Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT - TẬP 1-11

vợ con để xả tâm, bảo rằng Phật không có dạy
độc cư nên còn xin Thầy cho phép tiếp bạn bè
và vợ con nếu họ đến thăm. Và còn hứa hẹn
với Thầy là sẽ thực hiện tu hành chứng đạo có
thần thông cho Thầy xem.
Thầy chỉ cười và bảo: “Nếu được vậy,
Thầy sẽ tuyên bố với Phật tử là con đã tìm
được một con đường khác hơn con đường của
Thầy và đã chứng đạo”. Sau đó, không đầy
một tháng Minh Tông đã khạc ra máu đống,
đống… và đi trị bệnh. Tu là phải nhờ thiện hữu
đi trước hướng dẫn chứ đừng tự mình tu là
chết, đó là những hình ảnh cảnh giác cho
chúng ta sau này. Minh Tông trình độ học thức
trên đại học, nên cho mình là người có học,
thông minh, hiểu biết, tự đọc kinh sách mà tu,
cãi lời Thầy mới ra nông nổi như vậy.

Bởi vậy,
những kiến giải của những nhà học giả là một
sự nguy hiểm cho người thực hành tu tập.
Vì thế, mới biết loại Thiền này là loại
Thánh Định như đức Phật đã gọi “Tứ Thánh
Định”.
Tâm còn phàm phu mà muốn nhập Thánh
Định thì nhập làm sao được?
Tam Minh là Thánh Tuệ của đức Phật thì
người phàm phu làm sao mà có Thánh Tuệ đó
được. Cho nên, nói đến bốn Thiền và Tam
Minh thì hiện giờ chưa có ai thực hiện được.
Tại sao vậy?
Tại vì, mọi người tâm còn phàm phu.
Trước khi muốn nhập bốn Thiền và Tam Minh
thì phải tu tập tâm Thánh, tức là tâm phải ly
dục ly ác pháp, còn nếu chưa ly dục ly ác pháp
thì đừng mong nhập bốn Thiền và Tam Minh.
Bởi, ngưng hơi thở là các hành trong thân
lần lượt sẽ ngưng nghỉ, ngưng nghỉ mà thân
không hoại diệt như vậy mới gọi là Thiền Định
Thánh. Các hành trong thân ngưng nghỉ mà
thân hoại diệt thì không phải nhập định mà là
một thân người chết.
Chừng nào, các con đã xả tâm ly dục ly ác
pháp, tâm thanh tịnh hoàn toàn, nghĩa là tâm
không phóng dật, tâm thường quay vào định
trên thân lúc bấy giờ Thầy sẽ chỉ cho các con
tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền. Còn bây giờ,
các con nên cố gắng phải xả ly tâm ‚như cục
đất‛. Đừng hỏi lung tung về hơi thở mà mất
thì giờ vô ích.

LÚC NÀO HƠI THỞ TịNH CHỴ?
Hỏi:Kính thưa Thầy! Chỉ khi nào con
buông xả sạch và không còn dính mắ c, tâm con
đã thanh tịnh, lúc bấy giờ hơi thở mới tịnh chỉ
phải không thưa Thầy?
Đáp: Đúng vậy, chỉ khi nào tâm con
buông xả sạch và không còn phóng tâm theo
các pháp, lúc bấy giờ hơi thở mới thật sự tịnh
chỉ, không còn bị tưởng thức che ngăn.
Hơi thở tịnh chỉ không phải khó, khó là ở
chỗ tâm thanh tịnh, cho nên sự tu tập của đạo
Phật là chỗ có giới luật, chỗ có giới luật là chỗ
rất khó giữ. Vì thế, hiện giờ tu sĩ Phật giáo đều
rơi rớt ở giới luật, mọi tu sĩ hầu hết đều phạm
giới, phá giới, bẻ vụn giới v.v..
Giới luật giúp tâm chúng ta thanh tịnh tức
là giới luật giúp chúng ta ly dục ly ác pháp.
Con người sanh ra ở chỗ dục nên sống
trong dục, làm việc gì cũng dục mà ở đâu có dục
là ở đó có ác pháp, ở đâu có ác pháp là ở đó có
đau khổ.
Mục đích của đạo Phật không phải nhắm
vào chỗ hơi thở tịnh chỉ mà nhắm vào chỗ tâm
bất động, chỗ tâm bất động là chỗ ly dục ly ác
pháp, chỗ ly dục ly ác pháp là chỗ giới luật của
đức Phật; chỗ giới luật không phải là giới cấm
mà là chỗ đức hạnh làm Người, không làm khổ
mình, khổ người và chỗ đức hạnh làm Thánh
Nhân, sống một đời sống không còn ràng buộc
thất kiết sử và không bị ngăn che bởi ngũ
triền cái.
Chỗ tâm bất động này, là chỗ để quý vị
tịnh chỉ các hành trong thân, nếu tâm quý vị
chưa bất động thì dù quý vị có muốn tịnh chỉ
tầm tứ còn không được thay, huống là quý vị
tịnh chỉ hơi thở.
Bởi vì, quý vị chưa tịnh chỉ lòng ham muốn
và chướng ngại pháp trong tâm thì làm sao quý
vị tịnh chỉ được hơi thở, đó là một sự việc rất
rõ ràng, nếu quý vị không lo tịnh chỉ các
chướng ngại pháp trong tâm, mà lo tịnh chỉ hơi
thở thì đó là một việc làm hoài công vô ích.
Tịnh chỉ dục và ác pháp rất dễ, chỉ cần có
nhiệt tâm, nhiệt huyết là quý vị tịnh chỉ ngay
liền.
Như quý vị đã biết lòng ham muốn và ác
pháp là những sự việc sẽ đem đến cho quý vị
khổ đau. Khổ đau là quý vị không bao giờ ưa
thích và khi gặp nó quý vị sợ hãi và chán
chường. Thế biết như vậy, cớ sao quý vị không
nhiệt tâm dứt bỏ nó. Quý vị ăn cơm để sống,
chớ đâu phải hút thuốc lá, uống rượu, cà phê,
thuốc phiện mà quý vị sống. Tại sao quý vị
không tịnh chỉ được nó, để thọ chịu sự khổ vì
nó.
Mục đích của đạo Phật, là ở chỗ tâm bất
động trước các pháp và các cảm thọ, chứ không
phải ở chỗ tịnh chỉ hơi thở hay thần thông
phép tắc, biến hóa tàng hình, kêu mây gọi gió
v.v..
Vì những thần thông phép tắc ngoại đạo
đều tu tập có được, cũng như tịnh chỉ hơi thở
như quý vị đều biết, có những tu sĩ Yoga họ
tịnh chỉ được hơi thở, nhưng không tịnh chỉ
được lòng ham muốn và ác pháp, mặc dù đem
chôn họ trong đất, dìm trong nước họ đều
không chết, nhưng tâm họ vẫn còn động trong
danh lợi.
Tại sao chúng ta biết được? Tại vì, họ đã
biểu diễn những thần thông đó, cho mọi người
xem, khiến cho con người trên thế giới mê mệt
vì những thần thông, do đó nên chúng ta biết
tâm họ lòng tham và ác pháp còn.
Đạo Phật vốn ra đời là giúp cho con người
thoát khổ, chứ không phải ra đời để biểu diễn
những trò ảo thuật huyễn hóa để lừa đảo những
người khác.
Cho nên, sự tịnh chỉ lòng ham muốn và
các ác pháp rất cần thiết để cho con người sống
không làm khổ mình, khổ người, mà đã không
làm khổ mình, khổ người thì không phải là
tâm bất động sao? Thì không phải là sự lợi ích
lớn cho cá nhân và xã hội sao? Còn thần thông
có lợi ích gì, chỉ là một trò ảo thuật mua vui
giải trí cho thiên hạ mà thôi. Người mới bắt
đầu tu theo đạo Phật là phải tịnh chỉ thói hư
tật xấu, không còn nữa. Chúng ta tiến lên một
bước nữa là tịnh chỉ lòng ham muốn và các ác
pháp.
Ví dụ: Ngày chúng ta ăn ba bữa, bây giờ
chúng ta tu theo Phật giáo chúng ta tịnh chỉ
hai bữa còn chỉ ăn có một bữa. Và sự tịnh chỉ
như vậy chúng ta có làm được không?
Chắc chắn việc làm này ai cũng tịnh chỉ
được.
Ví dụ, chúng ta nghiện thuốc lá, chúng ta
tịnh chỉ không hút thuốc lá nữa có được không?
Chắc chắn, việc làm này ai cũng làm được
trừ ra chúng ta không muốn tịnh chỉ hút thuốc
lá thì chúng ta phải nghiện mà thôi.
Bởi thế, trong sự tịnh chỉ không phải khó
khăn trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Bởi vì, chúng ta biết lòng ham muốn và
các ác pháp là đau khổ, nên chúng ta có quyết
tâm tịnh chỉ là chúng ta sẽ làm được ngay liền,
chứ không phải chờ đợi một vài kiếp như kinh
sách phát triển dạy: “Tu hành phải vô lượng
kiếp”.
Cũng như người nghiện rượu, biết rượu sẽ
đem đến cho chúng ta nhiều sự đau khổ, do đó
chỉ cần có sự quyết tâm là chúng ta tịnh chỉ
không uống rượu nữa, chỉ có những người
không biết rượu đem đến cho họ đau khổ, hoặc
có những người biết rượu sẽ đem đến tai hại
cho họ, nhưng họ là những người không biết
dừng, là những người chai lỳ chấp nhận, chịu
đựng sự đau khổ, họ là những người không có ý
chí thoát khổ, họ là những tên nô lệ cho dục
vọng chịu mọi sự đau khổ, họ là những kẻ nô lệ
cho rượu, cho thuốc lá, cho cà-phê, cho thuốc
phiện v.v.. Họ là những kẻ ngu si, u tối suốt đời
sống trong đêm tối của dục vọng, họ chỉ làm nô
lệ cho vật chất, cho những thứ thuốc độc.
Bởi vậy, kẻ nào không tịnh chỉ lòng ham
muốn, không ngăn và diệt các ác pháp, đó là
những kẻ nô lệ cho ác pháp và lòng ham muốn
của họ.
Vì lòng ham muốn và các ác pháp thường
sai bảo, khiến cho đời sống của họ khổ sở, điêu
đứng, có khi gần như chết, nhưng họ là những
con trâu bị xỏ mũi bởi dục vọng nên không dám
chống lại, chỉ an phận làm tôi tớ nô lệ cho nó.
Vì thế, cuộc đời của họ phải chịu mọi sự khổ
đau từ kiếp này sang kiếp khác.
Đạo Phật dạy chúng ta chiến đấu lại lòng
ham muốn của mình, và ngăn diệt các ác pháp
để chúng ta giải thoát khỏi kiếp đời nô lệ tôi
đòi, chứ đâu phải dạy chúng ta những thần
thông phép tắc, những trò ảo thuật để lừa đảo
người khác.
Vì thần thông là những trò lừa đảo này đã
có từ xưa, mà các tôn giáo khác đã từng dạy
thiên hạ để lừa đảo mọi người, chứ nó có lợi ích
gì đâu, cho kiếp sống của loài người.
Cũng như ngồi Thiền tịnh chỉ hơi thở có
ích lợi gì thiết thực cho cuộc sống chúng ta đâu,
nó chỉ là một trò khiến cho người khác kính nể
chơi chứ có nghĩa lý gì cho đời sống.
Cũng như các đạo sĩ Yoga đã biểu diễn
thần thông làm cho người Tây phương mê mệt,
nhưng sự thật nó có ích gì đâu cho kiếp sống
làm người của họ của người khác. Họ phải bỏ ra
cả cuộc đời tu tập quá vất vả và khổ sở, cuối
cùng chỉ là một trò giải trí cho người khác như
một trò xiếc mà thôi (dìm trong nước, chôn
trong đất mà không chết)
Vì thế, khi đức Phật còn sống Ngài không
có chấp nhận thần thông. Ngài dạy: ‚Mục
đích đạo Phật không phải ở chỗ Giới luật,
Thiền định, Tam minh mà ở chỗ bất động
tâm trước các pháp và các cảm thọ‛.
Cho nên, tịnh chỉ hơi thở là vấn đề phụ,
chúng ta đừng nên quan tâm nó, mà hãy quan
tâm đến tịnh chỉ lòng ham muốn và các ác
pháp tức là ly dục ly ác pháp.
Vậy, con không nên quan tâm điều này
mà lo tu tập xả tâm, diệt ngã ly dục ly ác pháp
để cứu mình ra khỏi nghiệp nhân quả thiện ác,
đó mới chính là con đường tu theo đạo Phật và
chính là con đường giải thoát của con.

THIẾU NGHỊ LỰC, NHIỆT TÅM VÀ ÁM THỊ
Hỏi:Kínhthưa Thầy! Tại sao con
buông xả quá chậm, nay được mai mất, con
chưa làm chủ được gì? Con không biết tìm biện
pháp nào mạnh hơn? Dùng Định Vô Lậu, tu
pháp Hướng Tâm sao chưa được thấy kết quả
hay con đã quán xét, tư duy chưa thấu triệt, tu
tập pháp hướng chưa đúng mức?
Đáp: Đúng vậy, tất cả sự tu tập của con
chưa chuyên nhất.
1- Dùng pháp Hướng Tâm còn yếu, chưa
nhạy bén.
2- Định Vô Lậu quán triệt chưa thông
suốt lý các pháp, lý nhân quả.
3- Mức tỉnh thức chưa đủ sức.
4- Chánh niệm còn kém (thiện pháp).
5- Nghị lực và nhiệt tâm còn yếu kém ,
chưa dũng mãnh.
6- Chưa quán triệt thấu suốt kiếp sống
của con người: “khổ như thật – thật khổ”.
7- Không có sự quyết định dứt khoát
mạnh mẽ.
8- Không có sự tích cực trong sự dứt
khoát xả bỏ thói quen.
Nói xả bỏ hay nói ly dục ly ác pháp là nói
chứ chưa phải xả, đến khi xả là chúng ta mới
thấy khó vô cùng.
Buông xả là một danh từ suông, thật sự xả
bỏ một điều gì không đơn giản như chúng ta
nói, nếu một người không quyết tử thì khó mà
xả bỏ được.
Ví dụ, như ăn ngày một bữa để xả bỏ hai
bữa ăn kia, nếu một người không quyết tử thì
cũng khó mà ăn một bữa được, đó là cái ăn nó
dễ dàng như vậy mà nó còn khó xả huống là xả
dục và các ác pháp.
Ví dụ, như một người ăn thịt cá quen, bây
giờ bắt đầu ăn chay, nếu không quyết tử thì
việc ăn chay cũng không dễ dàng.
Ví dụ, như một người nghiện thuốc lá nếu
anh ta không quyết tử thì cũng không bao giờ
bỏ được thuốc lá. Đó là những sự buông xả tầm
thường mà còn phải quyết tử huống là con
quyết bỏ tâm tham, sân, si thì đâu phải là một
việc dễ làm. Mỗi lần vấp ngã là mỗi lần đứng
lên, dũng mãnh hơn, liều chết, cắn chặt răng,
đưa lưỡi lên nóc họng quyết tử với tâm tham,
sân, si của mình thì mới mong chiến thắng nó
được. Đức Phật dạy: ‚Thắng trăm trận
không bằng thắng mình, thắng mình mới
là chiến công oanh liệt‛. Có nghĩa lời xác
định này, xả tâm rất khó, khó vô cùng, khó chứ
không phải dễ, nếu không xem mình là một tử
thi, thì không thể nào xả bỏ được tham, sân, si.
Nhất là tâm si, trạng thái tâm si là hôn trầm,
thùy miên, hôn tịch, vô ký, ngoan không, khi
các hiện tượng này xảy ra nếu không có một
nghị lực kiên cường, một ý chí dũng mãnh thì
không bao giờ thắng chúng được. Hầu hết, các
tu sĩ về đây tu tập, đều đầu hàng giặc si này ,
mọi người đều cuốn cờ rút chạy dài, đầu hàng
vô điều kiện.
Người ta đọc câu Kinh Pháp Cú ai cũng
thấy kinh này quá hay, nhưng cái hay của nó ở
danh từ chứ việc làm của nó thì gần hết như
con người trên hành tinh này, mấy ai là người
đã làm được.
Con hãy quán xét thử khắp trong thế gian
này, người ta có thể tu tập có thần thông, có sự
linh thiêng huyền diệu, mầu nhiệm, có sự đình
chỉ hơi thở thật sự, nhưng ít ai hoặc không có
người đình chỉ tâm tham, sân, si.
Đình chỉ lòng tham, sân, si tức là ly dục ly
ác pháp, ly dục ly ác pháp là một đạo đức tuyệt
vời của con người. Đạo đức không làm khổ
mình, khổ người, khổ cả hai.
Thế mà, một việc làm có lợi ích lớn như
vậy, tại sao người ta không làm được ?
Người ta nói tu, nhưng người ta không
hiểu tu là làm gì? Phần đông người ta hiểu tu
là tụng kinh, trì chú, ngồi Thiền, niệm Phật
hoặc làm những việc lành từ thiện, bố thí cúng
dường hoặc luyện bùa, niệm chú hoặc tập luyện
Yoga hơi thở bằng cách này hoặc bằng cách
khác để có thần thông, những việc làm như vậy
họ gọi là tu.
Đối với đạo Phật sự tu không phải như
vậy, mà là một cuộc sống, một hành động sống
không làm khổ mình, khổ người.
Chúng ta sống như thế nào mà không làm
khổ mình, khổ người, thì đó là một sự tu của
đạo Phật. Sự tu ấy trong đạo Phật gọi là tịnh
chỉ lòng tham, sân, si; còn gọi là xả bỏ ly tham
đoạn diệt ác pháp.
Muốn đoạn diệt lòng ham muốn và các ác
pháp đang làm cho đời sống của chúng ta đau
khổ, nay chuyện này mai xảy ra chuyện khác
thì phải có đầy đủ nghị lực và nhiệt tâm.
Nếu chúng ta biết đời là khổ mà không
quyết tâm buông bỏ những sự đau khổ đó. Cũng
như người ăn trộm cắp, biết trộm cắp là sẽ bị
tù tội và sẽ bị người ta bắt được đánh đập mình
và có khi còn giết mình, thế mà người ăn trộm
cắp không bỏ được, không ly được thì quý vị
nghĩ sao?
Biết ác pháp và lòng ham muốn là khổ,
mà không chịu bỏ thì có ai bỏ dùm mình được
không?
Ví dụ: Biết nói chuyện là tâm không ly
dục ly ác pháp, tâm không bao giờ hết phóng
dật, thế mà không bỏ được sự nói chuyện thì có
ly dục ly ác pháp được không? Nếu không ly
dục ly ác pháp thì làm sao hết tham, sân, si.
Vậy mà, ngay bây giờ không chịu bỏ nói
chuyện, thì tu làm gì, cho mất công và cũng
chẳng có ích lợi gì.
Cho nên, tu là buông xả chứ không phải
ngồi Thiền, niệm Phật, tụng kinh mà buông xả
được. Chúng ta thử xem lại thời gian đã qua,
các bậc Thầy Tổ của chúng ta từ xưa đến giờ,
họ đã từng tụng kinh, niệm Phật, trì chú, ngồi
Thiền, mà có người nào xả bỏ tham, sân, si
được chưa? Ngoài hình thức bệ vệ trong chiếc
áo cà sa, Thầy Tổ của chúng ta vẫn còn tham
danh đắm lợi. Không tham danh đắm lợi sao
họ lại xây cất chùa to Phật lớn như vậy? Không
tham danh đắm lợi sao họ lại ăn uống phi thời,
sống một đời vật chất quá đầy đủ như một nhà
giàu có.
Phật dạy: ‚Ba y, một bát, sống không
nhà cửa, không gia đình‛. Thế mà, Thầy Tổ
có sống được như vậy không?
Thưa các bậc tôn túc Tăng và Ni cũng như
quý vị cư sĩ hãy thành thật với mình, với
những tín đồ Phật Giáo, có phải chúng ta đã ly
tham ly ác pháp? Có phải chúng ta sống đúng
Phạm hạnh của những bậc Thánh Tăng, Thánh
Ni hay cuộc sống của chúng ta không khác gì
với những người phàm phu, cũng danh, cũng
lợi, cũng tham, cũng sân, cũng si mê dính mắc:
sắc, danh, lợi, thực, thùy?
Có nghị lực, có nhiệt tâm xả bỏ, có chấp
nhận một cuộc sống buông xả giải thoát; có
chấp nhận Phạm hạnh giới đức của Phật Giáo;
có biết rõ đời sống thiểu dục tri túc là đời sống
đạo của đạo Phật, là đời sống giải thoát không?
Hỡi các vị tôn túc! Xin quý vị hãy nhìn lại
đời sống của mình có xứng đáng là người tu sĩ
đạo Phật hay không; có đầy đủ nghị lực; có
nhiệt tâm xả bỏ ly tham ly ác pháp chưa?
Phải thành thật với mình, với tín đồ Phật
Giáo, để làm sáng tỏ lại Phật giáo. Đừng vì
danh, vì lợi, vì cuộc sống thế tục mà dựa theo
kinh sách phát triển bưng bít những lỗi lầm
đáng sợ, tai hại cho mình và cho Phật Giáo.
Trước khi làm những gì, chúng ta hãy suy
nghĩ đến hậu quả của nó.
Hậu quả của những người tu, chúng ta trực
tiếp đã thấy quá rõ ràng. Thầy Tổ của chúng ta
trước khi chết phải thọ lấy sự đau khổ vô cùng,
chỉ vì sống không đúng Phạm hạnh của đạo
Phật nên phải gánh chịu sự đau khổ vô vàn. Đó
là vì, chúng ta không nhìn thấy sự tu hành giả
dối của chúng ta, nhân giả dối lừa đảo thì quả
phải khổ đau.
Thưa quý vị, quý vị nói chứ quý vị có xả
đâu, quý vị đừng ôm thêm, ôm thêm để mà khổ
quý vị ạ!
Hãy buông xả! Buông xả với một nhiệt
tâm nồng cháy; với một nghị lực kiên cường;
với một sự hiểu thông suốt: ‚Dục và ác pháp
là khổ‛, thì quý vị mới xả bỏ được, mới tìm
thấy sự giải thoát chân thật của đạo Phật.
‚Buông xuống đi! Hãy buông xuống
đi!
Chớ giữ làm chi có ích gì
Thở ra chẳng lại còn chi nữa
Vạn pháp vô thường buông xuống đi
--o0o--
Buông xuống đi! Hãy buông xuống đi!
Tâm hồn thanh thản chẳng sầu bi
Cuộc đời ngắn ngủi trong chớp mắt
Còn có vui gì chẳng bỏ đi
--o0o--
Buông xuống đi! Hãy buông xuống đi!
Trò đời như mộng có còn chi
Tứ đại trả về cho tứ đại
Thanh nhàn an lạc lúc phân ly‛
Muốn cho có một nội lực sung mãn, để
khắc phục tâm tham ưu của mình; để có kết
quả tâm bất động trước các pháp; để ly được
dục ly được ác pháp; để tâm không phóng dật
và cuối cùng tâm định trên thân, thì thường
xuyên con nên dùng pháp Hướng Tâm - Như Lý
Tác Ý, ám thị tâm con khi con muốn tâm con
phải làm một điều gì như con muốn.
Ví dụ, như con muốn tâm con không còn
giận hờn, thương ghét, hay không cho nó nói
chuyện, để sống trầm lặng một mình, thì con
nên trạch pháp một câu: “Tâm như cục đất,
không nên nói chuyện với ai cả để sống đúng
chánh hạnh, để được an vui, thanh thản và vô
sự”.
Câu hướng tâm này, con phải sống với nó
như bóng với hình, lúc nào, giờ nào con cũng
phải nhớ ám thị, đừng nên quên thì sẽ có hiệu
quả xả tâm rất tốt. Nhớ kỹ, ám thị cho đến
chừng nào có hiệu quả mới thôi.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!