Nếu không có Tạng Kinh A Hàm và Tạng
Kinh Nikaya, thì làm sao còn biết đâu là đạo
Phật nữa; còn biết đâu là đường lối tu hành
chân chánh của đạo Phật.
Muốn làm sáng tỏ đạo Phật; muốn cứu
mình ra khỏi cuộc đời trầm luân đau khổ và
sanh tử luân hồi, không gì hơn là quý Thầy
phải quay về đường tu tập chân chánh của đạo
Phật mà hai Tạng Kinh này đã dạy rất rõ. Quý
Thầy phải bỏ danh lợi trong Đạo mà đức Phật
đã dạy: “Có danh có lợi thì nên ẩn bóng‛,
vượt ra khỏi những dây xích sắt danh và lợi
của tôn giáo, chọn đời sống Phạm hạnh của
người tu sĩ Phật giáo chân chánh, thì đạo Phật
chẳng làm gì nó sẽ sáng chói và huy hoàng.
Gương hạnh sống đó, ly dục ly ác pháp,
giúp cho quý Thầy nhập được các định làm chủ
được sự sống chết, chấm dứt được sự tái sanh
luân hồi và còn giúp mọi người biết buông xả,
dứt các điều ác, tăng trưởng các điều lành mang
lại hạnh phúc, an vui cho mình, cho người và
xã hội.
SỐNG TRẦM LẶNG
Đời sống của người tu sĩ đạo Phật phải
trầm lặng, cô đơn độc cư và ít nói chuyện v.v..
Nhất là phải giữ gìn tâm mình trong trạng thái
yên lặng, bất động, không được nhôn nhao,
lăng xăng nghĩ ngợi, lo lắng, suy tư và sợ hãi,
giận hờn, buồn rầu, lo nghĩ v.v..
Bài kệ nhất dạ hiền, đức Phật đã dạy
chúng ta tu tập như thế nào để sống một cuộc
đời tu sĩ trầm lặng?
Ông A Nan nhớ lại lời huấn thị bài kệ
“Nhất Dạ Hiền”, ông đã thực hiện trong một
đêm không ngủ, sáng hôm sau ông dùng thần
thông đi xuyên qua cửa đá vào hang Thất Liệp
để kết tập kinh điển cùng với năm trăm vị A
La Hán khác. Đây bài kệ:
NHẤT DẠ HIỀN
“Quá khứ không truy tìm.
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã qua rồi (đoạn tận).
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại.
Chánh niệm tỉnh giác đây.
Tuệ tri quán vô lậu.
Không động không rung chuyển.
Biết vậy nên tu tập.
Hôm nay nhiệt tâm làm.
Ai biết ngày mai chết.
Không ai điều đình được.
Với bọn tử thần kia.
Nhiệt tâm quyết tu tập.
Đêm ngày không mỏi mệt.
Xứng gọi Nhất Dạ Hiền.
Luôn luôn sống trầm lặng‛.
Là một tu sĩ Phật giáo, luôn luôn phải giữ
tâm mình không cho suy nghĩ những chuyện vu
vơ, không cho lo lắng hối tiếc buồn phiền
những chuyện đã qua, không cho giận, hờn,
căm thù, bất toại nguyện những chuyện hiện
tại. Vì có suy tư những chuyện đã qua cũng
chẳng ích lợi gì mà ngược lại còn làm buồn
phiền, đau khổ. Do chỗ buồn phiền, đau khổ,
tâm ta không được thanh thản, an vui nên đức
Phật mới dạy muốn giải thoát tâm hồn được
thanh thản, an lạc thì đừng nhớ, lo, nghĩ về
những chuyện đã xảy rồi; nhớ, lo, nghĩ những
chuyện đã qua rồi khiến tâm bất an, chẳng có
ích lợi gì.
Đạo Phật dạy phải đoạn dứt những sự suy
tư về chuyện quá khứ, vì chuyện quá khứ đã
qua rồi, có lo nghĩ có buồn phiền thì cũng
chẳng giải quyết gì được mà còn làm tâm ta
đau khổ, u tối thêm, không còn sáng suốt đối
với chuyện hiện tại.
Vậy, chúng ta nên lấy 2 câu kệ này làm
pháp hướng nhắc tâm mình để xa lìa quá khứ.
‚Quá khứ không truy tìm
Quá khứ đã qua rồi‛.
Còn tìm kiếm có ích lợi gì cho ta nữa, ta
hãy xả đi, buông đi.
Quá khứ đã không tìm trở lại thì vị lai
đừng nuôi hy vọng ước mơ. Vì tương lai đến,
đến không bao giờ đúng với sự mơ ước, thế là
thất vọng, thất vọng là khổ đau.
Bởi vì, luật nhân quả đang chi phối từng
phút, từng giây trong thời gian và không gian
của sự vật. Nên sự mơ ước của con người còn
tùy thuộc ở nhân quả của người đó, nên sự ước
mơ không bao giờ đúng và đạt được.
Người thấu rõ luật nhân quả chẳng bao giờ
mơ ước một điều gì về tương lai, chỉ lo giải
quyết mọi việc đang xảy ra trong hiện tại,
không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng
sanh, thì vị lai không ước mơ nhưng vẫn thành
sự tốt đẹp đến với mình.
Đạo Phật lấy mốc thời gian hiện tại để tu
tập, để không nhớ nghĩ về quá khứ và cũng
không lo lắng về tương lai.
Vậy thời gian hiện tại ta tu tập cái gì?
Như trong bài kệ đã dạy:
‚Chánh Niệm Tỉnh Giác đây.
Tuệ tri quán Vô Lậu‛.
Đây là hai loại Thiền định mà đức Phật
đã dạy người mới tu, cần phải siêng năng tu
tập để tâm không nhớ nghĩ về quá khứ và cũng
không mơ ước về tương lai.
Chánh Niệm Tỉnh Giác đây tức là chánh
Niệm Tỉnh Giác Định. Cách tu tập định này,
trên thân quán thân tu về hành tướng ngoại
(Tứ Niệm Xứ) nghĩa là thân đi biết thân đi,
thân đứng biết thân đứng, thân ngồi biết thân
ngồi, thân mặc y mang bát biế t thân mặc y
mang bát, thân làm việc gì đều biết thân làm
việc nấy. Tâm luôn chú ý theo dõi hành động
của thân đang hoạt động, không để thất niệm
đang làm, mất niệm đang làm là thất niệm,
thất niệm là mất tỉnh giác, mất tỉnh giác tức là
mê, mê còn gọi là quên. Cho nên, tu tập mà để
thất niệm là tu sai, tu như vậy không có kết
quả, tu suốt đời cũng chẳng có ích lợi gì.
Thất niệm có hai trạng thái khác xen vào:
1- Quên mất niệm hành động của thân,
xen vào những vọng tưởng, nghĩ ngợi chuyện
thế gian (bị vọng niệm).
2- Quên mất niệm hành động của thân
(vô ký) hành động theo thói quen, không nhớ,
hay quên.
3- Quên mất niệm là quên pháp như lý
tác ý, quên pháp như lý tác ý là ý thức chìm thì
tưởng thức hoạt động, tưởng thức họat động thì
sẽ rơi vào Thiền tưởng.
Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, người mới
tu phải dùng pháp hướng dẫn tâm tỉnh thức,
nếu không dùng pháp hướng thì tâm dễ bị vọng
tưởng và vô ký. Cái khó là ở chỗ tu tập nếu
không có người có kinh nghiệm hướng dẫn thì
khó mà tu tập tỉnh thức an trú thời gian dài
được.
Tuệ tri quán vô lậu tức là Định Vô Lậu.
Định Vô Lậu này được thực hiện trên thân
quán thân tu về nhân tướng (Tứ Niệm Xứ) để
khắc phục tham ưu tức là ly dục ly ác pháp.
Cách thức tu tập định này có ba cách:
1- Ngồi kiết già thẳng lưng đặt niệm
thân trước mặt quán xét tư duy, thấu suốt lý
duyên khởi, lý duyên sanh, lý vô thường, khổ,
không và vô ngã, lý bất tịnh, xấu xí, bẩn thỉu,
hôi thúi, uế trược v.v..
Khi quán xét thân xong, ngồi đặt niệm
thọ, tâm và các pháp trước mặt cũng quán xét
như vậy.
2- Ngồi kiết già lưng thẳng đặt niệm
thân trước mặt, quán xét tư duy về Nhân Quả,
về Bốn Đại Duyên Hợp và Thập Nhị Nhân
Duyên. Khi quán xét tư duy thân xong rồi đặt
niệm thọ, tâm và các pháp cũng quán xét như
vậy.
3- Khi đang tu Định Chánh Niệm Tỉnh
Giác bỗng có một niệm khác xen vào ta nên lấy
niệm đó đặt trước mặt quán xét tư duy, tu Định
Vô Lậu liền, để xả bỏ niệm ấy cho rốt ráo,
không còn tới lui, chớ không được buông ngang
vì buông ngang niệm ấy sẽ sanh trở lại khiến
cho tâm thất niệm.
Hai loại định: Chánh Niệm Tỉnh Giác và
Định Vô Lậu sẽ hỗ trợ cho nhau, khi chúng ta
biết câu hữu, chúng sẽ giúp chúng ta diệt ngã
xả tâm ly dục ly ác pháp, nhờ thế tâm bấ t động
trước các đối tượng, do vậy trong bài kệ có câu:
‚Không động không rung chuyển‛.
Nếu người siêng năng tu tập như vậy, tâm
được thanh tịnh hoàn toàn, giống như cục đất
không còn phiền não, khổ đau, giận hờn,
thương ghét nữa.
Hiểu được và biết rõ sự lợi ích của hai loại
định này chúng ta cần phải siêng năng tu tập
nhiều hơn, không bỏ phí thì giờ. Kết quả mang
đến tâm chúng ta được giải thoát, cuộc sống
được an vui, thanh thản và vô sự, không có một
vật gì, hoàn cảnh nào làm động tâm được, thì
trên đời này còn có gì hạnh phúc và sung sướng
cho bằng.
Này, quý Thầy và các Phật tử, khi đã
nhận được hai pháp Thiền định quý báu vô giá
này, thì trên đời không còn có vật gì quý báu
hơn và sánh bằng được.
Biết nó quý báu vô giá như vậy, nên đức
Phật khuyên chúng ta:
‚Biết vậy nên tu tập.
Hôm nay nhiệt tâm làm.
Đêm ngày không mỏi mệt‛.
Đó là một lời khuyên chơn thật của đức
Phật, biết hai loại định này sẽ giải thoát tâm
con người ra khỏi sông mê biển khổ. Vì thế,
người tu sĩ phải thấy giá trị của nó to lớn và lợi
ích biết dường bao.
Khi thấu suốt giá trị của hai pháp môn
Thiền định này, thì đừng để mất thời giờ vàng
ngọc của mình trôi qua quá uổng, dù là một
phút cũng không tìm lại được. Phải nỗ lực siêng
năng tu tập với một tâm thành nhiệt huyết,
ngày đêm tinh tấn không biết mỏi mệt là gì.
Sự nhiệt tâm, tinh cần, tinh tấn, không
biếng trễ, không bỏ qua một giây phút nào, thì
kết quả sẽ nhanh chóng, giải thoát chỉ một
đêm tu tập sẽ trở thành bậc Thánh Hiền.
‚Xứng gọi nhất dạ hiền‛.
Chỉ có một đêm tu tập không thất niệm,
tâm hồn chúng ta sẽ trở thành trầm lặng, sống
ít nói, tâm hồn không lăng xăng, không nhộn
nhịp, sống độc cư an vui một mình.
Qua bài kệ này, quý Thầy và các Phật tử
đã nhận ra được những kinh nghiệm trong hai
pháp môn Thiền định quý giá để thực hành cụ
thể và kết quả sẽ mãn nguyện.
Người cư sĩ tại gia cũng như người tu sĩ
xuất gia đều dễ dàng tu tập hai pháp môn
Thiền định này mà không sợ lạc Thiền, tẩu
hỏa nhập ma hoặc rối loạn thần kinh, hoặc ông
lên bà xuống như nhập đồng, nhập xác.
Kết quả của hai pháp môn Thiền định này
nhanh chóng, ngay liền tức khắc, không phải
chờ đợi.
Nếu ai tha thiết con đường tu tập của đạo
Phật mà được hướng dẫn tu tập hai pháp môn
này, như người đang chết đuối mà vớ được
phao, như người bệnh sắp chết mà vớ được
thần dược.
Người có hữu duyên gieo trồng chánh pháp
của đạo Phật mới gặp được hai Thánh pháp
này. Do thế, phải nỗ lực siêng năng tu hành
ngày đêm không biết mỏi mệt để cứu mình ra
khỏi biển khổ, để đền đáp ơn Phật, ơn sanh
thành dưỡng dục của mẹ cha và ơn đàn na thí
chủ, có như vậy mới xứng danh là người đệ tử
của đức Phật, là những bậc Thánh Tăng, là
những bậc Thánh cư sĩ, là những bậc chân tu
sống trầm lặng tuyệt vời.
SANH ĐÃ TẬN PHẠM HẠNH MỚI XONG
Trong kinh Thập Nhị Nhân Duyên đức
Phật đã dạy: “Người mới vào tu, phải tu tập
đoạn dứt duyên ‚sanh‛.
Kinh Thập Nhị Nhân Duyên có mười hai
duyên như mắt xích sắt, duyên này có thì
duyên kia có, duyên này diệt thì duyên kia diệt.
Kinh này bắt đầu từ duyên ‚vô minh‛ như sau:
1- Vì vô minh không thấu rõ các pháp thế
gian lầm chấp chúng là thật có nên hành động
chạy theo tâm ham muốn, sanh ra các ác pháp,
tạo biết bao nhiêu nghiệp khổ đau, do thế kinh
dạy: ‚Vô minh sanh hành‛.
2- Hành động theo lòng ham muốn dục lạc
chạy theo ái dục sanh ra thức, nên kinh dạy:
‚hành sanh thức‛.
3- Thức, kết hợp noãn châu và tinh trùng
sanh ra danh sắc nên kinh gọi : ‚thức sanh
danh sắc‛.
4- Danh sắc, là thân và tưởng của con
người, lần lần phát triển đầy đủ: mắt, tai, mũi,
miệng, thân và ý. Mắt, tai, mũi, miệng, than
và ý tiếp xúc với sáu trần bên ngoài nên kinh
dạy: ‚Danh sắc sanh lục nhập‛.
5- Lục nhập, có nghĩa là sáu căn và sáu
trần. Sáu căn gồm có: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt,
thân, ý. Sáu trần gồm có: sắc, thanh, hương, vị,
xúc, pháp. Sáu trần tiếp xúc sáu căn, nên kinh
dạy: ‚Lục nhập sanh ra xúc‛.
6- Xúc, tạo ra sự va chạm êm ấm, ngọt
bùi, khả hỷ, khả lạc nên kinh dạy: ‚Xúc sanh
ra thọ‛.
7- Thọ, sanh ra cảm giác thích thú, cảm
mến, giận hờn, thương ghét nên kinh dạy ‚Thọ
sanh ra ái‛.
8- Ái, là yêu mến, thương mến, ưa thích
người vật và vật chất nhà cửa nên từ đó chúng
ta mới có (Hữu), nên kinh dạy: ‚Ái sanh ra
hữu‛.
9- Hữu là có vật này, vật kia như: thân tứ
đại, thân ngũ uẩn, nhà cửa, của cải, tài sản,
cha, mẹ, anh, chị, em, bà con... Khi đã có thì
mới gìn giữ bảo vệ, nên kinh dạy: ‚Hữu sinh
ra thủ‛.
10- Thủ là giữ lại, nhờ có giữ gìn bảo vệ
của cải tài sản, thân bằng quyến thuộc nên mới
có đời sống (sanh), cho nên kinh dạy: ‚Thủ
sinh ra sanh‛.
11- Sanh, phải nói đủ là sanh y, sanh là
của cải, tài sản, vật chất, sự nghiệp, cha mẹ, vợ
con, anh em, chị em, thân bằng quyến thuộc,
bạn bè v.v.. như trên đã nói. Do thế, khi tài
sản của cải bị mất thì sanh ra buồn rầu bịnh
khổ và chết, cha mẹ vợ con chết cũng sanh ra
buồn rầu, đau khổ phiền lòng nên kinh dạy :
‚Sanh sanh ra ưu bi, sầu khổ, bệnh, chết‛.
12- Ưu bi, sầu khổ, bệnh, chết là duyên
cuối cùng của Mười Hai Duyên này, hợp lại
thành thế giới khổ đau của kiếp người.
Sau khi quán xét Mười Hai Nhân Duyên,
cái này có thì cái kia có, cái này diệt thì cái kia
diệt.
Như đã nói ở trên, Mười Hai Nhân Duyên
này hợp lại là thế giới đau khổ của con người
thành hình. Mười Hai Nhân Duyên này rã tan
là thế giới hết khổ đau, hoại diệt.
Muốn thoát khổ thì Mười Hai Nhâ n Duyên
này phải rã tan. Vậy, rã tan như thế nào và
duyên nào rã trước?
Kinh điển phát triển Đại Thừa và Thiền
Đông Độ nhắm vào duyên vô minh phải phá
trước bằng “Minh”, minh tức là trí tuệ.
Muốn triển khai “Minh” trí tuệ, các nhà
Đại thừa và Thiền Đông Độ dùng pháp hành ức
chế niệm thiện niệm ác, cho tâm không niệm
thiện niệm ác là định và do tâm định thì phát
tuệ (chẳng niệm thiện niệm ác bản lai diện
mục hiện tiền), bản lai diện mục hiện tiền là
Phật Tánh, mà Phật Tánh là tánh giác, tánh
giác tức là trí tuệ. Do những pháp hành tu tập
để triển khai trí tuệ như vậy. Họ đã lầm,
không ngờ đường tu tập ấy lại khai mở tưởng
tuệ. Khi tưởng tuệ được khai mở thì lý luận của
các nhà Đại thừa siêu việt tưởng, nên không
tôn giáo nào tranh luận hơn được, nhất là lý
Bát Nhã của Đại Thừa.
Do lý luận siêu việt tưởng Bát Nhã nên nó
đã phá luôn Phật giáo chính gốc (vô khổ, tập,
diệt, đạo). Vì, Phật giáo Nguyên Thủy chính
gốc, không có lý luận tranh hơn thua, không có
lý luận siêu việt tưởng như vậy, chỉ dạy thẳng
đời người là khổ, nguyên nhân sinh ra đau khổ,
trạng thái tâm hết khổ đau và tám cách thức tu
tập để diệt nguyên nhân sinh khổ. Những pháp
hành này, cụ thể để mọi người ai cũng tu được,
cũng thực hiện được sự giải thoát hết khổ như
nhau.
Vì thế, kinh điển Nguyên Thủy nhắm vào
duyên “sanh” để đoạn dứt nó, đoạn dứt nó thì
ưu bi, sầu khổ, bịnh, chết cũng đoạn dứt, nên
kinh thường nhắc đi nhắc lại : ‚Sanh đã tận
Phạm hạnh mới xong‛.
Nếu một người tu tập quyết tìm đường giải
thoát ra khỏi cuộc sống trần lao này, thì phải
buông xả như đức Phật và các bậc Thánh Tăng:
không trang điểm làm đẹp, của cải tài sản bỏ
sạch, cha mẹ, anh em, chị em, vợ con đều bỏ
xuống hết như trong bài “Vượt thoát” đã dạy.
Đó là bứt tất cả những sợi dâ y xiềng xích
đang trói rất chặt mọi người. Chỉ có những bậc
chân tu thấy được nhân quả nên họ đã mạnh
dạn dứt bỏ sạch để vượt thoát cảnh đời thế tục.
Sự dứt bỏ vượt thoát này, không phải ai
cũng làm được, tuy nói rất dễ nhưng làm rất
khó. Người tầm thường không thể làm được,
trong kinh dạy rất đơn giản: ‚Sanh đã tận
Phạm hạnh mới xong‛ hoặc ‚duyên sanh
dứt thì bệnh tử sầu khổ ưu bi dứt‛. Những
danh từ nghe thì dễ dàng, nhưng đương đầu
trước của cải, tài sản châu báu, ngọc ngà cùng
cha mẹ, anh em, chị em, vợ con, xả bỏ hay
đoạn tận là một việc không phải dễ làm.
Nếu không đoạn tận, thì không thể thực
hiện được con đường giải thoát của đạo Phật.
Tại sao vậy?
Tại vì đạo Phật gọi là đạo giải thoát mà
không bứt được những sợi dây xiềng xích vô
hình đó đang trói buộc thì làm sao gọi là giải
thoát được?
Hiện giờ, những người đang tu theo đạo
Phật, đời chẳng muốn bỏ mà đạo lại muốn
thêm, hai tay đều nắm hết. Do thế, cuộc sống
tu hành Đời chẳng ra Đời, Đạo chẳng ra Đạo.
Hiện giờ, quý Thầy và các cư sĩ tu hành
chẳng đến đâu, chỉ vì tu theo kiểu đời chẳng ra
đời, đạo chẳng ra đạo, rất uổng công cho một
đời tu hành. Tu mãi chỉ còn lấy Phật giáo làm
danh làm lợi cho cuộc sống thế tục.
Tu theo Phật giáo, người tu hành phải
đoạn dứt sanh y, có đoạn sanh y thì tâm mới
được giải thoát đau khổ. Tâm có được giả i thoát
đau khổ thì tâm mới có thanh tịnh; tâm có
thanh tịnh thì tâm mới nhập Thiền định; Tâm
nhập được Thiền định thì tâm mới làm chủ
được sự sống chết.
Người không đoạn dứt sanh y, không thể
nào ly dục ly ác pháp và nhậ p Tứ Thánh Định
được, do không ly dục ly ác pháp và nhập Tứ
Thánh Định được, thì không còn pháp nào tu
tập làm chủ sanh tử và chấm dứt luân hồi.
Đường về xứ Phật không khó, nhưng khó
cho những ai, không muốn dứt bỏ đời sống dục
lạc và tình cảm thương mến ở thế gian.
Pháp môn tu hành của đạo Phật không có
gì huyền bí và vĩ đại, chỉ cần hiểu rõ đời sống
thế gian là khổ vô vàn và khổ muôn kiếp. Đời
sống xuất thế gian là dứt khổ, hết khổ, chỉ còn
một đời sống này nữa mà thôi, một đời sống tu
theo đạo Phật hoàn toàn sẽ chấm dứt khổ.
BỐN THÁNH ĐỊNH
Quý vị muốn tu tập Thiền định của đạo
Phật, thì nên theo bản tóm lược này mà tu tập
từng giai đoạn một để có kết quả như ý mình.
(Tứ Thánh Định).
I – SƠ THIỀN
1- Tịnh chỉ ngôn ngữ.
2- Sống đúng giới hạnh.
3- Lấy giới bổn Patimôkha phòng hộ sáu
căn.
4- Tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác Định.
5- Tu tập Định Vô Lậu, diệt ngã xả tâm,
quét sạch ngũ triền cái, đoạn dứt thất kiết sử
tức là ly dục ly ác pháp.
6- Thiểu dục tri túc.
II – NHỊ THIỀN
1- Tu tập Định Niệm Hơi Thở.
2- Định Diệt Tầm Giữ Tứ.
3- Định Diệt Tầm Diệt Tứ.
4- Hướng tâm tịnh chỉ tầm tứ.
5- Tịnh chỉ tầm tứ.
III – TAM THIỀN
1- Tu tập Định Niệm Hơi Thở khéo tác ý.
2- Nương hơi thở hướng tâm, xả ly sáu
loại hỷ tưởng đầu tiên: sắc, thinh, hương, vị
xúc, pháp tưởng (ly hỷ trú xả).
3- Tỉnh thức trong giấc ngủ xả mộng
tưởng.
4- Dùng pháp hướng xả ly 18 loại hỷ
tưởng.
IV – TỨ THIỀN
1- Nương Định Niệm Hơi Thở khéo tác ý.
2- Hướng tâm tịnh chỉ âm thanh.
3- Hướng tâm tịnh chỉ các thọ.
4- Hướng tâm tịnh chỉ hơi thở.
5- Hướng tâm tịnh chỉ các hành và hơi
thở.
6- Tịnh chỉ các hành và hơi thở.
7- Nương Định Niệm Hơi Thở khéo tác ý.
Trên đây là phần lý thuyết của bốn Thiền,
còn phần thực hành để nhập Tứ Thiền Thánh
Định thì phải tu học có căn bản, từ thấp đến
cao.
Đạo Phật là đạo đức nhân bản - nhân quả
của loài người, nó là chân lý của con người, vì
thế con người không có hai ba chân lý mà duy
nhất chỉ có một mà thôi. Do nó là chân lý, nên
nó phải có chương trình tu học như chương
trình giáo dục kiến thức ngoài đời.
Chúng ta ai cũng biết chương trình tu học
của đạo Phật chia làm tám lớp tu học gọi là
Bát Chánh Đạo. Bát Chánh Đạo gồm có như
sau: 1- Lớp Chánh kiến; 2- Lớp Chánh tư duy;
2- Lớp Chánh ngữ; 4- Lớp Chánh nghiệp; 5-
Lớp Chánhmạng; 6- Lớp Chánh tinh tấn; 7-
Lớp Chánhniệm; 8- Lớp Chánh định. Trong
tám lớp tuhọc (Bát Chánh Đạo) có ba cấp
(Giới, Định,Tuệ).
Cho nên, muốn nhập được bốn Thánh
Định, thì phải học từ lớp 1 đến lớp 8. Còn nếu,
ngay từ bốn Thánh Định mà tu tập như lý
thuyết trên đây, thì phải có người tu xong
hướng dẫn thì mới nhập được, còn nếu không
có người hướng dẫn thì chỉ tu chơi, chứ không
bao giờ nhập được.
Thưa các bạn! Không phải Tứ Thánh Định
là một thứ Thiền định tu hành khó khăn như
các bạn tưởng. Đức Phật đã từng dạy: ‚Với
tâm định tỉnh, nhu nhuyễn dễ sử dụng
nhập bốn Thiền không có khó khăn, không
có mệt nhọc‛.
Theo kinh nghiệm bản thân của chúng tôi
thì giới luật phải nghiêm chỉnh, muốn cho giới
luật được nghiêm chỉnh thì phải tu tập Tứ
Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ, trong Tứ Chánh Cần
có các pháp cần tu tập. Đó là Định Niệm Hơi
Thở, Định Vô Lậu, Định Sáng Suốt và Định
Chánh Niệm Tỉnh Giác. Trong Tứ Niệm Xứ có
các pháp cần tu tập. Đó là Tứ Niệm Xứ tu tập
trên Tứ Niệm Xứ, pháp Thân Hành Niệm.
Pháp môn Thân Hành Niệm là pháp môn cuối
cùng của lớp học Chánh niệm. Kết quả của
pháp môn này, là lần lượt bảy năng lực Giác
Chi xuất hiện, khi giác chi cuối cùng xuất hiện
thì chúng ta đã hoàn thành Tứ Như Ý Túc. Khi
Tứ Như Ý Túc đã có, thì Tứ Thánh Định nhập
vào không có khó khăn, không có mệt nhọc,
không có phí sức.
Nếu chúng ta tu tập như vậy, thì chắc
chắn sẽ làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm
dứt tái sanh luân hồi một cách không có khó
khăn, không có mệt nhọc. Nhưng dù sao các
bạn cũng nên nhớ lời Phật dạy trong kinh Ước
Nguyện: ‚Muốn nhập bốn Thánh Định và
thực hiện Tam Minh thì giới luật phải
sống nghiêm chỉnh, không hề vi phạm một
lỗi nhỏ nhặt nào thì Bốn Thánh Định và
Tam Minh sẽ thực hiện không có khó
khăn, không có mệt nhọc‛.
Theo lời Phật dạy trên đây, các bạn đừng
lo không nhập được bốn Thánh Định và Tam
Minh, chỉ ngại các bạn sống không sống đúng
giới luật, chứ sống đúng giới luật thì không có
khó khăn đâu các bạn ạ! Hãy bền chí tiến lên
các bạn ạ! Con đường giải thoát đang chờ bạn ở
phía trước.
Kinh Nikaya, thì làm sao còn biết đâu là đạo
Phật nữa; còn biết đâu là đường lối tu hành
chân chánh của đạo Phật.
Muốn làm sáng tỏ đạo Phật; muốn cứu
mình ra khỏi cuộc đời trầm luân đau khổ và
sanh tử luân hồi, không gì hơn là quý Thầy
phải quay về đường tu tập chân chánh của đạo
Phật mà hai Tạng Kinh này đã dạy rất rõ. Quý
Thầy phải bỏ danh lợi trong Đạo mà đức Phật
đã dạy: “Có danh có lợi thì nên ẩn bóng‛,
vượt ra khỏi những dây xích sắt danh và lợi
của tôn giáo, chọn đời sống Phạm hạnh của
người tu sĩ Phật giáo chân chánh, thì đạo Phật
chẳng làm gì nó sẽ sáng chói và huy hoàng.
Gương hạnh sống đó, ly dục ly ác pháp,
giúp cho quý Thầy nhập được các định làm chủ
được sự sống chết, chấm dứt được sự tái sanh
luân hồi và còn giúp mọi người biết buông xả,
dứt các điều ác, tăng trưởng các điều lành mang
lại hạnh phúc, an vui cho mình, cho người và
xã hội.
SỐNG TRẦM LẶNG
Đời sống của người tu sĩ đạo Phật phải
trầm lặng, cô đơn độc cư và ít nói chuyện v.v..
Nhất là phải giữ gìn tâm mình trong trạng thái
yên lặng, bất động, không được nhôn nhao,
lăng xăng nghĩ ngợi, lo lắng, suy tư và sợ hãi,
giận hờn, buồn rầu, lo nghĩ v.v..
Bài kệ nhất dạ hiền, đức Phật đã dạy
chúng ta tu tập như thế nào để sống một cuộc
đời tu sĩ trầm lặng?
Ông A Nan nhớ lại lời huấn thị bài kệ
“Nhất Dạ Hiền”, ông đã thực hiện trong một
đêm không ngủ, sáng hôm sau ông dùng thần
thông đi xuyên qua cửa đá vào hang Thất Liệp
để kết tập kinh điển cùng với năm trăm vị A
La Hán khác. Đây bài kệ:
NHẤT DẠ HIỀN
“Quá khứ không truy tìm.
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã qua rồi (đoạn tận).
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại.
Chánh niệm tỉnh giác đây.
Tuệ tri quán vô lậu.
Không động không rung chuyển.
Biết vậy nên tu tập.
Hôm nay nhiệt tâm làm.
Ai biết ngày mai chết.
Không ai điều đình được.
Với bọn tử thần kia.
Nhiệt tâm quyết tu tập.
Đêm ngày không mỏi mệt.
Xứng gọi Nhất Dạ Hiền.
Luôn luôn sống trầm lặng‛.
Là một tu sĩ Phật giáo, luôn luôn phải giữ
tâm mình không cho suy nghĩ những chuyện vu
vơ, không cho lo lắng hối tiếc buồn phiền
những chuyện đã qua, không cho giận, hờn,
căm thù, bất toại nguyện những chuyện hiện
tại. Vì có suy tư những chuyện đã qua cũng
chẳng ích lợi gì mà ngược lại còn làm buồn
phiền, đau khổ. Do chỗ buồn phiền, đau khổ,
tâm ta không được thanh thản, an vui nên đức
Phật mới dạy muốn giải thoát tâm hồn được
thanh thản, an lạc thì đừng nhớ, lo, nghĩ về
những chuyện đã xảy rồi; nhớ, lo, nghĩ những
chuyện đã qua rồi khiến tâm bất an, chẳng có
ích lợi gì.
Đạo Phật dạy phải đoạn dứt những sự suy
tư về chuyện quá khứ, vì chuyện quá khứ đã
qua rồi, có lo nghĩ có buồn phiền thì cũng
chẳng giải quyết gì được mà còn làm tâm ta
đau khổ, u tối thêm, không còn sáng suốt đối
với chuyện hiện tại.
Vậy, chúng ta nên lấy 2 câu kệ này làm
pháp hướng nhắc tâm mình để xa lìa quá khứ.
‚Quá khứ không truy tìm
Quá khứ đã qua rồi‛.
Còn tìm kiếm có ích lợi gì cho ta nữa, ta
hãy xả đi, buông đi.
Quá khứ đã không tìm trở lại thì vị lai
đừng nuôi hy vọng ước mơ. Vì tương lai đến,
đến không bao giờ đúng với sự mơ ước, thế là
thất vọng, thất vọng là khổ đau.
Bởi vì, luật nhân quả đang chi phối từng
phút, từng giây trong thời gian và không gian
của sự vật. Nên sự mơ ước của con người còn
tùy thuộc ở nhân quả của người đó, nên sự ước
mơ không bao giờ đúng và đạt được.
Người thấu rõ luật nhân quả chẳng bao giờ
mơ ước một điều gì về tương lai, chỉ lo giải
quyết mọi việc đang xảy ra trong hiện tại,
không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng
sanh, thì vị lai không ước mơ nhưng vẫn thành
sự tốt đẹp đến với mình.
Đạo Phật lấy mốc thời gian hiện tại để tu
tập, để không nhớ nghĩ về quá khứ và cũng
không lo lắng về tương lai.
Vậy thời gian hiện tại ta tu tập cái gì?
Như trong bài kệ đã dạy:
‚Chánh Niệm Tỉnh Giác đây.
Tuệ tri quán Vô Lậu‛.
Đây là hai loại Thiền định mà đức Phật
đã dạy người mới tu, cần phải siêng năng tu
tập để tâm không nhớ nghĩ về quá khứ và cũng
không mơ ước về tương lai.
Chánh Niệm Tỉnh Giác đây tức là chánh
Niệm Tỉnh Giác Định. Cách tu tập định này,
trên thân quán thân tu về hành tướng ngoại
(Tứ Niệm Xứ) nghĩa là thân đi biết thân đi,
thân đứng biết thân đứng, thân ngồi biết thân
ngồi, thân mặc y mang bát biế t thân mặc y
mang bát, thân làm việc gì đều biết thân làm
việc nấy. Tâm luôn chú ý theo dõi hành động
của thân đang hoạt động, không để thất niệm
đang làm, mất niệm đang làm là thất niệm,
thất niệm là mất tỉnh giác, mất tỉnh giác tức là
mê, mê còn gọi là quên. Cho nên, tu tập mà để
thất niệm là tu sai, tu như vậy không có kết
quả, tu suốt đời cũng chẳng có ích lợi gì.
Thất niệm có hai trạng thái khác xen vào:
1- Quên mất niệm hành động của thân,
xen vào những vọng tưởng, nghĩ ngợi chuyện
thế gian (bị vọng niệm).
2- Quên mất niệm hành động của thân
(vô ký) hành động theo thói quen, không nhớ,
hay quên.
3- Quên mất niệm là quên pháp như lý
tác ý, quên pháp như lý tác ý là ý thức chìm thì
tưởng thức hoạt động, tưởng thức họat động thì
sẽ rơi vào Thiền tưởng.
Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, người mới
tu phải dùng pháp hướng dẫn tâm tỉnh thức,
nếu không dùng pháp hướng thì tâm dễ bị vọng
tưởng và vô ký. Cái khó là ở chỗ tu tập nếu
không có người có kinh nghiệm hướng dẫn thì
khó mà tu tập tỉnh thức an trú thời gian dài
được.
Tuệ tri quán vô lậu tức là Định Vô Lậu.
Định Vô Lậu này được thực hiện trên thân
quán thân tu về nhân tướng (Tứ Niệm Xứ) để
khắc phục tham ưu tức là ly dục ly ác pháp.
Cách thức tu tập định này có ba cách:
1- Ngồi kiết già thẳng lưng đặt niệm
thân trước mặt quán xét tư duy, thấu suốt lý
duyên khởi, lý duyên sanh, lý vô thường, khổ,
không và vô ngã, lý bất tịnh, xấu xí, bẩn thỉu,
hôi thúi, uế trược v.v..
Khi quán xét thân xong, ngồi đặt niệm
thọ, tâm và các pháp trước mặt cũng quán xét
như vậy.
2- Ngồi kiết già lưng thẳng đặt niệm
thân trước mặt, quán xét tư duy về Nhân Quả,
về Bốn Đại Duyên Hợp và Thập Nhị Nhân
Duyên. Khi quán xét tư duy thân xong rồi đặt
niệm thọ, tâm và các pháp cũng quán xét như
vậy.
3- Khi đang tu Định Chánh Niệm Tỉnh
Giác bỗng có một niệm khác xen vào ta nên lấy
niệm đó đặt trước mặt quán xét tư duy, tu Định
Vô Lậu liền, để xả bỏ niệm ấy cho rốt ráo,
không còn tới lui, chớ không được buông ngang
vì buông ngang niệm ấy sẽ sanh trở lại khiến
cho tâm thất niệm.
Hai loại định: Chánh Niệm Tỉnh Giác và
Định Vô Lậu sẽ hỗ trợ cho nhau, khi chúng ta
biết câu hữu, chúng sẽ giúp chúng ta diệt ngã
xả tâm ly dục ly ác pháp, nhờ thế tâm bấ t động
trước các đối tượng, do vậy trong bài kệ có câu:
‚Không động không rung chuyển‛.
Nếu người siêng năng tu tập như vậy, tâm
được thanh tịnh hoàn toàn, giống như cục đất
không còn phiền não, khổ đau, giận hờn,
thương ghét nữa.
Hiểu được và biết rõ sự lợi ích của hai loại
định này chúng ta cần phải siêng năng tu tập
nhiều hơn, không bỏ phí thì giờ. Kết quả mang
đến tâm chúng ta được giải thoát, cuộc sống
được an vui, thanh thản và vô sự, không có một
vật gì, hoàn cảnh nào làm động tâm được, thì
trên đời này còn có gì hạnh phúc và sung sướng
cho bằng.
Này, quý Thầy và các Phật tử, khi đã
nhận được hai pháp Thiền định quý báu vô giá
này, thì trên đời không còn có vật gì quý báu
hơn và sánh bằng được.
Biết nó quý báu vô giá như vậy, nên đức
Phật khuyên chúng ta:
‚Biết vậy nên tu tập.
Hôm nay nhiệt tâm làm.
Đêm ngày không mỏi mệt‛.
Đó là một lời khuyên chơn thật của đức
Phật, biết hai loại định này sẽ giải thoát tâm
con người ra khỏi sông mê biển khổ. Vì thế,
người tu sĩ phải thấy giá trị của nó to lớn và lợi
ích biết dường bao.
Khi thấu suốt giá trị của hai pháp môn
Thiền định này, thì đừng để mất thời giờ vàng
ngọc của mình trôi qua quá uổng, dù là một
phút cũng không tìm lại được. Phải nỗ lực siêng
năng tu tập với một tâm thành nhiệt huyết,
ngày đêm tinh tấn không biết mỏi mệt là gì.
Sự nhiệt tâm, tinh cần, tinh tấn, không
biếng trễ, không bỏ qua một giây phút nào, thì
kết quả sẽ nhanh chóng, giải thoát chỉ một
đêm tu tập sẽ trở thành bậc Thánh Hiền.
‚Xứng gọi nhất dạ hiền‛.
Chỉ có một đêm tu tập không thất niệm,
tâm hồn chúng ta sẽ trở thành trầm lặng, sống
ít nói, tâm hồn không lăng xăng, không nhộn
nhịp, sống độc cư an vui một mình.
Qua bài kệ này, quý Thầy và các Phật tử
đã nhận ra được những kinh nghiệm trong hai
pháp môn Thiền định quý giá để thực hành cụ
thể và kết quả sẽ mãn nguyện.
Người cư sĩ tại gia cũng như người tu sĩ
xuất gia đều dễ dàng tu tập hai pháp môn
Thiền định này mà không sợ lạc Thiền, tẩu
hỏa nhập ma hoặc rối loạn thần kinh, hoặc ông
lên bà xuống như nhập đồng, nhập xác.
Kết quả của hai pháp môn Thiền định này
nhanh chóng, ngay liền tức khắc, không phải
chờ đợi.
Nếu ai tha thiết con đường tu tập của đạo
Phật mà được hướng dẫn tu tập hai pháp môn
này, như người đang chết đuối mà vớ được
phao, như người bệnh sắp chết mà vớ được
thần dược.
Người có hữu duyên gieo trồng chánh pháp
của đạo Phật mới gặp được hai Thánh pháp
này. Do thế, phải nỗ lực siêng năng tu hành
ngày đêm không biết mỏi mệt để cứu mình ra
khỏi biển khổ, để đền đáp ơn Phật, ơn sanh
thành dưỡng dục của mẹ cha và ơn đàn na thí
chủ, có như vậy mới xứng danh là người đệ tử
của đức Phật, là những bậc Thánh Tăng, là
những bậc Thánh cư sĩ, là những bậc chân tu
sống trầm lặng tuyệt vời.
SANH ĐÃ TẬN PHẠM HẠNH MỚI XONG
Trong kinh Thập Nhị Nhân Duyên đức
Phật đã dạy: “Người mới vào tu, phải tu tập
đoạn dứt duyên ‚sanh‛.
Kinh Thập Nhị Nhân Duyên có mười hai
duyên như mắt xích sắt, duyên này có thì
duyên kia có, duyên này diệt thì duyên kia diệt.
Kinh này bắt đầu từ duyên ‚vô minh‛ như sau:
1- Vì vô minh không thấu rõ các pháp thế
gian lầm chấp chúng là thật có nên hành động
chạy theo tâm ham muốn, sanh ra các ác pháp,
tạo biết bao nhiêu nghiệp khổ đau, do thế kinh
dạy: ‚Vô minh sanh hành‛.
2- Hành động theo lòng ham muốn dục lạc
chạy theo ái dục sanh ra thức, nên kinh dạy:
‚hành sanh thức‛.
3- Thức, kết hợp noãn châu và tinh trùng
sanh ra danh sắc nên kinh gọi : ‚thức sanh
danh sắc‛.
4- Danh sắc, là thân và tưởng của con
người, lần lần phát triển đầy đủ: mắt, tai, mũi,
miệng, thân và ý. Mắt, tai, mũi, miệng, than
và ý tiếp xúc với sáu trần bên ngoài nên kinh
dạy: ‚Danh sắc sanh lục nhập‛.
5- Lục nhập, có nghĩa là sáu căn và sáu
trần. Sáu căn gồm có: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt,
thân, ý. Sáu trần gồm có: sắc, thanh, hương, vị,
xúc, pháp. Sáu trần tiếp xúc sáu căn, nên kinh
dạy: ‚Lục nhập sanh ra xúc‛.
6- Xúc, tạo ra sự va chạm êm ấm, ngọt
bùi, khả hỷ, khả lạc nên kinh dạy: ‚Xúc sanh
ra thọ‛.
7- Thọ, sanh ra cảm giác thích thú, cảm
mến, giận hờn, thương ghét nên kinh dạy ‚Thọ
sanh ra ái‛.
8- Ái, là yêu mến, thương mến, ưa thích
người vật và vật chất nhà cửa nên từ đó chúng
ta mới có (Hữu), nên kinh dạy: ‚Ái sanh ra
hữu‛.
9- Hữu là có vật này, vật kia như: thân tứ
đại, thân ngũ uẩn, nhà cửa, của cải, tài sản,
cha, mẹ, anh, chị, em, bà con... Khi đã có thì
mới gìn giữ bảo vệ, nên kinh dạy: ‚Hữu sinh
ra thủ‛.
10- Thủ là giữ lại, nhờ có giữ gìn bảo vệ
của cải tài sản, thân bằng quyến thuộc nên mới
có đời sống (sanh), cho nên kinh dạy: ‚Thủ
sinh ra sanh‛.
11- Sanh, phải nói đủ là sanh y, sanh là
của cải, tài sản, vật chất, sự nghiệp, cha mẹ, vợ
con, anh em, chị em, thân bằng quyến thuộc,
bạn bè v.v.. như trên đã nói. Do thế, khi tài
sản của cải bị mất thì sanh ra buồn rầu bịnh
khổ và chết, cha mẹ vợ con chết cũng sanh ra
buồn rầu, đau khổ phiền lòng nên kinh dạy :
‚Sanh sanh ra ưu bi, sầu khổ, bệnh, chết‛.
12- Ưu bi, sầu khổ, bệnh, chết là duyên
cuối cùng của Mười Hai Duyên này, hợp lại
thành thế giới khổ đau của kiếp người.
Sau khi quán xét Mười Hai Nhân Duyên,
cái này có thì cái kia có, cái này diệt thì cái kia
diệt.
Như đã nói ở trên, Mười Hai Nhân Duyên
này hợp lại là thế giới đau khổ của con người
thành hình. Mười Hai Nhân Duyên này rã tan
là thế giới hết khổ đau, hoại diệt.
Muốn thoát khổ thì Mười Hai Nhâ n Duyên
này phải rã tan. Vậy, rã tan như thế nào và
duyên nào rã trước?
Kinh điển phát triển Đại Thừa và Thiền
Đông Độ nhắm vào duyên vô minh phải phá
trước bằng “Minh”, minh tức là trí tuệ.
Muốn triển khai “Minh” trí tuệ, các nhà
Đại thừa và Thiền Đông Độ dùng pháp hành ức
chế niệm thiện niệm ác, cho tâm không niệm
thiện niệm ác là định và do tâm định thì phát
tuệ (chẳng niệm thiện niệm ác bản lai diện
mục hiện tiền), bản lai diện mục hiện tiền là
Phật Tánh, mà Phật Tánh là tánh giác, tánh
giác tức là trí tuệ. Do những pháp hành tu tập
để triển khai trí tuệ như vậy. Họ đã lầm,
không ngờ đường tu tập ấy lại khai mở tưởng
tuệ. Khi tưởng tuệ được khai mở thì lý luận của
các nhà Đại thừa siêu việt tưởng, nên không
tôn giáo nào tranh luận hơn được, nhất là lý
Bát Nhã của Đại Thừa.
Do lý luận siêu việt tưởng Bát Nhã nên nó
đã phá luôn Phật giáo chính gốc (vô khổ, tập,
diệt, đạo). Vì, Phật giáo Nguyên Thủy chính
gốc, không có lý luận tranh hơn thua, không có
lý luận siêu việt tưởng như vậy, chỉ dạy thẳng
đời người là khổ, nguyên nhân sinh ra đau khổ,
trạng thái tâm hết khổ đau và tám cách thức tu
tập để diệt nguyên nhân sinh khổ. Những pháp
hành này, cụ thể để mọi người ai cũng tu được,
cũng thực hiện được sự giải thoát hết khổ như
nhau.
Vì thế, kinh điển Nguyên Thủy nhắm vào
duyên “sanh” để đoạn dứt nó, đoạn dứt nó thì
ưu bi, sầu khổ, bịnh, chết cũng đoạn dứt, nên
kinh thường nhắc đi nhắc lại : ‚Sanh đã tận
Phạm hạnh mới xong‛.
Nếu một người tu tập quyết tìm đường giải
thoát ra khỏi cuộc sống trần lao này, thì phải
buông xả như đức Phật và các bậc Thánh Tăng:
không trang điểm làm đẹp, của cải tài sản bỏ
sạch, cha mẹ, anh em, chị em, vợ con đều bỏ
xuống hết như trong bài “Vượt thoát” đã dạy.
Đó là bứt tất cả những sợi dâ y xiềng xích
đang trói rất chặt mọi người. Chỉ có những bậc
chân tu thấy được nhân quả nên họ đã mạnh
dạn dứt bỏ sạch để vượt thoát cảnh đời thế tục.
Sự dứt bỏ vượt thoát này, không phải ai
cũng làm được, tuy nói rất dễ nhưng làm rất
khó. Người tầm thường không thể làm được,
trong kinh dạy rất đơn giản: ‚Sanh đã tận
Phạm hạnh mới xong‛ hoặc ‚duyên sanh
dứt thì bệnh tử sầu khổ ưu bi dứt‛. Những
danh từ nghe thì dễ dàng, nhưng đương đầu
trước của cải, tài sản châu báu, ngọc ngà cùng
cha mẹ, anh em, chị em, vợ con, xả bỏ hay
đoạn tận là một việc không phải dễ làm.
Nếu không đoạn tận, thì không thể thực
hiện được con đường giải thoát của đạo Phật.
Tại sao vậy?
Tại vì đạo Phật gọi là đạo giải thoát mà
không bứt được những sợi dây xiềng xích vô
hình đó đang trói buộc thì làm sao gọi là giải
thoát được?
Hiện giờ, những người đang tu theo đạo
Phật, đời chẳng muốn bỏ mà đạo lại muốn
thêm, hai tay đều nắm hết. Do thế, cuộc sống
tu hành Đời chẳng ra Đời, Đạo chẳng ra Đạo.
Hiện giờ, quý Thầy và các cư sĩ tu hành
chẳng đến đâu, chỉ vì tu theo kiểu đời chẳng ra
đời, đạo chẳng ra đạo, rất uổng công cho một
đời tu hành. Tu mãi chỉ còn lấy Phật giáo làm
danh làm lợi cho cuộc sống thế tục.
Tu theo Phật giáo, người tu hành phải
đoạn dứt sanh y, có đoạn sanh y thì tâm mới
được giải thoát đau khổ. Tâm có được giả i thoát
đau khổ thì tâm mới có thanh tịnh; tâm có
thanh tịnh thì tâm mới nhập Thiền định; Tâm
nhập được Thiền định thì tâm mới làm chủ
được sự sống chết.
Người không đoạn dứt sanh y, không thể
nào ly dục ly ác pháp và nhậ p Tứ Thánh Định
được, do không ly dục ly ác pháp và nhập Tứ
Thánh Định được, thì không còn pháp nào tu
tập làm chủ sanh tử và chấm dứt luân hồi.
Đường về xứ Phật không khó, nhưng khó
cho những ai, không muốn dứt bỏ đời sống dục
lạc và tình cảm thương mến ở thế gian.
Pháp môn tu hành của đạo Phật không có
gì huyền bí và vĩ đại, chỉ cần hiểu rõ đời sống
thế gian là khổ vô vàn và khổ muôn kiếp. Đời
sống xuất thế gian là dứt khổ, hết khổ, chỉ còn
một đời sống này nữa mà thôi, một đời sống tu
theo đạo Phật hoàn toàn sẽ chấm dứt khổ.
BỐN THÁNH ĐỊNH
Quý vị muốn tu tập Thiền định của đạo
Phật, thì nên theo bản tóm lược này mà tu tập
từng giai đoạn một để có kết quả như ý mình.
(Tứ Thánh Định).
I – SƠ THIỀN
1- Tịnh chỉ ngôn ngữ.
2- Sống đúng giới hạnh.
3- Lấy giới bổn Patimôkha phòng hộ sáu
căn.
4- Tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác Định.
5- Tu tập Định Vô Lậu, diệt ngã xả tâm,
quét sạch ngũ triền cái, đoạn dứt thất kiết sử
tức là ly dục ly ác pháp.
6- Thiểu dục tri túc.
II – NHỊ THIỀN
1- Tu tập Định Niệm Hơi Thở.
2- Định Diệt Tầm Giữ Tứ.
3- Định Diệt Tầm Diệt Tứ.
4- Hướng tâm tịnh chỉ tầm tứ.
5- Tịnh chỉ tầm tứ.
III – TAM THIỀN
1- Tu tập Định Niệm Hơi Thở khéo tác ý.
2- Nương hơi thở hướng tâm, xả ly sáu
loại hỷ tưởng đầu tiên: sắc, thinh, hương, vị
xúc, pháp tưởng (ly hỷ trú xả).
3- Tỉnh thức trong giấc ngủ xả mộng
tưởng.
4- Dùng pháp hướng xả ly 18 loại hỷ
tưởng.
IV – TỨ THIỀN
1- Nương Định Niệm Hơi Thở khéo tác ý.
2- Hướng tâm tịnh chỉ âm thanh.
3- Hướng tâm tịnh chỉ các thọ.
4- Hướng tâm tịnh chỉ hơi thở.
5- Hướng tâm tịnh chỉ các hành và hơi
thở.
6- Tịnh chỉ các hành và hơi thở.
7- Nương Định Niệm Hơi Thở khéo tác ý.
Trên đây là phần lý thuyết của bốn Thiền,
còn phần thực hành để nhập Tứ Thiền Thánh
Định thì phải tu học có căn bản, từ thấp đến
cao.
Đạo Phật là đạo đức nhân bản - nhân quả
của loài người, nó là chân lý của con người, vì
thế con người không có hai ba chân lý mà duy
nhất chỉ có một mà thôi. Do nó là chân lý, nên
nó phải có chương trình tu học như chương
trình giáo dục kiến thức ngoài đời.
Chúng ta ai cũng biết chương trình tu học
của đạo Phật chia làm tám lớp tu học gọi là
Bát Chánh Đạo. Bát Chánh Đạo gồm có như
sau: 1- Lớp Chánh kiến; 2- Lớp Chánh tư duy;
2- Lớp Chánh ngữ; 4- Lớp Chánh nghiệp; 5-
Lớp Chánhmạng; 6- Lớp Chánh tinh tấn; 7-
Lớp Chánhniệm; 8- Lớp Chánh định. Trong
tám lớp tuhọc (Bát Chánh Đạo) có ba cấp
(Giới, Định,Tuệ).
Cho nên, muốn nhập được bốn Thánh
Định, thì phải học từ lớp 1 đến lớp 8. Còn nếu,
ngay từ bốn Thánh Định mà tu tập như lý
thuyết trên đây, thì phải có người tu xong
hướng dẫn thì mới nhập được, còn nếu không
có người hướng dẫn thì chỉ tu chơi, chứ không
bao giờ nhập được.
Thưa các bạn! Không phải Tứ Thánh Định
là một thứ Thiền định tu hành khó khăn như
các bạn tưởng. Đức Phật đã từng dạy: ‚Với
tâm định tỉnh, nhu nhuyễn dễ sử dụng
nhập bốn Thiền không có khó khăn, không
có mệt nhọc‛.
Theo kinh nghiệm bản thân của chúng tôi
thì giới luật phải nghiêm chỉnh, muốn cho giới
luật được nghiêm chỉnh thì phải tu tập Tứ
Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ, trong Tứ Chánh Cần
có các pháp cần tu tập. Đó là Định Niệm Hơi
Thở, Định Vô Lậu, Định Sáng Suốt và Định
Chánh Niệm Tỉnh Giác. Trong Tứ Niệm Xứ có
các pháp cần tu tập. Đó là Tứ Niệm Xứ tu tập
trên Tứ Niệm Xứ, pháp Thân Hành Niệm.
Pháp môn Thân Hành Niệm là pháp môn cuối
cùng của lớp học Chánh niệm. Kết quả của
pháp môn này, là lần lượt bảy năng lực Giác
Chi xuất hiện, khi giác chi cuối cùng xuất hiện
thì chúng ta đã hoàn thành Tứ Như Ý Túc. Khi
Tứ Như Ý Túc đã có, thì Tứ Thánh Định nhập
vào không có khó khăn, không có mệt nhọc,
không có phí sức.
Nếu chúng ta tu tập như vậy, thì chắc
chắn sẽ làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm
dứt tái sanh luân hồi một cách không có khó
khăn, không có mệt nhọc. Nhưng dù sao các
bạn cũng nên nhớ lời Phật dạy trong kinh Ước
Nguyện: ‚Muốn nhập bốn Thánh Định và
thực hiện Tam Minh thì giới luật phải
sống nghiêm chỉnh, không hề vi phạm một
lỗi nhỏ nhặt nào thì Bốn Thánh Định và
Tam Minh sẽ thực hiện không có khó
khăn, không có mệt nhọc‛.
Theo lời Phật dạy trên đây, các bạn đừng
lo không nhập được bốn Thánh Định và Tam
Minh, chỉ ngại các bạn sống không sống đúng
giới luật, chứ sống đúng giới luật thì không có
khó khăn đâu các bạn ạ! Hãy bền chí tiến lên
các bạn ạ! Con đường giải thoát đang chờ bạn ở
phía trước.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!