mà tu. Cho
nên, sự tu hành của hai loại thiền này cách biệt rất xa và cũng không phải là
hai bậc thang của một cây thang.
Phật dạy nhập Tứ Thiền hơi thở tịnh chỉ, hơi
thở đã tịnh
chỉ thì còn đâu phải ngưng sổ tức,
nhà học giả
này đã tự đặt ra mà
không thấy cái sai của mình.
Từ xưa đến giờ,
các Tổ đều nghĩ tưởng bốn thiền hữu
sắc thấp hơn bốn định vô sắc. Vì có nhập được bốn thiền hữu sắc thì mới có thể nhập bốn định vô
sắc, hiểu như vậy, tức là hiểu
sai. Xưa, đức Phật chưa nhập bốn thiền hữu sắc mà đã được hướng dẫn nhập bốn định vô
sắc và Ngài
đã nhập được
Vô Sở Hữu Xứ Định
và Phi
Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định.
Người muốn
nhập định vô sắc thì không cần phải nhập định hữu sắc, vì trong kinh Tiểu
Không Đức Phật
đã dạy rõ
ràng. Quý vị nên
đọc lại
bài kinh Tiểu
Không, ở trong
kinh Trung Bộ. Muốn nhập Không Vô
Biên Xứ Định, Đức Phật đã dạy: “ý thức thanh tịnh không liên hệ ngũ căn
thì nhập Không Vô
Biên Xứ Định”, chứ không phải nhập Tứ Thiền rồi mới
nhập Không Định như nhà học giả đã dạy ở trên.
Tóm lại,
các nhà học giả phần
đông chưa có tu tập nhập
được từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền
thì không
làm sao giảng nổi Tứ Thánh
Định. Nếu không có kinh nghiệm
tu hành nhập được Tứ
Thánh Định chân thật
thì Tứ Thánh Định của đạo Phật chỉ còn là một bài kinh chữ
nghĩa suông, nếu ai đem giảng nói, mà không có kinh nghiệm tu
hành thì không có ích
lợi gì cho ai cả mà còn hại cho người tu
sau này. Nhiều nhà học giả tự đặt ra bằng trí tưởng tượng nên làm sai lệch
ý nghĩa lời dạy của đức Phật,
càng giảng Tứ Thánh Định lại càng thêm
tối nghĩa, mù mờ không rõ, pháp
hành không có.
MƯỜI HƠI THỞ
ĐẾM KHƠNG LÜN LÀ Ý CĨ ĐỊNH
Câu hỏi của
Diệu Quang
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Trong Kinh An Ban Thủ
Ý dạy: Trong thời gian
10 hơi thở ấy mà đếm không lộn, là ý bắt đầu có định. Định
nhỏ thì có thể kéo dài trong 3 ngày, định
lớn 7 ngày, trong thời gian ấy không
có một tưởng tạp loạn chen vào, hành giả ngồi yên
như người chết, đó gọi
là Sơ Thiền, thưa
Thầy kinh dạy như vậy có đúng không?
Đáp: Không,
đức Phật dạy ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền,
chứ không có dạy như trong kinh An Ban Thủ Ý. Dạy như trong
kinh An Ban Thủ Ý thì
đó là
một loại thiền ức chế tâm bằng pháp môn sổ tức.
Chúng ta phải
hiểu Sơ Thiền là loại thiền xả tâm có tầm có tứ, còn sổ tức là pháp môn ức chế
tâm không tầm không tứ “ngồi yên như người chết” mà gọi là nhập Sơ Thiền
thì kinh này dạy sai, không đúng như lời Phật dạy.
Đây là một
bài học cho chúng ta thấy, các Tổ viết và soạn kinh sách như vậy, không đúng
như lời Phật đã dạy.
Như vậy chúng ta còn đủ lòng tin ở các Tổ
nữa không? Kinh sách của các Ngài
chúng ta còn đội trên đầu vai
mang nữa hay không?
Sổ tức, tức là
còn đếm hơi thở, đếm
hơi thở là còn tác
ý, hơi thở là đối tượng của tâm, tâm còn ở trong
niệm hơi thở
và còn tác
ý ức chế tầm tứ thì làm sao gọi
là định thứ nhất được? Vậy mà mười hơi thở đếm
không lộn là có định, định này là định của các Tổ, chứ
Phật thì không có định như vậy, và cũng không tu sổ
tức như vậy được, đức
Phật chỉ dạy nhập Sơ Thiền là tâm ly dục ly ác pháp thì tâm mới
có thiền, chưa có định. Còn ngược lại nhà học giả xác định mười hơi thở là có định
thì đó là một sự sai biệt giữa Tổ và Phật một trời một vực.
Tại sao
chúng ta biết rõ như vậy?
Tại vì đức Phật dạy
rất rõ
ràng: Do “ly dục sanh hỷ lạc nhập
Sơ Thiền”. Chỗ Sơ Thiền Phật
không dạy: “định” sanh
hỷ lạc, mãi cho đến khi nhập Nhị
Thiền Phật mới nói: “Định sanh hỷ lạc”.
Đếm hơi thở và
ly dục ly ác
pháp là hai việc
làm khác nhau,
một đàng thì xả
tâm để tâm được thanh
tịnh giải thoát
(dục và ác pháp); một
đàng thì tu ức chế tâm, để tâm không
có tầm tứ; một đàng
tu thì còn tầm tứ
thiện; một đàng tu thì diệt cả tầm tứ thiện và ác.
Do đó, chúng
ta thấy rất rõ, đếm hơi thở không thể nào nhập Sơ Thiền được. Người tu theo
đạo Phật phải sống một đời sống Phạm hạnh,
nhờ có sống đời
sống Phạm hạnh,
tâm mới ly dục ly ác pháp, tâm có ly dục ly ác pháp thì mới nhập được Sơ
Thiền.
NHỜ THEO DÕI
HƠI THỞ MÀ ĐƯỢC ĐỊNH
Câu hỏi của
Diệu Quang
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Tâm ý, sở dĩ định được
là nhờ theo dõi
hơi thở, cấu uế đã được
tiêu diệt thì
tâm ý dần dần trong sạch,
đó gọi là Nhị Thiền. Thưa Thầy những lời dạy này có đúng trong
kinh điển của đức Phật dạy hay không?
Đáp: Không,
Phật dạy khi nhập Sơ Thiền thì tâm phải ly dục ly ác pháp, tâm ly dục ly ác
pháp là tâm giới luật nghiêm trì, tâm giới luật nghiêm trì là
tâm thanh tịnh,
tâm thanh tịnh thì cấu
uế lần lần
tiêu diệt chỉ
còn dùng định niệm
hơi thở khéo
tác ý hướng
tâm tịnh chỉ tầm tứ thì liền nhập Nhị Thiền. Còn tâm
chưa ly dục ly ác pháp là tâm
chưa thanh tịnh, tâm chưa thanh tịnh
thì tâm không có
cách nào nhập được Sơ Thiền, tâm
chưa nhập được Sơ Thiền thì giới luật chưa thanh tịnh, giới luật chưa
thanh tịnh thì tâm
chưa thanh tịnh, tâm chưa thanh tịnh thì không thể theo dõi
hơi thở mà nhập được Sơ Thiền, Sơ Thiền chưa nhập được thì mong gì nhập được Nhị
Thiền, còn cấu uế của tâm
là nhờ giới
luật mới được
tiêu trừ
chứ không phải nhờ có định. Nhà học giả dạy nhập định
theo kiểu tưởng
giải của mình, không đúng như kinh Phật dạy.
Phật dạy nhập định Nhị
Thiền không có ức
chế tâm chỉ
dùng tâm ly dục ly ác
pháp tức là tâm
thanh tịnh, tâm Sơ
Thiền, tâm thanh tịnh ở đây có nghĩa là tâm không phóng
dật, thanh thản và an lạc. Người muốn nhập Nhị Thiền phải ở trạng thái này
nương theo định niệm hơi thở, dùng pháp hướng tâm như lý tác ý tịnh chỉ tầm tứ.
Phật không
dạy tùy tức nhập Nhị
Thiền và cũng không
dạy nhờ định mà
cấu uế được tiêu
diệt. Kinh An Ban Thủ Ý dạy điều này để nhập
Nhị Thiền là không đúng như kinh Phật dạy.
Đọc bài tựa
kinh An Ban Thủ Ý, ta thấy những lối lập luận về Tứ Thánh Định, pháp hành không
đúng cách, những từ dùng để chỉ thiền định không đúng như lời Phật dạy
trong kinh, định mà còn niệm thì làm sao định được, đếm và
tùy đó là
hai phương pháp ức chế tâm thì không thể là thiền định được.
Kinh này dạy:
Bỏ pháp đếm hơi thở chú tâm vào chóp mũi gọi là chỉ, làm như chỗ tâm ý ở đầu
chóp mũi đó
là Tam Thiền.
Cách thức dạy nhập Tam Thiền như
thế này không giống như Phật dạy:
“ly hỷ
trú xả nhập
Tam Thiền”. Cách thức tu tập theo
Phật dạy, dùng định
niệm hơi thở khéo tác ý hướng tâm tịnh chỉ 18 loại hỷ tưởng, âm thanh và mộng vắng
bóng.
Về Tứ Thiền kinh An
Ban dạy: Niềm tin Tam Bảo
vững chãi, bây giờ tất cả những
gì u tối đều trở
nên trong sáng,
đó gọi là
“Tứ Thiền”. Nếu dạy theo kinh An Ban, chỉ
cần có niềm tin Tam
Bảo vững chãi
là nhập được Tứ
Thiền, thì như vậy Tứ Thiền nhập quá dễ dàng. Tứ Thiền là một loại định bất động
của thân không phải là một việc dễ làm, hơi thở ngưng nghỉ không phải là chuyện
dễ. Phật không dạy như thế này mà dạy tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền, tịnh chỉ
hơi thở, tức là không còn thở, không
còn thở, tức
là xả thọ, xả thọ
mà trong kinh gọi là xả lạc, xả
khổ, xả niệm thanh tịnh.
Lạc, khổ thuộc
về thọ, niệm thanh tịnh là đối tượng của
tâm, còn có thọ và đối tượng của tâm là
chưa nhập được Tứ Thiền.
Cho nên, muốn nhập Tứ Thiền thì
phải tu tịnh chỉ hơi thở, tịnh chỉ
hơi thở, tức
là không còn đối
tượng của tâm, nên thân định trên tâm và tâm định trên thân.
Nếu
còn có đối tượng trong
sáng của tâm là
chưa phải nhập Tứ Thiền nên
kinh An Ban dạy nhập định Tứ Thiền không đúng như theo lời Phật đã dạy
trong kinh Nguyên Thủy.
GOM Ý THỨC
NHẬP THIỀN THỨ MẤY
Câu hỏi của
Diệu Quang
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Hành giả
gom ý thức lại khiến cho nó không còn sanh vọng tưởng, như vậy là nhập
thiền thứ mấy?
Đáp: Gom ý
thức lại khiến nó không sanh vọng tưởng là nhập thiền định tưởng. Gom ý thức lại,
tức là ức chế tâm, ức chế tâm tức là ức chế
ý thức, ức chế ý thức được
thì tưởng thức hưng phấn,
tưởng thức hưng
phấn thì sanh mười tám loại hỷ lạc tưởng,
tùy theo ở mức độ
hưng phấn cao thấp
mà người tu sẽ bị
căng thần kinh sanh ra bệnh
điên khùng, nếu mức
hưng phấn thấp
thì sanh ra kiến giải
tưởng giải, nói thiền, nói đạo lung tung.
Người tu thiền phải đề cao cảnh
giác loại thiền ức chế tâm,
nó rất nguy
hiểm, nhất là
những người
có nhiệt tâm
tích cực tu hành thì dễ
bị hưng phấn,
rối loạn thần
kinh. Phần nhiều hiện
giờ, người tu thiền
dễ bị
tu lạc vào thiền ức chế tâm, tại vì tất cả các pháp
môn thiền đều dạy cách thức ức chế tâm ngoại trừ pháp môn của
đức
Phật là thiền
xả tâm mà
thôi.
Tuy vậy,
thiền của Phật
không ức chế tâm, nhưng chúng ta thực hành không đúng
và không thiện xảo khéo léo xả tâm thì sẽ biến thành thiền ức chế tâm, nó cũng
không kém tai hại như những thiền khác.
SÁU THỨC GOM
LẠI SẼ NHẬP ĐỊNH GÌ?
Câu hỏi của
Diệu Quang
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Gom sáu thức lại một chỗ,
thưa Thầy sẽ nhập định gì?
Đáp: Gom sáu
thức lại một chỗ và biết cách hướng tâm xả
lạc, xả khổ, xả niệm
thanh tịnh thì sẽ nhập Tứ Thiền,
tức là tịnh
chỉ hơi thở.
Gom sáu thức lại một chỗ mà không biết cách xả
lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh thì sẽ nhập định tưởng, vì sáu thức
ngưng hoạt động nên tưởng thức
hoạt động, tưởng
thức hoạt động thì đó là nhập định
tưởng, tức là ức chế ý thức hưng phấn tưởng thức.
Gom sáu thức
cũng không phải là một việc dễ làm, gom được sáu thức mà còn phải biết cách xả,
nếu không biết cách xả thì rất là nguy hiểm,
cũng như ức chế chỗ này
mà không biết hướng dẫn hưng phấn
chỗ khác cho đúng, để tự nó hưng phấn
thì sẽ trở thành
điên khùng. Việc tu
hành không phải dễ, một vị thầy
có kinh nghiệm hướng dẫn tu thiền
định thì phải nghe theo và thực hành
cho đúng 100 phần
trăm, không được tự ý
hành theo kiểu
tưởng giải của mình.
Xưa, đức Phật dạy như thế
nào thì các vị Tỳ Kheo làm như thế nấy, còn những vị nào tu sai không
đúng lời dạy của Phật thì phải chịu lấy hậu
quả, kết quả chẳng ra gì mà phải gánh hậu quả bệnh tật về
sau.
Phải cảnh
giác sự gom
sáu thức, nếu không có người hướng dẫn thì đừng nên tu
tập, nó có lực để xả
tâm nhanh chóng
nhưng nó có hại làm hưng phấn tưởng thức quá cao, sanh
ra bệnh điên khùng nguy hiểm đến tánh mạng.
GOM Ý THỨC BẰNG
CÁCH NÀO?
Câu hỏi của
Diệu Quang
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Gom ý thức bằng cách nào?
Đáp: Gom ý
thức của các Thiền Đại Thừa và Thiền
Đông Độ là bằng cách ức
chế tâm do pháp môn Sổ tức, Tùy tức, Niệm Phật, Niệm
chú, Tri vọng,
Chăn trâu, Tham
thoại đầu, Tham công án, v.v..
Tứ Thánh
Định thiền của Phật giáo
là thiền diệt ngã, xả tâm, ly dục, ly ác pháp (tâm không phóng dật), tức
là thiền định không ức chế tâm.
Nói tóm lại,
gom ý thức của Đại Thừa và Tối Thượng Thừa là ức chế tâm, còn gom ý thức của Phật
Giáo Nguyên Thủy là xả tâm, tâm không phóng dật, tức là gom ý thức.
Xin quý vị cần đề cao cảnh
giác các pháp môn
thiền định khi muốn
tu phải cẩn thận
quán xét thiền nào xả tâm và thiền nào ức chế tâm.
GOM Ý THỨC DIỆT TẦM TỨ
Câu hỏi của
Diệu Quang
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Gom ý thức để diệt tầm tứ nhập Nhị Thiền bằng cách nào?
Đáp: Gom ý
thức diệt tầm tứ để nhập Nhị Thiền bằng cách
nương hơi thở
dùng pháp hướng tịnh
chỉ tầm tứ, chứ không
được dùng hơi thở ức chế tâm.
Ở đây,
chúng ta phải
hiểu chữ “gom ý
thức” của thiền Phật giáo nghĩa là tâm không phóng dật, đừng hiểu gom ý thức bằng
nghĩa ức chế tâm, gom ý thức bằng nghĩa ức chế tâm là sổ
tức hoặc tùy tức, tọa
thiền tập trung ý thức
bằng hơi
thở hoặc bằng
câu niệm Phật,
v.v.. Gom tâm ở đây cho đúng nghĩa của Phật dạy là tu tập “Tứ Chánh Cần”.
Tu tập Tứ
Chánh Cần là ngăn ác pháp và diệt ác pháp, ngăn ác pháp và diệt ác pháp, tức
là ly dục ly ác
pháp, ly dục ly ác
pháp, tức là tâm
không phóng dật,
tâm không phóng
dật, tức là tâm hướng vào trong thân, nói cách khác là tâm định trên
thân; tâm định trên thân, tức là “gom ý thức diệt tầm tứ nhập Nhị Thiền”.
TƯỞNG THỨC
Câu hỏi của
Diệu Quang
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Muốn nhập
Tam
Thiền phải
gom sáu thức nào?
Đáp: Muốn nhập
Tam Thiền phải gom tưởng thức, nếu trả lời một
cách ngắn gọn như vậy thì quý vị rất khó hiểu.
Khi chúng ta
nhập Nhị Thiền, tầm tứ diệt, ý thức ngưng
hoạt động, nên bước sang
qua Tam Thiền, tưởng thức hoạt động, thay thế cho ý thức.
Vì vậy, muốn
nhập được Tam
Thiền phải “gom tưởng thức,
tức là ly hỷ
trú xả”. Tam Thiền không có
gom sáu thức vì sáu
thức đã được gom và thuần hóa ở Nhị Thiền.
Cho
nên, muốn nhập
Tam Thiền thì phải lìa xa
các trạng thái của tưởng
thức, lìa các trạng
thái của tưởng
thức, tức là
“Ly hỷ trú xả”, như trong kinh đã dạy.
NĂM THỨC
Câu hỏi của
Diệu Quang
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Muốn nhập Tứ
Thiền phải
gom thức nào?
Đáp: Muốn nhập
Tứ Thiền Phải gom năm thức: thọ thức,
nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, vị thức. Nếu trả lời như vậy, quý
vị sẽ cho chúng tôi
chẳng hiểu kinh sách
Phật, vì trả lời như vậy trong kinh sách Phật không có dạy.
Ở đây
chúng tôi tùy
theo câu hỏi
mà trả lời, nhưng rất đúng nghĩa
của Phật đã dạy. Quý vị nhớ lại xem lúc nhập Sơ Thiền là tâm không phóng dật,
tâm không phóng
dật, tức là sáu
thức đã quay vào trong thân, không còn phóng ra ngoài, nên
thân động dụng việc gì thì sáu thức đều biết
rõ, biết rõ bên trong
mà không biết bên ngoài, lúc này
gọi là tâm định trên thân.
Đến Tứ Thiền sao lại
còn gom năm thức? Gom
năm thức, ở
đây quý vị cần phải
hiểu, năm thức còn hoạt động
bên trong nên
gom năm thức, tức
là tịnh chỉ
năm thức, tịnh
chỉ năm thức là điều khiển
năm thức ngưng
hoạt
động, điều
khiển năm thức
ngưng hoạt động, tức
là tịnh chỉ
hơi thở, tịnh
chỉ hơi thở tức là xả
lạc, xả khổ, xả niệm
thanh tịnh. Hay
nói một cách khác là “thân hành tịnh
chỉ”. Thân hành tịnh chỉ, tức là
nhập Tứ Thiền hay nói cách khác là gom năm thức nhập Tứ Thiền.
NHÂN QUÂ
Câu hỏi của
Diệu Quang
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Con người từ đâu
sanh ra? Chết
đi về đâu?
Đáp: Con
người từ nhân
quả sanh ra, sống trong nhân quả, chết đi về nhân quả.
Trả lời như vậy, quý vị rất khó hiểu và cũng không hiểu được như thế nào là
đúng?
Các tôn
giáo khác, thường
có câu hỏi: “Con
người từ đâu
sanh ra, chết
đi về đâu?”. Có tôn giáo cho con người sanh từ đấng Tạo
Hóa; lại có tôn giáo cho con người sanh ra từ khí Âm và khí Dương; lại có tôn giáo cho con người sanh
ra từ Đại Ngã; lại có
tôn giáo cho con người
từ Bản Thể Vạn Hữu
sanh ra; lại có
tôn giáo cho con người sanh ra từ miệng Phạm
Thiên, do đức
Chúa Trời sinh ra v.v..
Tất cả những
giả thuyết trên đúng hay sai chúng
ta không có
ý kiến, nhưng
đứng trong tôn giáo
Phật giáo, thì đức
Phật đã xác định:
“Con người từ
nhân quả sanh
ra, sống trong nhân quả, và chết trở về nhân
quả”. Đó là lời xác quyết rất hùng hồn, chỉ vì Ngài đứng trên lập trường
“duyên hợp” của
các pháp. Trong thế gian này không có một vật thể nào độc lập riêng lẽ tự nó. Cho nên tất cả vạn vật sanh ra đều do các duyên hợp mà
thành.
Các pháp
sanh ra đều phải do có hành động, có
hành động mới sanh ra được, nói một cách khác các duyên hợp lại, phải trực
tiếp qua các hành động,
nhưng mỗi hành
động đều không có sự hiểu
biết, sự hiểu
biết có được là
nhờ vào
tri thức, nhưng tri thức
hiểu biết chỉ biết
trong giới hạn “hữu hạn” ngoài
vô hạn thì tri thức không
hiểu rõ, vì thế sự hiểu biết của
tri thức còn trong
vô minh. Hành động
thiện và
ác nó đều
không biết, cho nên
từ đó tri thức tạo tác những hành
động thân, miệng, ý khiến cho
mình khổ và
người khác khổ. Nhưng hễ có hành động, tức là có nhân
quả.
Phật dạy: “Vô minh sanh hành, hành sanh thức”.
Vì vậy, con người từ hành động vô minh
sanh ra, nói cách khác
cho đúng câu trả lời trên: “Con người từ nhân quả sanh
ra”.
NHÂN QUÂ LÀ
GÌ?
Câu hỏi của
Diệu Quang
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Nhân quả
là cái gì? xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho chúng
con được biết.
Đáp: Nhân
quả là chữ
Hán, nhân: có nghĩa
là hạt; quả:
có nghĩa là
trái, gồm chung hai
chữ nhân quả lại nghĩa
đen của nó là hạt
và trái.
Hạt giống nào sẽ cho trái
nấy, không thể cho trái khác được.
Ví dụ: hạt cam khi gieo lên thành cây sẽ cho trái
cam; hạt chanh sẽ cho trái chanh, không thể nào hạt cam mà
cho trái chanh được, cũng như hạt chanh không thể nào cho trái
cam được, v.v.. Còn nghĩa bóng là
hành động thiện
hay ác, nếu hành động thiện thì được phước
báo an vui,
còn hành động
ác
thì phải
thọ lấy sự đau
khổ, tức
là hành động nào sẽ gặt lấy hậu quả của hành động nấy.
Ví dụ:
Như hành động
trộm cắp thì phải gặt
lấy hậu quả của hành động trộm cắp là bị
bắt ở tù, hoặc bị người mất của bắt được đánh đập, có khi họ giết chết.
Hậu quả của
sự tham lam trộm cắp, không những ở trong kiếp hiện tại nghèo nàn, đói khổ mà
còn kéo dài trong các kiếp vị lai nữa. Cho nên, nhân quả tham lam đem lại cho đời
người một sự nghèo
đói bất hạnh
vô cùng, là con
người chúng ta phải tránh gieo
nhân quả trộm cắp, cướp
giựt của người
khác, do không tham lam trộm cướp của người khác thì đời sống
của chúng ta sẽ được no cơm ấm
áo, nếu càng gieo nhân quả
tham lam trộm cắp thì đời
sống của chúng ta sẽ đói khổ vô
cùng và trong
muôn
kiếp.
Kẻ làm ác giết
hại chúng sanh, ăn thịt chúng sanh thì hậu
quả sẽ bị
tai ương, bệnh tật, khổ
đau, hoạn nạn hoặc bị sự giết hại của
kẻ khác,
bằng cách này hoặc bằng
cách khác
v.v..
Hành động
thiện thì hưởng được
phước báo như: Cơm ăn áo mặc đầy đủ, cuộc sống gặp nhiều may mắn, trong nhà
hòa thuận vui
tươi,
con cái hiếu
hạnh biết vâng lời dạy bảo của cha mẹ,
còn hành động
ác thì thọ khổ
như: bệnh tật, tai nạn, trong nhà
thường rầy rà, bất hòa chẳng an, con cái cãi lời cha mẹ, đi chơi bỏ học
hành, trộm cắp tiền của
cha mẹ, thường làm gia đình khổ, người khác khổ.
Luật nhân quả
rất công bằng và công lý không ai lo
lót, hối lộ tiền bạc
mà hết khổ được,
dù có quyền
thế tiền bạc đến đâu luật
nhân quả vẫn công bằng không tư vị.
Vì thế, người
gieo nhân ác không thể cầu khẩn chư Phật, chư Bồ Tát và Ngọc Hoàng Thượng Đế
cùng các bậc Thánh Vạn Năng cũng không cứu giúp cho mình được. Nên vấn đề cầu an, cầu siêu, cầu xin
ban phước lành chẳng bao giờ có được, chỉ là một trò lừa bịp lường gạt người khác, chẳng
có ích lợi gì mà
còn hao tài tốn của vô lối chẳng
ích lợi gì cho ai cả.
NHÂN QUÂ DO ĐÂU MÀ CĨ
Câu hỏi của
Diệu Quang
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Nhân quả do đâu mà xuất phát?
Đáp: Nhân quả
do ba chỗ xuất phát trong bản thân của mỗi con người, đó là thân, miệng,
ý.
Ba nơi
này là ba
nơi nhân quả
thường hoạt động khiến cho con người chịu khổ đau cũng như hưởng hạnh
phúc, an vui. Hành động nơi thân, hành động miệng và hành động ý đều xuất phát
nhân quả thiện
hay ác. Nếu xuất
phát nhân quả
thiện thì người ấy được an vui, thanh thản và hạnh phúc. Cuộc sống
cơm ăn áo mặc, tiền của
dư giả không
thiếu hụt, ít tai nạn, ít bệnh
tật, thường được mọi người
yêu mến và kính
trọng, cuộc sống đầy dẫy hạnh
phúc an
vui, dù bất kỳ ở
nơi đâu cũng vậy.
Ngược lại, ba nơi ấy xuất phát nhân quả ác, thì người ấy phải chịu nhiều tai
ương hoạn nạn, bệnh tật khổ đau kéo đến bủa vây không người này đến người khác, trong nhà thường xảy
rầy rà bất hòa,
lúc nào cũng
cơm chẳng lành canh
chẳng ngon,
khiến cho tâm hồn mọi người
đều đau khổ, bất an v.v..
Thân, miệng,
ý là ba nơi hoạt động của nhân quả tạo
ác, tạo thiện
làm mình khổ, người khác khổ và tất cả
chúng sanh khổ cũng chính do ba chỗ này.
Vậy ai là
người chủ đọâng hoạt động tại nơi ba chỗ này?
Ba chỗ này
không có người chủ động hoạt động, chỉ
có “Vô minh và
Minh” hoạt động mà
thôi, nếu vô minh hoạt động nơi ba chỗ này tạo nhân quả
ác, chuyển thành
nghiệp lực thì con người
và tất cả
chúng sanh phải chịu
khổ đau tận cùng và tiếp tục tái
sanh luân hồi mãi mãi trong vòng nghiệp lực ấy, nghiệp lực ấy do từø hành động
thân, miệng, ý
đã tạo ra nhân
quả hạnh phúc hay khổ đau cho chính mình.
Thấu hiểu được
lý duyên hợp của các pháp do vô minh mà định luật nhân quả sâu sắc này mới có
luân hồi, nên đức Phật đã dạy chúng ta thấu suốt “Mười Hai Nhân Duyên”
do “Vô minh” hợp lại thành một
thế giới khổ
đau mà con người và chúng
sanh phải chịu lấy
cái đau khổ này mãi mãi từ đời
này sang đời khác vô cùng, vô tận.
Muốn
thoát khổ của kiếp làm
người và thân chúng sanh, đức Phật
đã dạy cho chúng ta “Minh” để thấu suốt
lý nhân quả và đập tan “Mười Hai
Nhân Duyên” phá sạch thế giới
đau khổ, giải phóng con người thoát khổ, chấm dứt luân hồi, làm chủ sanh tử.
Vì thế,
người học Phật
mà không có trí
tuệ “Minh”, không phá vỡ Mười Hai Nhân Duyên thì chỉ là một học giả nghiên cứu
giáo pháp của Phật để nói láo ăn tiền.
Muốn phá
vỡ Mười Hai
Nhân Duyên, người tu sĩ đạo Phật phải
rèn luyện cái thấy
của mình đối
với các pháp
bằng “đôi mắt nhân
quả” và sống
đúng đời sống
“Phạm hạnh” như Phật thì Mười
Hai Nhân Duyên sẽ tan rã, thế giới
khổ không còn, người tu sĩ giải thoát hoàn toàn.
CON NGƯỜI DO BA HÀNH
ĐỪNG THÂN MIỆNG Ý SANH RA
Câu hỏi của
Diệu Quang
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Tại sao con người sanh ra là do ba nơi hành động thân, miệng, ý
này?
Đáp: Con người sanh ra do ba hành động thân, miệng, ý, nếu
trong ba hành động thân, miệng, ý này
do “Vô minh”
điều khiển, tác động thì thế giới đau khổ của một con người
sẽ bắt đầu mở ra.
Nếu ba hành
động thân, miệng, ý này do “Minh” điều
khiển thì thế giới khổ đau của một con
người sẽ bắt đầu chấm dứt.
Ba nơi này
thường tạo ra nghiệp
lực của con người theo hành động
nhân quả. Như đức Phật đã dạy cho chúng ta biết, khi con người chết hoàn toàn
không còn một vật gì thường hằng bất di,
bất dịch, chỉ còn nghiệp lực thiện hay
ác tiếp tục tái sanh mà thôi.
Ba nơi này
sanh ra nghiệp lực, từ
nghiệp lực này mãi mãi tiếp tục
sanh tử luân hồi, cho
nên gọi ba
hành động này con người từ đó sanh ra là vậy.
VƠ MINH VÀ
MINH
Câu hỏi của
Diệu Quang
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Vô minh
là gì? Nó điều khiển nơi ba hành
động thân, miệng, ý này mà thế giới đau khổ của một con người mở ra như thế
nào?
Và minh là gì? Nó điều khiển ba nơi thân, miệng, ý
thì thế giới
khổ đau của một con người chấm dứt, xin Thầy vì chúng con mà chỉ dạy cho rõ ràng để
chúng con tu tập?
Đáp: Vô
minh là sự hiểu biết
theo tâm ham muốn của mình
(ái dục), vô
minh là sự hiểu
biết đối với các
pháp không đúng
như thật; hiểu biết một cách lệch lạc
thiếu khoa học; hiểu biết theo chủ
quan thiếu thực tế và cụ thể; hiểu biết trong các
pháp đối đãi, hiểu biết trong hạn hẹp
và hiểu biết bằng tưởng
tượng v.v..
Nói chung cái
hiểu biết bằng
trí hữu hạn của con người
là “vô minh”.
Vì thế, biết
bao nhiêu bài pháp của đức Phật đã vạch ra cho mọi người thấu hiểu rất rõ ràng, từ thế
giới hữu hình đến thế giới siêu hình, toàn là thế giới duyên hợp không có một vật
thể gì là thực thể thường hằng, bất biến. Phật dạy rất rõ, thế mà con người cứ
hiểu biết mọi vật là thật có, thậm chí đến cái thế giới
siêu hình cũng
cho là có thật. Vì cho nó là thật,
nên luôn luôn bị dính mắc chấp đắm, do sự dính mắc chấp đắm các pháp mà con người
tạo biết bao nhiêu điều đau khổ cho nhau, biến cuộc sống con người trên
hành tinh này thành
địa ngục. Con người
chỉ còn là những ác quỷ giết hại lẫn nhau, chà đạp lên nhau,
gian xảo, mánh
mung, lừa đảo, lừa
gạt, lường lận, hại nhau mà chẳng có chút lòng thương xót, chỉ vì vật chất cho
nó là thật có.
Trí tuệ vô minh rất tai hại, tức là sự hiểu biết không
thấu suốt các
pháp thế gian.
Có người bảo rằng: “Phải học thông suốt Tam Tạng kinh điển
của Phật là hết vô
minh, sẽ được giải
thoát hoàn toàn”.
Nói như vậy, các ông có bằng tiến sĩ Phật học là giải thoát hoàn toàn hết
sao? Bằng chứng các ông có bằng tiến sĩ Phật học còn
dính mắc hơn
ai, sống
phạm giới, phá giới. Trong kinh đức Phật đã chẳng
dạy: “Giới luật ở đâu
thì trí tuệ ở đó, trí tuệ ở
đâu thì giới luật ở đó,
giới luật làm cho trí tuệ
thanh tịnh và trí tuệ làm cho giới luật thanh tịnh”.
Vậy mà, người
ta cho rằng có bằng tiến sĩ Phật học là
có trí tuệ. Trí tuệ “Minh”
ở chỗ giới luật
thanh tịnh, còn
ngược lại trí tuệ
tiến sĩ Phật học
mà sống không
đúng giới luật, phạm
giới luật thì đó
là trí tuệ “Vô
minh”. Do trí tuệ vô minh học hỏi,
những nhà học giả này chấp ngã bằng Trời hơn ai hết và dính mắc các pháp khó
buông bỏ.
Bỏ biết bao
nhiêu công lao năm tháng học hành, cuối cùng cũng chỉ học nói như một con chim,
để lừa đảo người, buôn Phật, bán pháp, làm
cuộc sống trong
danh lợi, ô nhục mà vô
minh vẫn hoàn là vô minh.
Ví dụ: Cho
thân này là ngã, hoặc cho tâm là
ngã hoặc cho thân
này là của
ta hoặc cho tâm
này là của
ta hoặc cho các
dục là hạnh phúc ưa mến, yêu thích nó; hoặc cho vũ
trụ này có thế giới
siêu hình, có
linh hồn người chết hoặc
cho có chư Bồ Tát,
Thần, Thánh, ma quỷ v.v.. phò hộ và phá phách. Cho thế
gian này là thường còn, cho có Đức Phật Di
Đà và thế giới
Cực Lạc
Tây Phương, cho có
Phật Tánh, Đại Ngã,
Tiểu Ngã, Bản Thể Vạn Hữu, Bản
Lai Diện Mục, cho có
Bồ Tát Quán
Thế Âm từ bi
cứu độ chúng sanh thoát khỏi khổ nạn, cho có mười vua Diêm Vương, Ngưu Đầu, Mã
Diện, quỷ Vô Thường, quỷ La Sát, quỷ Sứ v.v.. Những sự hiểu lầm lạc tưởng tri
đóù gọi là vô minh.
Thường con
người vì hiểu lầm lạc, hiểu không đúng, nên hành động theo sự hiểu biết
không đúng đó
mà tạo ra biết
bao nhiêu thứ đau khổ và lầm than
cho đời mình, người khác và tất cả chúng
sanh.
Vì vô
minh (hiểu không
đúng) tưởng sắc dục là
khả ái, khả lạc là hạnh phúc
nên ham mê say đắm, đắm đuối chạy
theo quyết tìm cho được và hành động dục
lạc đó
cho thoả mãn. Do sự hiểu
biết lầm lạc
đó đi đến
hành động thỏa mãn dục vọng nhưng
nào ngờ chẳng thỏa mãn dục vọng đó được
mà còn
bị đắm nhiễm trở thành một nghiệp lực rất mạnh.
Chính những
hành động vô minh tạo ra nghiệp lực thúc
đẩy đi đến
tái sanh luân hồi.
Do nghiệp thiện, ác mới
có tái sanh luân
hồi, có tái sanh luân hồi mới có thức, do có thức mà mọi người vì vô minh lầm tưởng cho là
thần thức, linh hồn. Gần
đây vào thế kỷ thứ V
Thiền Tông phát triển cho thức này là Phật
Tánh, nhưng họ khéo lý luận đánh lạc hướng những người
còn vô minh,
chứ không thể
nào lừa đảo được những đệ tử của đức Phật.
Từ vô minh
hiểu không đúng như thật, đã đưa con người
từ lầm lạc này đến lầm lạc khác tạo ra thế giới đầy lòng tham muốn cái này, cái
nọ để rồi gặt lấy hậu quả khổ đau vô vàn.
Cho nên, đức Phật dạy: vô
minh sanh hành, hành sanh thức
cho đến ưu bi sầu khổ, bịnh, chết đó là một thế giới duyên hợp tạo thành khổ
đau, mà con người mấy ai đã biết.
Kẻ nào biết
được, dứt hết nguồn mê, bỏ xuống tất cả, thì ngay liền đó là giải thoát.
Phàm, Thánh chỉ
có khác nhau
là ở chỗ
này mà thôi. “Phàm thì ôm đồm chẳng bỏ vật nào cả,
Thánh thì buông
xuống tất cả không lấy một vật gì”.
Trí tuệ
“Vô Minh” thì ôm đồm, chẳng bỏ vật nào cả, vì thế người có trí
tuệ Vô Minh thì phải chịu khổ
đau vô vàn,
ngược lại trí tuệ “Minh” thì buông xuống tất cả, không lấy một vật nào hết, vì thế người
có trí tuệ Minh
thì tâm hồn thanh thản, an lạc và giải thoát.
Cho nên
“Minh” là sự hiểu biết đúng như
thật, không mang theo tâm ái dục, hiểu biết không lệch
lạc, không chủ
quan, đúng như pháp,
có khoa học thực tế, cụ thể, rõ ràng, minh chứng và xác thực v.v..
Nhờ sự hiểu
biết như vậy mà đã đập tan Mười Hai Nhân
Duyên này khiến cho cuộc sống của loài người trên thế gian này được an vui, hạnh
phúc.
Người có
Minh thấy các
pháp đúng như thật nên hành động thân, miệng, ý tạo
nhân quả thiện, không làm theo tâm ham muốn ác pháp của
mình nên cởi bỏ hoàn
toàn sự khổ đau và chấm dứt tái sanh luân hồi.
Người ngộ được
12 Nhân Duyên này là người phải có trí
tuệ Minh, cởi bỏ 12
mắt xích sắt này được giải thoát hoàn toàn, không còn khổ đau phiền toái. Nhờ
trí tuệ Minh vén sạch ngũ triền cái, bứt bỏ thất kiết sử. Người đó gọi là bậc
Duyên Giác hay
còn gọi là
Đôïc Giác Phật.
Tóm lại,
trí tuệ Vô Minh sẽ đem đến
cho loài người khổ
đau, tạo nên một thế giới đầy
dẫy bất
toại nguyện, còn
trí tuệ Minh thì đem lại
cho loài người một sự hạnh
phúc, an vui, vĩnh viễn.
TRÍ HỌC
GIẢ
Câu hỏi của
Diệu Quang
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Có người
hiểu biết rất rõ đâu là Vô Minh, đâu là Minh và họ còn là những người đã
từng học hỏi và thông suốt giáo lý của Phật,
thế sao họ không
vén sạch ngũ triền cái,
bứt bỏ thất
kiết sử, tâm họ luôn
luôn vẫn còn
tham danh đắm lợi, xin Thầy dạy cho chúng con rõ.
Đáp: Họ từ Vô
minh lầm chấp
hiểu Vô Minh giống như người dốt
không có học thức, nên chạy theo học hỏi để thông
suốt lời Phật dạy, khi đã thông
suốt lời Phật dạy
họ đã
trở thành chiếc tủ đựng kinh sách,
từ đó bản
ngã của họ trở
thành to lớn
hơn, nên sự
vô minh của họ, họ còn vô minh
hơn. Có người cho rằng, trình độ học thức
trên đại học, là những người có trí tuệ,
đối với đạo Phật trình độ
học thức này chỉ là một cái bao đựng
gạo, chỉ toàn nhai lại bã mía của người khác, chứ không phải như trí tuệ của Phật đã dạy: “Chỗ
nào có trí tuệ chỗ ấy có giới hạnh. Người có giới hạnh
nhất định có trí tuệ,
người có trí tuệ nhất định có giới hạnh”. Đoạn
kinh này đã được
xác chứng một cách cụ thể trí tuệ của đạo Phật
tương quan giữa sự hiểu biết
và đức hạnh rất
đặc thù
của đạo Phật
mà người đời
không thể suy nghiệm ra được.
Đó chính là trí
tuệ giải thoát hay gọi là tri kiến giải
thoát mà đức Phật thường tán thán trí tuệ này.
Cho nên sự học
thức của thế gian, không phải là trí tuệ,
mà là kiến
thức vay mượn,
vì thế, có người
đỗ bằng tiến sĩ Phật học, tam tạng kinh điển thông suốt, nhưng đối với
đạo Phật đó không
phải là trí tuệ
mà là kiến thức hữu
lậu, càng học hiểu nhiều
lậu hoặc càng sanh nhiều hơn.
Trí tuệ của
đạo Phật được phát triển là ở chỗ biết “xả
tâm ly dục ly ác
pháp” chứ không phải chỗ học hỏi
nhiều. Vì có xả tâm ly
dục ly ác pháp
thì giới luật mới
thanh tịnh, giới luật có thanh tịnh
thì đời sống mới có đạo đức, mà đời sống
có đạo đức
thì ngay đó là trí tuệ, chứ có học hỏi gì đâu?
Họ đâu biết
rằng: Tại sao lại có Vô Minh? Có Vô Minh
là vì có
“lòng ham muốn”, do ham
muốn mà Vô
Minh có, nên đức Phật dạy
“ly dục
ly ác pháp” thì Vô
Minh sạch, Vô Minh sạch thì gọi là Minh.
Đức Phật đâu có dạy bảo chúng ta học tập cho
thông suốt tam tạng kinh điển hoặc có cấp bằng này, cấp bằng nọ mà gọi là Minh
bao giờ? Xưa, ông Bàn Đặc tối tăm dốt nát học không thuộc bốn câu
kệ, thế mà Đức Phật dạy ông tu hành chứng quả A La Hán tam tạng
kinh điển đều thông suốt, thuyết giảng chẳng thua ai. Đó mới thấy
trí tuệ của đạo Phật rất
là đặc thù, người
nào muốn có được trí tuệ
như Phật thì hãy sống ly dục ly ác pháp.
Phật bảo
lìa dục lìa
ác pháp thì có
Minh, người đời hiểu lầm lạc, tưởng là học hỏi cho nhiều có cấp bằng
này cấp bằng
kia, do đó từ lớp
Vô Minh này chồng lên lớp Vô
Minh khác như trên chúng tôi
đã nói. Phần đông đó là các giảng sư của
Phật giáo chúng ta hiện giờ.
Bởi muốn phá
Vô Minh không phải lấy sự học hỏi hiểu biết mà phá được, chỉ có đoạn dứt “duyên
sanh” tức là lìa dục, sanh còn là dục còn, sanh diệt là dục diệt, dục diệt thì
Vô Minh diệt, Vô Minh
diệt, tức là
Minh sanh. Nên trong kinh Thập Nhị Nhân Duyên Phật dạy:
“Sanh diệt thì Thủ
diệt, Thủ diệt
thì Hữu diệt, Hữu diệt
thì Ái diệt, Ái diệt thì Thọ diệt,
Thọ diệt thì Xúc
diệt, Xúc diệt
thì Lục Nhập diệt,
Lục Nhập diệt
thì Danh
Sắc diệt,
Danh Sắc diệt
thì Thức diệt, Thức diệt thì Hành
diệt, Hành diệt
thì Vô Minh diệt, Vô Minh diệt thì Minh sanh.
Do đó, Đức
Phật ngày xưa dạy người tu cắt ái ly gia, xuất gia, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà
sa, sống không gia đình, không nhà cửa
là vậy. Vì vậy, người nào muốn tu theo Đạo Phật để được giải thoát thì phải dứt
lìa “duyên sanh”.
Dứt duyên
sanh, tức là ly gia, cắt ái để trở thành một vị Tỳ Kheo chân chánh. Người xưa dứt
đời tìm đạo để cầu giải thoát, người nay dứt đời tìm đời
qua hình ảnh một lớp áo
cà sa của nhà tu để nuôi vợ, nuôi
con, nuôi cha, nuôi mẹ, xây mồ mả
ông, bà, dòng họ (hình ảnh một
tu sĩ, vị Tỳ
Kheo để dễ bề tìm danh
tìm lợi, lừa đảo tín đồ rất dễ
dàng).
Cho nên,
theo đạo Phật
cái học không phải là Minh, chỉ có sống đúng giới luật
hằng ngày tu tập đúng các loại định:
1. Định Sáng Suốt
2. Định Vô Lậu
3. Định Chánh Niệm Tĩnh Giác
4. Định Niệm Hơi Thở
Nhờ tu
các loại định này
thực hiện trên
Tứ Chánh
Cần, ngăn ngừa
và đoạn dứt
các ác
pháp,
khiến cho tâm ly dục
ly ác pháp, do đó giới
luật không vi phạm,
không bị bẻ vụn, trở thành thân tâm nghiêm trì giới luật.
Giới luật
đã nghiêm túc
thì thân tâm thanh tịnh, thân tâm thanh tịnh, tức là
thiền định, nên Phật dạy ly dục
ly ác pháp nhập
Sơ Thiền, thân tâm có định thì
trí tuệ triển khai, trí tuệ triển khai gọi là Minh.
Người tu
theo Phật giáo ngày nay nghĩ tưởng phá Vô Minh bằng Minh, nên ngay từ lúc
ban đầu
theo Minh đi
vào để phá
Vô Minh bằng sự học thức
hiểu thông tam tạng kinh điển
của Phật, đó
là một sự hiểu sai lầm rất lớn.
Thay vì, phá
Vô Minh lại chồng lên một
lớp kiến chấp học thuật, vì thế bản ngã càng to lớn, chẳng chịu ly dục ly ác
pháp, nên tâm không thanh tịnh, do tâm không thanh tịnh, nên không có định,
không có định thì Minh chẳng bao giờ có, Minh chẳng có thì lấy gì phá Vô Minh,
phá Vô Minh chẳng được nên chồng thêm một lớp
Vô Minh nữa. Những người tu sĩ và
cư sĩ này giống
như một con chim
học nói tiếng người, chẳng có ích
lợi gì cho họ cả.
Theo sự học
thức của họ, từ đó họ tu tập thiền định ức
chế tâm nên sanh ra nhiều kiến giải, sản xuất ra nhiều
pháp môn thiền
định,
nhưng toàn là thiền ức chế tâm hoặc sanh ra những
pháp môn tha lực chuyên cúng bái, tụng niệm, cầu khẩn, tế lễ, v.v.. đưa Phật
giáo đến chỗ mê tín, dị đoan, trừu tượng.
Từ chỗ hiểu lầm lạc dùng
trí tuệ phàm phu hữu hạn học hỏi cho là
Minh để phá Vô
Minh. Phá Vô Minh chẳng được lại đưa Phật giáo
dần dần đi đến tồi tệ hơn
mà ngày nay Phật giáo đã biến thành Thần giáo, Hữu
Ngã giáo, Huyền Bí giáo v.v..
HỶ LẠC CÓ XÃ BỎ HAY KHÔNG
Câu hỏi của
Chơn Thành
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Thân, thọ, tâm, pháp đều có khổ, lạc, bất khổ bất lạc thọ, ở thế gian
đều phải xả bỏ, ngược lại hỷ lạc, khinh an khi
tu tập thiền
định sanh ra thì có cần phải
giữ gìn và tăng trưởng hay phải xả bỏ như thế
nào?
Nếu không được
giữ gìn và tăng trưởng thì những hỷ lạc
này sẽ thối
thất, mất mát,
hoặc hao mòn không thưa Thầy?
Đáp: Dục lạc thế gian là nguy hiểm, là tai họa,
là khổ đau v.v.. nên tu theo Phật giáo cần phải xả ly, xa lìa những thứ dục lạc
đó.
Do tu hành
thiền định có lạc, có hỷ, hỷ lạc này tùy theo ở mỗi loại định xuất hiện, như hỷ
lạc của
Sơ Thiền do “ly dục” sanh ra. Hỷ
lạc này không giống như hỷ lạc của dục lạc.
Hỷ lạc của
Nhị Thiền do định sanh, hỷ lạc này cao hơn hỷ lạc do ly dục sanh ở Sơ Thiền,
nhưng phải hiểu
nó là do định
ly dục sanh ra, nó không
giống hỷ lạc do
thiền định ức chế
tâm như thiền Đại Thừa và Thiền Đông Độ, hỷ lạc của hai loại thiền này do dục
tưởng sanh.
Khi tâm không
còn ly dục thì hỷ
lạc của Sơ Thiền liền mất, không
còn ly dục, tức là tâm phóng dật chạy
theo các đối tượng của nó: sắc, thinh, hương, vị, xúc,
pháp.
Tâm còn ly dục
ly ác pháp, tức là tâm còn an trú
trong Sơ Thiền, tâm chạy theo dục lạc, tức là tâm xuất Sơ Thiền.
Khi tâm còn tịnh chỉ tầm tứ, tức là tâm
an trú Nhị Thiền, tâm an trú
Nhị Thiền có hỷ lạc
do định sanh. Khi tâm
hết hỷ lạc, tức là tâm không tịnh chỉ tầm tứ.
Do những điều ở trên
ta muốn giữ
gìn hỷ lạc không cho mất,
nếu Sơ Thiền thì phải
giữ gìn tâm không phóng dật, còn Nhị Thiền thì phải giữ gìn cho tâm tịnh
chỉ tầm tứ.
Hỷ lạc của Sơ Thiền
và Nhị Thiền
không có tăng trưởng thêm mà chỉ có một mức độ của nó mà thôi, dù có kéo
dài trạng thái hai loại thiền này ra hai,
ba ngày, thì sự hỷ lạc cũng chỉ như vậy, không tăng, cũng không giảm.
Tam Thiền
thì xả sạch hỷ, Tứ Thiền
thì xả lạc, xả khổ và xả luôn cả đối tượng của nó
tức là tâm thanh tịnh, nên không có hỷ
và lạc của tưởng
và thọ nữa,
mà là một trạng thái vắng lặng bất động.
Ở đây quý vị
phải hiểu, hỷ lạc của những bậc Thánh Hiền do từ thiền định xả tâm ly dục ly
ác pháp
mà sanh ra.
Vì thế, hỷ lạc này không phải thứ cảm giác an lạc vui mừng của
tâm dục lạc thế gian. Quý vị nên lưu ý, bắt đầu vào Sơ Thiền do ly dục sanh hỷ
lạc, nên hỷ lạc này không phải dục mà có, vì thế nó rất thanh tịnh, trong
sạch không uế nhiễm. Đến định
sanh hỷ lạc ở Nhị Thiền, hỷ lạc của định Nhị Thiền là loại hỷ lạc định
ly dục, chứ không phải là các thứ hỷ lạc của các loại định
tưởng của thiền Đại Thừa và Thiền Đông Độ,
loại hỷ lạc đó là do dục tưởng sanh ra,
nên có khi hiện lại có khi mất, vì thế mà con hỏi cần phải giữ gìn và tăng trưởng,
như vậy con tu hành đã lạc vào tà thiền tà định, cho nên xin Thầy chỉ dạy cách thức
giữ gìn và
tăng trưởng hỷ lạc. Thứ hỷ lạc này là bệnh thiền sẽ đưa hành giả
vào cảnh mộng “Phản Bổn hoàn nguyên; Phủ trùm
vạn hữu; Thõng tay
vào chợ; Tự tại vô ngại; Đói ăn, khát uống, mệt ngủ”.
Đó là một thứ bệnh thiền cần phải tránh xa. Hỷ lạc
của loại thiền định này, gặp nó như là gặp loài quỷ La Sát. Khi tu thiền gặp
nó, thì quý Thầy cần phải xả ngay hoặc dùng pháp hướng tâm đuổi đi, đừng để tâm
theo nó, nó chẳng có lợi ích gì cho sự tu tập của quý Thầy mà còn có nhiều tai hại về sau.
TRƯỞNG DƯỠNG
HỶ LẠC
Câu hỏi của
Chơn Thành
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Khi tu tập các định
đã nhập được,
sanh ra có trạng thái khinh an, hỷ lạc, lạc thọ, vui mừng v.v..
thì trưởng dưỡng chúng như thế nào?
Đáp: Muốn
trưởng dưỡng trạng thái khinh an, hỷ lạc, lạc thọ thì phải
tập luyện khéo léo giữ
tâm yên lặng
trong trạng thái định đó, thỉnh thoảng hướng tâm bằng sự ước muốn
hơn là tác ý thô tháo.
Tại sao các
con lại muốn trưởng dưỡng các trạng
thái khinh an, hỷ
lạc, lạc thọ đó? Trong khi đức Phật dạy bảo phải ly hỷ,
xảû lạc, xả khổ, xả
niệm thanh tịnh. Đối với đạo Phật chỉ cần tìm sự “làm
chủ sanh, già, bệnh,
chết”, chứ đâu có đi tìm hỷ lạc, thọ lạc, khinh an như các con vậy. Giữ
gìn và trưởng dưỡng nó để làm gì? Bỏ dục lạc
thế gian để đi tìm
dục lạc trong thiền định sao? Nó có lợi ích gì cho đời người? Trạng thái hỷ lạc, khinh an nó có giải
thoát cái gì cho con người đâu? Tại sao các con không đi tìm một “đạo lực” nào để làm chủ sự sống
chết, luân hồi, chấm dứt sự khổ đau của đời người thì đó có phải là lợi ích thiết
thực không? Đi tìm chi cái hỷ lạc của thiền
định không ra gì, ngồi như con cóc để thọ hưởng cái hỷ lạc
đó, không lẽ tu hành rồi thành con cóc sao?
Tu hành có hỷ
lạc cũng tốt, không hỷ lạc cũng tốt. Cớ sao
có thì mừng, không
có thì
buồn,
cho rằng tu không
kết quả, chứ
đâu biết rằng kết quả của sự tu
là tâm ly dục ly ác pháp, chứ không phải chỗ hỷ lạc, khinh an, lạc thọ.
Ở đây,
quý Thầy cần phải
biết phân biệt, khi tu hành tâm có hỷ lạc thì loại hỷ lạc
đó do ly dục sanh hay do ức chế tâm mà sanh ra. Quý vị phải tự suy xét,
cuộc đời tu
hành của mình có sống đúng giới luật chưa? Nếu sống
không đúng giới luật
thì hỷ lạc của
quý vị sanh ra là do dục lạc tưởng, là do
loại thiền định ức chế tâm.
Tu sĩ thời nay
có ai là người sống
đúng giới luật đâu?
Chỉ chuyên lo
tu thiền định, niệm Phật ức chế tâm sanh ra hỷ lạc, đó
là thứ hỷ lạc của dục tưởng,
do ức chế tâm chứ đâu phải hỷ lạc của ly dục.
Thiền định ức chế
tâm sẽ đưa quý
vị đi vào chỗ chết, chứ không phải
đi vào chỗ giải thoát. Người tu hành cần phải
biết tu cái gì có ích lợi cho mình
cho người thì mới nên
tu, tu mà không
biết, chỉ nhắm
vào ích kỷ
cá nhân của mình.
Tu hành mà ích kỷ như vậy thì có ích
lợi gì cho mình cho người
đâu, thì tu làm chi cho phí uổng cuộc đời.
Người tu
hành, vì muốn
thoát ra bốn sự khổ đau của kiếp làm người, chứ không phải
đi tìm khinh an, hỷ lạc của dục tưởng mà trưởng
dưỡng nó, nó có hay không là điều không quan trọng đối với người tu sĩ đạo Phật.
Người tu sĩ
đạo Phật, khi tu hành phải nhắm vào mục đích như thế nào? phải biết làm
sao? Bằng cách
nào? Cho có một đạo lực
như thế nào? Để làm chủ sự sống chết luân hồi, thì mới mãn nguyện. Không lẽ tu
hành bỏ dục lạc thế gian, bỏ hết cả cuộc đời mình mà lại đi tìm dục lạc
thiền định hay
đi tìm thần thông
để làm gì?
Thần thông
thì để lừa đảo, lường gạt thiên hạ; hỷ lạc của thiền định thì để cám dỗ những
người còn ích kỷ cá nhân ham mê dục lạc chỉ riêng cho mình.
TỨ CHÁNH CẦN
Câu hỏi của
Chơn Thành
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Xin Thầy chỉ dạy Tứ Chánh
Cần, các pháp
ác chưa sanh không cho sanh,
các pháp
ác đã sanh phải
đoạn diệt,
các pháp
thiện chưa sanh
làm cho sanh, các pháp thiện đã sanh làm cho tăng trưởng.
Nếu dựa
vào bài kinh
này, qua ngôn ngữ nói trên mà không có người triển khai
thành pháp hành, để hiểu biết
cách thức tu tập theo con đường của đạo Phật,
thì khó có ai tu tập
được Tứ Chánh Cần.
Vậy con xin
thưa hỏi Thầy, làm thế nào ngăn chặn và đoạn dứt các pháp ác và làm thế nào các
pháp thiện chưa sanh lại sanh và tăng trưởng chúng?
Đáp: Nếu muốn
tu tập Tứ Chánh Cần, chúng ta cần phải hiểu
pháp thiện và pháp ác như thế
nào cho đúng như trong
kinh Phật đã
dạy?
Pháp ác thì
cũng vô lượng mà pháp
thiện thì cũng có vô lượng, do số luợng quá nhiều, chúng ta làm sao biết
đâu mà tu hành cho đúng pháp thiện và pháp ác?
Muốn biết
pháp thiện và pháp
ác thì chúng ta phải theo lời Phật dạy trong
kinh Thập Thiện. Kinh này dạy rất rõ có 10 pháp thiện và 10 pháp ác. Lấy
mười pháp thiện và mười pháp ác
này áp dụng
vào Tứ Chánh Cần
thì mới
đúng đường lối
tu tập mà đức Phật đã hướng dẫn.
Áp dụng vào
Tứ Chánh Cần, trước tiên chúng ta phải hiểu có
bao nhiêu pháp thiện và có bao nhiêu pháp ác? Pháp thiện như thế nào? Và
pháp ác như thế nào?
Có mười pháp
thiện là :
1- Không giết
hại chúng sanh, không xúi bảo người giết hại, thấy
người giết hại
không vui theo, thường can ngăn người giết hại chúng sanh.
2- Không
gian tham trộm cắp lấy của
không cho,… dù
cây kim sợi
chỉ, vật nhỏ mọn
nhất nếu
người không cho thì không
bao giờ
lấy.
3- Không
tà dâm, có nghĩa là chồng hay vợ không được gian dâm với người khác, vì
gian dâm với người khác tạo ra cảnh bất an cho gia đình mình
và gia đình
người khác, khiến
tan nát cả hai gia đình, đó là một
ác pháp làm đau khổ mình và đau khổ người
và khổ cho con cái của chúng ta.
4- Không
nói dối, có nghĩa là
chuyện có nói có, chuyện không
nói không, chứ không lừa đảo, lường gạt người khác bằng miệng lưỡi.
5-
Không nói lưỡi
hai chiều nghĩa
là không nói lật lọng, tức là không nói qua nói lại.
6- Không
nói lời thêu dệt nghĩa
là đến chỗ này
nói xấu chỗ
kia, đến chỗ kia
nói xấu chỗ này.
7- Không nói lời hung ác
nghĩa là không nói lời dữ tợn,
không chửi rủa
người khác, không nói lời chửi thề,
không nói lời tục tĩu.
8- Không
ham muốn, nghĩa
là không tham muốn những gì
mình chưa có, dù mình đã có vật đó cũng không tham muốn.
9- Không
sân hận nghĩa
là không tức giận, giận hờn ai hết.
10- Không si
mê nghĩa là không tham ăn, tham ngủ, không
làm khổ mình,
khổ người, tránh xa
các pháp ác,
lìa tất cả
lòng tham muốn của mình, luôn luôn sống không làm khổ người khác
và không làm khổ tất cả chúng sanh.
Ngược lại là 10 pháp
ác, bây giờ chúng ta đã rõ 10 pháp thiện và 10 pháp ác, nếu ngăn chặn và
đoạn diệt 10 pháp ác được thì ngay đó là sanh khởi và tăng trưởng 10 pháp thiện.
Muốn được vậy, chúng ta phải ở trên pháp nào để tu tập cho có kết quả?
Như đức Phật đã dạy: Trên pháp Tứ Niệm Xứ chúng ta quán thân
trên thân tu về hành tướng ngoại, tức là tu
trong các hành động của thân
(Thân Hành Niệm ngoại). Tu về Thân Hành
Niệm ngoại, tức
là tu “Chánh
Niệm Tĩnh Giác Định”.
Đó là một
pháp môn ngăn các pháp ác tuyệt vời.
Nếu trên
thân quán thân
tu về hành tướng nội, thân hành niệm nội, tức là
hơi thở. Nếu tu về
hơi thở thì coi
chừng chúng ta sẽ bị lầm lạc tu
vào những pháp môn của các Tổ như: Sổ Tức Quán, Lục Diệu Pháp Môn v.v.. Đó là
những pháp môn hơi thở tu ức chế
tâm, còn tu về hơi thở của đạo Phật thì
không phải là những pháp môn này. Trong kinh sách Nguyên Thủy gọi pháp môn
hơi thở này
là “Định Niệm Hơi
Thở”, Định Niệm
Hơi Thở cũng
là một pháp môn ngăn ác diệt ác
pháp tuyệt vời.
Hai loại thiền định này là pháp môn ngăn chặn mười
pháp ác, nếu hành giả siêng năng, chuyên cần, tinh tấn tu tập thì các pháp ác
không xen vào được trong
tâm mình. Vì thế,
tâm không phóng
dật, luôn hướng
vào trong thân và định vào thân,
tâm hồn hành giả lúc nào cũng thanh thản, an lạc và vô sự, cuộc sống trở thành
trầm lặng, thánh thiện và độc cư.
Nếu các pháp
ác đã sanh làm cho tâm hồn đau khổ, phiền toái, buồn lo, giận hờn v.v.. thì phải
mau lo đoạn diệt. Vậy đoạn diệt các pháp ác bằng pháp môn nào?
Nếu muốn
đoạn diệt các
pháp ác thì phải tu
pháp môn “Tứ Niệm Xứ”.
Tu pháp môn Tứ Niệm Xứ là phải ở trên
thân quán thân tu về nhân tướng, tức
là tu về “Định
Vô Lậu” quán xét
thân, thọ, tâm
và các pháp bằng “luật nhân
quả”û; bằng “Tam pháp ấn” vô thường,
khổ, vô ngã, v.v..; bằng quán Thập Nhị Nhân Duyên; bằng quán Tứ Diệu Đế; bằng
quán Thân Ngũ Uẩn không
phải là ta,
là của ta,
là bản ngã của ta và bằng quán
thân, thọ, tâm, pháp bất tịnh, hôi thúi, uế trược, bẩn thỉu v.v..
Nhờ có
tu tập như vậy, các
pháp ác mới đẩy lui được, mới đoạn dứt được, mới đem
lại sự thanh bình cho tâm hồn, mới làm nên một cuộc cách mạng tư tưởng, mới chiến
thắng được tâm mình, “Thắng trăm
trận không bằng chiến thắng tâm
mình”. Lời Phật dạy như vậy.
Khi
ngăn chặn được
các ác pháp
thì tâm bây giờ lúc
nào cũng ở
trong thiện pháp, ở
trong thiện pháp,
tức là sanh
trưởng thiện pháp. Nói cách khác là
ngăn chặn ác pháp tức là
sanh trưởng thiện
pháp. Như kinh
Thập
Thiện dạy:
Mười ác
pháp không có mặt tức là
mười thiện pháp có mặt.
Như vậy, ta
chỉ cần ngăn chặn 10 điều ác, tức là
ta đã sanh
khởi 10 điều thiện,
hay nói một cách
khác nữa, ngăn
chặn 10 điều
ác là một tên khác của sự sanh khởi
10 điều thiện.
Đoạn dứt
ác pháp, tức
là tăng trưởng thiện pháp, nói một cách khác là tăng
trưởng thiện pháp là
tên khác của sự đoạn dứt ác pháp.
Tóm lại
ngăn chặn ác
pháp thì phải tu Định Niệm Hơi Thở và Định Chánh Niệm Tĩnh
Giác.
Muốn đoạn dứt các
ác pháp thì phải
tu Định Vô Lậu. Có
tu tập như vậy, thì “Đường Về Xứ
Phật” mới xứng
đáng là đạo lộ cho những người đệ tử
của đức Phật bước đi. Dù
có gian nan, có khó nhọc đến đâu, nhưng tương lai vẫn sáng
chói huy hoàng.
“Đường Về Xứ Phật”
sẽ đưa đường dẫn lối cho quý vị đến nơi đến chốn giải thoát hoàn toàn.
MÜT NGƯỜI MÙ DẪN MÜT ĐÁM NGƯỜI MÙ
Câu hỏi của
Chơn Thành
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Người đang
tu chưa chứng đắc được gì về pháp
môn giới, định, tuệ mà vội lập đạo tràng
để giảng đạo cho các người khác tu tập, thì số phận
người giảng sư lẫn các hành giả sẽ đi về đâu trên đường tu tập? Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ.
Đáp: Chẳng
đi đến đâu cả, giống như một người mù dắt đường cho tất cả những người mù
khác để
ra khỏi rừng
sâu, núi thẳm
nhưng không ngờ mọi
người đều sa hầm,
lọt hố và chết chìm nhau cả đám.
Con người vì
đắm mê danh, lợi, tu chưa tới đâu,
mà vội đem
ra dạy người là người
“háo danh”, người tham danh mà Thầy thường gọi là “Tưởng giải”.
Kinh sách Đại
Thừa dạy: “Một người vừa tu vừa dạy
người khác tu
là Bồ Tát độ
chúng sanh”. Kinh sách này khuyến khích những
vị Tỳ Kheo
và những cư sĩ
thọ Bồ Tát giới, thực hiện Bồ Tát Hạnh. Nghĩa là tu
sĩ vừa
tu vừa hành Bồ Tát đạo, tức là mình vừa tu vừa dạy người khác tu, còn cư sĩ vừa học tu lại vừa bố
thí, cúng dường và
làm việc từ thiện, cũng có
khi dạy người khác tu
hành như cư sĩ
Tâm Minh và Đoàn Trung Còn. Thật
là đau lòng cho Phật Pháp, người ta lấy sự học mà dạy đạo, chứ không phải lấy sự
tu chứng mà dạy. Vì thế,
Phật giáo đi dần về
phía tà đạo,
không có người tu chứng nữa. Kinh
sách này dạy như vậy có đúng đường lối của đạo Phật hay không?
Không, đức Phật dạy
người phải tu cho
mình được giải
thoát xong rồi mới dạy
người khác tu. Trường
hợp như ông
Phú Lâu Na khi tu xong đến xin đức Phật đi độ chúng
sanh, đức Phật trắc nghiệm thấy ông đủ khả năng độ chúng sanh, liền chấp nhận
cho Ngài đi. Đó là sự cân nhắc rất kỹ của đức Phật khi người
đệ tử ra đi làm lợi ích cho chúng sanh, nếu không trắc nghiệm và cân nhắc
như vậy thì một vị Thầy, tu hành chưa
xong mà vội ra hướng dẫn người tu hành
thì đó là giết người và giết nhiều thế hệ con người
vì mình chưa đủ đạo đức làm gương sáng và kinh nghiệm dạy đạo. Dạy
người bằng miệng lưỡi nói được mà mình làm không được, tức
là nói láo, hầu hết
các giảng sư hiện giờ đều dạy người tu nói láo như vậy.
Bởi, kinh
sách Đại Thừa
đã truyền thừa cho đến nay, đối với tu sĩ Phật giáo tu
hành chẳng ra gì, đời chẳng ra đời,
đạo chẳng ra đạo,
chỉ toàn là những hạng
người chạy theo danh
lợi, buôn Phật,
bán Pháp làm
chuyện tồi tệ, phi đạo đức chỉ cần
dùng những danh từ
“Tu Bồ
Tát đạo, Hành Bồ Tát hạnh” là cao thượng, là bịt miệng tín đồ dễ dàng.
Ngoài đời,
người ta muốn làm một việc gì, thì cũng phải học tới nơi tới chốn, mới làm nên
việc đó.
Ví dụ: Như muốn
làm
một bác sĩ thì
phải học 7, 8 năm, sau khi tốt nghiệp ra trường y khoa mới chính thức là một vị
thầy thuốc, chừng đó mới trị bệnh
thiên hạ, nếu vừa học vừa
làm bác sĩ trị bệnh,
thì chắc chắn không trị bệnh nhân mà là giết bệnh nhân, cũng
như các giảng sư Đại Thừa Phật giáo bây giờ là vậy, giống như con chim học nói
tiếng người, nói mà chẳng biết gì cả. Chẳng tu mà dạy người tu, thì cũng giống
như một người mù dắt bầy người mù đi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!