Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

đường về xứ phật - tập 2-6

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP II
NHỮNG PHÁP MƠN
CON GHI RA ĐÂY CĨ ĐỦ CHƯA?
Hỏi:Kính thưa Thầy! Con ghi những
điều để xả tâm và cách thức tu tập để xả như
vậy có đủ không? Xin Thầy chỉ dạy thêm cho
con được rõ.
Đáp: Về việc xả tâm ly dục ly ác pháp,
con ghi như vậy chưa đủ, để Thầy ghi thêm cho
được đầy đủ hơn:
i. Định Vô Lậu câu hữu Ngũ Uẩn.
ii. Định Vô Lậu câu hữu Tứ Niệm Xứ.
iii. Định Vô Lậu câu hữu Tứ Chánh Cần
(Thập Thiện).
iv. Định Vô Lậu câu hữu nhân quả quá khứ,
nhân quả hiện tại và nhân quả vị lai.
v. Định Vô Lậu câu hữu Khổ đế, Tập đế,
Diệt đế, Đạo đế.
vi. Định Vô Lậu câu hữu Tứ Vô Lượng Tâm.
vii. Định Vô Lậu câu hữu Tứ Bất Hoại Tịnh.
viii. Định Vô Lậu câu hữu Định Niệm Hơi
Thở. ix. Định Vô Lậu câu hữu các pháp Bất Tịnh.
x. Định Vô Lậu câu hữu các pháp duyên hợp
(Thập Nhị Nhân Duyên).

I- ĐỊNH VƠ LẬU CÂU HỮU NGŨ UẨN
Như thế nào là Định Vô Lậu câu hữu
với Ngũ Uẩn?
Định Vô Lậu câu hữu với thân Ngũ Uẩn có
nghĩa là quán xét tư duy phá chấp thân ngũ
uẩn như:
1- Sắc Uẩn:
Quán xét sắc thân do bốn đại đất, nước,
gió, lửa hoà hợp tạo nên không có gì là của
mình, không có gì là bản ngã của mình, không
có gì là mình. Vậy, tại sao ta lại ngu si lầm
chấp cho sắc thân này là của ta, thân này là ta,
là bản ngã của ta, một ngày kia thân nà y hoại
diệt đất phải trả về cho đất, nước phải trả về
cho nước, gió phải trả về cho gió, lửa phải trả
về cho lửa thì cái gì còn lại là của ta, là ta, là
bản ngã của ta nữa đâu. Thế tại sao mỗi khi bị
người khen chê, chửi mắng, xỉ vả sắc thân là chó, là trâu, là đồ tồi, đồ bẩn thỉu thì ta lại
căm tức, thù hận oán ghét họ. Sự căm tức , thù
giận, oán ghét họ là vì ta không rõõ, chấp sắc
thân là có thật, là của ta, là bản ngã của ta.

Từ đây, ta hiểu rõ sắc thân không phải là
ta, của ta, bản ngã của ta, mà là một khối
duyên hợp do nhân quả tác thành hay nói cách
khác hơn cho dễ hiểu là do môi trường sống tạo
nên theo qui luật vô thường của nhân quả.
Khi quán xét như vậy, ta không còn dính
mắc chấp đắm vào sắc thân, nhờ đó ta đẩy lui
các chướng ngại pháp trong tâm một cách dễ
dàng, các chướng ngại pháp trong tâm ta được
đẩy lui thì tâm ta vô lậu, do đó nó mớ i có tên
là Định Vô Lậu câu hữu với Sắc uẩn.
2- Thọ Uẩn:
Chúng ta đã quán xét tư duy tu tập sắc
uẩn xong, kế tiếp quán xét tu tập thọ uẩn, vậy
tu tập thọ uẩn như thế nào, để đẩy lui chướng
ngại pháp trong tâm?
Khi thân ta bị đau nhức khổ sở vô cùng,
chúng ta tư duy quán xét thọ uẩn. Vậy thọ uẩn
do duyên gì hợp lại mà có?
Thọ uẩn có là do duyên nhân ác tích lũy
tạo thành do sắc uẩn hành, sắc uẩn hành ác nên sắc uẩn thọ khổ chứ không ai tạo tác khổ
cho sắc uẩn cả, nếu sắc uẩn không hành ác thì
thọ khổ do đâu mà có được?
- Thọ uẩn có ba trường hợp xảy ra:
a) Thọ khổ
b) Thọ lạc
c) Thọ không lạc không khổ.
- Thọ uẩn hoạt động hai chỗ:
+ Hoạt động nơi sắc uẩn gọi là não, hay là
đau nhức.
+ Hoạt động nơi tưởng uẩn tức là tâm uẩn
gọi là ưu hay là buồn phiền tức giận, lo toan, sợ
hãi.
Nếu sắc uẩn và tưởng uẩn không hành ác
pháp thì không có thọ lạc, thọ khổ và thọ
không lạc không khổ, không có ba thọ này sắc
uẩn và tâm uẩn thanh thản, an lạc và vô sự,
còn ngược lại sắc uẩn và tưởng uẩn hành ác
pháp thì có ba thọ hiện tiền khiến cho con
người phiền não đau khổ.
Cho nên, ba thọ có là do duyên nhân quả,
nhân quả có là do hành, vì vậy quán xét nhân
quả của sắc uẩn là quán xét hành động nơi
thân, miệng, ý. Nếu muốn ba thọ này không có thì phải thường xuyên nơi thân, miệng, ý phải
cảnh giác không làm, không nói, không suy tư
điều ác luôn phải thể hiện điều lành tức là lúc
nào cũng không làm khổ mình, khổ người.
Do quán xét như vậy tâm chúng ta đẩy lui
các chướng ngại pháp, đó là tu Định Vô Lậu
câu hữu với thọ uẩn.
3- Tưởng Uẩn:
Kế tiếp chúng ta quán xét tưởng uẩn,
tưởng uẩn tức là tâm uẩn. Tâm uẩn thuộc về
loại vô hình nó không có hình sắc như sắc uẩn
nhưng chúng ta cũng dễ nhận ra, nó thường
khởi niệm tưởng, khi niệm có tức là tâm có, khi
không niệm tức là tâm không, tâm không,
không có nghĩa là không có tâm. Tưởng uẩn có
ba trạng thái:
- Niệm thiện.
- Niệm ác.
- Niệm không.
Kinh sách phát triển lấy niệm không làm
Phật Tánh (Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm
hoặc chẳng niệm thiện niệm ác bản lai diện
mục hiện tiền). Trong khi tưởng uẩn chỉ là một
trong bốn duyên kia kết hợp để tạo thành con
người theo luật nhân quả, nói một cách khác để dễ hiểu hơn, tưởng uẩn là một duyên trong
năm uẩn được kết hợp lại theo môi trường sống
của luật nhân quả. Khi năm uẩn này tan rã
hoại diệt thì chẳng còn một vật gì trong năm
uẩn này tồn tại. Người không có trí hiểu biết
thường sống trong tưởng tri lầm chấp cho rằng
thân ngũ uẩn này là ta, là của ta, là bản ngã
của ta. Còn như trên chúng tôi đã nói kinh
sách phát triển lấy tâm không niệm tức là
“tưởng không” làm Phật Tánh thật là lầm chấp
sống trong ảo tưởng mà tưởng là thật tướng
Niết Bàn, rồi chấp chặt thành thân kiến kiết
sử mà không biết, tu mãi từ đời Thầy Tổ đến
con cháu, chít chắt mà vẫn chẳng có ích lợi gì,
chỉ toàn dùng những ngôn ngữ lừa đảo những
người sau.
Tưởng uẩn được kết hợp tạo thành bằng
nghiệp thiện ác, nghiệp thiện ác được tạo
thành bởi dục và ác pháp cho nên người tu sĩ
theo đạo Phật phải tìm mọi cách ly dục ly ác
pháp, đó là pháp đầu tiên mà họ cần phải tu
tập, ly dục ly ác pháp tức là không tạo nghiệp
thiện nghiệp ác mới nữa, không tạo nghiệp
thiện nghiệp ác mới nữa tức là ly nghiệp thiện
nghiệp ác mới, đó là khiến cho thân hành
thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, ý hành thanh tịnh. Còn muốn lìa nghiệp thiện ác cũ
thì phải ly hỷ tưởng đây là giai đoạn thứ ba
của bốn thiền đạo Phật. Muốn lìa nghiệp thiện
ác cũ tức là ly hỷ tưởng thì phải đóng tầm tứ
mà trong kinh Phật dạy: “Diệt tầm tứ nhập
Nhị Thiền hay tịnh chỉ tầm tứ nhập Nhị
Thiền”.
Khi diệt tầm tứ xong ta ly hỷ tưởng mới
được, còn tầm tứ chưa diệt chúng ta không thể
ly hỷ tưởng được, ly hỷ tưởng tức là lìa nghiệp
thiện ác cũ.
Ở đây xin quý vị nên hiểu trong bốn thiền
có hai giai đoạn ly, một giai đoạn diệt, một
giai đoạn xả.
- Thiền Thứ Nhất: Ly dục ly ác pháp
thuộc về sắc uẩn (ly là chừa bỏ hẳn, lìa xa
cảnh giác tâm tham dục và các ác pháp để nó
không còn trở lại).
- Thiền Thứ Hai: Diệt tầm tứ tức là
ngưng sáu thức thuộc về sắc uẩn (diệt tức là
không còn để nó trở lui, trở lại được).
- Thiền Thứ Ba: Ly hỷ tưởng dục thuộc
về tưởng uẩn (ly hỷ tưởng có nghĩa là lìa hỷ
tưởng, chứ chưa diệt bỏ hẳn phải cảnh giác kẻo
nó sẽ còn trở lại). - Thiền Thứ Tư: Xả lạc, xả khổ, xả niệm
thanh tịnh thuộc về sắc uẩn và tưởng uẩn, xả
tức là bỏ không còn lấy lại. Do sự tu tập quán
xét như vậy, khiến cho tưởng dục không còn
sanh khởi, tức là chúng ta đã đẩy lui chướng
ngại pháp trong tâm, đó là tu Định Vô Lậu câu
hữu với Tưởng uẩn.
4- Hành Uẩn:
Hành uẩn là sự hoạt động của sắc uẩn và
tưởng uẩn, chúng ta tư duy thấy các hành là vô
thường, là khổ. Thế nào các hành là vô thường,
là khổ?
Các hành thường có lúc hành thiện, có lúc
hành ác, nhưng cũng có lúc cũng không hành
thiện hành ác, sự hoạt động của các hành thì
không thường lúc như thế này lúc như thế
khác, nên gọi là vô thường. Vì hành động có lúc
thiện, lại có lúc ác nên tạo ra biết bao nhiêu là
nghiệp khổ cho loài người nên kinh gọi các
hành khổ là như vậy.
Một người tọa thiền thân không động,
miệng không nói và ý không tư duy thì giống
như cây đá, đó là thiền của hệ phái phát triển,
ngược lại thiền định của đạo Phật thân không
hành ác, nhưng thân hành thiện, miệng không
nói lời ác, nhưng miệng nói lời thiện, ý không suy nghĩ điều ác, nhưng ý suy nghĩ điều thiện.
Cho nên, đạo Phật không chấp nhận hành
không, không chấp nhận hành ác, chỉ chấp
nhận hành thiện, vì vậy tu theo đạo Phật
không trở thành cây đá, mà trở thành một con
người hữu ích cho mình, cho người, có nghĩa là
không làm khổ mình, khổ người, tạo cảnh sống
thế gian thành cõi Cực Lạc, Thiên Đàng. Khi
quán sát hành uẩn như vậy chúng ta thấu rõ
phải sử dụng hành uẩn nào cho đúng với Phật
Pháp để mình và người được giải thoát.
5- Thức Uẩn:
Trong bốn uẩn đầu chúng ta đã học xong
và cũng biết cách tu tập, rèn luyện mỗi uẩn
bằng giới luật và bằng thiền định. Như vậy
chúng ta đã rõ, giới luật giúp chúng ta tu tập
nhập Thiền Thứ Nhất hay nói cách khác là giới
luật giúp chúng ta tu tập làm cho thanh tịnh
sáu thức: Mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý thức, tức
là giúp sắc uẩn và hành uẩn của chúng ta
thanh tịnh.
Còn ba Thiền kia là: Nhị Thiền, Tam
Thiền và Tứ Thiền được tu tập, được rèn luyện
giúp tưởng uẩn và thọ uẩn của chúng ta thanh
tịnh. Thức uẩn là một uẩn cuối cùng được tu
tập. Khi bốn uẩn kia đã thanh tịnh thì chúng
ta phải dùng pháp hướng đánh thức thức uẩn
để triển khai trí tuệ Tam Minh, thức uẩn
thanh tịnh có nghĩa là mầm mống lậu hoặc đã
được quét sạch.
Tóm lại, thân ngũ uẩn phải được tu tập
rèn luyện đúng pháp Giới, Định, Tuệ thì mới
thanh tịnh, bằng tu hành sai pháp, thì chính là
nuôi dưỡng thân ngũ uẩn trong các ác pháp
thuộc về tà giáo ngoại đạo thì đó một sự nguy
cơ cho loài người trên hành tinh này không ít.

II- ĐỊNH VƠ LẬU CÂU HỮU TỨ NIỆM XỨ
Như thế nào là Định Vô Lậu câu hữu
Tứ Niệm Xứ?
Như trong kinh đức Phật đã dạy Tứ Niệm
Xứ, Tứ Niệm Xứ có bốn chỗ:
- Thân
- Thọ
- Tâm - Pháp
Vậy, chúng ta tu tập Định Vô Lậu trên
bốn chỗ này, nên gọi là câu hữu Tứ Niệm Xứ.
1- Thân Niệm Xứ:
Trong Tứ Niệm Xứ đức Phật dạy: “Này
các Thầy Tỳ Kheo, ở đây Tỳ Kheo quán
thân trên thân nhiệt tâm, tỉnh giác , chánh
niệm để chế ngự tham ưu ở đời”. Chúng ta
nên lưu ý lời dạy này: “Quán thân trên
thân”, quán thân trên thân tức là xem xét
thân của mình coi có lậu hoặc hay không? Nếu
có thì phải khắc phục hay chế ngự không cho
lậu hoặc tác động vào thân, vì vậy mà đức Phật
dạy: “Chế ngự tham ưu”, tham ưu tức là lậu
hoặc.
Như vậy, trên thân quan sát thân có
nghĩa là xem thân coi có chướng ngại pháp hay
không, để đẩy lui các chướng ngại pháp ra khỏi
thân không cho các chướng ngại pháp tác động
làm khổ cho thân, như vậy tức là tu Định Vô
Lậu câu hữu với thân Tứ Niệm Xứ. Hằng ngày
chúng ta ngồi hoặc đi hoặc nằm hoặc đứng đều
xem xét thân của mình coi có chướng ngại pháp
thì đẩy lui cho khỏi, đừng để chướng ngại pháp
trong thân dù một phút giây nào cả thì đó là thân vô lậu mà thân đã vô lậu là giải thoát.
Cho nên, đức Phật thường ca ngợi pháp môn
Tứ Niệm Xứ là đạo lộ đệ nhất pháp vô lậu.
“Này các Thầy Tỳ Kheo, đây là con đường
độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng
sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu,
thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn.
Đó là Bốn Niệm Xứ”.
2- Thọ Niệm Xứ:
Đức Phật dạy: “Này các Thầy Tỳ Kheo,
ở đây Tỳ Kheo sống quán thọ trên các thọ,
nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế
ngự tham ưu ở đời”. Lời dạy này quý vị nên
lưu ý là phải luôn luôn xem xét từng phút, từng
giây trên các cảm thọ của thân và của tâm, nếu
các cảm thọ này làm chướng ngại cho thân và
tâm thì chúng ta tìm mọi cách đẩy lui không để
chướng ngại pháp này trong thân tâm của
chúng ta nữa thì đó là khắc phục sự đau khổ
giúp cho thân tâm giải thoát, khi thân tâm
không còn chướng ngại pháp là thân tâm vô
lậu, như vậy trên thọ quán thọ để khắc phục
tham ưu tức là tu tập Định Vô Lậu câu hữu với
thọ Niệm Xứ.
3- Tâm Niệm Xứ: Lời Phật dạy: “Này các Thầy Tỳ Kheo, ở
đây Tỳ Kheo sống quán tâm trên tâm,
nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế
ngự tham ưu ở đời”.
Quý vị nên lưu ý lời dạy này “Trên tâm
quán tâm” tức là dạy quý vị hằng ngày quan
sát xem xét tư duy nội tâm của quý vị nó đang
khởi những niệm gì, đang nghĩ gì, đang lo sợ,
đang phiền não bất toại nguyện, đang giận hờn
ganh ghét, đang nghĩ suy những âm mưu thâm
độc để hại người, đang tính toán những trò giải
trí không lành mạnh, đang nghĩ những chuyện
tào lao không ích lợi, đang khởi những niệm
tưởng không đâu để độ người tu hành thiền
định bằng những thần thông siêu việt, khiến
cho mọi người quá kính nể phục lăn sát đất
hoặc đang khởi những niệm làm thế này làm
thế kia để cúng dường Phật, Pháp, Tăng v.v..?
Tất cả những niệm khởi lên trong tâm được
quan sát và xem xét cuối cùng phải được đẩy lui
tất cả các niệm ra khỏi tâm không còn một
bóng dáng nào cả. Khi tâm chúng ta chưa ly
dục ly ác pháp thì tất cả những niệm được khởi
lên trong tâm đều là niệm ác, đừng nghĩ rằng
chúng tôi khởi niệm làm ích lợi chúng sanh
như: làm từ thiện, phóng sanh, bố thí, giúp người bằng cách này hoặc bằng cách khác trong
khi tâm dục chưa lìa ác pháp, chưa đoạn thì
những hành động đó chưa phải là thiện, đó là
hành động làm danh, làm lợi khéo léo cho cá
nhân mình bằng những lý luận lừa đảo của nó.
Theo Phật giáo khi nào tâm thanh tịnh
tức là tâm đã ly dục ly ác pháp thì niệm khởi
là niệm thiện còn chúng ta còn phàm phu thì
niệm khởi là niệm ác. Tại sao vậy?
Tại vì tâm còn danh và lợi, cho nên tuy
việc làm nhìn bên ngoài là thiện mà trong tâm
là ác pháp. Việc làm thiện đó chẳng có phước
báo vì cả, người làm việc thiện này thường hay
bị bệnh tật khổ đau v.v..
Vì thế, người tu Định Vô Lậu câu hữu Tâm
Niệm Xứ luôn luôn quan sát tâm mình xem coi
có niệm gì khởi ra thì mau mau tìm mọi các h
đẩy lui niệm đó khỏi tâm, hướng tâm trở lại vị
trí thanh thản, an lạc và vô sự của nó.
Tóm lại, người tu Định Vô Lậu câu hữu
Tâm Niệm Xứ, tức là trên tâm quán tâm khi
tâm có niệm khởi thì phải đẩy lui niệm khởi đó
ra khỏi nội tâm thì chỗ này đức Phật dạy:
“Nhiệt tâm, tỉnh giác”, phải luôn cảnh giác
rất tỉnh ở niệm vừa khởi khi thấy mặt nó ngay
liền đồng thời mổ xẻ niệm này ra nên đức Phật gọi là quán tâm tức là xem xét tư duy cho thấu
suốt niệm đó, pháp môn này khác với pháp
môn tri vọng, vì tri vọng là biết vọng liền
buông tức là không cần phải hiểu vọng thuộc về
loại nào trong lậu hoặc, cho nên pháp tri vọng
là pháp ức chế tâm còn pháp trên tâm quán
tâm là pháp xả tâm, vì những niệm, có niệm là
một chướng ngại pháp cho tâm thì nên quán
xét đẩy lui, còn có niệm không phải là chướng
ngại pháp của tâm thì không cần đẩy lui.
Thưa quý vị! Niệm không chướng ngại tâm
của quý vị đó là niệm thanh thản, niệm an lạc
và niệm vô sự. Tại sao chúng tôi lại bảo thanh
thản, an lạc và vô sự là niệm?
Thưa quý vị! Nếu tâm không niệm thì tâm
không, nhưng ở đây nó biết rõ ràng là có tâm
thanh thản, an lạc và vô sự, vì thế mà chúng
tôi bảo niệm thanh thản, niệm an lạc và niệm
vô sự, quý vị cứ suy ngẫm có đúng không? Niệm
ấy có chướng ngại tâm không?
Vì nó không chướng ngại cho tâm nên
chúng ta không đẩy lui nó.
4- Pháp Niệm Xứ:
Bây giờ chúng ta tu tập tới Định Vô Lậu
câu hữu với Pháp Niệm Xứ. Đây là pháp thứ tư của Tứ Niệm Xứ, pháp này coi vậy chứ không
đơn giản, nếu chúng ta không biết rõ nó thì rất
khó tu tạâp vô cùng và chúng ta sẽ bị nhận ra
tâm thanh tịnh sai lầm. Từ chỗ các pháp tác
động khiến tâm sanh ra niệm thiện ác, từ chỗ
các pháp tác động tâm sanh ra các cảm thọ cho
thân và tâm khiến ra vô lượng vô biên chướng
ngại pháp, vì chính các pháp mà tạo cho tâm
của chúng ta bất an và nếu chúng ta không chủ
động điều khiển được tâm thì tâm sẽ sanh ra
muôn ngàn ác pháp khác để tạo thành nghiệp
lực và nghiệp lực này sẽ tiếp tụ c tái sanh luân
hồi mãi mãi trong muôn kiếp, muôn đời của
chúng ta. Nghiệp lực này không phải một sanh
ra một, mà một sanh mười, mười sanh trăm,
trăm sanh ra vạn, vạn sanh ra triệu, v.v..
Hằng ngày trong bốn oai nghi đi, đứng,
nằm, ngồi của chúng ta, chúng ta đều quan sát
thân, thọ, tâm, pháp xem coi có chướng ngại
pháp hay không? Như trên đã dạy, nếu trên
bốn chỗ này không có chướng ngại pháp thì
chúng ta xem tâm đang phóng dật ở chỗ nào?
Thường tâm không phóng dật là tâm định trên
thân, mà tâm định trên thân thì tâm luôn biết
hơi thở ra hơi thở vô một cách rất tự nhiên,
chứ không bị ức chế hay bị bắt buộc phải tập trung trong hơi thở ra vô như các loại thiền
khác. Đức Phật đã xác định khi nào tâm
không phóng dật là tâm định trên thân, tâm
định trên thân tức là tâm định trên hơi thở,
tâm định trên hơi thở là tâm chỉ biết có hơi
thở mà thôi. Nơi đây chúng ta phải lưu ý, khi
tâm không khởi niệm thì tâm hay phóng dật
theo các pháp bên ngoài.
Ví dụ: Khi tâm không có niệm thì tâm
thanh thản, an lạc và vô sự, nhưng tâm không
định trên hơi thở (Thân Hành Niệm nội) mà
lại phóng tâm chạy theo các sắc pháp bên
ngoài thân, như tâm cảm nhận cỏ, cây, trời,
mây, nước, núi, sông, v.v.. nói chung là tâm
đang phóng dật theo tất cả các hình ảnh của
sắc pháp. Người tu Thiền Đông Độ đến chỗ
này họ cảm thấy như tâm mình phủ trùm vạn
hữu, cho nên Bàng Long Uẩn nói: “Dễ dễ dễ,
ý Tổ sư trên mỗi đầu ngọn cỏ”, ngược lại
đức Phật bảo chỗ này tâm còn phóng dật theo
các pháp nên chưa được định.
Người tu Định Vô Lậu câu hữu với Pháp
Niệm Xứ thì phải lưu ý điều này, nếu để tâm
phóng ra ngoại cảnh lang thang trời, trăng,
mây, nước theo âm thanh sắc tướng bên ngoài
như Thiền sư Ba Tiêu của Nhật Bổn theo âm thanh tiếng con nhái kêu hay tiếng con ếch
nhảy, tiếng nước kêu, đó là tâm đang phóng
dật theo pháp chứ không phải tâm định, vì thế
người tu thiền định của đạo Phật phải cảnh
giác điều này, khi mà tâm đi lang thang phóng
dật như vậy thì phải nhắc khéo cho tâm trở về
hơi thở như đức Phật dạy: “Hít vô tôi biết tôi
hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, nhưng
không được ức chế nó mà phải để nó tự nhiên
định vào hơi thở, chỗ này khi chúng chỉ cần
biết là tâm đang phóng dật theo pháp trần thì
tâm định ngay liền trên hơi thở, bởi vì tâm
không còn khởi niệm nữa nên nó đã ly dục ly
ác pháp, như chưa quen định trên hơi thở. Chỗ
này đức Phật đã dạy: “Thì Định Niệm Hơi
Thở khéo tác ý”.
Tóm lại, Định Vô Lậu câu hữu với Tứ
Niệm Xứ là một pháp môn thiền định dễ tu
nhất hơn tất cả các pháp môn khác vì nó
không ức chế tâm, không tập trung tâm vào
một chỗ nó luôn luôn quan sát trong bốn chỗ
thân, thọ, tâm, pháp, nếu có chướng ngại pháp
xâm chiếm vào bốn chỗ này thì nó dùng tất cả
mọi sự hiểu biết của các pháp ngăn ác, diệt ác
pháp đẩy lui khiến cho tâm ở trong trạng thái
thanh tịnh an lạc giải thoát. Nếu hằng ngày cứ giữ gìn pháp này tu tạâp thì luôn luôn lúc nào
cũng có sự giải thoát, kéo dài một phút sẽ giải
thoát một phút, một giờ sẽ giải thoát một giờ,
một ngày sẽ giải thoát một ngày, một tháng sẽ
giải thoát một tháng. Sự giải thoát ấy tức là
tâm ly dục ly ác pháp, tâm ly dục ly ác pháp là
tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh tức là tâm
thiền định, cho nên thiền định mà không ức
chế tâm, không tập trung tâm mà lại có thiền
định. Tu chỉ có mục đích xả tâm tham, sân, si
mà lại có thiền định thì thật là tuyệt vời, thiền
định lại làm chủ sự sống chết và chấm dứt được
sự tái sanh luân hồi.
Cho nên, trong kinh Nguyên Thủy đức
Phật thường nhắc đi nhắc lại nhiều lần để
chúng ta lưu ý pháp môn này: “Này các Thầy
Tỳ Kheo, đây là con đường độc nhất đưa
đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi
sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh
trí, chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Bốn Niệm
Xứ”. (Kinh Niệm Xứ (Satipatthanasutta) trong
kinh Trung Bộ tập 1 trang 131 thuộc tạng kinh
Pali).
Hầu hết các nhà học giả không có kinh
nghiệm tu hành trong Tứ Niệm Xứ nên dựa
theo sự dẫn giải của đức Phật trong kinh mà không hiểu ý nghĩa của Phật muốn nói gì trong
chín giai đoạn quán thân trên thân như:
1/ Quán niệm thân hành tướng nội (hơi
thở), tỉnh thức trong hơi thở.
2/ Quán thân hành tướng ngoại như đi,
đứng, nằm, ngồi, nói, nín, co tay, duỗi tay ngó
tới, ngó lui, mang bát, mặc y, v.v.. đó là tỉnh
thức trong hành tướng ngoại thân.
3/ Quán niệm thân hành tướng ngoại và
tướng nội như: đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín,
hơi thở, v.v.. và tất cả các cảm giác xảy ra toàn
thể nội ngoại thân hành, tỉnh thức trong mọi
hành động thân nội ngoại tướng sanh diệt.
4/ Quán thân bất tịnh để phá ngã chấp
thân là của chúng ta.
5/ Quán thân tứ đại duyên hợp để phá
chấp thân là vật thường hằng.
6/ Quán thân tử thi chết trương phồng hôi
thúi để phá chấp thân là đẹp xinh thơm tho để
nhàm chán sắc dục.
7/ Quán thân tử thi bỏ trong nghĩa địa bị
các loài cầm thú xé ăn và loài côn trùng dòi đục
khoét để nhàm chán thân xa lìa sắc dục. 8/ Quán bộ xương còn nối với những sợi
gân để nhàm chán các pháp thế gian chẳng có
gì là bền chắc.
9/ Quán bộ xương trắng để tránh tâm sắc
dục và nhàm chán các pháp thế gian.
Các nhà học giả dựa theo chín pháp quán
thân trên thân trong kinh Tứ Niệm Xứ mà hiểu
theo kiến giải của mình rồi dạy người tu tập đã
biến pháp môn Tứ Niệm Xứ thành một pháp
môn ức chế và tập trung tâm quá căng thẳng,
khiến cho mọi người tu tập thành bịnh các cơ
mặt và thần kinh.
Các nhà học giả đâu hiểu rằng Tứ Niệm
Xứ là bốn nơi để cho hành giả quan sát tư duy
suy ngẫm để đẩy lui tất cả các chướng ngại
pháp tức là những pháp làm cho tâm bất an,
làm cho tâm khởi ham muốn. Chín pháp quán
thân trên thân thì có ba pháp tập tỉnh thức,
còn sáu pháp xả các chướng ngại pháp để tâm
hoàn toàn sống trong chánh niệm.
Người tu Định Vô Lậu câu hữu Tứ Niệm
Xứ tức là quan sát bốn chỗ thân, thọ, tâm,
pháp có chướng ngại pháp liền tìm mọi cách
đẩy lui để lúc nào tâm cũng thanh thản, an lạc
và vô sự như trên đã dạy, đó là sự giải thoát.
Còn nếu giải thích vòng vòng theo kinh Tứ Niệm Xứ thì chỉ có người tu chứng mới hiểu
được ý của đức Phật, còn người không tu chứng
sẽ lý giải sai pháp khiến cho người đời sau tu
hành chẳng có giải thoát mà còn rơi vào trạng
thái có thể điên khùng bệnh tật, các sư một số
hệ phái tưởng giải ra tu tập cho nên ông nào
cũng không nhập định được chết một cách rất
là đau khổ, không có vị nào làm chủ sự sống
chết được, đó là kinh sách Nguyên Thủy mà các
Sư tu hành còn như vậy, huống là kinh sách
phát triển, Thầy nào Thầy nấy tu hành đến
khi sắp chết đều nhe răng méo miệng khổ sở
vô cùng, thật đáng thương! Đáng thương vô
cùng, lúc còn mạnh tay khỏe chân thì luận
đông luận tây dạy người tu hành tưởng mình
như là Phật sống, không ngờ sự tu hành của
mình chưa ngả về tới đâu mà vội mưa pháp
vọng ngữ để giết hằng loạt người ham tu thiền,
ham tu có thần thông, cuối cùng Thầy trò dẫn
nhau xuống địa ngục mà không biết.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!