Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

đường về xứ phật - tập 2-5

và tu tập an trú cho được thì con sẽ đạt được
kết quả như ý muốn.

ĐỊNH SÁNG SUỐT
Hỏi:Kính thưa Thầy! Những lúc nào
con tu Định Sáng Suốt. Khi ngồi trên xe buồn
ngủ, hoặc đang may vá buồn ngủ, con tu Định
Sáng Suốt có được không?
Đáp: Được, khi buồn ngủ con nên tu Định
Sáng Suốt, tu Định Sáng Suốt là con phải đi
kinh hành hoặc ngồi ám thị hướng tâm mạnh,
phải gằn giọng như ra lệnh: “Phải tỉnh thức
sáng suốt như ban ngày, không được buồn
ngủ nữa như ban đêâm!”. Tốt hơn hết khi
buồn ngủ thì con nên đứng dậy đi kinh hành,
nhưng con ngồi trên xe hoặc đang may vá buồn
ngủ thì không thể đi kinh hành được vậy chỉ
còn có cách dùng pháp hướng tâm đuổi ma hôn
trầm mà thôi.
Định Sáng Suốt là một loại thiền định để
thư giãn khi làm việc cũng như tu tập quá sức nên sanh ra mỏi mệt lười biếng hôn trầm thùy
miên, v.v..
Sau mỗi thời gian tu tập các loại định
khác thì lại xen kẽ Định Sáng Suốt vào để thư
giãn thân tâm trở về trạng thái bình thường,
khiến cho thân tâm bớt căng thẳng, bớt mỏi
mệt và thoải mái dễ chịu hơn. Người tu tập
thiền định mà không biết dùng Định Sáng Suốt
thư giãn thì càng tu tâm trí càng u tối, đần độn
ai bảo sao nghe vậy chẳng biết phân biệt thiền
nào của Phật và thiền nào của ngoại đạo.
Phần đông hiện giờ tu sĩ cũng như cư sĩ
đều chịu ảnh hưởng của kinh sách phát triển,
ngồi tu thì ức chế tâm cho hết vọng tưởng họ
nghĩ rằng hết vọng tưởng là thành Phật hay là
chứng ngộ hoặc triệt ngộ, do đó có nhiều trường

hợp xảy ra:
1/ Nếu người tu tập có hệ thống thần kinh
tốt thì không bị rối loạn, còn người tu tập có
thần kinh yếu thì bị rối loạn và điên khùng.
2/ Nếu người tu tập có hệ thần kinh tốt
không bị rối loạn không điên khùng, nhưng vì
quá tập trung ức chế tâm không vọng tưởng
nên nặng đầu, các cơ mặt bị căng khiến cho
đau nhức khó chịu hoặc các cơ hoành hoặc ngực tức lói làm cho sự tu tập có lùi chứ không có
tiến.
3/ Nếu người tu tập hệ thần kinh tốt và
các cơ mặt, cơ hoành đều tốt thì không bị rối
loạn, không bị căng đau nên ức chế ý thức
ngưng hoạt động, ý thức ngưng hoạt động thì
tưởng thức thay vào hoạt động, giống như người
ngủ có chiêm bao, nhưng ở đây vì tu tập ức chế
nên con người vẫn hoạt động bình thường
nhưng lại ý thức không hoạt động nên tưởng
thức hoạt động với mức độ bình thường thì
đương nhiên người này có nhiều lý luận mơ hồ
trừu tượng siêu hình vô vi mà đức Phật gọi
những hạng người này là những hạng người
sống trong tưởng tri như các nhà học giả, các
nhà thần học, các nhà Đại Thừa như Long Thọ,
Thế Thân, Vô Trước, Mã Minh, v.v.. và các
Thiền Sư Đông Độ.
Còn tưởng thức hoạt động ở mức độ cao
thì họ sống hoang tưởng, nhưng họ chưa hẳn
điên thật gần giống như người điên.
Đó là những trường hợp xảy ra cho những
người tu thiền ức chế tâm mà khôn g có phương
pháp thư giãn, còn ngược lại thiền xả tâm của
đức Phật tu hành không ức chế tâm mà còn có một loại định thư giãn như quý vị đã biết, đó là
Định Sáng Suốt.
Cách thức tu tập Định Sáng Suốt có hai
giai đoạn:
- Giai đoạn một:
Ví dụ, lúc 7 giờ sáng bắt đầu chúng ta tu
Định Niệm Hơi Thở đến 7g 30’ chúng ta xả ra
nghỉ, xả nghỉ tức là thư giãn, thư giãn tức là tu
Định Sáng Suốt. Muốn tu Định Sáng Suốt thì
chúng ta phải ngồi tựa lưng, buông thõng hai
tay hai chân, các cơ trong thân cũng phải đều
buông thõng xuống hết rồi chúng ta hướng tâm
nhắc: “Các cơ trong thân buông xuống hết,
thần kinh trong thân đều thư giãn hết,
thân tâm phải thoải mái, nhẹ nhàng,
thanh thản, an lạc và vô sự”, khi nhắc như
vậy xong thì ta buông thõng các cơ xuống
không được gồng một cơ bắp nào cả và tâm thì
không được tập trung vào một đối tượng nào,
để tự nhiên cho thân tâm tự do một cách dễ
chịu.
- Giai đoạn hai:
Ví dụ: khi thân tâm thoải mái dễ chịu thì
chúng ta hướng tâm nhắc: “Thân tâm phải thanh thản, an lạc và
vô sự, tâm phải sáng suốt như ban ngày,
như ánh sáng mặt trời”.
Trong thời gian thư giãn, thỉnh thoảng
chúng ta lại nhắc câu pháp hướng như trên, cứ
như vậy để giúp cho thân tâm nhẹ nhàng thoái
mái cho đến hết giờ thư giãn
Trong lúc tu Định Sáng Suốt thư giãn như
vậy và thân tâm cảm giác tỉnh táo nhẹ nhàng
thanh thản an lạc và vô sự thì đó là tu đúng
bằng ngược lại là tu sai.
Khi thư giãn xong cơ thể phục hồi lại sức
khoẻ cảm giác tỉnh thức và siêng năng ham tu,
còn ngược lại thì tu sai, bây giờ tiếp tục tu
Định Chánh Niệm Tỉnh Giác vừa đi kinh hành
vừa hướng tâm tỉnh thức theo bước đi mà cũng
vừa hướng tâm ly tham đoạn ác pháp.
Khi đi kinh hành xong khoảng độ 30’
chúng ta ngồi lại xả nghỉ và thư giãn như
trước, cứ như vậy chúng ta tiếp tục tu tập suốt
ngày đêm không biết mỏi mệt và càng tu càng
thấy tiến bộ rõ rệt tức là thấy thân tâm an lạc,
thanh thản, vô sự giải thoát rõ ràng. Riêng về
phần pháp hướng thì thấy hiệu quả, cụ thể rõ
ràng hơn, cứ ra lệnh là thân tâm làm theo như
ý muốn của mình. Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
KHI TU XONG, CỊN
THAM, SÂN, SI NỮA KHƠNG?
Hỏi:Kính thưa Thầy! Câu “vì vô minh
nên ta sống viễn ly” có phải người sống viễn ly
như vậy tu toàn pháp quán, tưởng, Định Vô
Lậu, tu không có đối cả nh để buông xả, ly dục
ly ác pháp…. nhưng khi ra giữa chợ, họ còn
thèm ăn, ai chửi mắng họ còn có tức giận và
tham, sân, si nữa hay không?
Đáp: “Vì vô minh ta sống viễn ly”, Vô
minh là không hiểu rõ, viễn ly là xa lìa.
Câu này không có nghĩa bỏ cuộc đời sống
một mình trong rừng núi như các nhà Yoga,
ông Nguyễn Bỉnh Khiêm mà phải hiểu “Vì
thông hiểu rõ các pháp nên các pháp đến
ta đều bỏ xuống không cho dính mắc trong
tâm”.
Tu không đối tượng không bao giờ có giải
thoát chỉ là một dạng người yếm thế tiêu cực
trốn đời, lánh khổ. Đạo Phật không chấp nhận
điều này nên pháp môn hành thiền của Ngài,
Thiền Thứ Nhất “ly dục ly ác pháp” diệt ngã xả
tâm quét sạch ngũ triền cái, đoạn dứt thất kiết sử, chỉ khi nào tâm không còn tham, sân, si,
mạn, nghi nữa, thì mới sống độc cư trong rừng
núi một mình để thực hiện những thiền định
sau cùng. Xưa đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã
trải qua nhiều kiếp tu hạnh “Nhẫn nhục”, “Tứ
vô lượng tâm” (tu có đối tượng) đến kiếp cuối
cùng Ngài mới thành Phật. Tu có đối tượng tức
là “Hoa sen nở trong lò lửa”.
Người tránh cảnh, tu để tiêu dao, thảnh
thơi an lạc không ai quấy rầy là người yếm thế
như Lão Trang (Tiên Đạo). Khi đụng đến đối
tượng, bao nhiêu tâm phiền não vẫn còn đầy
đủ.
Đạo Phật không yếm thế, ngay cảnh
phiền não, giải quyết tâm mình, buông xả hay
viễn ly, tức bồ đề (giải thoát).
“Vì vô minh ta sống viễn ly”, câu này
theo như các con hiểu khi tâm chúng ta còn
tham, sân, si thì nên sống tránh xa mọi người,
tìm nơi thanh vắng yên tịnh, để tu tập thiền
định đến khi nhập các định xong, nhờ các định
sẽ quét sạïch tâm tham, sân, si, điều này là ảo
tưởng con ạ! Con nên nhớ trong Bát Chánh
Đạo, Chánh Định không bao giờ đi trước
Chánh Kiến, Chánh Tư Duy và Chánh Ngữ,
v.v.. Các con nên nhớ, khi sống trong rừng núi
một mình tâm chúng ta không bao giờ chịu cô
đơn, nó sẽ tìm mọi cách lý luận.
Cho nên, khi vào trong rừng núi ở tu một
mình tâm sanh ra nhiều thứ chướng ngại khiến
cho chúng ta bỏ hạnh độc cư thường hay thỉnh
thoảng đi tới đi lui như sư cô..., sư Thầy... Còn
ngồi lỳ trong thất tu hành mà không xả tâm
lại ức chế tâm, nén tâm đến khi có pháp
chướng ngại thì tâm nổi lên sân ầm ầm như
Minh Tông mà các con là những người đã trực
tiếp chứng kiến sự tu tập từ đầu đến cuối hoàn
toàn sống cách ly suốt gần năm năm, thế mà
tâm Thầy vẫn còn phiền não và sân hận như
người bình thường chưa tu, rất uổng công tu tập
gần năm năm trời một thời gian quá dài bây
giờ trở về với một số “không”, chỉ còn có hình
thức tu hành mà thôi, chứ xét nghiệm lại đức
hạnh thì cũng không có mà thiền định thì lại
rơi vào thiền tà giáo ngoại đạo của kinh sách
phát triển, cho nên năm năm trời tu hành
chẳng ích lợi cho mình và cho người, bây giờ
chỉ còn nói vọng ngữ lừa đảo với thiên hạ mà
thôi.
“Vì vô minh ta sống viễn ly”, hiểu như
các con đó là sai, vì hiểu sai như vậy đã biến đạo Phật trở thành đạo yếm thế, nhưng để
chứng minh cho các con thấy, các huynh đệ của
các con đã để lại một kinh nghiệm sai lầm quá
lớn “Vì vô minh ta sống viễn ly”.
Xưa, có một vị Hòa Thượng ở trong rừng
núi, ông xin một đứa bé hài nhi đem về núi
nuôi dạy tu hành, khi đứa bé đến tuổi trưởng
thành ông đưa về thành phố nơi phồn hoa đô
hội “Ngựa xe như nước áo quần như nê m”. Khi
vào thành phố đứa bé thấy mọi vật cái gì cũng
đẹp cũng lạ và nhất là phụ nữ thì cậu ta lại
càng thích hơn và hỏi Thầy: “đó là con vật chi
thưa Thầy?”.
Vị Thầy trả lời: “Đó là con cọp”.
Cậu bé hỏi: “Con cọp có dữ không thưa
Thầy? Sao con thấy nó dễ thương quá vậy”.
Vị Thầy trả lời: “Con cọp dữ lắm con ạ!
Nó sẽ ăn thịt con đó, con đừng nên lại gần nó”.
Sau chuyến đi thành phố này trở về núi,
cậu bé không còn vui đùa hồn nhiên như trước,
luôn luôn lúc nào cũng có chiều suy tư. Một
hôm cậu thưa với Thầy: “Kính bạch Thầy! Xin
Thầy cho phép con mua con cọp đó về nuôi
được không? Sao con ưa thích nó quá”. Vị Thầy làm thinh không trả lời và suy tư:
“Tu hành theo đạo Phật không thể tránh
cảnh mà tâm thanh tịnh được, trực tiếp
trong mọi cảnh và phải thấu suốt cản h
vật, có trực tiếp, có thấu suốt thì mới
buông xả được”, còn cậu bé này được cách ly
thế giới bên ngoài từ lúc sơ sinh cho đến 18
tuổi chuyên ngồi thiền niệm Phật tụng kinh
bái sám, nhưng ngồi thiền, niệm Phật, tụng
kinh, bái sám chẳng giúp gì cho cậu buông xả
được mà ngược lại khi trực tiếp vào cảnh thì
cậu bị lôi cuốn ngay từ lúc đầu “ái dục”.
Cho nên, câu nói “Vì vô minh ta sống
viễn ly” đó là lời nói sai không đúng. Đừng
hiểu lầm theo kiểu kinh sách phát, trí tuệ từ
thiền định sanh ra, điều này không đúng, người
ta cứ nghĩ rằng khi tọa thiền, ngồi im lặng
thân tâm bất động tức là tâm hết vọng tưởng
thì trí tuệ sanh, hiểu như vậy là hiểu sai. Trí
tuệ được phát triển từ chỗ quán xét tư duy đúng
đạo đức nhân quả không làm khổ mình, khổ
người, còn ngược lại tọa thiền ức chế tâm, tâm
không vọng tưởng, từ trong sự yên lặng đó
tưởng tuệ phát sanh, khiến cho từ xưa đến này
mọi nguời đều lầm tưởng rằng tưởng tuệ là trí tuệ, cho nên kinh sách của các Tổ viết ra đều
do tưởng tuệ, chứ không phải trí tuệ.
Cái sai thứ nhất của kinh sách phát triển
và Thiền Tông là: Khi tâm hết vọng tưởng do
sự tập trung ức chế ý thức mà cho là định thì
đó không phải định của đạo Phật, mà định của
ngoại đạo.
Cái sai thứ hai là: Trong chỗ hết vọng
tưởng phát sanh sự hiểu biết, mọi người đều
lầm tưởng cho sự hiểu biết đó là trí tuệ, sự thật
đó là tưởng tri chứ không phải trí tuệ. Đức
Phật đã xác định trí tuệ ở đâu thì giới luật ở
đó, mà giới luật tức là đức hạnh, cho nên người
có đức hạnh là người có trí tuệ, người có trí tuệ
là người có đức hạnh.
Trí tuệ hiểu biết những tưởng pháp như
hiểu biết trong kinh sách phát triển là tưởng
tuệä, sự hiểu biết đó không ích lợi cho mình cho
người, sự hiểu biết đó chỉ là một hý luận. Từ
xưa đến giờ các thiền sư dựng lên trò hý luận
“công án” nói Đông trả lời Tây, nói Nam trả
lời Bắc và còn hơn thế nữa là la, hét, chỉ, trỏ,
v.v..
Vì hiểu không đúng nên mọi người khi nói
đến tu thiền định thì ai ai cũng nghĩ rằng phải
tìm nơi yên tịnh vắng vẻ để tu tập thiền định, chừng nào đắc định thì trí tuệ phát sanh, trí
tuệ phát sanh sẽ quét sạch tâm tham, sân, si
và các chướng ngại pháp, do sự hiểu lầm lạc mà
người ta đẻ ra câu kinh này: “Vì vô minh ta
sống viễn ly”.
Thuần Tâm là một hành giả Yoga, ông
biên soạn và viết về các loại sách này có câu:
“Có thiền định mới có trí tuệ, ngoài thiền
định không có trí tuệ”. Nếu không có bài
kinh Sonadanda trong kinh Nguyên Thủy thì
lấy đâu chỉnh đốn sự sai lầm này.
Đạo Phật lấy đức hạnh làm thanh tịnh trí
tuệ, lấy trí tuệ làm thanh tịnh đức hạnh, do
vậy mà người tu sĩ lấy đối tượng các chướng
ngại pháp của cuộc sống đẩy lui khỏi tâm mình
bằng sự triển khai trí tuệ vô lậu, cho nên câu:
“Vì vô minh ta sống viễn ly”. Muốn hết vô
minh ta phải sống viễn ly các ác pháp chứ
không phải sống viễn ly là tránh né trốn đời,
trốn ác pháp.
Khi mà tránh né trốn đời, trốn ác pháp,
tìm nơi yên tịnh, thanh vắng tu tập thiền định
của Đại Thừa và thiền Đông Độ, khi triệt ngộ
xong có nghĩa là họ đã thành một thiền sư
chánh thức, khi họ xuống núi va chạm vào cuộc
đời thì tâm tham, sân, si họ vẫ n còn đủ và có thể còn nhiều hơn nữa, bằng chứng các thiền sư
Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam sống phạm
giới, phá giới, sống ăn uống phi thời, chùa to
Phật lớn, và mỗi vị Hòa Thượng tịch đều xây
tháp vĩ đại, khiến cho hao tài tốn của, mang nợ
của đàn na thí chủ quá nhiều, mà họ có làm lợi
ích được những gì cho ai đâu.
Vào đầu thế kỷ thứ 20 làn gió Thiền Tông
từ Nhật Bản thổi sang Tây Âu làm dậy sóng và
thức tỉnh Á Châu, nhưng bước sang đầu thế kỷ
thứ 21 Thiền Tông bắt đầu tuột dốc, vì người ta
đã tìm thấy thực chất của nó là một trò hý luận
ảo tưởng. Hai vị Thiền Sư lớn nhất của Việt
Nam là Hoà Thượng Nhất Hạnh và Hoà
Thượng Thanh Từ đã bắt đầu quay hướng về
những lời dạy Nguyên Thủy của đức Phật, gần
đây những bài giảng của hai Ngài rất gần với ý
kinh Tứ Chánh Cần.
Tóm lại, tu hành thiền định của đạo Phật,
không phải chỗ ngồi thiền, tụng kinh, bái sám,
niệm chú, niệm Phật, v.v.. mà ở chỗ ngăn ác
diệt ác pháp và đẩy lui các chướng ngại pháp
trong tâm, thì đó mới chính là tu thiền của đạo
Phật.
 PHIỀN NÃO TỨC BỒ ĐỀ
Hỏi:Kính Thưa Thầy! Người tu có đối
tượng và người tu không đối tượng, vậy người
nào tu mau kết quả hơn?
Đáp: Người tu có đối tượng kết quả xả
tâm nhanh hơn, còn người tu không có đối
tượng kết quả chậm hơn, nhưng phải biết nhiều
khi có đối tượng tức là có chướng ngại pháp
trong tâm mà không xả, chỉ có kham nhẫn chịu
đựng, cho nên trong lòng rất buồn phiền và đau
khổ, đó là tu có đối tượng lại ức chế tâm thành
ra tạo khổ thêm cho mình chứ không có giải
thoát. Tu có đối tượng dễ nhận xét được tâm
mình xả hay là ức chế rất rõ ràng, còn tu
không có đối tượng, nên không biết mình có xả
được chướng ngại pháp trong tâm không, lúc
nào cũng thấy tâm hồn mình yên tịnh nhưng
sự yên tịnh đó là sự yên tịnh không có đối
tượng.
Trong đạo Phật lấy hạnh đi xin từng
miếng, từng nhà để sống tức là tạo đối tượng
diệt ngã xả tâm ly dục ly ác pháp, nhờ đi xin
ăn nên va chạm với mọi giới trong xã hội, do
đó mới rõ thấu được tâm mình có xả hay không xả, bất động hay bị động, vì thế sự tu tập có
đối tượng dễ tu tập hơn là không có đối tượng.
Hạnh đi xin ăn là một pháp môn tu xả tâm có
đối tượng rất tốt; hạnh đi xin ăn được mọi
người cung kính khen tặng cũng nhiều, nhưng
chê bai khinh bỉ cũng không ít.
Cho nên, tu sĩ đạo Phật không thể sống
một mình mà sống chung trong tập thể, sống
chung trong tập thể nhưng lại sống một mình
vì phòng hộ sáu căn nên ít tiếp duyên với mọi
người để không tạo chướng ngại pháp trong
tâm của người khác, còn những người khác
thường hay tạo chướng ngại pháp trong tâm
của mình thì mình phải quán xét tư duy quét
sạch những chướng ngại pháp đó ra khỏi tâm
mình, hằng ngày nên nhớ tu Tứ Niệm Xứ để
khắc phục tham ưu, đó là tu trên bốn chỗ:
1/ Nơi thân.
2/ Nơi thọ.
3/ Nơi tâm.
4/ Nơi các pháp.
Hiện giờ các con tu tập quán xét về nơi
các pháp nhiều nhất, pháp thiện và pháp ác,
pháp ác luôn luôn dồn dập tới tấp nếu các con
không đủ sức kham nhẫn, không đủ nghị lực chịu đựng, không đủ tri kiến giải thoát và
không đủ trí tuệ nhân quả, thì các con phải bỏ
cuộc tu hành như các bạn của các con, trong
bốn nơi tu tập này các con chỉ cần tu xả được
một nơi là các con đã xả được tâm tham, sân, si
của mình chứ không phải các con tu hết bốn
chỗ, hoàn cảnh của các con là tu nơi các pháp.
Đẩy lui chướng ngại pháp trong tâm của các
con là các con đã chiến thắng các ác pháp bên
ngoài. Khi các con chiến thắng các ác pháp bên
ngoài là tâm các con bất động, đó là một loại
thiền định mà đức Phật gọi là Bất Động Tâm
Định nó còn có một cái tên nữa là Vô Tướng
Tâm Định.
Muốn chiến thắng nơi các pháp thuộc về
Tứ Niệm Xứ như ở trên Thầy đã dạy:
1/ Phải đầy đủ sức kham nhẫn.
2/ Phải có nghị lực dũng mãnh.
3/ Phải đầy đủ tri kiến giải thoát.
4/ Phải có trí tuệ nhân quả.
Khi các pháp ác dồn dập tới tấp như bão
tố, sóng thần nếu chúng ta không đủ sức kham
nhẫn thì chúng ta sẽ bị bão tố và sóng thần
cuốn trôi đi. Muốn có đủ sức kham nhẫn để
không bị bão tố và sóng thần thổi cuốn trôi, thì hằng ngày chúng ta nên tu tập pháp hướng
tâm: “Tâm bất động như núi đá, khen
không mừng, chê không buồn, chửi mắng,
mạ nhục không giận phải trơ trơ như
tường đồng vách sắt”, với những câu hướng
tâm này các con cần phải thuộc lòng và phải
luyện tập cho có lực, khi gặp các pháp ác đến
tới tấp thì các con mới đủ sức kham nhẫn vượt
qua và cuối cùng các con mới xả được.
Nếu là tu pháp xả tâm mà tu không đúng
cách thức xả tâm khi ở một mình thì lại bị ức
chế tâm mà không biết, trường hợp như quý
Thầy và quý Cô và quý cư sĩ thích sống độc cư
mà độc cư không trọn vẹn, độc cư không đúng
cách, khi độc cư không trọn vẹn, không đúng
cách trở thành ích kỉ, lười biếng, ăn không
ngồi rồi, tưởng là mình tu tập xả tâm, nhưng
không ngờ lại ức chế tâm.
Các con nên lưu ý điều này trên bước
đường tu tập, khi tâm còn phóng dật mà vội
khép mình độc cư một trăm phần trăm thì đó
là ức chế tâm. Cho nên, có nhiều người nhập
thất chuyên ngồi thiền, hoặc niệm Phật, hoặc
niệm chú, tưởng thực hành như vậy là sẽ nhập
định và khi có thiền định thì sẽ có trí tuệ,
nhưng không ngờ sống một mình tu như vậy là ức chế tâm, ức chế tâm là rơi vào tưởng tuệ, do
tưởng tuệ phát sanh nên bản ngã càng lớn, bản
ngã càng lớn thì tâm tham, sân, si càng nhiều,
như vậy là tu sai pháp của đức Phật lọt vào tà
pháp của ngoại đạo.
Khi tâm hết phóng dật là tâm đã ly dục ly
ác pháp, tâm đã ly dục ly ác pháp nên lúc nào
tâm cũng định vào thân, nếu thân bất động thì
nó định vào sự bất động của thân, nếu thân còn
động thì nó sẽ định vào sự động của thân, do
đó khi nó định vào thân, thân đi thì nó biết
thân đi, thân làm thì nó biết thân làm, thân
ngồi thì nó biết thân ngồi, thân thở thì nó biết
thân thở, nó biết hơi thở ra và hơi thở vô, thân
nằm thì nó cũng biết thân nằm.
Chỗ này các con nên lưu ý phân biệt cho
rõ ràng, khi tâm không phóng dật thì tâm
thanh tịnh, tâm thanh tịnh thì tâm định trên
ba nơi:
1/ Nếu thân đi hay làm việc gì thì tâm
định nơi hành động đi hoặc nơi hành động việc
làm.
2/ Nếu thân ngồi hay nằm thì tâm định
nơi hơi thở vô, hơi thở ra. 3/ Nếu thân không hoạt động, không thở
vô thở ra thì tâm định trên thân bất động của
nó chứ nó không có phóng tâm chạy theo các
pháp bên ngoài.
Cho nên, người tu có đối tượng cũng như
người tu không có đối tượng đều do sự tu tập
đúng hay sai, có đối tượng mà nén tâm chịu
đựng, ôm ắp đau khổ trong lòng mà không nói
ra được tức là ức chế tâm, có đối tượng mà tu
như vậy cũng không có kết quả chỉ là làm khổ
thân tâm của mình mà thôi, tu có đối tượng mà
quyết tâm tìm đường giải thoát, nhất định xả
bỏ các ác pháp gây chướng ngại cho tâm thì
người ấy tu mau, vì tâm như cục đất họ đã giải
thoát trong mọi ác pháp, họ còn mang thân
người nhưng tâm họ là tâm của bậc Thánh (bất
động).
Tu có đối tượng dễ nhận được tâm mình
phàm hay Thánh rất dễ dàng và cũng dễ nhận
ra mình có ức chế tâm hay không rất cụ thể.
Tu không có đối tượng rất khó nhận ra
tâm mình phàm hay Thánh và cũng rất khó
nhận ra tu có ức chế tâm hay không, khi mà
nhận ra được thì thân tâm đã thành bệnh và
phí uổng một cuộc đời tu hành. Hầu như những
người tu không có đối tượng phần nhiều là tu sai đều bị ức chế tâm như kinh sách phát triển
dạy.
Tóm lại, tu có đối tượng, mà có nhiệt tâm,
quyết xả bỏ các chướng ngại pháp, thường dẫn
tâm vào chỗ thanh thản, an lạc và vô sự thì tu
rất nhanh, cho nên kinh dạy: “Phiền não tức
bồ đề”, nơi đâu có chướng ngại pháp thì nơi đó
có giải thoát, nơi đâu có phiền não, có đau khổ
thì nơi đó có giải thoát, có giải thoát tức là có
tu, còn nơi đâu không có chướng ngại pháp thì
nơi đó không có giải thoát, coi chừng bị ức chế
tâm, tu mà muốn sung sướng nuông chiều, yên
tịnh an ổn thì nơi đó chỉ là tránh né , trốn chạy
chướng ngại pháp, người tu mà cầu mong như
vậy thì đi tu chỉ uổng công mà thôi, phí một
đời chẳng ích gì cho mình, cho người mà còn ăn
bám vào người khác.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!