Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 4 - 1

“Tấc bóng thời gian một tấc vàng
Tấc vàng tìm được không gì khó
Tấc bóng thời gian khó hỏi han”
Lời nói đầu
“Người đi tu mà không học là tu mù,  người có   học mà không tu   như  cái tủ đựng  kinh  sách”. Người tu có  học hiểu  mà không thưa hỏi kinh nghiệm của thiện hữu tri thức, tự kiến giải,  tự tu  thì   cũng giống như người đi lạc trong rừng  sâu chẳng biết đường ra. Cho nên sự tu  hành theo Phật  giáo không thưa hỏi, không nghiên cứu  thông suốt
 giáo pháp tu tập thì trăm ngàn người đều  tu
sai, tu không tới nơi tới chốn, tu vô ích.
Tự kiến giải tu, đó là  một điều sai. Tu tập chưa tới đâu, vội đem ra hướng dẫn người khác tu hành, thì cũng giống như người mù, dắt một bầy mù đi. Tất cả đều  có thể sa  hầm lọt hố và chết chùm nhau  cả đám trong rừng sâu, trong biển  cả, trong sa mạc
v.v..
Tất cả những người tu theo đạo Phật
hiện nay đều  đang đi trên lộ trình này, đang lạc  vào mê hồn trận của kiến giải, tưởng giải của các Tổ, của kinh sách các Tổ biên soạn viết ra.
Ngôn ngữ danh từ không đủ để diễn tả chính  xác những trạng thái kinh nghiệm tu hành.
 Một khi, muốn hành động tu tập thân
tâm một điều gì, thì cần phải thưa hỏi rất kỹ với một thiện hữu tri thức, một người tu hành đã chứng đạt chân lí.  Đừng vội vàng nghe những lý thuyết suông của người tu hành chưa chứng đạt chân lí. Đó là sự  kiến giải, tưởng giải của họ. Và các bạn cũng đừng tự nghĩ cho  rằng mình đã hiểu, rồi cứ theo sự suy  nghĩ hiểu biết  đó mà tu tập, thì chẳng bao giờ tu tập có kết quả, chỉ dậm chân tại chỗ hoặc thành bệnh mà thôi.
Sự tu  tập như  vậy chẳng tu  tập đến đâu, mà còn dẫn đến chỗ tu sai lạc, nhất là sai lệch vào chổ thiền    ức  chế tâm, rất là nguy hiểm có thể bị điên khùng, tẩu  hỏa nhập ma, thường tu hành không tiến bộ, tu mãi chẳng đi đến đâu, còn lại thêm bệnh tật
khổ đau, chỉ uổng phí một đời tu, chẳng lợi
gì cho mình cho người, còn hoài công vô ích.
Trong phần vấn đạo vừa có lợi  cho mình, vừa có lợi cho  người, khiến cho  mình thông suốt đường lối và phương  pháp cách thức tu tập, không còn nghi ngờ đường lối và giáo pháp tu hành của Phật giáo là  sai lạc nữa, khiến cho  tâm mình tin chắc tu tập sẽ thành công, đến nơi đến chốn.
Bắt đầu tu tập từng bước một,  không vội vàng, không nôn nóng. Mỗi bước tu tập là  mỗi bước đi vững vàng, mỗi kết quả cụ thể. Tu tập như  vậy, càng ngày càng thấy tiến bộ xả tâm rõ rệt, nhờ thế tu tập có kết quả như vậy, nên khiến mình thông suốt, đâu là Chánh pháp của Phật và đâu là tà pháp của ngoại đạo. Và cũng biết rất rõ tà giáo
 ngoại đạo đang  xen lẫn trong giáo pháp của
đạo Phật. Biết rõ như  vậy, nên khiến cho mình vững vàng niềm tin ở Chánh pháp môn của  mình đang tu  tập.  Đó  chính  là   pháp môn của đạo Phật, chứ không còn sợ sai lạc vào tà  pháp của ngoại đạo như trước kia nữa.
Từ lâu ai cũng đang sống trong sự  vô
minh,  đen tối, mờ mịt,  chẳng thấy rõ pháp môn nào của đạo Phật và pháp nào của ngoại đạo. Nhiều khi chúng ta nhận lầm pháp môn của ngoại đạo (Đại Thừa) là pháp môn của Phật. Đó là điều chắc chắn, mà không còn ai dám khẳng định giáo pháp Đại Thừa là  giáo pháp chân chánh của Phật giáo.
 Nhờ  có  vấn  đạo  ta  mới  thoát  khỏi
màn mây đen tối của các pháp tà sư  ngoại đạo đang phủ mờ giáo pháp của Phật giáo từ bao thế kỷ nay.
Nhờ có vấn đạo ta mới hiểu rõ, thế giới siêu hình  và hữu hình  đều là  thế giới tưởng (thế giới không có thật).
Nhờ có vấn đạo ta mới rõ thế giới hữu hình và siêu hình   là thế giới tưởng của con người, nên mạnh tay đập phá cái thế giới siêu hình  mê tín  đó, đã gây biết  bao nhiêu sự  rắc rối, tạo biết bao  nhiêu hao tốn tiền của và đau khổ của loài người, cũng vì cái thế giới đó, khiến cho  con  người đánh mất  đạo đức   nhân  bản  – nhân  quả,  sống không làm  khổ mình, khổ người và khổ cả hai.
 Từ thế giới siêu hình đó, con người đã
mất đi sức tự lực, chỉ còn lại một tinh thần yếu đuối tha lực, luôn luôn biết  dựa  nương và cầu cạnh vào những hình ảnh trừu tượng, mờ ảo của những vị thần linh, của những vị Bồ Tát tưởng tượng thuộc tưởng tri do sự hoạt động của tưởng uẩn.
Bởi vậy, chúng ta cần phải cảnh giác đừng để  những mánh khóe lừa đảo của các nhà học giả giàu tưởng tượng.
Nhờ vấn đạo ta mới thấu rõ các pháp thế gian  là do  duyên hợp,  nên ta dễ   dàng buông xả thế giới hữu hình vật chất.
Nhờ vấn đạo ta đã biết  rõ thế giới chúng ta đang sống, cũng chỉ là  một thế giới tưởng của con người. Nhưng chúng ta đang bị  trí tuệ u  tối, vô minh  che khuất từ biết
 bao nhiêu đời kiếp, khiến cho con người lầm
chấp cho thế giới chúng ta đang sống là thật có. Do cho thế giới chúng ta đang sống là thật có nên dính  mắc các pháp, chạy theo các pháp, tạo biết bao  điều ác độc đau khổ cho mình, cho người và cho  tất cả chúng sanh, cũng vì thế mà con người chịu trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác mãi mãi không bao giờ dứt.
Nhờ có vấn đạo, ta mới biết  cách tu tập xả ly, đoạn diệt thế giới hữu hình và thế giới siêu hình. Chính nhờ ly dục, ly ác pháp của ý thức và của tưởng thức mà thân tâm chúng ta mới được thanh thản, an lạc và vô sự.
 Nhờ có vấn đạo ta mới thấu rõ thiền
định   nào  đúng     hoặc  sai  của  đạo  Phật, không bị giáo pháp Bà La Môn lừa đảo.
Nhờ có vấn đạo ta mới thấu rõ đạo
Phật có bốn loại định:
1/ Định Chánh Niệm Tỉnh Giác.
2/ Định Vô Lậu.
3/ Định Niệm Hơi Thở.
4/ Định Sáng Suốt.

Khởi đầu tu bốn loại định này bằng pháp môn Tứ Chánh Cần. Dùng bốn loại định  này ngăn ác diệt ác pháp, khởi thiện tăng  trưởng thiện pháp, tức là  diệt ngã xả tâm, ly dục ly ác pháp.
Nhờ có vấn đạo ta không rơi vào thiền ức  chế tâm  và tu tập đúng thiền xả ly
 tâm,  nên thân  tâm  chúng  ta thường thanh
thản, an  lạc và vô sự  như   đất trời bao  la giải thoát .
Nhờ có vấn đạo ta mới thông suốt “Tam Vô Lậu Học”. Đó chính là pháp môn của đạo Phật. Nhờ biết chính  pháp môn của Phật nên không bị tà sư  ngoại đạo nào lừa đảo, lường gạt chúng ta được.
Cho nên vấn đạo là một điều cần thiết cho  những người mới tu, cũng như  người tu lâu  năm. Người mới tu cũng cần phải thưa hỏi kỹ để  tu tập đúng cách, đúng pháp, nhờ đó tu hành mới có căn bản. Còn người đã tu lâu năm thì gặp nhiều trạng thái kỳ lạ, nhất là  tu  thiền tưởng, những trạng thái ấy xuất hiện, có khi đúng, cũng có khi sai. Nếu không thưa hỏi kỹ thì rất có nhiều tai hại và
 còn nguy hiểm đến tánh  mạng là khác nữa.
Nên vấn đạo có nhiều điều lợi ích rất lớn cho người mới tu, cũng như người tu  lâu năm.
Trong giai đoạn Phật giáo hiện nay, người ta bảo rằng Phật giáo có tám mươi bốn ngàn pháp môn. Nếu không vấn đạo rõ ràng, chúng ta sẽ bị kinh sách phát triển lừa đảo bằng 84 ngàn pháp môn và bằng câu kinh  này:“Pháp pháp đều  vô ngại và dung thông”. Theo như kinh sách thì pháp nào cũng của đạo Phật, người có duyên với pháp môn nào đều tu   cũng tốt, cũng được giải thoát, cũng được giác ngộ tùy theo căn cơ  của mỗi người có thấp, có cao  nên pháp môn tu  hành nào cũng vậy. Đó là   lối lý luận sai không đúng của Phật giáo. Đức
 Phật  dạy:  “Ngoài  Bát  Chánh  Đạo  thì
không có pháp môn nào của đạo Phật cả”.
Cho nên hiện giờ, tất cả mọi người ai cũng tin lời  nói này, nhưng không ngờ đã bị lừa đảo, bỏ hết sự  nghiệp, gia đình, vợ dại, con thơ, cha già, mẹ yếu và cả cuộc đời mình, cuối cùng tu chẳng thấy gì là giải thoát,  là  làm   chủ sanh  tử luân hồi,  đoạn diệt tâm tham, sân, si, mạn, nghi của mình.
Bởi vậy, kẻ nào cho  rằng tất  cả các pháp môn đều  tu cũng tốt, cũng được, cũng thiện, cũng được giải thoát, cũng chấm dứt đau khổ và luân hồi,  thì đó là  kẻ nông nổi, u mê, không biết tai hại về sau như thế nào? Không trí tuệ, thiếu nhận xét, nhắm mắt tin càng, tin bừa, để rồi phải ân hận về sau.

Nếu các pháp tu đều tốt, đều thiện,
đều  tu  tập có kết quả giải thoát như  nhau, thì đạo Phật ra đời để   làm gì?  Có phải bằng dư  thừa không quý Phật tử?
Chúng ta nên tìm hiểu, tại  sao  đức Phật tu các pháp môn của ngoại đạo, nhập đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ định, nghiệm xét lại thấy thân tâm mình không giải thoát, để  rồi tự mình phải tìm ra một giáo pháp, một đường lối, một đạo lộ tu tập đi đến giải thoát cứu kính  làm chủ sanh, già, bệnh, chết mà Lục Sư ngoại đạo và các tôn giáo khác, thời bấy giờ không có pháp môn này.
Một giáo pháp chỉ có 49 ngày tu tập, nhiệt tâm, quyết chí xả ly, lìa tâm ham muốn, từ bỏ ác pháp, Ngài đã thành tựu đạo giải thoát, chứng quả Bồ đề.
 Sáu năm trời khổ hạnh, Ngài tu tập
mọi loại pháp môn ức  chế tâm, nhất là pháp môn hơi thở Ngài nín  thở ức   chế tâm  tối đa, tưởng chừng như  Ngài sắp chết. Nín thở Ngài tìm thấy pháp môn này không giải thoát, nên Ngài chuyển qua pháp môn ức   chế thân khổ hạnh tối đa, ngày ăn bảy hạt  mè hoặc một ít cháo đậu. Vì tiết thực nên cơ thể kiệt quệ, Ngài đi hết nổi. Nhờ bát sữa dê,  phục hồi cơ thể, Ngài tỉnh  táo và tư  duy, biết  các pháp ức   chế thân tâm không thể tu tập đi đến giải thoát được, Ngài từ bỏ và viễn ly các pháp đó.
Qua sự  tu  tập của đức  Phật, chúng ta rút tỉa ra được những kinh nghiệm thực tế và cụ thể. Các giáo pháp phát triển cùng tất cả các pháp môn của các tôn giáo trên thế gian
 này, đi đến  kết luận không thể làm chủ sự
sống  chết  và  chấm  dứt  luân  hồi  của  kiếp người.
Giáo pháp Ngài tìm ra được, là một giáo pháp không giống bất cứ một giáo pháp nào của Lục Sư ngoại đạo và các tôn giáo khác trên hành tinh này.
Vì thế, đạo Phật ra đời, không nhai lại bã mía của các tôn  giáo khác. Pháp môn của Ngài đi từ sự tu tập sức tỉnh giác để  giữ tâm trong chánh niệm, tức là xả tâm, ly dục ly ác pháp, không có một chút ức  chế tâm nào cả.
Lấy tâm nương hành động của thân nội và ngoại tập tỉnh thức  chánh niệm, để   xả dục, xả ác pháp, tránh không đi vào trạng thái tĩnh lặng, ức  chế tâm  mà đi vào trạng
 thái đoạn diệt tâm  tham, sân, si khiến cho
tâm  thanh thản, an lạc và vô sự  để đi vào trạng thái thanh  tịnh bất động tâm, tức là định của đạo Phật.
Từ đó suy ra,  ta  biết pháp môn của đạo Phật, không giống một pháp môn nào của ngoại đạo. Vì thế, kẻ nào cho rằng 84 ngàn pháp môn là   của Phật giáo, kẻ đó quá si mê, u  tối bị  tà giáo ngoại đạo lừa đảo mà không biết.
Bởi vậy, vấn đạo là một điều quan trọng hết sức trong giai đoạn Phật giáo hiện nay, khi giáo pháp của đạo Phật đã bị pha trộn nhiều thứ pháp ngoại lai.
Vấn đạo khiến chúng ta hiểu rõ, phần đông giáo pháp ngoại đạo, phi đạo đức, dạy người cầu tha lực, thường mang   đến tai họa
 khổ  đau  cho  người  hơn   là  mang    đến hạnh
phúc. Vì hướng dẫn con  người đi vào cảnh giới siêu hình mang đầy tính chất mê tín,  dị đoan, thần thánh hoá, lạc hậu v.v..
Cho nên, trong vấn đề  tu tập theo đạo Phật, vấn đạo là  điều cần thiết, để   thăm dò các pháp môn, pháp nào đúng, pháp nào sai, pháp nào tu tập có kết quả, cụ thể và thực tế.
Qua cuộc vấn đạo trong bộ sách “Đường Về Xứ Phật”, quý vị đã được đọc, đừng vội vàng tin những lời  nói trong đây, mà hãy suy nghĩ kỹ, nếu sách chỉ vạch chỗ phi đạo đức  xét thấy là thật sự  phi đạo đức, chỗ lý  luận sai mà thật sai, chỗ tu tập giải thoát mà có giải thoát thật sự,  chỗ mê tín lạc hậu, đúng là chỗ mê tín lạc hậu thật
 sự như  vậy thì quý vị hãy tin, còn ngược lại
thì quý vị đừng nên tin, vì chúng tôi cũng chỉ là một người như quý vị.
Qua một cuộc vấn đạo, chúng tôi trả lời  chỉ muốn làm sáng tỏ  lại đạo Phật mà thôi. Bởi vì, chúng tôi không muốn đạo Phật mất đi trên thế gian này, nhất là  đạo đức   nhân  bản  - nhân  quả  của  đạo  Phật. Một đạo đức  sống“không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai”.
Nếu đạo Phật mất đi thì loài người trên hành tinh này, chịu thiệt  thòi một điều rất lớn, một tai họa không thể lường được, một  bằng chứng  hiển  nhiên trên  hành tinh này không lúc  nào mà chiến tranh chấm dứt. Con người giết con  người không gớm tay và không thương xót,  đó chỉ  vì, đạo Phật có
 mặt, nhưng đạo đức  của đạo Phật đã mất
từ lâu. Con  người thiếu  đạo đức làm  người, một đạo đức  nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người. Vì thế, trong khi khoa học lại tiến triển phát minh, những vật chất phục vụ đời sống con  người rất tiện nghi. Vì vật chất tiện nghi này, tâm dục con người tăng trưởng, biến dần con người trở thành ác thú hung   dữ. Từ đó con người tự sát mà không biết, tự làm  khổ mà không hay, tự chuốc họa vào thân mà không ngờ, nếu không có một đạo đức  quân bình với khoa học thì quả địa  cầu này, một ngày nào đó sẽ bị  hủy diệt, bởi tâm tham đắm của con người.
Người  muốn  tu  theo  đạo  Phật  cho đúng Chánh pháp của đức  Phật, thì phải
 chịu khó nghiên cứu cho kỹ các pháp môn, vì
kinh sách hiện giờ, toàn là  của các nhà học giả biên soạn, đụng đâu viết đó theo sở thích của mình, không có kinh nghiệm tu hành, viết mà chẳng thấy trách nhiệm của mình, chỉ biết  nêu tên tuổi (cầu danh). Họ đâu hiểu rằng soạn viết ra kinh sách như vậy là   để  lại một tai hại cho bao  nhiêu thế hệ con người sau này, như kinh sách phát triển hiện giờ.
Muốn soạn viết kinh sách có lợi ích cho  người đời sau, thì phải có thực hành tu tập đến  nơi đến  chốn, đời sống phải có một đạo hạnh hẳn hoi, phải nhập được các định, làm  chủ được sự  sống chết,  phải có Tam Minh, đoạn dứt các lậu hoặc, chấm dứt luân hồi sinh tử, thì soạn viết kinh sách mới
 có ích lợi thiết thực cho  người đời sau, bằng
ngược  lại là giết  người,  không  những  giết một đời người, mà giết nhiều thế hệ con người. Xin quý Phật tử lưu  ý những loại kinh sách đang được phổ biến hiện hành.
Còn ngược lại, tu hành chưa đến đâu, đời sống đạo hạnh chưa ra gì, đức  hạnh không có, giới luật vi phạm, thiền định  chỉ có hình thức ngồi thiền, sống với những cấp bằng và những kiến giải suông, dựa vào sở tri và nhai lại  bã mía  của người xưa  viết soạn kinh sách, thì loại kinh sách đó, là kinh sách giết người,  giết cả bao thế hệ về tương
lai.
Phần vấn đạo là  phần rất quan trọng,
nên chúng tôi muốn trả lời cho  một câu hỏi


nào, đều phải đứng trên lập trường đạo đức
của đạo Phật mà trả lời.
Những câu trả lời của chúng tôi, đều góp ý xây dựng lại nền đạo đức  của Phật giáo đã bị tà sư  ngoại đạo đã biến  đạo đức của Phật giáo, thành một thứ  đạo đức  mê tín (nhân quả ba đời).
Thiền định của đạo Phật đã biến thành thiền  định  ức   chế tâm, để   nhập vào các  định  tưởng,  triển  khai  tưởng tuệ, biến thành một loại thiền miệng (khẩu đầu thiền). Còn loại thiền làm chủ sự  sanh, già, bệnh, chết như Tứ Niệm Xứ; làm chủ sống chết  và chấm dứt  luân hồi như  Bốn Thánh Định thì được xem  là thiền Tiểu Thừa,  là  thiền  phàm  phu,  là  thiền  ngoại
 đạo.  Thật  là       đau  lòng     phải   không         quý
Phật tử?
Cuối cùng, chúng tôi ngưỡng mong những bậc cao minh, giới đức,  đạo hạnh, vì con người trên hành tinh này, vì đạo đức  xã hội,  vì lợi ích thiết thực chung  cho con người và vì đạo Phật, hãy vui lòng chỉ dạy cho chúng tôi, những điều còn sai sót  và cùng chung  với chúng tôi  xây dựng lại  một nền đạo đức cho  con  người, để   không còn ai tự làm  khổ mình, làm  khổ người thường mang đến cho  mọi cá nhân con  người một nguồn sống thanh thản, an lạc, vô sự  và yên vui; một gia đình hòa hợp, hạnh phúc; một xã hội có trật tự an ninh; một đất nước phồn vinh thịnh  vượng; một thế giới hòa bình, an lạc. Và thắp sáng lại ngọn đèn Phật giáo đang
 bị  những trận cuồng phong tà giáo thổi tới
tấp sắp bị tàn rụi.
Kính thưa các bậc Tôn túc! Quý Hòa Thượng,  Thượng  Tọa,  Đại  Đức,  Tăng Ni cùng  quý  vị  nam  nữ  Phật  tử  bốn phương!
Phật giáo phát triển đã hoằng truyền một thời gian quá dài hơn 2500  năm không đủ để  chúng ta xác định giáo pháp phát triển là một giáo pháp phi đạo đức, phi chân lí; một giáo pháp đầy mê tín,   dị đoan,  ảo tưởng; một giáo pháp lừa đảo mọi người tu hành chẳng có kết quả giải thoát, chỉ tu danh, tu lợi, tu cấp bằng, tu chùa to, Phật lớn, tu trong dục lạc thế gian sao?
Vậy,  kính  xin  quý  vị  Tôn  túc   Hòa
Thượng,  Thượng  Tọa,  Đại  Đức,  Tăng
 Ni và  nam  nữ  Phật  tử  bốn  phương  đại
diện Giáo Hội Phật Giáo xem  xét quán triệt đình chỉ ngay những kinh sách phát triển là giáo pháp không phải Phật thuyết, để  triển khai kinh sách Nguyên Thủy xây dựng chương  trình giáo dục đào tạo  tám lớp (Bát Chánh Đạo) để   giảng dạy đạo đức nhân bản – nhân quả sống không làm  khổ mình, khổ người cho mọi người.
Kính ghi
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Ngày 5-11-1998
TRÍ  VÔ HẠN VÀ HỮU HẠN
Câu hỏi của Viên Minh
Hỏi: Kính thưa Thầy! Xin  Thầy dạy cho con hiểu trí hữu hạn và vô hạn?
Đáp: Có lần Thầy đã giảng về trí hữu hạn và  vô  hạn  rồi.  Trí  hữu  hạn  là  sự  hiểu  biết  có giới  hạn,  không  vượt  ra ngoài  không  gian  và thời gian. Trí hữu hạn chỉ là sự hiểu biết trong thế  giới  hữu  sắc  mà  thôi,  sự  hiểu  biết  còn  bị hạn  cuộc  trong  không  gian  và  thời  gian  như trên  đã  nói,  nên  sự  hiểu  biết  rất  cạn  cợt.  Vì thế,  thỉnh  thoảng  các  nhà  khoa  học  tìm kiếm hay phát minh ra một vật thể gì mới lạ thì con người hết  sức vui mừng. Đó  là  một bằng chứng cho biết trí hữu hạn, sự hiểu biết rất hạn cuộc.
Đối với thế giới siêu hình,  trí hữu hạn không thể  nào  hiểu  biết  nổi. Phần đông, người ta  dùng  tưởng  tri để  hiểu  biết  nên  đã  lầm  lạc. Do  đó,  tưởng  tri của  con người  cho rằng  con người  có  Linh hồn,  Thần  thức,  Tiểu  ngã,  Phật tánh, Bản thể Vạn hữu, Đại  ngã, Chơn Không, Chơn Như, v.v.. Người chết oan ức, chết bất đắc kỳ  tử, linh hồn  không  đi  đầu  thai  được,  không
 ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP IV
chỗ  nương  tựa,  sống  vất  vưởng  theo  cây  cao bóng  mát,  thành  ma, thành  quỷ,  đói  khát  bắt bớ  người  còn  sống,  bệnh  đau hoặc  tai  nạn  để được cúng bái, tế lễ. Những người làm tướng xông  pha trận  mạc  dẹp  giặc  bảo  vệ  non sông, đất nước, khi chết linh hồn thành Thần, thành Thánh.  Những  người  bỏ  thế  tục  ly gia  cắt  ái vào  rừng  sâu  núi  thẳm  tu  hành,  đến  khi chết linh hồn thành Tiên, thành Phật, v.v..
Phải  nói  trí hữu  hạn,  chỉ  là  sự  hiểu  biết của  con người  trong  hạn  cuộc  không  gian  và thời  gian.  Ngăn  sông  cách  núi  thì không  thấy, tương  lai  thì không  rõ,  quá  khứ,  cách  một  đời, hai đời thì không biết, không nhớ.
Chỉ  có  trí vô  hạn  mới  hiểu  biết  thế  giới siêu  hình,  không  gian  và  thời  gian  không  còn hạn  cuộc.  Trí  vô  hạn  tức  là  trí tuệ  Tam Minh của  nhà  Phật.  Muốn  có  trí vô  hạn,  chúng  ta phải  chịu  khó  tu  tập,  trau  dồi  thân  tâm  và  xa lìa vật chất dục lạc thế gian, thường tránh xa các ác pháp (ly dục, ly ác pháp).
Người  tu  theo  Phật  giáo,  phải  tu  tập  theo lộ trình, “Giới, Định, Tuệ” và nhập bốn loại định hữu sắc, “Sơ  Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền” tức là tịnh chỉ ngôn hành, tịnh  chỉ  khẩu  hành,  tịnh  chỉ  tưởng  hành  và



tịnh  chỉ  thân  hành.  Khi đó,  thân  định  trên tâm,  tâm  định  trên  thân,  rồi  hướng  tâm  đến Tam Minh, tâm đã viên mãn Tam Minh, thì trí vô hạn mới có.
Mục đích để đạt được trí vô hạn, hành giả phải  nhập  “Bất  động  tâm  định”. Muốn nhập bất  động  tâm  định, hành  giả  phải  sống  đúng giới đức và giới hạnh của đạo Phật. Nếu sống không đúng giới đức và giới hạnh, thì dù quý vị có tu pháp thiền định nào cũng chẳng có trí vô hạn, duy chỉ có pháp môn “Tam Vô Lậu Học”, tu tập mới có trí vô hạn mà thôi.
Tam Vô Lậu Học là pháp môn chia làm ba giai  đoạn  tu  tập  hay  còn  gọi  là  ba cấp  tu  học trong  chương trình giáo  dục  đào  tạo  của  Phật
giáo:
1-   Tu tập đức hạnh không làm khổ mình, khổ người tức là ly dục ly ác pháp.
2-      Tu thiền  định tức  là  phải  nhập  từ  Sơ
Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền đến Tứ Thiền.
3-   Tu  tập  Tam  Minh  tức  là  hướng  tâm đến Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh và Lậu Tận Minh.
Sau khi tu  tập  xong ba giai  đoạn  này  thì trí vô hạn hiện tiền.

KIẾN GIÂI
 Câu hỏi của Viên Minh
 Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Nhà  thiền  gọi
người  tu  rơi  vào  kiến  giải,  là  như  người  chết mà như hồn phách chưa tan. Người tu như vậy có nhập định được hay không?
Không  nhập  vào  được  định là  do  thân tâm  yếu  hay nghị  lực  không  có,  hoặc  bị  trạng thái nào cản trở mà không thể vượt qua được? Hay  là  tu  đến  đó  không  còn  cách  nào  tu tập được nữa?
Đáp: Người tu hành rơi vào  “kiến  giải” là  người  tu  thiền  theo  ngoại  đạo,  tu  tập  thiền định  ức  chế   tâm   “dừng   vọng   tưởng”.  Khi vọng tưởng dừng, hành giả rơi vào định tưởng (Không Vô Biên Xứ Tưởng), từ đó triển khai tưởng  tuệ,  được  xem như  hành  giả  tu  đến  đây có những “tiểu ngộ”  hoặc “đại ngộ”  về những công  án  và  các  kinh  sách  phát  triển.  Trên  lộ trình này,  hành  giả  tiếp  tục  đi  sâu  vào  trạng thái  tĩnh  lặng,  vượt  qua  không  vô  biên  xứ, nhập vào trạng thái thức vô biên xứ, trạng thái

này  hành  giả  “triệt  ngộ”  (ngộ  tất  cả  các  công án và kinh sách phát triển).
Các loại thiền định này, không phải là thiền  định xả  tâm  của  đạo  Phật  (ly  dục  ly ác pháp) nên đắm chìm trong các pháp thế gian, tâm  còn  say mê  ăn,  uống,  ngủ,  nghỉ  phi  thời v.v.. và  còn  ham thích chùa to, tháp  lớn, danh tiếng vang lừng. Vì tâm  dục  và  ác  pháp  không trừ,  nên  con đường  tu  tập  không  thể  nhập  vào Chánh định, chứ không phải thân tâm và nghị lực  yếu  kém.  Vì  đã   rơi  vào  kiến  giải,  tưởng mình  như đã tu chứng, do đó bản ngã to lớn ra, cũng từ đó đường tu chấm dứt, chỉ còn biết lợi dụng  kiến  giải  này,  để  buôn  Phật,  bán  Pháp, làm  cho  cuộc  sống  danh  lợi  càng  ngày  càng phát triển to lớn như một lãnh chúa.
Hạng tu  sĩ  này  họ  đâu  biết  rằng,  kinh sách  kiến  giải  của  họ  soạn  viết  ra, là  đã  giết biết bao nhiêu thế hệ con người đã qua.  Những kinh sách kiến giải này, đã đưa những người tu sĩ  Phật  giáo  đi  đến  chỗ  “Đời  chẳng  ra Đời, Đạo  chẳng  ra Đạo”.  Giới  luật  chẳng  nghiêm túc, đạo hạnh chẳng có gì, oai nghi tế hạnh thì thô tháo, ăn, nói, cười cợt không đúng cách, khiến  mọi  người  nhìn  thấy  tu  sĩ  Phật  giáo  mà đau lòng.
 Những kiến giải này, được phổ biến sâu rộng, trong mọi từng lớp con người ở xã hội, khiến cho mọi  người đều  sống trong tưởng tuệ. Sống trong một thế giới mơ hồ, trừu tượng, ảo ảnh Phật tánh, Thượng Đế, Thần linh, v.v.. Họ đã  dẫn  dắt  bao nhiêu  thế  hệ  con người  đi  vào thế  giới  siêu  hình,  đến  chỗ  mê  tín, cuồng  tín, lạc hậu. Từ đó ông lên, bà xuống, bói khoa, bùa chú,  trị  bệnh,  trừ  tà,  ếm  quỷ,  cúng  bái,  cầu khẩn,  tế  tự,  xin  xăm,  bói  quẻ,  xem  ngày  tốt xấu, ngồi thiền nhập định tưởng, v.v..
Từ  chỗ  kiến  giải  đưa  người  tu  sĩ  chơn chánh  của đạo Phật  trở  thành  những tu  sĩ  của ngoại đạo, rồi tiếp tục lừa đảo, lường gạt tín đồ, bằng những hình  thức tu hành ức chế tâm, tạo ra thế giới siêu hình  tưởng, trừu tượng, ảo ảnh, mê tín dị đoan khiến bao nhiêu người hao tiền, tốn của mà chẳng ích lợi gì.
Kiến giải là một  tai  hại  rất  lớn cho người tu  sĩ  chân  chánh,  tưởng  là  thông  suốt  giáo  lý kinh sách, thiền ngữ, nào ngờ sự thông suốt ấy lại  là  một  tai  họa  hiểm  nghèo  cho kiếp  đời  tu sĩ,  đi  đến  bước  đường  cùng  của  sự  tu  tập.  Tu đến  đây  kể  như  đời  họ  chấm  dứt,  ngoài  danh lợi họ không còn thấy gì khác hơn với một số ngôn ngữ bã mía của người xưa, họ chỉ biết cắm
 đầu vào những kiến giải đó mà thôi. Bởi vậy, người tu sĩ chơn chánh, quyết tìm tu giải thoát cho cuộc đời mình,  thì rất sợ kiến giải.
Kiến  giải  không  phải  là  trí tuệ  hiểu  biết chân thật mà là tưởng tuệ, phát triển theo chỗ ức chế tâm của thiền định tưởng.
Cho nên, trong nhà thiền gọi ngườøi tu rơi vào  kiến  giải  như  người  chết  mà  hồn  phách chưa tan là vậy.
Người tu theo đạo Phật phải cảnh giác, phải  nghiên  cứu  kỹ  các  loại  thiền  định:  loại thiền  định nào  ức  chế  tâm  là  loại  thiền  định rơi  vào  kiến  giải,  chỉ  có  thiền  định  của  đạo Phật là Bốn Thánh Định, là loại thiền định xả tâm. Vì thế, thiền định này không rơi vào kiến giải và đưa hành giả đến nơi giải thoát hoàn toàn, làm chủ sanh, già, bịnh, chết và chấm dứt luân hồi sanh tử.
Bởi  vậy,  người  tu  sĩ  cần  phải  lưu  ý,  khi tâm thanh tịnh, tức là vọng tưởng vắng bóng trong  lúc  tọa  thiền,  thường  phát  khởi  niệm kiến giải, cảm thấy như mình  thông suốt nghĩa lý kinh sách và công án, thì coi chừng bị ma pháp   tưởng.   Đây  không  phải   là   trí tuệ   mà chính là ma tưởng.
 Người tu sĩ đã bị ma tưởng cũng giống như người chết chưa chôn. Do ma tưởng nhập, vị tu sĩ này bản ngã ngày một to lớn hơn, họ đang nuôi  bản  ngã  ngược  lại  với  đạo  Phật  diệt  ngã xả tâm.
Từ  chỗ  tu  theo  đạo Phật, họ  đã  trở  thành tu  sĩ  ngoại  đạo  mà  không  biết,  cứ  tưởng  mình là  tu  sĩ  Phật  giáo.  Hiện  giờ  tình trạng  tu  sĩ Phật giáo là như vậy.
Tóm lại, người tu sĩ Phật giáo phải cảnh giác với trí tuệ này, vì trí tuệ này là trí tuệ tưởng,  được  xem như là  một  trí tuệ  nguy hiểm nhất,  dẫn  dắt  chúng  ta  vào  con đường  phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới, bế tắc sự tu tập giải thoát,  chứ  không  phải  trí tuệ  giải  thoát  của Phật giáo. Xin các Phật tử hãy lưu ý cảnh giác xa lìa.

THIỆN PHÁP
Câu hỏi của Viên Minh
Hỏi: Kính thưa Thầy! Người mới vào tu thiền định, giai đoạn cơ bản và sơ cơ của người
 mới  tập  tễnh  vào  thiền  định. Vậy  Sơ Thiền  có phải theo lời Thầy dạy: Trong bốn oai nghi:  đi, đứng, nằm, ngồi lúc nào cũng đều sống trong thiện   pháp,   tức   là   tu   tập   Tứ   Chánh   Cần, thường ngăn ác diệt ác pháp và khởi thiện tăng trưởng thiện pháp.
Thưa Thầy! Diệt ngã xả tâm, ly dục ly ác pháp cho thật sạch thì  thân, thọ, tâm, pháp của người đó có thanh  tịnh. Phải không thưa Thầy?
Đáp:  Đúng  vậy,  Thầy  dạy  người  mới  sơ cơ tu  tập  thiền định cơ bản, lúc  nào  cũng phải sống  trong  thiện  pháp. Muốn  sống  trong thiện pháp,  thì phải  tu  tập  Tứ  Chánh  Cần,  tức  là ngăn ác diệt ác pháp, khởi thiện tăng trưởng thiện  pháp,  chứ  không  phải  ngồi  thiền  nhiều, ức chế tâm, dừng vọng diệt vọng như kinh sách phát triển và Thiền Đông Độ  dạy. Đó là đường lối  tu  tập  thiền  định  của  đạo  Phật  mà  trong kinh sách Nguyên Thủy dạy rất rõ ràng: “Định Tư Cụ là Tứ Chánh cần”.
Câu hỏi thứ hai: Hành giả mới diệt ngã xả tâm,  ly dục  ly ác  pháp  cho thật  sạch  thì thân, thọ, tâm, pháp của người đó có thanh tịnh hoàn toàn chưa? Hành giả diệt ngã xả tâm, ly dục ly ác pháp cho thật sạch thì thân, thọ, tâm, pháp của  người  đó  mới  được  thanh  tịnh  chứ  chưa
 hoàn toàn chỉ mới nhập được Bất Động Tâm, làm chủ được tâm, tâm mới được thanh thản, yên tịnh và vô sự. Chính tâm mới được thanh thản,  yên  tịnh  và  vô  sự  là  thiền  định  sơ khởi của đạo Phật.
Con nên  ghi  nhớ  và  phân  biệt  thiền  của đạo Phật và Thiền Đông Độ, Thiền của Phật là chỗ tâm hết  tham, sân, si, chứ  không phải  chỗ hết  vọng  tưởng;  còn  thiền  Đông  Độ  và  kinh sách phát triển là chỗ hết vọng tưởng.
Người mới nhập Bất Động Tâm Định, chỉ làm chủ được đời sống (sanh y), chứ chưa làm chủ được thân, có nghĩa là làm chủ sanh, già, bệnh,  còn làm  chủ  sự  chết  chưa được,  phải  đợi nhập xong Tứ Thiền. Con nên nhớ Bất Động Tâm Định chỉ có ly dục ly ác pháp, chứ chưa có diệt dục và diệt ác pháp. Vì vậy thân, thọ, tâm, pháp  chưa làm  chủ  trọn  vẹn,  tức  là  lậu  hoặc chưa xả  sạch,  còn  phải  trải  qua một  thời  gian tu tập nữa.
Đây là giai đoạn đầu tiên của người mới tu tập  Tam  Vô  Lậu  Học  “Giới,  Định, Tuệ”  mà giáo pháp của đức Phật đã chỉ dạy rõ ràng. Thế mà  người  đời  nay  chẳng  tu  theo  Chánh  pháp của Phật, lại  chạy theo  tu  giáo  pháp  của ngoại đạo  (Thiền  Đông  Độ  và  giáo  pháp  phát  triển).
 Cho nên, tu mãi mà chẳng làm chủ sanh, già, bệnh, chết, chấm dứt sanh tử luân hồi. Họ chỉ sống trong ảo tưởng (Phật tánh, Tánh không, Tánh biết, Tánh nghe, Tánh Thấy và những trạng thái xúc tưởng hỷ lạc).
Tâm  ly dục  ly ác  pháp  là  tâm  mới  thực hiện  được  sự  thanh  tịnh  giới  luật,  tức  là  giới luật nghiêm tịnh, không còn vi phạm một lỗi nhỏ  nhặt  nào.  Còn  muốn  thân,  thọ,  tâm, pháp thanh tịnh thì phải tu tập “Tứ  Niệm  Xứ”. Khi tu  tập  Tứ  Niệm  Xứ  sung mãn thì Tứ  Thần Túc xuất hiện, nhờ Tứ Thần Túc chúng ta mới nhập “Tứ Thánh Định  và thực hiện Tam minh”, tức là tu tập hai giai đoạn sau: “Định  và Tuệ”.
Muốn diệt lậu hoặc cho sạch, tức là ngũ triền  cái  và  thất  kiết  sử  thì phải  tu  tập  Tứ Niệm Xứ rồi nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền và thực hiện Tam Minh mới làm  chủ  được thân, thọ  nghĩa là  thân, thọ  mới được thanh tịnh, tức là bệnh tật, sống, chết đã được tự tại theo ý muốn (bệnh, tật, sống, chết không còn chi phối thân, tâm).
Muốn  chấm  dứt  sanh  tử  luân  hồi,  diệt sạch  gốc  lậu  hoặc  (không  còn  đi  tái  sanh luân hồi  nữa)  thì phải  tu  tập  Tam  Minh  quét  sạch gốc lậu hoặc, mới làm chủ tất cả các pháp.
 Theo đường lối tu tập của đạo Phật, phải nhập từ Sơ Thiền, Nhị Thiền đến Tứ Thiền, thì thân,  thọ  thanh  tịnh,  rồi  tiếp  tục  thực  hiện Tam Minh mới dễ dàng. Thực hiện Tam Minh xong thì mới  làm  chủ  được  sự  sống  chết  hoàn toàn,  còn  diệt  ngã  xả  tâm,  ly dục  ly ác  pháp, thì hành giả được tâm bất động giải thoát. Diệt ngã  xả  tâm, ly dục ly ác  pháp  chỉ  là  mới nhập được tâm Bất Động Định, giai đoạn thứ nhất trong đường lối tu tập của Phật giáo. Nhưng  đó là  đạt  mục  đích  giải  thoát  của  Phật  giáo  làm chủ  trong  thân.  Vì  thế,  hành  giả  còn  phải  tu tập và trải qua nhiều giai đoạn thử thách ngoại ma và  nội  ma,  nếu  vượt  qua những  giai  đoạn này,  thì tâm  định  trên  thân,  thân  định  trên tâm  chừng đó  hành giả  mới  dễ  dàng thực hiện Tứ Như Ý Túc và Tam Minh.
Khi thực hiện Tứ Như Ý Túc và Tam Minh thì tâm mới vô lậu hoàn toàn. Tâm vô lậu hoàn toàn  thì mới  chấm  dứt  tái  sanh  luân  hồi.  Tu theo  Phật  giáo  đến  đây  mới  thành  tựu  viên mãn, chỉ còn một kiếp này nữa mà thôi.

 PHẬT TÁNH
Câu hỏi của Viên Minh
Hỏi: Kính thưa Thầy! Thiền Tông gọi Phật tánh. Phật tánh có phải là ý thức hay không?
Công án thiền có câu chuyện thiền ngữ: “Con chó có Phật tánh không?”, nếu có Phật tánh,  tại  sao lại  chui  vào  cái  đãy  bẩn  thỉu  để làm  gì  cho khổ?  Cầu  mong  Thầy  chỉ  dạy  cho con được rõ.
Đáp: Câu này có hai câu hỏi, nhưng rất liên hệ với nhau (tuy hai mà một). Câu hỏi một, trong tất cả kinh sách Đại Thừa đã xác nhận ý thức,   không   niệm   thiện   niệm   ác,   là   “Phật tánh”.  Kinh  Kim  Cang dạy:  “Ưng vô  sở  trụ nhi sanh kỳ tâm, Bồ tát độ hết chúng sanh thì thành Phật”, kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy: “Tánh thấy, tánh nghe, tánh biết và chủ, khách”,   kinh   Pháp   Bảo   Đàn   dạy:   “chẳng niệm  thiện  niệm  ác bản lai diện mục hiện tiền”, v.v..
Đó  là  chỉ  cho  ý  thức  chẳng  khởi  niệm, kinh sách  Đại  Thừa  và  Thiền  Tông  cho trạng
 thái  đó  là  “Phật  tánh”.  Cho nên, câu công án “con chó  có  Phật  tánh  không?”  đó  là  công án của Thiền Sư Triệu  Châu. Một  hôm, có một thiền Tăng đến hỏi Ngài: “Con chó có Phật tánh  không?”.  Ngài  đáp:  “có”.  Vị  thiền Tăng lấy làm  lạ  hỏi  lại:  “Có  Phật  tánh  tại  sao nó lại chui vào đãy da bẩn thỉu để làm gì cho khổ?”.
Phật  tánh  là  một  “tánh  giác”,  tánh  giác là  tánh  sáng  suốt,  không  có  si  mê,  thế  mà không  sáng  suốt  lại  chui  vào  đãy  da uế  trược, hôi  thúi.  Nếu  theo  ý  thức  phân  biệt  thì đây  là một điều vô lý hết sức.
Còn Thiền Tông, cách thức lập công án, có nghĩa  là  khiến  cho  người  ta  bặt  đường  suy nghĩ;  bặt  đường  suy  nghĩ,  thì ý  thức  không hoạt động; ý thức không hoạt động thì niệm thiện niệm ác không có; niệm thiện niệm ác không có thì trạng thái đó Thiền Tông và kinh sách  phát  triển  cho đó  là  Phật  tánh. Mục đích câu  công  án  trên  giúp  cho người  tu  thiền  định không suy tư  phân biệt  được  để  nhận ra gọi là “ngộ” trạng thái này thành Phật “kiến tánh thành Phật”. Ngược lại, trong kinh sách Nguyên Thủy Phật dạy: “Ý thức thanh tịnh (chẳng niệm thiện niệm ác), không liên hệ
 năm  căn  (vô  phân  biệt)  thì hành  giả  rơi vào không vô biên xứ định”, một loại định tưởng vô sắc của ngoại đạo trong bốn loại định tưởng. Thời đức Phật còn tại thế, Ngài đã  được ngoại  đạo  dạy  và   đã   thực  hiện  được  các  loại định này đến nơi đến chốn, nhưng không tìm thấy có sự giải thoát gì trong đó và cũng không tìm thấy  “Phật  tánh”  ở  đâu,  nên  Ngài  bỏ  các pháp  môn  này,  trở  lại  tìm lộ  trình Tứ  Thánh Định.
Cho nên, đức Phật đã xác định: “Chỗ không niệm thiện niệm ác không phải là Phật tánh, mà là Không vô biên xứ định tưởng”. Các nhà tu hành hệ phái phát triển và Thiền  Đông  Độ  đã  lầm  lạc  ở  trạng  thái  này, nên  dựng nó  thành  “Phật  tánh,  Thần  thức”. Bồ Đề Đạt Ma gọi là “Tâm”, Lục Tổ Huệ Năng gọi là “Bản lai diện mục”.
Khi tu  đến  đây,  các  Thiền  Sư Trung  Hoa và  các  Thiền Sư Thiền Trúc Lâm Yên Tử (Việt Nam)  sau này  không  chấp  nhận,  cho “Vô  tâm còn  cách  một  lớp  rào”.   Họ  lấy  tưởng  thức làm Phật tánh, vượt qua trạng thái không vô biên  xứ  định  tưởng  nhập  vào  thức  vô  biên  xứ định tưởng, ở trạng thái này họ tưởng, thấy các pháp chỉ là “một”  chứ không hai (bất nhị) nên

trong Thập Mục Ngưu Đồ gọi là “Phản bổn hoàn nguyên” hoặc còn gọi là “Bản thể vạn hữu”.  Bà  La  Môn  Giáo  cho đó  là  “Đại  ngã”, kinh sách Nguyên Thủy Phật giáo cho đó là “Thức vô biên xứ tưởng”.
Như vậy Phật tánh chỉ là ý thức không niệm thiệân niệm ác. Giả dụ nếu Phật tánh có thật đi nữa mà không làm chủ sanh, già, bệnh, chết, không chấm dứt được sự luân hồi tái sanh thì chúng ta cũng ném bỏ như đức Phật đã ném bỏ  các  pháp  ức  chế  thân  tâm  và  bốn  định vô sắc tưởng của ngoại đạo, như ném bỏ một chiếc giày rách.
Trong thế kỷ thứ hai mươi, Thiền Tông đã phát  triển  cao độ,  người  theo  tu  có  hằng  vạn triệu,  nhưng  nhìn   lại  ai  là  người  đã   tu  tập thiền định này mà đã  làm chủ sanh, già, bệnh, chết  chấm  dứt  luân  hồi  chưa?  Nếu  một  loại thiền định tu tập mà không làm chủ sanh, già, bệnh, chết mà chỉ có đạt được trạng thái tĩnh lặng và khinh an cùng một số ngôn ngữ đối đáp lý  luận và  trực  giác  biết  chuyện quá  khứ vị  lai của  người  khác,  người  tu  hành  đạt  được  như vậy  để  làm  gì?  Kính   thưa  quý  Phật  tử!  Quý Phật tử hãy trả lời đi!? Để làm sáng tỏ pháp môn tu hành của Phật giáo.
 Kính  thưa quý vị! Điều này quý vị cần suy ngẫm  kỹ,  thời  gian  làø  thước  đo  của  sự  xác chứng  nghiêm  chỉnh  về  sự  chứng  đắc  của  các loại thiền định giáo pháp phát triển này, riêng chúng tôi có nói gì, xin quý vị đừng tin mà hãy tự xét, tự kiểm lại mình  trên bước đường tu tập theo kinh sách phát triển và Thiền Tông.

VÔ MINH
Câu hỏi của Viên Minh.

Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Ngồi  tu  chỉ  một niệm  “gục”  là  tâm  người  ấy  bị  vô  minh   che đậy.  Nếu  trong một  tháng  mà  tu  không  một niệm “gục”, thì tâm người ấy đã được thanh thản.  Nếu  con tu  mỗi  lần  10  hơi  thở,  con xả nghỉ  một  phút  và  tiếp  tục tu  30 phút,  như  vậy con không bị “gục”. Khi  xả nghỉ  tâm con có lúc nhẹ  nhàng,  nếu  con cứ  tu  như  vậy,  con còn  bị vô minh  che đậy nữa không? Cầu xin  Thầy chỉ
dạy.

Đáp:  Nếu  con tu  tập  không  bị  “gục”  và thất  niệm  thì con đã  phá  sạch vô  minh, chỉ  vì
 thời  gian  con tu  hiện  giờ  còn  ngắn  lắm,  chỉ cách khoảng 10 hơi thở xả nghỉ một phút, sức tỉnh thức chưa kéo dài được, nhưng con khéo thiện  xảo  tu  như  vậy  và  siêng  năng  không biếng  trễ  niệm  “gục”  và  thất  niệm  không  có, thì sức  tỉnh thức  sẽ  cao độ, thời  gian sẽ chiếm trọn  ngày  đêm,  lúc  bây  giờ  vô  minh  bị  quét sạch.
Vốn chúng ta sanh ra đời, mang nghiệp thân nhân quả khổ đau này, do từ nơi vô minh. Nếu quét sạch vô minh, thì chúng ta đã giải thoát hoàn toàn, đâu còn gì phải tu nữa. Chính vì  phá  vô  minh,  mà  đạo  Phật  dạy  ta  tu  tập, nhắm vào sức tỉnh giác. Từ Chánh Niệm Tỉnh Giác  Định, Định Niệm  Hơi  Thở,  đều  phải  tu trên Thân Hành Niệm, lấy mọi  hành động của thân tu tập để tạo sức tỉnh thức, do tu như vậy nên không bị niệm “gục”. Nhưng con cũng nên nhớ: chỉ có giới luật nghiêm túc thì niệm “gục” mới  không  thăm  con,  như  lời  Phật  đã   dạy. Hiện giờ niệâm “gục” đến thì nên dùng pháp Thân Hành Niệm mới quét sạch, ngoài pháp môn Thân Hành Niệm khó mà thắng niệm “gục”.
Tỉnh  thức  có  thì vô  minh  không  có,  cho nên  người  tu  còn  gục  và  thất  miệm  là  chưa có
 sức  tỉnh  thức.  Do tu  sai  pháp,  tu  quá  sức, ngồi nhiều, không đi kinh hành, không tu trong mọi hành  động.  Sức  tỉnh  thức  chưa có  thì vô  minh còn;  vô  minh  còn  thì tham,  sân,  si  còn;  tham, sân,  si  còn  thì ác  pháp  còn;  ác  pháp  còn  thì tâm dục còn; tâm dục còn thì chưa giải thoát.
Muốn phá vô minh mà hành giả cứ tìm kiếm học hỏi và nghiên cứu, để được thông suốt giáo  lý  kinh  điển  thì hành  giả  đó,  chỉ  là  học giả, vô  minh lại  càng vô minh hơn. Đừng nghĩ rằng  học  hỏi  nghiên  cứu  thông  suốt  tam  tạng kinh điển là  hết vô  minh. Đó là  một điều nghĩ
sai.
Các   Thiền   Sư,  các   nhà   học   giả,   họ   là những ngườøi thông suốt kinh sách, lý luận sắc bén, đối đáp như gió thổi, nhưng đối với đạo Phật,  họ  là  những  kẻ  vô  minh,  chỉ  vì  chưa có sức tỉnh thức, còn “Gục”.
Các  pháp  môn  tu  tập  thiền  định của  đạo
Phật,  được  chia  làm  hai  loại  rất  rõ  ràng  và  cụ thể:
1- Các pháp môn tu tập Tỉnh thức.
2- Các pháp môn tu tập Chánh niệm.
 Vấn đề tu tập, quan trọng trong đạo Phật, là  phải  tu  tập  như  thế  nào,  để  phá  sạch  vô minh?
Vì biết rõ  do vô minh, nên nghiệp lực của con người,  tiếp  tục  mãi  tái  sanh  luân  hồi  và chịu biết bao đau khổ từ kiếp này sang kiếp khác.
Muốn chấm dứt khổ đau thì phải đoạn dứt vô  minh.  Vì  thế,  đường  lối  của  đạo  Phật,  bắt đầu phải tu tập pháp nào trước. Vì đức Phật là hành giả tu tập các pháp môn của ngoại đạo, không đạt được giải thoát, nên Ngài đã quá thông  suốt,  khi dạy  người  tu  thiền  định,  bắt đầu phải thực hành pháp môn trước tiên: là “Thân  Hành  Niệm”. Thân Hành Niệm, tức là nương theo hành động của thân nội và ngoại để tập tỉnh thức, nhờ có tỉnh thức tâm mới phá vô minh, tức là tâm luôn tỉnh thức trong Chánh niệm (Thân niệm), nên đức Phật ghép hai danh từ này lại thành một tên thiền định của đạo Phật  “Chánh  Niệm  Tỉnh  Giác  Định”.  Một loại  định xả  tâm  diệt  ngã,  ly dục  ly ác  pháp, mang  đến  cho hành  giả  từng  phút,  từng  giây giải thoát.
Pháp môn Chánh niệm tỉnh giác định là một  pháp  môn  trong  bốn  pháp  môn  để  tu  tập



ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp, nên có tên gọi là “Tứ Chánh Cần”, một pháp môn ngăn ác, diệt ác tuyệt vời, luôn sống   trong   thiện   pháp,   an  vui   trong   thiện pháp,  khiến  cho  hành  giả  có  một  tâm  hồn thanh thản, an lạc và vô sự.
Để  tiếp  tục  pháp  thứ  hai,  con đường  của đạo  Phật  diệt  ngã  xả  tâm,  ly dục  ly ác  pháp hành giả tu tập “Định Vô Lậu” để triển khai tri kiến giải thoát.
Muốn tu tập Định vô lậu, hành giả phải có sự  tỉnh  thức  khá  cao, dùng  sức  tỉnh  thức  đó quán  xét  nhân  quả  trong  mỗi  tâm  niệm,  mỗi đối tượng, mỗi sự việc và mỗi hoàn cảnh. Từ đó sẽ thấy các pháp vô thường như thật, khổ như thật, vô ngã và bất tịnh như thật.
Trên  đường  tu  tập,  nếu  con tu  đúng  như lời dạy trên đây, thì phải tu tập kế tiếp những pháp  môn  sau  đây:  Định  Niệm  Hơi  Thở  và Định Sáng  Suốt,  vì  các  loại  định  này  rất  cần thiết  để  đẩy lùi  các  chướng  ngại  pháp.  Do đẩy lùi các chướng ngại pháp thì mới phá sạch vô minh. Nhờ  đó con không còn gục  và  thất niệm nữa, từ đây về sau tâm hồn con thanh thản, an lạc  và  vô  sự.  Từ  đó  một  niềm  vui  vi diệu  của
 ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP IV
đạo  Phật  xuất  hiện  mà  không  tìm nơi  đâu  có được.

NHƯ  LÝ TÁC  Ý
Câu hỏi của Viên Minh
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Nếu  con tu  pháp hướng  tâm  như  lý  tác  ý  (ám  thị), luôn  không dứt  “Tâm  như đất”.  Giai  đoạn  đầu  con  tu còn vọng tưởng khi hướng tâm (ám thị), tuy vậy con vẫn  ám  thị  luôn  không  dứt,  như  thế  lâu  ngày tâm con có hết tham,  sân, si không ? Xin  Thầy chỉ dạy.
Đáp:  Muốn  hướng  tâm  như  lý  tác  ý  (ám thị) “Tâm  như đất”  có  hiệu  quả,  nghĩa  là  tâm hết  tham, sân,  si  thì không  phải  chờ  hết  vọng tưởng, mà ở chỗ giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh: ăn, ngủ, độc cư, sống trầm lặng một mình. Thường sống biết nhẫn nhục, tuỳ thuận, bằng lòng.  Đó  là  vừa  hướng  tâm  “ám  thị”,  vừa  lấy giới  luật  phòng  hộ  sáu  căn,  vừa  sống  lập  đức lập hạnh, do tu đúng như vậy, thì tâm lần lượt sẽ  thanh  tịnh,  tức  là  lần lượt  tâm  ly dục  ly ác
 pháp cho đến thanh tịnh hoàn toàn (tham,  sân, si bị quét sạch).
Phải nhớ trong đạo Phật, duy nhất pháp hướng tâm là một pháp môn mầu nhiệm tuyệït vời,  nếu  siêng  năng  tu  tập  và  giữ  đúng  giới luật, đừng vi phạm một lỗi lầm nhỏ nào thì kết quả  pháp  hướng  tâm  này  có  đủ  năng  lực  (đạo lực)  điều  khiển,  truyền lệnh làm  chủ  thân tâm (nhân  quả),  giải  thoát  sanh,  già,  bệnh,  chết hoàn toàn. Nếu con có đủ niềm tin ở pháp môn tác ý này, thì hãy cố gắng hằng ngày đừng sao lãng  lúc  nào  cũng  nhớ  hướng  tâm:  “Tâm  như đất ly tham, sân, si cho thật sạch; tham, sân, si là pháp ác, là đau  khổ”.
Xưa  Đức  Phật  cũng  nhờ  pháp  này  diệt ngã  xả  tâm,  đi  đến  cứu  kính  giải  thoát  hoàn toàn, thời nay Thầy cũng nhờ nó mà tâm hồn được thanh thản, an lạc.
Vậy  các  con có  đủ  niềm  tin chăng?  Nếu đủ thì các con hãy siêng năng hằng ngày tu tập đừng nên biếng trễ tác ý.

PHƯỚC HỮU LẬU
Câu hỏi của Viên Minh
Hỏi: Kính thưa  Thầy! Câu chuyện Bách Trượng  và  ông  già  chồn,  vì  không  hiểu  nhân quả  nên  ông  già  chồn  phải  đọa  500 kiếp  làm thân chồn. Về câu chuyện này, các nhà học giả xưa và nay ai cũng biết.
Ngày nay, các nhà học giả soạn kinh  viết sách,  họ  không  viết  đúng  theo  lời  Phật  dạy, thêu dệt, thêm bớt theo sự nghĩ tưởng của mình qua tưởng giải và còn dám cả gan cắt xén kinh điển  làm  lệch  ý  Phật,  ý  kinh  khiến  cho đoàn hậu  học  sau này,  ham  tu  dựa  vào  kinh   sách này, tu hành chẳng đến đâu, uổng công sức và phí cả cuộc đời. Họ đã khéo léo ca ngợi, kêu gọi mọi người và còn bắt buộc phải tu theo năm bộ kinh  lớn của Đại Thừa như: Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Thủ Lăng Nghiêm, v.v…
Nếu thọ trì tu chứng theo kiểu tưởng pháp này và làm những việc từ thiện xã hội, nhưng không làm chủ được thân tâm, thì  các nhà dịch giả và soạn giả những bộ kinh  này có công đức hay phước báo gì? Cúi xin Thầy chỉ dạy cho con được rõ!
 Đáp: Câu chuyện “Bách Trượng dã hồ” là  câu  chuyện  bịa  đặt  của  Thiền  Tông  để  lừa đảo người khác. Câu chuyện “Bách Trượng dã hồ”  là câu  chuyện chấp  nhận định mệnh nhân quả tức là nhân quả không chuyển hoá được, không thay đổi được, chỉ đừng mê muội nhân quả mà thôi, chỗ “chẳng muội nhân quả” tức là  định mệnh.  Khi quả  đến  ta  chấp  nhận  tai nạn, bệnh tật, khổ đau, nhưng không sợ hãi trước tai nạn khổ đau đó. Theo Phật giáo Nguyên Thủy thì ông già chồn nói không đúng: “Bậc  đại  tu hành   chẳng  lạc  nhân  quả”. Chữ  “lạc”  ở  đây  có  nghĩa  là  rơi,  bị,  nghĩa  là bậc  đại  tu  hành  không  bị  nhân  quả  tác  dụng, đó là hiểu sai, đã mang thân nhân quả thì phải có tai nạn, bệnh tật, dù người đó tu đã thành Phật, thân nhân quả vẫn là thân nhân quả không  thể  thay  đổi  được,  nên  vẫn  phải  có  tai nạn,  bệnh  tật.  Nhưng  tu  đúng  theo  pháp  của đức  Phật,  thì tâm  không  dao  động  trước  tai nạn,  bệnh  tật  và  kế  đó  dùng  pháp  hướng  tâm tịnh chỉ, làm cho các cảm thọ khổ, lạc, bất  khổ bất  lạc,  không  tác  động  được  vào  thân  và  tâm và  còn  khắc  phục  chuyển  hóa  khổ  thọ,  lạc  thọ ra khỏi thân tâm (Trên thân quán thân để khắc phục tham  ưu).  Cho nên pháp của Phật,
 tu  hành  làm  chủ  sanh,  già,  bệnh,  chết  mà  đã làm  chủ  sanh, già, bệnh, chết  thì nghiệp nhân quả làm sao chi phối được, nghiệp nhân quả tuy có nhưng không chi phối được tâm người tu chứng, tức là làm chủ nhân quả, làm chủ nhân quả tức là làm chủ nghiệp, chứ không phải làm chủ cái thân nhân quả duyên hợp như ông già chồn đã nói, còn bảo không mê muội như Thiền Tông   mà   không   làm   chủ   được   các   thọ,   thì không đúng pháp Phật.
Cho nên, cuộc sống (sanh y) không còn đối với  tâm  ham muốn và  các  ác  pháp  (tham,  sân, si,  mạn,  nghi  đã   chấm  dứt),  “Tâm  như đất trời”  thì hành  giả  tu  được  như  vậy  những  oai nghi  tế  hạnh  đầy  đủ,  không  còn  vi phạm  giới luật, dù một lỗi nhỏ nhặt nào, đó là tâm giải thoát của đạo Phật. Ngược lại, Thiền Tông chỉ cần  không  mê  muội  nhân  quả,  nghĩa  là  thân tâm có bệnh tật, tai nạn, phiền não, sân hận, thương ghét v.v.. Mặc nó chẳng lo, chẳng sợ, chẳng dẹp, chẳng dứt, cứ để mặc tình, tâm luôn tự tại vô ngại, danh, lợi, dâm dục, ăn ngủ cũng mặc miễn đừng mê muội sợ hãi nó là được.
Do lý luận chẳng mê muội nhân quả như vậy, nên Thiền Tông mới có sản xuất Tế Điên Hòa  Thượng,  Phật  sống  Cựu  Kim  Sơn, Thượng
 Sĩ Tuệ Trung.  Khi đã chứng đạo thì họ “Thõng tay vào chợ”. Chẳng cần giới luật, chẳng trọng đạo  đức  và  đức  hạnh.  Do đó,  tu  sĩ  Thiền Tông và  Đại  Thừa  đã  đưa Phật  giáo  đi vào  triết  học hiện sinh, đi đến ngõ cụt của cuộc đời tu hành.
Còn các nhà học giả xưa và nay soạn và viết  kinh  sách  Đại  Thừa,  họ  chỉ  dạy  người  tu làm phước thiện “Tứ nhiếp pháp”, tạo phước báo  ở  đời,  chứ  không  dạy  như  kinh Nguyên Thủy   tu tập để làm chủ  sanh tử luân hồi. Cho nên,  y báo  và  phước  báo  của  họ  đều  gắn  liền trong  hiện  kiếp  rõ  ràng,  nhưng  về  tội  viết  sai lời Phật dạy, họ phải chịu quả báo địa ngục, tức là  họ  phải  thọ  chịu  quả  bệnh  tật  khổ  đau trên giường  bệnh  rất  khổ  sở,  thời  gian  có  thể  kéo dài đôi ba năm, bằng chứng trước mắt chúng ta đã  chứng kiến các bậc tôn túc đã  viên tịch  một cách khổ đau.
Trong  suốt  khoảng  đời  sống  của  chúng  ta đã  chứng kiến y báo và phước báo, cũng như sự đọa địa ngục của các Ngài.
Đó là công đức thiện pháp của pháp môn Đại  Thừa,  cũng  như  công  đức  thiện  pháp  của các  tôn  giáo  khác  ngăn chặn  được  ác  pháp  của một số người, nhờ đó ta mới thấy được phước hữu  lậu  của  họ,  với  những  pháp  môn  này  họ
 không thể hưởng được phước vô lậu. Duy chỉ có pháp  môn  của  Phật  giáo  Nguyên  Thủy  thì mới hưởng  được  phước  vô  lậu,  tức  là  làm  chủ  sự sống chết và cũng chính là làm chủ nhân quả của kiếp người. Đối với các pháp môn của Đại Thừa  chỉ  dạy tu  tập  chẳng  mê  muội  nhân quả, chứ không làm chủ được nhân quả.
Việc làm của các nhà học giả là để thọ hưởng phước báo tột đỉnh danh lợi của cuộc đời, chứ không phải giải thoát. Tuy rằng hưởng phước báo như vậy, nhưng đã dạy sai ý Phật, khiến cho Phật pháp suy đồi, không người tu chứng giải thoát  và  toàn bộ tu sĩ đều thiếu đức hạnh,  phạm  giới,  nên  các  Ngài  phải  chịu  quả báo về tội đọa như trong luật đã dạy. Trước khi sắp  viên tịch phải chịu luật nhân quả  hành hạ xác  thân  đau khổ  trên  giường  bệnh,  mà  chúng ta đã  chứng kiến, không có vị Hòa Thượng nào tránh  khỏi,  Tăng  cũng  như Ni càng  phước  báo lớn càng đau khổ nhiều.
Luật  nhân  quả  đã   dạy,  trong  các  pháp thiện có  các  pháp  ác, trong các  pháp  ác  có  các pháp thiện. Tại sao vậy?
Tại vì các pháp môn của kinh sách phát triển  dạy làm  thiện  mà  không  có  pháp  dạy  ly dục ly ác  pháp, nên tâm dục  của các  ngài chưa
 ly,  ác  pháp  chưa diệt,  các  Ngài  đều  phạm  giới, bẻ vụn giới, ăn ngủ phi thời, sống phóng dật, chạy  theo  sáu  trần  bên  ngoài,  nên  chấp  nhận học  hành  cấp  bằng,  chùa  to,  tháp  lớn  (giống như nhà giàu). Những phước báo mà kinh sách phát   triển   dạy  là   phước   báo  hữu   lậu,  bằng chứng cụ thể rõ ràng như: Hòa Thượng Thanh Từ, Hòa Thượng Nhất Hạnh đã đạt được những phước báo đó. Còn nói đến phước báo vô lậu thì không  thể  nghĩ    bàn,  đó  là  sự  làm  chủ  sanh, già,  bệnh,  chết  chỉ  có  kinh  Nguyên  Thủy  của Đạo  Phật  mới  có  những  pháp  hành  này  mà thôi.

XÁ LỢI
 Câu hỏi của Viên Minh
 Hỏi:  Kính thưa  Thầy,  thế  nào  là  xá  lợi
của một người tu chứng? Một vị tu chứng hoàn toàn  khi  bỏ  xác  thân có  xá  lợi  hay không?  Khi vị  đó  để  lại  xá  lợi  thì  người  giữ  xá  lợi  có  công đức hay phước báo gì?
 Đáp:  Xá  lợi  là  những  mảnh  xương  được trà tỳ (thiêu đốt) còn sót lại.
Người có tu thiền nhập được định, sau khi viên  tịch,  thân  xác  được  đem  trà  tỳ  (thiêu) những   mảnh   xương  cháy,   chảy   ra  đóng   lại thành khối nhỏ hoặc những mảnh xương cháy không  hết  còn  sót  lại.  Người  không  tu  thiền định, khi chết  đem thân  xác  thiêu  đốt,  những mảnh   xương  này   cháy   hết   không   còn   sót, nhưng cũng có người còn sót lại rất nhiều mà chẳng tu thiền định gì cả.
Người  giữ  xá  lợi  giống  như  người  giữ  mồ mả  không  có  công  đức  và  phước  báo  chi  hết. Nếu giữ xá lợi có công đức phước báo thì cần gì phải   làm   điều  thiện.   Luật   nhân  quả   không chấp  nhận  điều  này  và  như vậy  thì không  còn có công bằng, công lý.
Muốn có công đức và phước báo thì phải tu Thập Thiện, làm tất cả những điều thiện, do hành động thiện mà hưởng được phước báo và công đức, chứ không phải giữ xá lợi mà có được phước  báo.  Giữ  xá  lợi  của  người  chết,  có  nghĩa là ta biết ơn người đó cũng như thờ xá lợi vậy.
Người ta xây tháp  để  thờ  xá lợi của Phật, tức  là  để  nhớ  ơn  Phật,  đời  đời  chẳng  quên. Ngày nay chúng ta còn có pháp môn tu tập làm
 chủ  sanh,  già,  bệnh,  chết  chấm  dứt  tái  sanh luân  hồi,  ra khỏi  cuộc  đời  đầy  đau khổ,  thì ơn nghĩa đó  làm sao chúng ta quên được, nên đâu đâu cũng đều có cất chùa thờ tượng Phật. Đó là thầm tưởng nhớ công ơn của Người.

PHẬT VÀ A LA HÁN
Câu hỏi của Viên Minh
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Thầy  dạy  trên bản  thể  giải  thoát  của  một  vị  A-La-Hán  và Phật hoàn toàn đồng nhau. Cả hai đồng nhau mà  sao vị  A-La-Hán không thành Phật liền  và đến bao giờ vị đó thành Phật?
Đáp: “Phật” là một danh từ chỉ cho người tu hành đã làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt tái sanh luân hồi, gọi là “Chứng đạt chân lí’’, tâm vô lậu hoàn toàn.
“A-La-Hán” cũng là một danh từ chỉ cho người đã tu hành làm chủ sanh, già, bệnh, chết chấm dứt tái sanh luân hồi, cũng gọi là  “Chứng đạt chân lí”, tâm cũng vô lậu hoàn toàn.
 Nếu  chúng  ta  gọi  Phật  là  A-La-Hán  có đúng không?
Đúng,  vì  tâm  vô  lậu  và  làm  chủ  sanh  tử luân  hồi  giống  nhau,  nhưng  Đức  Phật  cũng  tự xưng mình  là A-La-Hán.
Nếu  chúng  ta  gọi  A-La-Hán  là  Phật  có đúng không?
Đúng, vì A-La-Hán tu hành giải thoát như Phật, cũng tâm vô lậu, cũng làm chủ sanh tử luân hồi như nhau.
Hai người giải thoát giống nhau, làm chủ giống  nhau, người  thì gọi  là  “Phật”,  người  thì gọi là “A-La-Hán”, đó là thâm ý độc ác của các nhà hệ phái phát triển, quyết tâm dìm các bậc tu  hành chơn chánh của đạo  Phật, xuống hàng chót “Tiểu Thừa”, thiền của bậc A-La-Hán tu hành, thì gọi là “Thiền Phàm Phu”, còn thiền của  Bồ  tát  tu  thì gọi  là  “Đại  Thừa  Thiền, Phật  Thiền,  Như Lai  Thiền”.   Chỉ  được  có danh từ  rất  vĩ  đại  còn tu  tập  thì rơi  vào  tưởng định, một loại bệnh thiền định.
Mưu  đồ  nham  hiểm  của  ngoại  đạo,  đưa giáo pháp của mình vào đạo Phật và tìm mọi cách tiêu diệt giáo pháp của đạo Phật để thành lập   một   Phật   giáo   mới   “Đại   Thừa   Phật
 Giáo”. Ý đồ rất rõ ràng qua kinh sách phát triển, Bồ Tát Giới và nhất là bốn bộ kinh A Hàm. Một bộ kinh mà các Tổ biên soạn để làm bước chuyển tiếp bằng những bài kinh móc nối chuyển  qua giáo  pháp  phát  triển  một  cách  có hệ thống, khiến cho hàng tín đồ Phật giáo không cách nào tìm ra sự gian dối và thâm ý ác độc của các giáo sĩ Bà La Môn.
Đọc bốn bộ kinh A Hàm và năm bộ kinh Nguyên Thủy, so sánh lại  ta thấy có  nhiều  bài kinh mà  các  Tổ  bịa  đặt  thêm  để  chuyển  tiếp qua giáo  pháp  phát  triển  một  cách  rõ  ràng  và cụ thể, nếu có dịp thuận tiện Thầy sẽ kê ra những  bài  kinh đó  để  cho tất  cả  tín đồ  Phật giáo hiểu rõ thâm ý độc ác của họ hơn.
Hiện  giờ,  mọi  người  tu  theo  đạo  Phật  mà lại tu tập theo giáo pháp của  ngoại đạo (Bà La Môn) thì thật là đau lòng, mọi người bị gạt mà không   biết,   tu   hành   chẳng   đi   đến   đâu   mà không  hay, chỉ  có  ba hoa tranh luận  hơn  thua cao thấp  bằng  ba tấc  lưỡi,  thiền  miệng,  thiền ngôn ngữ.
Các  Bà  La  Môn  giết  đạo  Phật  mà  không cần gươm đao, chỉ bằng những danh từ cay độc, hiểm   ác   sâu   sắc   “Đại   Thừa,   Tối   Thượng Thừa,  Phật  Thừa  của  giáo  pháp  Bà  La

Môn còn Phật Giáo chánh gốc thì gọi là Tiểu Thừa”,  những danh từ đó cũng đủ đã giết chết  đạo  Phật.  Thật  sự  là  vậy,  đạo  Phật  đã chết từ lâu.
Hiện  giờ  tu  sĩ  Phật  giáo  đều  chịu  ảnh hưởng rất sâu về giáo lý Bà La Môn Đại Thừa, Tối Thượng Thừa. Kinh sách của họ viết ra đều lý luận theo kiểu Đại Thừa và Tối Thượng Thừa thuộc kinh sách Vệ Đà. Còn Phật Giáo Nguyên Thủy  thì họ  đã  bỏ  quên  mất,  mặc  dù  có  nhiều thầy Tỳ kheo đi học đại học Phật Giáo Nguyên Thủy ở Ấn Độ về, nhưng lối lý luận của họ đều chịu ảnh hưởng sâu sắc giáo pháp của Bà La Môn.
Tại sao vậy?
Tại  vì  giáo  pháp  Nguyên  Thủy  của  đức Phật giới luật và đạo đức rất nghiêm chỉnh, đời sống phạm hạnh không thể tu sĩ thời nay sống nổi, chỉ vì tâm tham đắm vật chất danh lợi thế gian nên quý thầy dù học kinh sách Nguyên Thủy, nhưng vẫn thích sống đời sống Đại Thừa.
Bởi vậy, Phật là A-La-Hán, A-La-Hán là Phật. “Phật là chúng sanh đã thành và chúng sanh là Phật sẽ thành”, câu nói này giữa  chúng  sanh  và  Phật  còn  không  khác,  chỉ
 khác nhau chỗ thời gian mà thôi, còn bậc A-La- Hán là người tu đã giải thoát hoàn toàn mà gọi là Tiểu Thừa, như vậy quý vị có thấu hiểu lòng dạ của các nhà Đại Thừa như thế nào không?
Hai  người  tu  hành  đều  chứng  như  nhau, làm  chủ  sự  sống  chết  như  nhau, có  khác  nhau là  chỗ  Phật  là  Đấng  Giáo  Chủ,  người  sáng  lập ra tôn giáo Phật giáo (Đạo Phật).
Tuy biết rằng giáo pháp của đạo Phật tu hành  không  phải  khó,  nhưng  khó  với  thời  đại vật  chất hiện nay, vì quá tiện nghi và  quá  đầy đủ, khiến người ta không bỏ được lòng tham muốn, giáo pháp của Phật rất rõ ràng và cụ thể tu hành đến đâu có giải thoát đến đó, không có mơ hồ trừu tượng. Vậy mà đã  bị dìm mất hằng bao thế kỷ nay, khiến cho tín đồ Phật giáo không còn biết đường tu hành. Chúng tôi hiện giờ khai hoang lại con đường này, mong sao những  thế  hệ  sau này  có  lộ  trình tốt  đẹp  hơn để  có  pháp  môn  tu  tập,  đi  đến  nơi  đến  chốn giải thoát hoàn toàn. Và những ước nguyện của chúng tôi được thấy con người trên hành tinh này,  sống  đối  xử  với  nhau  bằng  đạo  đức  nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình,  khổ người. Nếu được vậy thì đó là đạo Phật đã sống lại với con người và sống mãi mãi.
 BÂN THỂ TUYỆT ĐỐI
Câu hỏi của Viên Minh
Hỏi: Kính thưa  Thầy! Bản thể tuyệt đối là gì? Người xả tâm sạch, có phải đạt được bản thể  tuyệt  đối  hay không?  Thỉnh  Thầy  chỉ  dạy cho con được rõ.
Đáp:  Với  trí hữu  hạn  của  con người,  mà đòi  hiểu  bản  thể  tuyệt  đối  của  vạn  hữu,  cũng như  dùng  mắt  thường  mà  muốn  tìm thấy  vi trùng  trong  ly nước.  Do  đó,  cả  thế  gian  hiện giờ, người ta xây dựng bản thể tuyệt đối bằng “tưởng tri”.
Bởi  vậy,  con người  với  trí hữu  hạn  không hiểu, lại không chịu không hiểu, rồi dùng tưởng tri để hiểu, nên hiểu sai tất cả, mà cứ ngỡ rằng mình   là  hiểu  đúng,  rồi  đem  truyền  dạy  cho người khác cũng hiểu như vậy. Từ đó thế giới tưởng thành hình,  mọi người ai cũng tôn thờ và cung kính,  xem như một thế giới vĩnh hằng bất biến của loài người.
Người xả tâm sạch, không phải đạt được bản  thể  tuyệt  đối,  mà  chỉ  mới  làm  chủ  tâm mình  (ly dục ly ác pháp). Đối với đời sống hằng
 ngày,  không  còn  phiền  não  đau  khổ,  thương, ghét, giận hờn, hận thù, v.v..
Trong  bốn cái  khổ của kiếp  người, họ  mới làm chủ được một cái, trên đường đi đến cứu cánh giải thoát, họ còn phải tu tập nhiều nữa.
Bản thể tuyệt đối, do các tôn giáo khác tưởng   ra  như:   Đại   Thừa,   Thiền   Tông,   Mật Tông, Bà La Môn, v.v.. Riêng đạo Phật biết đó là  tưởng  tri của  loài  người  và  của  các  tôn  giáo khác,  nên  Ngài  nhắm  vào  mục  đích  khác,  để giải  quyết  bốn  nỗi  khổ  của  kiếp  người  “sanh, già, bệnh, chết”.
Sau khi giải quyết bốn cái khổ của kiếp người  xong  thì đức  Phật  xác  định:  “sanh  đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc làm đã  làm  xong, không còn  trở lui trạng  thái này nữa”. Đến đây nếu ai có hỏi: Còn có cái gì không? Nếu nói còn, tức là chấp thường, chấp ngã, nếu nói không thì chấp đoạn.
Bởi  vì,  trí hữu  hạn  của  con người,  đừng nên  hiểu  xa hơn,  mà  chỉ  biết  tu  tập  như  thế nào  để  thoát  khổ  của  đời  người  là  hạnh  phúc lắm  rồi.  Theo  mục  đích  của  đạo  Phật  là  như vậy, còn tìm hiểu thêm thì hiểu sai và hiểu sai thì lại  sanh  ra chấp  đắm,  tạo  nhiều  điều  đau
 khổ  và  còn  đau khổ  nhiều  hơn.  Vì  chính  hiểu sai  (vô  minh)  sự  vật, nên đã lầm chấp  thế  giới hữu  hình  và thế  giới  vô  hình  là  thật  có, vì thế mới tạo ra muôn vàn đau khổ cho nhau.
Bây  giờ  đã  thoát  khổ  mà  lại  hỏi,  còn  có hay không thì thật là điên đảo. Không còn  chỗ nói được, đã giải thoát hết kiếp khổ của đời người  mà  hỏi  có  còn  gì  không.  Chỗ  này  trí phàm phu, ai hiểu sao cứ hiểu, còn người tu đến đó, có trí vô hạn thì hiểu rõ ràng, kẻ không tu mà  muốn biết, cố  tìm hiểu cũng chỉ  tưởng hiểu mà  thôi (hiểu  sai  bét), và sự  hiểu  sai  đó tạo ra sự mê tín, lạc hậu của những con người cổ xưa, mà  bây  giờ  chúng  ta  còn  giữ  mãi,  không  dám bỏ những cái sai đó, thật là ngu si điên đảo.
Trong thời đại văn minh khoa học như thế này,  mà  con người  còn  tin bản  thể  tuyệt  đối. Cách đây 2548 năm Đức Phật đã  xác định, qua bài kinh “Pháp Môn Căn Bản”. Lúc bây giờ con người  còn  lạc  hậu,  dân  trí còn  thấp  kém,  sự hiểu  biết  chưa có  khoa học  chứng minh cụ thể, nên  dùng  tưởng  tri quá  nhiều,  biến  thành  một thế  giới  siêu  hình  vĩ  đại,  điều  khiển  thế  giới hữu  hình,  từ  đó  con người  đã  lạc  vào  thế  giới mê  tín, trừu  tượng.  Còn  bây  giờ  chúng  ta  như thế  nào?  Cũng  sống  trong  tưởng  tri nữa  sao?
 Cũng  lạc  hậu  như  những  người  xưa nữa  sao? Trong  khi khoa học tiến triển hiện đại hóa đời sống con người mà còn dại khờ, ngu ngốc để kẻ khác lừa đảo, lường gạt lặp lại những bài vở lỗi
thời.
Đời sống con người đầy đủ vật chất tiện nghi,  bệnh  đau có  bệnh  viện,  có  bác  sĩ  chăm sóc,  có  thuốc  thang  đầy  đủ,  cớ  sao lại  còn  lạc hậu mê tín, tin vào cái thế giới siêu hình  ấy, để tự  làm  khổ  mình  và  người  khác,  phỏng  có  ích lợi gì. Thật là ngu si vô minh không chỗ nói.
Chân lí của đạo Phật là gì? Là tâm không còn tham, sân, si. Tâm không còn tham, sân, si là tâm không còn dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu,  tức  là  tâm  bất  động  trước  các  ác  pháp  và các  cảm  thọ.  Đó  là  tâm  thanh  thản,  an lạc  và vô sự, là chân lí thứ ba của Phật giáo. Cho nên, Phật  và  A La Hán  đều  chứng  đạt  chân  lí này, chứ không phải bản thể tuyệt đối mơ hồ của ngoại đạo.

 CHÁNH PHÁP, TÀ PHÁP
Câu hỏi của Liễu Hương
Hỏi: Kính thưa  Thầy! Con có người bạn đồng tu, luôn nhắc  nhở  con, tất cả  mọi  giáo  lý của Thầy không được đưa ai xem.
Thưa  Thầy!  Các  bạn  của  con,  tuy  chưa được  quy y làm  đệ tử  của Thầy, nhưng  tâm  trí thường  xuyên  hướng  theo pháp  môn  của  Thầy, thì con đưa những bài vấn đạo và giáo lý của Thầy có được không thưa Thầy?
Đáp: Được, giáo lý và đường lối tu tập của đạo Phật đã bị ngoại đạo dìm gần như mất gốc. Hôm  nay  được  Thầy  tu  tập,  thấy  có  kết  quả thật sự, giải thoát được tâm hồn của mình,  nên triển khai lại những lời Phật dạy chính gốc Nguyên Thủy, để giúp cho người đời sau không còn tu hành lầm lạc.
Hiện giờ người ta chỉ biết qua Phật giáo hữu  ngã  (Phật  tánh),  siêu  hình  (thế  giới  Cực Lạc,   Niết   Bàn),   thần  quyền  (bùa  chú),  v.v.. mang đầy tính chất mê tín, mơ hồ, trừu  tượng, dị đoan, lạc hậu, v.v..
 Kinh sách  phát  triển  do các  nhà  học  giả xưa và nay biên soạn theo tưởng giải của mình, đã  biến giáo lý của đạo Phật thành một giáo lý hỗn tạp đủ mọi loại pháp môn (84 ngàn pháp môn). Nhìn  đống kinh sách quá vĩ đại, kẻ tu pháp này, người tu pháp khác, nhưng nhìn lại cuối cùng, chẳng ai tu đến đâu cả, càng ngày càng  thấy  tu  sĩ  sống  bừa  bãi,  phi  Phạm  hạnh và  phạm  giới  luật  nhiều  hơn,  do đó  sanh  ra nhiều tệ hại trong Phật giáo, người tu sĩ không còn  có  đạo  đức,  thiếu  Phạm  hạnh,  xem thường tín đồ  chẳng  hiểu  gì về  giáo  lý  của  đạo  Phật, nên  muốn  giảng  nói  như  thế  nào  tự  do nói, nghĩa là xem tín đồ ngu dốt, ông thầy thuyết giảng gì cũng chẳng biết, bảo đúng cũng làm, bảo sai cũng làm, nói sao nghe vậy, chẳng dám cãi,  chẳng  dám  sửa,  chẳng  dám  nói.  Đó  là  tín đồ Phật giáo hiện giờ.
Sau mười năm mài miệt tu tập trong thất, gần chín năm trời tu Thiền Đông Độ, nhưng không kết quả, đành trở về pháp môn Tiểu Thừa, tu tập “Giới, Định, Tuệ”, Tam Vô Lậu Học mà kinh sách phát triển Đại Thừa xem nó như   là   một   pháp   môn   của   ngoại   đạo,   cấm không  cho tu  sĩ  (Tỳ  kheo  Tăng  và  Ni)  tu  học theo nó.
 Nhưng  bắt  đầu nghiên cứu và  tu  tập  pháp môn  này,  Thầy  đã  thấy  có  kết  quả  ngay liền. Một sự giải thoát thật sự của kiếp sống con người, bằng cách sống đúng giới luật và hằng ngày tu tập “Tứ Chánh Cần”, ngăn ác diệt ác, lìa xa lòng ham muốn vật chất thế gian. Từ đó nhận  xét  rõ,  tâm  hồn  sống  thanh  thản  và  an lạc,  tâm  gần  như  cục  đất,  chẳng  biết  thương ghét giận hờn ai hết. Tâm thường quay vô ít phóng  dật,  thân  tâm  ít muốn,  biết  đủ,  luôn sống  trầm  lặng,  thích  thú  độc  cư,  sống  một mình  mà an vui cả trời.
Sau  khi  ra  thất,   Thầy   triển   khai   giáo pháp  Nguyên  Thủy,  nhưng  sợ  đụng  chạm  các hệ  phái  khác,  lúc  đầu  tùy  thuận  với  họ,  nên Thầy cấm  không cho lưu  hành rộng rãi, vì thế bạn  đồng  tu  của  con, nhắc  nhở  không  cho ai xem là vậy.
Giai  đoạn  này  thì khác,  cần  phải  vạch  rõ và  làm  sáng  tỏ  lại  Phật  giáo,  con  nên  đưa những bài vấn đạo và giáo lý Nguyên Thủy mà Thầy  đã   triển  khai,  để  mọi  người  hiểu  rõ  về Phật giáo hơn.

 SINH HỘT PHẬT GIÁO
Câu hỏi của Liễu Hương
Hỏi: Kính thưa  Thầy! Chúng con nhóm  họp  lại,  đề  ra một  bản  nội  quy và  phân nhóm, thì người bạn đồng tu của con sợ Thầy không  đồng  ý   và   chánh   quyền   địa   phương theo dõi làm khó dễ.
Thưa Thầy, trước kia chúng con cũng thường  xuyên  sinh  hoạt  ở  khu  ấy,  nhưng  cũng chưa hề thấy ai nhắc nhở gì cả, trong những sự sinh hoạt của chúng con chưa hề mâu thuẫn và thắc mắc với nhau những điều gì.
Đáp:   Con  đường  tu   theo   đạo   Phật   rất khó, nhất là khó về cách sống (sống đạo). Đời sống phải đúng cách đạo hạnh, ăn, ngủ không được  phi  thời,  thiểu  dục  tri túc,  ít nói,  sống trầm lặng độc cư, lúc nào cũng phòng hộ sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân và ý.
Cho nên  khi có  tổ  chức,  thành  tổ  tu  tập, thì phải  khéo  léo,  linh động,  chia  ra  nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm độ bốn năm người, nhóm nào sinh hoạt theo nhóm nấy, chứ không được tập  trung  làm  ồn  náo,  mỗi  nhóm  phải  giữ  gìn



độc  cư trầm  lặng,  ít nói  trong  suốt  thời  gian sinh hoạt tu tập.
Xưa đức  Phật  đuổi  năm  trăm  vị  Tỳ  kheo, đệ  tử  của  ông  Xá  Lợi  Phất  và  ông  Mục  Kiền Liên làm ồn náo ra khỏi khu rừng mà đức Phật đang ở. Xem thế, mới biết kỷ luật của Phật rất nghiêm chỉnh, không tư vị một ai, mặc dù là đệ tử  của ông Xá  Lợi  Phất  và  ông Mục  Kiền Liên là hai vị đại đệ tử của Phật nhờ cậy nhất, điều khiển và hướng dẫn 1250 vị Tỳ kheo. Đức Phật nghiêm  chỉnh  trong  giáo  pháp  và  giới  luật,  đó là  vì vấn  đề  lợi  ích chung cho toàn  thể  tu  sĩ  ở đó.  Ta  hãy  lấy  gương sinh  hoạt  của  thời  đức Phật mà sinh hoạt tổ nhóm cho đúng cách.
Sau khi soạn thảo nội quy được gửi về Thầy, Thầy sẽ góp thêm ý kiến để bản nội quy được hoàn chỉnh.
Nếu  chánh  quyền  địa  phương  có  theo  dõi thì nên  nói  thật  với  họ,  chúng  tôi  tu  tập  theo Phật  giáo,  pháp  môn  tu  tập  đã  được  nhà  nước cho  phép  rõ  ràng  (tự  do tín ngưỡng),  đưa bộ sách Văn Hóa Phật Giáo Đường Về Xứ Phật đã được  Nhà  Nước  cho phép  để  họ  xem và nghiên cứu  biết  rõ  đường  lối  tu  tập  của  Phật  giáo  cụ thể  và  thực  tế  đầy đủ  đạo đức sống không làm khổ mình,  khổ người.
 THA THỨ
 Câu hỏi của Liễu Hương
 Hỏi: Kính thưa  Thầy! Bạn đồng tu của
con đến  dự,  thấy  chị  em chúng  con vui  vẻ,  thì lại có ý không vui. Vậy, xin Thầy chỉ dạy cho chúng  con  sống  tùy  thuận  như   thế  nào,  để không làm khổ mình,  khổ người?
Đáp:  Phàm  con người  còn  là  chúng  sanh thì phải còn phạm vào những lỗi lầm, nhưng những lỗi lầm đó  để chúng ta rút ra những bài học,  tu  tập  đức  nhẫn  nhục,  tùy  thuận,  bằng lòng và tha thứ, để mình  không còn lầm lỗi và được an vui, giải thoát cho mình  cho người.
Các  con có  đoàn  kết,  có  thương  yêu  nhau, có  khích  lệ  sách  tấn  nhau  trên  đường  tu  tập, thì đó là các con đã thắp sáng lại ngọn đèn chánh pháp của Phật, còn nếu các con chia rẽ xấu  bụng  với  nhau, đó  là  các  con đã  diệt  Phật giáo, dù các con có ngồi thiền nhập định năm bảy  ngày,  nhưng  cách  sống  không  đoàn  kết, chia rẽ nhau, thì Phật giáo sẽ mất và mất mãi trên thế gian này, dù có hằng vạn Tỳ kheo tu hành  nhưng  đó  là  hình   thức  Phật  giáo,  chứ thật ra Phật giáo đã mất từ lâu.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!