được thấy
… được ý tư duy và quan sát”.
Như vậy là
có nói láo trong Ta. Nếu Ta
nói như
sau: “Ta nói cả hai, biết và không
biết”.Như
vậy là có nói láo trong ta. Nếu
Ta nói như
sau: “Ta không biết và cũng
không phải
không biết”. Như vậy là có nói
láo trong
Ta. Và như vậy là có lỗi trong
Ta”.1
Lời dạy
trên đây của đức Phật đã xác
định những
kinh sách luận của các Tổ “Sắc
tức thị
không, không tức thị sắc” là nói láo
lừa đảo
tín đồ. Cho nên, kinh sách của đức
Phật, không
có lý luận cao siêu ngoài sức
hiểu biết
của con người. Kinh sách của đức
Bài kinh
số 24 Kàlaka trong kinh Tăng Chi Bộ trang
1
594
Phật, không
có bài kinh nào dạy trừu
tượng, mơ
hồ như lý luận của các Tổ.
Chúng ta
hãy đọc tiếp bài kinh Kàlaka:
“Này các
Tỳ kheo, Như Lai là vị đã
thấy những
cái gì cần thấy, nhưng không có
tưởng
tượng điều đã được thấy, không có
tưởng
tượng những cái gì không được thấy,
không có
tưởng tượng những gì cần phải
thấy, không
có tưởng tượng đối với người
thấy. Đã
nghe những cái gì cần nghe, nhưng
không có
tưởng tượng điều đã được nghe,
không có
tưởng tượng những cái gì không
được nghe,
không có tưởng tượng những gì
cần phải
nghe, không có tưởng tượng đối với
người nghe.
Đã cảm giác những gì cần cảm
giác, nhưng
không có tưởng tượng điều đã
được cảm
giác, không có tưởng tượng những cái gì không được cảm giác, không
có tưởng
tượng
những gì cần phải cảm giác, không có
tưởng
tượng đối với người cảm giác. Đã
thức tri
những cái gì cần thức tri, nhưng
không có
tưởng tượng điều đã được thức tri,
không có
tưởng tượng những cái gì cần phải
thức tri,
không có tưởng tượng đối với người
thức tri.
Như vậy này các Tỳ kheo, Như
Lai đối
với các pháp được thấy, được nghe,
được cảm
giác, được thức tri, nên vị ấy là
như vậy.
Lại nữa hơn người là như vậy,
không có ai
khác tối thượng hơn và thù
thắng hơn,
Ta tuyên bố như vậy”.
Bài kinh
này, đức Phật đã xác định rõ
ràng những
gì đức Phật dạy, đều là thực tế,
cụ thể
không có tưởng tượng, còn kinh sách
phát
triển, đều dạy tưởng tượng quá nhiều, cho nên người ta gọi kinh sách
phát triển là
kinh tưởng.
Luận của các Tổ đều nằm trong
trong tưởng
tượng mà ra. Trong bài kinh
Kàlaka đức
Phật chỉ rõ cho chúng ta thấy
kinh tưởng
là kinh nói láo, nên Thầy Tổ
của chúng
ta tu hành hết sức mà chẳng được
những gì,
toàn là thứ ảo giác.
Tổ Long
Thọ, Thế Thân, Vô
Trước, Mã
Minh, v.v.. các Ngài là cha
đẻ của
những chân lý tưởng, nên chân lý của
các Ngài siêu
tưởng và chân lý ấy sẽ áp
dụng vào
thế giới tưởng thì rất phù hợp, còn
ở cảnh
thế gian của loài người thì nó là một
chân lý
ngụy, lừa đảo mà đức Phật bảo là
“nói láo”.
Theo chúng
tôi nghĩ, con người trên
hành tinh
này chỉ có một chân lý không thể có hai ba chân lý mà được, cho nên
chân lý
của đạo
Phật đưa ra khổ, tập, diệt, đạo
mà mọi
người trên hành tinh này, đều công
nhận là
đúng, mà đúng thật như vậy, cho
nên nó
không còn có một chân lý thứ hai nào
được xen
vào cái thế giới của loài người này
được nữa.
Do hý luận
của Ngài Long Thọ lừa
đảo thiên
hạ, khiến cho tín đồ Phật giáo
quên đi
nguồn gốc Nguyên Thủy của đạo
Phật, đánh
mất một nền đạo đức nhân bản
– nhân quả
làm người, không làm khổ mình,
khổ người.
Thật là quá uổng!
Cuối cùng,
những tín đồ Phật giáo
chạy theo
miệng lưỡi của Long Thọ, chẳng
có người
nào làm chủ sanh, già, bệnh, chết
được,
thường chết trong bệnh tật đau khổ để cho tín đồ mục kích thấy được
“Chân Không”
của Long
Thọ, nó không có không đâu?
Mà còn
phải trải qua nhiều đời kiếp thọ tội
vọng ngữ
tưởng tri Chân Không, vì tội lừa
đảo, đã
giết biết bao nhiêu tín đồ Phật
giáo từ
khi có Chân Không của Long Thọ
ra đời.
Cho nên,
Thầy Tổ của chúng ta sống
theo danh
lợi, thường phạm giới phá giới, bẻ
vụn giới.
Có ai chỉ trích lỗi thì dùng ngôn
ngữ của Long
Thọ che đậy, bưng bít để tự
tại sống
theo dục lạc thế gian mà không ai
phê phán
được. Ôâng Long Thọ là một người
diệt đạo
Phật đệ nhất, hơn các vị Tổ Sư
khác, còn
Thầy Tổ của chúng ta chỉ là
những
người bắt chước, vô tình nối giáo cho
Long Thọ
diệt Phật giáo mà thôi. Người xưa nói sao thì Thầy Tổ của chúng ta
nói
vậy, thậm
chí còn không dám nói sai lời của
các ông
ấy, và cũng không bao giờ dám nói
xúc phạm
với những con người độc ác này,
Thầy Tổ
của chúng ta xem các vị Tổ Sư
này còn
hơn là đức Phật Thích Ca Mâu
Ni.
Có người
bảo rằng: “Một tôn giáo
được hoàn
chỉnh đều phải nhờ vào các tông
đồ”. Điều
này đúng, nhưng đúng với các tôn
giáo khác
như: Thiên Chúa, Hồi Giáo,
Khổng
Giáo, Lão Giáo v.v.. còn không
đúng với
Phật giáo. Tại sao vậy?
Vì các tôn
giáo khác, người sáng lập ra
tôn giáo
đó, chưa phải là người hoàn chỉnh,
nên phải
nhờ đến những đệ tử ưu tú của
mình, sau
này mới hoàn chỉnh giáo pháp như: Khổng Giáo, Lão Giáo, Thiên Chúa
Giáo như
trên đã nói v.v.. đều phải nhờ vào
các tông
đồ thêm bớt mới hoàn chỉnh được
Thánh kinh,
còn ngược lại Phật giáo, nếu
có vị Tổ
Sư nào, dám cả gan chỉnh đốn
giáo lý
của đạo Phật thì sẽ liền biến thành
một tôn
giáo mới, một tôn giáo ngoại đạo
mang bản
chất vay mượn tà giáo, bằng
chứng
chúng ta đã thấy Tổ Long Thọ, Tổ
Bồ Đề Đạt
Ma và còn nhiều vị Tổ khác
nữa đã
biến Phật giáo thành một thứ tà
giáo ngoại
đạo khác biệt với Phật giáo
Nguyên
Thủy. Cho nên, giáo lý của các
Tổ là
giáo lý vay mượn của Bà La Môn
Giáo thuộc
hệ thống kinh Vệ Đà. Vì thế,
các Tổ
không phải là người hoàn chỉnh
Phật giáo
mà là phá hoại Phật giáo, đưa
Phật giáo
đi đến suy thoái và biến tu sĩ Phật giáo thành trùng trong lông sư
tử, và
thứ loại
vi trùng độc này, đã giết Phật
giáo chết.
Chính hiện giờ, những tu sĩ Phật
giáo phạm
giới, phá giới này là những loại
vi trùng
độc của đạo Phật, cho nên Phật
giáo hiện
giờ đã chết thật, chết vì những loại
vi trùng
này.
Kính thưa
quý vị! Chúng tôi hy vọng
rằng, quý
vị là những người có tâm huyết với
Phật giáo,
có cái nhìn thấu suốt, đâu là
chánh pháp
của Phật và đâu là tà pháp
của ngoại
đạo. Như chúng tôi đã nói ở
trên, đức
Phật là một con người hoàn chỉnh,
do sự tu
hành đạo đức nhân bản - nhân quả
(tâm không
phóng dật), Ngài đã chứng
được trí
tuệ siêu việt, Ngài biết sử dụng trí
tuệ ấy,
để dạy con người trên hành tinh này, với một giáo pháp vừa đủ, không
thiếu mà
cũng không
thừa, để con người lấy đó làm
thầy, làm
chỗ nương tựa, vững chắc tu hành
sau này.
Nếu giáo
pháp của Ngài, còn thiếu
mà các Tổ
sau này bổ sung thêm, thì Ngài
đâu dám di
chúc: “Này các Tỳ Kheo, khi
Ta diệt
độ, các Thầy hãy lấy giới luật và
giáo pháp
của Ta làm Thầy, làm chỗ
nương tựa
tu hành”. Cho nên, người đời sau
không biết,
lấy các Tổ làm Thầy (33 vị
Tổ Sư
Thiền Tông Ấn Độ và Trung
Hoa), đó
là làm sai với lời di chúc của đức
Phật. Họ
cứ dựa theo lời của các Tổ mà
tu hành
thành ra phá giới, phạm giới, bẻ vụn
giới, vì
thế tâm không ly dục, ly ác pháp nên
phần nhiều
nhập vào các loại định tưởng, thuộc về thiền định của ngoại đạo,
cho nên,
tu sĩ Phật
giáo tu mãi mà chẳng ra gì,
thiền định
nhập mãi cũng không được, mà
đức hạnh
cũng không có, chỉ có giỏi thuyết
giảng bằng
miệng lưỡi lừa đảo, nói láo,
lường gạt
thiên hạ, khiến cho những người tu
sĩ tu hành
dỡ sống dỡ chết mà thôi.
Bởi, giáo
pháp của đức Phật là một
giáo pháp
hoàn chỉnh cho Trời, Người tu
hành, cho
nên kẻ nào dám thay đổi hoặc
thêm bớt,
đó là kẻ loạn tưởng điên khùng,
muốn làm
hơn đức Phật, để rồi trở thành
Ma vương,
Ác quỷ, v.v..
Vậy mà,
đời sau này lại có kẻ háo
danh, dám
làm điều này và đã đưa toàn bộ
tín đồ
Phật giáo đi vào đường cùng, ngõ
cụt. Cho
nên, bằng chứng hiện giờ tín đồ Phật giáo không ai tu hành nghiêm trì
giới
luật, nhập
được Tứ Thánh Định, thực hiện
được Tam
Minh, làm chủ được sanh, già,
bệnh, chết
và chấm dứt tái sanh luân hồi.
Kính thưa
Các bậc Tôn Túc, Hòa
Thượng,
Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng,
Ni và nam,
nữ cư sĩ Phật tử trong nước
Việt Nam
nói riêng và tất cả các nước
trên thế
giới nói chung. Một lần nữa chúng
tôi kêu gọi
quý vị: vì tiền đồ Phật giáo, vì
con người
trên hành tinh này, đang cần phải
có một
nền đạo đức nhân bản – nhân quả
không làm
khổ mình, khổ người mà chính
đạo Phật
mới có nền đạo đức ấy. Chúng tôi
chỉ mong
quý vị cùng với chúng tôi, đứng lên
đập tan và
quét sạch những giáo pháp trừu
tượng, ảo
giác, mê tín, dị đoan và những hý luận mơ hồ vô ích của các nhà
học giả Phật
giáo khắp
nơi trên thế giới, đang trộn lẫn
trong giáo
pháp của đức Phật. Chúng ta
hãy thanh
lọc lại những gì của đạo Phật thì
hãy trả
về cho đạo Phật, còn những gì
không phải
của đạo Phật thì hãy quét sạch,
đốt sạch,
đừng để những thứ rác bẩn này
trong giáo
lý của đạo Phật mà làm ô nhiễm
Phật giáo.
Từ bao thế kỷ nay, Thầy Tổ
của chúng
ta đã bị những loại kinh sách ô
nhiễm này
mà sự tu hành chẳng đi đến đâu
cả, thậm
chí đến giới đức làm người mà còn
không biết
huống là giới đức làm Thánh.
Người tu
sĩ Phật giáo sống và dạy theo
đạo đức
của Nho Giáo như Thiền Sư
Vạn Hạnh
Việt Nam và các Thiền Sư
Trung Hoa
(trong tập Thiền Lâm Bảo
Huấn)
thường lấy Nho Giáo làm đạo đức của Phật giáo thì chúng ta có thấy
nhục
nhã, xấu
hổ không? Vậy mà, có kẻ hãnh
diện “Vạn
Hạnh dung tam tế”. Trong lúc
đạo Phật
có một nền đạo đức nhân bản -
nhân quả
tuyệt vời, không có một tôn giáo
nào, có
một nền đạo đức như vậy hơn được.
Kính thưa
quý vị Tôn Túc Trưởng
Lão!
Ngưỡng mong quý vị đừng vì một lý
do gì mà
bỏ qua hay cố tình tránh né, hoặc
làm lơ qua
để cho ngôi nhà Phật giáo như
một bệnh
truyền nhiễm lây lan khắp mọi nơi,
trong khi
quý vị có đầy đủ khả năng và thế
lực, quét
sạch những tà giáo ngoại đạo này
và chấn
hưng lại Phật giáo Việt Nam tốt
đẹp như
thời đức Phật còn tại thế. Trong
khi đó,
quý vị có đầy đủ tài liệu giáo pháp chính gốc của đức Phật, mà
quý vị còn chần
chờ gì
nữa?
Cuối cùng,
chúng tôi xin thành tâm chúc
sức khỏe
của quý Hòa Thượng, Thượng
Tọa, Đại
Đức, Tăng, Ni và nam, nữ cư
sĩ Phật
tử bốn phương được dồi dào sức
khỏe, thân
ái chào quý vị.
Kính ghi
Trưởng Lão
Thích Thông Lạc
Ngày 1 - 6
– 2000 Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
BỨC TÂM THƯ
---o0o---
Chơn Như
ngày 09 tháng 10 năm 2004.
Kính gửi:
Huệ Ân, Chơn Thành, Thanh
Quang, Từ
Quang, Tâm Đức, Từ Đức, Tâm
Nhẫn, Đức
Thông (Hiến), Liễu Huệ, Minh Đức,
Liễu Đạo,
các cụ và các bác.
Trong những
ngày gặp gỡ Phật tử ở Hà
Nội Thầy
rất bồi hồi và lo lắng thân tứ đại của
các bác,
các cụ đã báo độngï thời gian còn lại
không bao
lâu nữa. Rồi đây kẻ ở người đi và đi
mãi mãi,
nhưng đi về đâu các bác, các cụ có
biết không?
Huệ Ân,
Chơn Thành, Thanh Quang, Từ
Quang, Tâm
Đức, Từ Đức, Tâm Nhẫn, Đức
Thông, Liễu
Huệ, Minh Đức, Liễu Đạo, các cụ
và các
bác, các con còn nhớ lời Thầy dạy
chăng?
Tâm thanh
thản, an lạc và vô sự là nơi
các con về
khi bỏ thân tứ đại này. Nơi đó mãi
mãi không
còn tái sinh luân hồi nữa; nơi đó
không còn
khổ đau các con ạ! Nơi đó là nơi chư
Phật ba
đời đều an trú. Trước kia trong những ngày ra Bắc Thầy
gặp các
con trong chiếc thân tứ đại, nhưng hôm
nay và
ngày mai sẽ gặp các con trong trạng
thái thanh
thản, an lạc và vô sự, các con có
biết không?
Nếu các con giữ gìn được trạng thái
ấy, bằng
không thì Thầy trò khó mà gặp nhau
các con ạ!
Muốn giữ
được tâm thanh thản, an lạc và
vô sự là
một việc làm đâu phải dễ, nếu không
ngay từ bây
giờ, lúc thân tứ đại còn khỏe
mạnh, còn
sức lực mà không tu tập thì đến khi
thân tứ
đại già nua, mỏi mòn, yếu đuối thì tu
tập và
rèn luyện tâm thanh thản an lạc và vô
sự làm sao
được nữa.
Nghiệp lực
tác động rất mạnh khi nó đến
thăm các
con, lúc bây giờ các con không còn sức
chịu đựng,
tinh thần không sáng suốt, nhiều
khi nó làm
cho các con hôn mê không còn biết
gì cả,
sống mà như chết. Giờ phút ấy các con
còn gì
nữa hỡi các con!? “Nghiệp tương ưng
luân hồi”
hết một kiếp người rồi mãi mãi… Ôi!
Một sự
luân hồi đầy khổ đau, nào ai biết phải
không các
con?
Các con cứ
hình dung tưởng tượng từ khi
chết đến
khi tái sinh nằm trong bụng mẹ là
một chuỗi
dài khổ đau vô cùng, vô tận của kiếp người. Chết thì trăn trở rã
rời cơ thể, đau nhức,
mệt nhọc…
Sinh thì nằm co trong bụng mẹ
ngâm mình
trong chất nhơ bẩn, uế trược, chật
chội, cựa
quậy khó khăn vô cùng. Đó là một
cuộc tái
sinh luân hồi khổ như vậy, thế mà mọi
người nào
ai có biết sự khổ đau này các con ạ!
Muốn chấm
dứt tái sanh luân hồi thì ngay
từ bây giờ
các con phải siêng năng tận lực tu
tập rèn
luyện trước “các chướng ngại pháp
vui cũng
như buồn đều phải buông xuống
cả”. Buông
xuống như thế nào đây?
Buông xuống
bằng pháp hướng tâm, phải
theo pháp
hướng tâm như lý tác ý mà buông
xuống: “Tâm
thanh thản, an lạc và vô sự,
các pháp
thế gian là pháp sinh diệt, là
pháp khổ
đau phải chấm dứt ngay liền”.
Khi tác ý
như vậy xong thì con nên tác ý tiếp
để dẫn
thân, tâm vào chỗ không đau khổ, nếu
tâm đang bị
chướng ngại thì các con nên tác ý
câu này:
“An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít
vô, an tịnh
tâm hành tôi biết tôi thở ra”,
rồi im
lặng hít thở vô thở ra năm lần rồi lại tác
ý như
trước. Nếu thân các con bị bệnh đau thì
con nên tác
ý câu này: “An tịnh thân hành
tôi biết
tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra” rồi im lặng hít vô
thở ra năm
lần rồi
lại tác ý như trước.
Tâm thanh
thản, an lạc và vô sự là pháp
duy nhất
để đối trị mọi nghiệp chướng đang
vây quanh
các con.
Từ Quang,
Từ Đức, Tâm Nhẫn, Đức
Thông, các
cụ và các bác, các con hãy nhớ khi
thân các
con còn mạnh khỏe hay lúc đau ốm
thì phải
siêng năng tu tập đừng bỏ qua một
thời gian
nào, dù là một phút, một giây, một
sát na
ngắn ngủi, vì thời gian tuổi đời của các
con còn
lại rất quý:
“Tấc bóng
thời gian một tấc vàng
Tấc vàng
tìm được không gì khó
Tấc bóng
thời gian khó hỏi han”.
Hãy giao
mọi việc cho các con, các cháu,
chúng nó
đều trưởng thành, trở nên người gánh
vác mọi
việc tốt đẹp. Còn phần các con là hãy
tự lo cho
mình, hãy tự thắp đuốc lên mà đi,
hãy cứu
mình, vì thời gian còn lại quá ít.
Những thời
gian còn lại chỉ đủ để các con
luyện tập
chuẩn bị cho mình có đầy đủ nội lực
khi giặc
sinh tử đến thăm.
Khi luyện
tập và giữ gìn tâm thanh thản,
an lạc và
vô sự thì nó có một nội lực rất mạn h, một sức đề kháng kinh
khủng, nó sẽ giúp cho
các con
đẩy lùi mọi chướng ngại pháp như:
bệnh tật,
phiền não, tai nạn, lo rầ u, thương
ghét, giận
hờn v.v.. nó còn giúp cho các con giữ
gìn tâm
bất động trước các ác pháp và các cảm
thọ.
Khi nghiệp
đến với các con thì chỉ cần tác
ý: “Tâm
thanh thản, an lạc và vô sự, tất cả
các pháp
đều vô thường hãy đi đi! không
được ở
trong thân tâm ta nữa”. Tác ý như
vậy phải
bền chí, phải kiên cường, phải gan dạ,
đầy đủ
nghị lực chiến đấu đôi khi chỉ cần tác ý
ba bốn lần
thì chúng sẽ không còn tác động vào
thân tâm
các con được nữa, nhưng các con phải
nhớ kỹ khi
muốn đẩy lùi các chướng ngại pháp
thì phải
giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, vì giới
luật là
thiện pháp, chúng sẽ chuyển tất cả
nghiệp báo
khổ đau nhiều đời của các con.
Trong khi
đó để trợ lực với giới luật thì dùng
pháp như
lý tác ý, các con sẽ đẩy lùi tất cả
chướng
ngại pháp và không còn một ác pháp
nào tác
động vào thân tâm các con được.
Trước lúc
từ giã cõi đời này chỉ có pháp
môn này
giúp các con thoát khổ và chấm dứt
luân hồi
sinh tử mà đức Phật thương xót chúng
sanh để
lại cho chúng ta ngày nay: “Ta không thấy một pháp nào khác, này các
Tỳ kheo,
có như lý
tác ý, lậu hoặc chưa sanh thì
không sanh,
lậu hoặc đã sanh thì đoạn
diệt”.
Một pháp
bảo quý báu vô giá không có
vàng bạc,
châu ngọc, kim cương đem so sánh
được, các
con nhớ kỹ.
Các con
hãy nhớ ôm chặt pháp như ôm
phao qua
biển, để vượt sóng gió ba đào của
kiếp làm
người, để đến bờ bên kia. Buông pháp
là buông
phao các con sẽ chìm xuống đáy biển
sanh tử
luân hồi mãi mãi muôn đời, muôn
kiếp. Từ
đây Thầy trò không còn gặp nhau mãi
mãi các
con ạ!
Thăm và
chúc các con mạnh khỏe tu tập
xả tâm
tốt, luôn luôn giữ gìn tâm thanh thản,
an lạc và
vô sự, chúc các con thành công vĩ đại.
Kính thư,
Thầy của
các con
Trưởng
lão THÍCH THÔNG LẠC
LÒNG THƯƠNG
VÔ BỜ BẾN CỦA MỘT VỊ THẦY
Câu hỏi
của Hải Tâm (cô Mười)
Hỏi:Kính
thưa Thầy! Con không có tài,
cũng chưa
có đức độ bao nhiêu. Nếu được Thầy
chấp nhận
cho ở lại tu học thì con cũng cố
gắng nghe
và thực hành theo sự chỉ dẫn của
Thầy cho
đến tận cùng đường tu, dù có cực
khổ, gian
nan, đói khát con cũng không hề
than thở.
Đáp: Thầy
hoan hỷ và rất xúc động, khi
nghe con nói
lời thiết tha đầy nhiệt huyết tu
hành, thì
làm sao không chấp nhận. Con đã có
quyết tâm,
có bền chí tu tập đến nơi đến chốn,
không bỏ
cuộc giữa đường tu thì nhất định
không bao
giờ bỏ con bơ vơ trên đường tu tập,
mà phải
hướng dẫn tận cùng đến nơi đến chốn,
để có đủ
tài, đủ đức, để hoàn thành được con
đường giải
thoát, nhất là nói lên tiếng nói chân
thật của
đạo Phật và cũng là chấn hưng Phật
Pháp mà
từ xa xưa đã bị Bà La Môn Giáo dìm
mất chân
pháp của đức Phật. Trừ ra, con nhận
thấy con
đường tu theo đạo Phật xả tâm quá khó khăn và sống một đời sống
thiểu dục tri
túc khiến
cho con không thoái mái dễ chịu
được, cũng
như rèn luyện đức hạnh làm người
không làm
khổ mình, khổ người thì các con
cảm thấy
như mình chịu thiệt thòi nhất, trong
cuộc sống
thường tình của thế gian, các con
phải chịu
kham nhẫn mọi mặt và mọi người
luôn luôn
chà đạp giày xéo lên tâm hồn của các
con mà các
con không bao giờ có ăn thua đủ với
ai cả, vì
đó là những Thánh hạnh của những
bậc vĩ
đại thoát ra khỏi cuộc đời thế tục thường
tình. Cho
nên, các con có thể bỏ cuộc thì Thầy
cũng chẳng
biết làm sao hơn chỉ biết nhìn theo
bước chân,
nhưng rất thương tâm không biết
cách nào
để cứu và lôi các con ra khỏi những tư
tưởng vô
minh đen tối của những kẻ phàm phu
tục tử
chỉ biết tự ái và danh dự hão của thế
gian, vì
bao đời tư tưởng vô minh này đã giết
loài người
chết trong đau khổ, chết trong ác
pháp.
Người ta luôn luôn dại dột sống với bản
ngã anh
hùng, sống với mặc cảm, với tự ái, với
bản tính
anh hùng. Anh hùng, mặc cảm, tự ái
đối với
đạo Phật, nó là chướng ngại pháp, là ác
pháp, là
pháp làm khổ người , khổ mình. Người
đời cho nó
là danh dự phải bảo vệ, phải ăn
thua đủ
còn đối với đạo Phật cho nó là chướng
ngại pháp,
là địa ngục. Trải qua một thời gian tu tập khá dài mà
không thấy
có thần thông chút nào cả, chỉ sống
trong những
ngày cô đơn buồn tẻ và có nhiều
sự tức
tối, buồn phiền, cho nên các con ngả
lòng tìm
cầu một pháp môn khác thì Thầy cũng
đành bó
tay trước nghiệp duyên của các con mà
thôi, chỉ
vì các con không đủ niềm tin với
chánh pháp
của đức Phật nên đành phải rẽ
sang đường
khác, như huynh đệ của các con, thì
Thầy cũng
đành nhìn theo bóng dáng của
những
người đệ tử thân thương của mình, dù
một ngày
các con về đây tu học, nhưng tình
Thầy trò
không bao giờ phai mờ. Rồi đây dòng
đời sẽ
dẫn dắt các con đi vào con đường mờ mịt
của kiếp
người đầy gian truân và cay đắng.
Gần hai
mươi sáu năm từ 1980-2005, Thầy
bỏ ra công
lao, biết là bao nhiêu, kể sao cho
hết, để
hướng dẫn đào tạo một số người có giới
đức làm
Người, làm Thánh, nghiêm chỉnh nhất
là áp
dụng phương pháp độc cư để cho mọi
người
phòng hộ sáu căn, thúc liễm thân tâm,
lìa xa các
chướng ngại pháp, để thực hiện tâ m
bất động
trước các ác pháp và các cảm thọ tức
là để tâm
hoàn toàn ly dục ly ác pháp nhập Sơ
Thiền,
nhưng mọi người chịu ảnh hưởng của
kinh sách
phát triển nên tu tập cứ ức chế tâm, không nghe lời Thầy dạy sống
độc cư, cứ hết
giờ ngồi
thiền ức chế tâm thì lại tìm gặp nhau
để nói
chuyện; có người bảo là đã nhập được
Tam Thiền,
Tứ Thiền; có người bảo là đã nhập
định vong
thân; có người bảo là đã có thần
thông bay
lên hư không; có người bảo là tịnh
chỉ hơi
thở; có người bảo là không còn nghe âm
thanh v.v..
nhưng tất cả các con đều lén lút
Thầy phá
hạnh độc cư, tìm cách nói chuyện với
nhau. Cuối
cùng có một người đệ tử thẳng
thừng không
chấp nhận hạnh độc cư của Thầy,
xin Thầy
cho phép tiếp chuyện với vợ con và
bạn bè,
chỉ một thời gian ngắn tu chứng thần
thông sẽ
dạy lại Thầy.
Bởi vậy,
thời sau này con người tu hành
chưa ra gì
mà muốn hơn Phật như các Tổ Long
Thọ, Thế
Thân, Vô Trước, Mã Minh, rồi bây giờ
các đệ tử
của Thầy cũng vậy, họ muốn tu tập
hơn thầy,
chỉ vì Thầy không có thể hiện thần
thông, trong
lúc họ là những người đang cần
thần thông.
Người tu sĩ đạo Phật mà ham mê
thần thông
là đi ngược lại đạo Phật.
Những
người tu hành theo đạo Phật phá
hạnh độc
cư mà muốn chứng đạo thì cũng như
lấy cát
nấu cơm, làm sao mà thành cơm được. Số đệ tử của Thầy không ngờ đến
giờ phút
cuối cùng
thì Thầy bắt buộc họ phải sống độc
cư trọn
vẹn một trăm phần trăm thì họ lại bẻ
ngang phá
độc cư rồi bỏ cuộc tu hành. Họ đâu
ngờ Thầy
khép chặt họ vào hạnh độc cư cốt để
họ xả tâm
cho rốt ráo, hoàn toàn ly dục ly ác
pháp để
họ nhập được thiền đầu tiên của đạo
Phật, đó
là “Sơ Thiền” hay nói một cách khác
là giúp
cho họ nhập được bất động tâm định để
họ làm
chủ được đời sống, nhưng họ lại không
chấp nhận
hạnh độc cư, họ còn bảo rằng: “đức
Phật không
có dạy độc cư, đức Phật đã phá
chấp hạnh
độc cư, vì trước kia đức Phật đã tu
theo pháp
độc cư của ngoại đạo, khi thấy một
bóng dáng
người thì đức Phật đã chạy trốn mất
không để ai
gặp mình cả, do sự độc cư như vậy
đức Phật
không tìm thấy sự giải thoát nên
Ngài bỏ
độc cư theo kiểu đó”.
Đệ tử của
Thầy không hiểu sự độc cư là
phòng hộ
sáu căn nên họ lấy bài kinh Sư Tử
Hống trong
kinh tạng Pali này mà chống lại
Thầy. Họ
đâu biết rằng độc cư của đạo Phật là
giữ gìn
tâm không phóng dật, vì vậy độc cư của
đạo Phật
là phòng hộ sáu căn, là pháp xả tâm,
ly dục ly
ác pháp, độc cư của đạo Phật là cấm
nói chuyện
phiếm, chuyện vô ích, độc cư của đạo Phật còn có nghĩa là tránh xa
sự ồn náo, sự
ham vui của
thế tục. Những người còn ham vui
còn thích
hội họp nói chuyện thì đi tu theo đạo
Phật chỉ
mất thì giờ vô ích, vì những người này
không bao
giờ xả tâm được. Đạo Phật vốn xả
tâm và
chướng ngại pháp mà thành tựu đạo
giải
thoát. Hạnh độc cư là bí quyết xả tâm, nhờ
có xả tâm
nên mới có thiền định.
Tất cả đệ
tử của Thầy không tin hạnh độc
cư, vì vậy
Thầy phải đem 42 bài kệ dạy độc cư
của đức
Phật ra chứng minh và rất nhiều bài
kinh khác
nữa của Phật dạy về độc cư trong
kinh Nguyên
Thủy Nikaya, thế mà họ vẫn
không tin.
Thầy Minh Tông còn thách thức với
Thầy: “Xin
Thầy cho con tiếp vợ con và bạn bè,
con sẽ
thực hiện tu chứng giải thoát bằng một
con đường
khác không cần hạnh độc cư và thể
hiện thần
thông cho Thầy xem như trên đã
nói”.
Phần đông
số đệ tử của Thầy không tin
pháp của
Thầy dạy tức là không tin pháp của
Phật dạy,
họ là những người muốn hơn Phật,
muốn đưa ra
một đường lối tu tập mới, nhưng
cuối cùng
cũng giống như Long Thọ, Thế Thân,
Vô Trước,
Mã Minh v.v.. chỉ có giỏi lý luận
ngôn ngữ
mà thôi. Thầy cũng để nhìn xem những người đệ tử
muốn hơn
Phật, hơn Thầy sẽ làm được những
gì lợi
ích cho bản thân của họ.
Nếu quyết
tâm tìm cầu con đường giải
thoát sanh,
già, bịnh, chết và chấm dứt tái
sanh luân
hồi thì con nên bền chí mà tu tập
pháp hướng
tâm “Như lý tác ý”, pháp này phải
bền chí
lắm mới có hiệu quả. Hằng ngày phải
cố gắng
buông xả các chướng ngại pháp trong
tâm, khi
các pháp này thường hiện khởi trên
bốn chỗ:
Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Nếu con đẩy
lui được
thì tức khắc con có sự giải thoát nơi
thân tâm
con, thân tâm con sẽ được thanh
thản an
lạc và vô sự.
Đạo Phật
tu hành không khó, khó là chỗ
người ta
không biết tu sai thành ức chế thân
tâm và
nhất là chỗ không dám buông xả đời
sống
thường tình thế tục, do chỗ tu sai và
không dám
bỏ đời sống thế tục, nên tu hành
chỉ có
hình thức, chứ không có giải thoát rốt
ráo được.
Tu theo đạo
Phật không phải chỗ ngồi
thiền, chỗ
đi kinh hành mà chỗ đẩy lui các
chướng
ngại pháp trong tâm, nhưng mượn tư
thế ngồi,
tư thế đi kinh hành là để dễ tỉnh thức
xả tâm
chướng ngại. Xả hết tâm chướng ngại tức là ly dục ly ác
pháp, ly
dục ly ác pháp tức là xả ngũ triền cái
và Thất
kiết sử, chứ không phải xả vọng tưởng
lăng xăng như
kinh sách phát triển dạy.
Con nên
nhớ, sự tu tập này rất dễ dàng và
thân tâm
thoái mái dễ chịu, không có mệt
nhọc, không
có khó khăn, tu là có kết quả giải
thoát ngay
liền. Bình thường con nên tỉnh thức
nhớ hướng
tâm “Tâm như đất không còn tham
sân si
nữa”, phải nhớ nhắc thường xuyên không
được quên,
quên tức là thiếu tỉnh thức, đó là với
tâm bình
thường còn tâm không bình thường
đang bị
chướng ngại pháp thì dùng Định Vô
Lậu quán
xét mà đẩy lui.
Đã quyết
tâm theo Thầy tu tập đúng
chánh pháp
Phật giáo Nguyên thủy thì phải cố
gắng rèn
luyện tu tập và bền chí nhẫn nại bám
chặt theo
những lời đã dạy để xả tâm cho thật
sạch, suốt
24 tiếng đồng hồ không dụng công
mà tâm
định trên hơi thở, không dụng công mà
khi đi tâm
luôn định trên bước đi, đó là tâm xả
sạch, tâm
đã thanh tịnh, tâm ly dục ly ác pháp.
Cách thức
tu như vậy không khó chỉ có từng
giây, từng
phút quan sát các chướng ngại pháp
phát khởi
tại bốn chỗ thân, thọ, tâm và các
pháp, lúc
không có chướng ngại pháp thì tâm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!