CHƯƠNG III
HỎI ĐẠO
ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP I
NHIỆT TÅM
Câu hỏi của Hải Tâm
Hỏi:Kínhbạch Thầy! Nếu không có
nghị lực, dứt khoát, từ bỏ thì tu Định Vô Lậu
và tu tập Pháp Hướng Tâm, theo sự nhận xét
của con trong sự tu tập thì con thấy cũng
không có hiệu quả, có phải vậy không thưa
Thầy?
Đáp: Con đường tu theo đạo Phật nếu
không có quyết tâm dứt khoát từ bỏ, nhất là
thiếu nghị lực thì không thể nào tu Định Vô
Lậu và dùng pháp Hướng Tâm có hiệu quả
được. Người ta biết thuốc lá, thuốc phiện và
rượu gây bệnh tật, tai hại cho cơ thể, nhưng
không quyết tâm dứt khoát từ bỏ thì vẫn phải
chịu bệnh nghiện và con người luôn luôn ương
gàn như một con thú vật, họ không biết đạo
đức là gì.
Nhiệt tâm là một điều quan trọng hết sức
cho bước đường tu tập xả tâm, nếu không có
nhiệt tâm thì nhất định không bao giờ có xả
tâm được.
Định Vô Lậu là một danh từ nếu chúng ta
chỉ dùng danh từ để quán xét và nói suông thì
chẳng có nghĩa gì là vô lậu. Nói vô lậu tức là
nói không còn đau khổ, nói không còn đau khổ
tức là nói không còn chướng ngại pháp trong
tâm, nói chướng ngại pháp trong tâm tức là nói
ác pháp.
Do đó, đức Phật dạy: ‚Ngăn ác diệt ác
pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp‛
là để thoát khổ, nếu người không có nhiệt tâm
ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện
pháp thì khó mà giải thoát được.
Bởi, nhiệt tâm là một việc làm tích cực
hết sức của một người quyết chí đi tìm đường
giải thoát, nếu người quyết chí đi tìm đường
giải thoát mà không có nhiệt tâm thì sự tu
hành cũng chỉ hoài công vô ích mà thôi.
Muốn bỏ một điều ác nào, thì chúng ta
phải thông suốt điều ác ấy. Vậy, phải thông
suốt như thế nào?
- Thứ nhất, là phải thông suốt lý nhân
quả thiện và ác.
- Thứ hai, là phải thông suốt lý duyê n
hợp.
- Thứ ba, là phải thông suốt lý các pháp
vô thường, khổ, vô ngã.
- Thứ tư, phải thông suốt Bát Chánh
Đạo, tức là tám lớp tu tập để được giải thoát
như:
Lớp 1: Chánh Kiến.
Lớp 2: Chánh Tư Duy.
Lớp 3: Chánh Ngữ.
Lớp 4: Chánh Nghiệp.
Lớp 5: Chánh Mạng.
Lớp 6: Chánh Tinh Tấn.
Lớp 7: Chánh Niệm.
Lớp 8: Chánh Định.
- Thứ năm, phải thông suốt ba lậu như:
dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu.
- Thứ sáu, phải thông suốt Ngũ triền cái
và Thất kiết sử.
- Thứ bảy, phải thông suốt Năm hạ
phần kiết sử và Năm thượng phần kiết sử.
- Thứ tám, phải thông suốt Thập thiện
và Thập ác.
- Thứ chín, phải thông suốt bốn loại
định: Định Sáng Suốt, Định Niệm Hơi Thở,
Định Vô Lậu và Định Chánh Niệm Tỉnh Giác.
- Thứ mười, phải thông suốt Tứ Thánh
Định.
- Thứ mười một, phải thông suốt pháp
Như lý tác ý và pháp Tác ý.
- Thứ mười hai, phải thông suốt phóng
tâm và phóng dật.
Trong khi đã thông suốt 12 pháp môn
này, mà thiếu nhiệt tâm dứt bỏ tu hành thì trở
thành một vị giảng sư, vị giảng sư là người nói
được, chứ không làm được, người nói được mà
chưa làm được là người nói láo. Người nói láo
bằng thuyết giảng là người lừa đảo người khác
bằng kinh sách.
Vốn đạo Phật không phải là một tôn giáo
nói láo, nên khi đã thông suốt các pháp thì
phải nỗ lực xả bỏ, ly tham đoạn diệt ác pháp
cho chính mình, để được ra khỏi cuộc đời đầy
khổ đau, chứ không phải thông suốt lý đạo để
đem ra dạy đời bằng những lý thuyết suông
trong khi mình tu tập chẳng ra gì mà lại dạy
người tu thì hóa ra lừa đảo người. Đừng dùng
những ngôn từ trong kinh phát triển để che
mắt thiên hạ ‚Y pháp bất y nhân‛, có nghĩa
là y nơi pháp mà tu hành, còn đừng y vào các
Thầy, vì các Thầy tuy dạy như vậy mà chưa có
tu hành được như trong kinh đã dạy.
Đối với con đường tu hành theo đạo Phật,
nếu không có nhiệt tâm nồng cháy quyết dứt bỏ
những chướng ngại pháp trong tâm, như những
lời dạy của đức Phật trong thời khóa tu tập lúc
đức Phật còn tại thế thì không bao giờ làm chủ
được sanh, già, bệnh, chết, nếu không có nhiệt
tâm nồng cháy sửa đổi những lỗi lầm của mình
trong những thói hư tật xấu thì chẳng bao giờ
trở thành những con người tốt trong xã hội
được. Những con người có đạo đức, nếu không
có nhiệt tâm nồng cháy ly dục ly ác pháp, sửa
đổi tánh hư tật xấu thì không bao giờ có ly dục
ly ác pháp được. Không ly dục ly ác pháp, thì
không bao giờ nhập được Thiền định, nếu
không nhập được Thiền định thì không bao giờ
thực hiện được Tam Minh, nếu không thực hiện
được Tam Minh thì không bao giờ chấm dứt tái
sanh luân hồi.
Xem thế, chúng ta mới thấy nhiệt tâm là
một điều quan trọng hết sức trong việc tu hành
theo đạo Phật, vì có nhiệt tâm mới có giải
thoát.
Chúng ta biết, có nhiệt tâm mới có nghị
lực để chiến đấu với nội tâm của mình, không
nhiệt tâm thì không nghị lực, người không có
nghị lực làm việc gì, người ấy đều gặp thất bại,
huống là công việc tu hành thì lại còn thất bại
nặng nề hơn.
Cho nên, người tu Định Vô Lậu cũng như
sử dụng pháp Hướng Tâm mà không có nhiệt
tâm dứt khoát từ bỏ, thì sự tu tập chỉ có hoài
công vô ích và uổng phí một đời tu hành, chẳng
bao giờ có giải thoát đối với những người này.
Theo sự nhận xét của con, trong sự tu tập
của chính mình, thì con đã rút ra được những
kinh nghiệm bản thân, nếu không có nhiệt tâm
xả bỏ thì sự tu tập cũng chỉ hoài công vô ích và
uổng phí một đời tu hành chẳng bao giờ có giải
thoát. Với những ai tu chơi thì chẳng bao giờ có
nhiệt tâm, không có nhiệt tâm thì đừng nên tu
theo đạo Phật đã chẳng ích lợi cho mình mà
còn hại đạo Phật thêm, khiến cho người đời
khinh chê và phỉ báng vì phạm giới cấm của
đức Phật.
Theo sự nhận xét của con trong sự tu tập
của chính mình, thì con đã hiểu biết được
những kinh nghiệm bản thân, “nếu không có
nhiệt tâm xả bỏ thì sự tu tập không có hiệu
quả”.
Đúng vậy! Đúng vậy! Lời nói này là cả
một kinh nghiệm bản thân. Nếu trên đường tu
tập mà ai không có nhiệt tâm xả bỏ xa lìa ác
pháp và lòng ham muốn của mình, thì kết quả
chẳng ra gì như trên đã dạy.
Nếu một người tu hành theo đạo Phật mà
sống không đúng Phạm hạnh của đạo Phật, thì
người ấy không bao giờ có nhiệt tâm với sự tu
tập của mình. Người có nhiệt tâm, là người
sống đúng giới luật Phạm hạnh.
Nếu tu tập mà không có kết quả, thì sự
nhiệt tâm sẽ mất dần và cuối cùng, lòng tha
thiết nhiệt tâm tu hành giải thoát không còn
nữa.
Bởi vậy, kẻ nào tu sai, nhiệt tâm sẽ bị
mất, nhiệt tâm mất thì nghị lực cũng không
còn, tu như vậy chỉ mang tiếng tu mà thôi.
Đây là một vấn đề quan trọng trong sự tu
hành, quý Thầy và quý Phật tử phải bảo vệ và
giữ gìn nhiệt tâm của mình, đừng nên để nó
mất, nó mất đi cuộc đời tu hành của quý vị sẽ
trở thành đen tối và âm u.
Người tu hành theo đạo Phật nhiệt tâm là
hàng đầu của người xuất gia, nó sẽ giúp cho quý
vị tu tập đến nơi đến chốn, quý vị nên nhớ kỹ
và khắc ghi mãi trong lòng hai chữ “NHIỆT
TÂM”. Nhiệt tâm còn là còn sự tích cực, nhiệt
tâm mất là tiêu cực đến.
PHÁP MƠN DẪN TÅM
Hỏi:Kính bạch Thầy! Pháp Hướng Tâm
- Như Lý Tác Ý có lợi ích như thế nào? Xin
Thầy giảng rõ cho chúng con được hiểu.
Đáp: Pháp Hướng Tâm có hai phần lợi ích
và hiệu quả rất lớn cho những người tu tập
theo đạo Phật:
1- Giúp cho trí tuệ bén nhạy nhanh
chóng trước các pháp ác.
2- Giúp cho tâm tạo ra một năng lực siêu
việt không thể nghĩ lường.
3- Pháp hướng tâm là phương cách dẫn
thân tâm vào chỗ giải thoát, ví như: “An tịnh
thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành
tôi biết tôi thở ra, hoặc an tịnh tâm hành tôi
biết tôi đưa tay ra, hoặc an tịnh tâm hành tôi
biết tôi đưa tay vô”.
4- Pháp hướng tâm còn gọi là pháp huấn
luyện tâm.
Như lời đức Phật đã dạy trong Kinh và đã
xác quyết pháp môn dẫn tâm là một bí quyết
giúp chúng ta ly tham đoạn diệt mà không có
pháp nào khác hơn: ‚Ta không thấy pháp
nào khác‛, có nghĩa không còn pháp nào khác
hơn là pháp “Như Lý Tác Ý”.
Để minh chứng lời dạy này, chúng tôi xin
trích ra một vài đoạn kinh, trong kinh Tăng
Chi Bộ: ‚Ta không thấy một pháp nào, này
các Thầy Tỳ Kheo, đưa đến sân chưa sanh
được sanh khởi và sân đã sanh được tăng
trưởng rộng lớn, này các Tỳ Kheo, đó là
đối ngại tướng trong tâm. Này các Thầy Tỳ
Kheo, đối ngại tướng trong tâm, nếu
không như lý tác ý sẽ đưa đến sân chưa
sanh được sanh khởi và sân đã sanh được
tăng trưởng rộng lớn‛.
Ở đây, đức Phật đã xác định có tính cách
quả quyết và nhất định một cách hùng hồn chỉ
có pháp Như Lý Tác Ý làm sân đoạn diệt, nếu
không có pháp Như Lý Tác Ý, thì không có
pháp nào đoạn diệt được tâm sân.
Nếu muốn trừ tâm nghi, mà ta không
dùng pháp Như Lý Tác Ý, thì sẽ không còn
pháp nào diệt trừ tâm nghi được, nên đức Phật
dạy: ‚Ta không thấy pháp nào khác, này
các Thầy Tỳ Kheo, đưa đến nghi hoặc chưa
sanh được sanh khởi và nghi hoặc đã sanh
được tăng trưởng rộng lớn, này các Thầy
Tỳ Kheo, nếu không như lý tác ý. Do không
như lý tác ý, này các Thầy Tỳ Kheo, nghi
hoặc chưa sanh được sanh khởi và nghi
hoặc đã sanh được tăng trưởng rộng lớn‛.
Tâm tham dục cũng vậy, nếu không có
pháp dẫn tâm vào Đạo thì khó mà ly tham
đoạn dục; nếu không có pháp dẫn tâm vào Đạo
thì khó mà thành tựu được Đạo giải thoát; nếu
không có pháp dẫn tâm vào Đạo thì khó mà
thành tựu Thiền định; nếu không có pháp dẫn
tâm vào Đạo thì khó mà thực hiện được Tam
Minh.
Bởi thấy người tu Thiền định hiện giờ mà
không có pháp dẫn tâm vào Đạo thì biết họ tu
tà Thiền, tà định không thể có quả giải thoát
được. Do thế, ta mới biết được pháp môn Như
Lý Tác Ý là một pháp môn có lợi ích rất lớn
trên bước đường tu tập, nếu không có pháp môn
này, con đường tu tập chỉ hoài công vô ích mà
thôi.
Đối với những người muốn thực hiện lòng
từ, bi, hỷ, xả mà không có pháp Như Lý Tác Ý,
thì lòng từ, bi, hỷ, xả cũng không bao giờ có
được, để minh chứng điều này Đứùc Phật đã dạy
trong Kinh Tăng Chi Bộ: ‚Này các Thầy Tỳ
Kheo, như từ tâm giải thoát chưa sanh
không sanh khởi và từ tâm không đi đến
tu tập viên mãn, này các Tỳ Kheo, không
như lý tác ý. Nếu như lý tác ý, thời từ tâm
chưa sanh được sanh khởi, và từ tâm sẽ
được tu tập viên mãn‛.
Để minh chứng một đoạn kinh đức Phật
đã dạy trong Kinh Tăng Chi Bộ trang 31: ‚Ta
không thấy một pháp nào khác, này các
Thầy Tỳ Kheo, do pháp ấy các giác chi
chưa sanh không sanh khởi, và các giác
chi chưa sanh không đi đến tu tập viên
mãn, này các Tỳ Kheo, như không như lý
tác ý. Do không như lý tác ý, này các Thầy
Tỳ Kheo, các giác chi chưa sanh không
được sanh khởi, và các giác chi không đi
đến tu tập viên mãn‛.
Qua những lời dạy của đức Phật trên đây,
quý Thầy và quý Phật tử đã thấy rõ giá trị của
pháp Như Lý Tác Ý, là một pháp môn có tầm
cỡ vĩ đại cho đường tu tập của quý vị. Nếu
không có pháp môn này, thì không bao giờ quý
vị ly tham đoạn diệt được tâm tham ưu của quý
vị; nếu không có pháp môn này thì giới luật của
quý vị không thể sống nghiêm chỉnh được; nếu
không có pháp môn này thì Thiền định quý vị
không thể nhập được và nếu không có pháp
môn này thì Tam Minh chỉ là một danh từ
suông, một ảo mộng thần thông của loài người.
Tóm lại, không có pháp Như Lý Tác Ý thì
con đường tu tập của đạo Phật, chỉ là một giấc
mộng mà thôi.
ĐẮM NHIỄM, KHĨ TIÊU, TÁN LOẠN
Hỏi:Kính thưa Thầy, xin Thầy giảng rõ
cho con hiểu: ‚Đắm nhiễm, khó tiêu, tâm
thường sanh tán loạn‛ như thế nào?
Đáp: Đắm nhiễm, khó tiêu, tán loạn là
những động từ kép.
□Đắm nhiễm: có nghĩa là dính mãi,
không bỏ được, thành thói quen, nghiện ngập,
nghiệp lực.
□Khó tiêu: có nghĩa là không dứt bỏ
được, không xa lìa được, không tiêu hóa được.
□Tán loạn: có nghĩa là tâm thường khởi
niệm tưởng chuyện này đến chuyện khác không
dứt, gọi là vọng tưởng lăng xăng.
‚Đắm nhiễm khó tiêu tâm thường
sanh tán loạn‛ nghĩa là, tâm dính mắc thành
thói quen không bỏ được nên sinh ra nghĩ ngợi
lung tung chuyện này đến chuyện khác, tùy
miên trong mỗi niệm tâm khởi ham thích chạy
theo vật chất thế gian như: tiền tài, danh lợi,
sắc đẹp, ăn, ngủ phi thời, khiến cho người tu sĩ
ham mê chùa to Phật lớn, trở thành những
người phóng dật, chứ không còn là người tu sĩ
giải thoát. Bởi, trước khi đắm nhiễm thì phải
có phóng tâm, phóng tâm mà không kịp thời xả
bỏ, đoạn diệt tâm niệm ấy, thì bắt đầu tâm
phóng dật, tâm phóng dật mà không đoạn dứt
thì tâm đắm nhiễm.
Đức Phật dạy: ‚Đứng về phương diện
nội phần, này các Tỳ Kheo, Ta không thấy
một phần nào khác bất lợi như vậy, này
các Thầy Tỳ Kheo, như phóng dật. Phóng
dật đưa đến bất lợi lớn‛ (Tăng Chi Bộ Kinh
Tập1, trang 36).
Khởi sự bằng sự phóng tâm, nếu chúng ta
thiếu sự phòng hộ và bảo vệ sáu căn thì không
có người nào là không có sự phóng tâm, cho
nên người mới bắt đầu tu hành là phải lấy giới
luật phòng hộ sáu căn tức là phòng hộ mắt, tai,
mũi, miệng, thân, ý của mình, nhất là pháp
“Độc Cư” dùng để phòng hộ sáu căn không cho
tiếp xúc sáu trần thì ít phóng tâm và dần dần
sẽ không còn phóng tâm nữa, không còn phóng
tâm nữa, thì đó là tâm đã ly dục ly ác pháp,
nếu không phòng hộ sáu căn thì tâm thường
phóng tâm, tâm thường phóng tâm mà không
ngăn ngừa thì tâm phóng dật, tâm phóng dật
mà không đoạn diệt thì tâm đắm nhiễm, tâm
đã đắm nhiễm thì khó mà đoạn trừ, nếu đoạn
trừ không được thì tâm sanh ra tán loạn, tâm
sanh ra tán loạn là tâm bất an, tâm bất an thì
tham, sân, si, mạn, nghi, đầy đủ và thất kiết sử
khó bứt được, giống như con cá đã mắc lưới,
mắc câu thì chỉ còn chờ chết mà thôi.
Người tu hành mà còn đắm nhiễm, khó
tiêu và tán loạn là người không thể nào sống
độc cư được, họ thích nói chuyện, họ thích
tranh luận, họ thích đi chơi, không bao giờ ở
yên một chỗ.
Chúng ta không tu theo đạo Phật thì thôi,
mà đã tu theo đạo Phật thì phải tu cho đúng
pháp của Phật. Trước tiên, chúng ta phải lấy
giới luật để phòng hộ giữ tâm mình, tức là
chúng ta phải sống cho đúng Phạm hạnh, sống
không đúng Phạm hạnh thì tâm hay khởi niệm
tức là phóng tâm, nếu không có pháp ngăn giữ
phóng tâm, mà lấy giới luật ngăn ngừa và
phòng hộ tâm sẽ trở thành pháp môn ức chế
tâm. Do đó, người tu sĩ chỉ biết có giới luật mà
tu tập theo đạo Phật, thì người tu sĩ ấy chấp
giới, tức là lấy giới ức chế tâm và như vậy vô
tình, người tu sĩ lấy giới ức chế tâm sẽ biến
dạng giới luật, từ đó lý luận thêm thắt trong
giới luật, để tránh né phạm giới , do đó, kinh
sách hiện giờ lệch lạc ý giớ i luật và ý kinh của
Phật. Kinh sách phát triển và Nguyên Thủy có
nhiều điểm rất sai khác nhau mà các Tổ đã
làm lệch lạc, cũng như các nhà sư Nam Tông
hiện giờ, họ soạn viết ra một tập sách lấy tên
là “Vấn Đề Ẩm Thực Trong Phật Giáo”.
Của Jan Sanjivaputta viết, dịch ra Việt ngữ do
Tỳ Kheo Thiện Minh. Theo lý luận của họ
giống như con cọp lý luận ăn thịt người để nuốt
cho trôi, còn lý luận theo các nhà tu hành Phật
giáo phát triển thì cũng giống như con bò lý
luận để ăn cỏ cho đỡ nghẹn, do đó, khiến cho
người sau tu hành phá giới, bẻ vụn giới và còn
tạo thêm tội lỗi lén lút phá giới và chính như
vậy là người tu sĩ chỉ còn có hình tướng tu
hành, ngoài khéo che, khéo đậy trong sự đắm
nhiễm của mình. Và đã bị đắm nhiễm như vậy
thì xả bỏ rất khó như đã nói ở trên.
Một tu sĩ mà phạm giới, phá giới, bẻ vụn
giới là tu sĩ đã sống tà mạng, không còn là một
tu sĩ chân chánh, những tu sĩ này là “những
con sâu làm rầu nồi canh”.
Bởi, những tu sĩ này đã làm cho những tu
sĩ chân chánh xấu hổ.
Hiện giờ, có nhiều người muốn theo đạo
Phật tìm tu giải thoát, nhưng nhìn vào giới tu
sĩ phá giới, phạm giới đang đắm nhiễm vật
chất thế gian, đang sống trong chùa to Phật
lớn có đầy đủ tiện nghi như những người giàu
sang thì họ chẳng dám bước chân vào cổng
chùa. Nếu có người đã mạnh dạn bước vào chùa
thì lại càng thấy rõ ràng hơn và cuối cùng, tâm
dù muốn tu hành mà chẳng biết nơi đâu để
mình tìm tu giải thoát.
Nhìn chung, các tôn giáo không riêng gì
Phật giáo, phần đông mọi tu sĩ đều đắm nhiễm.
Sự làm thiện của những tu sĩ này đối vớ i
những người khác, là sự cám dỗ người khác để
theo tôn giáo mình, hoặc gây ảnh hưởng chánh
trị với các nhà lãnh đạo quốc gia, chứ không
phải với tâm thiện thật lòng. Họ làm thiện để
được sanh lên Cực Lạc, Thiên Đườ ng, chứ
không phải làm thiện vì thương người bất
hạnh; họ làm thiện để dành hạnh phúc về sau
cho họ; họ làm thiện để được sự khen tặng là
nhà từ thiện.
Bởi, làm thiện như vậy là làm thiện đắm
nhiễm. Có nhiều nhà từ thiện mà tai nạn xảy
đến, họ bảo rằng chúng tôi làm thiện mà sao
không được phước.
Làm thiện để cầu danh, cầu lợi; làm thiện
để được tiếng khen; làm thiện để móc nối làm
ăn bất lương; làm thiện như vậy thì làm sao có
phước được; làm thiện đó là làm thiện đắm
nhiễm.
Chúng ta là những tu sĩ Phật giáo phải cố
gắng tránh sự đắm nhiễm. Một người nghiện
thuốc lá, rượu, cà-phê, thuốc phiện v.v.. là
những người đắm nhiễm.
Một tu sĩ Phật giáo, mà cầm một điếu
thuốc lá, uống một ly bia hay uống một tách cà -
phê, chén trà đậm đặc là những tu sĩ đắm
nhiễm. Những người tu sĩ đắm nhiễm này là
những loài trùng bọ trong lông sư tử, họ chỉ còn
biết lý luận để che đậy sự đắm nhiễm của mình
bằng những danh từ rất tuyệt mỹ: “Trà Đạo,
rượu nghĩa”.
Một người bài bạc, đĩ thõa, điếm đàng là
những người đắm nhiễm, những người này được
xem là những người đồi trụy xấu xa của xã hội.
Vì đắm nhiễm những người này sanh ra
trộm cắp, giết người, cướp của, làm cho cuộc
sống của mọi người bất an, xã hội rối trật tự.
Người ta nói đến tình dục, tức là nói đến
sự đắm nhiễm của nhục dục.
Một người nam và một người nữ gần nhau
sanh ra tình dục, tình dục là sự đắm nhiễm rất
khó bỏ cũng ví như thuốc lá, cà phê, rượu, thuốc
phiện v.v..
Tình dục là một sự khổ tuyệt cùng theo
sau đó, nhất là người phụ nữ phải chịu bao
nhiêu nỗi cay đắng, đau khổ của tình dục, gần
như suốt đời của họ. Tục ngữ có câu: “Đàn ông
đi biển có đôi, đàn bà đi biển mồ côi một
mình”.
Đúng vậy, sau khi tình dục, bao nhiêu sự
khổ đau đều đổ lên đầu của người đàn bà.
Người ta bảo rằng không có sự đau khổ nào
bằng sự đau bụng đẻ, thế mà người ta đắm
nhiễm tình dục, người ta không thể bỏ được, dù
biết sự khổ như cắt da cắt thịt, gần như chết đi
sống lại nhưng người ta vẫn không bỏ được
tình dục, đó là sự đau khổ về thể xác, chứ
không phải hạnh phúc gì cả.
Khi sanh con ra họ còn tiếp tục chịu nhiều
lao khổ; phải nuôi con cho lớn khôn; phải chịu
hôi, chịu thối sự bài tiết của con; phải chịu cực
nhọc khi con đau ốm; phải chịu nhọc nhằn nuôi
con cho nên người, và còn biết bao nhiêu sự
khổ khác nữa, cho đến khi họ đi vào lòng đất.
Tình dục là khổ như vậy, nhưng khi đã
đắm nhiễm nó thì hầu hết không có ai bỏ được.
Nam nữ gặp nhau là ham thích liền. Biết tình
dục là khổ mà vẫn chịu đi vào chỗ khổ đó, thật
là điên đảo, ngu si.
Bởi vậy, người ta ca ngợi con người là một
động vật thông minh, nhưng sự thật con người
không thông minh mà con người là một động
vật điên đảo, vô minh, tự tạo ra cho mình biết
bao nhiêu sự đau khổ để rồi phải gánh chịu sự
khổ đau ấy từ kiếp này đến kiếp khác cũng chỉ
vì sự đắm nhiễm. Cho nên, lời Phật dạy: ‚Đắm
nhiễm, khó tiêu, tán loạn‛ là vậy.
Bởi thế, người tu sĩ cũng như mọi người ở
đời cần phải cảnh giác, đừng để thân tâm đắm
nhiễm dù bất cứ một vật chất gì, nhỏ mọn đến
đâu trong thế gian này, thì chúng ta nên xem
nó là một đối tượng khổ , do cảnh giác như vậy
thì thân tâm mới được an lạc và hạnh phúc.
HỎI ĐẠO
ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP I
NHIỆT TÅM
Câu hỏi của Hải Tâm
Hỏi:Kínhbạch Thầy! Nếu không có
nghị lực, dứt khoát, từ bỏ thì tu Định Vô Lậu
và tu tập Pháp Hướng Tâm, theo sự nhận xét
của con trong sự tu tập thì con thấy cũng
không có hiệu quả, có phải vậy không thưa
Thầy?
Đáp: Con đường tu theo đạo Phật nếu
không có quyết tâm dứt khoát từ bỏ, nhất là
thiếu nghị lực thì không thể nào tu Định Vô
Lậu và dùng pháp Hướng Tâm có hiệu quả
được. Người ta biết thuốc lá, thuốc phiện và
rượu gây bệnh tật, tai hại cho cơ thể, nhưng
không quyết tâm dứt khoát từ bỏ thì vẫn phải
chịu bệnh nghiện và con người luôn luôn ương
gàn như một con thú vật, họ không biết đạo
đức là gì.
Nhiệt tâm là một điều quan trọng hết sức
cho bước đường tu tập xả tâm, nếu không có
nhiệt tâm thì nhất định không bao giờ có xả
tâm được.
Định Vô Lậu là một danh từ nếu chúng ta
chỉ dùng danh từ để quán xét và nói suông thì
chẳng có nghĩa gì là vô lậu. Nói vô lậu tức là
nói không còn đau khổ, nói không còn đau khổ
tức là nói không còn chướng ngại pháp trong
tâm, nói chướng ngại pháp trong tâm tức là nói
ác pháp.
Do đó, đức Phật dạy: ‚Ngăn ác diệt ác
pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp‛
là để thoát khổ, nếu người không có nhiệt tâm
ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện
pháp thì khó mà giải thoát được.
Bởi, nhiệt tâm là một việc làm tích cực
hết sức của một người quyết chí đi tìm đường
giải thoát, nếu người quyết chí đi tìm đường
giải thoát mà không có nhiệt tâm thì sự tu
hành cũng chỉ hoài công vô ích mà thôi.
Muốn bỏ một điều ác nào, thì chúng ta
phải thông suốt điều ác ấy. Vậy, phải thông
suốt như thế nào?
- Thứ nhất, là phải thông suốt lý nhân
quả thiện và ác.
- Thứ hai, là phải thông suốt lý duyê n
hợp.
- Thứ ba, là phải thông suốt lý các pháp
vô thường, khổ, vô ngã.
- Thứ tư, phải thông suốt Bát Chánh
Đạo, tức là tám lớp tu tập để được giải thoát
như:
Lớp 1: Chánh Kiến.
Lớp 2: Chánh Tư Duy.
Lớp 3: Chánh Ngữ.
Lớp 4: Chánh Nghiệp.
Lớp 5: Chánh Mạng.
Lớp 6: Chánh Tinh Tấn.
Lớp 7: Chánh Niệm.
Lớp 8: Chánh Định.
- Thứ năm, phải thông suốt ba lậu như:
dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu.
- Thứ sáu, phải thông suốt Ngũ triền cái
và Thất kiết sử.
- Thứ bảy, phải thông suốt Năm hạ
phần kiết sử và Năm thượng phần kiết sử.
- Thứ tám, phải thông suốt Thập thiện
và Thập ác.
- Thứ chín, phải thông suốt bốn loại
định: Định Sáng Suốt, Định Niệm Hơi Thở,
Định Vô Lậu và Định Chánh Niệm Tỉnh Giác.
- Thứ mười, phải thông suốt Tứ Thánh
Định.
- Thứ mười một, phải thông suốt pháp
Như lý tác ý và pháp Tác ý.
- Thứ mười hai, phải thông suốt phóng
tâm và phóng dật.
Trong khi đã thông suốt 12 pháp môn
này, mà thiếu nhiệt tâm dứt bỏ tu hành thì trở
thành một vị giảng sư, vị giảng sư là người nói
được, chứ không làm được, người nói được mà
chưa làm được là người nói láo. Người nói láo
bằng thuyết giảng là người lừa đảo người khác
bằng kinh sách.
Vốn đạo Phật không phải là một tôn giáo
nói láo, nên khi đã thông suốt các pháp thì
phải nỗ lực xả bỏ, ly tham đoạn diệt ác pháp
cho chính mình, để được ra khỏi cuộc đời đầy
khổ đau, chứ không phải thông suốt lý đạo để
đem ra dạy đời bằng những lý thuyết suông
trong khi mình tu tập chẳng ra gì mà lại dạy
người tu thì hóa ra lừa đảo người. Đừng dùng
những ngôn từ trong kinh phát triển để che
mắt thiên hạ ‚Y pháp bất y nhân‛, có nghĩa
là y nơi pháp mà tu hành, còn đừng y vào các
Thầy, vì các Thầy tuy dạy như vậy mà chưa có
tu hành được như trong kinh đã dạy.
Đối với con đường tu hành theo đạo Phật,
nếu không có nhiệt tâm nồng cháy quyết dứt bỏ
những chướng ngại pháp trong tâm, như những
lời dạy của đức Phật trong thời khóa tu tập lúc
đức Phật còn tại thế thì không bao giờ làm chủ
được sanh, già, bệnh, chết, nếu không có nhiệt
tâm nồng cháy sửa đổi những lỗi lầm của mình
trong những thói hư tật xấu thì chẳng bao giờ
trở thành những con người tốt trong xã hội
được. Những con người có đạo đức, nếu không
có nhiệt tâm nồng cháy ly dục ly ác pháp, sửa
đổi tánh hư tật xấu thì không bao giờ có ly dục
ly ác pháp được. Không ly dục ly ác pháp, thì
không bao giờ nhập được Thiền định, nếu
không nhập được Thiền định thì không bao giờ
thực hiện được Tam Minh, nếu không thực hiện
được Tam Minh thì không bao giờ chấm dứt tái
sanh luân hồi.
Xem thế, chúng ta mới thấy nhiệt tâm là
một điều quan trọng hết sức trong việc tu hành
theo đạo Phật, vì có nhiệt tâm mới có giải
thoát.
Chúng ta biết, có nhiệt tâm mới có nghị
lực để chiến đấu với nội tâm của mình, không
nhiệt tâm thì không nghị lực, người không có
nghị lực làm việc gì, người ấy đều gặp thất bại,
huống là công việc tu hành thì lại còn thất bại
nặng nề hơn.
Cho nên, người tu Định Vô Lậu cũng như
sử dụng pháp Hướng Tâm mà không có nhiệt
tâm dứt khoát từ bỏ, thì sự tu tập chỉ có hoài
công vô ích và uổng phí một đời tu hành, chẳng
bao giờ có giải thoát đối với những người này.
Theo sự nhận xét của con, trong sự tu tập
của chính mình, thì con đã rút ra được những
kinh nghiệm bản thân, nếu không có nhiệt tâm
xả bỏ thì sự tu tập cũng chỉ hoài công vô ích và
uổng phí một đời tu hành chẳng bao giờ có giải
thoát. Với những ai tu chơi thì chẳng bao giờ có
nhiệt tâm, không có nhiệt tâm thì đừng nên tu
theo đạo Phật đã chẳng ích lợi cho mình mà
còn hại đạo Phật thêm, khiến cho người đời
khinh chê và phỉ báng vì phạm giới cấm của
đức Phật.
Theo sự nhận xét của con trong sự tu tập
của chính mình, thì con đã hiểu biết được
những kinh nghiệm bản thân, “nếu không có
nhiệt tâm xả bỏ thì sự tu tập không có hiệu
quả”.
Đúng vậy! Đúng vậy! Lời nói này là cả
một kinh nghiệm bản thân. Nếu trên đường tu
tập mà ai không có nhiệt tâm xả bỏ xa lìa ác
pháp và lòng ham muốn của mình, thì kết quả
chẳng ra gì như trên đã dạy.
Nếu một người tu hành theo đạo Phật mà
sống không đúng Phạm hạnh của đạo Phật, thì
người ấy không bao giờ có nhiệt tâm với sự tu
tập của mình. Người có nhiệt tâm, là người
sống đúng giới luật Phạm hạnh.
Nếu tu tập mà không có kết quả, thì sự
nhiệt tâm sẽ mất dần và cuối cùng, lòng tha
thiết nhiệt tâm tu hành giải thoát không còn
nữa.
Bởi vậy, kẻ nào tu sai, nhiệt tâm sẽ bị
mất, nhiệt tâm mất thì nghị lực cũng không
còn, tu như vậy chỉ mang tiếng tu mà thôi.
Đây là một vấn đề quan trọng trong sự tu
hành, quý Thầy và quý Phật tử phải bảo vệ và
giữ gìn nhiệt tâm của mình, đừng nên để nó
mất, nó mất đi cuộc đời tu hành của quý vị sẽ
trở thành đen tối và âm u.
Người tu hành theo đạo Phật nhiệt tâm là
hàng đầu của người xuất gia, nó sẽ giúp cho quý
vị tu tập đến nơi đến chốn, quý vị nên nhớ kỹ
và khắc ghi mãi trong lòng hai chữ “NHIỆT
TÂM”. Nhiệt tâm còn là còn sự tích cực, nhiệt
tâm mất là tiêu cực đến.
PHÁP MƠN DẪN TÅM
Hỏi:Kính bạch Thầy! Pháp Hướng Tâm
- Như Lý Tác Ý có lợi ích như thế nào? Xin
Thầy giảng rõ cho chúng con được hiểu.
Đáp: Pháp Hướng Tâm có hai phần lợi ích
và hiệu quả rất lớn cho những người tu tập
theo đạo Phật:
1- Giúp cho trí tuệ bén nhạy nhanh
chóng trước các pháp ác.
2- Giúp cho tâm tạo ra một năng lực siêu
việt không thể nghĩ lường.
3- Pháp hướng tâm là phương cách dẫn
thân tâm vào chỗ giải thoát, ví như: “An tịnh
thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành
tôi biết tôi thở ra, hoặc an tịnh tâm hành tôi
biết tôi đưa tay ra, hoặc an tịnh tâm hành tôi
biết tôi đưa tay vô”.
4- Pháp hướng tâm còn gọi là pháp huấn
luyện tâm.
Như lời đức Phật đã dạy trong Kinh và đã
xác quyết pháp môn dẫn tâm là một bí quyết
giúp chúng ta ly tham đoạn diệt mà không có
pháp nào khác hơn: ‚Ta không thấy pháp
nào khác‛, có nghĩa không còn pháp nào khác
hơn là pháp “Như Lý Tác Ý”.
Để minh chứng lời dạy này, chúng tôi xin
trích ra một vài đoạn kinh, trong kinh Tăng
Chi Bộ: ‚Ta không thấy một pháp nào, này
các Thầy Tỳ Kheo, đưa đến sân chưa sanh
được sanh khởi và sân đã sanh được tăng
trưởng rộng lớn, này các Tỳ Kheo, đó là
đối ngại tướng trong tâm. Này các Thầy Tỳ
Kheo, đối ngại tướng trong tâm, nếu
không như lý tác ý sẽ đưa đến sân chưa
sanh được sanh khởi và sân đã sanh được
tăng trưởng rộng lớn‛.
Ở đây, đức Phật đã xác định có tính cách
quả quyết và nhất định một cách hùng hồn chỉ
có pháp Như Lý Tác Ý làm sân đoạn diệt, nếu
không có pháp Như Lý Tác Ý, thì không có
pháp nào đoạn diệt được tâm sân.
Nếu muốn trừ tâm nghi, mà ta không
dùng pháp Như Lý Tác Ý, thì sẽ không còn
pháp nào diệt trừ tâm nghi được, nên đức Phật
dạy: ‚Ta không thấy pháp nào khác, này
các Thầy Tỳ Kheo, đưa đến nghi hoặc chưa
sanh được sanh khởi và nghi hoặc đã sanh
được tăng trưởng rộng lớn, này các Thầy
Tỳ Kheo, nếu không như lý tác ý. Do không
như lý tác ý, này các Thầy Tỳ Kheo, nghi
hoặc chưa sanh được sanh khởi và nghi
hoặc đã sanh được tăng trưởng rộng lớn‛.
Tâm tham dục cũng vậy, nếu không có
pháp dẫn tâm vào Đạo thì khó mà ly tham
đoạn dục; nếu không có pháp dẫn tâm vào Đạo
thì khó mà thành tựu được Đạo giải thoát; nếu
không có pháp dẫn tâm vào Đạo thì khó mà
thành tựu Thiền định; nếu không có pháp dẫn
tâm vào Đạo thì khó mà thực hiện được Tam
Minh.
Bởi thấy người tu Thiền định hiện giờ mà
không có pháp dẫn tâm vào Đạo thì biết họ tu
tà Thiền, tà định không thể có quả giải thoát
được. Do thế, ta mới biết được pháp môn Như
Lý Tác Ý là một pháp môn có lợi ích rất lớn
trên bước đường tu tập, nếu không có pháp môn
này, con đường tu tập chỉ hoài công vô ích mà
thôi.
Đối với những người muốn thực hiện lòng
từ, bi, hỷ, xả mà không có pháp Như Lý Tác Ý,
thì lòng từ, bi, hỷ, xả cũng không bao giờ có
được, để minh chứng điều này Đứùc Phật đã dạy
trong Kinh Tăng Chi Bộ: ‚Này các Thầy Tỳ
Kheo, như từ tâm giải thoát chưa sanh
không sanh khởi và từ tâm không đi đến
tu tập viên mãn, này các Tỳ Kheo, không
như lý tác ý. Nếu như lý tác ý, thời từ tâm
chưa sanh được sanh khởi, và từ tâm sẽ
được tu tập viên mãn‛.
Để minh chứng một đoạn kinh đức Phật
đã dạy trong Kinh Tăng Chi Bộ trang 31: ‚Ta
không thấy một pháp nào khác, này các
Thầy Tỳ Kheo, do pháp ấy các giác chi
chưa sanh không sanh khởi, và các giác
chi chưa sanh không đi đến tu tập viên
mãn, này các Tỳ Kheo, như không như lý
tác ý. Do không như lý tác ý, này các Thầy
Tỳ Kheo, các giác chi chưa sanh không
được sanh khởi, và các giác chi không đi
đến tu tập viên mãn‛.
Qua những lời dạy của đức Phật trên đây,
quý Thầy và quý Phật tử đã thấy rõ giá trị của
pháp Như Lý Tác Ý, là một pháp môn có tầm
cỡ vĩ đại cho đường tu tập của quý vị. Nếu
không có pháp môn này, thì không bao giờ quý
vị ly tham đoạn diệt được tâm tham ưu của quý
vị; nếu không có pháp môn này thì giới luật của
quý vị không thể sống nghiêm chỉnh được; nếu
không có pháp môn này thì Thiền định quý vị
không thể nhập được và nếu không có pháp
môn này thì Tam Minh chỉ là một danh từ
suông, một ảo mộng thần thông của loài người.
Tóm lại, không có pháp Như Lý Tác Ý thì
con đường tu tập của đạo Phật, chỉ là một giấc
mộng mà thôi.
ĐẮM NHIỄM, KHĨ TIÊU, TÁN LOẠN
Hỏi:Kính thưa Thầy, xin Thầy giảng rõ
cho con hiểu: ‚Đắm nhiễm, khó tiêu, tâm
thường sanh tán loạn‛ như thế nào?
Đáp: Đắm nhiễm, khó tiêu, tán loạn là
những động từ kép.
□Đắm nhiễm: có nghĩa là dính mãi,
không bỏ được, thành thói quen, nghiện ngập,
nghiệp lực.
□Khó tiêu: có nghĩa là không dứt bỏ
được, không xa lìa được, không tiêu hóa được.
□Tán loạn: có nghĩa là tâm thường khởi
niệm tưởng chuyện này đến chuyện khác không
dứt, gọi là vọng tưởng lăng xăng.
‚Đắm nhiễm khó tiêu tâm thường
sanh tán loạn‛ nghĩa là, tâm dính mắc thành
thói quen không bỏ được nên sinh ra nghĩ ngợi
lung tung chuyện này đến chuyện khác, tùy
miên trong mỗi niệm tâm khởi ham thích chạy
theo vật chất thế gian như: tiền tài, danh lợi,
sắc đẹp, ăn, ngủ phi thời, khiến cho người tu sĩ
ham mê chùa to Phật lớn, trở thành những
người phóng dật, chứ không còn là người tu sĩ
giải thoát. Bởi, trước khi đắm nhiễm thì phải
có phóng tâm, phóng tâm mà không kịp thời xả
bỏ, đoạn diệt tâm niệm ấy, thì bắt đầu tâm
phóng dật, tâm phóng dật mà không đoạn dứt
thì tâm đắm nhiễm.
Đức Phật dạy: ‚Đứng về phương diện
nội phần, này các Tỳ Kheo, Ta không thấy
một phần nào khác bất lợi như vậy, này
các Thầy Tỳ Kheo, như phóng dật. Phóng
dật đưa đến bất lợi lớn‛ (Tăng Chi Bộ Kinh
Tập1, trang 36).
Khởi sự bằng sự phóng tâm, nếu chúng ta
thiếu sự phòng hộ và bảo vệ sáu căn thì không
có người nào là không có sự phóng tâm, cho
nên người mới bắt đầu tu hành là phải lấy giới
luật phòng hộ sáu căn tức là phòng hộ mắt, tai,
mũi, miệng, thân, ý của mình, nhất là pháp
“Độc Cư” dùng để phòng hộ sáu căn không cho
tiếp xúc sáu trần thì ít phóng tâm và dần dần
sẽ không còn phóng tâm nữa, không còn phóng
tâm nữa, thì đó là tâm đã ly dục ly ác pháp,
nếu không phòng hộ sáu căn thì tâm thường
phóng tâm, tâm thường phóng tâm mà không
ngăn ngừa thì tâm phóng dật, tâm phóng dật
mà không đoạn diệt thì tâm đắm nhiễm, tâm
đã đắm nhiễm thì khó mà đoạn trừ, nếu đoạn
trừ không được thì tâm sanh ra tán loạn, tâm
sanh ra tán loạn là tâm bất an, tâm bất an thì
tham, sân, si, mạn, nghi, đầy đủ và thất kiết sử
khó bứt được, giống như con cá đã mắc lưới,
mắc câu thì chỉ còn chờ chết mà thôi.
Người tu hành mà còn đắm nhiễm, khó
tiêu và tán loạn là người không thể nào sống
độc cư được, họ thích nói chuyện, họ thích
tranh luận, họ thích đi chơi, không bao giờ ở
yên một chỗ.
Chúng ta không tu theo đạo Phật thì thôi,
mà đã tu theo đạo Phật thì phải tu cho đúng
pháp của Phật. Trước tiên, chúng ta phải lấy
giới luật để phòng hộ giữ tâm mình, tức là
chúng ta phải sống cho đúng Phạm hạnh, sống
không đúng Phạm hạnh thì tâm hay khởi niệm
tức là phóng tâm, nếu không có pháp ngăn giữ
phóng tâm, mà lấy giới luật ngăn ngừa và
phòng hộ tâm sẽ trở thành pháp môn ức chế
tâm. Do đó, người tu sĩ chỉ biết có giới luật mà
tu tập theo đạo Phật, thì người tu sĩ ấy chấp
giới, tức là lấy giới ức chế tâm và như vậy vô
tình, người tu sĩ lấy giới ức chế tâm sẽ biến
dạng giới luật, từ đó lý luận thêm thắt trong
giới luật, để tránh né phạm giới , do đó, kinh
sách hiện giờ lệch lạc ý giớ i luật và ý kinh của
Phật. Kinh sách phát triển và Nguyên Thủy có
nhiều điểm rất sai khác nhau mà các Tổ đã
làm lệch lạc, cũng như các nhà sư Nam Tông
hiện giờ, họ soạn viết ra một tập sách lấy tên
là “Vấn Đề Ẩm Thực Trong Phật Giáo”.
Của Jan Sanjivaputta viết, dịch ra Việt ngữ do
Tỳ Kheo Thiện Minh. Theo lý luận của họ
giống như con cọp lý luận ăn thịt người để nuốt
cho trôi, còn lý luận theo các nhà tu hành Phật
giáo phát triển thì cũng giống như con bò lý
luận để ăn cỏ cho đỡ nghẹn, do đó, khiến cho
người sau tu hành phá giới, bẻ vụn giới và còn
tạo thêm tội lỗi lén lút phá giới và chính như
vậy là người tu sĩ chỉ còn có hình tướng tu
hành, ngoài khéo che, khéo đậy trong sự đắm
nhiễm của mình. Và đã bị đắm nhiễm như vậy
thì xả bỏ rất khó như đã nói ở trên.
Một tu sĩ mà phạm giới, phá giới, bẻ vụn
giới là tu sĩ đã sống tà mạng, không còn là một
tu sĩ chân chánh, những tu sĩ này là “những
con sâu làm rầu nồi canh”.
Bởi, những tu sĩ này đã làm cho những tu
sĩ chân chánh xấu hổ.
Hiện giờ, có nhiều người muốn theo đạo
Phật tìm tu giải thoát, nhưng nhìn vào giới tu
sĩ phá giới, phạm giới đang đắm nhiễm vật
chất thế gian, đang sống trong chùa to Phật
lớn có đầy đủ tiện nghi như những người giàu
sang thì họ chẳng dám bước chân vào cổng
chùa. Nếu có người đã mạnh dạn bước vào chùa
thì lại càng thấy rõ ràng hơn và cuối cùng, tâm
dù muốn tu hành mà chẳng biết nơi đâu để
mình tìm tu giải thoát.
Nhìn chung, các tôn giáo không riêng gì
Phật giáo, phần đông mọi tu sĩ đều đắm nhiễm.
Sự làm thiện của những tu sĩ này đối vớ i
những người khác, là sự cám dỗ người khác để
theo tôn giáo mình, hoặc gây ảnh hưởng chánh
trị với các nhà lãnh đạo quốc gia, chứ không
phải với tâm thiện thật lòng. Họ làm thiện để
được sanh lên Cực Lạc, Thiên Đườ ng, chứ
không phải làm thiện vì thương người bất
hạnh; họ làm thiện để dành hạnh phúc về sau
cho họ; họ làm thiện để được sự khen tặng là
nhà từ thiện.
Bởi, làm thiện như vậy là làm thiện đắm
nhiễm. Có nhiều nhà từ thiện mà tai nạn xảy
đến, họ bảo rằng chúng tôi làm thiện mà sao
không được phước.
Làm thiện để cầu danh, cầu lợi; làm thiện
để được tiếng khen; làm thiện để móc nối làm
ăn bất lương; làm thiện như vậy thì làm sao có
phước được; làm thiện đó là làm thiện đắm
nhiễm.
Chúng ta là những tu sĩ Phật giáo phải cố
gắng tránh sự đắm nhiễm. Một người nghiện
thuốc lá, rượu, cà-phê, thuốc phiện v.v.. là
những người đắm nhiễm.
Một tu sĩ Phật giáo, mà cầm một điếu
thuốc lá, uống một ly bia hay uống một tách cà -
phê, chén trà đậm đặc là những tu sĩ đắm
nhiễm. Những người tu sĩ đắm nhiễm này là
những loài trùng bọ trong lông sư tử, họ chỉ còn
biết lý luận để che đậy sự đắm nhiễm của mình
bằng những danh từ rất tuyệt mỹ: “Trà Đạo,
rượu nghĩa”.
Một người bài bạc, đĩ thõa, điếm đàng là
những người đắm nhiễm, những người này được
xem là những người đồi trụy xấu xa của xã hội.
Vì đắm nhiễm những người này sanh ra
trộm cắp, giết người, cướp của, làm cho cuộc
sống của mọi người bất an, xã hội rối trật tự.
Người ta nói đến tình dục, tức là nói đến
sự đắm nhiễm của nhục dục.
Một người nam và một người nữ gần nhau
sanh ra tình dục, tình dục là sự đắm nhiễm rất
khó bỏ cũng ví như thuốc lá, cà phê, rượu, thuốc
phiện v.v..
Tình dục là một sự khổ tuyệt cùng theo
sau đó, nhất là người phụ nữ phải chịu bao
nhiêu nỗi cay đắng, đau khổ của tình dục, gần
như suốt đời của họ. Tục ngữ có câu: “Đàn ông
đi biển có đôi, đàn bà đi biển mồ côi một
mình”.
Đúng vậy, sau khi tình dục, bao nhiêu sự
khổ đau đều đổ lên đầu của người đàn bà.
Người ta bảo rằng không có sự đau khổ nào
bằng sự đau bụng đẻ, thế mà người ta đắm
nhiễm tình dục, người ta không thể bỏ được, dù
biết sự khổ như cắt da cắt thịt, gần như chết đi
sống lại nhưng người ta vẫn không bỏ được
tình dục, đó là sự đau khổ về thể xác, chứ
không phải hạnh phúc gì cả.
Khi sanh con ra họ còn tiếp tục chịu nhiều
lao khổ; phải nuôi con cho lớn khôn; phải chịu
hôi, chịu thối sự bài tiết của con; phải chịu cực
nhọc khi con đau ốm; phải chịu nhọc nhằn nuôi
con cho nên người, và còn biết bao nhiêu sự
khổ khác nữa, cho đến khi họ đi vào lòng đất.
Tình dục là khổ như vậy, nhưng khi đã
đắm nhiễm nó thì hầu hết không có ai bỏ được.
Nam nữ gặp nhau là ham thích liền. Biết tình
dục là khổ mà vẫn chịu đi vào chỗ khổ đó, thật
là điên đảo, ngu si.
Bởi vậy, người ta ca ngợi con người là một
động vật thông minh, nhưng sự thật con người
không thông minh mà con người là một động
vật điên đảo, vô minh, tự tạo ra cho mình biết
bao nhiêu sự đau khổ để rồi phải gánh chịu sự
khổ đau ấy từ kiếp này đến kiếp khác cũng chỉ
vì sự đắm nhiễm. Cho nên, lời Phật dạy: ‚Đắm
nhiễm, khó tiêu, tán loạn‛ là vậy.
Bởi thế, người tu sĩ cũng như mọi người ở
đời cần phải cảnh giác, đừng để thân tâm đắm
nhiễm dù bất cứ một vật chất gì, nhỏ mọn đến
đâu trong thế gian này, thì chúng ta nên xem
nó là một đối tượng khổ , do cảnh giác như vậy
thì thân tâm mới được an lạc và hạnh phúc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!