Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 6 -1


BẬC THÁNH A LA HÁN
“Nếu không có   đạo đức, con  người chỉ là một con  thú vật thông minh,  hung  ác, gian xảo, lừa đảo nhất trong các loài động vật”.
(Lời của Tu viện Chơn Như)
 Lời nói đầu
Từ ngày   có chương trình  vấn đạo đến nay, những người có  đủ  duyên được  đọc sách Đường Về Xứ Phật, lần lượt họ đều hiểu thông  đường  lối tu hành của đạo  Phật, và cũng  bắt  đầu  thấy được  những  điều sai trái trong  Phật giáo rất  nhiều  hiện nay, nguyên do là những ảnh hưởng tập quán dân gian  và  các   pháp  môn   của  ngoại  đạo   trà trộn  làm  cho   chánh  pháp  của Phật    biến
 dạng, mang  đầy tính chất mê tín,   dị đoan,
lạc hậu v.v..

Phần đông số tín đồ Phật giáo đang lầm lạc quay  cuồng trong các pháp môn của kinh sách phát triển và Thiền Tông Trung Hoa, cho đó là  pháp môn của Phật giáo, nhưng  nào ngờ chương  trình vấn đạo đã và sẽ lần lượt làm sáng tỏ, pháp nào của Phật là  của Phật, pháp nào của ngoại đạo là của  ngoại  đạo  (Bà  La Môn).  Tà  đạo không thể ẩn núp trong Phật giáo, chuyên làm việc lừa đảo và lường gạt tín đồ Phật giáo như vậy được. Đường Về Xứ Phật sẽ chỉ thẳng và vạch rõ giúp các bạn không còn hiểu lệch lạc và sai lầm nữa.
Đã gần hai mươi lăm  thế kỷ nay  con người đã bị giáo pháp này lừa gạt quá nhiều, đến  giờ này mà mọi người còn đang
 sống trong giấc mơ của “Đại Thừa và Tối
Thượng Thừa” là của Phật giáo ư!
Một giấc mơ tuyệt vời, đưa  con người vào cõi mộng của thế giới siêu hình, “thường hằng, thường biết, thường nghe, thường thấy, bất biến, hạnh phúc, an lạc (thường, lạc, ngã, tịnh)”.
Đại Thừa đã xây dựng  một cõi “Cực Lạc Tây Phương” để thỏa mãn mọi nhu cầu dục vọng của con người thế gian, muốn chi được nấy, do   sự  diễn tả  cảnh giới Tây Phương Cực Lạc   quá đẹp  đẽ như trong kinh Di Đà. Một  cảnh giới lý   tưởng, mà ai nghe đến cũng đều phải ham mê thích thú.
Vì thế, nên hiện giờ có nhiều người do tâm tham   đắm cảnh giới Cực Lạc,   sống đầy đủ và sung sướng muốn chi có nấy, nên xúm
 nhau  niệm  Phật  Di Đà  cầu  vãng  sanh Tây Phương.
Vả lại,  các Tổ thường ca  ngợi pháp môn Tịnh Độ rất dễ  tu, phù hợp với căn cơ con  người thời đại hiện nay, nghe  những lời đường mật cám dỗ này ai mà không ham thích. Phải không các bạn?
Vấn đạo sẽ lần  lượt  vạch mặt,  vạch tên từng pháp môn của ngoại đạo, để  cho tín đồ Phật giáo, thấy được bộ mặt thật thâm độc của họ đã và đang cố tình dìm và giết Phật giáo, nhất là  đạo đức  của đạo Phật. Hiện giờ người ta chẳng biết  đạo đức  của Phật giáo cụ thể như thế nào? Hỏi đến  ai cũng chung  chung  chẳng  rõ, dù bậc đó là những bậc Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức v.v..



Kinh sách phát triển đã biến  đạo đức
của Phật giáo thành một thứ  đạo đức  “mê tín”, một thứ đạo đức  thụ động, phi đạo đức, khiến cho Phật giáo không có đạo đức làm người, chỉ biết tu  hành theo  đạo Phật  là làm  việc từ thiện,  cúng bái, cầu khẩn, van xin, ngồi thiền, nhập định, niệm Phật, niệm chú, bắt ấn, tụng  kinh, tụng  kệ, sám hối, v.v.. Với việc làm này, mục đích sẽ được giải thoát và cuối cùng thành Phật và ít nhất cũng được dự vào hàng Thánh nhân.
Hành động từ thiện của giáo phái phát triển là  Tứ Nhiếp Pháp, dùng để  khuyến dụ người theo đạo mình, hơn   là làm việc từ thiện.  Với những lời  lừa đảo “Bố thí, cúng dường sẽ được phước báo vô lượng” như: cúng dường xây cất chùa, tháp, đúc chuông,
đúc tượng và cúng dường trai tăng tứ sự v.v..
sẽ được phước báo vô lượng vô biên.

Trong khi đạo Phật ra đời nhằm đem lại  cho loài người một đạo đức  giải thoát, mang  lại  cho cá nhân mỗi người được hạnh phúc, an vui,  thanh thản, bình  đẳng, sống hoà hợp,  biết tha   thứ và thương  yêu nhau, biết  nhẫn nhục, tùy  thuận, và đùm bọc lẫn nhau, chứ đâu có lường gạt người như thế.
Vấn đạo sẽ làm  sáng tỏ lại   pháp môn của đạo Phật và dựng lại nền đạo đức không làm  khổ mình, khổ người, mà từ hai mươi lăm  thế kỷ nay không còn ai nhắc nhở và biết đến.
Vấn đạo sẽ giúp cho quý vị giữ gìn  giới luật nghiêm túc,  bằng cách hướng dẫn các pháp tu tập cụ thể, thiết   thực   để quý vị thực
 hành sống một đời sống đạo đức, đạo hạnh,
có một cuộc sống không làm  khổ mình, khổ người, an vui, thanh thản và vô sự.
Vấn đạo giúp cho  quý vị suy  nghĩ, lời nói và hành động luôn luôn buông xả, cởi mở, ôn tồn, nhã nhặn, từ tốn, êm  dịu  để mang  lại  cho  mình  một  tâm   hồn  an  vui, thanh thản, và mang lại cho người một tâm hồn khoan dung, thương yêu và đầy lòng tha thứ.
Vấn đạo giúp cho các bạn biết  rõ cách thức ngăn ác pháp và diệt ác pháp, luôn sống trong  thiện  pháp,  an  trú thiện pháp, thường sống tu tập “Tứ Chánh Cần”.
Vấn đạo còn giúp ta biết cách tu  tập
“Tứ  Niệm  Xứ”  rất  cụ  thể,  rõ  ràng,  để
 khắc  phục  tâm tham   ưu  ở  đời  bằng  pháp
“hướng tâm như lý tác  ý”.
Vấn đạo giúp ta rõ thấu cách thức  tu tập  rèn luyện đạo lực, để   điều khiển nhập bốn định (Tứ Thánh Định), làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.
Vấn đạo còn giúp chúng ta biết rõ cách thức  tập  luyện pháp hướng tâm  để biết  cách thành tựu “Tứ Như Ý  Túc và Tam Minh”.
Vì vấn đạo có lợi ích như vậy, chúng ta hãy đọc và nghiên cứu, cẩn thận, kỹ lưỡng từng danh từ, ngôn ngữ, để  chúng ta hiểu rất rõ và nắm vững cách thức tu tập, không còn bị  ai lừa đảo được, do đó tu hành mới đạt được như sở nguyện.
 Giáo lý  đạo Phật khó, chỉ vì ta chưa
thấu triệt và từ lâu  đời (1242 năm) đã bị giáo lý  ngoại đạo che khuất, bằng cách mạo danh là Phật thuyết.
Đạo Phật khó, chỉ vì ta chưa có nhiệt tâm, thiếu  lòng tin tưởng nơi Phật, Pháp, Tăng, vì thời nay Phật, Pháp, Tăng đều giả hiệu, khiến Thầy Tổ chúng ta tu mãi mà chẳng ra gì, đến  khi chết phải chịu quá nhiều bệnh tật nghiệt ngã, khổ đau.
Đạo Phật khó, chỉ vì  ta  chưa  biết đời sống con  người khổ, khổ như  thật, nên còn đắm mê những vật  chất  dục  lạc  thế gian, chưa  chịu buông xả và dứt bỏ.
Đạo Phật sống khó, chỉ vì  tâm chúng ta chưa nhàm chán các pháp dục lạc thế gian, mãi còn chìm đắm trong đó.
 Đạo Phật khó, chỉ vì chúng ta  bị lừa
đảo bằng các pháp môn của Bà La Môn giả hiệu pháp môn của Phật, nên chúng ta tu sai pháp, lạc pháp, không có kết quả cụ thể, phần nhiều là lý thuyết suông.
Đạo Phật khó, chỉ vì chúng ta thiếu một  thiện   hữu  tri thức   có  kinh  nghiệm  tu hành theo chánh pháp của Phật, biết rõ đường đi nước bước chơn thật, không còn sợ bị lầm đường, lạc lối.
Đạo Phật khó, chỉ vì từ lâu  chúng ta hiểu qua  giáo lý  của đạo Phật, bằng kiến giải của các nhà học giả. Do đó, vấn đạo sẽ phơi bày các pháp hành cụ thể, thực tế để mọi người biết rõ, dứt bỏ những điều sai quấy bất thiện,  biết xa lìa những sự  cám dỗ vật
chất thế gian, biết ngăn chặn những pháp ác trong tâm, biết thương   yêu đùm bọc
 lẫn nhau  đúng cách, biết  tùy thuận, tha  thứ
những lỗi lầm  của  những người  khác,  biết nhẫn nhục đoàn kết và xả bỏ lòng hận thù riêng tư, biết  làm  vui lòng mình, vui lòng người.
Vì thế, đọc vấn đạo quý vị đừng vội tin mà hãy suy ngẫm, càng suy ngẫm thì quý vị mới càng thấm thía, có thấm thía quý vị mới tin sâu Phật pháp, có thấm thía quý vị mới thấy đạo Phật ra đời là vì loài người, vì sự khổ đau của con  người, vì sự  lầm  chấp thế giới hữu hình và thế giới siêu hình là có thật.
Lần lượt những tập “Đường Về Xứ Phật” sẽ đến  với quý vị, tâm tình  chia  sẻ những nỗi u hoài, khắc khoải trên bước đường tu  tập thiền định  của đạo Phật với quý vị.
 Và  những  tủi  nhục,  xấu  hổ  khi  thấy
những vị Tỳ Kheo  (tu sĩ  Phật giáo) ngang nhiên phạm   giới luật, xem thường giới  luật, và bẻ vụn giới luật trước mặt  tín đồ  mà chẳng hề có  chút   lòng hối hận, ăn năn. Những người không  tôn giáo  và những tín đồ  các  tôn giáo khác sẽ phê  bình   cười chê ra mặt, họ dùng những  lời châm biếm,  chế  giễu của  những người bình  dân: “Thầy    chùa  ăn vụng  cá  kho, bà  vãi bắt được  đánh  mo  lên đầu”  hay  “Xoài cà  lăm nhỏ trái mà chua, thầy tu mê gái bỏ chùa  không  ai  coi”. Còn rất  nhiều  câu ca dao,  tục ngữ  dân  gian và các  thơ văn của  các thi sĩ  nổi tiếng nói về tu sĩ đạo Phật  một cách châm biếm rất  là đau lòng xót dạ  mà chúng tôi không thể nêu  ra đây hết được.
 Không           biết     các      bậc     tôn      túc      Hòa
Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng và Ni trong cả nước khi phạm  giới luật của Phật, quý vị có buồn lòng tự xấu hổ với những việc làm của mình hay không?
Vừa rồi, chúng tôi có đọc một tờ  báo ở Hà Nội nói về vụ ăn cướp xe gắn máy là một tu sĩ Phật giáo. Nếu chúng ta không đọc báo chí thì thôi mà theo dõi báo chí thì thỉnh  thoảng chúng ta đọc những tin tức về giới tu sĩ Phật giáo phạm pháp luật nhà nước, thật là đau   lòng.  Đến đây xin  tạm dừng hẹn lại  quý vị ở tập sau.
Kính ghi
Trưởng Lão Thích Thông Lạc Tu Viện Chơn Như Ngày 18-12-1998.
THƯ GỬI QUÝ BẠN
--o0o--
Kính gửi: Quý bạn Tăng, Ni và nam nữ cư sĩ thân mến!
Kính thưa các bạn! Sau khi nhuận lại bộ sách Đường Về Xứ Phật tập 6 chúng tôi có bổ sung thêm câu hỏi của những tu sĩ và cư sĩ. Vì những  câu  hỏi  này  có  một  giá  trị  lợi  ích thiết thực  cho sự  tu  tập  của  các  bạn.  Chúng  tôi  sẵn sàng  trả  lời  những  câu  hỏi  của  những  ai  có quyết tâm tìm đường thoát khổ của kiếp làm người theo đúng lộ trình của Phật giáo Nguyên Thuỷ.
Chúng  tôi  cũng  sẵn  sàng  trả  lời  những câu hỏi của những ai có tâm huyết muốn xây dựng lại và làm sáng tỏ thêm nền giáo pháp chân chánh của Phật giáo Nguyên Thủy.
Chúng  tôi  cũng  sẵn  sàng  trả  lời  những câu  hỏi  của  những  ai  muốn  học  hỏi  đạo  đức làm người của đạo Phật, mà từ khi đức Phật nhập  diệt đến nay nó  đã  bị  chôn vùi  trong lớp giáo pháp mê tín, trừu tượng, ảo giác tưởng giải của các nhà học giả kinh  sách phát triển.
 Chúng  tôi  cũng  sẵn  sàng  trả  lời  những câu hỏi cho những ai đang thắc mắc về giáo lý Phật giáo dẫy đầy mâu thuẫn,  dẫy đầy mê tín, dị đoan v.v..
Sau cùng chúng tôi gửi lời thân mến nhất thăm  và  chúc  quý  bạn  mạnh  khoẻ,  an  vui  để tìm  ra một lối đi chân chánh của Phật giáo, để thực hiện hoài bão ra khỏi sanh tử luân hồi của mình.
Kính  ghi
Tu Viện Chơn Như.
 TU TẬP ĐỊNH VƠ LẬU
CÓ BA VIỆC  CẦN PHÂI LƯU Ý
LỜ I PHẬT DẠY
“1- Phòng hộ sáu căn
2- Sanh  y là căn bản của đau khổ

3- Giải thoát nhờ đoạn dứt sanh y”.


CHÚ GIẢ I:

1-   Phòng  hộ  sáu  căn:  Tức  là  giữ  gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý không cho dính mắc  sáu  trần  là:  sắc,  thinh,  hương,  vị,  xúc, pháp.
Phòng hộ sáu căn có nghĩa là giữ gìn tâm không phóng dật, giữ gìn tâm không phóng dật là  một việc làm thiện xảo và  rất  khéo léo, nếu không thiện xảo và  khéo léo  thì tâm dễ  phóng
dật.

Phòng hộ sáu căn còn có nghĩa là sống độc cư mà  đức  Phật  đã  thường  nhắc  đi  nhắc  lại



nhiều lần và nhất là Ngài nhắc chúng ta phải sống độc cư như con tê ngưu một sừng.
Đúng vậy chỉ sống như con tê ngưu một sừng thì tâm mới không phóng dật. Tâm không phóng  dật,  tức  là  tâm  bất  động  trước  ác  pháp và  các  cảm  thọ,  như  vậy  chúng  ta  đã   đi  nốt quãng đường của đạo Phật.

2- Sanh  y là  căn  bản  của  sự  đau  khổ:  Có nghĩa là những pháp chung quanh ta tạo thành một đời sống, chính vì đời sống chung đụng với mọi  người, mọi  vật  và mọi loài chúng sanh mà chúng  ta  phải  chịu  nhiều  khổ  đau, phiền  toái, v.v..  khi mà  chúng  ta  không  biết  sử  dụng  trí tuệ nhân bản - nhân quả, cũng như không hiểu biết sống đạo đức làm người.
Sanh y là  căn bản của sự  đau khổ, đây là lời cảnh giác khuyên nhắc của đức Phật, chúng ta  hãy  đề  cao cảnh  tỉnh  mọi  sanh  y  đối  với người  cư sĩ,  còn  với  một  vị  Tỳ  Kheo  thì sao? Xin  các  bạn  vui  lòng  đọc  tiếp  thì sẽ  rõ,  có  câu trả lời cho các bạn.
3-  Giải  thoát  là  nhờ  đoạn  dứt  sanh: Đây  là  lời  khuyên  bảo  chí  tình của  đức  Phật, nếu  muốn  tìm tu  sự  giải  thoát  mà  không đoạn dứt sanh y thì không bao giờ có giải thoát được.
 Bởi vậy một vị Tỳ Kheo phải xả bỏ tất cả, sống đúng đời sống phạm hạnh “Cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, sống không gia đình, không nhà cửa, chỉ còn ba y một bát, một đời  sống  thiểu  dục  tri túc,  tâm  hồn  trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không”. Chỉ có đời sống xuất gia mới tìm thấy sự giải thoát chân thật của kiếp này.


 TRÌ GIỚI LÀ LY DỤC
LỜ I PHẬT DẠY
1- Nói  trì giới,  là  để  chỉ  cho tâm  ly dục, ly ác pháp.
2- Nói  dục,  là  chỉ  cho tâm  bất  tịnh, cấu uế, ô trược.
3- Nói  lậu  hoặc,  là  chỉ  cho tâm  đau
 khổ.
 4- Nói tịnh chỉ các hành trong thân,  là để chỉ sự làm chủ sống chết.
5- Nói  Tam  Minh, là  chỉ  cho tâm  vô  lậu.
 6- Nói  Niết  Bàn,  là  chỉ  cho tâm  vô  dục, tâm bất động giải thoát.
CHÚ GIẢ I:
1-  Nói trì giới: Là chỉ cho tâm ly dục ly ác  pháp, có  nghĩa là  người  tu  sĩ  và  người  cư sĩ sống đúng giới luật nghiêm chỉnh không hề vi phạm  một  lỗi  nhỏ  nhặt,  biết  sợ  hãi  trong  các
 lỗi nhỏ nhặt, biết xấu hổ dù là phạm một giới luật  nhỏ  hoặc  một  điều  ác  nhỏû,  người  như  vậy là người đã ly dục ly ác pháp, người đã ly dục ly ác  pháp là  người  đã  sống trong trạng thái tâm thanh thản, an lạc và vô sự, người đã sống được trong trong trạng thái tâm thanh thản, an lạc và  vô  sự  là  người  tâm  Bất  Động  trước  các  ác pháp và các cảm thọ, người có tâm Bất Động trước  các  ác  pháp  và  các  cảm  thọ  là  người  có đạo  đức  nhân  bản,  người  có  đạo  đức  nhân  bản là   người   không   làm   khổ   mình,   khổ   người. Người không làm khổ mình,  khổ người là người giải thoát của đạo Phật. Cho nên, người giải thoát của đạo Phật là người có tri kiến giải thoát.  Tri kiến  giải  thoát  tức  làø  đức  hạnh,  tri kiến  giải  thoát  và  đức  hạnh  là  giới  luật  của Phật. Cho nên, đức Phật dạy: “Tri  kiến ở  đâu là giới luật ở đó, giới luật ở  đâu là tri kiến ở  đó”.
Tóm  lại,  người  trì giới  là  người  có  trí tuệ và  đức  hạnh,  người  có  trí tuệ  và  đức  hạnh  là người trì giới, người trì giới là người tu sĩ chân chánh của đạo Phật.
2- Nói dục: Có nghĩa là nói nguyên nhân sinh ra đau khổ, sự đau khổ trong thế gian này được đức Phật xem như là sự bẩn thỉu, ô trược,
 hôi thối, bất tịnh có nghĩa là chẳng trong sạch, bất  tịnh còn có nghĩa là  ác  pháp, nhưng  chúng ta đừng vội  vơ đũa cả nắm cho là tất cả dục là ác pháp, là bất tịnh, là sai.
Mặc dù dục là nguyên nhân sanh ra muôn thứ  đau khổ  nhưng  có  loại  dục  không  đau khổ, đó là  dục không làm  khổ mình,  khổ người; dục làm  lợi  ích  cho người,  cho mình,  dục  làm  chủ sanh, già, bệnh, chết thoát khổ của kiếp làm người;  dục  chấm  dứt  luân  hồi  sanh tử  v.v..  Đó là  những  dục  thiện  mà  người  tu  sĩ  Phật  giáo cần phải tăng trưởng.
Bởi vậy dục có thiện dục và có ác dục nên đức  Phật  dạy chúng  ta  diệt  dục  ác  không  diệt dục   thiện.   “Ngăn   ác   diệt   ác,   sanh  thiện tăng trưởng thiện” là nghĩa ấy vậy.
Diệt dục thiện lẫn dục ác thì chúng ta trở thành  cây  đá   còn  đâu  gọi  là  đi  tìm sự  giải thoát. Phải không các bạn?
Có  người  nghe  kinh Tứ  Thánh  Đế,  đến Diệt  Đế  họ  tưởng  rằng  diệt  hết  dục  là  giải thoát, là Niết Bàn, sự hiểu biết như vậy là sự hiểu biết nông cạn, là sai, là không hiểu Phật giáo.
 Trong  kinh Tứ  Chánh  Cần  đức  Phật  đã xác  định  rõ  ràng:  “Ngăn  ác  diệt  ác  pháp, sanh  thiện   tăng  trưởng   thiện   pháp”   như vậy chúng ta nên hiểu Kinh Tứ Diệu Đế dạy về Diệt  Đế  tức  là  diệt  tâm  ham  muốn  ác,  chứ không có dạy diệt tâm ham muốn thiện, vì tâm ham muốn ác là tâm làm khổ mình,  khổ người. Tâm làm khổ mình,  khổ người là tâm không có đạo   đức   nhân  bản,   còn  ngược  lại  tâm  ham muốn thiện là tâm không làm khổ mình, khổ người,  là  tâm  làm  lợi  ích cho mình  cho người, là  tâm  giải  thoát  của  đạo  Phật,  là  tâm  Niết Bàn, vì cuối cùng của con đường thiện pháp không  làm  khổ  mình,  khổ  người  thì tâm  ham muốn thiện kia cũng không còn.
3- Nói lậu hoặc: Là chỉ cho tâm đau khổ, có nghĩa là bất cứ một việc gì làm đau khổ nào cho mình,  cho người,  cho chúng  sanh  thì đều gọi là lậu hoặc chứ không phải chỉ có khổ riêng cho mình  mới gọi là lậu hoặc.
Ác   pháp   thường   đến   cho  mình   và   cho nhiều người, không bao giờ đến đơn điệu cho một người, cho nên nói lậu hoặc, tức là nói một chùm nhân quả khổ đau, chứ không phải nghĩa rò rỉ của các chữ nghĩa Hán ngữ.
 Lậu hoặc là chỉ cho thân tâm đau khổ nên nó được chia ra làm ba:
1-        Dục lậu.

2-        Hữu lậu

3-        Vô Minh lậu

Người  tu  hành  theo  Phật  giáo  diệt  trừ được ba lậu hoặc này liền chứng đạo.
4- Nói tịnh chỉ các hành trong thân: là để  chỉ  cho sự  làm  chủ  sống  chết,  tức  là  nói  về năng  lực  của  pháp  Như  Lý  Tác  Ý  điều  khiển chủ  động  bằng  Tứ  Như  Ý  Túc  tức  là  Tứ  Thần Túc. Tứ Thần Túc gồm có:
1-        Dục Như Ý Túc

2-        Tinh  Tấn Như Ý Túc

3-        Định Như Ý Túc

4-        Tuệ Như Ý Túc

Do  những  thần  lực  này  mà  người  tu  sĩ Phật  giáo  mới  làm  chủ  được  sanh,  già,  bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.

5- Nói Tam  Minh: Là chỉ cho tâm vô lậu dứt  hết  nghiệp  tái  sanh  luân  hồi  (Lậu  Tận Minh), chứ không phải nói thần thông. Nói đến Lục Thông, Tam Minh theo như người ta nghĩ tưởng  và  ưa thích  là  nói  đến  thần  thông.  Đạo  Phật không có dạy tu tập để có thần thông mà chỉ dạy đạo đức nhân bản nhân quả cho con người.  Khi con  người  sống  đúng  đạo  đức  thì tâm thanh tịnh nghĩa là không còn tâm tham sân  si  nữa  thì nơi  tâm  thanh  tịnh  ấy  lưu  xuất ra những thần lực trên. Những thần lực này có khả  năng  nhập  các  định  và  thực  hiện  Tam Minh.  Với  khả  năng  ấy  mới  làm  chủ  sự  sống chết và chấm dứt luân hồi.
Cho  nên,  Lục  Thông,  Tam  Minh  không phải  thần thông làm  trò  ảo  thuật  cho người  ta xem  chơi  như  các  nhà  Yoga,  mà  Lục  Thông Tam Minh là  đạo lực  có  công năng làm  chủ  sự sống chết của con người.
Lục Thông có:

1-        Thiên Nhãn Thông

2-        Thiên Nhĩ Thông

3-        Tha Tâm Thông

4-        Túc Mạng Thông

5-        Thần Túc Thông

6-        Lậu Tận Thông. Tam Minh gồm có:
1-        Túc Mạng Minh

2- Thiên Nhãn Minh
 3-       Lậu Tận Minh.
6- Nói  Niết  Bàn:  Là  chỉ  cho tâm  vô  dục, tâm  bất  động  giải  thoát,  tức  là  tâm  đã  lìa  xa lòng ham muốn và các ác pháp, tâm lìa xa lòng ham  muốn  và  các  ác  pháp  là  tâm  thanh  thản, an lạc và vô sự.



CÁC NHÀ HỌC GIÂ DẠY NHẬP SƠ THIỀN
Câu hỏi của Diệu Quang

Hỏi:   Kính  thưa   Thầy!   Phương   pháp nhập  Sơ  Thiền  của  nhà  học  giả  dạy:  “Muốn nhập  Sơ Thiền,  thì mười  ác  pháp  đi lui,  năm thiện pháp đi tới. Vậy mười ác pháp là gì?
1-        Mắt đắm sắc

2-        Tai đắm tiếng

3-        Mũi đắm hương

4-        Lưỡi đắm vị

5-        Thân đắm xúc

Cộng  năm  thứ  ngăn  che (tham,  sân,  si, mạn, nghi)  kể trên là 10 pháp ác.
Năm pháp thiện là gì? Đó là:

1-        Tầm

2-        Tứ

3-        Hỷ

4-        Lạc

5-        Nhất tâm

Kính  thưa  Thầy, nhà học giả dạy như vậy có đúng không?
 Đáp: Ở  đây nhà học giả dạy theo kiểu tưởng giải, chứ không đúng ý của Phật dạy.
Ác  pháp  gồm  chung  có  rất  nhiều,  nhưng giới  cư sĩ  Phật  dạy  chỉ  có:  Thập  thiện  và  thập ác. Thập  thiện và  thập  ác là  các  pháp căn bản gốc  đạo  đức của đạo Phật  để chỉ cho luật nhân quả thiện ác, tạo ra do ba hành động thân, miệng, ý. Từ đó sanh ra vô lượng pháp ác và pháp thiện.
Nhà  học  giả,  kể  ra  mười  pháp  ác  cũng đúng,  nhưng  lại  sai,  vì  lấy  ngũ  triền  cái,  cộng với  pháp  phòng hộ  sáu  căn, bỏ  bớt  một  căn để thành  năm  pháp  ác.  Đó  là  sự  nghĩ  tưởng  của nhà  học  giả,  chấp  nối  sai  lạc  kinh  sách  của Phật.
Nhà  học  giả  dạy tu  hành  ở  giai  đoạn  này là giai đoạn ly dục, ly ác pháp, nó còn để không xảy ra bệnh tật thần kinh tưởng. Nếu là giai đoạn tu tập thiền định và Tam Minh thì không tránh khỏi  tai  họa lớn cho hành giả. Cho nên, nhà  học  giả  kết  hợp  dạy  như  vậy,  thì chỉ  có giết  người,  chứ  không  phải  dạy  tu  thiền  định như vậy.
Phật  dạy: “ly dục,  ly ác  pháp  nhập  Sơ
Thiền”,   chứ  không  có  dạy  “ly  10  pháp  ác,
 nhập  Sơ Thiền”.  Biết  rằng  trong 10  pháp  ác có dục là tham muốn, nhưng không phải vì vậy mà  gọi  là  ly dục.  Dạy  theo  kiểu  học  giả  thì người  ta  không  biết  đâu  ly 10  pháp  ác.  Đọc đoạn  kinh này  ta  thấy  nhà  học  giả  không  có thực hành pháp tu, chỉ nghĩ tưởng ra nói suông mà  thôi,  chứ  không  thấy  trách  nhiệm  lời  nói của mình  đối với đoàn hậu thế mai sau.
Kinh điển, đức Phật đã dạy rất rõ ràng: “Mắt đắm sắc, tai đắm âm thanh, mũi đắm mùi  hương,  lưỡi  đắm  vị,  thân  đắm  xúc,  ý đắm pháp”. Đó là pháp dạy phòng hộ sáu căn, tức  là  pháp  giữ  gìn mắt,  tai,  mũi,  miệng,  thân và  ý,  không  cho  dính  mắc  sáu  trần  là:  sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Phật không có dạy đó  là  ác  pháp,  nhưng  chúng  ta  phải  hiểu  khi mắt đắm sắc, tai nhiễm âm thanh, mũi thích mùi hương, lưỡi ưa thích vị, thân đắm xúc, ý chấp pháp. Từ chỗ đắm, nhiễm, ưa, thích, dính mắc,   chấp   kiến   pháp   đó,   mới   sanh   ra  có thương,  ghét,  giận,  hờn,  phiền  não,  đau, khổ v.v..  Các  pháp  thương  ghét,  giận,  hờn,  phiền não  đau khổ, mới  chính  là  ác  pháp, chứ  không phải mắt thấy sắc, tai nghe âm thinh, mũi ngửi mùi... là ác pháp.
 Nhà  học  giả  đã  giảng dạy theo  tưởng giải của mình,  khiến cho mọi người lầm chấp, tưởng đó  là  lời  Phật  dạy  thật,  nên  sự  hiểu  biết  vô minh  lại  càng  vô  minh  hơn,  sự  sai  lệch  càng sai lệch hơn.
Nhà học giả, dạy Sơ Thiền, không có pháp hành “Mười pháp ác đi lui,  năm thiện pháp đi tới”.  Nghĩa là  làm  cách  nào  tu  tập, để  mười  ác pháp  đi  lui  và  năm  thiện  pháp  đi  tới?  Ở   đây nhà  học  giả  chỉ  có  nói  suông,  không  có  cách thức hay pháp hành tu tập cụ thể rõ ràng.
Nói  về  pháp  thiện  và  pháp  ác,  Đức  Phật đã  dạy rõ ràng: “Thập  thiện  và  thập  ác”, thì không có người Phật tử nào không biết, còn thiện  ác  của  nhà  học  giả  viết  ra, khiến  cho người Phật tử khó hiểu, lại thấy đạo Phật có thêm mười pháp ác lạ.
Như  vậy,  nhà  học  giả  không  dựa  vào  lời dạy  của  đức  Phật,  tự  tưởng  giải  theo  sự  hiểu biết  của  mình  giảng  ra, khiến  cho sự  tu  tập theo đạo Phật không còn đơn giản, rối rắm bởi nhiều  danh  từ,  nghe  thì rất  kêu,  nhưng  làm mất ý nghĩa pháp hành, thành ra rỗng tuếch.
Dạy như vậy, đi từ cái sai này đến cái sai khác. Từ  đó, kinh sách của các  nhà  học  giả  đã biến Phật giáo, thành một giáo phái ngôn luận,
 lý thuyết suông, khiến cho các thầy Tỳ Kheo tu hành   theo   kinh  sách   này   chỉ   nói   được   mà không làm được.


TIẾNG ỒN
 Câu hỏi của Diệu Quang
 Hỏi: Kính thưa  Thầy, theo như nhà học
giả dạy: “cái chướng ngại của Sơ  Thiền là tiếng
ồn đi  vào tai”, có đúng không thưa Thầy?

Đáp:   Không,   nhà   học   giả   đã   hiểu   sai những danh từ  Phật  dạy. Phật  dạy:  “Tịnh  chỉ ngôn  ngữ  nhập  Sơ  Thiền”, nhà học giả nghe chữ “ngôn ngữ”, rồi nghĩ tưởng ra là tiếng ồn, vì tiếng ồn thường làm động thiền định ức chế tâm,  nên  Ngài  luận:  “Cái  chướng  ngại  của Sơ  Thiền là tiếng động đi vào tai”.
Ngài không hiểu thiền của đạo Phật là thiền gì? Ngài cho Sơ Thiền ngại tiếng đọâng cũng giống như Thiền Đông Độ và Thiền Đại Thừa sao?
 Sơ Thiền  là  một  loại  thiền  xả  tâm,  nên còn có rất nhiều tên như:
1-        Tịnh chỉ ngôn ngữ

2-        Ly dục, ly ác pháp

3-        Sống trầm lặng

4-        Sống độc cư

5-        Sống phạm hạnh

6-        Bất động tâm định

7-        Vô tướng tâm định

8-        Sơ Thiền

9-        Tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm

10- Giới luật thanh tịnh

11- Tâm không phóng dật

12- Tâm vô dục, vô ác pháp

Từ  xưa đến giờ, các  nhà  học  giả  không có thực hành hoặc thực hành chưa đến nơi đến chốn, cho nên sự hiểu biết của các Ngài bằng tưởng  tri,  không  phải  bằng  trí tuệ.  Xét  lại  sự hiểu  biết  về  Sơ Thiền  của  các  Ngài,  mà  dạy như vậy thì kinh sách của các  Ngài  không còn có giá trị tu hành nữa.
Tịnh  chỉ  ngôn  ngữ,  tức  là  sống  độc  cư, sống trầm lặng, như đức Phật đã dạy 42 bài kệ
 sống  độc  cư và  thường  ca ngợi  cuộc  sống  trầm lặng của vị khất sĩ.
Nhà học giả không có thực hành bốn thiền hữu  sắc  (Tứ  Thánh định), nên đã  hiểu  sai lệch quá nặng, gần như không biết về bốn loại thiền
này.

Nên  ở  đời,  mọi  người  ít ai  chịu  mình  ngu dốt, cái không biết cứ tưởng mình  là biết, từ đó cái sai này dẫn đến cái sai khác. Nhà học giả cũng vậy, không biết về loại thiền Tứ Thánh Định này, dám  viết ra sách dạy người  tu thiền này,  xem  thiên  hạ  đều  là  bọn  ngu  dốt  chẳng biết gì về Phật pháp cả.
Sơ Thiền không phải là một trạng thái thiền  vắng  lặng,  không  có  tiếng  ồn  đi  vào  tai, Sơ Thiền chỉ là một trạng thái an lạc, thanh thản, có tầm, có tứ, có hỷ, có lạc của tâm bất động. Nhà  học  giả  chỉ  luận theo  danh từ trong kinh nên chẳng rõ trạng thái Sơ Thiền như thế nào?  Thấy  kinh  dạy:  “Tịnh   chỉ   ngôn   ngữ nhập Sơ  Thiền” nên tưởng nghĩ ra “Cái chướng  ngại  của  sơ thiền  là  tiếng  ồn  đi vào tai”.
Tịnh chỉ ngôn ngữ, mà nhà học giả hiểu là tiếng  ồn  đi  vào  tai,  làm  chướng  cho Sơ Thiền,



thì rõ  ràng  nhà  học  giả  chẳng  biết  gì  về  Sơ Thiền  cả  như  trên  chúng  tôi  đã  nói,  hiểu  như vậy  thật  là  hiểu  sai  ngàn  vạn  dặm.  Nhà  học giả  xưa đã  hiểu  sai  như vậy,  nhà  học  giả ngày nay cứ theo lối mòn cũ mà giải thích, khiến cho người đời sau chẳng biết đâu mà tu hành.
Ý  của  Phật  dạy  ở  đây  “tịnh   chỉ  ngôn ngữ  để  nhập  Sơ  Thiền”, tức là  phòng hộ  sáu căn,  phòng  hộ  sáu  căn,  tức  là  sống  độc  cư, chỉ có  độc  cư mới  phòng  hộ  sáu  căn  trọn  vẹn, nhờ có phòng hộ sáu căn trọn vẹn, tâm mới không phóng  dật,  tâm  không  phóng  dật,  tức  là  tâm mới  ly dục  ly ác  pháp,  tâm  ly dục  ly ác  pháp, tức là tâm mới nhập Bất Động Tâm Định. Từ Bất Động Tâm Định mới nhập được Sơ Thiền.
Vào  thiền  thứ  nhất  mà  nhà  học  giả  hiểu sai, giảng sai thì làm sao giảng dạy Nhị Thiền, Tam  Thiền,  Tứ  Thiền  và  Tam  Minh  cho được, nên đời sau không ai nhập bốn thiền thuộc loại Tứ Thánh Định này. Kinh sách thì dạy rõ ràng mà người không tu lại giảng kinh sách, đó là buôn Phật bán pháp, bán chữ bán nghĩa mà ăn, làm một nghề bất lương, chứ không phải dạy người  tu  hành.  Mình  có  tu  được  chưa mà  dám dạy người tu như vậy?

 TẦM TỨ
 Câu hỏi của Diệu Quang
 Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Nhà  học  giả  cho
chướng  ngại  của  Nhị  Thiền  là  tầm1   tứ2,  cho như vậy có đúng không thưa Thầy?
Đáp:  Nhà  học  giả  cho  chướng  ngại  của Nhị  Thiền  là  tầm  tứ,  cho  như  vậy  là  đúng, nhưng  Ngài  không  biết  cách  tịnh  chỉ  tầm  tứ. Tịnh chỉ  tầm  tứ  đâu  phải  tịnh  tọa  ức  chế  tâm như  tu  tập  thiền  tỉnh  thức  theo  hành  động thân và hơi thở. Nếu tu tập theo kiểu đó thì chẳng khác nào như tu pháp sổ tức quán, niệm Phật, các phương pháp khác của kinh sách Đại Thừa  và  Thiền  Đông  Độ,  thì đó  là  diệt  tầm  tứ ức  chế  tâm,  đâu  đúng  Nhị  Thiền  của  Phật  đã
dạy.
Nhị  Thiền  diệt  tầm  tứ  bằng  cách  dùng pháp  hướng  tâm  Tứ  Thần  Túc  theo  đường  dây
hơi  thở,  theo  như  phương  pháp  Đức  Phật  đã
1 Tầm là tư duy suy nghĩ
2 Tứ là tác ý
 dạy: “Muốn  nhập  Nhị  Thiền  thì định niệm hơi thở khéo tác ý”.
Ở    đây,  nhà  học  giả  không  nói  lên  được pháp  hành tu  tập  Nhị  Thiền mà  chỉ  lờ  và lướt qua một cách nhẹ nhàng, vốn là để tránh né, vì chẳng biết cách tu như thế nào?
Như  chúng  ta  đã  biết  Sơ Thiền  là  thiền định,  thiền  định  của  tâm,  chứ  chưa  phải  là định của  thân,  nhưng  nó  chính  là  chánh thiền định của  Phật  giáo,  đi  từ  chỗ  xả  tâm  ly dục  ly ác  pháp  mà  vào. Vì thế,  nhờ  có  thiền  này  nên tâm được an lạc, thanh thản và vô sự; nhờ có thiền này mà giới luật mới có thanh tịnh và nghiêm  trì;  nhờ  có  thiền  này  mà  tâm  mới  an trú trong Phạm hạnh; nhờ có thiền này mà oai nghi  tế  hạnh của người  tu  sĩ  mới  xứng đáng là đệ  tử  của đức  Phật; nhờ  có  thiền này chúng ta mới  thấy  tâm  hồn  giải  thoát  thật  sự.  Vì  thế, mới   biết   rằng   Phật   giáo   không   dối   người, không lừa đảo người, nếu không có loại thiền định này  (Tứ  Thánh  Định), thì Phật  giáo  vẫn là  một  tôn  giáo  dối  trá,  xảo  quyệt,  lừa  đảo lường gạt người v.v.. làm chủ sanh, già, bệnh, chết.




LY HỶ
 Câu hỏi của Diệu Quang
 Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Có  nhà  học  giả
dạy:  “Chướng  ngại  của  Tam Thiền  là  hỷ”.  Có đúng không thưa Thầy?
Đáp: Đúng, nhưng nhà học giả không biết pháp  hành  và  không  biết  hỷ  là  cái  gì sanh ra hỷ,  ở  đây  sự  vui  mừng  của  ý  thức  không  còn nữa,  vì  sáu  thức  đã  gom lại  vào  một  tụ  điểm, nơi  hành  giả  đang an trú  trong  định, ở  trạng thái này sáu thức không còn hoạt động, vì thế tưởng  thức  bắt  đầu  hoạt  động.  Nếu  ai  nhập Tam  Thiền  mà  không  hiểu  chỗ  này  thì không nhập Tam Thiền được.
Nhà học giả giảng chỗ này không rõ ràng, vì  không  có  kinh  nghiệm  nhập  định  nên  nói loanh  quanh:  “Chướng  ngại  của  Tam Thiền là hỷ”, mà không biết ly hỷ bằng cách nào? Và cũng không hiểu hỷ này thuộc về ý thức, hay tưởng thức, hay là tâm thức?
Vào thiền thứ hai và thiền thứ ba nhà học giả  dựa  vào  những  danh  từ  tịnh  chỉ  tầm  tứ, tịnh  chỉ  hỷ  mà  dạy  theo  kiểu  kiến  giải  của
 mình,  nhưng  chẳng  biết  tịnh  chỉ  tầm  tứ  như thế  nào?  Và  loại  tầm  tứ  nào  tịnh  chỉ?  Tầm  tứ nội  hay  tầm  tứ  ngoại?  Và  chẳng  biết  tịnh  chỉ loại  hỷ  nào?  Tịnh chỉ  như  thế  nào?  Và  khi ý thức  ngưng hoạt  động  thì hỷ  này thuộc  về  uẩn nào? Uẩn nào sanh ra hỷ này? Những người không có  thực  hành Tứ  Thánh Định thì không thể nào hiểu nổi những trạng thái này. Muốn thực  hành  Tứ  Thánh  Định  thì phải  có  Định Như  Ý  Túc.  Không  có  Định Như  Ý  Túc  thì Tứ Thánh Định chỉ có đứng ngoài cổng nhìn  vào, chứ  không  bao  giờ  nếm  được  mùi  vị  gì  của Thiền  định  cả.  Định Như  Ý  Túc  từ  giới  luật sinh ra “Giới sinh định”,  tức là giới sinh ra Định Như Ý Túc. Có Định Như Ý Túc mới nhập Tứ Thánh Định được. Cho nên, các bạn lưu ý ở chỗ  này để  tránh những thiền tưởng của ngoại
đạo.
Tầm  tứ:  có  tầm  tứ  thiện  và  có  tầm  tứ  ác, có tầm tứ nội và có tầm tứ ngoại, còn hỷ thì có
18 loại  hỷ.  Vậy  xả  loại  hỷ  nào  và  bằng  cách thức  tịnh  chỉ  hỷ  như thế  nào?  Ở   đây,  nhà  học giả không nói ra được, tức là không biết, không biết thì đừng luận về Tứ Thánh Định, mà luận về  Tứ  Thánh  Định thì chỉ  có  bậc  A  La  Hán,  người  đã   nhập  xong  bốn  loại  định  này,  mới không luận sai.

SÚ TỨC
 Câu hỏi của Diệu Quang
 Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Nhà  học  giả  dạy
chướng  ngại  của  Tứ  Thiền  là  sổ  tức  có  đúng không thưa Thầy?
Đáp: Không đúng, nhà học giả đã hiểu sai danh từ Phật dạy, “tịnh  chỉ hơi thở”, tịnh chỉ hơi thở không phải là sổ tức; sổ tức, tức là đếm hơi thở, còn nếu cho chướng ngại của Tứ Thiền là sổ tức thì không đúng. Sổ tức là một pháp môn  ức  chế  tâm,  diệt  vọng  tưởng,  bằng  cách đếm  hơi  thở,  còn  tịnh  chỉ  hơi  thở  là  hơi  thở ngưng nghỉ, không còn thở nữa, nếu chỉ còn thở một chút xíu hơi thở thì cũng chưa nhập Tứ Thiền.
Bởi  vậy, Tứ  Thiền là  một  loại  thiền định, khi nhập  định  thân  tâm  thành  một  khối,  nên nó  còn  có  tên  gọi  là  “Tâm  định   trên  thân, thân  định  trên  tâm”.  Các  pháp  môn  Thiền
 định trên  thế  gian  này  chỉ  có  thiền  định  này làm chủ sự sống chết và chính  nó mà ngày xưa đức Phật đã đạt được đạo giải thoát, chứ không phải  là  một  loại  thiền  tầm  thường  như các  Tổ đã   gán  cho  nó  những  danh  từ  “Phàm   phu thiền, ngoại đạo thiền, Nhị Thừa Thiền”.
Ngưng đếm hơi thở là một việc làm rất dễ, mà  Tứ  Thiền  chỉ  có  ngưng  đếm  hơi  thở  thì người tùy tức vẫn là nhập Tứ Thiền được sao?
Trạng thái của Tứ Thiền là một trạng thái thân tâm bất động nên nó còn có tên khác như trên đã nói: “tâm định  trên thân, thân định trên tâm”. Người tu thiền thời nay không hiểu định của Tứ  Thiền, nên tưởng rằng tâm  không vọng tưởng, thân ngồi bất động là nhập định. Tâm  thì không  nhúc  nhích  mà  thân  thì không ngừng hơi thở, còn rung động thì làm sao gọi là nhập định trên tâm được? Vì thế hơi thở phải ngưng nghỉ, các hành trong thân phải ngưng nghỉ, thì mới gọi là nhập định. Các nhà học giả chỉ hiểu được tâm định ở chỗ ức chế tâm, chứ không hiểu ở chỗ xả tâm là tâm không tầm tứ, tâm không nhúc nhích,  tức là tâm tịnh chỉ tầm tứ,  “tịnh   chỉ  tầm   tứ”  là  một  tên  khác  của “Nhị   Thiền”.   Còn   thân   định   thì  các   Ngài
 không  hiểu,  tưởng  là  ngồi  kiết  già  lưng  thẳng thân không rung động là định của thân.
Vậy người nào muốn thực hiện nhập được định Tứ  Thiền thì phải  tâm  ly dục  ly ác  pháp, tức là giới luật phải thanh tịnh và pháp hướng tâm phải có hiệu quả, chứ không phải ngưng sổ tức mà nhập được Tứ Thiền.
Các nhà học giả không có tu hành làm sao biết được thân định trên tâm như thế nào? Thế mà các Ngài dám dựa theo chữ nghĩa mà giảng thì các Ngài giết người không cần gươm đao.
Đức Phật đã dạy rất rõ ràng, muốn nhập Bốn Thánh Định và Diệt Thọ Tưởng Định thì phải tịnh chỉ ngôn ngữ, phải tịnh chỉ tầm tứ, phải  tịnh  chỉ  18 loại  hỷ  tưởng,  phải  tịnh  chỉ hơi thở và phải tịnh chỉ thọ tưởng. Các bạn lưu ý những lời Phật dạy dưới đây:

“Tịnh chỉ tầm tứ là ngưng khẩu hành. Tịnh chỉ hỷ là ngưng  tưởng hành.
Tịnh chỉ hơi thở là ngưng  thân hành. Tịnh chỉ thọ tưởng là ngưng  ý hành. Tịnh chỉ ngôn hành là nhập Sơ Thiền.
Tịnh    chỉ       khẩu   hành  là         nhập  Nhị
Thiền.

Tịnh   chỉ   tưởng   hành   là   nhập   Tam
Thiền.
Tịnh chỉ thân hành là nhập Tứ Thiền. Tịnh  chỉ  thọ  hành  và  tưởng  hành  là
nhập  Diệt  Tận  Định còn  gọi  là  nhập  Diệt
Thọ Tưởng Định”.

DỨT TIẾNG  ỒN LÊN NHỊ THIỀN
Câu hỏi của Diệu Quang
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Nhà  học  giả  dạy trong Sơ Thiền ta cần chấm dứt tiếng ồn để lên Nhị Thiền, như vậy có đúng không?
Đáp:  Không,  Phật  dạy  diệt  tầm  tứ  nhập Nhị Thiền hay tịnh chỉ khẩu hành nhập Nhị Thiền, chứ  không có  dạy trong Sơ Thiền chấm dứt tiếng ồn nhập Nhị Thiền. Nhà học giả lầm tưởng khẩu hành là ngôn ngữ và ngôn ngữ là khẩu hành. Ngôn ngữ là lời nói, khẩu hành không phải là lời nói mà hành động phát ra lời nói, hành động phát ra lời nói tức là tầm tứ.
 Tịnh chỉ tầm tứ, tức là tịnh chỉ ý thức, ý thức  không  còn  hoạt  động  giao  lại  cho tưởng thức  hoạt  động,  do thế  đức  Phật  dạy diệt  tầm tứ định sanh hỷ lạc, hỷ lạc ở đây do tưởng uẩn lưu  xuất,  vì  tưởng  thức  thay  thế  cho  ý  thức đang hoạt động, nên ta có cảm giác hỷ lạc.
Ví  dụ:  Một  người  đang  ngủ  thì mới  có chiêm bao, còn người thức thì không bao giờ có chiêm bao. Chiêm bao là tưởng hoạt động.
Khi một người có vọng tưởng, tức là ý thức câu hữu với tưởng thức. Cho nên, thế giới hữu hình  và  thế  giới  siêu  hình  đều  ở  trong  ta  và đang hoạt động từng phút giây, vừa hoạt động kết  hợp  với  nhau  mà  cũng  có  những  sự  hoạt động riêng lẽ như trong giấc mộng.

CHẤM DỨT TẦM TỨ LÊN TAM THIỀN
Câu hỏi của Diệu Quang
Hỏi: Kính thưa  Thầy! Trong Nhị  Thiền ta chấm dứt tầm tứ để lên Tam Thiền, có đúng như vậy không thưa Thầy?
 Đáp: Không, đức Phật dạy diệt tầm tứ nhập  Nhị  Thiền,  chớ  không  có  dạy  dứt  tầm  tứ để  lên  Tam Thiền.  Nếu  dứt  tầm  tứ  còn  lấy  cái gì để lên Tam Thiền, nhà học giả tưởng rằng ở trạng thái của Nhị Thiền chỉ cần lìa trạng thái hỷ là nhập Tam Thiền (ly hỷ trú xả nhập Tam Thiền).   Trong   kinh  Phật   dạy   rất   rõ   ràng: “xuất Nhị Thiền rồi mới  nhập Tam Thiền”. Ly  hỷ  trú  xả  là  một  tên  khác  của  Tam  Thiền chớ không phải là pháp hành. Nếu nói ly hỷ là ly được  hỷ  liền  thì đâu  cần  gì phải  tu  tập.  Ly hỷ là một danh từ để chỉ trạng thái tịnh chỉ tưởng thức, chứ không phải lìa sự vui mừng của cảm giác ý thức như nhà học giả hiểu.
Người  có  kinh nghiệm  tu  hành,  nói  ly hỷ là  họ  biết  ngay  phải  tu  tập  những  pháp  môn nào mới ly được hỷ tưởng.





CHẤM DỨT HỶ LÊN TỨ THIỀN
Câu hỏi của Diệu Quang
Hỏi: Kính thưa Thầy! Trong Tam Thiền ta  chấm  dứt  hỷ  để  lên  Tứ  Thiền,  như  vậy  có đúng không thưa Thầy?

Đáp: Không, đức Phật dạy ly hỷ trú xả nhập Tam Thiền, chứ không có dạy trong Tam Thiền chấm dứt hỷ lên Tứ Thiền.
Chấm  dứt  hỷ  đức  Phật  không  có  dạy  mà dạy  ly hỷ  trú  xả  nhập  được  Tam  Thiền,  đàng này hỷ chưa ly mà nhập trong Tam Thiền được sao? Nhà học giả này lầm lộn quá, không sợ phạm tội Ba dật đề, đọa địa ngục sao? Dám giảng sai ý của Phật như vậy, làm mất giá trị pháp môn tu hành của Phật giáo.
Tóm  lại,  muốn  nhập  Tam  Thiền  người  tu sĩ  phải  lìa  xa các  trạng  thái  (ly  hỷ)  tưởng,  khi đã lìa xa các trạng thái tưởng thì chiêm bao không còn, có như vậy mới nhập được Tam Thiền.
Muốn  nhập  Tứ  Thiền  hành  giả  phải  xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh, tức là tịnh chỉ hơi  thở,  đó  là  con đường  tu  tập  thiền  định mà



Phật  đã   dạy  như  vậy,  còn  nhà  học  giả  dạy chấm dứt hỷ để lên Tứ Thiền, đó là thiền của các Tổ, chúng ta xin miễn bàn.


TRONG TỨ THIỀN  NGƯNG
SÚ TỨC ĐẠT KH×NG  ĐỊNH

Câu hỏi của Diệu Quang


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Trong Tứ  Thiền ta ngưng sổ tức để đạt tới Không Định, như vậy có đúng không thưa Thầy?.
Đáp: Không, đức Phật không có dạy trong Tứ  Thiền ngưng sổ  tức  để  đạt  tới  Không Định. Đức  Phật  dạy:  “Muốn   nhập   Không   Định   thì phải   dùng   “Tưởng   Không”   mà   tu   tập”,   như trong  kinh Tiểu  Không  đức  Phật  đã  dạy. Nhà học  giả  này  giàu  tưởng  tượng  tự  đặt  ra sự  nối tiếp giữa bốn thiền hữu sắc và bốn định vô sắc, chứ  ông ta đâu  biết  rằng bốn thiền hữu  sắc  và bốn thiền vô sắc tu hành khác nhau, không giống  nhau  chút  nào.  Thiền  hữu  sắc  dùng  ý thức  mà  tu,  còn  định vô  sắc  dùng  tưởng  thức



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!