Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

đường về xứ phật -tập 1-1

VĂN HĨA PHẬT GIÁO
ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT
TẬP I



BẬC A LA HAN




Bậc A La Hán xuất hiện làm chấn động,
đảo lộn tư tưởng triết học, thần học, thiền học v.v..
Dựng lại nền đạo đức nhân bản - nhân quả, giúp loài
người xây dựng cuộc sống thế gian thành cuộc sống
Thiên đàng, Cực Lạc.


Thư ngỏ
Chơn Như, ngày 24 tháng 8
năm 2003.
Kính gửi: Các bậc Tơn Túc, Hịa Thượng, Thượng Toa, Đại Đức, Tăng, Ni và quý vị Phật tử nam nữ cư sĩ bấn
Kính thưa quý vị! Bộ sách Văn Hĩa Phật Giáo Đường Về Xứ Phật và bộ sách Văn Hĩa Phật Giáo Giới Đức Làm Người đến nay đã được Nhà Nước cho phép in ấn và phát hành. Hai bộ sách trên đây là một trong những bộ sách Văn Hĩa Phật Giáo ‘^Mười Giới Đức Thánh Sa Di, Giới Đức Thánh Tăng và Thánh Ni, Đạo Đức Nhân Bản - Nhân Quả. Những bộ sách Văn Hĩa Phật Giáo nguyên gấc mà tác giả ghi lại bằng những kinh nghiệm cơng sức tu tập của mình theo đường tấi giáo tý Nguyên Thủy “GIỚI, ĐỊNH, TUỆ" của Đức Phật. Nĩ mang lại một kết quả rất thực tế và cụ thể cho một đời sắng an tạc, thảnh thơi và hạnh phúc của kiếp tõm người. “Sắng khơng tõm khổ mình khổ người” và “tịm chủ sanh, già, bênh, chết".
Nếu ai muắn đem những bộ sách này ra bình tuận đúng sai thì hãy tu tập như tác giả, cĩ nghĩa tà phải tu tập tàm chủ sanh, già, bênh, chết, nếu chưa
tàm chủ được bẩn sự đau khổ này, mà bình tuận bộ sách này thì quý vị tự biết khả năng của mình chưa đủ sức bình luận nĩ.
Nếu vì một tý do gì về sự sẩng của quý vị mà bình luận nĩ thì quý vị quá nơng cạn, đã tự dối mình, dối người để che đậy những điều khơng phải của Phật Giáo. Đĩ là quý vị quên đi bổn phận và trách nhiệm của người đệ tử Phật tà phải dẹp bỏ những tà kiến ngoại đạo đang ẩn núp trong ngơi nhà chánh pháp.
Trong sách này dạy rằng “khơng cĩ thế giới siêu hình ”, nếu quý vị bảo rằng: “cĩ thế giới siêu hình thì quý vị hãy tu tập cĩ trí tuệ tam minh, rẩi quan sát vũ trụ tìm xem tinh hẩn người chết, Thần, Thánh, quỷ ma ở đâu, cĩ hay khơng cĩ?
Chừng đĩ mới bình tuận sách này đúng sai.
Cịn bảo rằng sách này dạy khơng đúng tời của Phật, thì quý vị hãy tấy tạng kinh Nikaya ra so sánh và phải sắng cho đúng đời sắng Phạm hạnh của bậc Thánh Tăng, Thánh Ni, thiền định phải nhập cho được bắn Thánh Định, tàm chủ đời sắng, tâm khơng cịn tham sân si, mạn, nghi; tâm chủ bênh tật, khơng cịn đi bênh viện bác si mà phải tự khắc phục các bênh khổ, nĩ khơng cịn tác động đến thân tâm và phải tàm chủ sự sắng chết. Khi tàm chủ được như vậy thì quý vị mới bình tuận bộ sách này đúng sai với giáo tý Phật Giáo. Cịn quý vị chưa thực hiên được thì xin quý vị đừng bàn đến mà hãy to tu tập để cứu mình. Vì quý vị chưa tàm chủ được sự sắng chết mà dựa vào những kiến giải của những nhà hoc giả xưa và nay thì cũng giắng như những người mù sờ voi thì quý vị sẽ tàm trị cười cho những người hiểu biết. Tại sao vậy?
Vì tời nĩi của quý vị khơng minh chứng được với viêc tu hành. Lời nĩi khơng đi đơi với hành động sắng và tàm chủ thân tâm, thành ra quý vị chỉ tý tuận suơng mà thơi.
Kính thưa quý vị! Phật Giáo tà một tơn giáo cĩ nền đạo đức nhân bản - nhân quả của tịai người, nền đạo đức ấy sẽ giúp cho con người xây dựng cho mình một cuộc sắng Thiên Đàng, Cực Lạc tại thế gian này. Vì thế, chúng ta khơng cĩ quyền dìm mất nĩ đi một tần nữa, nĩ mất đi tịai người trên hành tinh này chịu một sự thiêt thịi rất tớn và nhất tà Phật giáo chí cịn tà một tơn giáo mê tín mà thơi. Xin quý vị tưu ý.
Sau cùng chúng tơi xin thành tâm kính chúc quý vị thân tâm dắc dào sức khỏe.
Kính ghi Thích Thơng Lạc

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
Thay lời tựa
Hôm nay là buổi học đầu tiên
về pháp hành, đường lối tu tập của đạo
Phật, xin quý Thầy và quý Phật tử nên
chắp tay lên niệm hồng danh đức Phật:
“Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca
Mâu Ni” (3 lần).
Đây là những bài học đạo đức nhân
bản - nhân quả làm người, nó được mọi
người có đủ duyên rèn luyện tu tập từ
khi có đạo Phật xuất hiện trên hành tinh
này. Đấng Giáo Chủ đạo Phật được

người đời sau tôn xưng là Đức Thích Ca
Mâu Ni. Người đã tự tu, tự chứng và
đã giác ngộ đạo lý nhiệm mầu, chứng
thật sự làm chủ sanh, già, bệnh, chết.
Đó là một sự giải thoát ra khỏi kiếp sống
của con người đầy dẫy đau khổ và luôn
luôn nối tiếp mãi trong kiếp luân hồi
sanh tử không bao giờ dứt.
Đạo Phật đã có mặt trên trái đất
này từ 2541 năm cho đến nay, nhưng
nếu chúng ta chịu khó nghiên cứu kỹ về
kinh sách và lịch sử của đạo Phật theo
kinh tạng Nguyên Thủy thì chúng ta sẽ
thấy:
Khi đức Phật còn tại thế, thì chúng
Tỳ kheo tu tập đúng chánh pháp. Còn
khi ông A Nan mất và về sau này chúng
Tỳ kheo đều tu sai pháp của đạo Phật
(Ông A Nan là người đệ tử sau cùng của
đức Phật nhập diệt). Vì thế, không còn
người tu chứng lái con thuyền Phật giáo
vững vàng, nên các Tổ Bà La Môn tự
tung, tự tác kết tập và biên soạn kinh
sách theo kiến giải, tưởng giải của mình,
không có một chút kinh nghiệm tu chứng,
nên kinh sách phát triển biên soạn theo
kiểu thế tục hóa mê tín dân gian. Cho
nên, khi các Tổ tu chưa chứng mà đi
truyền đạo đến các nước khác thì bị các
tôn giáo khác đồng hóa. Vì thế, kinh
sách phát triển Đại Thừa là một loại
kinh sách tưởng mà không có gốc.
Tuy vậy, một trăm năm đầu ấy,
ngay từ khi đức Phật còn tại thế, chúng
Tỳ kheo còn có nhiều người sống không
đúng Phạm hạnh, không ly dục ly ác
pháp, nên đức Phật buộc lòng phải chế
giới bổn Patimokha để ngăn cấm, nhưng
từ khi có giới bổn ra đời chúng Tỳ kheo
lại càng vi phạm nhiều hơn (Đoạn kinh
này do lý giải của các Tổ trong các kinh
Đại Thừa). Riêng chúng tôi nghiên cứu
kinh sách Nguyên Thủy thì không phải
vậy. Vì bộ kinh giới Sa Môn Quả, đức
Phật đã dạy đầy đủ giới luật, không có
thiếu một giới nào cả: “giới cấm, giới
đức, giới hạnh và giới hành” trong kinh
Trường Bộ tập 1 thuộc tạng kinh Nikaya
– Pali. Chỉ có giới cấm sau này các Tổ
biên soạn ra và gán cho Phật chế ra.
Trong bộ giới cấm của các Tổ, chúng ta
thấy có nhiều chỗ sai lầm rất lớn như:
đức Phật là một người tu chứng đầy đủ
trí tuệ, thế mà chế giới ra, giới luật lại
được sửa đi, sửa lại năm lần bảy lượt.
Các bạn thấy như vậy có đúng không?
Còn trong kinh Sa Môn Quả, đức Phật
chỉ thuyết giảng Thánh Hạnh quả của
người tu sĩ Phật giáo cho vua A Xà Thế
nghe có một lần, chứ không bao giờ sửa
đi sửa lại. Do điều này, mà chúng ta
biết bộ giới cấm là do các Tổ biên soạn
viết ra.
Đến khi đức Phật thị tịch, các vị
đại đệ tử của Người, không đủ uy đức
điều khiển với một số chư Tăng quá đông
đảo (1250) vị Tỳ kheo. Vì thế, sau khi
trà tỳ đức Phật xong, các vị đại đệ tử
của đức Phật, nhất là ông Ca Diếp đã
trực tiếp nghe một số chúng Tỳ kheo vui
mừng khi hay tin đức Phật nhập diệt.
Sau khi đám tang xong, ông vội
vàng mở cuộc họp, thiết lập cuộc kết tập
kinh luật lần đầu tiên, để lấy đó làm
giềng mối cho đạo Phật ở ngày mai.
Từ khi đức Phật nhập diệt, kinh
luật đã được thiết lập theo các Tổ,
nhưng mầm mống chia rẽ và phá giới,
phạm giới đã có từ lúc đức Phật còn tại
thế. Cho nên, ít ai còn giữ gìn và sống
đúng giới hạnh. Đến khi ông A Nan tịch
thì không còn ai có đủ quyền lãnh đạo,
nên lần lượt chư Tăng chia thành nhiều
bộ phái (20 bộ phái) và mỗi bộ phái tự
kiến giải kinh luật riêng của bộ phái
mình. Do đó, kinh sách phát triển của
đạo Phật, càng ngày càng tăng lên rất
nhiều.
Chính những kinh sách này, dẫn đến
lìa xa đạo Phật (mất gốc). Người tu sĩ
đạo Phật, sống không còn đúng Phạm
hạnh, tâm không ly dục ly ác pháp
được, nên Thiền định tu hành chẳng có
kết quả, nhập định chẳng được, phần
đông rơi vào tà định. Vì thế, thời nay ít
ai tu đúng "Chánh niệm" và nhập đúng
"Chánh định". Tứ Niệm Xứ và Tứ
Thánh Hiện Tại An Lạc Trú Định chỉ
còn là lý thuyết suông.
Những học giả, những giảng sư và
những hành giả tu chưa đến nơi, đến
chốn, đem tưởng giải và kiến giải ra
giảng những kinh Tứ Diệu Đế, Tứ Niệm
Xứ, Tứ Thánh Định, Thập Thiện, Đạo
Đức Nhân Quả của đạo Phật v.v… Họ
không thể triển khai nổi, chỉ thuyết
giảng loanh quanh, lập lại những kiến
giải, tưởng giải của những người xưa,
rồi thêm vào những kiến giải vay mượn
của các tôn giáo khác, của cả khoa học
hiện đại ngày nay.
Đọc lại những quyển kinh luận của
các nhà học giả, sư, thầy viết ra, lý
bày bán, họ cũng chẳng tu đến đâu, vì
họ đang sống chạy theo dục lạc thế gian
như những người khác, vì thế biết rõ họ
chưa giải thoát.
Sau mười năm trong thất, sống giữ
gìn giới luật đúng Phạm hạnh và tu tập
Tứ Niệm Xứ, Tứ Thánh Định, chúng
tôi đã thấy được kết quả của những pháp
môn này, làm chủ sự sống chết và chấm
dứt tái sanh luân hồi.
Ra thất, chúng tôi thành lập tu viện
Chơn Như, quyết tâm chấn hưng lại
Phật Pháp. Mười bảy năm trôi qua,
biết bao nhiêu người theo tu với chúng
tôi, chỉ có ăn, ngủ, độc cư mà không ai
tu nổi, thì làm sao tu định vô lậu, ly
dục ly ác pháp, không ly được dục ly ác
pháp thì làm sao nhập Tứ Thánh Hiện
Tại An Lạc Trú Định được.
bày bán, họ cũng chẳng tu đến đâu, vì
họ đang sống chạy theo dục lạc thế gian
như những người khác, vì thế biết rõ họ
chưa giải thoát.
Sau mười năm trong thất, sống giữ
gìn giới luật đúng Phạm hạnh và tu tập
Tứ Niệm Xứ, Tứ Thánh Định, chúng
tôi đã thấy được kết quả của những pháp
môn này, làm chủ sự sống chết và chấm
dứt tái sanh luân hồi.
Ra thất, chúng tôi thành lập tu viện
Chơn Như, quyết tâm chấn hưng lại
Phật Pháp. Mười bảy năm trôi qua,
biết bao nhiêu người theo tu với chúng
tôi, chỉ có ăn, ngủ, độc cư mà không ai
tu nổi, thì làm sao tu định vô lậu, ly
dục ly ác pháp, không ly được dục ly ác
pháp thì làm sao nhập Tứ Thánh Hiện
Tại An Lạc Trú Định được.
HiệnTại An Lạc Trú Tứ Thánh
Định, không nhập được thì không bao giờ
làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân
hồi.
Tu viện của chúng tôi, chỉ còn lại
một vài nguời sống đúng Phạm hạnh, ly
dục ly ác pháp, hiện giờ họ đang thực
hiện khá sâu vào Tứ Niệm Xứ để thực
hiện Thiền định (Tứ Thánh Định), họ
sẽ là những người thắp sáng lại đạo
Phật sau này, nếu chúng sanh có đủ
duyên, còn nếu không đủ duyên tức là
thiếu phước thì những tu sĩ này sẽ không
đủ nghị lực và bền chí chiến đấu lại
những nghiệp lực cuối cùng của đời họ,
thì Phật giáo chấn chỉnh rất mờ mịt và
khó khăn vô cùng. Vì giới luật, là cửa
ngõ để bước vào được nhà Thiền định mà
giới luật thì quá khắc nghiệt. Cho nên,
sống đúng giới luật thì quá khó khăn vô
cùng.
Con đường tu hành theo đạo Phật
rất thực tế và cụ thể cho tất cả mọi
người, đều có thể giải thoát khỏi cảnh
khổ của thế gian bằng một cuộc sống
"Đạo" ly dục ly ác pháp.
Sống có ly dục ly ác pháp thì sự tu
hành theo đạo Phật mới có kết quả,
bằng ngược lại tu hành vô ích, không lợi
mình lợi người còn mang nợ đàn na thí
chủ.
Vì sống đạo thì phải ly dục ly ác
pháp, nên ít có người theo sống được,
hầu hết đều bỏ cuộc tu hành hoặc tu có
hình thức hoặc biến thái đạo Phật qua
một hình thức khác (Bồ tát hạnh) để dễ
bề hành dục lạc.
Suy đi nghĩ lại, chúng tôi đắn đo
nhiều lần. Có nên triển khai giáo án
đường lối tu tập của đạo Phật cho hậu
thế ngày mai không? Nếu đường lối tu
hành của đạo Phật không được phổ biến
ở đời này, nhất là “đạo đức nhân bản -
nhân quả giải thoát không làm khổ
mình, khổ người” thì loài người sẽ đi về
đâu? Và sẽ khổ đau biết dường nào?
Sự mê mờ vô minh của con người từ
ngàn xưa đến nay đã lầm chấp và cho
các pháp thế gian là thật có sẽ đem lại
hạnh phúc cho họ, khi họ được đầy đủ.
Vì sự lầm chấp này, họ ôm giữ khư khư
không chịu buông bỏ ra. Do thế, ác pháp
càng tăng trưởng, thiện pháp càng suy
giảm, con người khổ đau lại càng khổ
đau hơn.
Lòng thương xót loài người, họ đã
theo đạo Phật từ xa xưa, hiện giờ và mai
sau, bao thế hệ này nối tiếp bao thế hệ
kia, giải thoát đâu không thấy chỉ thấy
toàn ưu bi, sầu khổ, bịnh, chết, lại
càng khổ đau hơn. Tu mãi chỉ có an ủi
tinh thần một cách trừu tượng, mơ hồ
chẳng có thực tế chút nào cả, chẳng có
lối thoát ra, loanh quanh lẩn quẩn trong
mê hồn trận của ngoại đạo.
Những gương Thầy Tổ của chúng ta
trước khi chết họ phải chịu khổ đau quá ư
cay đắng, khiến cho chúng ta bâng
khuâng và lo nghĩ rất nhiều về số phận
của mình và các đệ tử sau này.
Đạo Phật nói riêng và các tôn giáo
khác nói chung, có giải quyết được sự
khổ đau của con người hay chăng? Nhất
là bốn nỗi khổ của kiếp làm người:
sanh, già, bệnh, chết. Không lẽ tôn
giáo ra đời chỉ là những điều an ủi tinh
thần suông của thế hệ này, đến thế hệ
khác sao? Cho nên, chúng ta tự hỏi:
“mục đích của các tôn giáo đến với loài
người để làm gì?”. Đến với loài người,
để xây dựng nền đạo đức nhân bản –
nhân quả, giúp cho con người tự không
làm khổ mình, không làm khổ người và
không làm khổ tất cả chúng sanh, hay là
tôn giáo đến để ru ngủ con người vào một
giấc mơ đẹp Thiên Đàng, Cực Lạc,
Niết Bàn hay chứng Thiền, chứng đạo
hoặc kiến tánh thành Phật, thành Tiên,
thành Thánh v.v…
Do những sự tư duy trên đây, bắt
buộc chúng ta phải xác định rõ ràng về
tôn giáo: Nếu giáo lý của tôn giáo nào
chứng nghiệm được như khoa học thì giáo
lý ấy là đạo đức nhân bản – nhân quả
của loài người; còn giáo lý nào chứng
nghiệm khoa học không được thì giáo lý
ấy là giáo lý mơ hồ, trừu tượng, giáo lý
mê tín, giáo lý ru ngủ con người giống
như liều thuốc an thần.
Sau những ngày nghiên cứu các tôn
giáo, Chúng tôi chọn Phật Giáo, vì
Phật giáo rất gần gũi với khoa học.
Chọn xong và đem hết cuộc đời mình,
quyết hy sinh làm một cuộc thí nghiệm
trên giáo pháp của tôn giáo ấy. Nhờ sự
quyết tâm đó, chúng tôi đã loại bỏ ra
rất nhiều pháp môn của ngoại đạo đang
pha trộn trong giáo pháp của Phật Giáo.
Cuối cùng, chúng tôi chứng nghiệm sự
giải thoát của đạo Phật rất cụ thể và rõ
ràng. Khi sống trong trạng thái giải
thoát, chúng tôi không đành lòng nhìn
con người dần dần đi xuống hố thẳm khổ

đau, mà cứ tưởng mình vượt ra đau khổ
bằng khối óc, đôi tay, bằng những kỹ
thuật, khoa học, công nghệ hiện đại
v.v… Họ tin rằng, khoa học và công
nghệ hiện đại sẽ làm ra vật chất đầy
dẫy, thì loài người sẽ đầy đủ hạnh phúc
an vui, không còn khổ đau nữa. Sự nghĩ
tưởng như vậy, họ đã lầm. Nếu con
người không có đạo đức, thì đừng lấy
vật chất mà giải quyết sự khổ đau của
con người được. Vật chất càng nhiều, sự
khổ đau của con người càng lớn, do lòng
ham muốn vật chất nên tạo ra nhiều ác
pháp và thế gian này sẽ là địa ngục.
Nếu không có đạo đức, mà vì vật chất
thì con người sẽ trở thành ác thú hay là
quỷ dữ v.v… Biết mình tu hành chưa đủ
uy đức như Phật, chưa đủ tài trí làm
công việc lớn này, nhưng không thể làm
ngơ trước sự đau khổ của muôn người,
trước sự tồn vong của đạo Phật, nhất là
nền đạo đức nhân bản – nhân quả.
Một tôn giáo có hàng triệu triệu
người theo tu hành, lại tu không đúng
chánh pháp. Vì thế, chúng tôi chẳng
ngại nói lên sự thật, để xây dựng lại
đường lối tu tập của đạo Phật đúng
đắn, để làm sáng tỏ lại giáo pháp và
nền đạo đức của đức Phật, và để cứu
giúp biết bao nhiêu người, đang lầm
đường lạc lối, tu sai pháp (tu ức chế
tâm).
Nếu trên thế gian này, còn có những
bậc chân tu của Phật giáo thì hãy vì tiền
đồ của Phật giáo, vì tất cả chúng sanh,
vì nhân loại… Hãy cùng với chúng tôi,
vui lòng góp sức chỉ những chỗ sai sót,
để chúng tôi kịp thời chấn chỉnh cho đúng
đường lối tu hành, và đạo đức nhân bản
- nhân quả của đạo Phật. Xin chân
thành tri ân quý vị.
Kính ghi
Trưởng lão Thích Thông Lạc

(Ngày 06 - 10 – 1997)

Lời bạt
Biên soạn và trả lời những câu hỏi
của các Phật tử bốn phương về đường lối tu
tập của đạo Phật, chúng tôi dựa theo bốn
bộ kinh A Hàm thuộc Hán Tạng và
năm bộ kinh Nikaya thuộc Tạng Kinh
Pali cộng với kinh nghiệm tu hành của
chúng tôi.
Việc biên soạn những câu trả lời này,
chúng tôi tự hiểu lời dạy của đức Phật qua
kinh nghiệm tu hành, không dựa vào diễn
ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP I
giải của các nhà học giả xưa và nay, không
theo lối mòn đã giảng dạy của các Ngài,
không chịu ảnh hưởng danh từ dịch thuật và
các tôn giáo khác.
Chúng tôi biên soạn những câu trả lời
này qua những lời Phật dạy trong các bộ
kinh Nguyên Thủy mà chúng tôi tu tập đã
có kết quả thiết thực, cụ thể, làm chủ sự
sống chết và chấm dứt tái sanh luân hồi
bằng sức ý thức định lực tâm linh của mình.
Có những kinh nghiệm của chúng tôi
đúng với những pháp hành trong kinh điển
của đạo Phật. Phần đông, các nhà học
giả, các vị giảng sư, xưa và nay không triển
khai nổi. Nên chúng tôi phải dùng những
câu kinh để chứng minh Phật đã dạy thực
hành như vậy, chứ không phải tự chúng tôi
Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
kiến giải theo tâm thức phàm phu.
Khi minh chứng những lời dạy này,
chúng tôi đóng ngoặc và ghi lời dạy đó ở bộ
kinh luận nào, trang mấy, bài kinh số mấy
để quý vị tiện nghiên cứu lại. Còn chỗ nào dễ
hiểu và không nghi ngờ, thì chúng tôi thuyết
giảng luôn và không minh chứng, được xem
đó là dòng tư tưởng lưu xuất của chúng tôi
đang hòa nhịp với những lời Phật dạy trong
kinh tạng Pali. Vì thế, chúng tôi không cần
nêu ra, vì có nêu ra làm mất thời giờ vô ích.
Bộ sách Văn Hoá Phật giáo Đường
Về Xứ Phật này, được giảng dạy đi thẳng
vào cuộc sống Phạm hạnh (Giới luật), lý
đạo, lý pháp song song với hành pháp, để
tiện việc cho người tu hành, biết cách sống
đúng Thánh hạnh của đạo Phật. Và những
gì cần thông suốt thì phải thông suốt, thực
hành dứt bỏ những gì cần dứt bỏ, tu tập
những gì cần tu tập, trau dồi thân tâm
những gì cần trau dồi.
Người muốn tu theo đạo Phật, phải
chấp nhận đường lối tu tập này, là một pháp
môn tuyệt vời đưa mình ra khỏi cảnh trầm
luân của thế gian, trong 24 tiếng đồng hồ
một ngày đêm, không còn có thời giờ rảnh
rỗi, liên tục tu tập, dù là giờ đi nghỉ, giờ
thọ thực vẫn có pháp để thực hành.
Người tu theo đạo Phật, thực hành
đúng như lời dạy trong đường lối tu tập này,
thì trong hiện tại ngay đây liền sẽ có một
cuộc sống giải thoát hoàn toàn, hạnh phúc
an lạc, không phải chờ đợi một ngày, hai
ngày, ba bốn năm ngày mà ngay khi quyết
tâm bắt tay vào sự tu hành. Kết quả thấy
liền, không làm khổ mình, không làm khổ
người, sống một đời thanh cao, an lạc.
Chỉ có những người không nhiệt tâm,
chấp hành tu tập không đúng lời dạy trong
sách này, thường để thất niệm nên không có
kết quả giải thoát, dù tu suốt đời cũng vậy.
Họ là những người tu theo đạo Phật mà
tâm đời không muốn rời bỏ, nên kết quả
chẳng ra gì. Họ là những người tu chơi làm
mất thời giờ vô ích.
Việc biên soạn những câu trả lời này,
mục đích dựng lại những tinh hoa cốt tủy của
đạo Phật, ngõ hầu giúp cho mọi người thấu
hiểu đạo Phật rõ ràng và khái quát hơn.
Một tôn giáo có cuộc sống an lạc hạnh
phúc, gần nhất của loài người, thực tế và cụ
thể như khoa học hiện đại, một tôn giáo
không có tính cách mê tín, trừu tượng, huyền
bí, thần kỳ, chỉ là một sức tự lực thoát ra
lòng ham muốn của chính mình, để vượt khỏi
sóng gió ba đào của kiếp người, bằng một
nghị lực kiên cường, gan dạ, nhẫn nại, bền
chí …
Việc biên soạn những câu trả lời này,
là mục tiêu quét sạch những tà kiến ngoại
đạo đang giả danh, giả nghĩa đạo Phật,
làm mê mờ và lừa gạt hằng vạn triệu tín đồ
Phật giáo trên khắp năm châu.
Việc biên soạn những câu trả lời này là
mục đích chỉ thẳng cho tín đồ Phật giáo
nhận biết những vị Tỳ kheo nào là đệ tử của
đức Phật và những vị Tỳ kheo nào là đệ tử
của Bà La Môn Giáo và Tiên Giáo…
Lời thật mất lòng, chúng tôi biết,
ngoài chúng tôi ra chẳng còn ai dám nói
thẳng. Từ xưa đến giờ, có nhiều người đã
biết cái không đúng trong đạo Phật và giáo
lý ngoại lai đã biến Phật giáo thành Thần
giáo mà vẫn cứ chịu làm thinh, vì không
dám nói ra, nói ra các vị thầy lớn và các
bậc tôn túc răn đe đủ cách khiến cho các
thầy nhỏ chẳng dám hé răng. Họ bưng bít
mọi điều để che đậy các hành động sai quấy
của mình. Cũng vì thế, Phật giáo chỉ còn có
bề mặt bên ngoài, còn bên trong thì mối mọt
đã đục nát tan.
Những bậc chân tu nhìn thấy hoàn
cảnh tu sĩ của Phật giáo hiện giờ, phạm
giới, phá giới, sống như người thế tục, vật
chất đầy đủ, xe cộ không thiếu, nhà cao cửa
rộng, sống như những hàng vua chúa, ai mà
không đau lòng, đó là một sự sa đọa của tu
sĩ Phật giáo, một sự phá hoại Phật giáo
tận cùng.
Hoàn thành một bộ sách Văn Hoá
Phật giáo Đường Về Xứ Phật, để xác
định rõ đường lối tu tập của đạo Phật là
một việc làm rất khó trong giai đoạn này.
Vả lại, việc in thành sách nếu không có
Phật tử góp công, góp sức và ủng hộ thì
khó viên thành. Nhưng, chúng tôi là những
tu sĩ đạo Phật, thấy biết rất rõ các pháp
trong thế gian đều do duyên. Duyên chưa
đủ, chúng ta có muốn cũng khó thành. Nếu
phước chúng sanh đủ, duyên kia sẽ thành, lo
gì bộ sách này không đến tay quý vị.
Chúng tôi sẽ đem hết sức mình làm việc,
để bộ sách này, được đến tay quý vị, sớm
chừng nào tốt chừng nấy, để không phụ lòng
mong đợi của quý vị.
Kính ghi
Trưởng lão Thích Thông Lạc
(Ngày 08 tháng 10 năm 1997)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!