sách  phát triển chúng ta nên cảnh giác.



Với tinh thần tình cảm đạo nghĩa của cuộc sống dân tộc Việt Nam  ‚Sống  cái  nhà,  thác  cái mồ‛,  người sống dù nghèo hay giàu đều phải có một ngôi nhà, dù là nhà tranh vách lá, chòi, lều... cho đến nhà lầu, villa, biệt thự... cũng vẫn là một cái nhà mà thôi.
Vì  đạo  nghĩa  làm  người  nên  khi chết  còn lại nắm xương hoặc nắm tro tàn người ta xây một ngôi mộ nho nhỏ đủ để vùi lấp nắm xương và nắm tro trong lòng đất mẹ quê hương, để đánh  dấu  ghi  khắc  một  kỷ  niệm  thăng  trầm của một đời người.
Ngôi  mộ  là  nơi  để  ghi  nhớ  lại  cho  con cháu,  cho người  sau một  ân  nghĩa  khó  quên, chứ người chết còn gì nữa, chết là mất đi một kiếp người.
Ngôi mộ là nơi để cho con cháu tập hợp nhắc  lại  những  thành  tích  của  Tổ  tiên  ông  bà cha mẹ.
Ngôi mộ là nơi để cho con cháu đừng quên nắm xương tàn của những người thân thương.
Mỗi năm chỉ có một lần về thăm mồ mả tổ tiên  ông  bà  cha mẹ  là  chúng  tôi  cảm  thấy  có một điều gì thương nhớ bùi ngùi trong tâm hồn của chúng tôi.



Bởi  vậy,  đối  với  người  Việt  Nam  có  một tình nghĩa  sâu  sắc  khó  quên,  những  nấm  mồ của  Tổ  tiên ông  bà  cha mẹ  còn  đó  là  tình cảm con người không bao giờ phai nhòa.
Có  những  dân  tộc  khi chết  đi,  họ  đem thiêu  đốt  và  lấy  tro  đem  đổ  xuống  biển,  bảo rằng đem tro đổ xuống biển cho mát mẻ, khi thiêu xác sao không bảo rằng nóng? Việc an táng  này  có  lợi  nhưng  có  hại.  Lợi  là  con cháu khỏi  quét  mả  (tảo  mộ),  hại  là  lòng  người  ân nghĩa dễ quên, con cháu sau này không còn chỗ để  nhớ  tưởng  Tổ  tiên,  ông  bà,  cha  mẹ  vì  đã ném tro xuống biển làm ô nhiễm môi trường sống.
Như  chúng  ta  đã  biết  trên  hành  tinh này con người có nhiều kiểu an táng tùy theo bản năng,  tình cảm  và  lâu  rồi  nó  trở  thành  dòng văn hoá mai táng của mỗi dân tộc. Hiện nay được chia ra làm bốn cách an táng:
1- Địa táng

2- Hỏa táng

3- Thủy táng

4- Điểu táng

Những  dân  tộc  có  tình cảm  sâu  xa  như dân tộc  Việt Nam,  Trung  Hoa thì địa táng xây



mồ mả giữ gìn nơi an nghỉ cuối cùng của những người thân thương của mình.
Những  dân  tộc  ít tình cảm  hơn  như  dân tộc   Cam-pu-chia   thì  hỏa   táng   lấy   tro   đựng trong một cái ghè để dưới gốc cây lâm vồ, cây lâm  vồ  giống  như  cây  đa  ở  nước  chúng  ta. Người Campuchia để tro hài cốt của ông bà cha mẹ  như  vậy  rất   thiếu   vệ  sinh,   gây  ra  môi trường  ô  nhiễm  khiến  cho con người  dễ  bịnh
đau.

Những  dân  tộc  ít tình cảm  hơn  nữa  như dân  tộc  Tây  Tạng  thì họ  điểu  táng,  khi người chết  họ  đem vào  rừng  cắt  ra từng  miếng  thịt nhỏ  quăng ném  khắp  nơi  để  cho loài  chim  bay đến ăn thịt.
Cách  thức  điểu  táng  gây  ra môi  trường  ô nhiễm ghê gớm mùi tanh, hôi, thối bốc ra khắp cả  một  vùng rừng núi  khiến cho không ai dám đến nơi đó.
Tục lệ điểu táng là một việc làm thiếu vệ sinh  gây  ô  nhiễm  khiến  mọi  người  dễ  sanh bệnh tật khổ đau.
Thủy táng là những người dân sống trên sông nước, họ không có địa táng, hỏa táng hoặc điểu  táng,  khi có  người  chết  họ  an táng  bằng



cách neo vào quan tài một tảng đá to dùng thuyền chở  ra giữa dòng sông họ  dứt  dây quan tài từ từ chìm xuống đáy sông. Lại có một số người  sống  ven  biển  như  dân  tộc  Đại  Hàn, người chết đem thiêu xác rồi lấy tro đổ xuống biển đó cũng là loại  thủy táng, thủy táng bằng
tro.

Loại thủy táng nào cũng thiếu vệ sinh gây ra môi trường ô nhiễm cho cuộc sống của con người.
Trong bốn loại an táng thì loại địa táng là tình cảm thiêng liêng nhất của loài người vì không thấy thi thể của người thân của mình  bị hủy  hoại  một  cách  tàn  nhẫn.  Vả  lại  địa  táng còn lưu lại dấu tích sau cùng để con cháu tưởng nhớ khó quên Tổ tiên dòng giống, duy trì và truyền  thống  một  nền  đạo  đức  ân  nghĩa  sâu
dày.

Địa táng  là  một  sự  giữ  gìn  vệ  sinh  môi trường sống rất  tốt, nhưng  nó  không được trọn vẹn   vệ   sinh   bằng   hỏa   táng   cộng   địa   táng, nhưng  hỏa  táng  tình cảm  thiêng  liêng  của  con người không cho phép chúng ta và chúng ta không  thể   không  đau  lòng  được   trước  cảnh thiêu xác người thân.



Nếu hỏa táng đem tro hài cốt người thân vào chùa, điều này:
1-        Mê tín (nghe kinh và siêu thoát).

2-   Thiếu  vệ  sinh  môi  trường  vì  nắm  tro tàn  vẫn  còn  bốc  mùi  hôi  khét  khó  chịu  và  để khơi khơi trên bàn thờ tỏa ra mùi uế trược bất tịnh ghê gớm.
3-   Tốn  hao  tiền  bạc  phải  cúng  tế  trong nhà chùa, nhà chùa lợi dụng tro hài cốt kêu gọi đóng  góp  mọi  thứ  khi chùa  cần  xây  dựng,  làm từ thiện, hoặc tổ chức cúng tế, lễ lộc v.v..
4-   Nắm tro tàn hài cốt của người thân là con tin của  nhà  chùa  để  họ  làm  tiền  phật  tử, nếu  Phật  tử  nào  không  có  tiền  cúng  chùa  thì tro hài cốt ấy được đẩy lui vào hốc tháp, có khi bị dẹp bỏ, nếu con cháu không cúng dường tiền cho chùa.
5-   Nấm   mồ   trong   đất   chùa   cũng   vậy, cũng  chỉ  là  con tin để  chùa  làm  tiền  mà  thôi. Vì thế chùa có mả mồ nhiều, có tháp tro hài cốt to  thì chùa  ấy  giàu,  quý  phật  tử  có  thấy  điều này không?
Quý vị có thân nhân được chôn trong đất chùa, quý vị đừng lấy làm vinh hạnh, nhà chùa họ kinh doanh lừa đảo quý Phật tử đó, bán đất



chôn  thì  quá  đắt  (tấc  đất  tấc  vàng)  chứ  họ chẳng cho quý vị đồng nào cả, họ cắt cổ quý vị tới chết chưa thôi mà còn cắt cổ con cháu của quý vị nữa, được đem tro hài cốt vào chùa thì phải  có  một  số  tiền  mặt  và  từ  đó  về  sau nhà chùa  ăn  không  tiêu,  tiểu  tiện  không  thông  thì họ đều kêu quý phật tử đó.
Quý vị đừng tưởng rằng: thân nhân được chôn trong đất chùa hoặc nắm tro tàn hài cốt được  đặt  vào  ngôi  tháp  xinh  đẹp  của  chùa  là linh hồn được nghe kinh, được siêu thoát về cõi Cực  Lạc,  Thiên  Đàng,  Niết  Bàn  v.v..  không chắc đâu quý vị ạ!
Điều này các con đã  bị lừa đảo lọt vào mê tín. Một đời tu hành của chúng tôi hết sức giới luật  nghiêm  túc,  thực  hiện  pháp  ly dục  lý  bất thiện pháp không lúc nào nghỉ ngơi, thế mà chúng tôi đi tìm cái Thiên Đàng, Cực Lạc, Niết Bàn... cũng chẳng thấy ở đâu mà có, chỉ có là ở chỗ trạng thái tâm bất động trước các pháp lúc chúng tôi còn đang sống, còn người chết rồi thì còn chi nữa nghe kinh, siêu thoát. Chết rồi chỉ còn  nghiệp   lực   tái   sanh  luân  hồi   vào  thân nghiệp khác còn chi nữa, nắm xương tàn trong lòng  đất  và  nắm  tro  tàn  trong  tháp  còn  có nghĩa  lý  gì trong  cuộc  sống  này  nữa,  thôi  hết



rồi  nếu lúc  sống không tu  đến khi chết rồi  còn gì nghe kinh siêu thoát được.
Chúng tôi xin góp ý  với quý phật tử, chúng ta  là  dân  Việt  Nam  với  tinh thần  đạo  đức  ân nghĩa sâu dày và tình cảm khó quên với truyền thống  ‚cây  có  cội  nước  có  nguồn‛  hay  ‚ăn  quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn‛.
Dân tộc Việt Nam có cái nhìn sự sống và chết  không  khác  ‚sống  cái  nhà,  thác  cái  mồ‛. Với tinh thần truyền thống đạo lý này cụ Nguyễn Du nói:
‚Tiết thanh  minh  trong lúc tháng ba,

Chị em  ta rủ nhau đi  tảo mộ‛.

Đó  là  một tục  lệ truyền thống tốt  đẹp của con người hằng năm đến ngày này mọi người đều về thăm và quét dọn sạch sẽ mồ mả của Tổ tiên,  ông  bà,  cha  mẹ...  đó  là  một  hành  động tình nghĩa đạo đức làm người, làm người không thể không có được đạo nghĩa này, nếu không có đạo nghĩa này thì không xứng đáng làm người, nhưng  chúng ta đã  thiêu  xác  cha mẹ  đã  gửi  vô tháp nhà chùa, muốn vào thăm thì quý vị cũng phải có lễ lộc cúng bái... chứ không lẽ đi không xem sao được. Và thăm như vậy thì đâu còn có nghĩa là đi tảo mộ.



Đi vào chùa thăm tro hài cốt của cha mẹ không còn ý nghĩa như đi tảo mộ ngày xưa nữa, nó chỉ có nghĩa là đi cúng Phật lễ bái mà thôi.
Ngày tảo mộ là ngày con cháu tụ họp về đông  đủ,  nói  lên  tinh thần  đạo  đức  ân  nghĩa, khiến cho dòng họ không còn xa lạ, con cháu gần gũi với nhau hơn, do đó gia tộc có một tinh thần đoàn kết chặt chẽ.
Ngày  nay  đất  hẹp  người  đông,  nên  người ta  thiêu  xác  lấy  tro  bỏ  vào  hũ,  đem  gửi  vào chùa làm mất ý nghĩa truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và biến nhà chùa thành nhà  mồ,  không còn ý  nghĩa nhà  chùa là nơi tu hành của tăng ni và cư sĩ.
Theo chúng tôi thiết nghĩ, nhà chùa là nơi thanh tịnh trang nghiêm để tu hành chứ không phải  nghĩa địa nhà  mồ  mà  người  tín đồ  có  thể đem  sự  bất  tịnh  vào  đó  làm  cho  ô  uế  môi trường sống chung chỗ tu hành.
Thành phố hiện giờ có rất nhiều chùa, mỗi chùa  đều  có  nơi  để  tro  hài  cốt  người  chết, mùi hôi của chất tro này bốc lên và lan rộng khắp cùng trong thành phố làm cho bầu không khí  ở đây  rất  ô  nhiễm,  khiến  cho người  dân  thành phố  dễ  bệnh  hơn  dân  chúng  ở  nông  thôn.  Ở



thành phố chỉ có nhà chùa thì được lợi mà dân thành phố thì chịu thiệt thòi.
Theo sự suy nghĩ của chúng tôi, một nhà chùa nên tổ  chức  một  nghĩa địa cách xa thành phố do phật tử tại chùa hùn nhau mua một khu đất,  rồi  tất  cả  thân  nhân của  các  phật  tử  chùa đó chết đều được đem về chôn cất, nhưng nhà chùa không được bán, không được lấy tiền dù ít dù nhiều của một người nào cả, vì đó là khu đất chung của phật tử, của chùa đó, cũng giống như bên đạo Công giáo, nơi nhà thờ nào họ cũng tổ chức  một  nghĩa  địa,  tất  cả  những  tín đồ  chết đều được đem vào đó chôn cất một tập thể mồ mả của tín đồ Thiên Chúa.
Nhà chùa chúng ta cũng nên tổ chức như vậy nhưng không được bán lấy tiền như trên chúng tôi đã  nói, bán lấy tiến làm mất ý nghĩa đạo  lý  của  tôn  giáo.  Các  nhà  chùa  ở  miền  Bắc đã  làm  sai  không  đúng  tinh thần  đạo  đức  làm người,  đến  người  chết,  chúng  ta  không  dành cho họ một tấc đất để gửi nắm xương tàn hay sao?  Vậy  mà  các  chùa  sao nỡ  nhẫn  tâm  làm tiền  người  chết  - cha mẹ  hay  người  thân  của phật tử sao đành?
Để  xác  định  điều  này  người  chôn  trong đất  chùa  cũng  như  gửi  tro  hài  cốt  vào  tháp


T

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!