Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

đường về xứ phật - tập 2-3

sẽ định trên thân, còn khi có chướng ngại pháp
thì con nên dùng Định Vô Lậu quán xét mà đẩy
lui nó như trên đã dạy, đẩy lui nó cho đến khi
tâm như đất, tâm con được như đất thì con đã
hoàn toàn giải thoát.
Một người đệ tử quyết tâm tu hành để tìm
cầu sự giải thoát, dù có gian nan khó khổ đến
đâu cũng không lìa thiện hữu tri thức của
mình, mặc dù nghịch cảnh có thử thách đuổi xô
thậm tệ đi chăng nữa cũng chỉ để tạo đối tượng
cho con xả tâm như đất mà thôi. Chính lúc bây
giờ con áp dụng Định Vô Lậu quán xét nhân
quả của mình để buông xả cái tâm oán ghét,
giận hờn đó, chứ không nên như người thế tục
có những gì trái ý nghịch lòng thì ôm lòng thù
oán ghét giận, bằng chứng như con đã thấy,
biết bao nhiêu người khi đến sống với Thầy để
học tu hành đều bị thử thách, trắc nghiệm xem
có xả tâm được hay không, tức là có sống đúng
đức hạnh nhân bản làm người không làm khổ
mình, khổ người hay không? Khi mà mọi người
được Thầy hướng dẫn và dạy tu tập rèn luyện
những đức hạnh nhẫn nhục, tùy thuận, bằng
lòng, nhưng cuối cùng mọi người nhẫn nhục,
tùy thuận, bằng lòng ngoài mặt mà trong lòng
thì oán hận, cho nên thường tìm cách nói xấu thiện hữu tri thức của mình với mọi người để
hạ nhục cho hả cơn hận thù và khi rời khỏi tu
viện lại còn nói xấu hơn. Các con là những
người xa lạ từ những phương trời xa đến đây tu
học, có thù có oán nhau đâu, cớ sao lại có
những điều này xảy ra, những điều này xảy ra
là do duyên nhân quả để rồi gặp nhau, gặp
nhau để xả tâm, để ly dục ly ác pháp, để được
giải thoát, để làm chủ được tâm hồn của mình,
để làm chủ cuộc sống của mình, để học được
những đạo đức không làm khổ mình, khổ
người, để trở thành những bậc Thánh nhân.
Một người Thầy dạy đạo đức giải thoát cho
đệ tử thật là khó vô cùng, lòng thương yêu của
vị Thầy ấy phải bao la như đất trời, tâm vị ấy
như đất, như nước thì mới dám đem đạo đức
này dạy người. Tại sao vậy?

Vì đạo đức này con người chưa bao giờ
được nghe, được thấy, được học. Từ khi đức
Phật ra đời chỉ có một khoảng thời gian quá
ngắn 100 năm thì được Ngài dạy đạo đức này
cho những người đệ tử của mình rồi từ đó về
sau này không còn ai nhắc đến nữa, cho nên
bây giờ đem đạo đức này ra dạy là một việc
làm rất khó, khó vô cùng. Một đạo đức giải thoát thật sự không làm
khổ mình, khổ người đem đến cho mọi người
một cuộc sống an vui và hạnh phúc bằng những
đức hạnh cao thượng nhẫn nhục, tùy thuận,
bằng lòng khiến cho mình vui, người khác vui.
Nhưng khi áp dụng những đức hạnh cao thượng
này vào những người đệ tử của mình, Thầy đã
được trả một ơn quá lớn…, nhưng đối với học trò
của mình thì Thầy rất thương yêu và tha thứ,
nếu người học trò quyết tâm trở lại tu tập thì
Thầy sẵn sàng hướng dẫn từng phương cách xả
tâm để thực hiện đạo đức làm người, không làm
khổ mình, khổ người, vì Thầy nghĩ rằng cần
phải có những người đầy đủ đạo đức nhân bản
– nhân quả làm gương cho những người khác
thì sau này dạy đạo đức mới dễ dàng hơn.
Con người trên hành tinh này đang cần có
một nền đạo đức để đối xử và đem lại cho nhau
những sự an vui và hạnh phúc. Thầy nghĩ rằng
tại tu viện Chơn Như mới bắt đầu nhen nhúm
một ngọn lửa đạo đức nhân bản - nhân quả của
đạo Phật ra dạy lần đầu tiên sau 100 năm đức
Phật nhập diệt, Thầy là người áp dụng đạo đức
nhân bản - nhân quả vào những tu sĩ và cư sĩ ở
đây trước tiên, khiến cho quí vị ở đây chao đảo,
dao động gần như không chịu nổi, các tu sĩ và cư sĩ nam cũng như tu sĩ và cư sĩ nữ ở đây đều
muốn bỏ cuộc.
Thầy là người đã am hiểu rất rõ đường lối
tu tập thiền định của đạo Phật, nhất là phải xả
tâm như đất thì mới có thiền định, mà muốn
xả tâm được như đất thì phải sống cho đúng ba
đức ăn, ngủ, độc cư và ba hạnh nhẫn nhục, tùy
thuận, bằng lòng, nhưng toàn bộ tu sĩ và cư sĩ
nam và nữ ở đây không có một người nào sống
đúng ba đức, ba hạnh. Nếu sống không đúng ba
đức, ba hạnh thì làm sao tâm như đất được mà
tâm không như đất thì làm sao sống đúng đạo
đức không làm khổ mình, khổ người. Mà còn
làm khổ mình, khổ người thì làm sao có giải
thoát được.
Mỗi tu sĩ và cư sĩ về đây tu hành họ đều
phạm vào ba đức, ba hạnh này nên cuối cùng
họ phải ra đi, nhưng tâm nguyện của người
Thầy thầm ước nguyện một ngày nào đó họ
tỉnh ngộ, nhận ra ba đức, ba hạnh là một đạo
đức cao thượng tuyệt vời không làm khổ mình,
khổ người để trở về rèn luyện đức hạnh làm
gương sáng cho mọi người soi, để mọi người
nương vào ánh sáng đạo đức đó mà sống không
làm khổ mình, khổ người đem lại cho thế gian
này thành cõi Thiên Đàng, Cực Lạc. Một vị Thầy luôn luôn tâm niệm có những
người đệ tử tu tập không phải vì mình mà vì
mọi người thì mới có đủ nghị lực kiên cường
sống đúng ba đức, ba hạnh, hầu hết tất cả tu sĩ
và cư sĩ về đây tu tập, tu cho cá nhân chứ chưa
có người nào có nguyện ước tu vì mọi người.
Bởi con đường tu hành của đạo Phật rất
khó, nếu nghĩ tu cho cá nhân mình thì chẳng
bao giờ sống đúng đạo đức không làm khổ
mình, khổ người được.
Vì thế, mỗi khi có một người đệ tử ra đi là
lòng của vị Thầy xót xa thương tưởng cho người
đệ tử của mình đang đi vào bước đường cùng
trong đêm đen u tối, bởi vì vị Thầy đã biết duy
nhất chỉ có một con đường Giới, Định, Tuệ của
đạo Phật sẽ đưa họ đến nơi giải thoát hoàn
toàn và chấm dứt đau khổ của kiếp làm người,
ngoài ra không còn giáo pháp nào hơn nữa.
Nếu họ bỏ Giới, Định, Tuệ mà đi tìm một giáo
pháp khác là họ đã tự mở cửa bước vào địa
ngục.
Cho nên, những người học trò của Thầy ra
đi là lòng Thầy bồi hồi thương tiếc một kiếp
người vô duyên với Phật pháp, vô duyên với sự
giải thoát, đáng thương nhất là những người đệ
tử theo Thầy tu hành mà đắm mê thần thông, sau thời gian theo Thầy tu tập chỉ mong Thầy
thể hiện thần thông, nhưng họ thất vọng vì
Thầy không thể hiện thần thông, từ đó họ nghi
Thầy không có thần thông, nên lầ n lượt họ bỏ
ra đi, nhìn những người đệ tử này ra đi mà
Thầy bùi ngùi xót xa. Tại sao người ta vô minh
quá vậy? Tu có thần thông để làm gì? Để khoe
khoang làm trò ảo thuật cho thiên hạ xem chơi,
để được ca ngợi, tán thán, chứ có ích lợi gì cho
mình cho người đâu. Phải không các con?
Tâm tham vọng của những người này quá
cao, muốn cho mình trở thành siêu nhân hơn
tất cả mọi người trong thế gian này. Hơn tất cả
mọi người trong thế gian này để làm gì? Để
làm bá chủ toàn cầu. Nếu muốn trở thành siêu
nhân như vậy thì nên qua Tây Tạng tu tập với
các vị Lạt Ma chứ theo đạo Phật thì không có
dạy điều đó mà chỉ dạy cho chúng ta làm người
có đạo đức không làm khổ mình, khổ người,
được như vậy thế gian này là Thiên Đàng thì
chúng ta đã mãn nguyện lắm rồi.
Hỡi các người đệ tử của Thầy! Các con có
hiểu nỗi lòng của Thầy chăng? Thầy chỉ mong
các đêï tử hãy tin nơi Thầy, Thầy sẽ dẫn dắt các
con trên con đường đạo đức nhân bản – nhân
quả làm người, thoát ra khỏi bản chất của loài cầm thú để trở thành thật sự là con người thật,
con người có một tâm hồn cao thượng không
làm khổ mình, khổ người, các con theo Thầy
quyết tìm con đường thoát khổ, cớ sao các con
không chịu buông xả những thói đời thường
tình của mình, để làm chi ôm ấp sự đau khổ
trong lòng; cớ sao các con không chịu buông xả
những kiến chấp thần thông của Mật Tông, lý
luận mơ hồ trừu tượng ảo giác của Thiền Tông
và mê tín, dị đoan của Tịnh Độ Tông mà chính
những điều Thầy dạy đạo đức nhân bản – nhân
quả lợi ích cho mình cho người thì các con lại
xem thường, lại bỏ đi, để đi tìm những cái cao
siêu, cái cao siêu đó là cái mà các con đang bị
các tôn giáo lừa đảo.
Nhìn những người đệ tử ngu si của mình
đang lầm lạc trên đường tu tập, hầu hết mọi
người đều bị các tôn giáo ru hồn vào cõi mộng
siêu hình và thần thông. Một vị Thầy rất đau
lòng và thương yêu những người đệ tử của
mình, nhưng biết làm sao hơn khi họ đã gieo
hạt giống đắng thì phải gặt lấy quả đắng, luật
nhân quả quá khắc nghiệt, nếu những người đệ
tử ấy không biết thay đổi hạt giống thì muôn
đời ngàn kiếp phải chịu lấy quả cay đắng mà
thôi, dù cho Thầy có thương yêu các con bao nhiêu cũng không thể làm gì được cho các con
mà chính các con phải thương yêu cá c con, các
con phải biết từ bỏ những cái sai và nhận lấy
những cái đúng, cái sai cái đúng này không ai
bỏ giúp cho các con được mà phải chính các con
tự bỏ lấy.
Lòng thương yêu vô bờ bến của một vị
Thầy các con đâu hiểu được, khi các con đến
xin Thầy tu học, Thầy biết thói thường tình đời
các con khó bỏ, nhưng trước lòng tha thiết của
các con Thầy không nỡ nhẫn tâm từ chối, nhận
rồi thì phải có trách nhiệm, nhưng những lời
Thầy dạy mà các con vâng theo làm không sơ
sót thì lòng Thầy vui sướng biết bao, nhưng khi
các con làm không đúng lời dạy thì lòng Thầy
đau xót vô cùng và biết rằng một ngày nào đó
các con sẽ rời khỏi vòng tay của Thầy, vòng tay
thương yêu tận tình đưa đường dẫn lối cho các
con đi được an toàn và đến nơi đến chốn đạo
đức nhân bản – nhân quả làm người không làm
khổ mình, khổ người. Điều này không làm thỏa
mãn ước vọng của các con, vì tâm các con còn
tham đắm một điều cao hơn.
Thế rồi các con lần lượt ra đi, đi với một
lòng oán hận chỉ vì Thầy cấm không cho các
con nói chuyện tào lao, phóng tâm phóng dật và cấm không cho các con tu theo những pháp
tà giáo ngoại đạo, nhưng làm sao cấm được
lòng người, chỉ các con phải biết tự giác ý thức
pháp nào đúng, pháp nào sai.
Rồi những buổi chiều hoàng hôn khi tắt
nắng, Thầy nhìn ra cổng chùa như hướng về
một chân trời xa thẳm nơi ấy có nhữ ng người
đệ tử của mình đang tu hành sai pháp, rồi đây
chúng sẽ chôn vùi cuộc đời chúng trong biển
khổ muôn đời muôn kiếp.
Lòng thương yêu của một vị Thầy vô bờ
bến lúc nào cũng sẵn sàng tha thứ những lỗi
lầm bất nghĩa và thương yêu những người đệ tử
của mình đến hơi thở cuối cùng.
“Những buổi chiều tà mưa phủ trắng
Thầy cười tha thứ kẻ vong ân”.

TỨ BẤT HOẠI TỊNH
Hỏi:Kínhthưa Thầy! Khi tâm còn
tham, sân, si, mạn, nghi, con tu Tứ Bất Hoại
Tịnh thì tâm con được giải thoát rồi, thì con
khỏi tu Định Vô Lậu được không? Đáp: Được, muốn tu Tứ Bất Hoại Tịnh thì
con phải tu Định Vô Lậu, tu Định Vô Lậu tức là
thể hiện pháp môn Tứ Niệm Xứ, thể hiện Tứ
Niệm Xứ tức là trên thân, thọ, tâm và pháp mà
tu tập, sống và làm việc giống như thân, thọ,
tâm, pháp của đức Phật nhưng muốn tu tập cho
được tốt thì con phải tù y theo đặc tướng thân,
thọ, tâm và pháp của các con mà niệm Phậ t,
niệm Pháp, niệm Tăng và niệm Giới được triển
khai mạnh, quét sạch tất cả các lậu hoặc, diệt
ngã, xả tâm, ly dục, ly ác pháp.
Tu như vậy gọi là tu Định Vô Lậu câu hữu
(kết hợp) với pháp Tứ Bất Hoại Tịnh, tức là tu
Định Vô Lậu thân, thọ, tâm và pháp để sống
và làm đúng như đức Phật đang sống và đang
hành. Đúng như pháp mà đức Phật đã dạy
không được làm sai lời dạy của pháp. Đúng như
đời sống chúng Thánh Tăng đang sống đang
hành và đúng như giới luật đã dạy không hề vi
phạm một lỗi nhỏ nhặt nào cả.
Tứ Bất Hoại Tịnh là bốn pháp hay là bốn
đối tượng gương hạnh thanh tịnh của đạo Phật,
để làm bốn chỗ chúng ta lấy Thân, thọ, tâm và
pháp của mình nương theo đó giữ gìn tu tập ,
sống đúng đời sống giải thoát của bốn chỗ này,
khiến cho thân tâm chúng ta thanh tịnh, nên đức Phật gọi pháp môn này là Tứ Bất Hoại
Tịnh.
Tứ Bất Hoại Tịnh có nghĩa là bốn pháp tu
tập giúp cho thân tâm thanh tịnh, thân tâm
thanh tịnh tức là sự giải thoát của đạo Phật, sự
giải thoát của đạo Phật có nghĩa là tâm ly dục
ly ác pháp, tâm ly dục ly ác pháp có nghĩa là
không làm khổ mình, khổ người. Không làm
khổ mình, khổ người là một đạo đức nhân bản
của đạo Phật, một đạo đức tuyệt vời biến cảnh
thế gian này thành cảnh Cực Lạc, Thiên Đàng.
Trong kinh sách Nguyên Thủy Đức Phật
dạy tu Tứ Bất Hoại Tịnh là có bốn cách niệm :
1. Niệm Phật
2. Niệm Pháp
3. Niệm Tăng
4. Niệm Giới

NIỆM PHẬT
Niệm Phật như thế nào? Các kinh sách Đại Thừa và các nhà học
giả Phật giáo dạy niệm Phật là niệm danh hiệu
Phật như:
- Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
hay Nam Mô Ứng Cúng Chánh Biến Tri, Minh
Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô
Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân
Sư, Phật, Thế Tôn.
Niệm Pháp như thế nào?
Kinh sách Đại thừa dạy niệm Pháp là
tụng kinh, tụng chú v.v..
Niệm Tăng như thế nào?
Kinh sách Đại thừa dạy niệm Tăng là
cúng dường trai tăng y áo, thực phẩm, tiền bạc
và tứ sự.
Niệm Giới như thế nào?
Kinh sách Đại Thừa dạy niệm Giới là mỗi
tháng tụng giới hai ngày vào ngày 14 và ngày
30.
Cho nên hiện giờ trong các chùa theo
tưởng giải của các nhà học giả Tổ sư của Phật
giáo Đại Thừa dạy Tăng Ni và các cư sĩ niệm
Phật rất ồn náo, niệm tất cả các danh hiệu của
chư Phật mà các nhà học giả tưở ng tượng ra vô
số tên Phật. Thậm chí như bộ Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân tưởng tượng viết theo kiểu tiểu
thuyết bốn thấy trò Tam Tạng thỉnh kinh
Đông Độ đó là những nhân vật giả tưởng,
không có thật, thế mà bộ kinh Hồng Danh sám
hối lại ghi những nhân vật đó vào để chư Tăng,
những ngày 14 và ngày 30 mỗi tháng đều niệm
và lạy hồng danh chư Phật đó để xin sám hối
cho tiêu tội. Trong kinh sám hối Hồâng Danh có
cái tên Đấu Chiến Thắng Phậ t. Đấu Chiến
Thắng Phật tức là Tôn Hành Giả, Tôn Hành
Giả còn có tên là Tề Thiên Đại Thánh. Tề
Thiên Đại Thánh là một con khỉ đột, nhà tiểu
thuyết tưởng tượng ra chứ không có thật, thế
mà các Tổ Sư Đại Thừa xem đó là có thật nên
biên soạn kinh Sám Hối Hồng Danh ghi tên
thầy trò Đường Tăng vào để bắt Tăng, Ni và
nam nữ cư sĩ niệm Hồng danh các vị ấy và lạy
mòn đầu gối. Thật là buồn cười cho quý Tăng,
Ni và cư sĩ u mê, ngu si, bị lừa đảo mà không
hay biết bị lừa đảo.
Niệm Phật như kiểu này dù có niệm muôn
ngàn kiếp thì thân tâm cũng không bao giờ
thanh tịnh, một bằng chứng hiển nhiên mà ai
cũng thấy, quý thầy và quý Phật tử trong các
chùa quanh năm suốt tháng không có ngày nào
mà không tụng kinh, niệm Phật, nhưng chúng ta xét lại xem số tu sĩ và cư sĩ hiện giờ tụng
kinh, niệm Phật thân tâm có thanh tịnh hay
không? Hay tâm còn tham, sân, si như các
người khác. Như vậy gọi là niệm Phật thân
tâm được thanh tịnh, thân tâm thanh tịnh chỗ
nào? Đó là tưởng giải của các nhà học giả Tổ sư
Đại Thừa dạy sai ý Phật nên người đời sau tu
mà không có kết quả, biến cảnh chùa nơi tu
hành thanh tịnh thành chỗ cúng tế, niệm danh
hiệu Phật. Khi tụng kinh niệm Phật thì
chuông, trống, mõ làm inh ỏi ồn náo, tụng kinh
như ca hát ý ê, ý à… giọng cao giọng thấp, trầm
bổng nghe như hát bộ. Kinh sách Đại Thừa
biến dần Tứ Bất Hoại Tịnh thành pháp môn
tụng niệm, nói cách khác là biến thành ca nhạc
Phật giáo, để ru hồn tín đồ vào thế giới siêu
hình mê tín, gây tinh thần tiêu cực tựa nương
vào thế giới tưởng, khiến cho Phật giáo mất
hết ý nghĩa tự lực giải thoát, cho nên tín đồ
hiện giờ nghe vị Thầy nào tụng niệm ê a giọng
cao, giọng thấp thì rất thích, nghe như nghe
âm nhạc thế gian và còn thích hơn vì thỏa mãn
được tình cảm thân thương của mình đối với
những người thân đã khuất.
Từ cái hiểu sai, dẫn đến sự tu sai, khiến
cho Phật giáo suy thoái không còn người tu chứng đạo, chỉ còn là vọng ngữ huyền thoại nói
láo chuyền nhau.
Niệm, người ta hiểu nghĩa của nó là lặp đi
lặp lại một câu kinh, một danh hiệu Phật bằng
ý không lời hoặc phát ra lời nói, họ còn hiểu
sai hơn nữa là nhờ câu niệm Phật để ức chế
tâm không vọng tưởng như trong kinh Di Đà
dạy: “…Thất nhựt nhất tâm bất loạn chuyên
trì danh hiệu A Di Đà Phật, dữ chư Thánh
chúng hiện tại kỳ tiền ”, có nghĩa là niệm
Phật A Di Đà từ một ngày cho đến bảy ngày
tâm không loạn tức là không có vọng tưởng thì
thấy Phật Di Đà và Thánh Chúng hiện ra trước
mặt, báo cho biết trước khi lâm chung đức Phật
và Thánh Chúng sẽ phóng hào quang rước về
cõi Cực Lạc Tây Phương. Hiểu như vậy nên
Thầy Tổ nào cũng có một xâu chuỗi, lúc nào
cũng lần chuỗi niệm Phật.
Từ chỗ hiểu sai Tứ Bất Hoại Tịnh, các nhà
học giả Đại Thừa và Thiền Đông Độ đã biến
thành một pháp môn ức chế tâm, pháp môn ức
chế tâm chẳng giúp cho người tu giải quyết
được gì cả mà còn thêm bệnh.
Niệm trong Tứ Bất Hoại Tịnh có nghĩa là
tư duy, quán xét, suy ngẫm về thân, thọ, tâm
và pháp của đức Phật, sống như thế nào mà tâm hồn thanh thản, an lạc giải thoát, cho nên
niệm có nghĩa là tâm tâm niệm niệm về đời
sống của đức Phật, Ngài sống như thế nào mà
tâm không phóng dật? Ngài sống như thế nào
mà không làm khổ mình, khổ người?
Khi mà tâm niệm của chúng ta như vậy
khiến cho tâm chúng ta đặt lòng tin trọn vẹn ở
đức Phật, do đó đức Phật sống như thế nào thì
chúng ta sẽ cố gắng sống như thế nấy, đức
Phật làm như thế nào thì chúng ta sẽ cố gắng
làm như thế nấy. Sống và làm đúng như Phật
thì tâm chúng ta thanh tịnh, không còn phóng
dật tức là tâm ly dục ly ác pháp, tâm ly dục ly
ác ác pháp tức là tâm giải thoát hay nói một
cách khác hơn là làm chủ cuộc sống, tâm bất
động trước các pháp, như vậy mới gọi là niệm
Phật thân tâm bất hoại tịnh.
Đây là một bài kinh dạy cách thức chúng
ta niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng và niệm
Giới rõ ràng, chỉ vì các nhà Đại Thừa chẳng
chịu nghiên cứu kinh sách Nguyên Thủy tự
kiến giải rồi dạy niệm Phật, niệm Pháp, niệm
Tăng và niệm Giới theo tưởng giải, khiến cho
người tu tập ức chế tâm thành bệnh. Niệm
Phật cầu vãng sanh Cực Lạc đâu không thấy
mà chỉ thấy bệnh đau quá hiểm nghèo. Hòa Thượng Thiền Tâm là người xương minh pháp
môn Tịnh Độ chuyên ròng niệm Phật, không
biết Ngài niệm Phật ức chế tâm như thế nào
mà trước khi chết Ngài đã ói ra máu, chúng tôi
cũng có một người đệ tử cũng tu ức chế tâm để
tịnh chỉ hơi thở cũng khạc ra máu đống đống.
Muốn niệm Phật cho đúng thì chúng ta nên
lắng nghe đức Phật dạy niệm Phật: “Ở đây,
này Mahànàma, Thánh đệ tử tùy niệm
Như Lai, trong khi ấy, tâm không bị tham
chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm
không bị si chi phối; trong khi ấy, tâm vị
ấy được chánh trực, nhờ dựa vào Như
Lai”. Đoạn kinh trên đây đức Phật đã xác định
cách thức niệm Phật rất rõ ràng “Tuỳ niệm
Như Lai” có nghĩa là tâm Như Lai không
tham, không sân, không si thì người sống
(niệm Phật) như Phật không nên để tham, sân,
si chi phối. Khi tâm không bị tham, sân, si chi
phối thì tâm được chánh trực. Danh từ “chánh
trực” ở đây chúng ta phải hiểu nghĩa cho rõ
ràng. Chánh trực có nghĩa là tâm ngay thẳng,
tâm ngay thẳng tức là tâm thanh thản, an lạc
và vô sự là tâm không phóng dật.
Chúng ta hãy lắng tai nghe tiếp đức Phật
dạy: “Và này Mahànàma, một vị Thánh đệ tử, với tâm chánh trực, liền được nghĩa tín
thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên
hệ đến pháp. Người ấy có hân hoan nên hỷ
sanh. Người có hỷ, nên thân được khinh
an. Với thân khinh an, người ấy có cảm
giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được
định tỉnh”.
Đoạn kinh trên đây đã xác định cho
chúng ta thấy kết quả cách thức sống như Phật
sẽ hiện ra những trạng thái gì?
Khi sống như Phật tâm được thanh thản,
an lạc và vô sự thì liền có một niềm tin nơi
Phật trong ta khởi lên trong ta, vì thế kinh xác
định trạng thái bằng những danh từ ngắn gọn:
“liền được nghĩa tín thọ” nhưng rất đầy đủ ý
nghĩa cho những ai thực hiện đúng lời dạy, còn
những người sống không đúng như Phật thì
chẳng hưởng được những kết quả này. Vì thế
Phật dạy: “Pháp ta không có thời gian đến
để mà thấy”.
Khi trong ta có trạng thái lòng tin Phật
khởi lên, nếu ai có thực hiện được mới biết
trạng thái này, một trạng thái tuyệt vời của
người có lòng tin như thật. Còn bây giờ chúng
ta chưa có trạng thái này nói tin Phật chứ
chúng ta chưa có tin như thật. Khi nhận được cảm thọ lòng tin này thì ngay đó tâm hân hoan
thích thú pháp niệm Phật. Vậy hân hoan thích
thú pháp niệm Phật là gì? Nghĩa là chúng ta
luôn luôn thích sống như Phật , có nghĩa là tâm
không còn ham muốn một vật gì hết ngay cả
cũng không còn ham muốn ăn uống gì cả. Tâm
sân cũng vậy, không còn một pháp ác nào tác
động vào thân tâm, làm ta nổi sân được và si
cũng vậy lúc bây giờ không còn ham thích lười
biếng ưa ngủ nghỉ, có nghĩa là trong trạng thái
tín thọ không còn hôn trầm, thuỳ miên, vô ký
nữa mà rất siêng năng sống như Phật. Cho
nên, đoạn kinh dạy: “Được hân hoan liên hệ
đến pháp”. Cụm danh từ này có nghĩa là vui
mừng thích thú sống như Phật.
Khi trong tâm có trạng thái thích sống
như Phật thì một trạng thái khác hiện lên, đó
là trạng thái niềm vui mừng khởi lên trong ta
như kinh dạy: “Người ấy có hân hoan nên
hỷ sanh”. Niềm vui mừng hiện rõ trong ta thì
cơ thể ta an lạc và nhẹ nhàng như không còn
trọng lượng bước đi rất thoải mái, thân không
còn đau nhức hay mệt mỏi gì cả, một trạng thái
của thân an lạc vô cùng nên kinh dạy: “Người
có hỷ, nên thân được khinh an”. Đúng vậy,
người có niềm vui thì thân được nhẹ nhàng an lạc. Khi thân được nhẹ nhàng an lạc thì toàn
bộ thân tâm có một cảm giác thọ lạc một cách
kỳ lạ mà không thể nói ra được vì không có
danh từ nào để diễn tả chỉ có người tu tập đến
những trạng thái đó mới cảm nhận được như
người uống nước nóng lạnh tự biết, người ngoài
cuộc không thể biết được. Đoạn kinh đã xác
định rõ ràng: “Với thân khinh an, người ấy
có cảm giác lạc thọ”. Trong trạng thái lạc
thọ này hành giả mới xác định được tâm định
tỉnh. Từ lâu mọi người ai cũng nói tâm định
tỉnh, nhưng chưa ai biết được trạng thái tâm
định tỉnh như thế nào? Trải qua bao nhiêu
trạng thái mới thấy được tâm định tỉnh. Với
tâm định tỉnh này các bạn sẽ nhập thiền định
không có khó khăn, không có mệt nhọc, không
có phí sức. Tu tập được tâm định tỉnh không
phải dễ đâu các bạn ạ!
Sống như Phật cuối cùng chúng ta mới có
được trạng thái tâm định tỉnh như trong kinh
dạy: “Người có lạc thọ, tâm được định
tỉnh”. Nếu tâm bạn chưa có lạc thọ thì không
bao giờ bạn có được tâm định tỉnh.
Sau khi được tâm định tỉnh thì các bạn
mới có một cuộc sống bình thản trước mọi ác
pháp và mọi cảm thọ; chừng đó chúng ta mới không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả
chúng sanh như thật; chừng đó tâm chúng ta
mới bất động thật sự trước các ác pháp và các
cảm thọ. Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy:
“Này Mahànàma, về vị Thánh đệ tử này,
được nói như sau: “Với mọi người không
bình thản, vị ấy sống bình thản. Với mọi
người não hại, vị ấy không não hại. Nhập
được pháp lưu, vị ấy tu tập niệm Phật là
vậy”. (Kinh Tăng Chi tập 3 trang 16)
Đến đây các bạn đã thấy rõ phương pháp
niệm Phật của Phật giáo Nguyên Thuỷ không
giống phương pháp niệm Phật của kinh sách
Đại Thừa. Niệm Phật của kinh sách Đại Thừa
là phương pháp niệm Phật ức chế tâm nhằm
chế ngự vọng tưởng “Thất nhựt nhất tâm bất
loạn…”. Đó là một phương pháp niệm Phật của
ngoại đạo, chúng ta tu theo Phật hãy ném bỏ
nó, vì đó là phương pháp tu tập sai. Xin các
bạn cần lưu ý để tránh sự lừa đảo của ngoại
đạo.
Trên đây là một trong những bài kinh đã
xác định đức Phật dạy niệm Phật rõ ràng “dựa
vào Như Lai” có nghĩa là sống giống như Như
Lai thì đó là niệm Phật đúng nghĩa.
 NIỆM PHÁP
Niệm Pháp như thế nào?
Niệm Pháp không phải theo kiểu các Nhà
học giả Tổ sư Đại Thừa dạy: “Nam Mô Pháp”,
niệm Pháp như vậy dù cho có niệm đến 1.000
năm, 1.000.000 năm, thân tâm của quý vị cũng
không thanh tịnh.
Niệm Pháp có nghĩa là tư duy suy nghĩ
những pháp mà đức Phật đã dạy.
Ví dụ: đức Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác
pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp”,
theo lời dạy này, ngày ngày tâm tâm niệm
niệm luôn luôn cảnh giác giữ gìn và ngăn ngừa
các pháp ác, nếu lỡ có các pháp ác sanh ra thì
mau mau tìm cách diệt nó không được để trong
tâm kéo dài sự khổ đau giận hờn phiền toái bất
toại nguyện, khiến cho tâm thanh thản an lạc
nhẹ nhàng thoải mái yên ổn, đó chính là chúng
ta niệm Pháp, niệm Pháp như vậy có kết quả
giải thoát ngay liền khiến cho tâm thanh tịnh
nên gọi là niệm Pháp thân, tâm bất hoại tịnh.
Pháp của đức Phật có 37 phẩm trợ đạo,

chúng ta nên chọn trong 37 phẩm trợ đạo này

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!