Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 10 -2

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


những người làm việc nhiều, lao động nặngï mà muốn  ăn  ngày  một  bữa  thì phải  chọn  một  bữa ăn chính  còn hai bữa ăn kia chỉ uống sữa hoặc nước  trái  cây  mà  thôi  giống  như  các  nhà  sư Nam Tông.
Đối với đạo Phật là tìm sự giải thoát ngay trong  đời  sống  nên  ăn  uống  có  nghĩa  là  phải đơn giản nhất  và  tiện lợi  nhất  như thế  nào  để được  sống với  tâm  hồn thanh thản,  an lạc, bởi vì chủ trương của đạo Phật là ăn để sống chứ không sống để ăn.
Ăn  ngày  một   bữa  cũng  là   một   phương pháp  nghỉ  ngơi  và  giảm  bớt  sự  lao  động  trong cơ thể, để cơ thể dồn năng lực đề kháng vào bệnh tật khi cơ thể có bệnh.
Con nhờ ăn ngày một bữa, đó là giảm bớt sự  lao  động  trong  cơ thể  của  con và  còn  biết tiết  kiệm  năng  lực  không  để  tiêu  hao  bằng cách:
-   Không  nói  chuyện  những  điều  không cần thiết, cắt giảm việc tắm gội giặt giũ, tránh đi  mua  sắm  đồ  đạc,  tránh  đám  đông,  tránh đàm luận, tránh tranh cãi.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP X


-           Tránh không            suy      nghĩ    những            điều không  cần  thiết  dù  trong  một  giây  phút  hiện
tại.

-   Tránh  đổi  tâm  đang bình  thản  ra tâm giận hờn, phiền não v.v..
-   Cố gắng lúc nào có thời gian rảnh cũng giữ gìn tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
-   Cố  gắng giữ  gìn tâm  đừng để  tâm  buồn lo, sợ hãi.
-           Thường tập sống trầm lặng độc cư ngày
ít nhất cũng phải 30’, để sống cho mình.

-   Thường  đi  kinh  hành  không  nên  chú  ý nơi đâu cả mà chỉ để tâm hồn tự nhiên như người vô sự.
Đức  Phật  và  chúng Thánh Tăng ngày xưa ăn ngày một bữa, Phật đã sống đến tám mươi tuổi, ông Anan đã sống đến 120 tuổi.
Con  còn   lao   động   nhiều,   nhưng   không phải  vì lý  do đó  mà  vì đạo đức  không làm  khổ mình,  khổ  người,  vì  thế  Thầy  khuyên  con nên ăn ngày một bữa như các sư Nam Tông.
Chính   đạo   đức   làm   người   là   trên   hết, mình  an  vui  mà  mọi  người  cũng  đều  được  an vui thì đó là hạnh phúc là giải thoát con ạ!

û          õ          Ï


THIỀN MINH SÁT TUỆ


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  trước  kia  con có tập tu với thầy Nhất Hạnh, và sau đó có tập tu Tiểu  Thừa  Tứ  Niệm  Xứ  do các  sư Miến  Điện chỉ dạy. Đề mục chính  là theo dõi phồng xẹp ở bụng.  Con vừa  mới  hơi  quen, thì  nay  con đổi sang theo hơi thở gió ra vào ở nhân trung. Con có thể giữ theo phồng xẹp được không?
Đáp:  Được,  nhưng  con phải  biết  áp  dụng cho đúng phương pháp hơi thở của đức Phật, phồng  xẹp  là  sự  hoạt  động  của  cơ bụng  do sự hít thở. Sự tập trung vào cơ bụng là ức chế tâm chứ không có nghĩa là xả tâm. Con nên lưu ý Thiền  Minh  Sát  Tuệ  đức  Phật  không  có  dạy, nếu  theo  dõi  hơi  thở  và  chỉ  có  biết  cơ bụng phồng xẹp thì đó là ức chế tâm, con nên tránh nó sẽ đưa con vào thiền tưởng, một loại thiền không có lợi ích gì cho thân tâm. Nếu có tu tập con nên luôn luôn phải dùng pháp dẫn tâm vào chỗ ly tham đoạn ác pháp, có như vậy con mới khắc  phục  được  tâm  tham  ưu của  mình,  mới thấy được tâm hồn thanh thản, an lạc của con, còn nếu  chỉ  thấy có  sự  phồng xẹp  tĩnh lặng và các  trạng  thái  của  sắc,  thanh,  hương,  vị,  xúc,

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP X


pháp  tưởng  xuất  hiện  thì đó  là  con đã  tu  sai rồi,  phải  mau  mau  trở  về  với  hơi  thở,  nương vào hơi thở mà tu tập 19 đề mục hơi thở như Phật dạy.
Phồng xẹp là một phương pháp của thiền Minh   Sát   do  các   sư  Nam   Tông   Miến  Điện tưởng  giải  ra pháp  môn  này  dùng  để  ức  chế tâm triển khai tưởng tuệ mà các sư gọi là Minh
Sát.

Khi dùng  nó  con phải  thiện  xảo  và  khéo léo luôn luôn phải dùng pháp như lý tác ý theo động tác phồng xẹp thì mới có hiệu quả xả tâm.





ĐI KINH HÀNH


Hỏi: Kính thưa Thầy! Về đi hành thiền, các  sư Miến  Diện  dạy  theo  dõi  bốn  động  tác của  một  bước,  chuyển,  dơ, đưa  và  đạp,  nên  đi thật  chậm,  nếu  đi  mau thì niệm:  ‚bước,  bước‛. Tâm  luôn  để  ý  vào  bàn  chân.  Xin  Thầy  chỉ  rõ cho con cách đi thiền hành. Con có dự định về Việt  Nam  để  tập  theo Thầy  vài  tuần  cho quen

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


rồi trở về Mỹ thực tập, xin Thầy cho con biết có thuận tiện cho thiền viện của Thầy không?
Đáp:  Con  đừng  bắt  chước  đi  kinh hành theo các nhà sư Miến Điện, trong kinh điển của Phật không có dạy đi kinh hành giống như một người  bệnh  đi  không  nổi.  Đi  như vậy  có  nghĩa là ức chế tâm quá mạnh buộc tâm phải gom vào từng động tác của bước chân đi.
Đạo Phật lấy tự nhiên mà tu tập, cho nên đức Phật dạy lấy đặc tướng mà tu. Vì mỗi người đều  có  đặc   tướng  riêng  biệt  nhau,  người  có tướng  lùn  đi  chậm,  nhưng  lại  có  người  lùn  mà đi  nhanh;  người  có  tướng  cao đi  nhanh  nhưng lại  có  người  cao mà  đi  chậm.  Do thế,  chúng  ta tùy  theo  đặc  tướng  tự  nhiên  đi  chậm  hay  đi nhanh   mà  đi  kinh  hành  theo  tự  nhiên  đặc tướng  riêng  của  mình  thì mới  tìm thấy  sự  giải thoát ngay liền, còn nếu chúng ta bắt buộc đi chậm quá mất tự nhiên tức là không giải thoát mà  ngay từ  bắt  đầu  tu  là  đã  không  giải  thoát thì làm gì có giải thoát sau này.
Vậy  con hãy  đi  tự  nhiên  theo  đặc  tướng của   mình   chậm   thì  đi   chậm,   nhanh   thì  đi nhanh,  đi  đúng  đặc  tướng  của  mình  là  đã  tìm thấy sự giải thoát ngay liền, nghĩa là không có bị gò bó bắt buộc.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP X


Đi tự nhiên cứ theo pháp kinh hành tu tập đúng. Tu tập đúng từng bước đi con đã tìm thấy sự thanh thản, an lạc của tâm hồn con.
Con  hãy  về  VN  rồi  đến  tu  viện  tu  tập, không có gì trở ngại cho tu viện, sau khi tu tập nắm vững căn bản đường lối cách thức, rồi con hãy trở về Mỹ tập luyện mới đúng cách xả tâm chứ  không  khéo  con tu  ức  chế  tâm  mà  không biết  thì rất  có  hại  về  sau, vì con đường  tu  còn dài.





ĂN SAU GIỜ NGỌ


Hỏi: Kính thưa Thầy! Về ăn đôi khi con không có điều kiện ăn trước 12 giờ trưa. Con có thể ăn trễ một chút được không?
Đáp: Được, ngày ăn một bữa dù con ăn giờ nào  cũng  được  chứ  không  phải  đợi  đến  12 giờ trưa, vì tại Mỹ 12 giờ trưa thì ở VN và các nước khác  thì không  phải  là  12 giờ  trưa,  đôi  khi là
12 giờ  khuya  nữa  là  khác,  khắp  trên  thế  giới múi giờ không giống nhau được, là vì trái đất phải  theo  quỹ  đạo đi vòng quanh mặt  trời, cho

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


nên không căn cứ  vào  giờ  giấc  mà  phải  căn cứ vào  sự  tiện  lợi  cho  mình   và  cho  người  khác trong  giờ  ăn  uống.  Do đó,  đức  Phật  chọn  vào giờ  trưa  là  vì  buổi  trưa  nhà  nào  cũng  có  nấu cơm để  ăn,  trong  khi đi  xin  ăn  về  có  trễ  lắm thì cũng  12 giờ  trưa,  còn  ngoài  giờ  trưa  tức  là buổi  sáng  và  buổi  chiều  thì đi  xin  ăn  là  một điều bất tiện cho người khác, nên đức Phật cấm tu sĩ không ăn chiều và sáng là lý do này.
Như Thầy đã dạy: ‚ăn ngày một bữa là Thánh hạnh, phàm phu khó mà sống được, vì tâm  tham  dục  của họ còn nhiều, nhất là về  ăn uống‛.
Nếu  ai  ngày  ăn  một  bữa,  dù  bữa  ăn  đó trong giờ nào cũng được, miễn là đừng ăn phi thời,  ăn  lặt  vặt  nhiều  bữa  thì người  đó  sống trong Thánh hạnh.
Như  vậy  vào  giờ  nào  con  ăn  cũng  tốt, nhưng  phải  ăn  một  bữa  vào  ban  ngày  vì  ban đêm mà ăn uống thì vất vả nhiều hơn phải không con?
Con  có  duyên  với  Thánh  hạnh  của  Phật nên ăn ngày một bữa mà hết bệnh, đó là lấy Thánh hạnh của Phật chuyển hóa nhân quả của con và nếu trên bước đường hướng về đất Phật

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP X


chắc  chắn  con sẽ  đạt  được  ý  nguyện.  Nhưng phải tu tập đúng chánh pháp của Phật.





NËM HƠI THỞ ĐI
KINH HÀNH HAI MƯƠI BƯỚC

Câu hỏi của Kim Tiên


Hỏi: Kính thưa  Thầy! Về thiền, lúc đầu chuyển  từ  ngồi  lâu  sang  5  hơi  thở  đi hành thiền  rất  khó  khăn,  nhưng  qua  lời  giảng  rất hợp lý của Thầy, con thay đổi. Lúc chuyển từ ngồi  đứng  dậy  con  cũng  cố  gắng  giữ  chánh niệm  thì  chẳng khác  chi  thiền. Con có  được  sự lợi ích là tập được tánh rõ ràng kiên nhẫn và không  chỉ  thiền  lúc  ngồi  mà  lúc  thân  thể  cử động nữa.
Kính  thưa  Thầy, pháp  môn  này  rèn luyện nghị  lực  giúp  cho tâm  tánh  kiên  nhẫn  và  tỉnh thức  rất  tuyệt  vời  nhưng  sao con không  thấy trong  các  kinh   sách  dạy?  Xin   Thầy  dạy  cho chúng con được rõ.
Đáp:  Trong  kinh sách  của  Phật  không  có dạy điều  này, nhưng  qua kinh nghiệm  tu hành

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


của  Thầy,  khi  bị  hôn  trầm,  thùy  miên  quá nặng, Thầy không biết cách nào khác hơn là cứ năm hơi thở rồi lại đứng dậy đi kinh hành một vòng  20 bước  rồi  ngồi  xuống  thở  năm  hơi  thở rồi  lại  đứng  dậy  đi  kinh hành  nữa  và  cứ  như thế  cho đến  khi hôn  trầm,  thùy  miên  không còn nữa mới xả nghỉ.
Kết  quả  sự  tu  tập  này  đã  giúp  Thầy  rất tỉnh giác nhờ thế mà Thầy xả tâm ly dục ly ác pháp rất dễ dàng.
Nhờ  tập  luyện  pháp  môn  này  Thầy  thấy tự  mình  có  một  sức  kiên nhẫn, bền chí và  gan dạ  đã từng vượt qua từng tâm niệm tham, sân, si,  mạn,  nghi  của  mình,   dám  chiến  đấu  tận cùng với mặt trận nội tâm mà không hề chùng bước trước những sự khó khăn gian khổ.
Bởi  vậy,  người  nào  lười  biếng  thì không thể nào thực hiện pháp này nổi, tuy pháp môn đơn  giản  nhưng  người  nào  tu  tập  cũng  rất  sợ hãi nó.
Thăm  và  chúc  con mạnh  khỏe  an  vui  tu tập xả tâm tốt.

Kính  thư

Thầy của các con



Ø         À         Ù         Ä         Ä


VIỆC  SỘN GIÁO ÁN

Câu hỏi của Minh Trí

Đáp2:  Muốn  soạn  thảo  ‚Giáo  Án  Tu Tập  Cho  Người  cư  sĩ‛, thì con nên  dựa  vào  10 tập Đường Về Xứ Phật, hai tập giới đức làm người,  hành  thập  thiện,  Thọ  Bát  Quan  Trai, Đạo Đức Nhân Quả, kinh Pháp Cú và tám tiêu chuẩn mà Đức Phật đã  nêu ra trong kinh Tăng Chi tập 4 trang 22 để dạy người cư sĩ tu tập:
1-        Đầy đủ tháo vát.


2-        Đầy đủ phòng hộ.

3-        Làm bạn với thiện.

4-        Sống thăng bằng điều hòa.

5-        Đầy đủ lòng tin.

6-        Đầy đủ giới.

7-        Đầy đủ bố thí

8-        Đầy đủ trí tuệ.

Trong  kinh Tăng  Chi  tập  4 trang  23, đức
Phật  đã  giảng  dạy  cho chúng  ta  hiểu  ý  nghĩa



2 Chơn Như  ngày 28 tháng 12 năm 2000

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


của tám tiêu chuẩn này tuy rất giản lược nhưng phải  suy  rộng  ra  biên  soạn  thành  một  giáo trình tu  tập  cho người  cư sĩ  rất  có  ích  lợi  và thiết thực.
Kế   đó   con  nên   dựa   theo   Mười   Người Hưởng  Dục  có  mặt  hiện  hữu  ở  đời  này,  trong kinh Tăng  Chi  tập  4 trang  477 phẩm  Nam  Cư Sĩ và kinh Kandaraka trang 9 Trung Bộ Kinh tập II.
Con cũng  nên  dựa  vào  bộ  sách  Đường  Về Xứ   Phật   và  băng  giảng  của  Thầy.   Bộ  sách Đường Về Xứ Phật và băng giảng của Thầy đều nhắm  vào  sự  tu  tập  của  người  cư sĩ,  đó  là  đạo đức làm người, không có một người cư sĩ nào bỏ qua được,  nếu  họ  có  tâm  muốn  tìm sự  hạnh phúc,  an  vui  chân  thật  cho mình,  cho người, cho cả gia đình,  cho cả đất nước, cho mọi người trên thế gian này.
Đạo  đức  ly dục ly ác  pháp  không làm  khổ mình,  khổ người còn là một nền tảng vững chắc cho thiền  định,  nếu  những  ai  muốn  tu  thiền định chân chánh mà không xây dựng cho mình một  nền  móng  đạo  đức  làm  người  thì khó  mà nhập định.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP X


‚Giáo  án  tu  tập cho  người  cư sĩ  vì  nền  hòa bình  cho thế  giới‛,  đó  là  một  bộ  sách  đạo  đức làm người mà Thầy đang biên soạn.
‚Giáo   án   tu   tập   cho   người   cư  sĩ   vì   sự trường tồn của Chánh Phật Pháp‛, đó là một bộ sách  nói  rõ  những  điều  sai  trái  và  sự  cúng dường không đúng chánh pháp trong Phật giáo của người cư sĩ hiện nay.
Nếu các con có thể dựa vào bộ sách Đường Về Xứ Phật, Thầy đã nêu rõ những sự sai trái của  kinh sách  phát  triển  và  những  phong  tục tập  quán  mê  tín dân  gian  đang  bị  đồng  hóa trong  Phật  giáo  thì các  con biên  soạn  thành một bộ sách giúp cho đời, cho những ai đang hướng  về  đạo  Phật  không  còn  lầm  đường,  lạc lối tức là không bị tà giáo ngoại đạo lừa đảo.
Ba  bộ  sách  mà  các  con  đã   nêu  trên  là những  bộ  sách  có  giá  trị  rất  lớn  không  những cho tín đồ Phật giáo mà cho loài người trên hành tinh này.
Vậy ngay bây giờ  chúng ta thành lập  một ban biên soạn và phân công cho mỗi người phải biên soạn ở phần nào của bộ sách.
Theo Thầy thiết nghĩ chỉ có một tập thể mới làm nên việc lợi ích lớn này cho loài người,

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


một  người  dù  có  tài  năng  cũng  không  đủ  sức làm.

Ba bộ  sách này được ra đời  thì các con có đủ  phương pháp  tu  tập  của  người  cư sĩ  tại  gia. Vì lợi ích như vậy Thầy sẽ chịu trách nhiệm cố vấn khi có điều gì chưa rõ thông Thầy sẽ góp ý.
Thăm  và  chúc  các  con mạnh  khỏe,  an vui và tu tập xả tâm tốt.

Kính  thư
Thầy của các con





MỘT HỒI BÃO

Chơn Như ngày 8 / 1 / 2000


Kính gửi: Hòa Thượng Trưởng Ban Giáo
Dục Tăng Ni Thích Thiện Siêu!

Kính  thưa  Hòa  Thượng!  Từ  lâu  chúng  con có một hoài bão là mong muốn tăng, ni và cư sĩ có một nơi để thực hiện tu tập Giới, Định, Tuệ theo con đường Nguyên Thủy của Phật Giáo.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP X


Nhưng   ước   muốn   ấy   với   Hòa   Thượng Thanh  Từ thì không bao giờ có được, vì Hòa Thượng hướng về Thiền Tông Trung Hoa.
Với   Hòa   Thượng   Minh   Châu   thì  cũng không có được vì Hòa Thượng hướng về sự học.
Với   Hòa   Thượng   Huệ   Hưng   thì  Hòa Thượng xúc tiến công việc nhưng giữa đường lại viên tịch.
Với   Hòa   Thượng   Thiện   Châu   thì  Hòa
Thượng cũng vừa viên tịch, chưa kịp làm gì cả.

Bây   giờ   chỉ   còn  lại   có   một   mình   Hòa Thượng, với quyền hành và uy tín của Hòa Thượng, chúng con tin chắc Hòa Thượng sẽ làm được việc lớn này.
Kính  thưa  Hòa  Thượng!  Nếu  tăng  ni tuổi trẻ có học, không có tu cũng giống như người có tài thiếu đức, đó là một tai hại rất lớn cho Phật giáo.   Và   như  vậy,   Phật   giáo   có   chiều   rộng không  có  chiều  sâu,  cũng  giống  như  xây  nhà nền móng không vững, chắc chắn sự trường tồn của Phật giáo e khó được vừng bền. Nếu Phật giáo  có  còn  thì cũng  chỉ  còn  là  một  hình  thức danh và lợi mà thôi.
Kính  thưa Hòa Thượng! Phật pháp là một nền đạo đức nhân bản rất lợi ích thiết thực cho

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


loài  người,  nếu  chúng  ta  để  nó  mất  đi  là  một thiệt thòi rất lớn cho con người trên hành tinh
này.

Vậy  chúng  con ngưỡng  mong Hòa  Thượng từ bi mở rộng lòng lân mẫn thương xót tăng, ni và  cư sĩ  xin  phép  Giáo  hội  và  Nhà  nước  để thành  lập  một  tu  viện chuyên  tu  đúng  ý  nghĩa Giới, Định, Tuệ giáo pháp của đức Phật, bất cứ nơi đâu trên quê hương đất nước này để đào tạo tăng,  ni tuổi  trẻ  thực  học,  thực  tu,  thực  chứng, ngõ  hầu  thắp  sáng  lại  ngọn  đèn  chánh  pháp của Phật.
Kính   thưa   Hòa   Thượng!   Chúng   con  có soạn  thảo  một  bộ  sách  Đường  Về  Xứ  Phật  10 tập, một bộ sách Giới Đức Làm Người 2 tập và một bộ sách Giới Đức Làm Thánh 2 tập. Chúng con biết  rằng  thì giờ  của  Hòa  Thượng  rất  quý báu  nên  chúng  con chỉ  gửi  đến  Hòa  Thượng  2 tập  đầu  của  bộ  Đường  Về  Xứ  Phật  và  hai  tập Giới Đức Làm Người. Mong Hòa Thượng đọc để cảm thông với lòng chân thành của chúng con đối với Phật giáo.
Từ lâu chúng con ước muốn có ngày diện kiến  với  Hòa  Thượng,  nhưng  mãi  cho tới  nay chưa có đủ duyên, xin Hòa Thượng hoan hỷ tha thứ cho.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP X


Sau cùng chúng con thành tâm có lời thăm và  chúc  Hòa  Thượng  mạnh  khỏe  để  dìu  dắt tăng ni trên đường tu học.
Kính  thư

Thích Thông Lạc





TU TÊP CHUYÊN MỘT PHÁP LÀ BÐ ỨC CHẾ TÂM
Câu hỏi của Nhật Lý


Hỏi:  Trong kinh  ‚Kẻ  Lọc  Vàng‛  (Tăng Chi  I trang 465) đức  Phật  dạy:  ‚Tỳ  kheo siêng tu  tâm  thượng  tâm  cần  phải  tác  ý  ba  tướng: tướng định,  tướng tinh cần và tướng xả‛.
1- Tướng định, tướng tinh  cần và tướng xả là gì?
2- Tại  sao cũng trong kinh,  khi  một chiều tác ý tướng định thì tâm sẽ bị thụ động, một chiều tác ý tướng tinh  cần thì  tâm sẽ bị trạo cử, một chiều tác ý tướng xả thì tâm sẽ không có chân chánh định tĩnh để đoạn diệt lậu hoặc, do

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


đó  chỉ  thỉnh  thoảng  tác  ý  ba  tướng  trên  mà thôi?
Đáp3: Tướng định là tâm bất động, thân bất động.
Tướng tinh cần là sự siêng năng cần mẫn, tinh tấn ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp (thân hành niệm).
Tướng xả là tư duy quán xét để đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm (Định Vô Lậu).
Nếu hằng ngày chuyên tu riêng một tướng trong ba tướng này thì không có kết quả giải thoát. Tại sao vậy?
Nếu chuyên về tọa thiền, giữ thân tâm bất động  thì sẽ  rơi  vào  tướng  thụ  động  tiêu  cực.  Ý đức  Phật  muốn  nói  hành  giả  tu  hành  khi tâm vô niệm, vô trụ, vô chứng thì trở thành gốc cây, cục đá (ức chế tâm trong một pháp).
Nếu chuyên tu về tướng Tinh Cần ngăn ác diệt  ác  pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện thì sẽ  rơi  vào  trạo  cử,  ý  đức  Phật  muốn  nói  nếu
chuyên  tu  chỉ  có  pháp  Tứ  Chánh  cần  thì thân




3 Chơn Như  ngày 31 tháng 5 năm 2000

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP X


tâm mệt nhọc sanh ra bần thần, hôn trầm, lười biếng, buồn phiền, bất an v.v..
Nếu  chuyên  tu  về  tướng  xả  tức  là  dùng pháp như lý tác ý tác ý liên tục giống như niệm Phật thì tâm không định tĩnh.
Chỉ cho một ví dụ thì mới nhận rõ được cách thức tu hành trong ba tướng này: Hiện giờ chúng ta đang tu Định Niệm Hơi Thở. Tu Định Niệm Hơi Thở như thế nào?
Bắt đầu tu Định Niệm Hơi Thở thì tìm nơi vắng vẻ yên lặng, ngồi kiết già lưng thẳng, tập trung  tâm  chú  ý  vào  hơi  thở  tại  nhân  trung
‚Tôi  thở  tôi  biết  tôi  đang thở‛  thỉnh thoảng rồi
lại  nhắc  một  lần  như  vậy,  nếu  tâm  đã  đi  vào định tĩnh thì không cần phải hướng tâm câu pháp hướng: ‚Tôi  thở  tôi  biết  tôi  đang thở‛  nữa mà  phải  hướng  tâm  một  câu  khác:  ‚Quán  ly tham tôi  biết  tôi  đang thở  vô‛,  ‚Quán  ly  tham tôi  biết  tôi  đang thở  ra‛...  khi đang tu  như vậy có  một  niệm  khởi  vào  thì chúng  ta  đem niệm đó ra tư duy mổ xẻ quán xét cuối cùng chúng ta thấu  rõ  nó  thuộc  về  lậu  hoặc  nào,  khi thấu  rõ thì chúng ta đã  đẩy lui nó ra khỏi tâm, lúc bấy giờ tâm trở lại định tĩnh và tiếp tục tu tập trở lại. Như  vậy, cách thức  tu Định Niệm  Hơi Thở trên  đây  chúng  ta  thấy  rất  rõ  là  chúng  ta

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


không chuyên tu một tướng nào cả, chỉ thỉnh thoảng  tu  tướng  này,  thỉnh  thoảng  tu  tướng kia. Do đó, trong một thời tu chúng ta đã tu ba tướng rõ ràng như:
1- Nương vào hơi thở là tu tướng định.

2- Dùng pháp hướng tâm như lý tác ý là tu tướng xả.
3- Quán xét đẩy lui chướng ngại pháp là tu tướng tinh cần.





GIỚI BÇT TỬ




Câu hỏi của Nhật Lý


Hỏi:  Trong kinh ‚Anuruddha‛ (Tăng  Chi
1, trang 515) Ngài Sàriputta có nhắc Ngài Anuruddha không nên kiêu mạn, trạo cử, hối quá mà hãy chú tâm vào ‚giới bất tử‛. Vậy giới bất tử là gì? Làm sao để chú tâm?
Đáp: Giới bất tử là bất động tâm định, là tâm định trên thân, là tâm thanh thản, an lạc và vô sự v.v..
Muốn chú tâm vào đó thì phải giữ gìn tâm không phóng dật, tâm không phóng dật là tâm

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP X


ly dục ly ác pháp, tâm ly dục ly ác pháp là tâm nghiêm  trì giới luật  không hề  vi phạm  một  lỗi nhỏ nhặt nào cả.
Tóm lại, muốn chú tâm vào giới bất tử thì phải tu và sống đúng Bát Chánh Đạo. Giới bất tử là Bát Chánh Đạo.





KHƠNG ĐÐNH, VƠ TƯỚNG
ĐÐNH, VƠ NGUYỆN  ĐÐNH

Câu hỏi của Nhật Lý


Hỏi:  Kính  bạch  Thầy!  Trong kinh   Tăng Chi tập I đức Phật dạy về  ‚Định‛ để  thắng  trí, đoạn  tận,  diệt  tận,  trừ  diệt,  ly  tham,  sân,  si, phẫn  nộ,  hận...  phóng  dật  thì  cần  phải  tu tập ba pháp.
1-        Không Định tức là định ức chế tâm.

2-        Vô  Tướng  Định  (xả  năm  chi  của  Sơ
Thiền và không có ba tướng lậu hoặc).

3-  Vô Nguyện Định (trạng thái không có ước nguyện một điều gì).
Không            Định,  Vô       Tướng            Định   và        Vô
Nguyện Định là gì?

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Đáp:  Không  Định tức  là  Không  Vô  Biên Xứ Định, một trong bốn loại định của tưởng. Người  mới  tu  tập  phải  tập  định tưởng  ức  chế tâm này cho bớt vọng niệm để tâm được tỉnh thức rồi mới tu tập các pháp môn khác.
Vô  Tướng Định, còn gọi là  Bất  Động Tâm Định, một  loại  thiền  định  không  có  ba tướng lậu hoặc: dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu.
Vô  Tướng  Tâm  Định  là  một  trạng  thái tâm ly dục ly ác pháp nhưng không có năm chi tướng của Sơ Thiền: Tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm. Vô Tướng Tâm Định tức là tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
Vô  Nguyện  Định  là  một  trạng  thái  im lặng  như  Thánh,  an trú  như  Thánh,  bất  động như Thánh.





CĨ BA DUYÊN




Câu hỏi của Nhật Lý



Hỏi:  Kính bạch  Thầy,  theo  ‚Đại  Kinh
Phương Quảng‛ Trung Bộ Kinh tập 1 trang 650

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP X


dạy:  ‚Có  ba  duyên  để  chứng  nhập  Vô  Tướng
Tâm Giải Thoát:

1-  Không tác ý nhất thiết tướng.

2-  Tác ý Vô Tướng Giới.

3-  Một sự sửa soạn trước‛. Kính  thưa Thầy:
1-  Vô  Tướng  Tâm  Giải  Thoát  có  phải  là
Sơ Thiền không?

2-  Thế   nào   là   không   tác   ý   nhất   thiết tướng?
3-  Thế nào là một sự sửa soạn trước? Một sự sửa soạn trước có phải là Thất Giác Chi không?
Đáp:  Vô  Tướng  Tâm  Giải  Thoát  không phải  là  Sơ Thiền,  vì Sơ Thiền  còn  có  năm  chi tướng thiền là tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm. Vì Sơ thiền  còn  ở  trong  trạng  thái  cõi  trời  Sơ Thiền (Sơ Thiền Thiên).
Vô tướng tâm giải thoát là Vô Tướng Tâm Định, là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm  thọ,  đó  là  mục  đích  cứu  cánh  của  Phật
giáo.

Không  tác  ý  nhất  thiết  tướng  có  nghĩa  là không  sử  dụng  pháp  hướng  tâm,  tức  là  không

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


khởi một niệm nào trong đầu, im lặng như Thánh. Đó là tướng bất động của vô tướng tâm định.
Không tác ý nhất thiết tướng có nghĩa là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ.
Một sự sửa soạn trước tức là tu tập Bát Chánh  Đạo.  Tu  tập  Bát  Chánh  Đạo  là  tu  tập theo  chương trình giáo  dục  đào  tạo  có  tám  lớp (Bát Chánh Đạo) ba cấp (Giới, Định, Tuệ).
Trước tiên phải tu học lớp Chánh kiến rồi đến lớp Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp v.v..
Một sự sửa soạn trước tức là Trạch Pháp Giác  Chi.  Trạch  Pháp  Giác  Chi  có  nghĩa  là chọn  pháp  mà  tu  tập.  Trong  Phật  giáo  chọn pháp  để  tu  tập  thì chỉ  có  chọn  chương trình giáo  dục  Bát  Chánh  Đạo  tu  tập  thì đúng nhất. Trong đạo Phật không có pháp môn nào đúng ngoài  Bát  Chánh  Đạo,  chỉ  có  Bát  Chánh  Đạo mới chính là con đường tu học của Phật giáo chân chánh, còn ngoài ra tất  cả  các  pháp khác đều của ngoại đạo. Cho nên, đức Phật dạy: “Một sự  sửa  soạn  trước‛  tức  là  chọn  lấy  pháp  cho đúng  của  Phật,  cho  nên  Bát  Chánh  Đạo  là pháp chân chánh của Phật, vì nó là một sự thật trong bốn sự thật đức Phật đã thuyết pháp lần

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP X


đầu  tiên  tại  vườn  Lộc  uyển  khai  ngộ  cho năm anh em Kiều Trần Như.
Một  sự  sửa  soạn  trước  là  sự  chuẩn  bị  cho con đường tu tập của mình  tức là nghiên cứu kỹ lưỡng.





TỨ NHIẾP PHÁP


Hỏi:    Kính    thưa   Thầy! Trong             kinh
‚Nhiếp  Pháp‛  Tăng  Chi   1  trang  610,   có  dạy
Bốn Nhiếp Pháp:

1- Bố thí

2- Ái ngữ

3- Lợi hành

4- Đồng sự.

Vậy  Bốn  Nhiếp  Pháp  này  khác  với  Tứ
Nhiếp Pháp của Đại Thừa như thế nào?

Đáp: Bốn nhiếp pháp của kinh Nguyên Thủy  và  bốn  nhiếp  pháp  của  kinh Đại  Thừa danh  từ  thì giống  nhau,  nhưng  nghĩa  lý  thì khác nhau.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Kinh Nguyên  Thủy  lấy  bốn  nhiếp  pháp làm bốn hành động đạo đức để đối xử với nhau trên thuận dưới hòa đem lại cho nhau một cuộc sống thân thương bình đẳng, ai cũng như ai không phân biệt người tu hay không tu. Vậy chúng  ta  hãy  đọc  lại  bài  kệ  đã  dạy trong kinh Tăng Chi tập 1 trang 610:
‚Này các tỳ kheo, có bốn nhiếp pháp này. Thế nào là bốn?
‚Bố thí và ái ngữ,

Lợi hành và đồng sự

Này các vị tỳ kheo,

Đây là bốn nhiếp pháp‛.

‚Bố thí và ái ngữ,

Lợi hành và đồng sự,

Đối với những pháp này, Ở  đời đối xử nhau,
Chỗ này và chỗ kia,

Như vậy thật tương xứng, Và bốn nhiếp pháp này, Như đinh  đầu trục xe,
Nếu thiếu nhiếp pháp này, Thời cả mẹ lẫn cha,



Không được các người con Tôn trọng và cung kính, Do vậy bậc Hiền trí,
Đồng đẳng nhìn  nhiếp pháp, Nhờ vậy họ đạt được,
Sự cao lớn tán thán‛.

Bài kệ trên đây dạy chúng ta dùng bốn nhiếp  pháp để  tạo  thành một  cuộc  sống an vui có  đầy  đủ  đạo  đức  làm  người  không  làm  khổ mình,  khổ  người, thật  là  bốn nhiếp  pháp tuyệt vời mà mọi người sống trên hành tinh cần phải học và trau dồi bốn đức hạnh này.
Đây chúng ta hãy nghe ý nghĩa bốn nhiếp pháp của Đại Thừa:
“Bốn pháp để thu phục chúng sanh:

1- Bố thí nhiếp

2- Ái ngữ nhiếp

3- Lợi hành nhiếp

4- Đồng sự nhiếp

I-    Bố  thí  nhiếp:  nếu  có  chúng  sanh  nào thích  của  thì  bố  thí  của,  thích  pháp  thì  bố  thí pháp,  khiến  họ  vì  thế  mà  sanh  tâm  thân  ái theo ta thụ đạo.



II-  Ái ngữ nhiếp: Có nghĩa là tùy theo căn tánh của chúng sanh mà dùng lời lẽ tốt lành để mỹ dụ, khiến họ nhân đó mà sanh tâm thân ái mà theo ta thụ đạo.
III- Lợi   hành   nhiếp:   Tức   là   khởi   thiện hành  về  thân,  khẩu,  ý  làm  lợi  ích  cho chúng sanh, khiến họ  do đó  mà sanh tâm  thân ái  rồi theo ta thụ đạo.
IV- Đồng sự nhiếp: Có nghĩa là nhờ pháp nhãn  mà  thấy  được  căn  tánh  của  chúng  sanh tùy theo sự ưa thích của họ mà phân hình  thị hiện, cùng làm việc với  họ, để  được  lợi  ích cho họ nhờ đó sanh tâm thân ái theo ta thụ đạo‛.
Đoạn  kinh trên  đây  được  trích  dẫn  trong
Từ Điển Phật Học Hán Việt.

Như  vậy,  Tứ  Nhiếp  Pháp  của Đại  Thừa là pháp  môn  dùng  để  cám  dỗ  lôi  cuốn  mọi  người ta  vào  Phật  Giáo  Đại  Thừa.  Một  tôn  giáo  sử dụng  bốn  pháp   nhiếp   phục   để   cám   dỗ  mọi người theo tôn giáo mình là một tà giáo chứ không phải chánh giáo.
Đồng thời cũng là pháp môn Tứ nhiếp pháp,  nhưng  Tứ  nhiếp  pháp  của  Nguyên  Thủy là  bốn  pháp  dạy  đạo  đức  làm  người  cư xử  với nhau như nước với sữa, còn Tứ Nhiếp Pháp của



Đại  Thừa  là  pháp  dụ  dỗ  người,  pháp  dụ  dỗ người  là  phi  pháp  phi  đạo  đức  cần  phải  nên cảnh giác đề phòng và tránh xa.





ĐA CHỦNG, NHÇT CHỦNG

Câu hỏi của Nhật Lý


Hỏi:    Kính   thưa    Thầy,    theo    kinh Potaliya Trung Bộ tập 2 trang 62 dạy: ‚Sau khi từ  bỏ  loại  xả  thuộc  loại  đa  chủng,  y  cứ  đa chủng, đối với  loại xả  thuộc  loại  nhất chủng, y cứ  nhất chủng, ở  đây  mọi  chấp  thủ  đối với  thế vật được đoạn trừ hoàn toàn‛.
Thế nào là xả thuộc đa chủng, xả thuộc nhất chủng?
Đáp:  Trước  khi muốn  xả  đa chủng  hay là nhất chủng thì chúng ta phải hiểu rõ đa chủng nghĩa là gì? Và nhất chủng nghĩa là gì?
Đa  chủng  là  lòng  tham  muốn  mọi  thứ, thấy  cái  gì  cũng  tham  muốn  còn  gọi  là  dục chủng tử.



Nhất   chủng   chỉ   cho  lòng   dục   của   con người, nguồn gốc sanh ra muôn vạn thứ ham muốn.
Trong  kinh Potaliya  đức  Phật  dạy: ‚Thập thất  kiết  sử,  ngũ  triền  cái  là  đa  chủng,  lòng dục của con người là nhất chủng‛.
Đức Phật ví dụ: chim kên kên, chim diều hâu  là  nhất  chủng,  miếng  thịt  là  đa  chủng, người  cầm  bó  đuốc  là  nhất  chủng,  cây  đuốc  là đa  chủng,  hố  than  là  đa  chủng,  người  kia  là nhất chủng v.v..
Muốn xả đa chủng thì phải y cứ vào đa chủng  mà  xả,  ví dụ:  Mắt  thấy  sắc  thì y cứ  nơi sắc mà xả, nghĩa là đừng cho mắt dính sắc.
Muốn  xả  nhất  chủng  thì phải  y  cứ  vào nhất chủng mà xả, ví dụ: Mắt thấy sắc thì phải y cứ nơi mắt mà phòng hộ mắt.
Dục dù nhất chủng hay đa chủng cũng đều là khổ đau, là tai họa, vì thế cần phải đoạn trừ, viễn ly, từ bỏ, xa lánh v.v.. thì mới mong thoát khổ,  thì mới  mong  làm  chủ  và  ra  khỏi  nhà sanh tử.





TỨ THIỀN  VẪN CÒN TRIỀN PHƯỢC

Câu hỏi của Nhật Lý


Hỏi:  Kính thưa  Thầy, trong  kinh Panlacanda Tăng Chi IV trang 213 có đoạn chứng  và   trú  Thiền  Thứ  Tư  vẫn   còn  triền phược đó là sắc  tưởng. Vậy sắc tưởng đã bị diệt sao ở  đây vẫn còn?
Đáp: Con nên  lưu ý:  Sơ Thiền tuy  ly  dục ly  ác  pháp  tâm  luôn  bất  động  trước  các  pháp và các cảm thọ nhưng vẫn còn năm chi thiền Tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm nên còn tưởng, nhất là  tầm  tứ  vì vậy  trong  kinh Tăng  Chi  còn  gọi là  triền  phược,  triền  phược  ở   đây  là  gốc  lậu hoặc còn  chưa diệt. Sơ thiền chỉ ly chứ chưa có diệt nên kinh gọi  còn triền phược là  rất  đúng. Trạng thái Sơ thiền là một trạng thái của Trời Sơ Thiền (Sơ Thiền Thiên), còn  cõi Trời tức là còn triền phược
Đến Nhị Thiền mới diệt tầm tứ, diệt tầm tứ  chỉ  mới  ngưng  được  ý  thức  nói  riêng,  nói chung là mới ngưng sáu thức, vì thế tưởng thức còn nên kinh nói nhập Nhị Thiền còn triền phược là đúng. Bởi vì thân nghiệp còn và trạng thái  Nhị  Thiền  là  trạng  thái  của  Trời  Nhị



Thiền  (Nhị  Thiền  Thiên),  còn  cõi  Trời  tức  là còn triền phược.
Đến  Tam  Thiền  thì mới  ly hỷ  tưởng  chứ chưa có  diệt  tưởng  và  lạc  tưởng  cũng  còn  chưa ly nên kinh gọi còn triền phược là đúng. Trạng thái Tam Thiền là trạng thái của Trời Tam Thiền (Tam Thiền Thiên), còn cõi Trời tức là còn triền phược.
Đến  Tứ  Thiền  xả  lạc,  xả  khổ,  xả  niệm thanh  tịnh,  xả  lạc  tưởng,  khổ  tưởng  và  thanh tịnh tưởng. Ở  đây chỉ xả tưởng chứ chưa diệt tưởng vì thế nên kinh gọi còn triền phược là đúng. Vì trạng thái Tứ Thiền là trạng thái của Trời  Tứ  Thiền  (Tứ  Thiền  Thiên),  còn  cõi  Trời tức là còn triền phược.
Khi nhập  xong  Tứ  Thiền  chúng  ta  mới làm chủ được sanh, già, bệnh, chết chứ chưa chấm  dứt  được  tái  sanh  luân  hồi  vì  nguyên nhân tái sanh luân hồi còn nên Tứ Thiền vẫn còn triền phược.
Tại Tứ Thiền có hai ngả:

1- Đi về hướng Tứ Không đến Diệt Thọ Tưởng  Định  thì lúc  ấy  tưởng  thức  mới  diệt được, nhưng đến đây lại rơi vào chỗ không còn pháp  (phi  pháp  môn),  người  tu  nhập  định này



cũng  giống  như  cục  đá,  nói  cách  khác  tu  về hướng này thân ngũ uẩn trở thành đá. Kinh Tăng Chi dạy: ‚Chứng đạt và an trú Diệt thọ Tưởng  Định. Sau  khi  thấy  với  trí tuệ  các  lậu hoặc  được  đoạn  diệt.  Cho  đến  như  vậy,  này Hiền  giả  là  giải  thoát  khỏi  triền  phược  được Thế Tôn nói đến với phi  pháp môn‛ (trang 217).
2-  Ngả  đi  về  Tam  Minh,  khi  Lậu  Tận Minh  đạt  được  thì lậu  hoặc  đã  được  diệt  sạch, ngả này chứng và trú vào Niết bàn tức là nhập vào Vô Tướng Tâm Định. Ngả tu tập này không biến thân ngũ uẩn thành đá và sống đúng ý nghĩa  làm  lợi  ích cho chúng  sanh  dù  còn  một tấc hơi.
Đi  ngả  Tứ  Không  đến  Diệt  Thọ  Tưởng Định,  ngả  này  không  làm  lợi  ích  cho  chúng sanh, vì  thế  các  nhà  Đại  Thừa  gọi  ngả  này  tu tập tiêu nha bại chủng, chồi khô, mộng lép v.v..
Tóm  lại,  trên  đường  tu  hành  để  đến  nơi đến chốn giải thoát thì phải chọn một Minh Sư đã đi nốt quãng đường này thì mới đủ kinh nghiệm hướng dẫn.





CHÁNH  PHÁP  CÒN PHẢI BỎ HUỐNG HỒ LÀ PHI PHÁP

Câu hỏi của Nhật Lý


Hỏi:   Kính  thưa   Thầy!   Ýù   nghĩa   câu:
‚Chánh pháp còn phải bỏ huống hồ phi pháp‛ (Kinh  dụ con rắn Trung Bộ 1 trang 307). Xin Thầy giảng cho chúng con được rõ!
Đáp:   Đúng   như   vậy   ‚Chánh   pháp   còn phải bỏ huống là phi  pháp‛. Ví dụ: Hiện giờ chúng ta dùng 37 phẩm trợ đạo mà tu tập, sau khi tu xong rồi thì chúng ta còn tu nữa không? Vậy  37  phẩm  trợ  đạo  khi người  tu  xong  thì không còn giá trị gì cả.
Nhờ 37 phẩm trợ đạo chúng ta xả ly và xa lìa  các  pháp  thế  gian,  nhưng  khi từ  bỏ  xa lìa các pháp thế gian rồi thì 37 phẩm trợ đạo cũng không  còn  dùng  được  nữa.  Bởi  vì  37 phẩm  trợ đạo  tuy  là  chánh  pháp  nhưng  nó  chỉ  dùng  để trừ diệt ác pháp, sau khi diệt trừ ác pháp xong thì nó không còn dùng vào việc gì được nữa, do đó mới có lời dạy: “Chánh pháp còn phải bỏ huống là phi  pháp‛.




SỢ HÃI  TRONG CÁC LỖI NHỎ NHẶT

Câu hỏi của Nhật Lý


Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  Trong kinh  Phật thường nhắc nhở các Tỳ Kheo ‚phải thật sợ hãi trong các  lỗi  nhỏ  nhặt‛.  Có  phải  ý  Phật  muốn nói đến 100 giới chúng học không?
Đáp: Không riêng 100 giới chúng học mà còn  tất  cả  các  ác  pháp.  Đối  với  đạo  Phật  một lời  nói,  một  hành  động,  một  ý  nghĩ  làm  khổ mình,  khổ người là những lỗi nhỏ nhặt. Lời nói không ái ngữ và những hành động thô tháo, thiếu tỉnh giác là phạm vào các lỗi nhỏ nhặt. Phạm vào các lỗi nhỏ nhặt thì con đường tu tập theo Phật giáo rất khó chứng đạt chân lý.





MỘT TRĂM GIỚI CHÚNG HỌC

Câu hỏi của Nhật Lý
Hỏi: Kính bạch Thầy! Con hiểu pháp môn tu tập giới (chúng học) dưới 2 khía cạnh:
1- Huân tập  trưởng dưỡng những hành vi đạo đức làm người.
2- Giải  thoát  khỏi  tập  quán  (nghiệp)  thú
vật.
Thưa  Thầy  con hiểu  như  vậy  đã  đúng  và

đầy đủ chưa?

Đáp: Con hiểu được 2 phần, còn phần thứ ba con chưa hiểu.
Phần thứ nhất là phần tu học giới luật và sống đúng với giới luật tức là thực hiện đạo đức làm người.
Phần thứ hai  vi tế hơn đó là thói quen ác pháp, phần này rất khó diệt trừ, phần này là phần  thiền  định.  Phần  thiền  định là  phần  ly dục ly ác pháp nhập Bất Động Tâm Định và nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền.
Phần thứ ba là phần thực hiện Tam Minh tức là ba minh: Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh và Lậu Tận Minh.




HỦY BỎNHỮNG HỌC GIỚI NHỎ NHẶT

Câu hỏi của Nhật Lý


Hỏi:   Trong kinh  ‚Đại   Bát   Niết   Bàn‛, Phật   dạy:   ‚Này   Ananda,   nếu   chúng   Tăng muốn, sau khi Ta diệt độ, có thể hủy bỏ những học  giới  nhỏ  nhặt  chi  tiết‛.  Đọc  hai  tập  ‚Giới Đức  Làm  Người‛  của  Thầy,  dù  với  những  giới nếu  phạm  thì ‚tội  nhẹ‛,  con  cũng  không  thấy giới  nào  ‚nhỏ  nhặt  và  chi  tiết‛.  Vậy  thế  nào  là
‚những học giới nhỏ nhặt chi  tiết‛?

Đáp:  Lời  dạy  này  là  của  các  Tổ  sau này đặt ra và xen vào kinh Phật để mạo nhận Phật dạy  bỏ  các  giới  nhỏ  nhặt,  để  các  vị  có  phạm giới,  phá  giới  thì bảo  đó  là  những  giới  nhỏ nhặt, vì thế tín đồ không phê phán được. Ý đồ của các  Tổ là  dẹp  bỏ  giới  luật  của Phật, nhưng không dẹp được nên phải tổ chức theo kiểu vết dầu loang để lần lượt phá sạch giới luật của Phật.  Bằng  chứng  hiện  giờ  các  con đi  tìm một vị tu sĩ giới luật nghiêm chỉnh là khó thấy.
Giới  luật  Phật  giúp  cho con người  sống có đạo  đức,  thì còn  có  giới  nào  nhỏ  nhặt  không hợp  thời?  Giới  luật  là  Thánh  hạnh  thì còn  có giới luật nào mà lại bỏ được?



Trong  khi đức  Phật  thường  nhắc  nhở  các đệ  tử  của  mình: “Này các tỳ kheo hãy sống đầy đủ  giới  hạnh,  đầy  đủ  giới  bổn,  sống  phòng  hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh  hạnh,  thấy  sự  nguy  hiểm  trong các  lỗi nhỏ  nhặt,  chơn chánh  lãnh  thọ  và  học  tập  các học  giới‛.  Trong  đoạn  kinh này  cho chúng  ta thấy người tu sĩ lấy giới luật làm sự sống của mình, nhất  là  câu;  “thấy  sự  nguy  hiểm  trong các  giới(  lỗi)  nhỏ  nhặt‛.  Vậy giới nhỏ  nhặt  nào phải  bỏ  và  giới  nhỏ  nhặt  nào  nguy hiểm trong đời sống tu hành.
Ở  đây đức Phật có mâu thuẫn trong những lời dạy của mình  chăng?
Đúng là các Tổ thêm vào để đánh lạc hướng:  ‚Này   Ananda,  nếu  chúng  tăng  muốn, sau khi  Ta  diệt  độ,  có  thể  hủy  bỏ  những  học giới nhỏ nhặt chi  tiết‛.
Giới  luật  giúp  cho tâm  chúng  ta  ly dục  ly ác  pháp,  nhờ  giới  luật  tâm  không  phóng  dật, tâm không phóng dật tức là thiền định chứ không phải thiền định theo kiểu ngồi không vọng tưởng.
Giới  luật  giúp  ta  nhập  các  định  và  thực hiện  Tam  Minh  một  cách  dễ  dàng  không  có



mệt  nhọc,  không  có  khó  khăn,  như  vậy  thì có giới luật nào nhỏ nhặt mà bỏ được.
Thời nay người ta tu thiền và Tịnh độ mà giới  luật  thì dẹp  qua một  bên,  vì thế  tu  từ  đời này sang đời khác mà chẳng ra gì, chỉ có hình thức  tu  chứ  có  giải  thoát  được  gì đâu.  Các  Tổ còn dựng lên câu chuyện Ông Ca Diếp và ông Phú Lâu Na tranh chấp về việc bỏ các giới nhỏ nhặt  để  hạ  bệ  các  vị  đại  đệ  tử  A La  Hán  của đức  Phật  rằng  chứng  quả  A La  Hán  vẫn  chưa có  giải  thoát,  vì  tư  tưởng  bất  đồng,  đó  là  một mưu đồ diệt Phật giáo sâu sắc nhất của các giáo sĩ Bà La Môn.
Câu  chuyện  xảy  ra sau khi đám  tang  đức Phật xong, ông Ca Diếp và ông Phú Lâu Na bất đồng  ý  kiến  về  việc  bỏ  những  giới  nhỏ  nhặt, ông Ca Diếp nhất định không bỏ giới nhỏ nhặt nào  cả  vì  ông  A  Nan  không  hỏi  Phật  kỹ  giới nào bỏ giới nào lấy.
Ông Phú  Lâu  Na chấp  nhận  bỏ  tất  cả  các giới nhỏ nhặt, hai người tranh cãi nhau.
Câu chuyện trên đây thật là vô lý:

1/ Hai  vị  A La  Hán  này  đều  do Giới  luật mà  thành quả  A La Hán (Giới  luật  là  mẹ sinh ra các vị A La Hán).



2/ Những  vị  A  La  Hán  lậu  hoặc  đã  diệt sạch thì không có lý do bất đồng ý kiến.
3/ Các  vị  A  La  Hán  đều  có  đầy  đủ  Tam Minh sao không vào  Niết  bàn hỏi Phật  bỏ  giới nào lấy giới nào.
Câu  chuyện  trên  đã  được  bịa  đặt  để  phá giới luật của Phật  và để hạ  bệ các vị  đệ tử của Phật. Thật là một âm mưu sâu độc.
Tóm  lại,  tất  cả  giới  luật  của  Phật  dù  lớn hay nhỏ, dù khinh hay trọng, dù hợp thời hay không  hợp  thời  đều  không  được  bỏ  một  giới luật nào cả. Tại sao vậy?
Như  ở  trên  đã  nói  giới  luật  là  đức  hạnh làm người làm Thánh, cho nên không có giới luật  nhỏ  nhặt  lỗi  thời, chỉ  có  những người  phá giới,  phạm  giới,  bẻ  vụn  giới  mới  thấy  nó  lỗi
thời.

Vì  giới  luật  là  người  Thầy  dẫn  đường  đưa lối cho chúng ta đi đúng lộ trình giải thoát của đạo Phật, ngoài giới luật ra không có một vị Thầy nào xứng đáng dẫn đường đưa lối cho chúng ta đến đích cứu cánh giải thoát như Phật được.
Vả lại “giới luật còn là Phật pháp còn, giới  luật  mất  là  Phật  pháp  mất”.  Thời  đại



này được xem như Phật pháp đã mất, chỉ vì các thầy tỳ  kheo đã  phạm  giới, phá giới và  bẻ  vụn giới  thì Phật  pháp  làm  sao còn.  Phải  không quý vị?.


NHỮNG CÂU CHUYỆN PHÁ GIỚI CỦA CÁC NHÀ ĐẠI THỪA

Câu hỏi của Nhật Lý


Hỏi: Kính bạch Thầy! Để lý giải cho sự thay đổi về giới, những câu chuyện như:
1- Có vị tỳ kheo đi khất thực bị xỉu vì đói, sau đó Phật cho phép tỳ kheo có thể ăn nhẹ, uống sữa buổi sáng để có sức trước khi đi khất
thực.

2- Vị  tỳ  kheo bị  cọp  đuổi, vì sợ  phạm  giới leo cây, bị cọp giết. Sau đó Phật chế lại giới cho leo cây khi hữu sự.
3- Có  một  quốc  độ  nam  ngồi  tiểu  bị  chế nhạo  là  nữ,  các  tỳ  kheo về  bạch  Phật  và  được dạy   thì  ‚đứng   tiểu   vậy‛.   Phải   chăng   đây   là những  câu  chuyện  bịa đặt  để  biện  hộ  cho việc
thay  đổi  giới  luật,  cho hợp  hoàn  cảnh  không gian và thời gian...?
Đáp: Ba câu chuyện trên do các Tổ đặt ra nhằm mục đích phá giới luật, chôn vùi nền đạo đức nhân bản – nhân quả của Phật giáo.
1- Câu  chuyện thứ  nhất  một vị  tỳ  kheo đi khất thực xỉu vì ăn cơm ngọ, do ăn cơm ngọ không  đủ  sức  khỏe.  Nếu  tại  tu  viện  chưa có  ai ăn  cơm ngọ  thì nghe  câu  chuyện  này  ai  cũng tin rằng  đúng,  nhưng  vì ở  đây  ăn  cơm ngọ  lao tác mà vẫn thấy bình thường không có ai mệt nhọc, không có ai ngất xỉu nên mới biết câu chuyện  này  là  câu  chuyện  bịa  đặt  ra để  chạy theo ăn uống giống như người thế gian. Các Tổ vì còn tham ăn mới đặt ra câu chuyện này.
Trong kinh Nguyên Thủy dạy: “Thừa tự Pháp  chứ  không  thừa  tự  thực  phẩm”.  Có hai  vị  tỳ  kheo ở  xa đến  để  gặp  Phật,  đến  nơi thì đã quá giờ thọ trai, một vị thì nhất định không ăn, còn một  vị thì ăn thừa những đồ  ăn thừa còn lại khi gặp Phật. Phật chê trách vị tỳ kheo  còn  tham  ăn  và  ca ngợi  tán  thán  vị  tỳ kheo giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, chính  nhờ giữ gìn giới luật nghiêm túc mà vị tỳ kheo này đã  ly dục  ly ác  pháp  và  chứng  quả  A La  Hán, còn vị tỳ kheo kia còn tham ăn, tu hành không



ly dục  ly ác  pháp  nên  sự  tu  hành  không  biết bao giờ mới xong.
Vả   lại,   giới   không  ăn  phi   thời  là   một Thánh hạnh của một bậc Thánh tăng, người ăn uống phi thời mà muốn làm Thánh tăng sao được.   Thấy   cách   sống   mà   biết   Thánh   hay phàm.
Bởi  giới  luật  của  Phật  là  đạo   đức  làm người, làm Thánh. Ai sống đúng giới luật của Phật là Thánh, là Hiền.
Vì tâm còn phàm phu tục tử tham ăn đặt điều ra nói Phật dạy bỏ những giới nhỏ nhặt không hợp thời để chạy theo dục lạc thế gian, những vị Tổ này không đáng cho ta đầu đội vai mang.
2- Câu  chuyện  thứ  hai  vị  tỳ  kheo  bị  cọp đuổi trèo lên cây để phá giới Phật cấm tỳ kheo không  được  trèo  cây.  Giới  luật  này  chúng  ta phải  hiểu,  đức  Phật  cấm  trèo  cây  tức  là  dùng tay  chân  ôm  cây  trèo  lên  giống  như  một  con thú  (loài  khỉ  vượn).  Giới  luật  Phật  muốn  dạy con người thoát  ra khỏi  bản chất loài cầm thú, vì thế mới  cấm  đệ  tử  của mình  trèo cây không riêng  cho tu  sĩ  mà  ngay  cả  cư sĩ  vì  100  giới chúng  học  là  100 giới  đức  làm  người.  Vì  thế, một  con người  không  thể  là  một  con thú  vật



được.  Theo như  đức  Phật  dạy  những  giới  luật này để tránh hành động vô tình biến mình thành loài thú vật.
Muốn trèo cây hoặc lên từng gác, lầu đều phải dùng thang, ghế để biến hành động trèo cây lên lầu, xuống lầu mà không phạm giới, không trở thành loài thú vật.
Muốn  hái  trái  xoài,  trái  mít thì đừng  ôm cây trèo lên, mà hãy bắc ghế, thang:
1-        Thứ nhất là không nguy hiểm.

2-   Thứ  hai  là  trèo  cây  mà  không  giống như loài thú vật.
Giới  này  chế  ra có  hai  mục  đích giáo  dục đạo  đức  làm  người,  khiến  cho người  ta  không xảy  ra tai  nạn  vì  tai  nạn  xảy  ra sẽ  làm  khổ mình,  khổ  người  và  thoát  ra khỏi  hành  động còn mang bản chất của loài thú vật.
Các  Tổ không hiểu  những giới luật này là đức  hạnh  làm  người  để  thoát  ra bản  chất  của loài  động  vật,  các  Ngài  cho nó  là  những  giới nhỏ  nhặt,  xem thường  nên  đặt  ra câu  chuyện cọp  đuổi  bắt  vị  tỳ  kheo túng  thế  phải  trèo  cây và  nhờ  đó  đức  Phật  chế  lại  cho phép  tỳ  kheo trèo  cây. Câu  chuyện này hết  sức  vô lý, vì giới luật  là  đức  hạnh  làm  người,  làm  Thánh  thì có



giới  nào  là  nhỏ  nhặt.  Giới  luật  nào  cũng  đáng cho chúng ta phải học và sống đúng để không làm khổ mình,  khổ người; để ly dục ly ác pháp; để  tâm  hồn  được  thanh  thản,  an lạc  và  vô  sự; để nhập thiền định; để làm chủ sự sống chết và luân  hồi.  Giới  luật  là  vô  giá  như  vậy,  thế  mà các Tổ không hiểu nên lúc nào cũng muốn tìm cách bỏ ra để được tự do phóng dật theo dục lạc thế gian. Thật đáng thương thay!
Tóm  lại,  những  câu  chuyện  trên  đây  là một  sự  bịa  đặt  ra của  các  Tổ,  ngõ  hầu  để  diệt nền đạo đức nhân bản của Phật giáo.
3- Câu chuyện thứ ba, có một quốc độ nam ngồi  tiểu  bị  chế  nhạo  là  nữ  nên  Phật  chế  giới lại cho đứng tiểu.
Đặt  ra câu chuyện này thứ nhất là  các  Tổ không  hiểu  Giới  luật  là  đức  hạnh  làm  người làm Thánh, giới luật là thiện pháp để diệt ác pháp, chuyển quả  khổ  thành phước  báo  an vui, giới  luật  là  thiền  định để  có  đủ  năng  lực  làm chủ được sự sống chết và luân hồi.
Thứ  hai  là  các  Tổ  xem  thường  đức  Phật như một người tầm thường, chế giới luật mà cứ sửa  đi  sửa  lại  như vậy  làm  sao gọi  Phật  được? Phật  là  người  có  trí tuệ  thì không thể  nào  chế



giới luật giống như người thế gian, đặt ra pháp luật mà cứ sửa tới sửa lui mãi.
Thật là vô lý hết sức một người làm Giáo chủ của đạo Phật. Đạo Phật là đạo trí tuệ thì vị Giáo chủ phải đầy đủ trí tuệ, cớ sao các Tổ đặt ra những  câu  chuyện  như vậy  để  hại  đức  Phật biến đức  Phật trở thành người vô  minh, không trí tuệ và các người Tổ là người minh, người sáng suốt biết bỏ những giới luật nhỏ nhặt không hợp thời để biến đạo Phật hợp thời đại.
Bởi  các  Tổ  muốn  cho đạo  Phật  hợp  thời đại, vì thế đạo Phật bị thế tục hóa, do đó người tu  sĩ  Phật  giáo  tu  mãi  thành  người  giàu  có, thành người có quyền uy thế lực.
Muốn cho hợp thời, vì thế tu sĩ  đều  phạm giới, phá giới, con đường chân chánh tu tập của Phật giáo đã trở thành con đường tà giáo ngoại đạo, giới luật đã được ném ra khỏi cổng chùa, người  tu  sĩ  chỉ  còn  danh  và  lợi,  sự  giải  thoát khó mà tìm thấy được ở đời này.





TƯỞNG ÁNH SÁNG

Câu hỏi của Nhật Lý


Hỏi:  Kính bạch Thầy!  Thế  nào  là  dùng tưởng ánh sáng để đối trị hôn trầm thùy miên?

Đáp: Tưởng là một năng lực siêu hình có một  sức  mạnh  vĩ  đại,  nhưng  tưởng  thì phải tưởng đúng sự thật là có lợi ích rất lớn, tưởng không đúng sự thật sẽ là một tai hại cho mình cho người.
Ví dụ: Ánh sáng là có thật nên tưởng ánh sáng  là  tưởng  thật.  Linh hồn  là  không  thật  có nên tưởng linh hồn là  tưởng không thật. Thân người  khi chết  để  lâu  ngày  sẽ  sình  hôi  thối  là thật  có  nhưng  hiện  giờ  không  có  thân  người chết sình hôi thối, nhưng ngồi quán tưởng thân người sình hôi thối là tưởng thật.
Cho nên, quán tưởng ánh sáng để phá hôn trầm  thùy  miên  là  quán  tưởng  đúng  thật.  Đợi có  hôn  trầm  thùy  miên  mà  quán  tưởng  ánh sáng thì quá muộn.
Như chúng ta ai cũng biết tướng trạng của si là  hôn trầm thùy miên, nếu  không phá được hôn  trầm  thùy miên thì không  bao giờ  có  tỉnh



giác  mà  không  tỉnh  giác  thì không  bao giờ  có chánh niệm. Chúng ta hãy đọc lại đoạn kinh Tăng Chi tập 4 trang 44: “Khi chánh niệm tỉnh giác không có, này các tỳ kheo, với người không có chánh niệm tỉnh giác thì tàm   quý   đi   đến   hủy   diệt.   Khi  tàm   quý không có, này các tỳ  kheo,  với  người  thiếu tàm  quý,  chế  ngự  các căn  đi  đến hủy diệt. Khi chế ngự các căn không có, với người thiếu  chế  ngự  các  căn,  giới  đi   đến  hủy diệt.  Khi  giới  không  có,  với  người  thiếu giới,   chánh   định  đi   đến   hủy   diệt.   Khi chánh định không có, với người không có chánh  định, tri kiến  như  thật  đi  đến  hủy diệt.  Khi tri kiến  như  thật  không  có,  với người thiếu tri kiến như  thật không có, nhàm chán ly tham  đi đến hủy diệt. Khi nhàm chán ly tham  không có, với người thiếu  nhàm  chán  ly  tham,   giải  thoát  tri kiến đi đến hủy diệt... Này các tỳ kheo, khi chánh  niệm  tỉnh  giác  có  mặt,  với  người đầy  đủ  chánh  niệm  tỉnh  giác...  giải  thoát tri kiến đi đến đầy đủ”.
Đọc trong đoạn kinh này chúng ta thấy sự phá  hôn  trầm  thùy  miên  là  một  điều  quan



trọng hết sức trong vấn đề tu tập để đi đến giải thoát của đạo Phật.
Không  phải  đợi  có  hôn  trầm,  thùy  miên mới dùng quán tưởng ánh sáng. Chúng ta nên biết rằng trong ta đang có sẵn các tướng tham, sân, si, nếu hằng ngày không dùng quán tưởng ánh  sáng  mà  tu  tập  khi thùy  miên  hôn  trầm đến  thì không  thể  nào  đương  đầu  với  chúng
nổi.

Pháp quán tưởng ánh sáng là pháp phòng ngừa, pháp thủ chứ không phải pháp công phá, cho  nên  nó  không  thể  dùng  công  phá  thùy miên, hôn trầm được.
Xưa đức Phật dạy công phá hôn trầm thùy miên  bằng  cách  đi  kinh hành,  ngày  nay  Thầy dạy  phá  hôn  trầm  thùy  miên  bằng  cách  kết hợp đi kinh hành và ngồi thở năm hơi rồi đứng dậy đi kinh hành 20 bước. Cứ tu tập như vậy sẽ đẩy lui hôn trầm thùy miên.





THIẾU KINH NGHIỆM TU HÀNH THÌ KHÔNG HIỂU  NGHÏA KINH

Câu hỏi của Nhật Lý


Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  Hiện  có  nhiều học  giả  nên  cũng  có  nhiều  sự  giải  thích  khác nhau, đôi khi trái ngược, về các khái niệm:
1- Về ba uẩn: Tưởng, hành và thức, kính mong Thầy giải thích  và cho ví dụ để con hiểu rõ hơn.
2-  Tại   sao   trong kinh  ‚Đáng   Được   Ăn‛
Tương Ưng III, trang 161 dạy:
Tưởng chỉ là sự nhận rõ các màu sắc. Thức  chỉ  là  sự  rõ  biết  các  vị  chua  đắng
ngọt cay...?

3- Thế  nào  là  Tầm?  Thế  nào  là  Tứ?  Xin
Thầy cho ví dụ.

Đáp: Trong Thân ngũ uẩn có: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.
Trong câu hỏi của con chỉ hỏi tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn, mà không có hỏi sắc uẩn và thọ uẩn.



Người ta không nhận ra trong thân ngũ uẩn  có  ba cái  thức  làm  việc,  ba cái  thức  đó  có tên là:
1/ Sắc  thức,  gồm  có  sáu  thức:  nhãn,  nhĩ, tỷ,  thiệt,  thân  và  ý  thức,  hoạt  động  và  cảm nhận tức là hành uẩn và thọ uẩn, lúc con người đang tỉnh thức và làm việc qua sắc uẩn.
2/ Tưởng thức hoạt động và cảm nhận (hành uẩn và thọ uẩn) qua tưởng uẩn trong giấc ngủ (chiêm bao).
3/ Thức thức hay còn gọi là tâm thức hoạt động và cảm nhận (hành uẩn và thọ uẩn) qua thức uẩn. Muốn cho tâm thức hoạt động và cảm nhận  thì phải  nhập  xong bốn  thiền:  Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền.  Trong khi nhập xong Tứ Thiền thì sắc thức và tưởng thức đã ngưng nghỉ nhường chỗ cho tâm thức hoạt động,  vì  thế  lúc  bấy  giờ  Tam  Minh  chúng  ta mới thực hiện được. Nếu sắc thức và tưởng thức chưa ngưng  nghỉ  thì tâm  thức  không  bao giờ hoạt  động được  và vì vậy sự  tu  hành của ngoại đạo chưa bao giờ thực hiện được Tam minh.
Còn  hành  uẩn  và  thọ  uẩn  là  những  sự hoạt  động  và  cảm  nhận  của  ba thức  này  mà thôi.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!