chịu ảnh hưởng
phát triển nên bố thí cúng dường
không trí tuệ. Hễ thấy ai
ăn xin hoặc thấy sư, thầy đi khất thực thì bố thí và
cúng dường mà còn gọi là bố thí và
cúng dường Ba La
Mật, có nghĩa
là cho và
cúng đường mà không
biết mình cho
và cúng dường.
Cúng dường với trí tuệ Bát Nhã
như vậy nên một số người lừa đảo lợi dụng chiếc y áo của Phật giáo
mà làm
cho Phật giáo hư hoại
và suy đồi. Vậy tội ấy về
ai? Có phải về Giáo Hội chăng? Giáo Hội cần phải
thấy
bổn phận và
trách nhiệm của mình đối với Phật giáo và tín đồ.
Ở các
xứ Phật giáo
Nam Tông, bọn ăn
mày mạo danh tu sĩ Phật giáo không thể lường gạt ai được hết,
còn ở Việt
Nam những người mà
con gặp không
phải là ít. Họ lường gạt
Phật tử
bằng mọi cách. Đó là lỗi của Giáo
Hội thiếu tổ chức. Lỗi của Phật tử là không học giới luật và đạo đức của
Phật giáo.
Hiện giờ
Giáo Hội Phật Giáo cấm tu sĩ không cho khất thực, để nhờ cảnh sát truy bắt những
kẻ gian manh giả tu sĩ Phật giáo đi xin
ăn. Nhưng bắt tội họ
là tội gì? Tội đi
xin ư? Luật pháp
Nhà nước không
có luật bắt
tội người đi xin, thì cảnh sát làm sao bắt họ được, cũng không
có pháp luật bắt buộc họ không
được quyền mặc
áo tu sĩ Phật giáo
được. Đó là quyền của họ, nên cuối
cùng vẫn có tu sĩ đi xin đô la, tiền bạc mà Giáo Hội cũng chẳng làm gì được họ. Chỉ vì Giáo Hội theo kinh
sách phát triển dạy Phật tử cúng dường,
bố thí theo kiểu Ba la mật của ngoại
đạo, nên từ
đó vô tình Phật tử đã nuôi dưỡng tà sư ngoại đạo
làm cho Phật giáo suy đồi, khiến cho tu sĩ Phật giáo trở thành bọn người ăn xin
khất cái.
Muốn cho Phật
giáo càng ngày càng thêm tốt đẹp, thì lấy
giới luật khép
tu sĩ vào
khuôn khổ, tổ chức cư sĩ cúng dường đúng cách, không được cúng dường bừa
bãi theo kiểu Ba La Mật của kinh sách phát triển.
Hiện giờ chỉ
có Giáo Hội mới có đủ tư cách tổ chức lại Phật giáo,
lấy giới luật
làm hàng rào ngăn
chặn bọn đầu
cơ buôn Phật,
bán pháp. Lấy giới luật làm tiêu chuẩn đạo đức của người tu sĩ thì bọn
tìm cơm ăn áo mặc, danh và lợi thì chẳng dám
bén mảng bước
vào cửa đạo Phật.
Dạy cho
người Phật tử
thông suốt giới luật, nếu thầy nào vi phạm làm sai giới
luật, cư sĩ được quyền chỉnh đốn và tố cáo cho Giáo Hội biết. Cũng như kẻ gian
manh mượn áo tỳ kheo đi khất
thực tiền bạc,
hoặc làm điều xảo trá
nguy hại đến
thanh danh Phật
giáo, thì người Phật tử
có quyền chỉnh
đốn chỉ vạch
cho họ biết, đừng giả danh tu sĩ Phật giáo làm điều lừa đảo và sẽ gọi Công an bắt họ. Có như vậy, mới chỉnh đốn lại Phật
giáo tốt đẹp.
Việc làm này là trách nhiệm của Giáo Hội và bổn phận của
mỗi người cư sĩ
Phật tử, phải
làm ngay từ bây
giờ.
Phật giáo tốt hay xấu là do
người cư sĩ phải thông suốt giáo lý, giới
luật và đức hạnh của đạo Phật, chứ đừng cấm không cho người Phật tử đọc và hiểu
biết về giới luật của một vị tỳ
kheo như kinh sách
phát triền. Do
có sự hiểu biết
như vậy thì mới ngăn
chặn được những tà sư
ngoại đạo và những người
đi tìm cơm ăn áo mặc, núp bóng và
mượn danh nghĩa Phật giáo làm
danh, làm lợi
riêng cho cuộc sống cá nhân của mình.
Trách nhiệm
và bổn phận của người đệ tử Phật, thì cần phải chỉnh đốn lại Phật giáo cho tốt đẹp,
cho đúng nghĩa của Phật giáo.
Đừng nghe theo kinh sách phát triển và Bồ Tát Giới cấm các Phật tử không
được nói sai, nói lỗi của các vị tỳ
kheo, ai nói sai,
nói lỗi của
các vị tỳ kheo sẽ bị đọa địa ngục.
Kinh sách
này dạy như vậy, là cốt để cho
Phật giáo suy đồi, đó cũng là mục đích phá và diệt Phật
giáo tận gốc, đồng thời để bảo
vệ uy tín và duy
trì những thầy tu
phá giới, phạm giới, tức là duy trì những tu sĩ Bà La
Môn theo kinh sách phát triển.
Vậy quý Phật tử
hãy cảnh giác đừng sợ hãi,
chỉ vạch thẳng
những vị tỳ
kheo làm sai để xây dựng lại Phật
giáo cho tốt. Và những kẻ gian manh đội lốt tu
sĩ Phật giáo,
như Sư cô mà con đã
gặp trên xe, hãy
báo cho Công an làm việc với họ. Có như vậy, họ mới không
làm điều xảo trá,
nguy hại đến
thanh danh Phật giáo.
Người Phật tử
có quyền chỉnh
đốn, chỉ vạch cho họ biết đừng giả
danh tu sĩ Phật giáo làm điều lừa đảo. Chúng ta sẽ gọi Công an bắt họ. Có
như vậy họ mới sợ
và không còn lợi
dụng Phật giáo nữa. Các con đừng có sợ tội nghiệp cho những
người lừa đảo
gian ác này mà hãy thương cho đạo Phật. Những người
này ra đường gặp những người Phật tử
chân chánh của đạo Phật, thì hãy lột mặt giả của họ xuống.
Nếu quý Phật tử thẳng tay
khi thấy một vị tỳ kheo Tăng hay
Ni làm sai không đúng tư cách giới luật của Phật
giáo, thì thẳng tay mà
trừng trị. Có
như vậy Phật
giáo mới tốt đẹp.
Còn nếu theo
kinh sách phát triển và Bồ Tát Giới thì
ngàn đời
Phật giáo sẽ
chìm đắm và mất
dần, biến Phật tử
thành những tín đồ
mê tín, lạc hậu, ngu si.
Quý Phật tử
hãy mạnh dạn, cứ thẳng tay vạch mặt, có tội thì chúng
tôi xin chịu
thay cho. Quý vị làm điều tốt,
điều phải cho Phật giáo
thì quý vị có tội gì? Ai
bắt tội?
Theo luật nhân quả quý Phật tử đừng sợ gì, đừng nhân nhượng những người
gian manh xảo trá lường lận này đang làm hại Phật giáo khắp nơi.
GIÂI HÄN
Câu hỏi của
Liễu Hương
Hỏi: Kính thưa
Thầy, ở khu vực con có
một gia
đình, không hiểu đi xem ở
đâu có ông thầy bảo: tháng năm bị một cái hạn, phải
nằm bệnh viện thập tử nhất
sinh. Đến tháng
11 cũng bị sao hạn như vậy nữa.
Gia đình này sợ quá
mời thầy ấy đến cúng
sao giải hạn. Thưa Thầy như thế có giải hạn được không?
Cũng ở
khu vực con, có
gia đình đó nghe được
như vậy rất
ân hận là
vì bố chị ta
ốm nặng phải nằm bệnh viện, mẹ chị không chịu mời thầy
cúng sao giải hạn,
nên bố chị phải
nằm bệnh viện khổ sở. Xin Thầy vui lòng giải tỏa cho chúng con những điều thắc
mắc trên đây, chúng con xin được tri ân công đức.
Đáp: Như con
đã biết: luật nhân quả, ai làm ác thì phải
thọ lấy quả khổ, ai
làm thiện thì sẽ hưởng phước báo.
Không thể có Thánh thần, chư Phật, chư Bồ
Tát hoặc sao hạn
nào cứu khổ hoặc giải hạn cho các con được.
Như trong
sách ngoại đạo dạy người nào gặp sao La Hầu, Kế Đô, Thái Bạch v.v.. Vào tháng
giêng, tháng ba, tháng bảy, tháng chín, tháng năm, tháng mười một thì sẽ gặp
tai nạn hoặc bệnh tật thập tử nhất sinh.
Loại kinh
sách này là loại kinh sách
phi đạo đức, dạy
người làm điều
mê tín lạc hậu. Làm sao cúng bái, sao hạn mà giải hạn
tai ách được? Nếu giải hạn tai
ách được thì thế
gian này còn gì là công bằng công lý?
Kẻ làm ác cứ việc cầu cúng nhiều
thì tiêu tai giải hạn không còn khổ đau nữa, và họ tha hồ làm ác, giết hại người vô tội được
sao? Một người
bị bệnh tật khổ đau hoặc tai nạn, đâu phải ngẫu nhiên
mà
có, chính do
hành động bất thiện làm khổ kẻ khác, loài vật khác mà phải trả quả. Do hành động
làm ác của mình, thời tiết nhân duyên đủ
thì phải thọ quả khổ, chứ
đâu phải có
ai làm cho họ khổ mà phải cầu cạnh
kẻ khác giải hạn, giải khổ cho. Những
loại kinh sách
mê tín do những kẻ
gian xảo viết
ra, lừa đảo kẻ khác để
làm tiền một cách bất chính. Người hiểu luật nhân quả thì những ông thầy cúng
sao giải hạn không lừa đảo được. Ngược lại, không hiểu luật nhân quả dễ bị kẻ khác lừa đảo bằng nhiều hình
thức mê tín khác nhau.
Quý Phật tử
là đệ tử của Phật phải sáng suốt, đừng để những tà sư
ngoại đạo đội lốt tu sĩ Phật giáo làm mất uy tín Phật giáo, hãy
chỉ thẳng cho mọi người biết không ai giải hạn tiêu tai, tiêu nạn mà
chính tự mình
giải nó, nghĩa là mình
đừng làm khổ mình, khổ người và
khổ chúng sanh khác thì chẳng có tai nạn gì xảy ra thì cần gì phải giải hạn.
Quý Phật tử hãy
tu tập tâm bất động trước
các pháp, tâm bất động
trước các pháp thì không ai lừa đảo
quý vị được
và quý vị sẽ
không còn bị ảnh hưởng
mê tín của những
tà sư ngoại đạo bịa ra sao hạn.
Muốn tiêu
tai giải hạn thì quý Phật tử hãy nghe đức Phật dạy: ‚Các
pháp ác chớ
làm, nên làm các
pháp thiện‛. Nếu
người nào nghe lời Phật dạy như
vậy mà sống
thì người ấy sẽ tiêu tai giải hạn tất
cả, cuộc sống không còn đau khổ nữa.
BÀ LA MÔN
Câu hỏi của
Liễu Hương
Hỏi: Kính
thưa Thầy, ở miền Bắc chúng con có một số cư sĩ chuyên làm nghề thầy cúng,
khi nhà
nào có vận hạn xấu mời các cư
sĩ đó đến tụng kinh,
các cư sĩ đó bảo phải
thổi xôi nấu chè để khi làm lễ phải
thỉnh Phật. Thưa Thầy Phật cũng còn ăn chè xôi nữa là sao?
Đáp: Tất cả những
người cư sĩ làm
nghề tụng niệm đều
là những vị
Bà La Môn
mang danh là Phật giáo cũa kinh sách phát triển. Sự thật Phật
giáo theo kinh sách
phát triển hiện nay là Bà La Môn mượn danh Phật giáo,
còn Phật giáo chánh gốc thì không giống Phật giáo Bà La Môn
chút nào. Phật
giáo Bà La Môn
tự
đặt cho
mình cái tên là Đại Thừa có nghĩa là chiếc xe lớn chở được nhiều
người, còn Phật giáo chính gốc thì mang một cái tên Tiểu Thừa có nghĩa
là xe chở một người, vì vậy hiện giờ người ta gọi nó là Phật giáo của kinh sách
phát triển, còn Phật
Giáo Nguyên Thủy
chánh gốc thì các Bà La
Môn dìm xuống gọi là Phật giáo
Tiểu Thừa3.
Khi Phật
Giáo của kinh sách phát triển truyền sang đến Trung Hoa, thì một lần nữa nó được
thay tên đổi họ do các vị đạo sĩ Tiên Đạo (Lão Giáo), lại biến Phật Giáo Nguyên
Thủy chính gốc xuống
hàng thứ ba
và Phật Giáo phát triển Bà La Môn xuống hàng thứ
nhì, còn Phật Giáo
Tiên Đạo (Lão Giáo)
đứng hàng thứ nhất gọi là
Phật giáo Tối
Thượng Thừa có nghĩa là chiếc xe lớn nhất thiên hạ.
Cho nên,
chúng ta phải hiểu Thiền Tông không
gì khác hơn
là Lão Giáo
và trở thành
Phật Giáo Tối Thượng
Thừa (Trung Hoa),
Bà
3 Hòa
Thượng Nhất Hạnh,
trong quyển sách mới xuất bản, vào tháng 5 - 2001 “Sen Nở Trời Phương Ngoại” đã nói rằng “Phật giáo Đại Thừa xuất hiện
sau thời kỳ Phật giáo Bộ
Phái, và những
người tự nhận
là Đại Thừa
cho tất cả các bộ phái khác Thượng Tọa Bộ, phái Nguyên Thủy, v.v.. cùng một loại Tiểu Thừa” (trang 6).
La Môn trở thành
Phật Giáo Đại Thừa (Ấn Độ), còn Phật Giáo Nguyên Thủy chánh gốc
thì trở thành Phật Giáo Tiểu Thừa.
Các vị cư
sĩ tụng
niệm là những
thầy Bà La Môn chứ không phải cư
sĩ đệ tử Phật. Cư sĩ đệ tử của Phật không
có tụng niệm,
chỉ lo tu tập
và trau dồi
thân tâm để
có một đời sống
đạo đức,
không làm khổ
mình, khổ người,
để đem lại cho mình, cho người
một đời sống an
lạc và hạnh phúc.
Hiện giờ các
chùa tổ chức ban hộ niệm do cư sĩ tụng niệm đều là ảnh hưởng
của Bà La Môn mà
trong kinh phát triển
dạy tụng niệm, cúng bái, tế lễ, cúng vong, cúng linh, cúng sao, giải hạn
v.v.. Tất cả những sự
mê tín đều do kinh sách
phát triển tạo
ra, tức là của
Bà La
Môn4.
Có lần, Thầy
đến dự một đám tang của người Trung Quốc,
không thấy có
ông Thầy chùa nào tụng kinh cả,
chỉ có một
người cư sĩ
mặc áo
dài kiểu nhà sư
ngồi rung chuông tụng
4 HT Thanh
Từ trong thời pháp tại quận Cam, vào tháng
11, năm 2000
đã nói kinh A Di Đà xuất hiện vào thế kỷ thứ
sáu sau Tây lịch (xem bài Tùy
Duyên Nhi Bất Biến, trang 20 tập san Đất Lành Bộ mới, số 3&4, năm 2001)
niệm. Như vậy
Phật giáo Bà La Môn đã truyền qua Trung Quốc, Việt Nam, Đại Hàn và Nhật Bản.
Nên hình thức cúng bái tụng niệm đều giống nhau.
Trong kinh Nguyên
Thủy có nhắc đến sự cúng tế của đạo Bà La Môn. Mỗi lần đạo Bà
La Môn cúng bái, tế lễ phải giết hằng trăm ngàn loại thú vật để cúng tế. Ở đây,
các vị này đòi cúng chè xôi đó
là quá ít. Cúng tế
như vậy chỉ có đấng giáo
chủ Bà La
Môn về thọ dụng chứ đâu
phải cúng Phật.
Và đạo Phật
đâu có thọ dụng
thực phẩm thế
gian. Kinh Phật
dạy:
‚Thiền duyệt
vi thực, pháp hỷ
sung mãn’’, chứng tỏ Phật dùng thiền để sống chứ không phải dùng thực phẩm
để sống như chúng ta tưởng.
CÚNG KEM
Câu hỏi của
Liễu Hương
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Có một
gia đình bệnh nhân ốm nặng nằm lâu ngày, trên giường bệnh, mời các cư sĩ
đến làm lễ cúng bái, các cư
sĩ bày thêm
phần mua hoa quả, bánh, kẹo để cúng tế kem (kem tức là cái miệng của bệnh nhân
lúc còn trẻ vì hoàn cảnh gia đình nghèo
túng, không có tiền mua thức ăn đầy đủ nên thường nói dối là đã ăn rồi, ngày
nay lúc sắp chết phải cúng kem là vậy).
Kính thưa
Thầy, đây có phải là hình thức mê
tín dị đoan không?
Đáp: Đúng vậy, đây
là những trò
mê tín dị đoan của một số thầy
phù thủy Bà La Môn.
Người ta đâu
nghĩ rằng: thân tứ đại này là thân vô thường, liên tục thay đổi không lúc nào
ngừng nghỉ. Do sự thay đổi mà thân nay bệnh, mai đau, chứ đâu phải do quỷ thần
bắt hoặc giáng họa làm
cho bệnh tật khổ
đau, mà cúng bái làm gì?
Thân tứ đại
là thân từ nhân quả sinh ra, nên khi có thân này, khó có ai tránh khỏi bệnh tật
khổ đau hoặc tai nạn v.v.. đâu. Vì nhân đời trước chẳng
thiện, thì đời nay phải chịu
khổ đau. Đó là nhân quả trả vay, vay trả chứ đâu có ai quở trách gây cho
ta đau khổ.
Những thầy
phù thủy Bà La Môn lợi dụng sự sợ hãi
và không hiểu
biết được nhân
quả nên bày ra cúng
tế, tụng niệm,
cầu khẩn, van
xin. Đó là
những người lừa đảo để kiếm tiền sống bằng cách
vô lương tâm.
Quý Phật tử là
đệ tử
của Phật hãy cảnh giác đừng để những
thầy cúng lường
gạt, đừng nghe
theo. Sống chết, bệnh tật,
tai nạn đều do nhân quả, mình đã gieo
nhân nào thì phải
gặt quả nấy,
chứ đừng có sợ hãi, đừng cầu cạnh, không ai phò hộ quý vị được bằng
chính quý vị. Cố gắng đừng
làm khổ mình, khổ người khác thì bệnh tật
tai nạn sẽ lần lần chuyển
sạch, chừng đó
quý vị làm chủ sự sống.
Những việc
làm mê tín dị đoan này đạo Phật không bao giờ dạy, chỉ có kinh sách phát triển
Bà La Môn giáo mới có mà thôi. Các Phật tử
cần phải đề cao
cảnh giác, đừng để họ lợi
dụng.
LÀM LỄ NHẬP
NHÀ MỚI
Câu hỏi của
Liễu Hương
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Có gia đình
mới cất nhà mới, ăn khánh thành một số bạn đạo hữu đến tụng
kinh làm
lễ về nhà mới. Người
chủ nhà lại
mời thêm một ông thầy cúng, ông đến bảo mua một con ngựa
bằng giấy thật
to. Khi tụng kinh cầu
nguyện xong, lấy 38 đồng tiền chinh để cắt giải rồi ông thầy ấy cưỡi ngựa giấy
phi quanh nhà.
Thưa Thầy,
gia chủ này không phải là không hiểu đạo
pháp, thường đi đây
đi đó để hoằng dương
Phật pháp, thế
mà làm những việc
như vậy có gọi là cuồng tín
không thưa Thầy. Hay tại vì
lòng tham muốn
giàu sang, phúc lộc
hơn nữa mà
làm việc không
đúng chánh pháp?
Đáp: Khi cất
được ngôi nhà mới, ăn tân
gia, mời
bạn bè thân hữu đến
ăn mừng thì đúng, nhưng bày ra tụng niệm thì không
đúng. Tại sao vậy? Tại vì đó là mê tín dị đoan. Trong Kinh Bát Dương
(thuộc kinh sách phát
triển) có dạy điều mê tín này.
Dùng 38 đồng
tiền chinh và một con ngựa giấy cưỡi phi quanh nhà đó là
kinh sách của ngoại
đạo dạy những
điều mê tín lạc hậu.
Vì lòng tin
không đúng của con người nên bị kẻ khác lừa gạt bằng những
hình thức tà kiến. Tại sao chúng ta theo đạo Phật mà
không biết cái nào
là chánh kiến,
cái nào là
tà kiến, để lầm lạc biến
Phật giáo thành
tà kiến, biến
Phật giáo
thành một thứ Phật Giáo
mê tín dị đoan lạc hậu?
Từ đây về sau quý
Phật tử là đệ tử của
Phật niềm tin chánh
kiến phải sâu,
không để kẻ khác lừa đảo
và thẳng tay chỉ mặt.
Những sự mê tín dị đoan chẳng đem lại ích lợi gì cho mình
và cho cả gia đình mình. Phải nói đây là một trò bịp bợm, gạt người bằng
những hình thức mê tín dị đoan một cách xảo thuật. Chỉ có những người không hiểu,
tham danh, tham lợi mới đi thỉnh
bọn tà sư ngoại đạo
làm điều chẳng ích lợi gì như trẻ
con cưỡi ngựa chuối.
TRIỆU LINH TIẾP LINH
Câu hỏi của
Liễu Hương
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Lúc lâm
chung, theo chúng con nghĩ, vong linh vẫn
còn trong nhà, khi mời thầy
cúng đến làm lễ phải
triệu vong tiếp vong rồi mới tụng
kinh. Như vậy có
đúng không thưa Thầy?
Đáp: Theo đạo
Phật khi một người
chết, tức là thân tứ đại tan rã, mà thân tứ đại tan rã
thì
thân ngũ
uẩn cũng không
còn sót một thứ
gì, nghĩa là tất cả đều hoại diệt sạch, không có vong linh và
thần thức nào
còn, chỉ còn lại
hành động thiện
ác, tức là
“nghiệp lực” và nghiệp lực tiếp tục tái sanh luân hồi.
Cho
nên, đối
với đạo Phật
không có triệu linh và
tiếp linh, vì có
linh hồn đâu mà triệu
và tiếp. Cái không có người ta tưởng ra cho có, thì đó là mù quáng vô minh
không hiểu biết. Người Phật tử không nên nghe theo lời dạy vô minh này.
Tất cả thế giới hữu hình
có con người và vạn
vật cỏ cây, đất đá
núi sông, dưới
đôi mắt của đức Phật chỉ là những
cảnh huyễn giả, những cảnh tưởng tri không có thật. Cảnh hữu hình còn
như vậy thì cái thế giới vô
hình làm sao có thật
được mà cầu
mà cúng, mà triệu
linh, tiếp linh. Phải không quý vị?
Nếu thế
gian này có thật thì phải
có một vật hằng
còn. Nhưng dòng
lịch sử của
loài người chưa chứng minh có một vật gì hằng còn, tất cả đều hoại diệt
theo thời gian năm tháng.
Cho nên, những
việc làm của các nhà phát triển kinh sách Bà
La Môn là việc làm mê tín dị đoan, lừa đảo con người. Vậy chúng ta
là những Phật tử đệ tử của Phật,
mà lại đi
nghe
và làm theo
những lời dạy không đúng sự thật, thì chúng
ta có xứng
đáng là đệ tử của Phật
nữa không? Người
tín đồ của Phật
giáo không nên nghe
và làm theo
những việc mê tín
dị đoan, ngu si để bị người khác lừa đảo
thì quá dại dột.
NGHE PHÁP KHÔNG
ĐƯỢC TRANG ĐIỂM
Câu hỏi của
Liễu Hương
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Xưa người cư sĩ đến
nghe đức Phật thuyết
giảng pháp đều cởi
bỏ đồ trang sức, có phải vậy không thưa Thầy?
Đáp: Đúng vậy, khi đức
Phật còn tại thế
mọi người đến nghe pháp, nhất là giới phụ nữ, đều cởi bỏ đồ trang sức rồi mới
vào được nghe Phật thuyết pháp. Bà Visakha khi đến nghe Phật thuyết
pháp, bà quên cởi bỏ
xâu chuỗi ngọc ở nhà, khi vừa đến
Tịnh Xá bà mới nhớ ra và cởi bỏ ở hốc cây. Sau khi về bà quên lấy, khi ấy ông
A Nan gặp
và đem về trao
cho Phật. Phật bảo hãy
đem trả lại
cho bà và bà
cúng luôn xâu chuỗi ngọc cho Phật.
Thế mới biết hồi Phật còn tại thế,
người cư sĩ đi
nghe thuyết pháp
cũng không được trang
điểm. Còn thời
nay thì không được như
vậy. Tỳ kheo Tăng và Ni còn sửa sang làm đẹp, ăn mặc bằng vải loại tối ưu, xấu
không thèm mặc. So sánh trong thời đức Phật, thì Tăng Ni hiện giờ còn thua cư
sĩ thời đó. Cho nên, Thập Giới Sa Di Phật cấm không cho trang điểm, ăn mặc vải
thô xấu, không
nằm giường cao rộng
lớn.
Thế mà những giới
luật cơ bản này
Tăng Ni đều vi phạm hết. Ngày nay, tu sĩ trở thành phú Tăng,
chứ không còn
là bần Tăng,
xả bỏ thế tục.
Người cư sĩ
trong thời đức Phật đi nghe Pháp không được trang điểm. Còn thời nay, người phụ
nữ đi nghe pháp không những trang điểm
mà còn ăn mặc hở
hang, bày da hở
thịt thật là đau
lòng. Vậy mà
đi nghe pháp
giải thoát mà làm
gì? Đi xem, nghe ca, nhạc, kịch thì còn thú vị hơn nhiều.
LINH HỒN BÁO
MỘNG
Câu hỏi của
Liễu Hương
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Trong thời gian từ lúc mới chết đến bốn mươi chín ngày,
người trong nhà thường hay nằm mộng
thấy người chết về. Vậy có phải
linh hồn người chết về báo mộng hay không?
Đáp:
Trong nhà có người mới chết, không những
49 ngày mà còn nói rằng, có thể đến khi mãn
tang 2 năm, vẫn còn nằm mộng
thấy người chết. Đó không phải linh hồn về báo mộng, mà chính tưởng ấm của
người thân trong gia đình nằm mộng biến
hiện ra hình ảnh
người chết. Vì tình cảm thương nhớ người mất, nên tưởng ấm xuất
hiện giấc mộng để khiến cho
người thân thỏa
tình nhớ thương,
chứ không có linh hồn nào cả.
Giấc mộng do
tưởng thức hoạt động mà thành, nó thể hiện tình cảm, tâm lý
và sự ước ao của
người sống đối với người
chết. Người thân thương nhớ người
quá cố thì nằm mơ thấy người chết về.
Ước mong nằm
mộng thấy thành tựu điều ao ước như: trúng vé số. Giao cảm nằm mộng thấy sự việc
hoặc tai nạn xảy đến đều có đúng như thật. Đó là tưởng giao cảm, biến
thành mộng báo trước (trực
giác qua mộng), trực giác qua
thân (máy mắt, hồi hộp tim đập), trực giác qua tâm (tâm lo lắng nghĩ ngợi, bứt
rứt).
Nói về mộng,
thì quý Phật tử đừng nghĩ rằng có linh hồn người chết. Mà hãy biết đó là tưởng
thức tự tạo ra bối cảnh theo tâm lý, tình cảm
của con người rồi
nó tự hiện,
chủ khách đều là nó cả.
Trong thân
ngũ uẩn nó
là tưởng uẩn,
còn gọi về thức thì nó gọi là tưởng thức; còn gọi về dục thì nó gọi là
tưởng dục; còn gọi về vô minh nó được gọi là vô minh tưởng; còn gọi về trí tuệ
thì nó gọi là tưởng tuệ;
còn gọi về tri
kiến thì nó gọi là tưởng kiến; còn gọi về
tri thì nó gọi là tưởng tri; còn gọi về
năng lực thì nó
là tưởng
lực.
Cho nên, tưởng
uẩn nó có rất nhiều tên khác nhau, khi nó ở phận sự nào thì nó có một cái
tên rất xứng hợp.
Vì thế, sự hoạt động của
nó cũng không lường.
Tóm lại,
linh hồn không có, chỉ có tưởng
thức biến hiện ra, khiến cho mọi người chưa có
trí vô hạn lầm
chấp
‚có sự sống
sau khi chết‛.
TÄO ĐIỀU KIỆN
CHO NGƯỜI CHẾT
Câu hỏi của
Liễu Hương
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Trong nhà có người chết mọi
người đều làm điều thiện,
cố hồi hướng cho người
chết để được
siêu thoát. Thưa Thầy
người chết có
được siêu thoát không?
Đáp: Theo luật
nhân quả ai làm thiện sẽ hưởng được phước, chứ không thể người khác làm thiện
mà mình được hưởng phước. Được phước
như vậy là
không công bằng,
vì công bằng thì phải tự người đó
làm điều thiện thì người đó hưởng.
Nên đức Phật dạy: “Các
con tự thắp đuốc
lên mà đi, ta
không đi thay cho các con được‛.
Lời dạy như
vậy, tức là đứng trên đạo lý công bằng của nhân quả. Mọi người muốn thoát khổ thì
phải tự mình
làm điều thiện,
chứ không ai làm điều thiện
giúp cho mình được.
Như vậy
các Phật tử
đã biết. Nếu
mình làm điều ác thì
tâm mình
phải chịu khổ,
còn người khác làm điều thiện mà tâm mình hết khổ sao được. Chỉ
có tự mình
làm điều thiện
thì tâm mình mới hết khổ.
Cho
nên, có
làm điều thiện
để hồi hướng cho người chết
thì người chết vẫn thọ
khổ, mà người sống làm
điều thiện thì
người sống hưởng, còn người chết
thì không hưởng gì cả.
Đức Phật dạy
trên con đường giải thoát ấy phải độc bộ, độc trình, không
ai đi thế
cho ai được. Cũng như cha mẹ đau bệnh, đứa con có thương cha mẹ cách gì
cũng không đau thế cho cha mẹ được. Ngược lại, cha mẹ cũng vậy dù thương con cách
mấy cũng không
thay thế sự đau
khổ của con được. Đó
là định luật
công bằng của nhân quả, mà không ai có thể chuyển hóa nghiệp của kẻ khác
được.
Chỉ có mình
làm thiện và ước muốn cho những người
thân còn sống hay đã chết, để họ đủ
duyên làm thiện,
sống thiện, thì sự
ước muốn đó, có thể thực hiện được, dù là người kia đã chết nhiều năm.
CHÚC THỌ
Câu hỏi của
Liễu Hương
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Khi cha mẹ
đến tuổi 80, 90 gọi là thượng thọ, ngày ấy con cháu đến chúc
thọ và in
kinh sách thiện
biếu, làm như thế có được không
thưa Thầy?
Đáp: Được!
Khi cha mẹ hưởng thọ từ 80 đến 90 hoặc 100 tuổi con cháu làm lễ chúc thọ, ngày ấy
ấn tống kinh sách đạo đức nhân bản - nhân quả giúp cho mọi người làm thiện,
không làm khổ mình, khổ người, đó là điều tốt nhất, đúng với chánh pháp của Phật
nhất.
Mọi người
được đọc kinh
sách của đạo Phật họ sẽ làm điều lành, điều lành ấy
mang đến cho mọi người sự bình an, yên vui. Chính nhờ đạo đức nhân bản - nhân
quả của đạo Phật được phổ biến, khiến cho mọi người an vui và hạnh phúc.
Chúc thọ như vậy đã tạo phước lành cho cha mẹ già lớn tuổi được phước
báo ít bệnh tật khổ
đau, chết còn biết
ngày giờ chết vì thiện nghiệp.
Ngày ấy,
gia đình ấn tống kinh sách
đạo đức làm người, khiến cho mọi gia đình được an
vui và hạnh
phúc. Ngoài xã hội có trật tự và an lạc.
Việc làm này
đem đến hạnh
phúc chung cho mọi
nhà và xã hội. Đó
cũng là tạo một
truyền thống tốt đẹp cho
quê hương xứ sở:
‚Chúc thọ
làm thiện nghiệp,
tạo đạo đức cho mọi người‛.
SỐNG CHẲNG
CHO ĂN,
CHẾT LÀM VĂN
TẾ RUỒI
Câu hỏi của
Liễu Hương
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Lúc cha mẹ
còn sống không phụng dưỡng, đến khi
cha mẹ chết làm ma chay thật to để
lấy tiếng ở đời thì có
nghĩa lý gì. Thưa Thầy phải không?
Đáp: Lúc cha
mẹ còn sống phải lo phụng dưỡng, để đền
đáp ơn sinh
thành dưỡng dục. Lúc cha mẹ chết chỉ làm ma chay đơn giản,
giữ gìn sự im lặng trong những ngày mất mẹ, mất cha, nhớ đến
công lao mẹ cha
lo làm
ăn nuôi con lớn khôn nên người hữu
dụng cho xã hội. Công ơn ấy rất lớn không thể lấy gì sánh được.
Cha mẹ chết
mà làm ma chay linh đình là báo hiếu hình
thức, làm như thế là để che mắt thế
gian. Đạo Phật dạy chúng
ta làm những điều chân thật; sống thích trầm lặng
đơn giản (thiểu dục tri túc);
chết an táng
đơn giản rồi đem
thiêu đốt, không
cần quan quách
sang trọng, không cần nhạc lễ,
cúng bái tụng niệm, chỉ cần giữ vệ sinh chung đừng để
ô nhiễm môi trường sống. Vì
thân tứ đại do
đất, nước, gió, lửa
hợp thành, chết
thì đất, nước, gió, lửa trở về đất, nước, gió, lửa, có vật gì quí báu
đâu mà để 5, 7 ngày, để lâu càng làm mất
vệ sinh gây môi trường sống
ô nhiễm, khiến
mình khổ, người khác khổ.
Đức Phật
nhìn thân tứ đại là một pháp vô thường,
bất tịnh, không có gì đáng quý và lưu giữ,
nên khi chết đem thiêu
đốt bỏ. Đức Phật
và các
đệ tử của
Ngài khi chết đều
đem thiêu đốt bỏ. Trong
khi ấy các nhà Phật giáo
phát triển theo giáo
pháp phong tục
Tây Tạng, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản khi chết tìm mọi
cách để lại nhục thân. Đó là một hình thức
quý trọng thân,
luôn luôn lúc
nào cũng muốn giữ lại bằng mọi cách (ướp xác).
Có lần về
thăm miền Bắc chúng tôi có đến thăm nhục thân của Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc
Trường, đó
là hai bộ
xác khô, do định
tưởng hoặc do khéo ướp xác bằng một loại thuốc, uống vào trước khi chết.
Phật giáo
Tây Tạng muốn giữ xác thân phải móc bỏ ruột gan rồi mới ướp xác chết bằng thuốc.
Trung Quốc và Việt Nam thì lại ướp xác bằng chất
thuốc đặc biệt
hơn, trước khi chết chỉ cần uống thuốc vào là xác thân
không hôi thối như trên đã nói.
Gần đây,
Trung Quốc và Việt Nam khai quật một số mồ mả cổ và
đã nhận được rất
nhiều nhục thân,
toàn là cung nữ,
quan chức vua chúa, như
trong báo Nguyệt
San Giác ngộ số 35 ‚Di ấn
Phật giáo trong nền
văn hóa mộ táng
cổ ở Nhật‛.
Bài báo viết:
‚Năm
1963-1965 vô
tình các nhà khảo cổ đã khai quật được xác ướp của vua Lê Dục Tông từ thời Lê
Trịnh, xác còn nguyên như vua còn đang
an tịnh giấc nồng‛.
“Huyện Đông
Anh ngoại thành Hà Nội vô tình
nhà máy thuốc lá đào được hai cái xác của hai vũ nữ đời nhà Lê. Xác ướp
của bà Phan Thị Nguyên Chân vợ thượng thư trụ quốc Đặng
Đình, tướng thời
Lê Trịnh ở Phủ Lý,
Hà Nam vào năm 1968”.
‚Tại Xóm Củi quận
8 thành phố Hồ
Chí Minh đã
khai quật lăng
mộ Bà Nguyễn thị..., thi thể còn
nguyên vẹn, thậm chí còn rất đẹp, cơ bắp còn co duỗi được. Các nhà y
học đã
cấy vào cơ thể
bà nhiều lít nước thuốc
dẫn dần hết dưới da thịt
như chúng ta tưởng ở bệnh viện vậy‛.
Gần đây như
xác ướp Bác Hồ vẫn giữ nguyên vẹn như nằm ngủ.
Chúng tôi đi đến
đám tang vị bí thư tỉnh Tây Ninh, xác được tẩn liệm trong một quan tài bằng kính từ khi chết đến giờ phút đi an táng, xác vẫn
như người ngủ không thấy hôi thối sình
chương, chảy nước vàng như các đám tang của dân sự.
Qua những nhục
thân của quan vua và các thiền sư để lại,
thì chúng tôi có một xác định
rõ ràng:
Nếu một vị thiền
sư muốn giữ xác
thân của mình mà
không cần phải ướp thuốc
thì thiền sư ấy phải
nhập Diệt Thọ Tưởng Định. Từ
trường của diệt thọ tưởng định bảo vệ thân xác
không có một vật gì
xâm thực
phá hoại cơ thể
được nên xương
cốt và da thịt luôn
luôn tươi nhuận như
người còn đang
sống (chứ không phải
như bộ xương khô
Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường).
Báo chí
có đăng tin bên
Đài Loan, người ta đã
khai quật mộ của một vị sư được an táng trong một cái lu và cơ thể còn
nguyên vẹn, không phải như bộ xương
khô của nhục
thân của Vũ Khắc
Minh và Vũ Khắc Tường ở Việt Nam.
Qua báo
chí, tin tức, đài,
chúng tôi có nhận được nhiều tin tức về nhục thân. Đến
khi xem các bộ nhục thân
này chúng tôi chẳng
thấy có từ trường thiền định nào chung quanh nhục thân ấy. Do đó, chúng tôi xác
định những nhục thân này được để lại có nhiều cách ướp
xác, hoặc để khô giữ không cho nước gió xâm thực thì cơ thể vẫn còn nguyên vẹn.
Tóm lại, đức
Phật nhìn cơ thể con người là một hợp
duyên không có thật, bất tịnh và uế trược, nên chết là thiêu đốt không có giữ lại,
không coi nó
là một vật
quí báu. Vì thế, khi chết đức Phật và các đệ tử của Ngài đều
thiêu đốt, không có vị nào để lại nhục thân. Huyền thoại Ngài Ca Diếp ôm y bát
vào núi Kê Túc nhập diệt thọ tưởng định để
chờ đức Phật
Di Lặc ra đời trao y bát cho. Đó là một câu chuyện bịa đặt của các
Tổ sau này. Đức Phật nhìn
các pháp trong thế gian này là vô thường nên Ngài đâu có cần gì
mà trao y
bát, chỉ có
di chúc:
‚Nên lấy
giới luật và
giáo pháp của Ta
làm thầy mà tu hành‛.
Đời người
khổ vì luôn chấp mọi thứ: chấp thân, chấp tâm, chấp pháp, chấp
hình thức, để mà chịu
khổ với những
lầm chấp đó. “Sống
chẳng cho ăn, chết làm văn tế ruồi”. Đó
cũng là một lầm chấp về hình thức của
kinh sách phát triển.
Từ những sự
việc đó, Phật giáo do kinh sách phát triển triển khai thêu dệt ca ngợi những nhục
thân và xá lợi, do
tu tập thiền định mới có. Còn người không tu tập thì
chẳng bao giờ có. Đó là các nhà Bà La Môn phát triển kinh sách lấy vải
thưa che mắt mọi người. Nhưng
không ngờ ngày
nay, có những
đoàn khoa học khảo cổ về sử học
đã lật tẩy sự lừa đảo
này. Những ngôi cổ mộ
đã được khai
quật để nghiên cứu, xác chứng kinh sách phát triển và
kinh sách thiền
tông không còn
là một chứng tích
thiền định mà
là một sự lừa đảo, gian xảo.
Cho nên, có
những bài táng tụng ma chay do các Tổ biên
soạn ra để hành
nghề mê tín lừa đảo người, như ngày nay chúng ta đã
thấy khắp nơi. Sự lừa đảo này chỉ gạt những người không hiểu, chứ
những người đã am
hiểu Phật
giáo chân
chánh thì không thể gạt họ được.
Hầu hết
lối tụng niệm
ma chay của kinh sách phát triển,
đều là lối lừa đảo che mắt thế gian. Chứù
chẳng có ích lợi
gì mà còn làm
cho người sống hao tổn tiền của và vất vả trong những ngày ma chay, cúng
tế. Cầu siêu
mà chẳng có linh hồn
thì lấy cái gì mà
siêu? Thấu rõ được
như vậy mới thấy Phật giáo phát triển là một giáo pháp vay mượn của mọi tôn
giáo và phong tục mê tín của con
người, để thỏa
mãn sự không hiểu của những người
đang sống trong tưởng tri.
CHIẾM ĐỘT CHÙA
Câu hỏi của
Liễu Hương
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Ở miền
Bắc có một vị
tu sĩ xuất
gia từ thuở ấu thơ.
Sau khi bổn sư qua phần, để lại một ngôi chùa cho vị tu sĩ này, vị tu sĩ
này khép mình trong khuôn khổ giới luật,
qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ vị này không
bao giờ bỏ chùa
suốt 50 năm liên tục.
Đến năm
1990, mắt lòa
chân
chậm vì lo
tu hành nên không giao du với ai, thân cô thế yếu. Do đó, có một số cư sĩ nam
và cư sĩ nữ đưa một vị sư khác đến cướp chùa của vị này.
Vì thân cô,
thế yếu vị này đành phải giao chùa, nhưng quá buồn khổ chẳng biết than thở cùng
ai, nên thắt cổ tự tử, may
có người hay được
cứu thoát. Thưa Thầy đạo Phật ngày
nay làm như vậy có đúng không?
Đáp: Tu sĩ đạo
Phật ngày nay là tu danh, tu lợi, tu
chùa to tháp lớn, tu
ăn tu ngủ,
tu xe cộ, tu quần áo,
tu cấp bằng
v.v.. Vì thế,
cướp chùa người khác
là chuyện thường,
không những ở ngoài Bắc mà cả trong Nam cũng có.
Khi có chức
vụ trong Giáo Hội, tức là có quyền
hành, chùa nào
có kinh tế dễ dàng,
và nơi thị tứ thuận tiện giao thông là giúp sư thầy tìm cách đuổi vị trụ
trì ấy đi. Nếu
là thân cô thế
yếu thì bị đuổi
đi như thường, còn chỗ nào có thế
lực thì không dám. Đó là hình ảnh tu sĩ Phật giáo phát triển hiện giờ là vậy.
Họ không phải là những người tu giải thoát, mà là những người mượn chiếc áo tôn
giáo làm ăn lớn.
Đối với Phật giáo
phát triển chuyện đó là chuyện
thường. Một vị thầy bổn sư
chết, đám đệ tử
tranh nhau chùa và
tranh Phật tử. Biết
bao nhiêu cảnh
đau lòng đã xảy ra trong các chùa Phật giáo mà chúng ta không thể kể hết được.
Nhưng chúng
ta phải biết đạo Phật chân chính đã mất, mất đi giới luật đạo đức, thì đạo Phật
phát triển vô giới luật,
làm những điều sai trái biết bao nhiêu là cảnh đau
lòng, lại còn chuyện mê tín, lừa
đảo, cướp giật
tranh giành lẫn nhau trong
các chùa. Nhìn
Phật giáo thời nay
qua chiếc áo
tu sĩ, trông
bệ vệ nghiêm trang mà bên trong thì chẳng có nghĩa
gì là người tu cả, thật đau lòng. Phải không quý vị?
THẦY TỤNG
Câu hỏi của
Liễu Hương
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Các cư sĩ
tại gia ngày nay học
hỏi kinh sách
phát triển dạy về
táng tụng, cúng bái
làm Bồ Tát hạnh. Các vị
ấy tự
xem mình tài giỏi
hơn ai hết, hơn cả các thầy ở trong chùa nữa. Thưa Thầy như vậy
có đúng không?
Đáp: Kinh sách
phát triển chế ra
Bồ Tát giới để cho hàng cư sĩ thọ giới Bồ
Tát, làm việc từ thiện, giúp mọi người
cúng bái tế lễ. Đó là
một hình
thức của Bà
La Môn giáo
ngày xưa. Bà La Môn giáo chia làm
ba giai đoạn:
1- Bà
La Môn giáo
thiếu niên, thì phải học
tập thông suốt
kinh điển cúng
bái tế lễ, đây
là giai đoạn học tập
(giống như các Thầy
ứng phú của kinh sách phát triển).
2- Bà
La Môn giáo
trung niên, chuyên cúng bái tế lễ, sống ăn mặc như người
thế tục giống như cư sĩ
bây giờ, gọi
là Phạm chí. Đây là giai đoạn làm từ thiện (Bồ Tát Hạnh).
3- Bà
La Môn Giáo
tuổi già, bỏ
nhà cửa gia đình thân quyến xuất
gia đi tu nhưng đầu không có cạo. Đây là giai đoạn tu hành của Bà La Môn giáo.
Người cư sĩ
tụng niệm, cúng tế, làm Bồ
Tát Hạnh chính là Bà La Môn tụng niệm.
Cho nên hình thức tổ chức của kinh sách
phát triển là của Bà La Môn giáo. Người
cư sĩ hành nghề cúng tế tụng
niệm là một
Bà La Môn. Họ
không phải là một người
tu mà là một người bình
thường như thế tục, chỉ hơn người khác là có đọc
kinh sách Vệ
Đà và các
nghi thức cúng tế. Thọ giới Bồ Tát rồi tự xưng
mình là Bồ Tát
(giới Bồ
Tát cũng tự họ đặt
ra) nên bản chất ngã mạn tự kiêu của họ rất lớn. Những
người này chúng ta
không nên trách,
vì họ là những cư sĩ Bà La Môn (khất thực).
Đáng trách
là trách quý vị tỳ
kheo đầu cạo, mặc
pháp y mà đi làm
chuyện mê tín gạt người khác, chứ còn các vị cư sĩ Bà
La Môn này họ hành nghề của họ, chứ
không nên trách
họ làm gì.
TỨ CHÚNG
Câu hỏi của
Liễu Hương
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Trong giới luật của Phật nếu đệ tử của Phật giữ gìn giới
luật nghiêm chỉnh và
khép mình trong
giới luật triệt để thì được xếp vào bốn hàng tứ chúng (cư sĩ nam,
cư sĩ nữ, tỳ
kheo Tăng và tỳ
kheo Ni) như vậy có bằng phẩm Bát Bộ Thiên Long không?
Đáp: Bốn
chúng đệ tử của Phật
là Tăng, Ni, cư sĩ nam và cư sĩ nữ
đều phải giữ gìn giới luật
nghiêm chỉnh mới gọi là đệ tử Phật, còn
Tăng, Ni và
cư sĩ mà không giữ gìn giới luật nghiêm
chỉnh thì gọi là đệ tử của Bà
La Môn giáo, tức là Phật giáo
phát triển.
Bốn chúng
đệ tử Phật
không thể gọi là
Bát Bộ Thiên
Long được.
Bát Bộ Thiên
Long gồm có:
1- Thiên Chúng gồm sáu cõi trời dục giới, bốn
trời tứ thiền sắc giới, bốn trời vô sắc giới.
2- Long
Chúng (rồng) gồm có
tám vị
Long Vương.
3- Dạ Xoa là những quỷ thần.
4- Càn
Thát Bà là thần âm nhạc ở cõi
trời Đế Thích.
5- A Tu La
là thần quả
báo (thích đánh nhau).
6- Ca Lâu La (Thần kim xí điểu)
7- Khẩn
Na La là giống thần đầu người thường ca hát ở cõi trời Đế Thích.
8- Ma Hầu La Già là thần mãng xà (thần
rắn).
Trong kinh Nguyên Thủy đức Phật đã xác
định Bát Bộ Thiên
Long là tưởng
tri, chớ không phải liễu tri. Vậy
Bát Bộ chẳng phải là thế giới trời, người, quỷ, thần mà do tín ngưỡng
Ấn Độ
đã xây dựng từ xưa
trước khi có đạo
Phật.
“CHẾT” LÀ MỘT SỰ NỐI TIẾP CÛA LUẬT NHÂN QUÂ VƠ THƯỜNG
Câu hỏi của
Liễu Hương
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Bên kia
cõi chết, tử thần đã cướp đi người
bạn đời của con, hiện nay đời sống bỗng trở thành vô vị, cuộc đời đầy tẻ nhạt,
chán chường, hạnh phúc đã mất đi không bao giờ trở lại. Người ấy đã đi xa đi mất,
số phận duyên nợ chỉ có thế thôi. Nhưng
có lúc con cầu mong cho họ được
bình an, nhưng con lại thấy có cái gì không ổn đối với họ.
Thân tứ đại
này do đất, nước, gió, lửa hợp lại rồi tan đi, đó là số phận phải không thưa Thầy?
Xin Thầy chỉ cho con biết.
Đáp: Không
có sự sống
sau khi chết mà chỉ có sự nối tiếp
của luật nhân quả. Với trí hữu hạn của con người, không thể hiểu thấu được sự
tiếp nối
của định luật nhân
quả luân hồi,
nên
thấy có sanh
và có tử. Sự thực sanh tử là một diễn biến của luật nhân quả, xác định sự vô
thường của các pháp trong thế gian này.
Các pháp
trong thế gian này đều chịu luật vô thường, sanh
diệt của nhân
quả. Vì thế, không có
pháp nào trong thế
gian này ra khỏi sự chi phối của luật nhân quả, nên các pháp thường sanh
diệt theo chu kỳ tuần tự của định luật
và mỗi pháp phải chịu sự biến dịch.
Người bạn đời
của con gặp nhau trong duyên nhân quả để trả
vay, vay trả.
Khi vay trả xong thì phải
theo định luật nhân quả tiếp tục trả vay
sự việc khác. Con không thấu hiểu điều đó, nên tạo thêm nhân quả thương nhớ,
ràng rịt và trói buộc, không phải trói buộc với nhân quả của người đã mất mà
trói buộc với nhân quả tương ưng.
Lòng thương
nhớ của con sẽ gặp nhân quả tương
ưng với lòng
thương nhớ đó để mà trả
vay, vay trả. Còn nhân quả kia (người bạn đời của con)
thì đã trả vay
xong thì không còn tương ưng với con nữa.
Cho
nên, con quá không
hiểu và điên đảo đã
thương nhớ một
nhân quả, để rồi phải gặt
lấy một nhân quả khác đang trói buộc (kiết sử) để kiếp sống đời đời chẳng
bao giờ thoát ra
khỏi biển khổ
sanh tử luân hồi. Con muốn tu hành giải thoát
thì hãy đoạn dứt sợi dây ái
kiết sử này. Sợi dây ái kiết sử này là con đường tiếp tục sanh tử luân hồi đầy
đau khổ mãi mãi.
Tình cảm của con người là một sợi dây rất khó bứt, nếu không
thấu suốt được
luật nhân quả thì không
bao giờ đoạn sạch được
“ái kiết sử”. Người tu theo đạo
Phật thấy ái kiết sử như là thấy một con rắn độc, nó từng đem đến nọc độc khổ
đau cho loài
người. Con là một con người đang bị nọc độc của ái kiết sử.
Một người vợ
khóc chồng, một người chồng thương vợ là
ái kiết sử; một người
mẹ thương con, một người con
thương mẹ là ái kiết sử. Nói chung tất cả các
tình cảm thương yêu
nhau là ái kiết sử. Người nào đã
bi lụy vì tình cảm yêu thương ấy, trong đạo Phật gọi là đã
bị nọc độc rắn nhân
quả cắn. Kẻ
nào đoạn dứt được nọc độc
này là kẻ
đó làm chủ rắn độc
nhân quả. Nếu không
làm chủ được
nhân quả thì đời
đời kiếp kiếp ta sẽ bị nọc độc rắn nhân
quả làm cho ta sống trong cảnh khổ
đau triền miên, bất tận, không những trong một đời mà nhiều đời nhiều kiếp.
Con cần phải
thấu suốt luật nhân quả để không
còn buồn khổ
vô ích. Trong
luật nhân
quả, khi một
người mất đi thì
chỉ còn
nghiệp lực của nhân quả tiếp tục tái sanh luân hồi, và người bạn đời của
con đâu còn
cái gì gọi là
người bạn của con nữa. Thế nên, sự thương nhớ của con chỉ là nhớ lại một
hình bóng ảo tưởng của con trong ký ức mà thôi.
Cũng như hiện giờ
trong kiếp sống
này con có bao giờ nghĩ đến thương
người bạn đời trong kiếp quá khứ của mình chăng? Chắc điều đó, không bao giờ có phải
không con? Cũng như người bạn đời của con đã chết thì trong kiếp khác, họ
đâu có còn
nhân quả để
mà nhớ đến con nữa. Trong họ chỉ biết kiếp hiện tại của họ mà thôi.
Cũng như con bây giờ cũng vậy, chỉ có không thông hiểu điên dại đi khóc nhân quả.
Nhân quả có
nghĩa lý gì đâu? Nó chỉ là những hành động của con rắn độc ái kiết sử, nó
đã làm
khổ loài người
trên hành tinh này, khiến cho nước
mắt của con người
còn nhiều hơn nước biển.
Trên hành
tinh này, duy nhất chỉ
có đạo Phật mới dạy con người về
lý nhân quả, không có một giáo phái nào mà dạy chúng ta làm chủ như vậy được. Con đủ
phước duyên tu tập,
hãy dứt sạch ái kiết sử đó đi, đừng thương vay khóc
mướn nhân
quả, chẳng có ích
gì mà tự
con đã làm khổ lấy mình.
ĂN THỊT
CHÚNG SANH VÌ SỨC KHỎE
Câu hỏi của
Liễu Hương
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Trong 5 giới của người cư sĩ có:
1- Sát sanh.
2- Trộm cắp.
3- Tà dâm.
4- Vọng ngữ.
5- Uống rượu.
Năm giới
này con cố gắng
giữ gìn đừng cho sai
phạm nhưng giới
không sát sanh
thì con có giữ nhưng
chưa trọn vẹn, vì còn ăn thịt chúng
sanh (con chỉ giữ được 10
ngày trong một tháng).
Vì sức khỏe
con còn ăn thịt để sống, chứ không có cảm giác ngon lành gì cả.
Nếu sức khỏe con tương đối tốt thì con cố
gắng ăn chay trường luôn để giảm bớt sự sai phạm giới luật của Phật.
Đáp: Giới luật và
giáo pháp của Phật chế ra là để mưu
cầu sự
an vui hạnh phúc
cho con người, chứ không
phải chế ra để
gò bó khắc khổ,
để người bắt
con người phải sống khổ hạnh ăn uống thiếu chất làm cho tuổi thọ kém dần sanh ra nhiều
bệnh tật và mau
đi vào
cõi
chết.
Giới luật của
Phật không phải là một giáo pháp khô khan, khi một người chấp hành đúng, sống đúng
và giữ gìn
nghiêm túc thì chết
dần mòn trong sự hao hụt và thiếu dinh
dưỡng, hiểu như vậy là hiểu sai. Đạo Phật vốn không phải đạo khổ hạnh ép
xác mà là đạo giải thoát, nên ai tu gặp chướng ngại pháp hoặc cảm thấy khó chịu
khổ đau là tu sai.
Trí vô hạn của một bậc tu chứng như Phật thì
không thể nào không thấu suốt được. Khi chế giới luật, Ngài đã cân nhắc rất kỹ
lưỡng, không chấp nhận
khổ hạnh và
không chấp nhận lợi dưỡng. Cho
nên, giới luật của Ngài chế ra là
đi vào trung
đạo. Ngài biết rất rõ: ăn
ngày một bữa không phải là khổ hạnh là ăn uống thiếu chất bổ,
khiến cơ thể sanh ra bệnh tật. Khi cơ thể
sinh ra bệnh tật, tức cơ thể khổ đau, cơ thể khổ đau thì mất sức, thiếu dinh dưỡng,
đó là khổ hạnh.
Ngược lại,
ăn ngày một bữa và
không ăn thịt chúng
sanh, tránh tội
sát sanh, gây nợ
máu (gây nghiệp máu) làm đau khổ và đoản mạng chúng sanh. Chính vì ăn thịt chúng sanh mà chúng ta tiếp tục
mãi nhân quả đau khổ (thiếu dinh dưỡng,
bệnh tật, tai nạn v.v..).
Đó là luật nhân quả đang vay trả của những người thiếu tâm từ bi, còn nỡ
tâm ăn thịt chúng sanh, không thấy sự
đau khổ trước khi chết và tiếng kêu
la gào thét
trong đau khổ
cùng sự ham muốn sống của loài chúng sanh.
Người tu
theo đạo Phật phải thể hiện tâm từ
bi rộng lớn với muôn
loài và với bản thân mình.
Mình không muốn
khổ thì há lại
làm khổ kẻ khác loài vật khác sao.
‚Ăn để sống‛
không có nghĩa là ăn thịt chúng
sanh, ‚Ăn thịt
chúng sanh‛ nghĩa là ăn để đau khổ chết.
ƠNG TÁO
Câu hỏi của
Liễu Hương
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Sắp đến ngày
23
Tết Âm lịch,
năm nào
cũng vậy, mọi
nhà lo mua ba bộ
mũ, hia, giày
và một con cá
chép sống để cúng tiễn đưa ông Táo về Trời và ông Táo sẽ tâu trình với
Ngọc Hoàng việc làm ác và thiện của gia chủ. Như vậy có không, xin Thầy chỉ dạy? Có người còn bảo năm nào mà
không mua mũ cho ông
Táo, thì đêm đến nằm mơ
thấy ông
Táo về đòi.
Như vậy có
đúng không thưa Thầy?
Đáp: Ông
Táo là một
chuyện mê tín của dân gian, mục đích là để răn người
làm điều ác, vì làm điều
ác là ông
Táo sẽ về chầu Trời tố
cáo tội ác trong năm, và Ngọc Hoàng sẽ cho giáng họa
và người làm
ác sẽ chịu
biết bao nhiêu đau khổ. Mũ
hia áo mão của ông
Táo giống như mũ
hia áo mão của một vị quan phong kiến. Ông Táo không có thật mà chỉ
là một tưởng tri của loài người để khiến cho người ta sợ mà không làm điều ác.
Từ câu
chuyện dân gian
răn nhắc đừng làm ác, biến dần thành một phong tục đến
cuối năm nhà nào cũng đều cúng ông Táo, để ông về tâu bớt những chuyện làm ác của
mình, để ông Trời không
có gieo tai họa. Câu
chuyện biến dần thành câu chuyện
lo lót hối lộ. Từ câu chuyện răn nhắc đừng làm ác thì dần dần biến thành
phi công lý, đạo đức (hối lộ mũ hia
giày, quần áo, cá
chép, cúng bái thần linh là
một hình thức hối lộ).
Nằm mộng
thấy ông Táo về đòi,
đó là tưởng mộng chứ ông Táo
đâu có thật. Người ta huyền thoại
nhiều câu chuyện
về Táo quân “Một
bà hai ông”
bây giờ đã
thành một phong tục truyền thống dân tộc cứ đến ngày 23
tháng chạp nhà nhà đều cúng đưa ông Táo về trời.
Phật giáo
phát triển cũng chịu ảnh hưởng, nhưng lấy ngày
đó làm ngày lễ đưa chư thiên về chầu trời, “Dân gian thì đưa
Táo Quân, Phật giáo thì đưa
chư thiên về trời”.
Qua câu chuyện
ông Táo đã chỉ cho chúng ta thấy được Phật
giáo phát triển có trí tuệ hay không trí tuệ, điều này chắc ai cũng rõ. Câu
chuyện mê tín dân
gian mà Phật
giáo phát triển lại biến thành Phật giáo
mê tín. Bởi vậy Phật
giáo phát triển
có đáng cho chúng
ta đủ
niềm tin chăng?
Phật giáo phát
triển đi đến đâu
cũng viên dung và
viên thông, lấy tất cả các pháp của mọi tôn giáo và sự mê tín của
dân gian làm giáo
pháp của mình.
Hay nói cách khác cho dễ hiểu hơn Phật giáo phát triển
đi đến đâu đều gieo rắc mê tín đến đó.
Cho
nên, giáo pháp
Phật giáo phát
triển là giáo pháp lượm lặt của các tôn giáo khác chỉ cần thay danh từ
là biến thành giáo pháp của mình. Khi
dân gian mê tín cúng Táo Quân thì Phật giáo phát triển biến danh từ Táo
Quân thành danh từ chư Thiên.
Nếu các nhà
nghiên cứu Phật giáo phát triển xét kỹ, đừng kẹt
trong danh từ thì
thấy rất rõ giáo
pháp đó là bã mía
của các tôn giáo khác. Đó là đứng về nội
dung, còn đứng về hình thức thì
giáo pháp phát
triển không có gì
đặc biệt chỉ giống như chiếc áo nhiều mảnh vải kết lại mà thành.
Cho nên, câu
chuyện Táo Quân là câu chuyện tưởng tượng, chứ không có thật Táo Quân, chỉ có
người không thông hiểu mới tin rằng
có thật. Cúng lễ Táo
Quân ngày 23 là
phong tục mê tín dân gian.
MỜI NGƯỜI CHẾT
VỀ ĂN TẾT
Câu hỏi của
Liễu Hương
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Như Thầy đã dạy cho
chúng con biết, người
chết khi tắt thở là tiếp
tục tái sanh luân
hồi (chết đây
sanh kia), tức là chết
là bắt đầu
cho sự sống. Hàng
năm cứ đến ngày giỗ và đến ngày Tết lại ra mồ mả ông bà cha mẹ đã chết
hàng 50 năm mời về ăn Tết với con cháu. Như
vậy có đúng không thưa Thầy?
Đáp: Đây
cũng là một tục lệ
mê tín dân gian, nhưng nói lên được
tình nghĩa của con người (người sống đối với người chết). Bởi vì người ta không
rõ người chết là mất hết, tan rã sạch chỉ còn lại những hành động nhân quả nghiệp thiện
ác tiếp tục
tương ưng với
nhân quả thiện ác
mà tái sanh
luân hồi (có
thân mới).
Người ta tưởng rằng,
người chết là xác
thân chết, còn
linh hồn, tức là
tâm bất diệt mãi luôn luôn sống dưới mồ ‚Sống cái
nhà, thác cái mồ”.
Người chết linh hồn
sống dưới mồ.
Ngôi mồ chỉ
là một đống đất chẳng có ai ở trong đó cả. Di tích đời người cuối cùng là ngôi
mộ, là một nắm đất hôi thối tàn tạ và khô cằn mà người sống dành cho người chết
để gửi nắm xương tàn bất tịnh.
“Sống cái
nhà thác cái mồ”, câu tục ngữ này
nói lên tình nghĩa
người nhớ ơn người,
nhất là
tinh thần dân tộc Việt Nam:
“Chim có tổ người
có tông”. Đạo thờ phụng
ông bà Tổ tiên
cũng từ tình cảm
con người mà ra. Vì thế đến ngày tư, ngày Tết, ngày giỗ,
những người còn sống nhớ công ơn ông
bà Tổ tiên,
cha mẹ, đến mộ mời những người
thân ấy về
ăn Tết, như lúc họ còn đang sống
với con cháu cho vui.
Tin tưởng
như thế cũng
chẳng có hại gì
cho ai,
miễn là không
có gây phiền
hà cho người khác, và toàn gia
đình họp mặt vui vẻ, nhắc lại công hạnh,
phước đức của ông bà, cha mẹ lúc
còn sống, để
con cháu nghe
mà bắt chước.
Còn nếu tin
rằng, có linh hồn ông bà, cha mẹ đã chết về ăn Tết
với con cháu thì điều
đó không đúng, điều
đó là một điều mê tín
cần phải bỏ. Là Phật tử các con phải sáng suốt, cái gì đáng tin, là
cái đó phải
đúng sự thật,
phải thấy bằng mắt, phải hiểu bằng ý thức, đừng để
tưởng thức
xen vào mơ hồ, trừu tượng. Cái gì không
đúng sự thật,
mơ hồ, trừu
tượng, thì nhất định không tin,
cái gì có lợi ích cho mình, cho người,
không trừu tượng,
mơ hồ thì mình tin, còn không
lợi ích cho mình, cho người
thì không tin.
NHỮNG LỜI
TÂM HUYẾT CÛA
TRƯỞNG LÃO
THÍCH THƠNG LÄC
Thời gian
trôi qua quá nhanh, mới đó mà đã hai
tháng rồi, giống
như một giấc mộng.
Nhìn lại sự tu tập của các con Thầy rất
lo lắng, vì tu tập
như vậy làm
sao chứng đạt chân
lí được. Phải không các con?
Muốn chứng đạt chân lý là
phải tu tập xả tất
cả chướng ngại
pháp trên bốn chỗ: thân, thọ, tâm và pháp, chứ đâu tu tập ức chế
ý thức để cầu không niệm.
Tu tập Tứ Niệm
Xứ mà cứ như tu tập Tứ Chánh Cần, tu
như vậy làm
sao đi đến chỗ chứng đạo được! Chỗ này các con hãy lắng
nghe và tìm hiểu nghĩa
lý thực hành
cho rõ ràng từng pháp môn Tứ
Chánh Cần và Tứ Niệm Xứ, rồi từng giai đoạn tu tập của các pháp môn này.
Cùng một
pháp môn nhưng
giai đoạn đầu tu tập khác; giai đoạn sau tu tập khác huống
là hai pháp môn khác nhau
trong hai lớp
khác nhau của Bát Chánh Đạo như: lớp Chánh Tinh Tấn và lớp Chánh Niệm. Lớp
Chánh Tinh Tấn là phải
tu tập pháp
môn Tứ Chánh
Cần, còn
lớp Chánh Niệm
là phải tu tập Tứ Niệm Xứ. Vì thế cần phải hiểu rõ nghĩa như sau:
1- Tu tập Tứ
Chánh Cần là “ngăn” và “diệt” các ác pháp để luôn luôn “sinh” thiện tăng trưởng
thiện pháp. Các con nên lưu ý những danh từ: “NGĂN” và “DIỆT”; “SANH” và “TĂNG
TRƯỞNG”. Vậy ngăn và diệt; sanh và tăng
trưởng là nghĩa
như thế nào? Còn
tu tập như thế nào? Thầy đã dạy các con rồi. Các con có nhớ không?
“Ngăn” nghĩa
là ngăn ngừa, ngăn chặn, ngăn cản không cho vào.
“Diệt” nghĩa
là làm cho tiêu mất, làm cho chết, làm cho tiêu diệt, làm cho không còn, không
tồn tại.
“Sinh” nghĩa
là sinh ra, làm ra cho nhiều, sản xuất.
“Tăng trưởng”
nghĩa là làm cho lớn, cho nhiều, cho mạnh.
2- Tu tập Tứ
Niệm Xứ là trên thân quán thân để nhiếp
phục tham ưu; trên
thọ quán thọ...; trên tâm quán
tâm...; trên pháp quán pháp để nhiếp phục tham ưu. Các con nên lưu ý những danh từ: “QUÁN,
NHIẾP PHỤC, THAM ƯU”.
Vậy quán, nhiếp
phục, tham ưu nghĩa
là
T
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!