Niệm Xứ.
Người đời sau không hiểu vì chưa có
thực hành
tu chứng nên đã biến Tứ Niệm Xứ
thành một
loạt thiền ức chế tâm chứ không còn
là Chánh
Niệm trong Bát Chánh Đạo.
Cho nên,
Chánh Niệm trong Bát Chánh
Đạo mà
đức Phật đã xác định là Tứ Niệm Xứ
như trên
chúng tôi đã dạy, nếu đức Phật không
xác định
như vậy thì chắc chắn Tứ Niệm Xứ là
Tà Niệm.
Bởi vì, Chánh Niệm là chân lý của
đạo Phật, mà
trong đạo Phật thì không thể có
hai ba chân
lý được, chánh là chánh, tà là tà,
không thể
cái nào cũng chánh hết cả. Vì thế ,
pháp môn
Tứ Niệm Xứ là giáo trình tu học cho
lớp Chánh
Niệm của Bát Chánh Đạo. Cho nên
tên Chánh
Niệm là tên của lớp học, còn Tứ
Niệm Xứ
là những môn học cho lớp học đó, chứ
không phải
Chánh Niệm là những môn học
như Tứ
Niệm Xứ. Quý vị có hiểu chưa?
Tu Tứ Niệm
Xứ thì ai cũng thông suốt
theo kiểu
kinh sách phát triển và kiến giải của
các nhà
học giả, họ lý giải Tứ Niệm Xứ đủ kiểu
cách nhưng
nhìn lại quá trình tu tập của mọi
người thì
kết quả sẽ chẳng đi tới đâu cả. Bởi vì
người ta
biến Tứ Niệm Xứ thành Tà Niệm, một
loại pháp
môn tu hành ức chế tâm, chứ không
còn là
Chánh Niệm nữa. Như trong bài trước, đức Phật đã xác định
Chánh Tinh
Tấn là Tứ Chánh Cần cũng như
trong bài
này Chánh Niệm là Tứ Niệm Xứ, như
vậy trong
bốn pháp này chỉ có hai pháp mà
thôi, tuy
tên có khác nhưng tu tập và kết quả
đều đẩy
lui các chướng ngại pháp (ác pháp).
Theo lời
đức Phật dạy trên đây chúng ta phải
hiểu như
thế nào?
Theo kinh
nghiệm tu hành của chúng tôi
thì Tứ
Chánh Cần và Tứ Niệm Xứ là những
pháp môn
trong 37 phẩm trợ đạo. Vì thế ,
chúng tôi
hiểu rằng đức Phật xác định như vậy
là vì Tứ
Chánh Cần và Tứ Niệm Xứ là những
bài pháp
tu học cho lớp Chánh Tinh Tấn và lớp
Chánh
Niệm, chứ không phải Chánh Tinh Tấn
và Chánh
Niệm là môn học như trên đã nói.
Cách thức
tu tập Tứ Niệm Xứ tức là trên
thân quán
thân tỉnh giác Chánh Niệm để khắc
phục tham
ưu ở đời, đó là kinh dạy như vậy
nhưng chúng
ta phải hiểu quán là quan sát ,
quán xét
trên bốn chỗ thân, thọ tâm, pháp, bốn
chỗ này
đức Phật gọi là Tứ Niệm Xứ, quan sát
quán xét
trên bốn chỗ này để làm gì?
Trên bốn
chỗ này thường có Tà Niệm xảy
ra (ác
pháp) vì vậy mà phải quan sát quán xét
cho kỹ để
phát hiện ra những Tà kiến, Tà Niệm, phát hiện ra được những Tà
Kiến và Tà
Niệm là
chúng ta đã đẩy lui chúng ra khỏi tâm
tư mà Đức
phật gọi là khắc phục tham ưu.
Công việc
tu hành Tứ Niệm Xứ là chỉ có
quan sát
bốn vị trí này để diệt trừ các chướng
ngại pháp,
cho nên tâm thường ở trong Chánh
Niệm tức
là không có Tà Niệm, không có Tà
Niệm tức
là không có niệm ác, không có niệm
ác thì
thân tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
Quý vị nên
lưu ý trong Bát Chánh Đạo có
hai nẻo tu
tập xả tâm như:
1/ Chánh
Tinh Tấn.
2/ Chánh
Niệm.
Chánh Tinh
Tấn thì ngăn ác diệt ác pháp,
sanh thiện
tăng trưởng thiện pháp. Đây là
pháp tu
tập phòng hộ bảo vệ thân tâm không
cho các ác
pháp bên ngoài xâm chiếm vào bốn
chỗ thân,
thọ, tâm, pháp. Chánh Tinh Tấn
giống như
chiến thuật chiến lược ngăn và đánh
giặc, không
cho giặc tấn công vào lãnh thổ.
Học lớp
Chánh Niệm là học lớp khắc phục
tham ưu có
nghĩa là chiến đấu với nội tâm của
mình khi
thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta có
chướng
ngại thì dùng Tứ Niệm Xứ đã học trong
lớp Chánh
Niệm để đẩy lui ác pháp. Cũng giống như một nhà vua dùng chiến
thuật chiến
lược diệt
giặc nội chiến để đem lại đất nước
thống
nhất, tức là trị nội loạn, còn dùng Tứ
Chánh Cần
đã học trong lớp Chánh Tinh Tấn
đem ra diệt
giặc ngoại xâm. Qua sự giải thích
này quý
vị có thể hiểu rõ ràng là Phật giáo có
một chương
trình giáo dục đào tạo những bậc
Thánh vô
lậu A La Hán mà chúng tôi cố gắng
giải thích
cho quý vị hiểu dễ dàng để không bị
giáo pháp
phát triển lừa gạt đánh lận pháp
môn vào
pháp môn của Phật giáo.
Người tu
tập theo đạo Phật mà không biết
sử dụng
Tứ Chánh Cần thì đâu dễ gì ngăn ác
pháp bên ngoài
được.
Người tu
theo đạo Phật mà không biết sử
dụng Tứ
Niệm Xứ thì đâu dễ gì diệt ác pháp
trong nội
tâm được.
Tóm lại,
tu học lớp Chánh Tinh Tấn là
cách thức
ngăn và diệt các ác pháp bên ngoài,
còn tu học
lớp Chánh Niệm thì tu học cách
thức đoạn
diệt các ác pháp bên trong.
LỚP THỨ
TÁM: “CHÁNH ĐỊNH”
ChánhĐịnh
là lớp thứ tám của Bát
Chánh Đạo,
đây cũng là lớp cuối cùng của Đạo
Đế. Vậy
Chánh Định là gì?
Chánh Định
ở đây có nghĩa là ngưng hoạt
động, tịnh
chỉ các hành trong thân và tâm. Đức
Phật đã
xác định Chánh Định là Bốn Thiền tức
là Tứ
Thánh Định. Trong Tứ Thánh Định này
có bốn
thiền như:
1/ Sơ Thiền
2/ Nhị
Thiền
3/ Tam
Thiền
4/ Tứ
Thiền
- Muốn
nhập Sơ Thiền thì phải tịnh chỉ
ngôn ngữ
tức là ly dục ly ác pháp.
- Muốn
nhập Nhị Thiền thì phải tịnh chỉ
tầm tứ
tức là lìa sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức,
tỷ thức,
thiệt thức, thân thức và ý thức.
- Muốn
nhập Tam Thiền thì phải tịnh chỉ
tưởng thức
tức là ly hỷ dục tưởng. - Muốn nhập Tứ Thiền thì phải tịnh chỉ
hơi thở
tức là xả lạc , xả khổ, xả niệm thanh
tịnh.
Khi giảng
tới đây chúng tôi mới thấy rõ
Đạo Đế của
đạo Phật thật là một chân lý giải
thoát thực
tế, cụ thể và rất rõ ràng, chỉ còn có
quyết tâm
tu tập hay không tu tập mà thôi, đều
là do hành
giả chứ không phải do pháp môn
nữa, vì
lớp học Chánh Định này chỉ dạy Bốn
Thiền quá
rõ ràng, không còn một điểm nào
nghi ngờ
lớp học này được nữa và cũng không
còn một
Tà Thiền, Tà Định nào lừa đảo, dối gạt
chúng ta
được nữa.
Bát Chánh
Đạo đã xác định từ cách thức
tu tập xả
tâm ly dục ly ác pháp cho đến cách
thức nhập
các định cụ thể rõ ràng mà không
còn có
một pháp môn của ngoại đạo nào lồng
vào giáo
pháp của đạo Phật được, lồng đến đâu
người ta
đều thấy bộ mặt giả của nó, vì Bát
Chánh Đạo
đã chỉ cho chúng ta biết rất rõ.
Những bài
vở học tu ở lớp nào ra lớp nấy, đâu
đó rõ
ràng, có mạch lạc, có thứ lớp tứ thấp đến
cao. Cho
nên, theo chương trình giáo dục đào
tạo ở trên
thì giáo pháp của một số hệ phái
khác không
còn gạt được ai nữa. Nếu ai có đủ duyên học tập Tứ Diệu Đế,
hiểu rõ
bốn chân lý này thì không còn bị các
pháp thiền
của ngoại đạo lừa đảo được. Bởi vì,
đức Phật
đã xác định nghĩa lý của thiền định
rất rõ
ràng. Từ xưa đến giờ người ta hiểu thiền
định của
Phật giáo không đúng.
Đây, chúng
ta nghe các nhà học giả xưa
và nay
định nghĩa Chánh Định: “Chánh Định
có nghĩa
là tập trung tư tưởng vào một vấn đề
chánh
đáng, đúng với chân lý có lợi ích cho
mình cho
người”. Người theo đúng Chánh Định,
thường tập
trung tư tưởng để quan sát những
vấn đề
chính sau đây như:
1- Quán
thân bất tịnh.
2- Quán từ
bi.
3- Quán
nhân duyên.
4- Quán
giới phân biệt.
5- Quán hơi
thở.
Như vậy, ở
đây quý vị thấy chữ “định” có
đúng nghĩa
hay không?
Đức Phật
đã xác định nghĩa của chữ
“định” rất
rõ ràng “Tịnh chỉ, ngưng hoạt động”,
còn các
nhà học giả định nghĩa chữ “định” bằng
cách “tập
trung tư tưởng rồi quán xét các
pháp”. Ở
trong Bát Chánh Đạo Chúng ta thấy rất rõ, tập trung tư tưởng quán
xét các pháp là
ở các lớp
tu tập đầu tiên như: “Chánh Kiến,
Chánh Tư
Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp,
Chánh Mạng,
Chánh Tinh Tấn và Chánh
Niệm, còn
Chánh Định thì không còn tư duy
quán xét
mà chỉ có tịnh chỉ các hành trong
thân ngũ
uẩn.
So sánh như
vậy chúng ta thấy rất rõ
ràng,
người tu thiền thời nay và thiền của đạo
Phật ngày
xưa thì không giống nhau.
Tóm lại,
Định Vô Lậu câu hữu với Tứ
Thánh Đế
tức là nhờ quán xét tu tập Tứ Thánh
Đế mà thân
tâm hoàn toàn vô lậu, vô lậu tức là
giải thoát
không còn khổ đau nữa.
Nếu được
sanh làm người, được gặp Tứ
Thánh Đế
và được tu tập Đạo Đế thì sẽ làm
chủ sanh,
già, bệnh, chết và chấm dứt tái sanh
luân hồi
trong một kiếp này mà thôi.
ĐƯỜNG
VỀ XỨ PHẬT – TẬP II
VI- ĐỊNH VƠ
LẬU
CÂU HỮU TỨ
VƠ LƯỢNG TÂM
Định Vô Lậu
câu hữu Tứ Vô Lượng Tâm
tức là
dùng Tứ Vô Lượng Tâm tu tập đểâ đạt
được vô
lậu. Tứ Vô Lượng Tâm chúng tôi đã
giảng dạy
trong Giáo Án Tu Tập Đường Lối của
đạo Phật
xin quý vị nghe lại những đoạn băng
này.
Ở đây,
chúng tôi xin nhắc sơ lược lại cách
thức dùng
Tứ Vô Lượng Tâm để tâm được vô
lậu.
Ví dụ: Có
người chửi mắng mình, mình bị
chửi mắng
tức là phải có nguyên nhân, như đức
Phật đã
dạy mọi nguyên nhân đau khổ đều do
lòng tham
dục, tham dục của người hoặc tham
dục của
mình. Biết rõ lòng tham dục của mình
tạo ra sự
bất mãn, tự ái, tức giận của người, do
đó ta nên
xả lòng tham dục của ta không được
ganh đua hơn
thiệt với người.
Tự ái,
bất mãn, tức giận là sự đau khổ của
người nên
ta khởi tâm thương yêu họ và cố
gắng tìm
mọi cách giúp đỡ tạo cho họ được an
vui và
không còn thù oán ta nữa, cho nên Đức phật dạy: “Lấy ân trả oán chứ
đừng lấy oán trả
oán”.
Từ chỗ xả
ly tâm tham dục đã giúp chúng
ta an vui
biết thương người khiến cho người
không còn
khổ, đó là làm mình vui và kẻ khác
vui. Những
việc làm như vậy gọi là tu tập từ,
bi, hỷ,
xả; tu tập từ, bi, hỷ, xả từ việc lớn đến
việc nhỏ,
không bỏ xót một việc nào thì gọi là
tu Tứ Vô
Lượng Tâm, Tứ Vô Lượng Tâm còn có
một cái
tên nữa là Vô Lượng Tâm Hành, Vô
Lượng Tâm
hành sẽ diệt tận khổ đau, tức là
diệt tạân
lậu hoặc cho nên gọi là Định Vô Lậu
câu hữu Tứ
Vô Lượng Tâm.
Tóm lại,
dùng Tứ Vô Lượng Tâm để quét
sạch lậu
hoặc, khiến cho tâm bất động trước
các pháp
và các cảm thọ.
ĐƯỜNG
VỀ XỨ PHẬT – TẬP II
VII- ĐỊNH VƠ
LẬU
CÂU HỮU TỨ BẤT
HOẠI TỊNH
Tứ Bất
Hoại Tịnh chúng tôi đã giảng dạy
trong Giáo
Án Tu Tập Đường Lối của đạo Phật
xin quý vị
vui lòng nghe lại đoạn băng đó.
Tứ Bất
Hoại Tịnh là một pháp trợ đạo cho
Đạo Đế,
là một giáo trình tu học trong lớp
Chánh Kiến
nó cũng là một pháp môn trong 37
phẩm trợ
đạo, nó lấy Tứ Niệm Xứ tức là lấy
thân, thọ,
tâm và pháp mà niệm Phật, niệm
Pháp, niệm
Tăng, và niệm Giới, nó thuộc về
Tín Lực
tức là nó lấy lòng tin mà tu. Vì tin
Phật nên
phải sống như Phật, vì tin Pháp nên
Pháp dạy
sao tu tập không sai, vì tin Tăng nên
sống đúng
như chư Tăng, vì tin Giới nên sống
không phạm
Giới. Phần nhiều tu sĩ và cư sĩ
ngày nay
họ không tin Phật, Pháp, Tăng và
Giới vì
thế họ tu theo đạo Phật mà sống không
giống
Phật, không như pháp đã dạy, không
giống hạnh
các bậc Thánh Tăng, thường phạm
giới, phá
giới nên thành sống theo tà đạo.
Mục đích
của pháp môn này là sống như
thế nào
cho đúng và giống như Phật, như Pháp, như chúng Thánh Tăng, như Giới
Luật đã dạy
không hề vi
phạm một lỗi nhỏ nhặt nào thì
thân tâm
mới được gọi là Chánh Kiến, mới
được gọi
là thanh tịnh.
Đó là một
pháp độc lập tự nơi nó khiến
cho thân tâm
ly dục ly ác pháp hay nói một
cách khác
là pháp này sẽ giúp cho thân tâm
thanh tịnh
và đạt được kết quả tâm bất động
trước các
pháp ác.
Người tu
Tứ Bất Hoại Tịnh tuy mới nhìn
vào thì
không hiểu pháp này có sự liên hệ chặt
chẽ với
Bát Chánh Đạo, nhưng chính người nào
có lòng
tin Phật, Pháp, Tăng và Giới thì tất cả
mọi hành
động tu tập Tứ Bất Hoại Tịnh tức là
mọi hành
động tu tập lớp Chánh Kiến trong
Bát Chánh
Đạo chứ không phải ngoài pháp
môn Tứ Bất
Hoại Tịnh mà còn có những pháp
môn nào
khác hơn, vì mỗi hành động trong Bát
Chánh Đạo
là mỗi hành động của Phật, Pháp,
Tăng và
Giới Luật, nó luôn luôn tu học đầy đủ
trong các
lớp: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy,
Chánh Ngữ,
Chánh Nghiệp, Chánh Mạng,
Chánh Tinh
Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định.
Cho nên
pháp môn Tứ Bất Hoại Tịnh là
một pháp
môn cần phải học hiểu cho thông
suốt như
đức Phật đã dạy: “Những gì thông hiểu cần phải thông hiểu”. Nói đến
người tu
hành theo
Phật giáo mà không thông hiểu
pháp môn
Tứ Bất Hoại Tịnh, đó là một điều
thiếu sót
rất lớn cho con đường tu tập để đạt
đến sự
làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm
dứt luân
hồi.
VIII- ĐỊNH
VƠ LẬU
CÂU HỮU ĐỊNH
NIỆM HƠI THỞ
ĐịnhNiệm
Hơi Thở là một loại định
ngăn các
pháp ác tuyệt vời, khiến cho tâm
không còn
phiền não, đau khổ, phiền toái, bất
toại
nguyện hoặc giận hờn, thương ghét, lo sợ,
v.v… Nó
khiến cho tâm vô lậu hoàn toàn nên
gọi Định
Vô Lậu câu hữu với hơi thở.
Định Niệm
Hơi Thở chúng tôi đã giảng
xong, trong
chương trình Giáo Án Đường Lối
Tu Tập của
đạo Phật, xin quý vị nghe lại đoạn
băng đó.
Chúng tôi
xin tóm lượ c lại, để quý vị có
một khái
niệm về Định Vô Lậu câu hữu Định Niệm Hơi Thở, như trong kinh Xuất
Tức Nhập
Tức dạy:
“Quán ly
tham tôi biết tôi hít vô, quán ly
tham tôi
biết tôi thở ra”.
“Quán ly
sân tôi biết tôi hít vô, quán ly
sân tôi
biết tôi thở ra”.
“Quán ly si
tôi biết tôi hít vô, quán ly si
tôi biết
tôi thở ra”.
Vậy tham,
sân, si là gì?
Tham, sân,
si là lậu hoặc, nương vàohơi
thở để
lìa xa tham, sân, si tức là nương vàohơi
thở để xa
lìa lậu hoặc, vì thế do sự tu tậphai
pháp kết
hợp lại làm thành một pháp, nêngọi
là câu
hữu.
IX- ĐỊNH VƠ
LẬU
CÂU HỮU PHÁP
BẤT TỊNH
Pháp Bất
Tịnh là gì?
Pháp bất
tịnh là pháp cấu uế, ô trược, bẩn
thỉu, hôi
thúi, v.v.. Người chấp thân là ngã quá nặng, tâm
ham mê sắc
dục không bỏ được nên phải dùng
những đề
mục thiền quán như:
1- Quán tử
thi.
2- Quán tử
thi sình hôi thúi.
3- Quán
xương trắng.
4- Quán sự
bài tiết bất tịnh bên ngoài
thân.
5- Quán sự
bất tịnh uế trược trong nội
thân.
Nhờ quán
tưởng như vậy nên diệt được
ngã, xả
được tâm sắc dục. Nếu là một người có
chí bền
tâm tu tập quán tưởng bất tịnh thì sẽ
xa lìa
được những lậu hoặc này, cho nên Định
Vô Lậu câu
hữu với Pháp Bất Tịnh là vậy.
X- ĐỊNH VƠ LẬU
CÂU
HỮU THẬP NHỊ
NHÂN DUYÊN
Thập Nhị
Nhân Duyên là gì?
Thập Nhị
Nhân Duyên là 12 duyên như: 1/ Duyên Vô Minh
2/ Duyên
Hành
3/ Duyên
Thức
4/ Duyên
Danh Sắc
5/ Duyên
Lục Nhập
6/ Duyên
Xúc
7/ Duyên
Thọ
8/ Duyên Ái
9/ Duyên
Hữu
10/ Duyên
Thủ
11/ Duyên
Sanh
12/ Duyên
Bệnh Tử Ưu Bi.
Mười hai
duyên này, kết hợïp lại thành
một thế
giới khổ đau, do duyên vô minh chỉ
đạo, nói
một cách khác cho dễ hiểu hơn, là một
môi trường
sống có 12 duyên hợp lại tạo thành
một thế
giới khổ đau của muôn loài sanh linh
trên hành
tinh này.
Quán 12
nhân duyên này, để phá tan cái
thế giới
đau khổ của chúng sanh nói chung và
nói riêng
là diệt lậu hoặc của con người. Trong
Giáo Án
Đường Lối Tu Tập của đạo Phật chúng
tôi đã
giảng trạch đầy đủ, ở đây xin giảng để đi vào thực hành ngắn gọn,
nhưng sẽ giúp cho
chúng ta
biết được lộ trình đi đúng vào quỹ đạo
giải thoát
của đạo Phật qua 12 duyên này.
Ở đây,
chúng tôi xin nhắc nhở thêm, trong
12 nhân
duyên, Vô Minh là duyên thứ nhất.
Vậy muốn
phá Vô Minh thì phải có Minh,
muốn có
Minh thì phải đi ngõ nào vào đây?
Nếu lấy
sự học làm Minh thì đó là sở tri
chướng, mà
sở tri chướng thì không thể nào là
Minh được.
Nếu lấy
chỗ thiền định để phát triển trí
tuệ làm
Minh thì đó là không đúng, vì tâm
chưa ly dục
ly ác pháp làm sao có thiền định
được, còn
nếu ức chế tâm để hết vọng tưởng gọi
đó là
thiền định thì sai, đó chẳng qua chỉ là
một trạng
thái ức chế ý thức ngưng hoạt động
để tưởng
thức hoạt động và sự phát triển hiểu
biết do ức
chế đó gọi là tưởng tuệ, tưởng tuệ
không thể
nào gọi là Minh được. Trong kinh
Sonananda
đức Phật đã xác định trí tuệ rất rõ
ràng: “Trí
tuệ ở đâu là giới luật ở đó, giới
luật ở đâu
là trí tuệ ở đó. Trí tuệ làm
thanh tịnh
giới luật, giới luật làm thanh
tịnh trí
tuệ”. Lời dạy trên đây rất rõ ràng.
Trí tuệ
là giới luật, giới luật là trí tuệ, như
vậy chúng
ta chọn giới luật làm trí tuệ, chọn giới luật làm trí tuệ tức là
chọn đời sống phạm
hạnh, chọn
đời sống phạm hạnh thì phải buông
xả tất
cả, buông xả tất cả thì duyên sanh
không còn;
duyên Sanh không còn thì duyên
Thủ diệt,
duyên Thủ diệt thì duyên Hữu diệt;
duyên Hữu
diệt thì duyên Ái diệt; duyên Ái diệt
thì duyên
Thọ diệt; duyên Thọ diệt thì duyên
Xúc diệt;
duyên Xúc diệt thì duyên Lục Nhập
diệt; duyên
Lục Nhập diệt thì duyên Danh Sắc
diệt; duyên
Danh Sắc diệt thì duyên Thức diệt;
duyên Thức
diệt thì duyên Hành diệt; duyên
Hành diệt
thì duyên Vô Minh diệt; duyên Vô
Minh diệt
thì Minh sanh.
Như vậy,
muốn có Minh thì chúng ta bắt
đầu vào
giới luật, sống đúng giới luật chứ
không thể
ngoài giới luật đi tìm Minh mà có
được, cho
nên đi tìm Minh bằng sự học, bằng
thiền định
thì không thể có được.
Nhờ có
Minh mà chúng ta nhập được
Chánh
Định, nhờ có Chánh Định chúng ta mới
thực hiện
được Tam Minh, nhờ có Tam Minh
chúng ta
mới quét sạch lậu hoặc, do đó mới gọi
là Định Vô
Lậu câu hữu Thập Nhị Nhân
Duyên.
TU BAO
LÂU NỮA MỚI DIỆT ĐƯỢC TẦM TỨ
Hỏi:Kính
thưa Thầy! Con tu như vậy
còn bao lâu
nữa mới diệt được tầm và tứ ? Vậy
mong Thầy
chỉ dạy.
Đáp: Qua
sự trình bày tu tập “Định Niệm
Hơi Thở
của con”. Có lúc con nhắc một, hai câu
đầu rồi
nương theo hơi thở cho đến hết 30 phút
đó là con
đã diệt tầm và tứ trong con rồi,
nhưng con
phải hiểu đó là con ức chế tâm diệt
tầm tứ
chứ chưa phải diệt tầm tứ chân thật. Vì
ức chế tâm
diệt tầm tứ như vậy thì con sẽ rơi
vào định
tưởng và con sẽ gặp các trạng thái hỷ
tưởng xuất
hiện rởn ốc, rùn mình, cảm giác
mát mẻ,
xây xẩm chút ít, thấy trong mình
nặng nặng,
chảy nước mắt, thấy màu đỏ, thấy
ánh sáng,
cảm giác rát rát ở thân, nhột nhộ t
như ruồi
hay kiến bu, kiến bò ở mặt, ở tay ở
lưng, nhưng
khi rờ phủi thì không có gì hết, có
khi bị mất
ngủ, có khi thân mình lúc lắc,
nghiêng qua
nghiêng lại, có khi hất tay hất
chân như lên
đồng, có khi thấy thân mình
đang ngồi
bay lên không, có khi gục tới gục lui,
có khi xây
qua xây lại, có khi há miệng, có khi
miệng nói
lầm thầm, v.v.. Diệt tầm tứ bằng cách ức chế tâm thì rất
là nguy
hiểm, tất cả những trạng thái trên đây
đều do
thiền ức chế tâm mà ra, những người
hành thiền
không đúng đường lối của đức Phật
đã dạy
thì phần đông đều rơi vào những trạng
thái ma
tưởng này, cho nên trong thời đại này
người tu
thì đông nhưng chẳng có người nào tu
tập làm
chủ sanh, già, bệnh, chết được, tâm
luôn luôn
còn tham, sân, si, phiền não, chỉ vì
cứ lo tu
tập cho hết vọng tưởng mà không lo xả
tâm tham,
sân, si, cứ thích ngồi cho nhiều giờ
kéo dài
trạng thái không vọng tưởng nhưng có
ích lợi
gì cho mình cho người, tâm nào cũng
còn tật
nấy. Ngồi cho nhiều diệt tầm tứ sạch
mà giới
luật chẳng ra gì, còn đắm chìm trong
dục lạc ăn
ngủ, còn thọ những bệnh tật khổ đau
sống bằng
thuốc bằng gạo lức muối mè hay
phải nhịn
ăn để trị bệnh. Tu mà không có pháp
làm chủ
sự sống chết, cứ ngồi thiền cho nhiều ,
tầm tứ
không có, nhưng sống chết không làm
chủ được
thì ngồi nhiều và diệt tầm tứ có ích
lợi gì. Tu
như vậy cuộc sống không làm chủ
được tâm,
tâm luôn luôn bị động trước các
chướng
ngại pháp, thì tu diệt tầm tứ để làm gì?
Cho nên, con
đừng lo diệt tầm tứ mà hãy
lo xả tâm
và nhập cho được Bất Động Tâm Định, hãy cố gắng hằng ngày hướng tâm:
“tâm
như cục
đất” để tâm con trở thành cục đất thật
sự, thì
lúc bây giờ con đã nhập được Bất Động
Tâm Định,
nhập được Bất Động Tâm Định con
sẽ đạt
được lợi ích rất lớn không làm khổ
mình, khổ
người, tâm hồn con lúc nào cũng
thanh thản,
an lạc và vô sự, đó là một hạnh
phúc rất
lớn cho con, con hãy cố và cố gắng
hơn thì sự
làm chủ sanh, già, bệnh, chết sẽ đến
với con
trước mắt và lúc chết con biết nơi con
về.
LÀM VIỆC BIẾT
LÀM VIỆC
CĨ XẢ TÂM
KHƠNG?
Hỏi:Kính
thưa Thầy! Tại sao vừa làm
việc, vừa
suy tư để buông xả tâm mình, nhưng
con lại tu
không được hay chính hành động con
làm là
buông xả chăng? Có đúng như vậy
không?
Đáp: Vừa
làm vừa suy tư để buông xả tâm
mình là tu
Định Vô Lậu câu hữu Thân Hành Niệm tức là tỉnh thức trong hành động
làm
việc để
xả tâm.
Vừa làm,
vừa không suy tư chỉ biết hành
động đang
làm là tu Chánh Niệm Tỉnh Giác
Định.
Chính hành động đang làm mà biết đang
làm là
tỉnh thức, chớ không phải buông xả, có
tỉnh thức
mới biết cái đúng cái sai, mới biết
nhẫn nhục,
tùy thuận, bằng lòng mà buông xả.
Buông xả
là tu Định Vô Lậu.
Tâm tỉnh thức
trong hành động làm, tức
là tâm
biết mình đang làm công việc đó, không
có niệm
khởi hoặc tùy miên trong niệm hoặc vô
ký tức là
quên, quên hành động làm, thì đó mới
chỉ là
tỉnh thức, chứ chưa xả niệm. Con nên
phân biệt
Định Vô Lậu và Định Chánh Niệm
Tỉnh Giác
(Thân Hành Niệm) khác nhau nhưng
rất hỗ
trợ cho nhau trên đường tu tập giải
thoát, nếu
biết kết hợp lại.
Con nên phân
biệt khi làm việc biết mình
làm việc
nhưng phải nhớ dùng pháp hướng tâm
như lý tác
ý: “Tâm như đất, không còn tham,
sân, si
nữa; tham, sân, si là khổ đau là ác pháp
phải viễn
ly phải xa lìa, phải đoạn diệt không
được để
trong tâm nữa, nếu không xa lìa các ác
pháp đó
tức là ngu si”. Vừa làm việc, vừa tỉnh
thức trong
động, vừa làm việc cũng vừa thỉnh thoảng hướng tâm, nhắc tâm; hướng
tâm, nhắc
tâm càng
nhiều càng tốt trong việc Chánh
Niệm xả
tâm.
Mục đích
tu hành xả tâm tham, sân, si là
phải tỉnh
thức để xả tâm nhờ pháp hướng, nếu
tâm đang
thanh thản, an lạc và vô sự thì pháp
hướng là
một vai chánh trong sự tu tập xả tâm
và ác
pháp, chứ không phải tâm con biết hành
động làm
là buông xả mà chính pháp hướng
tâm là
buông xả. Còn khi tâm có niệm chướng
ngại pháp
khởi sanh thì con phải tỉnh ngay
niệm khởi
đó để dùng Định Vô Lậu quán xét
cho thấu
suốt niệm khởi đó để hoàn toàn đẩy
lui khỏi
tâm con thì mới gọi là xả tâm.
KHƠNG CHỐNG
ĐỐI VA CHẠM
Hỏi:Kính
thưa Thầy, câu “không chống
đối va
chạm”, va chạm là như thế nào? Nếu
sống riêng
một mình, không tiếp xúc, không va
chạm thì
tu hành có được không? Trong cảnh động muốn tránh va chạm thì
phải sống
như thế nào? Có phải giữ gìn thân,
khẩu, ý
hay không?
Đáp: “Không
chống đối va chạm” không
có nghĩa
là sống một mình.
Không chống
đối tức là nhẫn nhục; không
va chạm
tức là tùy thuận.
Sống chung
đụng với nhau biết nhẫn nhục,
tùy thuận
là sống không chống đối va chạm.
Giữ gìn
thân, khẩu, ý tức là tu tập hạnh
nhẫn nhục,
tùy thuận và bằng lòng.
Nếu sống
riêng một mình không chống
đối, không
va chạm với ai thì tu hành dễ dàng
không khó,
nhưng phải hiểu rõ các pháp tu và
còn phải
biết cách tu tập cho đúng pháp, chỉ
cầân tu sai
một tí là lọt vào thiền ức chế tâm rất
là nguy
hiểm, hoặc sống không đúng cách cũng
có thể rơi
vào sự ức chế tâm.
Cho nên, sự
tu hành có va chạm, có chống
đối thì
ít bị ức chế tâm. Tại sao vậy?
Tại vì có
đối tượng nên thấy được tâm
mình còn
tức giận hay hết tức giận rõ ràng.
Nếu thấy
được tâm mình còn phiền não giậân
hờn hay
tức tối thì cố gắng xả ly đẩy lui các
chướng
ngại pháp đó để tâm được thanh thản, an lạc, còn nếu không đẩy lui
các chướng ngại
pháp đó
mà cứ để trong tâm ôm ấp, đó chỉ là
những
người chưa biết cách tu, người chưa học
đạo đức
làm người, người còn vô minh, ngu si,
dại dột,
cứ để ôm ấp sự đau khổ đó trong lòng,
người không
trí tuệ thường sống ngược lại với
người biết
tu, người có trí tuệ đạo đức nhân bản
nhân quả,
họ chẳng ngu gì mà để ôm ấp sự đau
khổ trong
tâm như vậy, họ luôn luôn sáng suốt
và nhất
định dù một giây một phút cũng không
để ác
pháp trong tâm.
Trong cảnh
động muốn tránh va chạm thì
phải sống
phòng hộ khẩu hành, nghĩa là phải
giữ gìn
miệng lưỡi, không được nói chuyện
phiếm,
chuyện tào lao, chuyện người khác,
không có ý
kiến trong tất cả mọi việc, ai làm gì
mặc họ,
mình chỉ biết giữ gìn tâm và ý của
mình lúc
nào cũng thanh thản, an lạc, vô sự,
ngoài
chuyện thanh thản, an lạc của tâm, nhất
định mình
không để ý chuyện gì khác như lời
đức Phật
đã dạy: “Chuyện mình, mình biết
chuyện
người, người hay”. Biết chuyện người
thì tâm
bất an tức là tâm phóng dật, biết
chuyện
mình là để xả tâm ly dục ly ác pháp, ly
dục ly ác
pháp là tâm thanh thản, an lạc, đó là
một trạng
thái tâm giải thoát không còn khổ đau tức là tâm không phóng dật, tâm
không
phóng dật
tức là tâm thiền định.
Người tu
hành mà sống đúng cách, biết
phòng hộ
sáu căn, giữ gìn tâm ý không tham
dự vào
chuyện của ai cả thì người ấy sống độc
cư trọn
vẹn. Sống độc cư mà không ức chế tâm
đó là đời
sống của con tê ngưu một sừng. Suốt
ngày gặp
mọi người mà không ai tác động được
vào tâm tư
của mình đó là sống độc cư. Có
nhiều
người hiểu độc cư là trốn tránh né mọi
người,
riêng ở trong cảnh một mình không dám
gặp ai hết
như lúc đức Phật tu tập hạnh độc cư
của ngoại
đạo. Ngài ở trong một khu rừng
hoang vắng
hễ thấy bóng dáng có người là
Ngài trốn
chạy, chưa từng để cho ai gặp mình
cả, đó là
độc cư ức chế tâm.
Tóm lại,
sống chung với mọi người nhưng
không nói
chuyện với ai cả, ai hỏi thì trả lời,
không hỏi
thì không kiếm chuyện nói, sống mà
cứ lo giữ
gìn tâm mình thanh thản, an lạc và
vô sự, đó
là độc cư, độc bộ, độc hành, đó là im
lặng như
Thánh. Suốt ngày sống với mọi người
mà chỉ có
một mình, sống như vậy không bao
giờ có va
chạm, đó là sống phòng hộ sáu căn
giữ gìn
tâm ý. Người sống được như vậy thì sự
tu hành
không bao lâu sẽ thành đạt, nghĩa là người ấy sẽ đạt được Thiền
Định và Tam Minh
một cách
dễ dàng không mấy khó khăn và mệt
nhọc.
Bởi vậy,
người biết sống độc cư như vậy là
người tu
đúng pháp, không bao giờ sợ sai pháp.
Sống độc
cư được như vậy tức là đã biết ôm
pháp tu
hành, lúc nào cũng không lìa pháp, vì
thế tâm
hồn họ thanh thản, an lạc và vô sự, đó
là một
trạng thái giải thoát của người tu theo
đạo Phật.
GIÁO ÁN TU TẬP
QUÁ NHIỀU, KHƠNG
BIẾT PHÁP
NÀO TU CHO KẾT QUẢ?
Hỏi:Kính
thưa Thầy, giáo án tu tập thì
mênh mông,
như hiện nay con thực hiện như
thế nào
để đạt kết quả viên mãn trong cảnh
động.
Đáp: Trong
cảnh động con nên tu tập,
nhưng cũng
tùy theo đặc tướng của con hợp với
pháp nào
nên lấy pháp ấy tu hành. Nghĩa là
pháp ấy
có kết quả giải thoát rõ ràng đối với
bản thân
của mình như: 1. Phòng Hộ Sáu Căn
2. Tứ Vô
Lượng Tâm
3. Tứ
Chánh Cần
4. Tứ Bất
Hoại Tịnh
5. Thiểu
Dục Tri Túc
6. Chánh
Niệm Tỉnh Thức
7. Định
Niệm Hơi Thở
8. Định Vô
Lậu
9. Định
Sáng Suốt
10. Trạch
Pháp
11. Hướng
Pháp
12. Quán
Pháp
13. Đoạn
Dứt Pháp
14. Viễn Ly
Pháp
15. Tùy
Pháp
16. Nhẫn
Pháp
17. Tịnh
Chỉ Pháp
18. Ức Chế
Pháp
19. Xả
Pháp
20. Từ
Khước Pháp. Trong hai mươi pháp này Thầy sẽ chọn
cho con để
con tu tập cho dễ dàng, về cuộc sống
thì con nên
chọn bốn pháp như:
1. Phòng
Hộ.
2. Thiểu
Dục Tri Túc.
3. Nhẫn
Pháp.
4. Từ
Khước.
Về các
pháp tu tập thì con nên chọn sáu
pháp như:
1. Tứ
Chánh Cần.
2. Chánh
Niệm Tỉnh Giác.
3. Định
Niệm Hơi Thở.
4. Định Vô
Lậu.
5. Định
Sáng Suốt.
6. Pháp
Hướng Tâm.
Trong sáu
pháp này Thầy sẽ chọn gọn lại
cho con để
con có một pháp duy nhất tu tập
hằng ngày
đêm, đó là Định Vô Lậu câu hữu với
Thân Hành
Niệm nội ngoại trên bốn chỗ thân,
thọ, tâm
và pháp để ngăn ác diệt ác pháp và
không cho
tâm con dính mắc vào các pháp ấy.
Nếu con
quyết tâm tu hành để cầu giải
thoát thì
các pháp duy nhất này sẽ giúp con
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!