có học, tu
tập và sống trong lớp Chánh Tư Duy
như vậy
chúng ta mới lìa xa gốc tham dục và ác
pháp.
Nếu một
người quyết tâm tu hành, để cầu
giải thoát
thì trong lớp Chánh Tư Duy này
chúng ta
đã tìm được sự giải thoát thật sự đâu
cần phải
tu pháp nào khác hơn nữa. Phải
không hỡi
quý vị?
Từ khi
thành lập tu viện đến giờ, hầu hết
chúng tôi
thấy, người tu thời bấy giờ họ không
xả tâm, họ
biết Chánh Kiến, biết rất rõ pháp
nào ác,
pháp nào thiện, họ cũng biết Chánh Tư
Duy, biết
rất rõ các pháp ác làm khổ mình, khổ
người nhưng
họ không xả ly mà chỉ ôm ấp
trong lòng
thù hận, oán ghét… để chịu khổ, thật
là đảo
điên! Điên đảo! Vậy, họ tu theo Phật để
làm gì?
Nếu không xả tâm dục và ác pháp.
Mục đích
của đạo Phật chỉ có xả tâm để
được giải
thoát, nếu họ không xả tâm mà cầu
Phật Đạo
là cầu cái gì? Cầu thần thông ư? Điều
này có
lợi ích gì? Cầu về Cực Lạc Tây Phương
ư? Mơ hồ
trừu tượng quá không thực tế, ích kỉ
cá nhân.
Cầu kiến tánh thành Phật ư? Điều
này cũng
quá mơ hồ trừu tượng, chỉ có những
người điên
đảo, đảo điên thì mới sống trong mơ
mộng và
ảo tưởng như vậy. Cầu thiền định ư? Thiền định thì ở chỗ Chánh
Kiến và Chánh Tư
Duy, ngoài
Chánh Kiến, Chánh Tư Duy thì
không có
Chánh Thiền Định, đó là tà thiền tà
định, mà
tà thiền tà định thì có lợi ích gì cho
mình cho
người đâu.
Đạo Đế là
con đường duy nhất tu tập của
đạo Phật,
để có Chánh Thiền Định, ngoài Đạo
Đế ra,
không còn có con đường nào khác hơn
nữa, để
có Chánh Thiền Định, đi đến giải thoát
làm chủ
sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân
hồi.
Ba mươi bảy
phẩm trợ đạo , chỉ là những
pháp môn
trợ giúp cho Đạo Đế, hay nói một
cách khác
cho dễ hiểu hơn ba mươi bảy phẩm
trợ đạo
là giáo trình tu học của Bát Chánh
Đạo, nó
làm sáng tỏ thêm Đạo Đế, về cách thức
thực hành
tu tập rèn luyện trau dồi trí tuệ, để
sống đúng
tám phương pháp này, tám phương
pháp này
là đạo đức làm Người, làm Thánh của
đạo Phật
như: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy,
Chánh Ngữ,
Chánh Nghiệp, Chánh Mạng,
Chánh Tinh
Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.
Vì thế, ba
mươi bảy phẩm trợ đạo không phải
là Đạo
Đế, nếu cho nó là Đạo Đế thì còn gọi nó
trợ đạo
để làm gì? Ví dụ 1: Chúng ta lấy Tứ Chánh Cần để tu
tập ngăn
ác, diệt ác pháp thì Tứ Chánh Cần là
pháp môn
giúp cho chúng ta thấy rõ các ác
pháp, tức
là giúp cho chúng ta có Chánh Kiến,
giúp chúng
ta thấy biết rõ căn gốc của ác pháp,
tức là
giúp chúng ta có Chánh Tư Duy. Và như
vậy, chúng
ta tu Tứ Chánh Cần, tức là chúng ta
tu tập trí
tuệ Chánh Kiến và Chánh Tư Tuy
hay nói
cách khác Tứ Chánh Cần là giáo trình
thực tập
trên các lớp Chánh Kiến đến lớp
Chánh Niệm
có những bài vở từ thấp đến cao.
Tứ Chánh Cần,
xác định rõ cho chúng ta
biết vị
trí và phận sự của Chánh Kiến và
Chánh Tư
Duy là ngăn ác, diệt ác pháp, có
ngăn ác,
diệt ác pháp thì mới gọi là Chánh
Kiến và
Chánh Tư Duy, nếu không ngăn ác,
diệt ác
pháp thì không thể nào gọi là Chánh
Kiến và
Chánh Tư Duy mà phải gọi là Tà Kiến
và Tà Tư
Duy.
Chánh Kiến
và Chánh Tư Duy là lớp để tu
tập Tứ
Chánh Cần, còn Tứ Chánh Cần là giáo
trình thực
tập để định nghĩa và làm sáng tỏ
cho lớp
Chánh Kiến và Chánh Tư Duy trong tu
tập.
Ví dụ 2:
Chúng ta lấy Tứ Niệm Xứ trên
thân, quán
thân để tu tâïp khắc phục tham ưu, thì Tứ Niệm Xứ sẽ giúp cho chúng
ta quan sát,
hiểu biết
rõ bốn chỗ thân, thọ, tâm và pháp,
khi có các
ác pháp tham ưu sanh khởi, trên bốn
chỗ này
khiến cho nó bị khổ đau, phiền toái.
Như vậy,
Tứ Niệm Xứ cũng là giáo trình thực
tập để
xác định và làm sáng tỏ giúp cho chúng
ta có
Chánh Kiến và Chánh Tư Duy để ngăn ác
và diệt
các ác pháp trên bốn chỗ này. Và như
vậy, chúng
ta tu tập giáo trình Tứ Niệm Xứ, tức
là tu tập
trí tuệ Chánh Kiến và Chánh Tư Duy.
Tóm lại,
ba mươi bảy phẩm trợ đạo chỉ là
những giáo
trình tu học làm sáng tỏ cho sự
hiểu biết
và sự thực hành để chúng ta thực
hiện chương
trình Bát Chánh Đạo dễ dàng
hơn, không
có mệt nhọc mà kết quả giải thoát
rất cụ
thể.
Trên đây,
chúng ta tu học lớp thứ hai
Chánh Tư
Duy, nếu chúng ta theo như lời đức
Phật đã
dạy mà tu tập lớp Chánh Tư Duy như
vậy thì
chắc chắn không những chúng ta mà
bất cứ
người nào tu tập cũng đều có sự giải
thoát như
nhau cả, nghĩa là người nào tu theo
đạo Phật
đúng con đường Bát Chánh Đạo thì
chắc chắn
trăm muôn ngàn người đều có kết
quả thiết
thực cụ thể, tức là giải thoát giống y
như nhau.
Kính thưa các bạn! Tu học Bát Chánh
Đạo, đức
Phật đâu có dạy: tụng kinh, bái sám,
ngồi
thiền, niệm Phật, niệm chú đánh chuông,
gõ mõ,
v.v.. mà chỉ có sống đúng Chánh Kiến,
Chánh Tư
Duy, Chánh Ngữ...
Bát Chánh
Đạo là một chân lý trong bốn
chân lý
của đạo Phật vàø nó chính là chương
trình tu
học chân chánh của đạo Phật thì cách
thức tu
tập phải rõ ràng, cụ thể và thiết thực
không thể
mơ hồ, trừu tượng, mê tín được. Nếu
Bát Chánh
Đạo là chương trình giáo dục đào
tạo tu học
mơ hồ, trừu tượng, ảo giác, huyễn
hóa thì không
được gọi là chương trình giáo dục
đào tạo,
không được gọi là chân lý.
Cho nên,
chương trình giáo dục đào tạo,
được gọi
là chân lý phải là thiết thực, cụ thể,
phải hiểu
biết bằng tri thức của chúng ta, còn
những loại
pháp môn trừu tượng, mơ hồ, ảo
giác, với
sự hiểu biết bằng tưởng tri thì không
được gọi
là chân lý như: Triết học Tánh Không,
Trí tuệ
Bát Nhã, Phật Tánh, v.v.. đều không
được gọi
là chân lý, phần nhiều người ta hiểu
về những
pháp này bằng tưởng tuệ, chứ không
phải trí
tuệ, nên các pháp môn này được xem là
Tà Kiến
ngoại đạo, không phải là của đạo Phật.
LỚP THỨ
BA: “CHÁNH NGỮ”
ChánhNgữ
là lớp thứ ba trong Bát
Chánh Đạo.
Vậy Chánh Ngữ là gì?
Chánh Ngữ
có nghĩa là lời nói chân thật,
ngay thẳng,
không bao giờ nói sai sự thật, lời
nói không
thiên vị, không xuyên tạc, không nói
chuyện
phiếm, chuyện tào lao, không nói đùa,
nói chơi,
nói giỡn cợt, nói móc họng, nói mỉa
mai, nói to
tiếng, nói tranh luận hơn thua, nói
xỉ vả,
chửi mắng, nạt nộ, la hét, hù dọa, không
nói lời
làm cho người khác tức giận, không nói
lời làm
cho người khác buồn phiền khổ đau,
không nói
xấu người khác, không đặt điều thêm
bớt, không
đem chuyện người này nói lại với
người kia…
Chánh Ngữ
còn là lời nói hiền lành, lời
nói không
làm khổ mình, khổ người, khổ chúng
sanh như:
Không nói lờøi giết hại chúng sanh,
không nói
lời xui khiến người giết hại chúng
sanh, không
nói lời trộm cắp cướp giựt của
người,
không nói lời xui khiến người khác trộm
cắp cướp
giựt của người khác, không nói lời
dâm dục,
tục tĩu. Tóm lại, Chánh Ngữ là những lời nói luôn
luôn lúc
nào cũng ôn tồn, nhã nhặn, dịu dàng,
nhẹ nhàng,
từ tốn, khiêm cung và lời nói không
làm khổ
mình, khổ người và khổ tất cả chúng
sanh.
Nếu một
mai, chúng ta có lỡ lời nói không
Chánh Ngữ,
khiến cho mình khổ , người khác
khổ thì
chúng ta nhất định phải từ bỏ, không
được dùng
lời nói đó nữa, nếu chúng ta còn nói
lời đó
nữa, là chúng ta không phải con người, vì
chúng ta
đã học Chánh Ngữ, thế mà chúng ta
còn dùng
lời nói làm khổ mình, khổ người thì
chúng ta
là con vật, chứ không phải là con
người tu
hành. Và vì vậy, mỗi khi nói một điều
gì thì
chúng ta phải tư duy, suy nghĩ cho kỹ rồi
mới được
nói, như đức Phật đã dạy: “Này chư
Tỳ Kheo,
có năm loại ngôn ngữ mà các
Người có
thể dùng khi nói với người khác:
1/ Đúng
thời hay phi thời.
2/ Chơn
thật hay không chơn thật.
3/ Nhu
nhuyễn hay thô bạo.
4/ Có lợi
ích hay không lợi ích.
5/ Với từ
tâm hay với sân tâm. - Này chư Tỳ kheo khi nói với người
khác, các
ngươi có thể nói đúng thời, đừng
nói phi
thời.
- Này chư
Tỳ Kheo, khi nói với các
người
khác, các ngươi có thể nói lời chân
thật, chứ
đừng nói lời không chơn thật.
- Này chư
Tỳ Kheo, khi nói với người
khác, các
ngươi có thể nói lời nhu nhuyễn
chứ đừng
nói lời thô bạo.
- Này chư
Tỳ Kheo, khi nói với các
người
khác, các ngươi có thể nói với từ
tâm chứ
đừng nói với sân tâm.
Này chư Tỳ
Kheo, ở tại đây, các người
cần phải
học tập như sau: “Chúng ta sẽ
giữ tâm
của chúng ta không biến nhiễm,
chúng ta
sẽ không thốt ra lời ác ngữ,
chúng ta
sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm
từ bi, với
một tâm không sân hận. Chúng
ta sẽ sống
bao phủ mọi người với tâm câu
hữu với
lòng từ. Và với mọi người này là
đối tượng
của ta, ta sống biến mãn cùng
khắp thế
giới với tâm câu hữu với lòng từ,
lòng quảng
đại vô biên, không hận, không
sân”. Này
chư Tỳ Kheo, như vậy các người
cần phải
học tập”.
Trên đây,
đức Phật nhắc nhở chúng ta giữ
gìn lời
nói, có năm điều kiệ n để nói, nếu chúng
ta giữ gìn
đúng lời dạy trên đây. Đó là chúng ta
đang tu học
lớp Chánh Ngữ.
Chánh Ngữ
rất lợi ích cho đời sống của
chúng ta,
nếu chúng ta biết giữ gìn đúng Chánh
Ngữ như
trên đức Phật đã dạy thì chúng ta đã
đem lại cho
mình cho người một sự an vui,
thanh thản
giải thoát dù ở bất cứ nơi đâu.
LỚP THỨ TƯ:
“CHÁNH NGHIỆP”
Chánh
Nghiệp là lớp thứ tư trong Đạo
Đế mà
chúng ta cần phải sống, học và tu tập
hằng ngày
trong mỗi hành động thân, miệng
và ý của
chúng ta.
Chánh Nghiệp
là những hành động thiện,
hành động
không làm đau khổ cho mình, cho
người và
cho tất cả chúng sanh. Về thân có ba hành động Chánh Nghiệp
như:
1/ Thân
không đánh đập, không làm đau
khổ và
không tự giết hại mình, người và tất cả
chúng sanh,
đó là Chánh Nghiệp.
2/ Thân
không trộm, cắp, cướp giựt , không
móc túi,
không lấy của không cho, đó là Chánh
Nghiệp.
3/ Thân
không tà dâm, không làm những
điều bất
chánh gây đau khổ cho mình cho
người, đó
là Chánh Nghiệp.
Về miệng
nếu giữ gìn được Chánh Ngữ tức
là giữ
gìn Chánh Nghiệp của miệng, cho nên
học về
Chánh Ngữ tức là học về Chánh nghiệp
của miệng,
như vậy những bài học Chánh Ngữ
ở trên là
những bài học Chánh Nghiệp ở đây.
Chánh
Nghiệp về miệng còn một điều nữa rất
là quan
trọng, đó là miệng không nên ăn thịt
chúng sanh,
tại vì hành động ăn thịt chúng
sanh tức
là tạo ra nghiệp đau khổ vào thân mà
không biết,
cho nên hành động ăn thịt chúng
sanh không
phải là Chánh Nghiệp mà là Tà
Nghiệp.
Chánh
Nghiệp còn gọi là những nghề
nghiệp
sống chân chánh, nghề nghiệp không làm đau khổ chúng sanh. Có sáu Tà
Nghiệp mà
người Phật
tử không nên làm như:
1/ Không
làm nghề săn bắn.
2/ Không
làm nghề ngư phủ.
3/ Không
được làm nghề buôn bán thịt
sống.
4/ Không
được làm nghề buôn bán thịt
chín.
5/ Không
được làm nghề sản xuất rượu và
buôn bán
rượu.
6/ Không
được làm nghề buôn bán người
(mãi dâm).
Tóm lại,
Chánh Nghiệp là tu tập rèn
luyện mỗi
hành động thân, miệng, ý phải được
trong sạch,
thanh tịnh; trong sạch, thanh tịnh
tức là
hành động thân, miệng, ý toàn thiện,
nếu còn
có một chút xíu hành động ác thì
không được
gọi là Chánh Nghiệp, cho nên
Chánh
Nghiệp tức là mỗi hành động thân,
miệng, ý
của chúng ta không làm khổ mình,
khổ người
và khổ tất cả chúng sanh, thì đó mới
chính là
Chánh Nghiệp.
Mỗi người
sinh ra trong đời đều phải có
nghề
nghiệp làm để sống, nhưng phải chọn
nghề
nghiệp thiện, đừng nên chọn nghề nghiệp ác. Vì nghề nghiệp ác sẽ
đem đến sự khổ đau
cho mình,
cho người và cho tất cả chúng sanh,
còn nghề
nghiệp thiện sẽ mang đến hạnh phúc,
an vui cho
mình, cho người và cho tất cả chúng
sanh. Cho
nên, Chánh nghiệp rất quan trọng
trong đời
sống của con người. Vì thế , mỗi người
cần phải
theo tu học lớp học Chánh Nghiệp
này, đừng
bỏ qua rất uổng, hễ là con người dù
bất cứ có
tôn giáo nào hay không tôn giáo, mọi
người cũng
đều phải học và thực tập để hiểu
biết cách
sống đúng ý nghĩa trong Chánh
Nghiệp
LỚP THỨ NĂM:
“CHÁNH MẠNG”
Chánh Mạng
là nẻo tu tập thứ năm còn
gọi là
lớp tu học thứ năm của Đạo Đế. Vậy
Chánh Mạng
là gì?
Chánh Mạng
là mạng sống chân chánh
của con
người, là sự sống của cơ thể không
huân tập
vào thân những sự khổ đau của kẻ
khác và
của tất cả chúng sanh. Chánh Mạng là nuôi sống thân mạng
bằng những
nghề nghiệp chân chánh tức là
những nghề
nghiệp lương thiện không tạo việc
làm ác để
nuôi thân mạng.
Chánh Mạng
còn có nghĩa là sống đúng
chánh
pháp, không mê tín dị đoan, không sống
trong tưởng
giải, ảo giác, mơ hồ, trừu tượng.
Chánh Mạng
còn có nghĩa là sống không
chạy theo
dục vọng và các ác pháp về ăn uống.
Chúng ta hãy
nghe đức Phật dạy: “Này chư
Hiền, có
bốn loại thức ăn này, khiến cho
các loài
chúng sanh đã sanh được an trú
hay các
loài hữu tình sẽ sanh được hộ trợ
cho sanh.
Thế nào là bốn?
1/ Đoàn
thực loại thô hay loại tế.
2/ Xúc
thực.
3/ Tư niệm
thực.
4/ Thức
thực.
Từ tập
khởi của ái có tập khởi của
thức ăn,
từ đoạn diệt của ái có đoạn diệt
của thức
ăn. Thánh Đạo Tám Ngành này
là con
đường đưa đến đoạn diệt của thức
ăn, tức
là: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy,
Chánh Ngữ,
Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh
Định. Này
chư Hiền khi nào Thánh đệ tử
tuệ tri
thức ăn như vậy, tuệ tri tập khởi
thức ăn như
vậy, tuệ tri đoạn diệt của
thức ăn như
vậy, tuệ tri con đường đưa
đến đoạn
diệt của thức ăn như vậy, vị ấy
đoạn trừ
tất cả tham tùy miên, tẩy sạch
sân tùy
miên, nhổ tận gốc kiến mạng tùy
miên “Tôi
là”, đoạn trừ vô minh, khiến
minh sanh
khởi, diệt tận gốc khổ đau ngay
trong hiện
tại. Này chư Hiền, như vậy
Thánh đệ
tử có Chánh Tri Kiến, có tri kiến
chánh
trực, có lòng tin pháp tuyệt đối và
thành tựu
diệu pháp này”.
Trên đây là
lời dạy của đức Phật chúng ta
nên lưu ý câu
này “Từ tập khởi của ái có tập
khởi của
thức ăn, từ đoạn diệt của ái có
đoạn diệt
của thức ăn”. Chúng ta đảo ngược
câu nói
này lại, chúng ta có một pháp hành rất
cụ thể
“Từ tập khởi của thức ăn, có tập
khởi của
ái, từ đoạn diệt thức ăn, có đoạn
diệt của
ái”.
Cho nên,
người tu học lớp Chánh Mạng
tức là
nuôi mạng sống thì không nên tập khởi
theo ăn
uống, vì chạy theo ăn uống tức là nuôi Tà Mạng, nuôi Tà Mạng tức là
tập khởi thức
ăn, tập
khởi thức ăn tức là tập khởi ái dục.
Ngược lại,
ăn ngày một bữa để sống, tức là nuôi
Chánh
Mạng, còn người tu sĩ mà ăn hai ba bữa
trong một
ngày thì đó là nuôi Tà Mạng, nuôi
Tà Mạng
thì tâm dục sanh, bằng chứng quý vị
cứ suy
ngẫm lời đức Phật dạy có đúng không?
Quý vị nên
lấy đời sống của mình làm thí điểm
thì sẽ
thấy rất rõ ràng.
Một chúng
sanh, phải thọ thực bằng bốn
cách nuôi
sống thân mạng như trên đức Phật
đã dạy,
nhưng người tu theo Bát Chánh Đạo,
thực hiện
lớp Chánh Mạng thì chỉ dùng có
Đoàn thực
dù thô hay tế để đủ nuôi sống thân
mạng mà
thôi, còn Xúc thực, Tư niệm thực và
Thức thực
thì ngăn chặn và đoạn dứt, không
nên dùng ba
cách thức ăn uống này, vì ba cách
thức ăn
uống này sanh ra dục như lời dạ y ở
trên “ăn
uống tập khởi thì dục tập khởi”.
Người tu
theo đạo Phật nên lưu ý: chúng
ta là
những người đến với đạo Phật là đi tìm sự
giải
thoát, làm chủ sự sống chết và luân hồi,
chứ không
phải đi tìm ăn uống hay tìm danh
lợi hoặc
tìm thần thông phép thuật, tàng hình
biến hóa,
v.v.. Chúng ta đến với đạo Phật là đi tìm sự
làm chủ
bốn sự đau khổ của kiếp người sanh,
già, bệnh,
chết chứ không phải ngồi thiền nhập
định năm
bảy ngày hoặc một tháng hai tháng
hoặc chết
để lại nhục thân hoặc tiếp tục tái
sanh luân
hồi làm Bồ Tát, để rồi vừa sanh ra là
nhớ lại
được tiền kiếp của mình. Chúng ta tu
hành không
có mục đích đó, nên chúng ta phải
sống đúng
những lời dạy trong Bát Chánh Đạo,
vì lẽ đó
chúng ta phải sống đúng Chánh Mạng,
ăn ngày
một bữa, đủ sống để nuôi thân, ăn
không cần
ngon, không cần thích, không cần
tưởng.
Trong đạo
Phật dạy có bốn cách nuôi Tà
Mạng,
người tu sĩ chân chánh của đạo Phật thì
phải tránh
bốn cách nuôi mạng sống không
chân chánh
này:
1/ Hạ khẩu
thực, tức là đi khất thực phi
thời và ăn
uống phi thời, hạng tu sĩ này là
những
người nuôi Tà Mạng, nuôi Tà Mạng thì
dù họ có
tu pháp môn nào thì cũng tu tà pháp
mà thôi.
Bởi Đạo
Đế là con đường chân lý chắc thật
của đạo
Phật, nếu người nào tu đúng đường lối
đó thì sẽ
có giải thoát ngay liền, thế mà người tu nuôi mạng sống bằng Tà
Mạng thì làm sao
tìm giải
thoát được.
2/ Ngưỡng
khẩu thực, có nghĩa là không
giữ gìn
phạm hạnh đi xin ăn, mà lại đi làm
nghề xem
thiên văn như: nhìn xem hiện tượng
trăng sao,
đoán thời tiết, bói khoa, tiên tri
chuyện quá
khứ vị lai cho người, hoặc xem ngày
giờ tốt
xấu cất nhà cửa, xây mồ mả, dựng vợ gả
chồng, coi
sao hạn để rồi cúng sao giải hạn để
cắt giá ăn
tiền hoặc trao đổi sự cúng dường, đó
là hành
những nghề mê tín lường gạt người để
nuôi sống
Tà Mạng. Trong Trường Bộ Kinh,
đức Phật
dạy: “Như sắp đặt ngày lành để
rước dâu
hay rể, lựa ngày giờ tốt để hòa
giải, lựa
ngày giờ tốt để chia rẽ, lựa ngày
giờ tốt
để đòi nợ, lựa ngày giờ tốt để cho
mượn hay
tiêu tiền, dùng bùa chú để giúp
người được
may mắn, dùng bùa chú để
khiến
người bị rủi ro, dùng bùa chú để
phá thai,
dùng bùa chú để làm cóng lưỡi,
dùng bùa
chú khiến quai hàm không cử
động, dùng
bùa chú khiến cho người phải
bỏ tay
xuống, dùng bùa chú khiến cho tai
bị điếc,
hỏi gương soi, hỏi đồng cốt, hỏi
Thiên Thần
để biết họa phước, thờ Mặt
Trời, thờ
Thổ Địa, thờ Thần Tài Siri. Còn Sa Môn Gotama tránh xa các tà mạng
kể
trên”. (Kinh
Phạm Võng trang 27 trong Trường Bộ
Kinh tập 1
thuộc tạng kinh Nikaya).
Đức Phật
chấp nhận cho người tu sĩ chỉ có
một cái
nghề duy nhất, đó là đi khất thực,
ngoài ra
các nghề khác, bất cứ một nghề nào
đức Phật
cũng không chấp nhận, vì mọi nghề
khác đều
nuôi thân mạng không chân chánh.
Tại sao
vậy?
Tại vì
tất cả mọi nghề khác làm ra tiền để
sống thì
không thể nào xả tâm tham, sân, si
được. Đạo
Phật vốn là đạo buông xả sạch vật
chất thế
gian, vì thế còn làm ra tiền là còn
nuôi dưỡng
tâm tham dục, còn làm tất cả các
nghề khác
là còn vật sở hữu, dù là vật sở hữu
có một
chút vẫn không xả hết tâm dục và ác
pháp.
Lớp tu tập
về Chánh Mạng quý vị nên lưu
ý: nó là
một chân lý để tu tập đi đến giải thoát,
thế mà
một người đi tìm đạo giải thoát mà tu
hành không đúng
pháp tức là sống nuôi Tà
Mạng, không
đúng Chánh Mạng thì quý vị
nghĩ sao?
Họ có giải thoát được không? Chắc
hẳn là
không, phải không quý vị?
Quý vị Tu
Định Vô Lậu câu hữu Tứ Diệu
Đế, thì
thấy rất rõ sự tu tập có giải thoát ngay liền và sự tu tập không
có mệt nhọc, không có
khó khăn
gì cả, chỉ cần sống đúng những lời
dạy này,
tức là hằng ngày quý vị áp dụng vào
Chánh
Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ,
Chánh
Nghiệp và Chánh Mạng, chỉ trong năm
lớp tu học
này thì quý vị cũng cảm thấy tâm
bất động
trước các pháp và luôn luôn lúc nào
quý vị
cũng sống trong thiện pháp đúng đạo
đức làm
người không làm khổ mình, khổ người
và khổ
chúng sanh. Đó là chân hạnh phúc của
loài người
trên hành tinh này.
Khi giảng
Tứ Diệu Đế đến đây, chúng tôi
cảm nhận
bốn chân lý của đạo Phật thật là
tuyệt vời,
đúng là bốn chân lý của loài người.
Một chương
trình giáo dục đào tạo những bậc
vô lậu
chứng Thánh quả A La Hán.
Đạo Đế là
một pháp môn giải thoát vi
diệu mầu
nhiệm, nhưng tại sao các bậc Thầy
Tổ của
chúng ta lại không thấy nó là một chân
lý chân
thật, một pháp môn giải thoát bốn sự
đau khổ
của kiếp người và chấm dứt luân hồi
sanh tử mà
không thể có một pháp môn nào
hơn được,
một pháp môn sống an lạc thanh
thản và vô
sự giải thoát cụ thể, thiết thực, lợi
ích cho
mình, cho người rất rõ ràng. Pháp thiết
thực, cụ
thể như vậy mà Thầy Tổ của chúng ta lại dạy những pháp mơ hồ, trừu
tượng như:
Thiền Tông,
Mật Tông, Tịnh Độ Tông, chúng ta
tu tập
chết người mà tâm tham, sân, si vẫn còn
và nhiều
khi còn mạnh hơn, những pháp môn
này tu tập
mãi chúng ta rơi vào cửa danh, cửa
lợi khiến
chúng ta chết chìm trong danh lợi của
thế gian
như: ăn uống, quần áo, xe cộ, ti vi, tủ
lạnh, chùa
to Phật lớn, v.v..
Chánh Nghiệp
của đạo Phật dạy là như
vậy mà
Thầy Tổ của chúng ta biến chúng ta
thành
những người hành nghề nghiệp ác, mê
tín lừa
đảo, lường gạt người, khiến chúng ta
mất cả
lương tri Chánh Nghiệp của đạo Phật
thật là
đau lòng.
Còn năm
lớp trong Bát Chánh Đạo chỉ cho
chúng ta
thấy rất rõ ràng các pháp, tức là các
đối tượng
đến với chúng ta thì ngay đó, chúng
ta thấy
biết liền chúng là ác pháp hay là thiện
pháp, đó
là chúng ta đang thấy chúng bằng
Chánh
Kiến, nếu Chánh Kiến không nhận ra
chúng
thiện hay ác được thì liền ngay đó chúng
ta dùng
Chánh Tư Duy, Chánh Tư Duy giúp
chúng ta
thông suốt ác pháp hay là thiện pháp.
Khi đã
biết rõ ràng, chúng ta mới dùng Chánh
Ngữ thì
lời nói của chúng ta không làm khổ
mình, khổ
người. Không làm khổ mình, khổ người, tức là chúng ta ly dục ly ác
pháp, ly dục
ly ác pháp
tức là chúng ta sống đúng Chánh
Nghiệp,
sống đúng Chánh Nghiệp tức là hành
động thân,
miệng, ý toàn thiện, có nghĩa là
không còn
làm khổ mình, khổ người nữa.
Không làm
khổ mình, khổ người nữa, tức là
sống đúng
Chánh Mạng, sống đúng Chánh
Mạng thì
chỉ còn có đi xin ăn mà thôi.
Kết quả
của năm lớp này đưa chúng ta đi
đến con
đường giải thoát thực tế cụ thể, hiện
tại không
có thời gian, nếu chúng ta là những
người đã
từng lăn lộn trong cuộc sống bảy nổi
ba chìm
thì làm sao không thấy đời là khổ,
thật sự
đời người sanh ra là khổ, khổ đủ mọi
mặt và khi
nghĩ như vậy chúng ta rất ngao
ngán và
chán chường cho kiếp sống của con
người. Con
người sanh ra để làm gì? Kết cuộc
rồi cũng
chẳng có gì, chỉ là một trò ảo ảnh. Nếu
xét đi xét
lại hết một kiếp người chỉ có bon
chen vật
lộn với cái ăn, cái mặc, cái ở cuối cùng
cũng chẳng
có nghĩa lý gì cả, lớp người trước
chết mất
đi, lớp người sau thừa kế cũng như
vậy và cứ
như vậy mãi mãi muôn đời muôn
kiếp vô vị
chẳng có nghĩa lý gì! Ôi thật là một
trò huyễn
mộng của kiếp người.
ĐƯỜNG
VỀ XỨ PHẬT – TẬP II
LỚP THỨ SÁU:
“CHÁNH TINH TẤN”
ChánhTinh
Tấn là lớp thứ sáu trong
Bát Chánh
Đạo. Vậy Chánh Tinh Tấn là gì?
Chánh Tinh
Tấn là sự siêng năng đúng
với chánh
pháp, có những sự siêng năng mà
không đúng
chánh pháp như những tu sĩ và cư
sĩ siêng
năng “niệm Phật, trì chú, tụng kinh,
bái sám,
ngồi thiền, v.v…”, đó không phải là
Chánh Tinh
Tấn, mà chính là Tà Tinh Tấn.
Chánh Tinh
Tấn mà đức Phật đã xác định
rất rõ
ràng là “Tứ Chánh Cần”. Người nà o có
Chánh Tinh
Tấn tức là hằng ngày siêng năng
tu tập
“Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng
trưởng
thiện pháp”. Và sự tu tập siêng năng
như vậy sẽ
mang lại cho họ ngay liền một cuộc
sống thanh
thản, an vui và vô sự.
Cách thức
tu tập Tứ Chánh Cần thì quý vị
đã học
rồi chúng tôi không cần giảng ra đây
làm mất
thì giờ vô ích.
Người mới
bắt đầu tu theo đạo Phật thì
phải tu
học và sống cho đúng theo năm lớp:
Chánh
Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ,
Chánh
Nghiệp, Chánh Mạng, nếu đã tu học và sống đúng năm lớp này thì
đương nhiên người
đó đang tu
tập Tứ Chánh Cần, tức là ngăn ác
diệt ác
pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện
pháp, mà
ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện
tăng trưởng
thiện, tức là đang thực hiện lớp
thứ sáu
trong Bát Chánh Đạo, đó là Chánh
Tinh Tấn.
Vậy Chánh Tinh Tấn tức là siêng
năng tu
tập, nhưng siêng năng tu tập cái gì?
Siêng năng
tu tập ngăn ác diệt ác phá p
tức là
siêng năng tu tập: Chánh Kiến, Chánh
Tư Duy,
Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh
Mạng.
Trong thiền
định của đạo Phật thì Chánh
Tinh Tấn
là phương pháp đầu tiên để tu tập
thiền
định, nghĩa là hằng ngày đi, đứng, nằm,
ngồi, nói
nín đều ngăn ác diệt ác pháp và luôn
luôn sống
trong thiện pháp, để giúp cho thân
tâm ly dục
ly ác pháp, thân tâm ly dục ly ác
pháp, thì
thân tâm mới thanh tịnh, thân tâm
có thanh
tịnh thì mới bắt đầu có định, chính từ
tâm thanh
tịnh này chúng ta mới chính thức đi
vào thiền
định. Nếu thân tâm chưa thanh tịnh
mà vội
vàng tu thiền định tức là tu sai, tu
không đúng
như trong Bát Chánh Đạo đã dạy.
Chánh Tinh
Tấn tức là Tứ Chánh Cần, Tứ
Chánh Cần
là một danh từ chỉ chung cho cách thức tu tập của năm lớp trong Bát
Chánh Đạo
như: Chánh
Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ,
Chánh
Nghiệp, Chánh Mạng.
Trong năm
lớp này cách thức tu tập theo
Tứ Chánh
Cần rất rõ ràng.
Ví dụ: Có
một pháp xảy đến, trước tiên
chúng ta
thấy pháp đó không làm khổ mình,
khổ người,
nhưng muốn chắc ăn hơn chúng ta
tư duy suy
xét pháp đó đúng là pháp thiện,
pháp không
làm khổ mình, khổ người tức là
chúng ta tu
tập lớp Chánh Tư Duy, khi đã tư
duy xong
pháp đó chúng mới đưa ra hành động
thân,
miệng, ý của mình tức là chúng ta tu tập
Chánh
Nghiệp. Hành động Chánh Nghiệp đưa
đến thân
tâm của chúng ta được thanh thản, an
lạc và vô
sự, thân tâm được thanh thản, an lạc
và vô sự
đó là chúng ta tu tập Chánh Mạng.
Như vậy
trong sáu lớp của Bát Chánh Đạo
chúng ta tu
tập được thân tâm thanh tịnh và
giải thoát
hoàn toàn.
Còn hai
lớp nữa là Chánh Niệm và Chánh
Định, như
vậy có thừa không? Chúng tôi xin
thưa rằng:
Đức Phật không bao giờ dạy thừa
mà cũng
không dạy thiếu, vì Đạo Đế là một
chân lý
trong bốn chân lý thì không lý nào lại
dạy thừa
mà cũng không lý nào lại dạy thiếu, vì dạy thiếu người đời sau
không biết đâu mà
tu tập,
còn dạy thừa tu tập mất thì giờ vô ích.
Lần lượt
chúng ta sẽ tu học trọn hai lớp sau
cùng và
sẽ thấu rõ tám lớp tu tập của đạo Phật
không
thiếu, không thừa.
Sáu lớp
này chúng ta chưa thấy đức Phật
dạy ngồi
thiền, tụng kinh, lạy sám hối hoặc trì
chú, niệm
Phật, cúng bái, tế lễ v.v.. mà chỉ có
dạy chúng
ta ngăn ác diệt ác pháp. Lần theo
dấu vết
của Bát Chánh Đạo chúng ta mới thấy
rõ Thầy
Tổ của chúng ta tu sai pháp, lạc vào
pháp môn
của ngoại đạo tà giáo rất rõ ràng.
LỚP THỨ BẢY:
“CHÁNH NIỆM”
Chánh Niệm
là lớp thứ bảy trong Bát
Chánh Đạo.
Vậy Chánh Niệm là gì?
Chánh Niệm
là niệm chân chánh không
có tà
niệm, niệm thiện, niệm không làm khổ
mình, khổ
người và khổ chúng sanh, đức Phật
đã xác
định Chánh Niệm là Tứ Niệm Xứ, Tứ
Niệm Xứ
là một tên khác của Chánh Niệm, cho
nên người
tu Chánh Niệm tức là tu tập Tứ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!