ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP I
ĐẠO VÀ ĐỜI
Câu hỏi của Từ Chơn
Hỏi:Kính thưa Thầy!
Cóphải đường
đời và đường đạo là hai
ngả cách ngăn không
sao dung hòa được phải
không thưa Thầy?
Con thường nghe người ta
nói: Khi một
người thành công trên
đường đời thì không
thành công trên đường
đạo. Có phải vậy
không?
Đáp: Lời nói này không
đúng con ạ!
Người ta đứng trên góc
độ những tôn giáo mê
tín mà nói thì đời đạo
là hai ngả, còn đứng
trên góc độ những tôn
giáo đạo đức, không mê
tín thì đời đạo là một
ngả.
Tại sao vậy?
Bởi tôn giáo mê tín là
tôn giáo lừa đảo
mọi người nên đời đạo
cách xa như hai ngả
đường, còn tôn giáo
không mê tín là tôn giáo
đạo đức, tôn giáo đạo
đức là đời sốn g của con
người, nên đời đạo không
hai. Nếu đời sống con
người không đạo đức là
đời sống của loài thú
vật, đời sống đau khổ,
đời sống u tối như bóng
đêm. Còn đời sống có đạo
đức là đời sống tôn
giáo như đạo Phật Nguyên
Thủy, đạo Ông Bà,
đạo Nho Giáo.
Cho nên, tôn giáo nào
không chứng minh
được rõ ràng mục đích,
thường chứng minh
không cụ thể, không thực
tế, mơ hồ, ảo tưởng
là tôn giáo mê tín, còn
tôn giáo nào chứng
minh được rõ ràng mục
đích cụ thể, không mơ
hồ, ảo tưởng thì tôn
giáo đó là tôn giáo đạo đức
của con người. Vì thế,
đạo đức của con người thì
làm sao gọi là đời đạo
hai ngả? Nếu đời sống
không đạo đức là đời
sống của loài thú vật. Có
đúng như vậy không các
con? Còn đời sống có
đạo đức là đời sống có
tôn giáo, chứ không phải
theo tôn giáo mới gọi là
có tôn giáo. Các con có
hiểu ý này không?
Thành công trên đường
đời mà không
thành công trên đường
đạo là thành công trên
đường ác. Thành công
trên đường đời mà thành
công trên đường đạo là
thành công trên đường
thiện, cho nên đời có
đạo là đời thêm tươi,
thêm hạnh phúc cho mình
và cho muôn người,
muôn vật, còn đạo không
đời là không phải
đạo…
Ví dụ: Một người giàu có
mà không đạo
đức là người bóc lột mồ
hôi công sức của những
người khác. Đây là thành
công trên đường đời
mà không thành công trên
đường đạo. Cho
nên, đời thì phải có đạo
mà đạo thì phải có đời,
đời mà không có đạo là
đời sống của loài thú
vật như trên đã nói, còn
đạo mà không có đời
thì làm đạo cho ai. Đến
đây các con đã hiểu đời
như thế nào là đời đúng,
là đời sai. Và đạo như
thế nào là đạo đúng, là
đạo sai.
³³³
CHÁNH TRỊ
Hỏi:Người ta nói chánh
trị không có
tôn giáo trong đó, nên
con rất phân vân mong
Thầy mở rộng lòng từ bi
chỉ dạy cho con.
Đáp: Người ta nói chánh
trị không có tôn
giáo trong đó, vì người
ta hiểu về tôn giáo
không chính xác, thường
cho rằng tất cả tôn
giáo đều là thần quyền,
mê tín, chứ người ta
đâu biết rằng có những
tôn giáo không có thần
quyền, không mê tín, như
Đạo Thờ Ông Bà,
Đạo Nho Giáo, đạo Phật
giáo Nguyên Thủy.
Những tôn giáo ấy là đạo
đức của loài người.
Vậy chánh trị rất cần
những tôn giáo đạo đức
ấy.
Chánh trị không tôn giáo
đạo đức là
chánh trị độc tài. Chánh
trị không tôn giáo mê
tín là chánh trị sáng
suốt. Tôn Giáo mê tín là
chánh trị độc tài. Tôn
giáo không mê tín là
chánh trị đạo đức đem
lại hạnh phúc cho muôn
người.
Chánh trị không tôn giáo
đạo đức nhân
bản là chánh trị què.
Tôn giáo không đạo đức
nhân bản là tôn giáo mù,
tôn giáo mê tín, tôn
giáo thần quyền.
³³³
THƠNG MINH
Hỏi:Ăn mặn có nhiều
prôtít để thông
minh học giỏi, học bài
mau thuộc, còn những
người ăn chay trí tuệ
không phát triển, học
hành càng ngày càng sa
sút có đúng như vậy
không thưa Thầy?
Đáp: Theo luật nhân quả
thì người học
giỏi là người đã huân
học nhiều đời nhiều kiếp,
đến đời này họ chỉ đọc
sơ qua là đã thuộc làu,
còn những người không
thông minh là những
người nhiều đời nhiều
kiếp trước không huân
học nên đời nay học lâu
thuộc bài, cho nên học
giỏi hay học dở không
phải chỗ ăn mặn hay ăn
chay.
Có người ăn mặn học giỏi
nhưng cũng có
người ăn chay học giỏi.
Thầy ăn chay từ lúc
tám tuổi thế mà học hành
thì không thua ai,
còn tu hành thì ai hơn
được. Cho nên , vấn đề
thông minh không phải ăn
chay, ăn mặn mà
chỗ do siêng năng học
tập nhiều đời nhiều
kiếp.
³³³
TRIẾT HỌC CHÛ NGHÏA
DUY VẬT BIỆN CHỨNG
Hỏi:Học môn triết học
Chủ Nghĩa Duy
Vật Biện Chứng và Chủ
Nghĩa Duy Vật Lịch
Sử. Thầy cô đều dạy phải
có một lập trường tư
tưởng vững vàng, phải
đứng trên lập trường tư
tưởng của giai cấp công
nhân… nên làm con rất
dao động tư tưởng.
Đáp: Về môn triết học
thì loài người từ
xưa cho đến nay đã để
lại cho chúng ta rất
nhiều triết học, nhưng
không có một triết học
nào đứng vững, nó chỉ
đáp ứng theo xu thế của
thời đại mà thôi. Triết
học không phải là chân
lý của lòai người, cho
nên nó thường không
theo kịp từng thời đại
thường bị lỗi thời, nên
không được con người áp
dụng vào cuộc sống
triệt để.
Chúng ta ai cũng biết
con người có hai
phần:
1- Phần vật chất
2- Phần tinh thần
□Phần vật chất gồm có
một duyên (sắc
uẩn là thân tứ đại).
□Phần tinh thần gồm có
bốn duyên (thọ
uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn
và thức uẩn).
Như vậy triết học Chủ
Nghĩa Duy Vật
Biện Chứng chỉ luận về
phần vật chất , còn
phần tinh thần hoàn toàn
không hiểu. Và như
vậy triết học Chủ Nghĩa
Duy Vật Biện Chứng
không đủ những điều kiện
giải quyết nhân sinh
quan và vũ trụ quan để
cho chúng ta có một lập
trường tư tưởng vững
vàng. Có đúng như vậy
không các con?
³³³
ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP I
LUẬT NHÅN QUÂ
Hỏi:Luật nhân quả rất
công bằng, ai
làm thì người đó chịu.
Vậy sao trên đời này
chẳng thấy có cái gì là
công bằng cả.
Ví dụ: như người siêng
năng học tập
không chơi bời mà khi
kết quả thi thì cứ thấp
hơn những người chơi
nhiều học ít. Tại sao
vậy?
Đáp: Luật nhân quả rất
công bằng, ai làm
thì người đó chịu, nhưng
chúng ta phải có đủ
trí tuệ quán xét, chứ
không nhìn một cách
thông thường mà thấy
được sự công bằng ấy.
Ví dụ: như người siêng
năng học tập
không chơi bời mà khi
kết quả thi thì cứ thấp
hơn những người chơi
nhiều học ít. Nếu nhìn
thông thường thì chúng
ta thấy luật nhân quả
không công bằng, còn
chúng ta nhìn suốt lý
nhân quả thì mới thấy
luật nhân quả không bỏ
sót một hành động thiện
ác nào mà ta đã tạo
nhân trong hiện tại cũng
như trong quá khứ.
Cho nên, luật nhân quả
gồm có nhiều góc độ
nhìn:
-Thứ nhất nhân hiện tại
quả hiện tại.
-Thứ hai nhân quá khứ
quả hiện tại.
-Thứ ba nhân hiện tại
quả tuơng lai.
-Thứ tư nhân người này
quả người khác
chịu do chùm nhân quả.
Ví dụ trên về người sinh
viên thì phải
nhìn nhân quá khứ, quả
hiện tại, thì mới thấy
luật nhân quả công bằng,
còn nhìn nhân hiện
tại, quả hiện tại thì
luật nhân quả không công
bằng, đó là nhìn sai.
Thường mọi người chỉ
nhìn thấy nhân hiện tại,
quả hiện tại, chứ
không chịu thấy những
nhân quả ở các góc độ
khác nhau, vì vậy đôi
khi thấy nhân quả không
công bằng. Ví dụ: Như
một người ăn cắp mà
không bị bắt quả tang
tại trận, không bị đánh
đập, không bị tù tội thì
cho đó là nhân quả
không công bằng. Như vậy
là cái nhìn nhân
quả không đúng, chứ
không phải nhân quả
không công bằng. Luật
nhân quả có sự chuyển
biến thay đổi theo từng
sát na, từng giây, từng
phút không để một kẻ nhỏ
của thời gian thiếu
công bằng. Nếu một hành
động thiện vừa làm
là có sự thay đổi nghiệp
quả ngay liền chuyển
biến sự đau khổ của
người làm thiện. Thiện ở
đây có ba nơi xuất phát:
1- Thân
hành thiện
2- Khẩu hành thiện
3- Ý hành thiện
Chỉ một ý hành thiện vừa
khởi là chúng
ta cũng cảm thấy quả khổ
tiêu tan ngay liền.
Ví dụ 1: Một người đang
tức giận bị người
khác mắng chửi, họ chỉ
cần khởi niệm: “Đời
trước ta đã gieo nhân
này nên ngày nay ta phải
trả hoặc người này là
người đáng thương họ
đang tạo nhân quả ác”.
Khi nghĩ như vậy ngay
liền làø họ hết khổ.
Phải biết, đang tức giận là
đang trả quả ác (khổ),
đang chửi mắng là đang
tạo nhân ác.
Ví dụ 2: Khi ta vừa khởi
niệm người ấy
xấu ác là nhân thì ngay
đó liền có quả ta phiền
não và đau khổ.
Cho nên, phải quán xét
trong nhiều góc độ
khác nhau thì ta mới
thấy luật nhân quả công
bằng, và công bằng tuyệt
đối, do công bằng
tuyệt đối nên không sai
một hào ly, vì không
sai một hào ly, nên
người nào không đủ trí tuệ
quán xét tế nhị thì
không thấu rõ, vì vậy cho
rằng luật nhân quả không
công bằng.
Ví dụ: như người siêng
năng học tập
không chơi bời mà khi
kết quả thi thì cứ thấp
hơn những người chơi
nhiều học ít. Là vì người
học sinh ấy học hành
không có phương pháp
nên học nhiều mà không
nhớ (nhân), do đó kết
quả thi thì cứ điểm thấp
(quả hiện tại). Còn
người học ít nhưng lại
học có phương pháp nên
nhớ không quên (nhân
hiện tại), do đó kết quả
thi thì điểm cao (quả
hiện tại). Vì công bằng
cho nên luật nhân quả không
phải chỉ có ở góc
độ nhân quả hiện tại mà
còn ở nhiều góc độ
khác nữa, khi nào các
con học đạo đức nhân
bản – nhân quả thì các
bạn sẽ hiểu rõ hơn
nhiều về sự công bằng
của luật nhân quả.
Các con cứ thử nghĩ xem:
luật nhân quả
chi phối điều hành khắp
vũ trụ này, nếu chỉ
một sát na không công
bằng thì vũ trụ này sẽ
đổ nhào và không còn trậ
t tự, tất cả vạn vật
đều bị rối lọan và bị
tiêu diệt.
Với đôi mắt và trí
ócphàm phu người ta
không thể nào nhìn
thấusuốt quy luật họat
động của nhân quả, vì
thếngười này thấy góc
độ này, người kia thấy
gócđộ khá c, chứ chẳng
bao giờ thấy tòan diện.
³³³
ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP I
NGẪU NHIÊN
Hỏi:Trên đời này có
những điều may
mắn ngoài quy luật nhân
quả không thưa
Thầy?
Đáp: Trên đời này không
có sự ngẫu
nhiên, mọi sự kiện, mọi
sự vật xảy ra đều phải
theo quy luật nhân quả
điều khiển hoạt động.
Cho nên sự may mắn cũng
như sự rủi ro đều do
sự định đọat của luật
nhân quả cả. Bởi vì luật
nhân quả không ai tạo ra
nó mà chính mình
tạo ra, nên nó xử phạt lại
mình rất công bằng.
Con người mê mờ không đủ
trí tuệ nhìn
xuyên suốt đường đi của
nhân quả nên cho
rằng sự may mắn và sự
rủi ro ngoài quy luật
nhân quả.
Nếu các con cho rằng:
mọi sự xảy ra đều
là sự ngẫu nhiên thì các
con cứ làm ác đi! Hay
làm thiện đi! Thì các
con sẽ thấy rõ… Nhân
quả thiện ác sẽ đến thăm
các con, nó không
tha một người nào đâu,
các con ạ!
³³³
Trưởng lão THÍCH THÔNG
LẠC
SỐ MỆNH
Hỏi:Có số phận không
thưa Thầy?
Đáp: Có luật nhân quả,
chớ không có số
phận. Do tinh thần tiêu
cực, mất hết ý chí tự
lực, nên có một số người
đặt ra thuyết định
mệnh để an ủi lại mình
khi đứng trước những
nhân quả quá khắc
nghiệt, quá khó khăn. Do
bi quan họ nghĩ tưởng
rằng: con người không
thể nào vượt qua số
phận.
Phần đông ngày nay người
ta chịu ảnh
hưởng thuyết định mạng
nhân quả của văn hóa
Trung Hoa. Khi đứng
trước những việc khó
khăn, những sự thử thách
gian nan, khổ sở, họ
đều co đầu, rút cổ và
bảo rằng: Đó là Định
mệnh do Trời đã quyết
định, chúng ta là con
người không thể làm nên
và cũng không thể
nào vượt qua được. Do sự
tư duy như vậy nên
nghị lực mất hết, tinh
thần yếu kém, mất sức
tự chủ v.v..
Nếu có số phận của con
người thì trên đời
này không có luật nhân
quả. Không có luật
nhân quả thì xã hội loài
người không bao giờ
có sự công bằng.
Nếu không có luật nhân
quả thì không bao
giờ có câu tục ngữ:
“Không ai giàu ba họ và
cũng không ai khó ba
đời”. Vì đời sống con
người đều nằm trong luật
vô thường chung của
các pháp, đó là quy luật
của nhân quả, của
bánh xe tiến hóa luân
hồi. Do đó không thể
nào nói có số phận được,
phải không các con?
Nếu không có luật nhân
quả thì bốn chân
lý của đạo Phật không ra
đời, vì mọi sự đau
khổ của con người là số
mệnh, là số phận cố
định. Vì mọi sự đau khổ
của con người là số
phận, là số mệnh cố định
không thay đổi được,
vì thế không thể nào
chuyển khổ thành vui
được. Do đó, chân lý của
đạo Phật không còn là
chân lý của loài người
nữa.
Mục đích đạo Phật ra đời
là dạy con người
chuyển khổ thành vui,
lấy nhân thiện chuyển
quả ác đem lại sự an vui
hạnh phúc cho mọi
người, cho nên chân lý
của Phật giáo sẽ đập
tan tành thuyết định
mệnh, vì thế con người
không còn gọi là số phận
mà là chuyển nghiệp
xấu thành nghiệp tốt.
Ví dụ: Một người chửi
mắng mình, mình
không chửi mắng lại, vui
vẻ không giận hờn, đó
là chuyển nhân ác thành
quả vui. Như vậy đâu
phải là số phận mà là
nhân quả, phải không
các con?
³³³
SÁCH ĐẠO ĐỨC
Hỏi:Cónên đưa sách của
Thầy cho
người khác xem không
thưa Thầy?
Đáp: Khi đưa sách của
Thầy cho người
khác xem thì con nên
chọn những người bạn
thân, người bạn tốt,
người bạn đối xử có tình,
có nghĩa. Còn những
người bạn nào có tính cố
chấp thì không nên đưa.
Kinh là lời dạy của
Phật, là lời vàng, lời
dạy đạo đức làm Người,
làm Thánh khiến cho
chúng ta có cái nhìn
rộng rãi hơn, thấu suốt
những lý lẽ mà ta chưa
từng hiểu biết, những
lời dạy ấy khiến cho ta
có được một tấm lòng
cởi mở, một tâm hồn
phóng khoáng, thoải mái
dễ chịu. Những lời dạy
ấy giúp cho ta mở rộng
lòng thương yêu đến với
sự sống của muôn loài
vạn vật trên hành tinh
này. Những lời dạy ấy
còn giúp cho chúng ta mở
rộng lòng tha thứ
những tội lỗi của những
người khác khiến cho
thân tâm của chúng ta
thanh thản, an lạc và
vô sự.
Nhờ những lời dạy ấy
chúng ta mới xây
dựng cho mình một nền
đạo đức nhân bản -
nhân quả, sống cao
thượng không làm khổ
mình, khổ người, khổ
chúng sanh.
Những lời dạy quý báu
như vậy khi ta cần
cho một người nào thì
phải xét họ có đủ duyên
hay chưa? Nếu họ là
người có đủ duyên thì họ
phải là người thành
thật, không nói láo, không
nói thêm bớt, không nói
xấu người khác, không
vu khống, không nịnh bợ,
a dua, không nói lời
hung dữ v.v..
Nếu xét thấy những người
như vậy thì nên
cho và giúp họ đọc những
lời dạy đạo đức của
Phật, của Thầy.
Ngược lại con không cho
những người mà
con chưa hiểu, thì sự
không cho ấy là không có
tội và không phải là ích
kỷ . Cho người khác
đọc mà người ta xem
thường những lời dạy của
Phật là không lợi ích
cho họ mà còn tạo thêm
tội lỗi phỉ báng Phật
giáo nữa.
Cho sách đạo đức làm
người mà người
nhận sách không xứng
đáng, thì người cho
không được phước, còn
người nhận thì càng
thêm tội lỗi. Cũng ví
như người biết luật mà vi
phạm luật thì tội nặng,
còn người chưa biết
pháp luật mà vi phạm
luật thì tội nhẹ hơn
nhiều.
³³³
PHÁ HƠN TRẦM, THÙY MIÊN
Câu hỏi của Bảo Ngọc
Hỏi:Kính thưa Thầy! Làm
thế nào để
phá hôn trầm thùy miên
sạch?
Đáp: Muốn quét sạch hôn
trầm, thùy
miên, vô ký thì trước
tiên con phải tập đi kinh
hành Chánh Niêm Tỉnh
Giác cho nhuần
nhuyễn, kế đó phải tu
tập pháp Thân Hành
Niệm, nếu hai pháp này
không thắng nỗi hôn
trầm, thùy miên thì con
nên quan sát lại xem
về giới luật. Chỉ có một
pháp duy nhất phá
được hôn trầm, thùy
miên, hôn tịch, vô ký,
ngoan không tuyệt gốc.
Đó là “GIỚI LUẬT”.
Theo sự nhận xét của
Thầy thì người tu
hành thời nay bị hôn
trầm, thùy miên nặng, vì
giới luật sống không
nghiêm chỉnh, thường vi
phạm vào những lỗi nhỏ
nhặt, những giới trọng
thì bẻ vụn nát tan để vi
phạm không ai biết,
sống như đời thường thế
tục, nhất là ăn ngủ
phi thời, phạm vào giới
ăn uống phi thời.
Thường thuyết giảng kinh
sách mà mình chưa
tu chứng, đó là phạm vào
giới vọng ngữ. Tứ
thời tụng niệm thường
tụng kinh ê, a giọng cao
giọng thấp theo tiếng
chuông, tiếng mõ như ca
hát, đó là phạm vào giới
ca hát. Hiện giờ các
Thầy đều còn cất giữ
tiền bạc, đó là phạm giới
cất tiền. Y áo toàn của
quý Thầy thường mặc
những thứ vải đắt tiền,
chứ không mặc y phấn
tảo như đức Phật ngày
xưa, vì thế các thầy
phạm vào giới không
trang sức. Thường thấy
người khác phái còn sinh
tâm sắc dục , đó là
phạm vào giới dâm. Còn
thấy ưa thích những
vật dụng thế gian, vật
này tốt vật kia xấu, đó
làø phạm vào giới tham.
Thấy muỗi, kiến cắn
còn nỡ tâm giết hại
chúng chưa có lòng từ bi,
thì đó là phạm vào giới
sát sanh. Những sự
sống phạm giới, phá giới
như vậy là những tu
sĩ hiện giờ chịu ảnh
hưởng của giáo pháp hệ
phái phát triển cho rằng
giới luật Phật thời
nay không phù hợp, lỗi
thời, chứ họ không ngờ
giới luật là một pháp
phá hôn trầm , thùy miên,
vô ký tuyệt vời, chỉ có
giới luật mới phá nổi
tâm si của con người mà
thôi. Tâm si tức là
hôn trầm, thùy miên, vô
ký, hôn tịch, ngoan
không. Nếu không sống
đúng giới luật thì
không bao giờ phá nổi
tâm si (hôn trầm, thùy
miên, vô ký. Vậy chúng
ta hãy nghe đức Phật
dạy: ‚Ta không thấy một
pháp nào khác,
này các Tỳ Kheo, đưa đến
hôn trầm thùy
miên chưa sanh không
sanh khởi, hay hôn
trầm thùy miên đã sanh
đã sanh được
đoạn tận, này các Tỳ
Kheo, như tinh cần
giới, tinh tấn giới,
dõng mãnh giới. Người
tinh cần, tinh tấn, dõng
mãnh, này các Tỳ
Kheo, hôn trầm thùy miên
chưa sanh
không sanh khởi, hôn
trầm thùy miên đã
sanh được đọan tận‛.
(Kinh Tăng Chi Bộ tập 1
trang 13 bài 8 tạng kinh
Việt Nam) .
Đọc qua đoạn kinh này
nhất là câu: ‚Ta
không thấy một pháp nào
khác‛, chỉ có Giới
luật là pháp duy nhất
mới quét sạnh hôn trầm,
thùy miên, vô ký. Đây là
lời xác quyết của đức
Phật. Vậy khi bị hôn
trầm thùy miên nặng thì
nên trở về giới luật,
sống đúng Phạm hạnh,
không hề vi phạm một lỗi
nhỏ nhặt nào thì
đúng như lời Phật dạy
hôn trầm , thùy miên sẽ
được quét sạch.
Thưa các bạn! Lời dạy
trên đây các bạn có
tin không? Chứ riêng bản
thân chúng tôi đã có
kinh nghiệm trên sự tu
tập này. Do chúng tôi
sống đúng giới luật
không hề vi phạm một lỗi
lầm nhỏ nhặt nào, nên
chúng tôi không bị hôn
trầm, thùy miên đến thăm
như các bạn.
Hôn trầm, thùy miên là
một lọai bệnh lười
biếng rất khó trị và dai
dẳng, nếu không giới
luật thì không có pháp
nào trị dứt được. Cho
nên, chấp nhận cuộc sống
tu hành theo Phật
giáo thì giới luật là
pháp môn ly dục ly ác pháp
đệ nhất.
³³³
ĐỨC PHẬT KHƠNG LÀM CHÛ
NHÅN QUÂ
Câu hỏi của Thiện Nghĩa
Hỏi:Kínhthưa Thầy! Trong
tập hai
Đường Về Xứ Phật, bìa
xanh, mục nhân quả
trang 160 Thầy viết khi
đức Phật nhập Niết
Bàn, Ngài bị đau lưng
nên bảo ông Anan trải
tọa cụ để nằm nghỉ.
Đạo Phật là đạo làm chủ
sanh, già, bệnh,
chết, cớ sao đức Phật
lại bị đau lưng như vậy?
Khi nhập diệt đức Phật
phải nhập định
ba lần xuôi ngược rồi
mới nhập diệt, như vậy là
ý nghĩa gì?
Nếu kinh sách Đại Thừa
nói đức Phật đau
lưng thì không thể nào
được ghi vào sách của
Thầy, mong Thầy chỉ cho
con hiểu.
Đáp: Trong câu này gồm
có ba câu hỏi:
1- Làm chủ bệnh sao đức
Phật lại bệnh
đau lưng?
2- Làm chủ chết sao đức
Phật không tự
tại nhập diệt mà phải
nhập định ba lần?
3- Tạo sao đoạn kinh này
lại được ghi
vào sách của Thầy?
¨Như con đã biết trong kinh sách Nguyên
Thủy, đức Phật dạy
phương cách làm chủ bệnh
là pháp môn Tứ Niệm Xứ.
Pháp môn Tứ Niệm
Xứ là pháp môn khắc phục
những sự đau khổ
của thân và tâm (Trên
thân quán thân để khắc
phục tham ưu…) tức là
làm chủ sanh, già, bệnh,
chết. Người cha sinh ra pháp
môn ấy là đức
Phật. Thế sao đức Phật
lại còn bị bệnh đau
lưng? Một điều vô lý hết
sức. Giáo lý đạo Phật
có mâu thuẩn nhau không?
có lường gạt người
ta không? Mà lại viết
những điều này.
Ai đã viết điều này
trong kinh sách
Nguyên Thủy? (Đức Phật
đau lưng) Ai đã phỉ
báng đức Phật như thế
này? (Nói láo). Nếu
không có Thầy thực hiện
và không có các đệ tử
của Thầy tu tập pháp Tứ
Niệm Xứ đẩy lui các
bệnh khổ thì ai là người
minh oan cho đức
Phật và xác định Tứ Niệm
Xứ là pháp môn làm
chủ sanh, già, bệnh chết
thật sự. Trong khi đó ,
kinh sách Nguyên Thủy
ghi chép đức Phật đau
lưng rõ ràng bằng giấy
trắng mực đen.
Chúng tôi chứng nghiệm
được pháp môn
Tứ Niệm Xứ đẩy lui các
chướng ngại pháp trên
thân tâm nên mạnh dạn
tuyên bố với các bạn:
“đoạn kinh kết tập này
là sai do người sau
thêm vào để che đậy pháp
môn Đại Thừa tu
hành không làm chủ
bệnh”.
Hơn 25 thế kỷ trôi qua
ai cũng nghĩ rằng
đức Phật chưa có làm chủ
bệnh khổ. Người tu
xong đọc đến đoạn kinh
này rất đau lòng và
thương cho Phật Giáo. Vì
thương mình, thương
người, đức Phật phải bỏ
hết sự giàu sang,
quyền thế, dục lạc thế
gian, phải hy sinh cả
thân mạng để mưu cầu
hạnh phúc an vui cho
mọi người. Ngài là người
cha sinh ra Phật
Giáo, vậy ai nỡ nhẫn tâm
viết những đọan kinh
ghép vào trong kinh sách
nguyên Thủy để đánh
lừa mọi người khác, để
phỉ báng đức Phật thật
là đau lòng, những kẻ ấy
sẽ bị đọa xứ ác, chịu
khổ đau vô lượng.
¨Đức Phật nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền,
Tam Thiền và Tứ Thiền,
nhập xuôi, nhập ngược
ba lần rồi nhập vào Tứ
Thiền xả bỏ báo thân.
Đó là “thân hành di
chúc” lần cuối cùng để
nhắc người đời sau: “Tứ
Thánh Định mới là
chánh định, mới là thiền
của Phật Giáo”.
Nhập Tứ Thánh Định, xả
bỏ báo thân
cũng là xác định cho
người đời sau biết: Chỉ có
bốn thiền này mới làm
chủ sanh, già, bệnh,
chết, ngoài bốn thiền
này không có thiền nào
làm chủ trọn vẹn bốn sự
đau khổ của kiếp
người được. Các bạn nên
lưu ý: những thiền của
ngoại đạo, làm chủ được
cái này thì không làm
chủ được cái kia.
¨Đoạn kinh này rút ra từ trong kinh tạng
Nguyên Thủy, được ghi
vào sách Đường Về Xứ
Phật, để xác định cho
mọi người thấy cái sai
của những người kết tập
kinh sách thường
thêm vào và bớt ra làm
kinh sách nguyên gốc
của Phật giáo mất giá
trị như đoạn kinh trên
đây. Trong bộ sách Văn
Hóa Đường Về Xứ Phật
do Nhà Xuất Bản Văn Hóa
- Thông Tin nhóm
người biên tập đã cắt bỏ
đoạn kết luận của bài
Nhân Quả làm mất ý
nghĩa. Xin cáo lỗi cùng
các bạn.
----&----
HẾT TẬP I
ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP I
MỤC LỤC
Thư ngỏ5
Thay lời tựa11
Lời bạt29
CHƯƠNG I: NGƯỜI CƯ SĨ
ĐẾN VỚI ĐẠO PHẬT
TRƯỚC TIÊN CẦN THÔNG
HIỂU39
Duyên Phật pháp40
Người tín đồ chân chánh
Phật giáo44
Vị minh sư Phật giáo47
Đạo Phật là tôn giáo tự
lực53
CHƯƠNG II: NGƯỜI CƯ SĨ
CÓ 6 NGHỀ KHÔNG
NÊN LÀM61
Có sáu nghề ác62
Thọ dụng thực phẩm không
thấy,...67
Chánh nghiệp và chánh
mạng80
Niềm tin87
Đạo và đời98
Dứt bỏ những gì cần dứt
bỏ108
Pháp hành122
Thoát khỏi trần lao việc
chẳng thường125
Tứ niệm xứ vô lậu thánh
định...137
Dứt bỏ danh lợi trong
đạo143
Sống trầm lặng149
-332-
Sanh đã tận phạm hạnh
mới xong158
Bốn thánh định164
CHƯƠNG III: HỎI ĐẠO169
Nhiệt tâm170
Pháp môn dẫn tâm177
Đắm nhiễm, khó tiêu, tán
loạn181
Định sáng suốt189
Tỉnh thức lợi ích gì?193
Tâm bất an202
Hơi thở ngưng các hành
có ngưng không?207
Lúc nào hơi thở tịnh
chỉ215
Thiếu nghị lực, nhiệt
tâm và ám thị222
Trạng thái hơi thở trong
4 thiền230
Tu thế nào để tâm không
phi phạm hạnh234
Phạm hạnh240
Hướng tâm các hành ngưng
nghỉ253
Năng khiếu267
Trí tuệ277
Mục đích chánh niệm tỉnh
giác là gì?280
Trí tuệ thế gian có phải
là tri kiến...285
Buồn chán khi không xả
tâm được292
Nhân quả299
Tâm sắc dục303
Chánh kiến304
Đạo và đời310
Chánh trị312
Thông minh313
Triết học chủ nghĩa duy
vật biện chứng314
Luật nhân quả316
Ngẫu nhiên320
Số mệnh321
Sách đạo đức323
Phá hôn trầm, thùy
miên325
Đức Phật không làm chủ
nhân quả328
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!