Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

đường về xứ phật -tập 1-4

CHÁNH NGHIỆP VÀ CHÁNH MẠNG
ĐạoPhật rất tuyệt vời dạy tu tập để
thoát ra cảnh khổ đau của đời sống con người,
bằng sự thay đổi trong nghề nghiệp ác để
không làm khổ mình, khổ người, kế đến dạy ăn
uống để nuôi thân bằng những thực phẩm
không có sự đau khổ, bố thí cho mọi người và
cúng dường cho chư Tăng, vật cúng dường
không được phi pháp, không làm tổn phước
đức, đầy đủ phước báo hiện tại và mai sau:
1- Làm thì tránh nghề nghiệp ác và
hành động ác.
2- Ăn thì ý tứ cẩn thận, không phải đụng
đâu ăn đó, gặp gì ăn nấy, ăn có nơi có chỗ,
không phải ngồi quán, ngồi lều giữa chợ giữa
đường và còn phải trải tâm từ bi biết ơn người
làm ra của cúng dường, khô ng nhẫn tâm ăn
thịt chúng sanh, đầy lòng thương xót khắp
cùng.
3- Cúng dường chư Tăng bằng mồ hôi
nước mắt của mình làm ra, không được gian
tham trộm cắp, không được giết hại chúng
sanh.
Người tu sĩ khi thọ thực phẩm phải trá nh
ăn thịt chúng sanh, mà còn phải quán xét sự tu
tập của mình (công đức) có xứng đáng thọ dụng
hay không?
Từ một nghề nghiệp chân chánh (Chánh
Nghiệp) làm bằng sức lao động chân tay hoặc
bằng trí óc tạo ra những thực phẩm lương thiện
để nuôi thân mạng (Chánh Mạng) không có sự
gian ác và đau khổ trong đó.
Trong Bát Chánh Đạo, đức Phật đã khẳng
định có hai nẻo (hai lớp học) tu tập chỉ về cách
sống của người tu sĩ chân chánh (Chánh
Nghiệp và Chánh Mạng). Đó là, hai nẻo tu tập
để thoát ra cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ và súc
sanh.
Một người hành nghề nghiệp giết hại
chúng sanh, làm đau khổ người khác thì nghề
nghiệp ấy đạo Phật gọi là tà nghiệp, tà nghiệp
còn có nghĩa là hành động, lời nói và ý nghĩ ác,
hành động giết hại chúng sanh và làm đau khổ
người khác hay mắng chửi người khác, nói xấu
người khác, vu khống người khác, chuyện ít
xích ra nhiều thêm bớt v.v.. Đó là , hành động
ác, hành động ác là tà nghiệp, nhân tà nghiệp
thì quả phải khổ đau, không chạy tránh đường
nào được cả. Cho nên, nhân quả không thể trốn
tránh, dù có trốn lên Trời hay chui xuống đất
cũng không thoát khỏi.
Tà nghiệp còn có nghĩa là nghiệp quả khổ.
Thấy một người gặp tai nạn khổ sở có thể đi
đến tù tội và tử hình, thì đó đều là do nghiệp
quả ác của họ. Người bệnh tật đau khổ rên la
trăn trở suốt đêm ngày cho đến khi chết, thì đó
cũng là nghiệp quả ác của họ, do họ đã tự tạo

ra nhân ác trong quá khứ v.v..
Tà nghiệp, còn gọi là thói hư tật xấu như
người ham mê bài bạc, rượu chè, đĩ thõa, điếm
đàng, du đãng v.v..
Tà nghiệp, còn là những hành động phóng
dật, chạy theo dục lạc ác pháp thế gian làm
khổ mình, khổ người, khổ chúng sanh v.v..
Tà nghiệp, còn là những hành động sai
trái phi pháp luật, làm ra tiền của đem về nuôi
thân mạng cũng như những hành động bắt và
giết hại chúng sanh để trao đổi và buôn bán
làm ra tiền nuôi sống cha mẹ , gia đình, vợ con…
Thì đó là, lấy tà nghiệp nuôi lớn tà mạng,
không phải chỉ riêng mình mà còn cả gia đình.
Dưới đôi mắt của đức Phật, nhìn những
nghiệp ác của chúng sanh đem về nuôi thân
mạng, thì đó là đem vào thân mạng một
nghiệp ác, một sự khổ đau, một tai họa lớn.
Nên Ngài dạy những hành động đó, là những
hành động không chân chánh, những hành
động tà nghiệp nuôi dưỡng tà mạng, nuôi tội ác
và nuôi đau khổ cho mình cho người.
Muốn không tạo ra các tà nghiệp, đức
Phật ngăn cấm không cho đệ tử của mình hành
sáu nghề ác, để tránh đem vào thân mạng
những sự khổ đau, do nghiệp quả ác chính
mình đã tự tạo ra.
Vì Chánh Mạng, nên đức Phật còn dạy
thêm, đừng nên ăn thịt chúng sanh vì ăn thịt
chúng sanh là nuôi tà mạng, đem vào thân
mạng những bệnh tật tai ương, đem vào cuộc
sống những sự đau khổ tai họa hiểm nghèo,
đem vào gia đình những chuyện bất an, bất
toại nguyện v.v..
Người cúng dường và bố thí cho chư Tăng
bằng sự gian ác sẽ không được phước báo mà
còn phi công đức, thọ lấy những quả khổ địa
ngục, súc sanh v.v..
Người nhận của bố thí cúng dường, mà
không thấy từ sự gian ác của người cúng dường,
thọ dụng như vậy là nuôi tà mạng, do nuôi tà
mạng, thân tâm không thanh tịnh, không ly
được dục và ác pháp. Vì thế, vị Tỳ kheo này tu
hành uổng công, chẳng có kết quả, chẳng nhập
được Tứ Thánh Định, chẳng thực hiện được
Tam Minh.
Bởi vậy, đức Phật dạy: ‚chư Tăng phải
thiểu dục tri túc, thừa kế pháp, không nên
thừa kế thực phẩm‛, không thiểu dục tri túc
không thừa kế pháp, luôn thừa kế vật chất và
thực phẩm thì tâm sanh ra tham dục, ham
muốn phóng dật, chạy theo ngũ dục lạc, ăn
uống phi thời, ngủ nghỉ phi thời, trí tuệ đần
độn, tưởng tuệ phát triển, thường luận Đông
luận Tây che đậy lỗi lầm, phá sạch giới bổn,
sống đời sống dục lạc chẳng biết sợ hãi những
lỗi nhỏ nhặt, chẳng biết xấu hổ khi oai nghi tế
hạnh cũng không có, đi, đứng, nhìn, ngó, giống
như người thế gian.
Chánh Nghiệp, tức là nói về những bài
học về hành động thân, miệng và ý phải chân
chánh, ở đây có nghĩa là do ba nơi này tu tập
không làm hành động ác.
Chánh Mạng, tức là nói về những bài học
sự nuôi dưỡng thân mạng chân chánh. Thân
mạng chân chánh ở đây có ý nghĩa tu sửa
không ăn uống lặt vặt phi thời, ăn uống không
đúng giờ đúng lúc, ăn uống có tiết độ, ăn uống
không phải vì thèm khát, ăn uống là vì sự sống
để tu tập, không vì lợi dưỡng, không ăn thịt
chúng sanh, không ăn uống những chất độc
hại, gây tạo cho cơ thể bệnh tật khổ sở, dù
những thực phẩm đó có ngon ngọt béo bổ đến
đâu cũng nên tránh xa, đó là nuôi chánh mạ ng.
Thân mạng được nuôi sống chân chánh có
những ích lợi:
1- Thân không trả nghiệp quả khổ đau.
2- Thân không bệnh tật khổ đau.
3- Tuổi thọ được lâu dài.
4- Thân được mạnh khỏe tu tập dễ dàng
hơn.
5- Thân được mạnh khỏe tâm hồn được
an vui, thanh thản và vô sự.
Người tu theo đạo Phật cần phải siêng
năng tu tập trau dồi những bài học về Chánh
Nghiệp và Chánh Mạng. Vì đó là, đạo đức nhân
quả, nằm trong cuộc sống của mỗi con người,
khi tu tập theo đạo Phật.
Chúng ta là những đệ tử của đức Phật,
không thể xem thường Chá nh Nghiệp và
Chánh Mạng. Vì Chánh Nghiệp tốt thì Chánh
Mạng mới tốt theo, Chánh Nghiệp thanh tịnh
thì Chánh Mạng mới thanh tịnh. Do đó, đời
sống mới được an vui, hạnh phúc, bằng ngược
lại, Chánh Nghiệp xấu thì Chánh Mạng phải
chịu nhiều tai ương, họa khổ v.v..
Vị Tỳ kheo, đệ tử của đức Phật, cũng phải
lưu ý Chánh Nghiệp và Chánh Mạng. Nếu
Chánh Nghiệp không đúng Phạm hạ nh, phạm
phải những lỗi lầm nhỏ nhặt, không biết xấu
hổ, thì Chánh Mạng tu hành chẳng tới đâu,
tâm lậu hoặc không sao diệt được, thiền định
thì rơi vào tà Thiền, tà định, tu suốt đời chẳng
có ích lợi gì, còn mất thì giờ vô ích.
Vì thế, người cư sĩ cũng như vị Tỳ kheo
muốn được giải thoát an vui, hạnh phúc trong
kiếp sống này, thì sự tu hành phải tu đến nơi
đến chốn. Trước tiên, phải tu tập Chánh
Nghiệp và trau dồi mỗi hành động thân,
miệng, ý của mình toàn thiện, tức là không làm
khổ mình, khổ người. Nhờ đó, mới nuôi thân
bằng Chánh Mạng, thì chắc chắn có muôn vạn
người tu theo đạo Phật đều đạt được kết quả
giải thoát như nhau. Nếu mọi người biết sống
đúng Chánh Nghiệp, nuôi thân bằng Chánh
Mạng thì thế gian này, là Thiên Đàng, Cực Lạc
không còn phải đi tìm nơi đâu, không cần phải
niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương. Phải
không các bạn?

NIỀM TIN
Nếu trên bước đường tu tập đầu tiên,
mà quý vị đã nghe lời dạy của đức Phật, thay
đổi nghề nghiệp ác bằng những nghề nghiệp
thiện là quý vị đã đặt trọn niềm tin nơi đức
Phật, Pháp, chư Hiền Thánh Tăng và giới luật.
Niềm tin đó, có được nơi quý vị là do chỗ
suy tư quán triệt lời dạy của đức Phật. Ví như
Ngài dạy câu này: ‚Đừng làm khổ mình, khổ
người thì sẽ thoát ra cảnh khổ‛. Với lời dạy
này, biết áp dụng vào đời sống thì rất đúng
không sai, có kết quả ngay liền.
Khi Ngài dạy, thay đổi nghề nghiệp ác,
chúng ta tư duy thấy rất đúng, vì những nghề
nghiệp ác đó, chúng ta đang hành là những
nghề làm đau khổ và giết hại chúng sanh rất
nhiều, như: nghề chài lưới, săn bắn, bán rượu,
thuốc phiện v.v.. Người có trí sau những lời dạy
này, chúng ta cũng đủ đặt trọn niềm tin ở
Người, vì đó là một lời dạy rất thực tế đem lại
sự an vui cho mình, cho người và cho các loài
vật đang sống trên hành tinh này. Do thế,
chúng ta tin và không bao giờ có ai lay chuyển
được lòng tin ấy.
Tại sao vậy?
Tại vì, lời dạy của Ngài rất thực tế và cụ
thể, đem đến sự giải thoát an vui, hạnh phúc
cho chúng ta và tất cả muôn loài vật như trên
đã nói.
Mình không làm khổ ai, chắc không ai
làm khổ mình. Nếu có người khác làm khổ
mình, có lẽ người ta chưa nghe và chưa hiểu lời
dạy của đức Phật. Nếu mọi người ai cũng được
nghe, hiểu và thực hành theo đúng lời dạy của
Ngài, thì thế gian này là Thiên Đàng, Cực Lạc
hạnh phúc biết bao cho muôn loài, còn đâu đau
khổ nữa.
Pháp môn tu tập của Ngài rất thực tế
mang lại sự giải thoát cụ thể ngay liền tức
khắc, nếu chúng ta chỉ thay đổi nghề nghiệp
ngay đó, chúng sanh thoát chết, thoát khổ,
người mạnh không ăn hiếp người yếu, con vật
lớn không ăn thịt con vật nhỏ. Nhìn thấy cảnh
thoát chết thoát khổ của chúng sanh, tâm hồn
chúng ta hân hoan, bàn tay chúng ta không còn
làm ác, không còn vấy máu nữa, mắt chúng ta
không còn thấy sự chết chóc, đau khổ của
chúng sanh nữa. Đó là hạnh phúc biết bao cho
muôn loài vạn vật, đang sống trên hành tinh
này.
Từ sự suy tư quán xét và cân nhắc kỹ
lưỡng, thấy rất rõ sự giải thoát cho mình, người
và chúng sanh. Sự thay đổi nghề nghiệp ác
chuyển thành nghề nghiệp thiện mà còn được
hạnh phúc như vậy, giải thoát như vậy, thì thử
hỏi người tu sĩ xuất gia sống ba y một bát thì
còn giải thoát và hạnh phúc biết dường nào,
nhất là nhập các định làm chủ sanh tử luân
hồi, chấm dứt tái sanh, thì lòng tin ấy phải
như thế nào?
Nhờ có kết quả chúng ta mới tin sâu hơn,
vì vậy lúc đầu chúng ta tin Phật, Pháp, Tăng,
nhưng lòng tin ấy chưa phải là lòng tin sâu.
Vậy, tin Phật, Pháp, Tăng và Giới như thế nào
mới gọi là tin sâu?
Muốn niềm tin được sâu, lâu dài và bền bỉ
thì kết quả tu hành giải thoát trong cuộc sống
hàng ngày, thân và tâm phải được thành tựu
giải thoát cụ thể trong mỗi pháp môn tu tập,
mỗi sự thực hành tu tập đều phải có kết quả dù
ít dù nhiều thì lòng tin ấy mới tăng trưởng, bền
bỉ và lâu dài.
Mới đầu quý vị chỉ có tư duy theo lời dạy
của đức Phật và nhìn thấy những người khác
thay đổi nghề nghiệp được hạnh phúc an vui.
Do thế, quý vị quyết tâm thay đổi nghề nghiệp
ác, trước tiên quý vị thấy kết quả giải thoát là
không còn thấy những sự giãy giụa đau khổ và
chết chóc của loài vật. Đôi bàn tay quý vị cũng
không còn làm đổ máu chúng sanh nữa, không
còn thấy những người say rượu đi ngoài đường,
té xuống đứng lên, chân bước tới chân bước lui,
chửi vợ mắng con hoặc chửi làng chửi xóm,
không còn thấy phụ nữ làm nghề bán thân nuôi
miệng đồi bại như một loài thú vật không biết
xấu hổ, không còn thấy những người ngồi quán
ngồi lều ăn thịt chúng sanh như loài ác thú,
không còn thấy những loài thủy tộc mắc lưới
mắc câu giãy giụa đau khổ trước cái chết,
không còn thấy những loài thú vật sợ hãi chạy
tán loạn trước những người thợ săn... Lòng quý
vị hân hoan sung sướng, nhìn thấy cảnh đó, là
cảnh giải thoát cho mình, cho người và cho
muôn vật. Thật là hạnh phúc biết bao cho con
người và loài vật trên hành tinh này.
Ngoại cảnh yên vui của mọi người và
muôn vật đang hòa nhịp với tâm hồn quý vị
thanh thản, an lạc, khiến cho đời sống càng
hạnh phúc hơn và lòng yêu thương của mọi
người, mọi chúng sanh càng lúc càng thấm thía
hơn nhiều phải không hỡi quý vị?
Mới đầu, chúng ta đổi nghề còn thấy vất
vả và khó khăn, sau một thời gian mới lấy lại
bình thường, không còn lo lắng sợ hãi như lúc
ban đầu.
Dần dần nghề nghiệp mới phát triển hơn,
nghĩ tới hồi nào còn đi chài lưới, giờ này còn ở
sông ở biển, mỗi khi có gió to bão lớn, sự sống
chết như chỉ mành treo chuông, người thân
trong gia đình đau đớn khổ sở, lo lắng thức
suốt đêm cầu nguyện cho người thân mình tai
qua, nạn khỏi, bể lặng, sóng yên.
Nỗi khổ tâm nhất là những người làm
nghề giết hại chúng sanh, thường gia đình
sống trong nỗi lo âu, bệnh tật tai họa thường
hay xảy đến cho họ, nhưng họ nào biết được.
Đến với đạo Phật, thực hiện sống đúng lời
dạy của Ngài, người nào chịu khó nghiệm xét
sẽ thấy nhiều điều kiện may mắn đến với họ
hơn là những tai họa.
Hồi tưởng lại, khi còn làm nghề nghiệp ác,
thường có nhiều sự tai biến bất an xảy ra cho
gia đình nhưng họ không để ý, khổ thì cứ khổ,
lo lắng thì cứ lo lắng, nhưng cuộc sống cứ thả
trôi theo dòng đời ba chìm bảy nổi mãi mãi và
mãi mãi.
Nhưng khi bước chân vào đạo Phật, bằng
sự thay đổi nghề nghiệp đúng như lời đức Phật
đã dạy, họ đã tìm được sự giải thoá t khổ trong
những hành động thiện, chớ không phải chờ
đợi mười năm hay hai ba chục năm sau, mới
thấy được sự giải thoát đó, giải thoát ngay liền
khi chúng ta sống thiện, làm những điều thiện,
tức là không làm khổ mình, khổ người và khổ
chúng sanh.
Có những người hiểu sự giải thoát của đạo
Phật một cách lầm lạc, nghĩa là giải thoát của
họ là cầu gì phải được nấy, muốn gì thì phải
được toại nguyện nấy. Cái đó, không phải sự
giải thoát của đạo Phật, mà đó là sự chạy theo
của lòng ham muốn và bị sự trói buộc thêm của
vật chất thế gian, khiến càng khổ lại càng khổ
thêm, nhiều hơn nữa.
Đạo Phật vốn buông ra để không khổ, từ
bỏ lòng tham muốn để thoát ly sanh tử, luân
hồi. Đại khái các hành pháp của đạo Phật là
như vậy. Ôm vào, thì sanh ác pháp, buông ra
thì thiện pháp tăng trưởng.
Sống trong cảnh cơm ăn áo mặc đầy đủ,
không giàu sang danh vọng to nhưng tâm hồn
thanh thản biết đủ, an nhàn, ít muốn, thảnh
thơi an lạc. Biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng
lòng trước mọi cảnh, mọi người. Cái đó, không
phải là giải thoát của đạo Phật sao?
Tiền bạc, danh vọng, sắc đẹp, ăn uống,
ngủ nghỉ, khen chê, sợ hãi, lo toan v.v.. đều
không làm động tâm, thì đó chẳng phải là giải
thoát sao?

Giải thoát của đạo Phật là nhằm vào chỗ
tâm bất động trước mọi cảnh, mọi vật, mọi sự
cám dỗ của cuộc đời và mọi sự cảm thọ đau
đớn khổ sở vô tận của thân tâm, chớ không
phải chỗ xuất hồn, nhập xác, ngồi Thiền năm
bảy ngày, thọ hưởng hỷ lạc tưởng, hay ngồi
trầm tư mặc tưởng một thế giới siêu hình nào
đó, nó cũng không phải thần thông phép lạ mà
cũng không phải là kiến tánh thành Phật v.v..
Đó là, những thứ ảo giác, huyễn hoặc, giàu
tưởng tượng làm mê hoặc lừa đảo tín đồ.
Nhờ có kết quả giải thoát thật sự như
vậy, nhờ có tu tập tâm bất động được như vậy
người ta mới tin đạo Phật, mới bỏ hết cuộc đời
như đức Phật đã dạy: ‚Cạo bỏ râu tóc, đắp
áo cà sa, sống không gia đình, không nhà
cửa, đời sống chỉ còn ba y một bát đi xin
ăn mà thôi‛. Nếu không kết quả thật sự như
vậy, thì chẳng còn ai dám theo đạo Phật, vì
cuộc sống của đạo Phật rất khổ (xa lìa ngũ dục
lạc thế gian). Vả lại, sự tu hành còn phải dày
công và còn nhiều gian nan vất vả khác nữa.
Chẳng hạn, như quý Thầy hiện giờ đang
tu Thiền Đông Độ suốt cả năm năm, mười năm,
có người đã tu từ 15 đến 20 năm rồi, mà vẫn
chưa thấy giải thoát gì cả, kiến tánh rồi, tiệm
tu mà cứ tu mãi tu hoài tu cho hết vọng tưởng
và hằng ngày cứ ngồi Thiền, ngồi đó mong giữ
cho tâm hết vọng tưởng để làm Phật, nhưng
khi hết vọng tưởng lại rơi vào vô ký và rơi vào
những trạng thái hỷ lạc của tưởng. Khi thì như
thế này, khi thì như thế khác, lúc được lúc mất,
nhưng gặp việc thì tâm tham, sân, si vẫn còn
chẳng mất, thấy danh lợi thì tâm vẫn còn
tham, ăn uống phi thời, không đúng hạnh
Thánh, thì làm sao gọi là giải thoát được.
Từ bắt đầu tu tập ngồi 30 phút tăng dần
đến 1 giờ rồi 10 giờ, 12 giờ nhưng vọng tưởng
có lúc hết lúc không, có lúc rất an ổn, có lúc rất
bất an, tiến tới thì không tới được nữa, lui thì
rất uổng công. Trường hợp và hoàn cảnh tu tập
này, quý Thầy có thối tâm hay không? Chỉ còn
an ủi mình bằng những lời nói của các Tổ : ‚Tu
phải trải qua nhiều kiếp‛, có Tổ phải tu hai
ba chục năm v.v..
Quý Thầy nuôi hy vọng và tự an ủi mình,
chắc có lẽ mình tu chưa đến nơi đến chốn, phải
ráng tu thêm nữa. Mười nă m qua nhìn lại, tâm
nào tật nấy, tham, sân, si còn đủ, thôi thì phải
ráng tu tập thêm. Hai mươi năm qua tu tập hết
sức mình làm chủ sự sống chết thì chẳng thấy
gì, mà cứ có ai động đến tâm thì tham, sân, si

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!