Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT - TẬP 3 -14

KHÁM PHÁ SỰ BÍ ẨN VỀ CHÁU BÍCH HẰNG
Trường hợp cháu Bích Hằng thì không
giống trường hợp anh Nhã, hiện tượng của cháu
Hằng xảy ra giống như có một linh hồn người
chết nhập vào như thật.
Khi trực tiếp chứng kiến năng lực của
tưởng uẩn con người. Nhất là trường hợp của
cháu Bích Hằng, khiến cho giáo sư Trần
Phương không còn đứng vững trên lập trường
khoa học nữa, ông đặt ra nhiều câu hỏi: “Như
vậy linh hồn phải tồn tại dưới một dạng vật
chất nào đó, có hình thù, có khả năng phát ra
tiếng nói. Đã là một dạng vật chất thì vật lý
học, hóa học, y học, sinh học v.v.. Với những
phương tiện quang học và điện tử tinh vi, hẳncó ngày tìm ra. Các nhà khoa học Việt Nam có
thể đóng góp gì theo hướng đó?”.
Còn lâu lắm các nhà khoa học Việt Nam
mới có thể chứng minh và giải thích những
hiện tượng đó bằng hóa học, sinh học, y học, lý
học, v.v.. Còn bây giờ thì sao? Hay để cho nhân
dân Việt Nam sống trong mê tín, phải chịu tốn
hao với một số tiền bạc vô nghĩa (đốt tiền vàng
mã, cúng sao giải hạn, cầu an, cầu siêu, v.v..).
Khi đọc bài của giáo sư Trần Phương,
chúng tôi thấy, nếu bài này được phổ biến sâu
rộng trong khắp nước, mà các nhà khoa học
Việt Nam không có tiếng nói, thì chắc chắn
nạn mê tín, dị đoan sẽ lan rộng khắp nơi. Và
sẽ có một số người lợi dụng trường hợp này mà
gây tạo ra nhiều loại mê tín khác nữa để lừa
đảo người.
Chúng tôi đọc bài tâm nguyện của một cư
sĩ M.N.C.S ở Long Hải nói rằng: “Những nhà
ngoại cảm này thường khoe khoang, nhà nước
đang tìm kiếm những người tài như họ để
trưng dụng về việc quốc phòng”. Lời nói này
chúng tôi e rằng những hạng người này “thừa
nước đục thả câu”, lợi dụng trạng thái tưởng
thức không có không gian và thời gian, giao
cảm mọi sự việc xảy ra tạo dựng thế giới siêuhình để lừa đảo mọi người, chứ từ xưa đến giờ
chưa có lịch sử nước nào ghi công lao của những
người làm đồng, cốt và những nhà ngoại cảm,
nhờ lên đồng, nhập cốt và ngoại cảm mà ngăn
giặc, đuổi giặc, giữ nước, dựng nước, bắt những
kẻ trộm cướp giết người, hiếp dâm, giữ gìn trật
tự, an ninh cho quê hương, xứ sở.
Vì biết rằng các nhà khoa học không thể
chứng minh được những hiện tượng hoạt động
của tưởng thức, nên trong các tôn giáo người ta
cố ý tu tập để triển khai tưởng thức hoạt động
ngõ hầu lấy đó tạo dựng thế giới siêu hình và
thần thông để lừa đảo mọi người. Vì không
nhận ra những hiện tượng đó nên mọi người
tin tưởng gia nhập vào tôn giáo, nuôi hy vọng
khi chết đi sẽ được sanh về nơi đó (Cực Lạc,
Thiên Đàng, Niết Bàn), hay có những thần
thông pháp thuật.
Do phong thổ, thời tiết, thức ăn nước uống
tại địa phương, hoặc do tai nạn xảy ra gây ảnh
hưởng não bộ, hoặc sự phát triển hoạt động của
não bộ không đồng đều, khiến cho tưởng thức
hoạt động nhiều hơn ý thức (trường hợp cháu
Bích Hằng), hoặc ý thức và tưởng thức cùng
hoạt động (trường hợp như anh Nhã) . Vì thế,
biến họ từ một con người bình thường trởthành đồng, cốt và các nhà ngoại cảm. Một con
người có khả năng đặc biệt.

Chúng ta không hiểu được năng lực của
tưởng thức khi nó hoạt động không giống như ý
thức chút nào cả:
1- Nó hoạt động rất đặc biệt tại một điểm,
nên không có không gian và thời gian, khoa
học không thể chứng minh được.
2- Nó giao cảm được mọi âm thanh sắc
tướng, vì các từ trường của nó. Các nhà khoa
học có thể chứng minh được.
3- Nó biến hiện ra muôn hình sắc tướn g
của những người đã chết không sai một nét nào
cả. Đó là năng lực duyên hợp của tưởng thức.
Các nhà khoa học không thể chứng minh được,
vì nó không phải là vật lý học, hóa học, y học,
sinh học, v.v..
4- Nó tạo ra một người thứ hai đang tiếp
chuyện với ý thức của nó. Đó là năng lực hợp
duyên của tưởng thức, khoa học không thể
chứng minh được.
5- Vì không có không gian, nên nó nhìn
suốt trong lòng đất thấy mọi vật và bất cứ địa
phương nào ở nơi đâu, cách xa bao nhiêu, nócũng biết được. Khoa học có thể chứng minh
được vì đó là từ trường của tưởng thức.
6- Vì không có thời gian nên bất cứ
chuyện gì đã xảy ra hoặc sắp xảy ra bao lâu nó
cũng biết được. Và biết một cách rất cụ thể. Đó
là từ trường của tưởng thức giao cảm và bắt gặp
những hành động, hình ảnh và âm thanh của
mọi sự việc đã xảy ra còn lưu lại trong môi
trường sống, khoa học có thể chứng minh được.
Cũng như những sự việc sắp xảy ra trong môi
trường sống nhân quả của mỗi con người, nó
đều bắt gặp và giao cảm được cả, khoa học
không có thể chứng minh được.
Hiện giờ giáo sư Trần Phương hy vọng vào
các nhà khoa học Việt Nam, quang học và điện
tử tinh vi để giải đáp: “Linh hồn có hay
không?”, nhưng giáo sư phải còn chờ đợi lâu
lắm, có lẽ giáo sư sẽ chết mất mà những câu
hỏi này chưa được giải đáp.
Là một nhà tu tập thiền định theo Phật
giáo, tự bản thân chúng tôi đã trực tiếp truy
tìm thế giới siêu hình để thấy, nghe, hiểu biết,
thì chúng tôi biết nó từ đâu xuất hiện những
hiện tượng đó. Vì thế, chúng tôi xác định quả
quyết: “Thế giới siêu hình không có, chỉ là
năng lực tưởng thức của mỗi con ngườicòn đang sống tạo ra, chứ người chết rồi
thì không còn lưu lại một vật gì cả” . Xưa,
thái tử Sĩ Đạt Ta khi tu thành Phật, Ngài cũng
xác định: “Thế giới siêu hình là thế giới
của tưởng tri”.
Câu hỏi thứ hai của giáo sư nêu lên tình
cảm vui, buồn, quan tâm, ước muốn, giận dữ,
tranh cãi của linh hồn để rồi nêu lên câu hỏi:
Có một thế giới linh hồn ngoài thế giới con
người đang sống không? Thế giới linh hồn hoạt
động như thế nào? Có khả năng tác động gì vào
thế giới của con người đang sống? Để đáp ứng
mong muốn của linh hồn người thân, người
sống dâng đồ cúng lễ, tiền bạc đồ dùng hằng
ngày (dưới dạng vàng mã) là đúng hay nhảm
nhí? Linh hồn có tiêu vong đi không, hay là
tồn tại mãi mãi?
Để trả lời những câu hỏi này:
1- Ngoài hai trạng thái hình và bóng của
cuộc sống con người hiện hữu trên hành tinh
này, thì không còn có thế giới linh hồn nào
khác nữa. Thế giới linh hồn mà người ta cảm
nhận được là do năng lực của tưởng thức trong
mỗi người giao cảm mà tạo ra. Năng lực ấy
được phát triển là do tu tập các loại thiền định
tưởng hoặc bị tai nạn hay bị một cú “sốc” gìtrong cuộc đời, khiến cho phần nhóm tế bào
não tưởng thức hoạt động, đó là trường hợp của
các nhà ngoại cảm.
2- Vì không có thế giới linh hồn nên nó
không có sự sinh hoạt riêng, không có sự sống
riêng. Do tưởng thức của con người còn đang
sống, nên sự sinh hoạt của nó cũng mang đầy
tính chất của con người: tình cảm vui, buồn,
quan tâm, ước muốn, giận dữ, tranh cãi v.v..
Nếu quả chăng có thế giới linh hồn của con
người thì phải có sự sinh hoạt khác hơn con
người, từ thực phẩm ăn uống, đến tình cảm,
truyền thông, diễn đạt v.v..
3- Nếu có khả năng tác động vào con
người thì có hai góc độ:
a- Gia hộ con người, giúp cho con người
tiêu tai, thoát nạn, bệnh tật tiêu trừ.
b- Hủy diệt loài người để cho thế giới linh
hồn tăng trưởng.
Trong hai điều kiện trên đây đều phi đạo
đức và phi nhân quả cả. Vì thế, nên thế giới
linh hồn không được loài người chấp nhận. Nếu
con người chấp nhận nó, là tự con người làm
khổ mình, khổ người. Thế giới linh hồn của con người do năng
lực tưởng thức của người còn sống tạo ra thì có
hai trường hợp:
1- Không tin nó là thế giới linh hồn của
người chết, màø biết sử dụng năng lực tưởng
thức đó áp dụng vào cuộc sống hiện hữu của con
người thì rất có lợi ích như: tìm hài cốt liệt sĩ,
báo động trước những tai nạn sẽ xảy ra v.v..
2- Nếu tin nó là thế giới linh hồn của con
người, thì đó là một tai họa rất lớn, gây cho
chúng ta bệnh tật và tai nạn “tiền mất tật
mang”. Nếu tin nó thì đời sống của chúng ta
hoàn toàn bị lệ thuộc, mất tự chủ, sống thiếu
đạo đức.
Vì thế giới linh hồn không có, người thân
chúng ta chết, nghiệp lực đã tiếp tục tái sanh
luân hồi còn đâu mà cúng lễ, tiền bạc, đồ dùng
hằng ngày (dưới dạng vàng mã) hay tụng kinh
cầu siêu v.v.. thì đó là nhảm nhí.
Vì thế giới linh hồn không có thì làm gì
có linh hồn tiêu vong hay tồn tại mãi mãi.
Ở đây, chúng tôi không suy luận để tranh
cãi mà là sự chứng nghiệm của bản thân chúng
tôi. Nhập vào trạng thái tưởng thức thì chúng
tôi bắt gặp thế giới linh hồn của con người quanăng lực tưởng thức của chúng tạo ra, chứ
không phải thế giới linh hồn của con người có
sẵn. Vì thế, chúng tôi biết rất rõ ràng.
Hầu hết mọi người đều có khả năng nhìn
thấy linh hồn, nghe thấy tiếng nói của linh
hồn, nhìn thấy hài cốt lắp vùi dưới lớp đất dày
mấy mét v.v.. không riêng gì cháu Bích Hằng,
chỉ vì mọi người chưa được triển khai tưởng
thức đúng mức, nên không thấy không nghe
được như cháu Bích Hằng mà thôi.
Khả năng đặc biệt, ấy do một nhóm tế bào
não của tưởng thức. Nếu các nhà y học và khoa
học chịu khó nghiên cứu bộ não của con người
thì sẽ khám phá ra rất dễ dàng.
4- Do sự không hiểu biết, giáo sư Trần
Phương cho rằng: Những thông tin bí ẩn của
anh Nhã, anh Liên, cháu Bích Hằng là những
khả năng đặc biệt càng khó khám phá.
Sự thật không phải vậy. Bởi vì thế giới
siêu hình không có, tức là không có linh hồn
người chết, không có linh hồn thì làm sao có
chất liệu quang học, y học, vật lý học mà khám
phá. Nếu rời khỏi bộ óc con người mà khám
phá thì chẳng bao giờ khám phá ra được thế
giới linh hồn. Cho nên, các nhà y học và khoa học hãy
khám phá nơi bộ óc của một nhà ngoại cảm
đang hoạt động, thì có thể sẽ khám phá ra từ
những từ trường của những tế bào não tưởng
thức phóng ra giao cảm với những từ trường
còn lưu giữ trong không gian, những hình ảnh,
âm thanh, sắc tướng, những hành động và tình
cảm của mỗi con người trước khi chết. Đó là y
học và khoa học có thể khám phá ra được.
Nhưng có những điều mà khoa học và y học
không thể khám phá ra đượ c, đó là năng lực
của tưởng thức, năng lực đó có thể biến tạo ra
hàng vạn vạn triệu triệu linh hồn con người
chết và mỗi linh hồn người chết, từ hành động
cử chỉ, lời ăn, tiếng nói đến đặc tướng, cung
cách không sai khác như người đó lúc còn sống.
Nhất là những linh hồn do tưởng thức của nhà
ngoại cảm biến hiện ra, lại nói chuyện với nhà
ngoại cảm, nhà ngoại cảm hiện giờ như người
trung gian nói lại cho chúng ta nghe những sự
việc xảy ra mà chỉ có những người thân trong
gia đình mới biết. Chúng tôi xin nêu lên một ví
dụ để quý vị dễ hiểu hơn.
Trong giấc mộng chúng ta gặp lại ông, bà,
cha, mẹ đã chết cách 10 năm hoặc 20 năm,
cùng lúc trong đó chúng ta cũng gặp lại nhữngngười còn sống như anh, chị, em, cô, bác cùng
bà con hàng xóm. Chúng ta đừng hiểu nông cạn
là những linh hồn người còn sống cùng với
những linh hồn người chết về gặp chúng ta
trong giấc mộng. Nếu quả chăng những người
còn sống xuất hồn gặp chúng ta thì những
người ấy phải nằm mộng như chúng ta. Nhưng
sự thật những người ấy không có nằm mộng.
Như vậy những người gặp chúng ta trong giấc
mộng là gì? Đó là do năng lực tưởng thức của
chúng ta biến hiện ra, nó có thể biến hiện một
số lượng người và xe cộ đông đúc như chợ Bến
Thành, nó có thể biến hiện ra một thủ đô lớn
như thủ đô Hà Nội, v.v..
Xét qua giấc mộng thì năng lực tưởn g thức
của giấc mộng chỉ bằng 1 phần trăm của tưởng
thức cháu Hằng khi tìm hài cốt liệt sĩ, và khả
năng tưởng thức còn gấp trăm triệu lần khả
năng tưởng thức của cháu Hằng hiện giờ, khi
nó làm những việc còn siêu việt hơn. Cho nên,
những nhà Khí công, nhà Nhân điện đều dùng
khả năng của tưởng thức.
Giáo sư Trần Phương với hy vọng: “Trung
tâm nghiên cứu tiềm năng con người, xác nhận
được sự tồn tại của linh hồn thì không những
có ý nghĩa nhân văn mà còn có ý nghĩa vềnhiều mặt khác, kể cả về hình sự (nếu người bị
giết mà nói ra thì kẻ giết người tránh sao khỏi
tội?), không những có ý nghĩa quốc gia, mà còn
có ý nghĩa quốc tế”.
Sự hy vọng của giáo sư Trần Phương
không thể thành đạt được, là vì linh hồn không
có, chỉ có năng lực tưởng thức tạo ra.
Vì thế, Thiền xuất hồn là một phương tiện
tu tập khai triển năng lực của tưởng thức. Khí
công là một môn võ học tậ p luyện để triển khai
năng lực tưởng thức; Mật Tông cũng là một
pháp môn triển khai sự mầu nhiệm của năng
lực tưởng thức; Nhân điện cũng là một phương
pháp triển khai năng lực tưởng thức để trị
bệnh; Tịnh Độ Tông triển khai năng lực tưởng
thức tạo ra thế giới siêu hình Cực Lạc Tây
Phương; Thiền Tông là một pháp môn tu tập
triển khai năng lực tưởng giải ảo giác, Chân
không, Phật tánh v.v..
Cho nên, từ trong các tôn giáo cho đến
những người có kiến thức khoa học còn nông
cạn và chưa thấu suốt nền đạo đức nhân bản
nhân quả, nên tin rằng có thế giới linh hồn
người chết, đó là một điều mê tín, lạc hậu mà
trong thời đại này không thể tha thứ được. Vì sự thật hiển nhiên, là không có thế giới
linh hồn người chết, mà chỉ có sự biến hiện do
năng lực tưởng thức của con người còn sống tạo
ra. Vì thế, Trung Tâm nghiên cứu tiềm năng
con người có ra đời cũng chỉ loanh quanh
nghiên cứu trong đống sách cũ của những người
xưa, toàn là sách tưởng do những nhà tưởng
học để lại. Nếu có nghiên cứu xa hơn thì cũng
dựa vào những nhà Nhân điện tưởng, Khí công
tưởng, Xuất hồn tưởng, Võ công tưởng, Thiền
tưởng, Định tưởng, Thần chú tưởng, Ngoại cảm
tưởng v.v.. thì cũng không thể nào giải quyết
được những gì mà giáo sư mong đợi. Còn nếu
đem những nhà ngoại cảm này áp dụng vào
hình sự thì chúng tôi e rằng không chính xác,
vì các nhà ngoại cảm không phải tự mình điều
khiển cái năng lực đó, mà chính cái năng lực tự
động của tưởng thức đó điều khiển họ, nên có
khi chính xác và có khi không chính xác, có
nghĩa là tưởng thức của họ, lúc làm việc, lúc
không làm việc. Cũng giống như trường hợp
anh Nhã, lúc nó làm việc thì chính xác, lúc nó
không làm việc thì anh mò mẫm như người mù
dò đường.
Cho nên, đem những hình bóng biến hiện
linh hồn người chết của tưởng thức vào việc lấyhài cốt liệt sĩ thì tốt nhất, còn về việc hình sự
và quốc phòng thì cũng chẳng khác nào đem sự
mê tín vào những vấn đề quan trọng của đất
nước, thì chúng tôi e rằng không có lợi mà có
hại nhiều hơn.
Bởi vì các nhà ngoại cảm không điều
khiển được tưởng thức của mình mà bị tưởng
thức của mình điều khiển lại mình.
Tóm lại bài này viết, vì lợi ích cho mọi
người trên hành tinh này, chúng tôi nói lên sự
thật, sự thật 100%. Chúng tôi nói lên không
cần quý vị tin, mà chỉ cần đem lại sự lợi ích
cho quý vị, để quý vị trở thành những người
không mù mờ, không dại dột bị kẻ khác lợi
dụng tưởng thức của mình lừa đảo. Tưởng thức
như con dao hai lưỡi, nếu quý vị biết dùng nó,
thì nó lợi ích cho quý vị, còn quý vị không biết
dùng nó, thì nó trở lại làm khổ và làm hại quý
vị.
Sự thật là sự thật, không thể nói khác
được, chúng tôi nêu lên một sự thật, thời gian
và sự tiến bộ của loài người sẽ xác chứng những
điều này, những điều chúng tôi đã nói ngày
hôm nay “Thế giới linh hồn là do tưởng
tri”.
PHỤ CHÚ I
TỬ BIỆT SANH LY LÀ MỘT
SỰ ĐAU KHỔ CỦA KIẾP NGƯỜI
Trả lời thư Liễu Tâm
Câu chuyện tử biệt sanh ly của gia đình
nhà con, là những câu chuyện nức nở thương
tâm đau khổ thường xảy ra trong kiếp sống của
con người, mà mỗi gia đình nào cũng đều
không tránh khỏi.
Luật nhân quả quá khắc nghiệt, vì sự công
bằng và công lý của nó. Nó chẳng động lòng
thương xót và chẳng tư vị một ai.
Trong cuộc sống của gia đình là một cộng
nghiệp của nhân quả, vui buồn, khổ đau, hay
hạnh phúc, phiền não, bất toại nguyện... đều là
do sự vay trả, trả vay của nhân quả.
Một cộng đồng nhân quả trong một gia
đình, người nào tuổi trẻ mà chết trước là người
đó đã trả xong nhân quả trong cộng đồng đó.
Khi trả xong dù muốn sống thêm một ngày
cũng không thể sống thêm được nữa. Do vậy ,
mới bảo rằng luật nhân quả quá khắc nghiệt. Cháu Thanh Phước cũng vậy, cháu đã trả
xong nợ nhân quả, vì thế cháu phải ra đi, ra đi
vĩnh viễn vì cháu đã hết nợ trong cộng đồng
đó. Riêng các con không thấy được nợ vay của
luật nhân quả mà cho đến giờ này còn khóc
thương thảm thiết.
Thầy xin nêu lên một ví dụ để con hiểu
cho rõ ràng: Ví như, con là một người thiếu một
món nợ rất lớn của một ông chủ, con phải đến
nhà của ông chủ nợ cố gắng làm lụng hết sức
mình để trả xong món nợ, khi con đã trả xong
món nợ, con rời khỏi gia đình ông ta, thì ông
ta kêu khóc thảm thiết không cho con đi, lúc
nào cũng muốn con ở lại làm cho ông ta nữa.
Như vậy, con thấy ông ta có công bằng không?
Và con là người đã trả nợ xong thì con vui
mừng rời khỏi gia đình ông ta thì hạnh phúc
biết bao! Vì không còn nợ nần nữa.
Như vậy, con nên tư duy theo luật nhân
quả, thì sự thương khóc của con có công bằng
không? Khi cháu Thanh Phước đã trả xong nợ
nhân quả của cộng đồng gia đình con, cháu ra
đi như trong thư con đã thuật lại: “Cháu rất
hiền lành và tốt bụng, thương yêu vợ con hết
mực, hiếu thảo với cha mẹ bốn bên, đối với bạn
bè cơ quan ai cũng khóc thương...”. Nhờ nhữngsự tốt bụng này, tức là thiện pháp mà cháu
Thanh Phước đã trả xong món nợ nhân quả
quá nhanh, vì thế cháu ra đi lúc đầu còn xanh
tóc, vừa mới 45 tuổi.
Nếu cháu Thanh Phước còn nghe tiếng
khóc thương của con và mọi người thì cháu rất
buồn, vì cháu đã trả xong nợ, mà cứ kêu gọi đòi
nợ cháu hoài, thì cháu rất đau khổ và không
hài lòng phải không hỡi các con?
Sao các con lại vô minh đến thế? Người
còn sống là còn nợ nhân quả, sao các con
không lo trả cho hết? Người trả xong nợ ra đi
thì các con phải vui mừng cớ sao lại buồn khóc,
thật là đảo điên.
Cuộc đời là một bi hài kịch trên sân khấu
nhân quả, có gì là thật đâu mà phải thương
khóc, hết đóng vai này đến đóng vai khác và
luôn luôn tiếp diễn những trò ảo ảnh đó vô
cùng, vô tận. Thế mà, các con tự mình chuốc
lấy sự khổ đau cho mình mà không biết, đó là
vô minh, thiếu sự hiểu biết.
Có một câu chuyện nhân quả mà Thầy
được ông thân Thầy kể lại: “Có một gia đình
kia, chỉ sanh ra một cậu con trai duy nhất, cậu
rất hiền lành dễ thương, hiếu hạnh chăm học,
không bao giờ cãi lời và làm cha mẹ buồn khổ, lớn lên cậu rất cần cù làm ăn khiến cho gia
đình giàu có nhất trong vùng. Vì thế , cha mẹ
thương yêu cậu hơn là vàng bạc châu báu.
Nhưng không may cậu lâm bệnh ít hôm rồi
chết, để lại sự thương tiếc của cha mẹ vợ con và
xóm làng.
Trong làng có một vị phù thủy rất cao tay
ấn thường đánh thiếp cho người xuống âm phủ
gặp những người thân mình đã chết.
Vì thương con nên ông cụ đến nhờ Thầy
đánh thiếp xuống âm phủ để gặp con. Khi
xuống đến âm phủ, ông cụ bước vào một cái
quán bên lề đường hỏi thăm. Người chủ quán
cho biết cách đây khoảng hơn hai tháng có
một cậu thanh niên ở trên trần gian mới xuống,
và bảo ông cụ: “Cụ hãy ngồi ở đây chờ một
chút, thế nào cậu trai ấy cũng sẽ cưỡi ngựa đi
ngang qua đây, chừng đó cụ sẽ ra nhìn mặt, coi
có phải là con trai của cụ không?”.
Ông cụ nghe lời, ngồi chờ chẳng bao lâu
nghe tiếng vó ngựa, cụ ra đón đường, quả đúng
là cậu con trai, con của cụ. Mừng quá cụ vừa
khóc, vừa níu tay con và vừa nói: “Sao con bỏ
bố mẹ, trong khi bố mẹ thương con hết mực...”.
Ông cụ vừa nói đến đó thì cậu con trai thét lên:
“Ai là con cái nhà ông, chúng tôi đã mắc nợông, làm trả nợ cho ông xong thì chúng tôi có
quyền đi, cớ sao ông cứ theo đòi nợ hoài”. Nói
xong cậu con trai quất ngựa chạy đi, chẳng hề
đoái hoài đến ông cụ. Ông cụ sững sờ nhìn theo
bóng cậu con trai mà bao lòng thương của cụ
đều buông xuống sạch”. Câu chuyện trên đây
con nên suy ngẫm, để thấu suốt lý nhân quả,
nhờ đó con mới chuyển được và tâm hồn mới
thanh thản an lạc và vô sự.
Cháu Thanh Phước ra đi là nhắc nhở cho
con thấy: “Đời là vô thường, là khổ đau và cuối
cùng là không có gì cả”. Chính con là người vay
nợ nhân quả rất nhiều, do đó con là người chịu
khổ đau nhiều nhất trong cộng đồng gia đình
này. Nếu con không gặp chánh pháp của Phật
thì giờ này con sẽ trở thành người điên mất.
Khi đọc xong bức thư này con hãy tư duy
suy nghĩ để tự cứu mình ra khỏi sự vô minh
ngu dại của mình đã tự dày vò, đã tự làm khổ
đau cho mình mà cứ mãi làm khổ đau không
dứt, đó là một điều thiếu đạo đức nhân bản làm
người đối với mình, con ạ!
Hãy đứng lên, tự thắp đuốc đạo đức mà đi,
đừng để sống trong đêm đen tối mờ mịt mà
món nợ nhân quả chưa biết kiếp nào trả xong. Thầy có lời thăm và chúc các con quán xét
xả tâm tốt để có một bầu trời thanh thản, an
lạc và vô sự.
Kính thư
Thầy của các con
PHỤ CHÚ II
TU TẬP TỨ NIỆM XỨ
Kim Quang hỏi đạo
Hỏi:Kính thưa Thầy, xin cho con hỏi:
Khi tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ, nếu vọng
niệm, cảm thọ đến thì con phải dùng câu tác ý
đuổi đi phải không Thầy? Hay là giữ tâm bất
động trước các cảm thọ đó, không cần phải
nhắc câu hướng tâm đuổi đi?
Theo con hiểu thì khi các niệm ác, cảm
thọ nóng, lạnh, đau nhức đến thì phải dùng
câu tác ý đuổi đi. Còn giữ tâm bất động trước
các pháp và các cảm thọ là tâm không tham,
sân giận, kiêu mạn, nghi ngờ, sợ hãi, ảo tưởng…
trước các ác pháp và các cảm thọ.
Đáp: - Khi tu tập Tứ Niệm Xứ là tu tập để
tâm thanh thản an lạc và vô sự tự nhiên chứ
không được bắt buộc ức chế tâm giữ gìn thanh
thản, an lạc và vô sự. Mục đích của Tứ Niệm
Xứ là khắc phục đẩy lui những điều làm cho
thân, thọ, tâm, pháp bất an, cho nên có vọng

niệm hay cảm thọ đến là con dùng câu tác ý

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!