Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 9 -5

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


chỉ  mà  không  chết,  đó  là  sự  lợi  ích  làm  chủ được sự sống chết.
2-   Bệnh lao phổi vi trùng đề kháng thuốc thì bác  sĩ  cũng  phải  chết,  huống  chi  là  một người như Thầy, thế mà dùng tâm lực trị bệnh chỉ  có  15 ngày mà  cơ thể  từ 35 ký  tăng lên 44 ký  và  chỉ  trong  12  tiếng  đồng  hồ  không  còn khạc ra máu nữa.
Đức  Phật  đã   không  chấp  nhận  hai  loại thần thông, đó là thần thông ký thuyết và thần thông  biến  hóa.  Hai   loại  thần  thông  này  là thần  thông  huyễn  hóa  lừa  đảo  người  chỉ  làm trò  hý  luận  cho  người  giải  trí,  do  đó  Thầy chẳng bao giờ dùng nó để lừa đảo ai cả mặc dù Thầy  đủ  khả  năng  sử  dụng,  nhưng  không  thể sử  dụng  hai  loại  thần  thông  này  để  gieo  vào lòng đệ tử của mình  sự ham muốn.
Người  tu  hành  theo  đạo  Phật  chỉ  có  lòng ham muốn duy nhất là ham muốn làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp làm người: sanh, già, bệnh,
chết.

Khi Minh Tông đến xin Thầy tu thì Minh Tông đã trèo lên tảng đá rất cao trước tổ đường để  biểu  diễn  thiền  định  của  mình,   thấy  bản ngã của Minh Tông quá lộ liễu, và khi được vào tu  hành  thì nhắm  vào  thần  thông  chứ  không

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP IX

phải  đi  tìm sự  thoát  khổ,  nên  Thầy  đã   thử thách  cho ngồi  trên  vết  thương  rướm  máu  hơn sáu  tháng  trời,  thế  mà  bản  ngã  cũng  chưa từ bỏ. Người như Minh Tông mà dùng thần  thông biến hóa độ thì Minh Tông sẽ trở thành một lãnh chúa làm bá chủ hoàn cầu, đã không chấn hưng  Phật  pháp  mà  còn  tai  hại  cho  những người trên hành tinh này.
Minh  Tông  là  một  con  người  có  đầu  óc chính trị hơn là một nhà tu hành, nhưng biết chuyển  hóa  thì cũng  trở  thành  người  tu  hành
tốt.

Đạo  Phật  là  đạo  không  ức  chế  tâm,  nên tâm  còn  hướng  ra ngoài  là  đi  ngược  lại  đạo Phật,  nhờ  có  những  người  tu  không  nghe  lời dạy  của  Thầy  như  một  số  quý  Thầy  mà  làm sáng tỏ thêm đường lối và giáo pháp của đức Phật. Họ chỉ là  đá  trải  đường cho người  sau đi mà thôi.


  
THIỀN  YOGA CŨNG
TỊNH CHỈ HƠI THỞ ĐƯỢC
 
Câu hỏi của Diệu Tâm

Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  Các  tu  sĩ  ngoại đạo  Yoga sao họ  chưa  ly  dục  ly  ác  pháp  mà tịnh  chỉ  được  hơi  thở,  vì  Thầy  dạy  tịnh  chỉ được hơi thở khi tâm xả sạch dục và ác pháp?
Đáp: Các tu sĩ Yoga tịnh chỉ được hơi thở là do tu tập tưởng định, tưởng định sẽ thở bằng lỗ  chân  lông,  bằng  rốn,  bằng  tai,  bằng  mắt, v.v.. do sự luyện tập bằng tưởng thì đâu cần ly dục ly ác pháp.
Mục  đích  của  đạo  Phật  là  ly dục  ly ác pháp để làm chủ cuộc sống, bất động tâm trước các  pháp  và  các  cảm  thọ  để  tâm  hồn được  giải thoát  thanh  thản,  an  lạc;  còn  mục  đích  của thiền Yoga là luyện thần thông tịnh chỉ hơi thở chôn trong đất dìm trong nước đi trên lửa đỏ, mặc chiếc áo mỏng đi dưới trời không độ, để khiến  cho người  ta  thán  phục  và  kính  nể, nhờ đó mới lập nhiều thiền đường Yoga khắp trên thế giới, để bành trướng giáo phái Yoga, nhưng các  con xét  kỹ  nó  đem lại  sự  lợi  ích  gì thiết

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP IX


thực  cho con người  hay là  để  trị  bệnh, bệnh là do gốc  nghiệp  ác  mà muốn hết  bệnh thì chỉ  có ly dục ly ác pháp thì bệnh sẽ hết, chứ đâu phải do luyện tập Yoga mà hết bệnh, hết bệnh của Yoga là hết bệnh tưởng chứ bệnh của nghiệp ác không làm sao hết được.
Tất  cả  những  phương pháp  ngừa  bệnh  và trị   bệnh   trên   thế   gian   này   đều   là   những phương pháp trị ngoài ngọn, chứ không phải trị ở  gốc, mà  trị  bệnh ở  ngọn  là  sự  lừa đảo, lường gạt  người  “tiền  mất  tật  mang”.   Chúng  ta  cứ quan sát xem có đúng không? Biết bao nhiêu phương pháp ngừa bệnh và trị bệnh mà con người có hết bệnh chưa?
Chúng ta nên phân biệt cho rõ ràng, thiền Yoga tịnh  chỉ  được  hơi  thở  là  do  “tưởng  lực” khéo tu tập tưởng, thiền của Phật tịnh chỉ được hơi thở là do “tâm lực” khéo ly dục ly ác pháp.


TÂM LỰC PHÁP  HƯỚNG

Câu hỏi của Diệu Tâm
Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  Pháp  hướng  tâm có lần Thầy bảo, khi nào tâm thanh  tịnh hướng tâm mới có kết quả, nhưng  chúng con sơ cơ tâm còn  quá  nhiều  tạp  loạn,  làm  sao chúng  con dùng pháp hướng tâm có hiệu quả được?
Đáp:  Pháp  hướng  tâm  hiệu  quả  có  cao có thấp như:
1-   Trình độ cao tức là tâm đã ly dục ly ác pháp thì hướng tâm diệt tầm tứ, ly hỷ tưởng và tịnh chỉ hơi thở làm chủ sự sống chết thực hiện Tam Minh và chấm dứt luân hồi.
2-   Trình độ thấp là tâm chưa ly dục ly ác pháp  thì pháp  hướng  tâm  sẽ  giúp  chúng  ta  có nội lực tỉnh thức trước các pháp ác.
Pháp hướng tâm đối với người mới tu cũng như  người  tu  lâu  đều  có  hiệu  quả  nhưng  hiệu quả  trong  giai  đoạn  tu  của  nó,  như  hiệu  quả  ở giai đoạn ly thì không hiệu quả ở giai đoạn chỉ, ở  giai  đoạn chỉ  thì không hiệu  quả  ở  giai đoạn diệt, v.v..

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP IX


Người mới tu ở giai đoạn ly dục ly ác pháp mà  muốn  pháp  hướng  có  hiệu  quả  ở  giai  đoạn chỉ  thì không  thể  nào  được,  cũng  như  ở  giai đoạn  chỉ  mà  muốn  pháp  hướng  có  hiệu  quả  ở giai  đoạn  diệt  thì không  thể  được.  Chừøng  nào tu tập viên mãn ở giai đoạn này, làm sung mãn ở giai đoạn kia thì mới thấy hiệu quả pháp hướng tâm cụ thể, rõ ràng.


CÁCH TU ĐỊNH NIM HƠI THỞ
VÀ ĐỊNH CHÁNH NIM TỈNH GIÁC

Câu hỏi của Diệu Tâm


Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  Xin  Thầy  chỉ  rõ cách  tu  Định Niệm  Hơi  Thở  và  Chánh  Niệm Tỉnh Giác Định.
Đáp:  Cách  tu  Định Niệm  Hơi  Thở  có  19 giai đoạn tu tập:
1/   Hít vô  tôi  biết  tôi  hít vô,  thở  ra tôi biết tôi thở ra.
2/   Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài, thở ra dài tôi biết tôi thở ra dài.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


3/        Hít vô  ngắn  tôi  biết  tôi  hít vô  ngắn, thở ra ngắn tôi biết tôi thở ra ngắn.
4/        Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra.
5/        An  tịnh  thân  hành  tôi  biết  tôi  hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra.
6/        Cảm giác tâm hành tôi biết tôi hít vô, cảm giác tâm hành tôi biết tôi thở ra
7/        An  tịnh  tâm  hành  tôi  biết  tôi  thở  vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra.
8/        Quán  thân  vô  thường  tôi  biết  tôi  hít vô, quán thân vô thường tôi biết tôi thở ra.
9/        Quán thọ vô thường tôi biết tôi hít vô, quán thọ vô thường tôi biết tôi thở ra.
10/ Quán tâm vô thường tôi biết tôi hít vô, quán tâm vô thường tôi biết tôi thở ra.
11/ Quán  các  pháp  vô  thường  tôi  biết  tôi hít vô, quán các pháp vô thường tôi biết tôi thở
ra.


12/ Quán ly tham  tôi  biết  tôi  hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra.
13/ Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP IX


14/ Quán  từ  bỏ  tâm  tham  tôi  biết  tôi  hít vô, quán từ bỏ tâm tham tôi biết tôi thở ra.
15/ Quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi thở ra.
16/ Quán  đoạn  diệt  tâm  tham  tôi  biết  tôi hít vô, quán đoạn diệt tâm tham tôi biết tôi thở ra.

17/ Quán đoạn diệt tâm sân tôi biết tôi hít vô, quán đoạn diệt tâm sân tôi biết tôi thở ra.
18/ Với  tâm  định tỉnh  tôi  biết  tôi  hít vô, với tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra.
19/ Với  tâm  giải  thoát  tôi  biết  tôi  hít vô, với tâm giải thoát tôi biết tôi thở ra
Đây là 19 giai đoạn khái niệm tu tập về Định Niệm  Hơi  Thở,  còn  nếu  tu  tập  cho trọn vẹn là phải 40 giai đoạn.
Hiện  giờ  con  nên  tu  tập  giai  đoạn  thứ nhất của Định Niệm Hơi Thở trong 1 tháng, khiến  cho  tâm  nhu  nhuyễn  thuần  thục  quen dần với hơi thở và  với  phương pháp  này. Vì từ xưa đến nay người  ta tu  tập  hơi  thở  bằng cách quán  niệm  hơi  thở  nên  thường  ức  chế  tâm  để cho hết vọng tưởng.
Bắt đầu tu con ngồi kiết già hoặc bán già, lưng thẳng, hai bàn tay để chồng nhau lên trên

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


hai  bàn  chân,  hai  ngón  tay  cái  đụng  đầu  vào nhau, khi thân ngồi yên lặng con cảm giác toàn thân  được  yên  ổn,  con như  lý  tác  ý:  “Ý  thức phải  tập  trung biết  hơi  thở  ra  biết  hơi  thở  vô”. Hai  mắt  con bắt  đầu  tập  trung nhìn  chóp mũi, con vừa hít vô vừa nhắc tâm: “Hít vô tôi biết tôi hít vô”, sau khi hít vô xong, con vừa thở ra vừa nhắc  tâm:  “Thở  ra  tôi  biết  tôi  thở  ra”.  Một  hơi thở đầu con nhắc tâm như vậy và 4 hơi thở kế tiếp con không nhắc, vẫn để tâm tự nhiên biết hơi  thở  ra và  hơi  thở  vô,  xong 5 hơi  thở  con đứng vậy đi kinh hành, trước khi đi kinh hành con nhắc  tâm:  “Đi  kinh hành  ý  thức  phải  biết đi  kinh hành”,  bắt đầu đi kinh hành con chú ý bước  chân  đi  và  đi  rất  tự  nhiên,  đi  theo  thói quen  đi  hằng  ngày  của  mình,   không  nên  đi chậm quá mà cũng không nên đi nhanh  quá, đi như  người  vô  sự,  trong  khi đi  con thầm  đếm mỗi  bước  đi  là  một  số  1, 2, 3, 4, cho đến  20 bước,  mỗi  5  bước  là  con hướng  tâm  một  lần: “Tôi  đi  kinh hành  tôi  biết  tôi  đi  kinh hành”, đúng 20 bước thì con ngồi trở lại, y như lúc ban đầu con ngồi tu hơi thở.
Con nên lưu  ý:  “giai  đoạn  tu  tập  này  mục đích  là  tập  luyện  sự  tỉnh  thức,  sự  tinh  cần  và nghị lực chứ không phải tu tập cho hết vọng tưởng”.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP IX


Sau khi tu  tập  1  tháng  cho  thuần  thục Thầy sẽ dạy tiếp giai đoạn 2, còn nếu bây giờ Thầy  dạy  hết  19 đề  mục  Định  Niệm  Hơi  Thở này thì con chỉ  học  để  hiểu  chứ  tu  hành bị  rối rấm như cuộn tơ. Vì thế, Thầy bảo rằng: nếu có cơ sở sống đúng phạm hạnh Thầy trực tiếp dạy các  con tu  tập,  chứ  viết  ra thành  sách  các  con hiểu để mà hiểu còn tu tập thì không phải dễ.
Về hơi thở phải tu tập từng đề mục cho thuần  thục,  khi thuần  thục  đề  mục  này  xong thì mới tu tập đề mục khác, chứ không phải tu một lần luôn cả 19 đề mục và tu tập như vậy là tu sai pháp.
Định Niệm  Hơi  Thở  là  pháp  môn  có  lợi ích rất lớn trong vấn đề tu tập xả tâm trên Tứ Niệm  Xứ  để  hộ  trì và  bảo  vệ  chân  lý.  Nếu không  có  Định  Niệm  Hơi  Thở  thì không  thể nào tu tập Tứ Niệm Xứ được và cũng không thể nào tu tập pháp xả Tứ Vô Lượng Tâm được.
Bởi vậy Định Niệm rất cần thiết và hộ trợ trên bước  đường về  xứ  Phật. Xin quý  vị  hãy tu tập kỹ lưỡng, đừng coi thường loại thiền định này.


QUÁN VÀ BIẾT

Câu hỏi của Diệu Tâm
Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  “Quán  ly  tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham  tôi biết tôi  thở ra”,  xin  Thầy  chỉ  cách  hành  chữ  “Quán”   và nghĩa   chữ   “Quán”   trong  câu   này.   Còn   chữ “Biết”  là  biết  hơi  thở  đang  hít vô  hay  biết  ly tham mà tâm đang ly tham hay đã ly tham.
Con trạch pháp hướng tâm có phải mình đang vướng mắc hoặc hướng tâm để thấu lý rõ lý mới dùng ?
Ví dụ: “Tham”  con đang ham muốn cái xe hơi   đẹp   đắt   tiền   thì   con  phải   quán   lý   vô thường, xảy ra nhiều cái khổ khác, như cọ quẹt trộm mất, v.v.. quán triệt rồi tâm con ly ham muốn cái xe đó đi.  Và phải nhắc hoài để nó ly! Thưa  Thầy có phải vậy không? Và như vậy biết “tâm ly tham” hay “ hành động hít vô”?
Đáp: Trong câu hỏi của con: “xin Thầy chỉ cách hành chữ quán và nghĩa của chữ quán”.
Quán  có  nghĩa  là  quan  sát,  xem  xét,  tư duy, suy nghĩ về một pháp gì, một việc gì, một điều gì, v.v..

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP IX


Cách  hành  chữ  quán  như  câu  “Quán   ly tham  tôi  biết  tôi  hít vô,  quán  ly  tham  tôi  biết tôi  thở  ra”,  câu  này  có  ba nghĩa  và  có  ba kết quả trong một hành động tu:
1-   Nhắc nhở tôi quan sát xem xét tâm tôi có  khởi  lên  tham  muốn  cái  gì  không?  Nếu  có thì tôi phải tỉnh thức quán xét tâm tham muốn đó  “để  xa  lìa”  như   tôi  đang tỉnh  thức  biết  hơi thở vô ra vậy.
2-   Nếu  không  có  niệm  khởi  tâm  tham muốn thì nó giúp tôi tỉnh thức trên tâm tôi, tôi biết rõ tâm tôi “không có tham muốn” tức là tôi biết  rõ  tâm  tôi  đang ở  trong trạng  thái  “thanh thản,  an  lạc  và  vô  sự”  như   tôi  đang tỉnh  thửc biết hơi thở ra vô rõ ràng vậy.
3-   Nếu tâm tôi không có niệm khởi tham muốn  thì câu  pháp  hướng  trên  sẽ  thấm  nhuần “lý ly tham” và sau này trở thành một “nội lực không  tham muốn”  nó  sẽ  giúp  tôi  đoạn  diệt lòng tham muốn.
Chữ  “Quán”  ở  đây  có  nghĩa  là  quan sát xem  xét,  còn  chữ  “Biết”  có  nghĩa  là  hiểu  biết một cách rõ ràng.
Ba  kết  quả  trên  đây  giúp  chúng  ta  tin tưởng vào pháp môn như lý tác ý của đức Phật

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


bất  lay  chuyển  để  hằng  giây,  hằng  phút, hằng giờ,  hằng  ngày,  hằng  tháng,  hằng  năm  rèn luyện tu tập xa lìa tâm tham muốn của mình cũng  như  giống  như  mình  biết  hơi  thở  vô,  hơi thở ra vậy.
Câu “quán ly tham  tôi biết tôi hít vô, quán ly  tham  tôi  biết  tôi  thở  ra”,  đó  là  con đã  hiểu được nghĩa thứ nhất của nó “đang vướng mắc”.
Biết   “tâm   bị   tham”   là   chánh   còn   hành động hít vô và thở ra là phụ, có nghĩa là nương vào  hơi  thở  vô  và  ra để  biết  tâm  tham  của mình  dễ  dàng hơn mà  xa lìa nó, như đức Phật đã  dạy:  “Muốn  ly dục  ly ác  pháp  thì Định niệm  hơi  thở  vô  hơi  thở  ra phải  khéo  tác
ý”.

Ở   đây có  nghĩa là  biết  hơi  thở  để  lìa tâm tham,  sân,  si  chứ  không  phải  biết  hơi  thở  để mà  biết  hơi  thở  thì không  có  ích lợi  gì. Dùng hơi thở để xả tâm tham, sân, si là có ích lợi, vì tâm  được  thanh  thản,  an  lạc  và  vô  sự  tức  là tâm giải thoát. Còn ngược lại dùng hơi thở để nhiếp  tâm  ức  chế  tâm  không  niệm  khởi,  đó  là tu sai, tu không đúng pháp của Phật dạy. Cách thức  tu  tập  này là  diệt  ý  thức  khiến  cho người tu hành trở thành cây đá.
  
LY CÁC LOẠI HỶ TƯỞNG

Câu hỏi của Diệu Tâm
Hỏi:  Kính  bạch  Thầy!  Xin  Thầy  cho con nghe qua về cách tu tập để ly các loại hỷ tưởng.
Đáp: Muốn ly các loại hỷ tưởng, khi hành giả diệt tầm, tứ, ý thức ngưng hoạt động, tưởng thức  xuất  hiện  hoạt  động  thì có  những  trạng thái hỷ lạc do dục tưởng sanh ra. Lúc bấy giờ hành giả muốn lìa xa các trạng thái hỷ tưởng này thì phải xuất Nhị Thiền, nương vào hơi thở vô hơi thở ra và thỉnh thoảng phải như lý tác ý những  câu  này:  “18  loại  hỷ  tưởng  này  phải  lìa xa   không   được   ở   trong  thân   tâm   này”   hoặc “Thân  tâm  phải  ly  hỷ  tưởng  cho  thật  sạch”.  Tu tập như vậy cho đến khi nào các trạng thái hỷ không còn  là lúc  bấy giờ  chúng ta xả  niệm  hơi thở  diệt  tầm  tứ  mà  không  thấy  có  trạng  thái hỷ  là  chúng  ta  đã   nhập  Tam  Thiền,  còn  có trạng  thái  hỷ  là   nhập   Nhị  Thiền,   cho  nên trong   kinh  dạy:   “Ly   hỷ   trú   xả   nhập   Tam Thiền”.   Thầy xin nhắc lại một lần nữa, còn xả niệm hơi thở diệt tầm tứ mà có hỷ lạc là nhập Nhị Thiền.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Khi nào dạy về Thiền căn bản 2 thì Thầy sẽ giảng rõ, còn bây giờ chưa có ai ly dục ly ác pháp  được  mà  giảng  cho nhiều  thì mọi  người biết để mà biết chứ chẳng có ích gì, đôi khi còn làm  hại  người  khác  giúp  cho họ  chỉ  biết  nói thiền nói đạo miệng để lừa đảo thiên hạ, như mình  đã nhập được thiền định sâu mầu.
Dạy  tu  tập  thiền  định  mà  dạy  sai  dù  là một  ly,  nhưng  vẫn  đưa hành  giả  vào  chỗ  bệnh tật,  chứ  không  vào  chỗ  giải  thoát,  vì  thế  xin quý vị lưu ý cảnh giác.



XÂ LẠC, XÂ KHỔ,
XÂ NIỆM THANH TỊNH NÀO?

Câu hỏi của Diệu Tâm
Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  Xin  Thầy  hoan hỷ  cho con nghe qua cách tu  xả  lạc, xả  khổ  xả niệm thanh  tịnh. Lạc nào? Khổ nào? Và niệm thanh  tịnh nào?  Đã  là  thanh  tịnh sao lại  phải xả?

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP IX


Đáp: Muốn xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh thì phải trú  vào hơi  thở  dùng pháp  hướng tâm  tịnh  chỉ  thân  hành  thì xả  lạc,  xả  khổ,  xả niệm thanh tịnh sẽ đạt được kết quả như ý muốn, nhưng trước khi xả lạc, xả khổ,  xả niệm thanh tịnh thì tâm phải ly dục ly ác pháp hoàn toàn  thì  tịnh  chỉ   thân  hành  không  có  khó khăn,  không  có  mệt  nhọc,  không  có  phí  sức, bằng  ngược  lại  chưa ly dục  ly ác  pháp  hoàn toàn mà xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh thì chẳng bao giờ xả được.
Khi tu tập nhập vào tâm bất động thì tâm định tỉnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng. Tâm định tỉnh, nhu nhuyễn, dễ  sử dụng là tâm có đủ bảy năng  lực  Giác  Chi.  Tâm  có  đủ  bảy  năng  lực Giác  Chi là tâm có  đủ Tứ Thần Túc. Khi có đủ Tứ  Thần  Túc  thì xả  lạc,  xả  khổ  và  xả  niệm thanh tịnh rất dễ dàng không có khó khăn không có mệt nhọc.
Xả   lạc   nào?   Xả   khổ   nào?   Và   xả   niệm thanh tịnh nào?
Lạc,  khổ  và  thanh  tịnh  là  ba trạng  thái của thọ, tức là cảm thọ:
1-        Thọ lạc.

2-        Thọ khổ.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC

tịnh.

3-        Thọ bất lạc bất khổ tức là niệm thanh


Trong phần cảm thọ có hai:

1-        Cảm thọ thuộc về thân.

2-        Cảm thọ thuộc về tâm.

Lạc và khổ thuộc cảm thọ về thân, còn hỷ

và niệm thanh tịnh thuộc cảm thọ về tâm. Như vậy ly hỷ, xả lạc, xả khổ và xả niệm thanh tịnh là xả cảm thọ về thân và tâm; xả cảm thọ về thân và tâm là tịnh chỉ các hành trong thân và
tâm.

Cho nên, người nhập Tứ Thiền toàn thân tâm bất động, thân tâm không còn rung động một chút xíu nào thì hơi thở phải tịnh chỉ.
Trong câu hỏi: Lạc nào? Khổ nào? Thanh tịnh nào? Sao thanh tịnh mà lại phải xả?
Lạc, khổ và niệm thanh tịnh có hai phần:

1-  Lạc,  khổ  và  niệm  thanh  tịnh  do tâm tham dục sanh ra.
2- Lạc, khổ và niệm thanh tịnh do tâm ly dục sanh ra.
Lạc,  khổ  và  niệm  thanh  tịnh  do dục  hoặc do ly dục  sanh  ra đều  phải  xả  sạch  thì mới nhập vào định Tứ Thiền được, còn có trạng thái

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP IX


thanh tịnh thì không nhập vào Tứ Thiền được, dù là thanh tịnh do ly dục sanh.
Như  vậy  đến  đây  con đã  hiểu  xả  lạc,  xả khổ và xả niệm thanh tịnh nào rồi. Đức Phật không chấp nhận 3 thọ:
1/ Thọ lạc.

2/ Thọ khổ.

3/ Thọ bất lạc bất khổ.

Thọ  là  gì?  Thọ  là  các  cảm  thọ  nơi  thân tâm. Thọ là  một  pháp  vô  thường như các pháp khác;  thọ  là  pháp  khổ,  là  pháp  vô  ngã.  Người tu theo Phật giáo đứng trước các cảm thọ tâm không  hề  dao động:  Thọ  lạc  không  tham  đắm, thọ  khổ  không  sợ  hãi,  thọ  bất  khổ  bất  lạc không  quan  tâm.  Vì  thế,  đứng  trước  các  khổ tâm không hề lay động một mảy may nào. Tâm không hề lay động một mảy may nào tức là xả lạc, xả khổ.
Tại  sao  lại  xả  niệm  thanh  tịnh?  Niệm thanh  tịnh  vẫn  còn  là  một  pháp  vô  thường, khổ, vô ngã. Pháp vô thường, khổ, vô ngã là ác pháp cho nên đức Phật bảo: “Dù Ta nhập các định do ly  dục  có  hỷ  lạc,  nhưng  hỷ  lạc  không chi  phối  tâm  Ta”.  Không  chi  phối  tâm  Ta  là đức  Phật  bất  động  tâm,  không  dính  mắc  vào

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


thọ  lạc  do ly dục  sinh,  đó  là  đức  Phật  xả  thọ lạc.  Xả  lạc  thọ  giai  đoạn  đầu  là  không  dính mắc, không thích thú, không chấp trước, không mong đợi, v.v..
Khi tâm  định  tỉnh,,  nhu  nhuyễn,  dễ  sử dụng thì xả thọ là tâm đình chỉ các hành trong thân khiến cho thân an lành không còn một chút cảm thọ nào xảy ra. Khi hơi thở ngưng thì các  hành  trong  thân  đều  ngưng thì cảm  nhận trạng thái thanh tịnh của tâm cũng không còn. Đó là phương cách xả niệm thanh tịnh ở giai đoạn Tứ thiền. Ngoài Tứ thiền thì không có thiền nào xả niệm thanh tịnh.
Cho  nên  xả  lạc,  xả  khổ,  xả  niệm  thanh tịnh  là  chỉ  có  ở  trạng  thái  Tứ  thiền.  Người nhập Tứ thiền là người đã xả các cảm thọ và xả luôn tâm  niệm  thanh tịnh. Đó  là  phương pháp tu tập làm chủ sự sống chết.
Tu theo Phật giáo mà không tu tập Tứ Thánh Định thì không thể nào làm chủ sự sống chết  được.  Trên  thế  gian  này  chỉ  có  pháp  môn Tứ Thánh Định mới tịnh chỉ được hơi thở.


  

LY HỶ TRÚ  XÂ CÓ PHÂI LÀ
PHÁP  HƯỚNG TÂM KHÔNG?

Câu hỏi của Diệu Tâm


Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  ly  hỷ  trú  xả  có phải  là  pháp  hướng  tâm  không?  Xin  Thầy  chỉ dạy lại ý này.
Đáp: Ly hỷ trú xả không phải là pháp hướng  tâm,  ly hỷ  trú  xả  là  những  danh  từ  chỉ cho chúng  ta  muốn  nhập  Tam  Thiền  thì phải lìa xa 18 loại hỷ tưởng, mà muốn lìa xa 18 loại hỷ  tưởng  thì phải  trú  trong  pháp  xả,  pháp  xả gồm có có hai phần:
1-        Định Niệm Hơi Thở.

2-        Pháp hướng tâm như lý tác ý.

Khi muốn ly các loại hỷ tưởng thì phải trú tâm vào hơi thở và khéo tác ý xả nó, do đó đức Phật  gọi  tắt:  “Ly  hỷ  trú  xả”,  có  nghĩa là  muốn ly trạng thái hỷ thì phải trú ở trong hơi thở ra, hơi  thở  vô  thì sẽ  ly trạng thái  hỷ rất  dễ dàng, không mấy khó khăn và không có mệt nhọc.
Khi tu  tập  vừa  thấy  hay  cảm  nhận  một trạng thái tưởng nào thì mau mau xả pháp môn

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


đang tu tập không được tiếp tục tu tập nữa. Khi xả  pháp  môn  xong thì nên  tiếp  tục  dùng  pháp tác  ý.  Tác  ý  ngay  trạng  thái  tưởng  đó  bảo  nó phải diệt ngay liền và nương vào tâm thanh thản,  an  lạc  và  vô  sự  và  thỉnh  thoảng  tác  ý trạng  thái  tưởng  đó  phải  dừng  lại,  cơ thể  và tâm  phải  bình  thường.  Tác  ý  đến  chừng  nào trạng thái tưởng đó không còn nữa mới thôi.
Ly  hỷ  trú  xả  không  phải  là  pháp  hướng tâm, nó là ngôn ngữ để chúng ta nói cho người khác thông hiểu cách thức lìa xa trạng thái hỷ tưởng.  Còn  pháp  như  lý  tác  ý  là  phải  tác  ý đúng trạng thái tưởng đó, đúng tên của nó, chứ không  thể   nói   chung  chung  được  “Ly  hỷ”  là danh từ chỉ chung thì tâm biết trạng thái hỷ gì mà ly.
Ví dụ: Sắc tưởng hiện ra khiến chúng ta thấy ánh sáng như hào quang hoặc thinh tưởng hiện ra tai  tiếng nói của các  Tổ  hay chư Thiên nói  pháp  hay  tiếng  tụng  kinh niệm  Phật  thì phải  tác  ý  đúng  tên  đúng  của  nó  như::  “Ánh sáng hào quang này là sắc tưởng hãy đi đi, Ta không  chấp  nhận  ngươi”  hoặc  “Tiếng  nói  của Tổ hay chư Thiên là thinh tưởng, là Ma hãy đi đi  Ta không chấp nhận ngươiø”.


NGHIP TÁI SANH

Câu hỏi của Diệu Tâm


Hỏi: Kính bạch Thầy! Con nghĩ khi chúng  sanh luân  hồi  là  do nghiệp  lực,  nghiệp lực như luồng khí, luồng từ trường sẽ thu hút những  gì  có  chung  nhân  duyên  nhân  quả  với nó  để  hợp  lại  tạo  nên  một  kiếp  chúng  sanh mới?  Bởi  vì  ngay cả  con người  chết  rồi  là  tan hoại hết thì  chỉ còn có nghiệp đi luân hồi. Vậy nghiệp là thế phải không thưa Thầy ?
Đáp: Đúng như vậy, con đã  hiểu đúng nghiệp lực đi tái sanh luân hồi là như vậy.
Khi một  người  còn  sống  hằng  ngày  thân, miệng,  ý  thường  hay  hoạt  động  tạo  ra nghiệp lực, nghiệp lực có thiện và có ác. Hành động ác thì làm khổ mình,  khổ người tạo ra nghiệp khổ chẳng lợi mình,  lợi người mang đến sự khổ đau cho nhau,  tạo  cuộc  sống  chung như  Địa Ngục, còn hành động thiện thì không làm  khổ mình, khổ  người  tạo  ra  nghiệp  thiện  lợi  mình,   lợi người mang đến hạnh phúc cho mọi người tạo cuộc sống chung an vui, thanh thản như cảnh giới Thiên Đàng.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Khi con người  chết  rồi  tất  cả  toàn  thân ngũ uẩn đều trả về môi trường sống của nó, chẳng  còn  một  vật  gì là  của  ta  dù  chỉ  còn  lại một chút xíu nhỏ như đầu mũi kim cũng không còn,  nhà  cao cửa  rộng,  con bầy  cháu  đàn  cũng chẳng còn gì, vàng bạc châu báu ngọc ngà cũng vô nghĩa, chỉ còn lại nghiệp ác, thiện mà thôi.
Nghiệp ác, thiện là gì?

Nghiệp  ác,  thiện  như  con đã  hiểu  ở  trên, nó  là  luồng  khí  như  bao nhiêu  luồng  khí  khác trong   môi   trường   sống   này,   khi  luồng   khí nghiệp lực đó tương ưng với các luồng khí  khác đủ duyên hợp lại thành một con người mới. Nói một  cách  khác  cho dễ  hiểu  là  mỗi  hành  động của chúng ta làm, nói và suy tư đều có một từ trường, từ trường đó thiện hay ác là do hành động thân, miệng, ý ác hay thiện mà thôi.
Từ  trường  toàn  thiện  thì không  có  duyên để   hợp   nên  không  tái   sanh  chỉ   hưởng  quả phước  thiện  ở  từ  trường  đó  chờ  hết  quả  phước đó  mới  tái  sanh  làm  người  trở  lại.  Còn  từ trường  thiện  nhiều  ác  ít thì sẽ  hợp  duyên  với những   từ   trường   thiện   ác   khác   trong   môi trường  sống  và  từ  đó  tiếp  tục  tái  sanh  làm chúng   sanh  mới   trong   hoàn   cảnh   thiện   và

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP IX


phước báo đầy đủ6  chứ không có linh hồn đi tái sanh. Từ trường ác cũng vậy sẽ hợp duyên với những từ trường ác khác trong môi trường sống và tiếp tục tái sanh trong hoàn cảnh khốn khổ đủ mọi  điều  khổ  hoặc sanh làm những loài  vật nhỏ bé ti tiện như côn trùng, sâu, bọ  v.v.. sống nơi  ẩm  ướt  dơ  bẩn,  thời  gian  sống  quá  ngắn ngủi, tuổi thọ không được dài lâu.





THỨC TRONG 12 NHÂN DUYÊN VÀ THỨC NÀO LÀ LINH HỒN

Câu hỏi của Diệu Tâm


Hỏi: Kính bạch Thầy! Xin  Thầy chỉ dạy “Thức” trong 12 nhân duyên và “thức” nào mà người vô minh  cho là linh hồn? Họ dựa vào gì?
Đáp: Trong 12 nhân duyên có 3 thức:
6  Từ trường thiện không còn có duyên để hợp nên không tạo ra thế giới, còn từ trường  ác thì có  các duyên để  hợp mới tạo ra thành thế giới gồm có: dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Do dục giới, sắc giới và vô  sắc giới nên mới tạo ra thế giới khổ đau.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


1-        Thức là thức uẩn.

2-   Danh  là  tưởng  uẩn  còn  gọi  là  tưởng thức (cái thức trong giấc mộng).
3-   Sắc là sắc uẩn còn gọi là sắc thức, sắc thức gồm có sáu thức: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.
Người  đời  vô  minh  không  rõ  cho  tưởng thức là linh hồn dựa vào những hiện tượng phi không gian và thời gian của tưởng thức tạo ra sắc tưởng như ánh sáng, lửa hay những hình bóng mờ mờ ảo ảo, v.v.. thanh tưởng như âm thanh   tiếng  kêu,  tiếng  khóc,  tiếng  rên,  v.v.. hương tưởng như mùi thơm, mùi thối, v.v.. vị tưởng  như  mùi  vị  ngon  ngọt,  cay,  đắng  xuất phát  từ  trong  miệng  của  mình,  v.v..  xúc  tưởng như cảm  giác  mát  mẻ,  nóng  nực,  khinh  an, hỷ lạc,  v.v..  pháp  tưởng  như  sự  hiểu  biết  về  các pháp  tưởng v.v.. như Tổ  Long Thọ  tưởng ra trí tuệ Bát Nhã Chân Không, Phật Tánh v.v.. hoặc nói chuyện quá khứ vị lai của người chết hoặc người   đang  sống   rất   đúng.   Do  những   hiện tượng này, nên tưởng tri của loài người dựng ra có  thế  giới  siêu  hình   và  cho  tưởng  thức  là những  con người  vô  sắc  (linh  hồn)  sống  trong thế giới đó.



Trong  12   nhân   duyên   thì  duyên   “danh sắc” là  một  duyên  mà  chiếm  hai  thức,  đó  là sắc thức   và  tưởng  thức.   Do  sự  tu  tập   nhập   Tứ Thánh Định, tịnh chỉ các thức, mới biết rõ 12 nhân duyên có ba thức chứ không có nhiều thức như các  nhà  Duy Thức  phát  triển  chia chẻ  đặt ra làm cho người sau khó hiểu.
Các  nhà  kinh sách  phát  triển  cho ý  thức không niệm thiện niệm ác là Phật Tánh, đó là một  điều  lầm  lạc,  và  quá  sai  do lạc  vào  tưởng tuệ tạo ra Tánh Thấy, Tánh Biết, Tánh Nghe... Xin quý vị cứ suy ngẫm kỹ, nếu xét đúng thì tin chúng tôi, còn nếu thấy chúng tôi nói sai thì đừng tin.
Chúng tôi nói ở đây không phải tự nói mà không thấy, chúng tôi  thấy biết  rất  rõ mới  nói và  nói  ra không  phải  chỉ  có  một  mình  chúng tôi nói mà đức Phật đã nói cách đây 2550 năm, Vì vậy những điều chúng tôi nói là lập lại của đức Phật qua sự chứng thật của mình.
Vì vậy, quý  vị  tin là  có lợi ích cho quý  vị, còn  không  tin thì thôi  và  quý  vị  sẽ  bị  người khác  lừa  đảo  “Tiền  mất  tật  mang  và  phí  công vô ích”.
Tóm  lại,  thân  người  có  3 thức,  không  có linh hồn.  Khi người  chết  đều  tan  hoại  tất  cả
không còn một vật gì tồn tại chỉ còn nghiệp thiện  ác  do trong  lúc  sống  gây  tạo  ra do lòng ham muốn.


MINH
  
Câu hỏi của Diệu Tâm
Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  Sách  Đường  Về
Xứ  Phật  tập  VI,  Thầy  có  giải  nghĩa  “Minh”  có từ  giới  luật,  và  có  đoạn  ông  Bàn  Đặc  tối  tăm dốt nát, sau khi được Phật dạy tu hành, chứng quả  A La Hán  thông  suốt  tam  tạng  kinh  điển, như vậy thời Phật tại thế có kinh  điển sao? Và sao Thầy lại bảo quý Thầy đọc các bộ kinh Nguyên Thủy cũng như kinh  sách phát triển để khi  có  ai  hỏi  để  biết  trả  lời.  Theo  con nghĩ Thầy  nên  quán  xét  và  độ  họ  tu  nhanh   giải thoát  xong là  cái  gì là  không  biết  ?  Con thắc mắc xin Thầy chỉ dạy.
Đáp: Nói về “Minh” thì các nhà kinh sách phát triển hiểu “Minh”  có nghĩa là sự hiểu biết một  cách  rộng  rãi  bao la  mà  không  cần  học,



cho nên  câu  chuyện  ông  Châu  Lợi  Bàn  Đặc  là một câu chuyện bịa đặt của các nhà phát triển.
Ông Châu Lợi Bàn Đặc trong kinh Nguyên Thủy là người tối tăm học bốn câu kệ mãi mà không thuộc, khi chứng quả A La Hán, ông thể hiện  thần  thông  biến  ra vô  số  ông  Bàn  Đặc ngồi khắp trong rừng, còn kinh sách phát triển nói: khi ông chứng quả A La Hán, liền thông suốt Tam Tạng kinh điển lên đàn thuyết giảng. Trong  kinh Nguyên  Thủy  chúng  ta  còn  tin vì khi ông  Châu  Lợi  Bàn  Đặc  chứng  quả  A  La Hán thị hiện thần thông, còn kinh sách phát triển  chúng  ta  không  tin là  vì  thời  đức  Phật chưa có  Tam  Tạng  kinh điển  thì lấy  gì gọi  là thông suốt.
Người  ta  hiểu  lầm  ý  nghĩa  “trí  tuệ”  của đạo Phật, tưởng khi tu chứng đạo là thông suốt cả tam thiên đại thiên thế giới, cái gì cũng hiểu tất  cả,  điều  đó  là  sai.  Đức  Phật  đã  xác  định: “Nếu bảo rằng Ta hiểu biết tất cả là có nói láo  trong  Ta” (lời  dạy  này  trong  kinh Tăng Chi). Khi tu chứng là có sự hiểu biết không làm khổ mình,  khổ người; là có sự hiểu biết đạo đức nhân  bản  làm  người.  Sự  hiểu  biết  đó  có  mục đích giải quyết sự đau khổ của con người chứ không  phải  là  sự  thông suốt  vũ  trụ  cái  gì cũng
biết. Nếu tu chứng mà biết như vậy có ích lợi gì hay biết  như vậy để đi ra tranh luận hơn thua cao thấp với mọi người?
Đức Phật nói: “Trí tuệ đâu là giới luật đó, giới luật đâu là trí tuệ đó” (kinh Trường Bộ),   giới  luật  tức  là  đức  hạnh,  vậy  chỗ  nào  có đức hạnh chỗ đó có trí tuệ, đức hạnh và trí tuệ được gắn liền với nhau. Trí  tuệ thông suốt Tam tạng  kinh điển  chưa hẳn  là  trí tuệ  đức  hạnh. Kinh điển phát  triển phần nhiều  có  những bài kinh dạy mê  tín trừu  tượng  mơ hồ  và  phi  đạo đức  v.v…  Như  vậy,  người  thông  suốt  Tam Tạng kinh điển  chưa hẳn  là  người  có  “Minh”.  Minh của  đạo  Phật  có  nghĩa  là  sự  hiểu  biết  không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh.
Ở   đây  Thầy  khuyên  đệ  tử  đọc  kinh  sách
Nguyên Thủy cũng như kinh sách phát triển là để:

1-  Thấu rõ âm mưu thâm độc của Bà La Môn Giáo đã, đang và hiện tại diệt Phật giáo bằng những danh từ chấn hưng đạo Phật.
2-   Biết  rõ  pháp  môn  nào  của  Phật  giáo và pháp môn nào không phải của đạo Phật.



3-   Khi có  người  chất  vấn  nếu  không  đọc hai  loại  kinh  sách  này  thì biết  đâu  mà  trả  lời cho  đúng.   Vì  Minh  của  đạo   Phật   không  có nghĩa  là  trí tuệ  hiểu  biết  sự  tào  lao  (tam  tạng kinh điển của Bà  La Môn), minh của đạo Phật là  trí tuệ  hiểu  biết để  làm chủ sự sống chết  và chấm dứt luân hồi. Thầy xin nhắc lại một lần nữa, khi đức Phật tu chứng Ngài nói: “Nếu  Ta nói  Ta  hiểu  biết  tất  cả  trong thế  gian này là có nói láo trong Ta”
Kinh sách phát triển dựa vào lời nói của đức Phật: “Ta dạy  cho các  tỳ  kheo như nắm lá  cây  trong lòng  bàn  tay  và  Ta  tu  chứng như rừng lá cây”, nghe câu nói này, những người không hiểu biết về Phật giáo nên nghĩ tưởng  rằng:  đức  Phật  tu  chứng  đạo  là  biết  tất cả mọi việc trong tam thiên đại thiên thế giới cái gì cũng biết. Do sự hiểu sai này nên mới bịa ra câu  chuyện  ông  Châu  Lợi  Bàn  Đặc  u  tối, nhưng  khi tu  chứng  quả  A  La  Hán  thì thông suốt  Tam  Tạng  kinh  điển,  đó  là  một  điều  nói sai  của  kinh sách  phát  triển.  Nói  không  đúng sự thật mà không khéo léo để ló đuôi nên người đời  sau thấy  rõ.  Phật  còn  tại  thế  đâu  có  kinh sách. Vậy mà  tu  chứng là  thông suốt  tam tạng kinh điển thì thật là nói láo không sách vở.
Trong sách Đường Về Xứ Phật Thầy nêu câu chuyện ông Châu Lợi Bàn Đặc để gợi ý cho phật tử hỏi, do đó mới có nhân duyên vạch trần sự  lừa  đảo  thêm  bớt  của  kinh sách  phát  triển để mọi người rõ hơn.


PHƯƠNG  CÁCH NHẬP NHỊ THIỀN

Câu hỏi của Diệu Tâm

Hỏi: Kính bạch Thầy! Xin  Thầy giảng trạch rõ: - Khi ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền
- Muốn nhập Nhị Thiền phải ra khỏi Sơ Thiền chừng đó điều tâm như thế nào? Nếu như lý tác ý  “tịnh  chỉ  tầm  tứ”  có  được  không?  Vì  lúc  đó tâm  không còn thanh  tịnh hoàn toàn  (vì xả  Sơ Thiền).
Đáp: Bởi Sơ Thiền con chưa nhập được, nên mới có câu hỏi này. Tại sao?
Tại vì tâm chưa ly dục ly ác pháp nên con không  biết  được  trạng  thái  này,  khi tâm đã  ly dục ly ác pháp  thì tâm con lúc nào cũng thanh tịnh  vì nó  không  còn  tham,  sân,  si,  mạn, nghi



nữa,  lúc  tiếp  duyên  cũng  như  lúc  không  tiếp duyên với mọi người nó đều thanh tịnh.
Cho nên, trước khi nhập Sơ Thiền  thì con ly dục  ly ác  pháp  nhập  Bất  Động  Tâm  Định. Bất Động Tâm Định là một trạng thái Tứ Niệm Xứ  sung mãn, trạng  thái  này  có  đủ  7 năng  lực của  Thất  Giác  Chi.  Do  7  năng  lực  của  Thất Giác Chi con mới nhập vào trạng thái của Sơ Thiền là trạng thái tâm không phóng dật, tâm không  phóng dật  tức  là  tâm ly dục ly ác  pháp. Nói  nhập  Sơ Thiền là  nói  tâm  thanh tịnh, khi tâm  đã   thanh  tịnh  thì  làm  sao  ra  khỏi  sự thanh  tịnh  đó?  Nói  ra khỏi  Sơ Thiền  để  nhập Nhị Thiền tức là muốn nói tâm ra khỏi 5 chi thiền  của  Sơ thiền  là:  Tầm,  Tứ,  Hỷ,  Lạc  và Nhất  Tâm.  Khi ra  khỏi  5  chi  thiền  này  thì nương vào hơi thở và ở trên hơi thở để dùng pháp hướng tịnh chỉ tầâm tứ nhập Nhị Thiền, chứ trạng thái tâm đã ly dục ly ác pháp thì không  thể  nào  trở  lui  lại  với  đời  sống  dục  lạc thế  gian  nữa,  chỉ  có  những  người  hết  muốn  tu thì mới trở lui lại chạy theo dục lạc thế gian để hưởng  thụ,  còn  người  quyết  tâm  tu  giải  thoát
thì luôn luôn lúc nào cũng ở trong trạng thái ly dục này.
Ví  dụ:  Một  sinh  viên  đang  học  năm  thứ nhất trên đại học y khoa, có nghĩa là phải tốt nghiệp  lớp  12  cấp  phổ  thông,  hay  nói  cách khác  cho dễ  hiểu  là  anh  phải  rời  khỏi  lớp  12 rồi  mới  lên  đại  học,  học  năm  thứ  nhất  mới được. Ở  đây không có  nghĩa là  người sinh viên này  trở   lại   một  cậu   bé   chưa  cắp   sách  đến trường  lần  nào  (chưa  biết  chữ)  mà  bước  vào năm thứ nhất của Đại học y khoa. Còn nếu anh sinh viên đại học mà cứ ở lại lớp 12 và học bài vở  lớp  12 thì không  thể  nào  là  sinh  viện  đại học y khoa được.
Ra khỏi 5 chi của Sơ Thiền là ý nghĩa này chứ không phải rời khỏi tâm thanh tịnh.
Sơ  Thiền  ví  như  cái  nhà  của  chúng  ta đang ở, lìa khỏi cái nhà để trồng đám ngô, đám ngô  ví  như  Nhị  Thiền,  nhưng  trồng  ngô  xong thì chúng ta trở về nhà nghỉ, nhưng khi chúng ta muốn trồng lúa, đám lúa ví như Tam Thiền, thì chúng ta phải rời khỏi nhà và đám ngô, khi trồng lúa xong chúng ta trở về nhà, v.v…
  
Còn nếu  mình  ở  trong nhà  (Sơ Thiền)  mà trồng ngô thì không thể trồng được vì nhà để ở chứ  không  thể  trồng  ngô,  trồng  lúa  được, cũng như trong đám ngô thì không thể trồng lúa vào được, trồng như vậy chẳng có kết quả.
Cho nên, xả Sơ Thiền không có nghĩa là một  người  có  học  thức  mà  xả  bỏ  cái  học  thức của mình.  Xả  Sơ Thiền có  nghĩa là  rời lớp  học thấp lên lớp học cao hơn.
Khi  muốn  nhập  Nhị  Thiền  thì phải  ra khỏi  Sơ Thiền  bằng  cách  nương  vào  hơi  thở, tâm  ở  trên  đường  dây  hơi  thở  này  thường  như lý   tác   ý:   “Tầm   tứ   phải   tịnh  chỉ   nhập   Nhị Thiền”, cứ thỉnh thoảng hướng tâm một lần, chừng nào tâm nhập Nhị Thiền mới thôi vì lúc đó hơi thở cũng mất tiêu, tầm tứ cũng không còn,  tầm  tứ  không  còn  thì không  còn  hướng tâm được.
Tầm  tứ  thuộc  về  ý  thức,  nếu  tầm  tứ  dừng thì ý  thức  dừng.  Ý  thức  là  một  thức  trong  sáu thức,  nên  ý  thức  dừng  thì năm  thức  kia  đều dừng theo hết. Nhóm sáu thức gồm có:
1-        Nhãn thức

2-        Nhĩ thức



3-        Tỷ thức

4-        Thiệt thức

5-        Thân thức

6-        Ý thức

Khi nhập Nhị Thiền tai không nghe tiếng, mắt   không   thấy   sắc,   mũi   không   ngửi   mùi hương thơm  hay thối, lưỡi  không  nếm  vị,  thân không  xúc  chạm  tức  là  sáu  căn  ngưng  hoạt động thì mới nhập được Nhị Thiền.





HÀNH  CÁC PHÁP  THIỆN  CÓ PHÂI
LÀ TU TẬP CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC VÀ
ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ KHÔNG?

Câu hỏi của Diệu Tâm


Hỏi:  Kính  bạch  Thầy!  Xin  Thầy  hoan hỷ chỉ  dạy  con cách  hành  và  qua ví dụ  để  con rõ về hai  loại  định:  “Chánh  Niệm Tỉnh  Giác Định và  Định  Niệm  Hơi  Thở”.  Chánh  niệm  có  phải là các pháp thiện không?
Đáp:   Chánh   Niệm   Tỉnh   Giác   Định   là niệm   chân  chánh.   Niệm   chân  chánh  tức  là



niệm  thiện,  cho nên  Chánh  Niệm  Tỉnh  Giác tức là tâm niệm niệm hằng giây, hằng phút, hằng  giờ,  hằng  ngày  trong  trong  sức  tỉnh thức để  các  niệm  ác  không  xen vào  được.  Cho nên nó là các pháp thiện, nếu có một niệm ác xen vào thì không thể gọi đây là chánh niệm được.
Trong  Bát  Chánh Đạo có  tám  nẻo: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh  Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Chánh Niệm là một nẻo thiện trong tám  nẻo  thiện, pháp  hành của đạo Phật là như vậy.
Chánh  Niệm  trên  Tứ   Niệm  Xứ   mà  Tứ Niệm  Xứ  thì có  bốn  chỗ  để  tu  tập  thiện  pháp, trên bốn chỗ đó luôn luôn khắc phục ác pháp không  cho  ác  pháp  xâm  chiếm  vào,  vì  thế, người  thường sống trong Chánh Niệm  là người sống  đạo  đức  không  làm  khổ  mình,  khổ  người hay  nói  một  cách  khác  là  người  tu  thiền  Tứ Niệm Xứ.
Chánh Niệm như con đã hỏi có phải là các thiện pháp không?
Đúng vậy Chánh Niệm là niệm các pháp thiện như:
1-        Không tham.



2-        Không sân.

3-        Không si.

4-        Không làm đau khổ chúng sanh.

5-   Không  trộm  cắp,  cướp  giâït,  móc  túi, lấy của không cho.
6-        Không tà dâm.

7-        Không nói vọng ngữ.

8-        Không nói lời hung dữ.

9-        Không nói thêu dệt

10- Không nói lưỡi hai chiều.

Niệm các niệm thiện không có nghĩa đọc thầm  10 niệm  thiện  như  niệm  chú,  đọc  kinh, mà  chính  phải  sống  trọn  vẹn  và  giữ  gìn  thân, thọ,  tâm,  pháp  của  mình  trong  10  điều  lành trên đây. Có như vậy mới được gọi là Chánh Niệm Tỉnh Giác Định.
Định  Chánh   Niệm   Tỉnh   Giác   Định  và Định Niệm  Hơi  Thở  là  hai  pháp  môn thiện để tu tập ngăn các ác và diệt các ác pháp.
Ví dụ: Con đi kinh hành, trước khi bước đi con hướng tâm nhắc: “Tâm như đất từ bỏ tham, sân,   si   tôi   biết   tôi   đi   kinh  hành”,   cứ  thỉnh thoảng  con vừa  đi  vừa  nhắc  câu  pháp  hướng này.



Ví  dụ:  Con đang  nấu  cơm, trước  khi nấu cơm con hướng tâm nhắc:  “Tâm  như cục  đất  từ bỏ  xa lìa  lòng  tham,  sân,  si  tôi  biết  tôi  đang nấu cơm”. Và trong thời gian còn đang nấu cơm thì con cứ thỉnh thoảng lại nhắc tâm câu pháp hướng trên cho đến khi nấu cơm xong.
Mục  đích  ở  đây  là  nương  vào  hành  động làm  việc  hoặc  hơi  thở  để  được  tỉnh thức  không quên Chánh Niệm tức là pháp hướng nhắc tâm, chứ không phải tỉnh thức trong hành động làm hay  đi  hay  thở  mà  nhờ  nhắc  tâm  “đi,  hơi  thở và làm việc là để tỉnh thức trên Chánh Niệm từ bỏ tâm tham, sân, si, mạn, nghi”.
Cho nên,  pháp  hành của đức  Phật  thật  là rõ  ràng  và  cụ  thể  mỗi  hành  động  tu  tập  đều mang  đến  một  ý  nghĩa  thiện,  một  kết  quả  an lạc,  yên  vui,  các  pháp  hành  của  đức  Phật  sẽ mang đến cho chúng ta một điều  gì đó  rất  giải thoát thực tế cho đời sống của con người. Nhờ vậy con người  tu  tập  tức  là  sẽ  sống không làm khổ mình,  khổ người. Đấy là sự thanh thản, an lạc  và  vô  sự  của  loài  người.  Làm  người  ai  ai cũng  nên  chọn  cho mình  một  sự  sống  như vậy để đem lại sự an vui cho mình  cho người và cho muôn loài vạn vật trên hành tinh này.





PHÁP  HƯỚNG TÂM NGẮN GỌN CĨ KẾT  QUÂ NHANH  HƠN

Câu hỏi của Diệu Tâm


Hỏi: Kính bạch Thầy! Xin  Thầy chỉ dạy cho con khi  tu Định Niệm  Hơi  Thở  dùng pháp hướng tâm như lý tác ý nhắc nhiều câu pháp hướng  và  mỗi  câu  pháp  hướng  thì   dài  như: “Thân  ngồi  ngay  thẳng  không  được  nhúc  nhích xê dịch, không được cảm giác nóng lạnh, đầu không được nhức... cái tâm không được sanh vọng tưởng... tai không được nghe âm thanh... cái  mũi...  cái  miệng...  Như  vậy  phải  nhắc  liên tục suốt  buổi  tu  hay  thỉnh  thoảng  cách  5 hơi thở? Và hướng tâm như vậy có hiệu quả không?
Đáp: Trạch câu pháp hướng như thế nào “ngắn  gọn  đầy  đủ  ý  nghĩa  và  chỉ  thẳng  mục đích  của  nó  giải  quyết  tâm  trạng  đang  vướng mắc cần phải xả ly, từ bỏ” trong pháp đang tu hành.  Trạch  câu  pháp  hướng  như  vậy  là  một lệnh  truyền  thì sẽ  có  hiệu  quả,  còn  nếu  câu pháp hướng tâm dài quá sẽ mất ý nghĩa truyền lệnh mạnh mẽ, do đó sẽ không có hiệu quả.



Khi hướng  tâm  thì phải  thỉnh  thoảng  5,
10 hơi thở là lúc ngồi tu định Niệm Hơi Thở hoặc  5, 10 bước  đi  lúc  đi  kinh hành  mới  nhắc tâm  một  lần  chứ  không  được  nhắc  liền  miệng như tụng kinh, niệm  chú  thì tu  tập  như vậy là sai   không   đúng   cách,   không   đúng   cách   sẽ không có hiệu quả tốt và tu tập như vậy sẽ phí công.
Nên lưu ý: Ở đây tu tập không dùng câu pháp  hướng  tâm  để  ức  chế  tâm  khiến  cho tâm không còn niệm khởi; ở đây dùng câu pháp hướng để xả tâm ly tham đoạn diệt ác pháp, để thực  hiện  tâm  bất  động  trước  các  ác  pháp  và các cảm thọ; để giữ gìn chân lý thanh thản, an lạc  và  vô  sự,  chứ  không  diệt  ý  thức  để  trở thành gốc cây, cục đá.





KHI NÀO MỚI BẮT ĐẦU HƯỚNG TÂM

Câu hỏi của Diệu Tâm


Hỏi:  Kính Bạch  Thầy!  Khi  nào  mới  bắt đầu hướng tâm?
  
Đáp:  Trước  khi đi  kinh hành  phải  huớng tâm  rồi  mới  bước  đi  và  đi  được  10  bước  lại hướng  tâm  một  lần  nữa  và  cứ  tiếp  tục  10 bước là hướng tâm một câu. Hướng tâm như vậy có nghĩa là nhắc tâm đừng quên xa lìa lòng ham muốn và các ác pháp, chứ pháp hướng tâm chưa có  hiệu  quả  gì chỉ  giúp  cho chúng  ta  nhớ  được lòng  ham  muốn  và  ác  pháp  để  xả,  đó  là  hiệu quả đầu tiên của pháp hướng tâm.
Ngồi  tu  Định Niệm  Hơi  Thở, sau khi tréo chân ngồi xếp bằng, lưng thẳng và toàn thân cảm  giác được an ổn, bất động thì mới bắt  đầu hướng tâm, sau khi hướng tâm xong, tâm chú ý vào hơi thở thì bắt đầu hít vô và thở ra, đúng 5 hơi  thở  hoặc  10  hơi  thở  rồi  dừng  lại  tác  ý hướng  tâm  một  lần  nữa  như  câu  trên,  tu  tập cho đến khi xả Định Niệm Hơi Thở mới thôi.
Tóm lại, cách thức dùng pháp hướng tâm trước khi đi  kinh hành rồi  từ đó  về  sau cứ mỗi
5  bước  hoặc  10  bước  là  hướng  tâm  một  lần, Định Niệm Hơi Thở cũng vậy, tu tập như vậy phải  siêng  năng  chuyên  cần  hằng  ngày,  đừng tu  theo  kiểu  một  nắng  hai  sương thì không  có kết quả.
Pháp  hướng tâm  là một  phương pháp  dẫn tâm vào đạo. Trong kinh Pháp Cú Phật dạy:
“Tâm dẫn đầu các pháp

Tâm làm chủ tâm tạo tác...”

Pháp hướng tâm là một pháp môn rất đặc biệt, người nào siêng năng tu tập thì có đủ khả năng điều khiển làm chủ thân tâm một cách cụ thể rõ ràng. Vì thế đức Phật nói:
“Thiên thượng thiên hạ

Duy ngã độc tôn Nhất thiết thế gian Sanh, lão, bệnh, tử”
Chỉ   có   “Tác   ý   một   tướng   khác   của tướng kia thì tướng  kia sẽ  bị  diệt sạch”, đó là lời dạy của Phật để chúng ta theo pháp môn này  tập  luyện  mới  có  đủ  nội  lực  ngăn  và  diệt các ác pháp và các cảm thọ rất tuyệt vời. Kính mong quý  vị  đặt  trọn lòng tin áp  dụng vào  đời sống  hằng  ngày  sẽ  thấy  kết   quả   ngay  liền “Pháp Ta không có thời gian đến để mà thấy...”, đúng như lời đức Phật đã xác định.
Pháp  Phật  rất  đơn  giản  và  tu  hành  dễ dàng  không  có  khó  khăn,  không  có  mệt  nhọc như người ta tưởng, vì nó là thiện pháp, là đạo đức của mỗi con người nên con người chỉ cần có nhiệt  tâm  sống  như  lời  Phật  dạy là  đã  chứng



đạt  chân  lý.  Chỉ  có  những  người  không  chịu hiểu nên tu sai, nhất là không nhận ra pháp thiện pháp, không chấp nhận sống đời đạo đức làm  người  thì không  thể  chứng  đạt  chân  lý được.  Vì chân  lý  là  một  sự  thật  của  loài  người mà  ai  cũng  có  nơi  thân  tâm,  nó  không  riêng của một người nào cả.


TU ĐỊNH VƠ LẬU TRÊN BỐN CHỖ
THÂN, THỌ, TÂM PHÁP  NHƯ THẾ NÀO?

Câu hỏi của Diệu Tâm
Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  Khi  tu  Định Vô Lậu, phải dùng tâm tư duy, quán xét bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp. Xin Thầy dạy rõ hơn về cách hành.
Đáp:  Muốn  tu  tập  Định  Vô  Lậu,  ở  đây Thầy chỉ thẳng không giải thích lòng vòng. Bắt đầu vào tu, con ngồi kiết già hoặc ngồi bán già lưng thẳng hoặc ngồi trên ghế thường hoặc đi kinh  hành  hoặc  làm  mọi  việc.  Tuy  đi,  đứng, nằm, ngồi  hoặc làm mọi việc con nên để ý bốn



chỗ thân, thọ, tâm và pháp của con, nếu trên bốn  chỗ  này  có  xảy  ra chướng  ngại  pháp  thì con nên quán xét chướng ngại pháp đó rồi dùng pháp hướng đẩy lui ra khỏi bốn chỗ này, khi chướng ngại pháp đã  được đẩy lui ra khỏi thân tâm  thì ngay đó  thân tâm  con được  giải  thoát. Thân tâm  con được  giải  thoát  tức  là  vô  lậu, vô lậu  tức  là  thân  tâm  con thanh  thản,  an lạc  và vô sự.
Tu Định Vô Lậu tức là quán xét như thế nào  để  cho tâm  ham  muốn  và  các  ác  pháp  lìa xa khỏi  thân  tâm  của  con khiến  cho thân tâm con không còn phiền não đau khổ nữa.
Cách tu hành dễ nhất của nó như Thầy đã dạy ở trên.
Ví  dụ:  Ngồi  quan sát  trên  bốn  chỗ  thân, thọ,  tâm,  pháp  giống  như  người  lính  gác  bốn cửa thành như sau:
1-   Thấy  thân  yên  lặng,  thanh  thản,  an lạc  và  vô  sự  thì nên  để  thân  tâm  tự  nhiên, đừng đả động đến nó.
2-   Thấy tâm yên lặng, thanh thản, an lạc và vô sự thì nên để thân tâm tự nhiên, đừng đả động đến nó.



3-   Thấy thọ yên lặng, thanh thản, an lạc và vô sự thì nên để thân tâm tự nhiên, đừng đả động đến nó.
4-   Thấy  pháp  yên  lặng,  thanh  thản,  an lạc  và  vô  sự  thì nên  để  thân  tâm  tự  nhiên, đừng đả động đến nó.
Cảm  giác  trên  bốn  chỗ  này  thấy  rất  rõ như vậy thì cứ  để  tự  nhiên cho nó, có  nghĩa là để cho nó tự nhiên thanh thản, an lạc và vô sự, đó là tâm không phóng dật. Tâm  không phóng dật tức là tâm vô lậu.
Khi tu  tập  quán  Tứ  Niệm  Xứ  còn  thấy thân tâm cảm nhận chướng ngại pháp:
1-   Trên  thân,  thọ  có  pháp  ác  đến,  nghĩa là con có cảm giác như: đau, nhức, ngứa, mỏi mệt, tê, nóng, rát trên thân v.v.. thì con nên quán  xét  mà  đẩy  lui  nó  ra khỏi  thân  con. Vậy đẩy lui bằng cách nào? Khi con ngồi kiết già chân  bị  tê,  đau nhức  hay  nóng  con muốn  đẩy lui  chướng  ngại  pháp  đó  thì con hãy  đứng  dậy đi kinh hành tức khắc đau tê nhức được đẩy lui, tức  là  con trở  về  trạng  thái  thân  tâm  thanh thản, an lạc và vô sự.
2-   Trên tâm thọ có ác pháp đến, nghĩa là trong tâm con có một niệm khởi, niệm khởi ấy
đem đến cho con một sự phiền não, một sự lo lắng, một sự  buồn khổ, v.v.. cho đến một niệm tào lao chẳng ích lợi gì tuy nó không làm cho tâm con buồn khổ, phiền não, nhưng nó cũng làm cho tâm con mất thanh thản, an lạc và vô sự,  vì  vậy  con cần  phải  đẩy  lui  tất  cả  để  tâm con trở  về  trạng thái  thanh thản, an lạc và  vô sự  thì mới  đúng  cách  thức  tu  tập.  Ở   đây  con phải hiểu có nghĩa là con tu tập đẩy lui như thế nào  mà  tâm  con  tự  nhiên  không  phóng  dật. Tâm con tự nhiên không phóng dật là con đã đi hết hai phần ba đường của Đạo giải thoát.
3-   Trên   Pháp   thọ   có   ác   pháp   đến,   có nghĩa là con đang sống một mình  và đang quan sát  thân, thọ, tâm, và  pháp của con thì có một người bạn đến nói chuyện, thì con phải hiểu đó là ác pháp đến với con, khiến con mất đi trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự, nếu con thích nói chuyện với người bạn đó hoặc con tùy thuận nói  chuyện để  khỏi  mất  lòng bạn bè, thì trong cuộc  đời  tu  hành  của  con  không  mạnh  dạn quyết  tâm  đẩy lui các  chướng ngại  pháp  đó  thì dù  con có  tu  ngàn  đời  muôn  kiếp  cũng  chẳng bao giờ  giải  thoát  được,  vì đó  là  duyên  để  tâm con  phóng   dật,   mà   tâm   còn   phóng   dật   thì chẳng bao giờ  hết lậu  hoặc, tâm  không hết  lậu



hoặc  thì làm  sao tâm  hết  tham,  sân,  si  được, tâm  không  hết  tham,  sân,  si  thì làm  sao có thiền định được.
4-   Thọ thân, thọ tâm, thọ pháp như thân thọ tâm pháp ở trên đã dạy đều có ác pháp đến xâm chiếm vào thân tâm con thì con cũng quán xét  đẩy  lui  để  tâm  con luôn  luôn  sống  trong thanh thản, an lạc và vô sự.
Tóm   lại,   chỉ   có   hằng  giây,   hằng  phút, hằng  giờ,  hằng  ngày,  hằng  tháng,  hằng  năm, lúc nào, thời gian nào đều phải quan sát trên bốn chỗ thân, thọï, tâm, pháp mà đẩy lui các chướng  ngại  pháp  trên  đó,  để  bảo  vệ  chân  lý. Khi nào các chướng ngại pháp không còn tác động  đến  bốn  chỗ  thân,  thọ,  tâm  và  pháp  là con đã  thành tựu viện mãn sự tu hành của con. Chừng đó con đã chứng đạt chân lý, có nghĩa là lúc nào con cũng sống với tâm bất động mà không một chướng ngại nào tác động được. Đến đây con đường tu tập của con đã hoàn thành, “Sanh    đã   tận,   phạm   hạnh   đã   thành, không còn trở lui trạng thái này nữa”.





VÉN MÀN NGŨ TRIỀN CÁI, BỨT SẠCH THẤT KIẾT SỬ

Câu hỏi của Diệu Tâm


Hỏi: Kính bạch Thầy! Sau khi quán xét thông suốt rồi dùng pháp hướng tâm quét sạch lậu  hoặc. Xin  Thầy  dạy  cho cách vén màn ngũ triền cái, bứt sạch thất kiết sử.
Đáp: Ngồi quan sát thân, thọ, tâm, pháp của  con và  đẩy  lui  các  chướng  ngại  pháp  trên đó  là  cách  thức  con đã  vén  màn  ngũ  triền  cái và  bứt  sạch  thất  kiết  sử.  Nhưng  con phải  biết rõ, phải  nhận thấy tâm  nào là  tâm  tham triền cái và tâm nào là tâm tham kiết sử, phải phân biệt  cho rõ  ràng.  Các  con đã  học  lớp  Chánh kiến chưa? Trong  lớp Chánh kiến có bài học về ngũ  triền  cái  và  Thập  thất  kiết  sử.  Khi học xong  lớp  Chánh  kiến  thì không  có  một  niệm ngũ  triền  cái  hoặc  một  niệm  thất  kiết  sử  nào qua mặt con được. Vì có học nên con thông suốt tất cả ngũ triền cái và thập thất kiết sử đều là ác pháp, nên không bao giờ con lầm nó. Không bao giờ lầm nó, do đó con không chấp nhận cho nó  tái  diễn  tới  lui  nên  ngăn  và  diệt  tận  gốc.



Khi biết  rõ  nó  thì nhất  định không  làm  theo nó,  không  làm  theo  nó  tức  là  ly nó.  Và  không làm  theo  nó  mãi  thì nó  bị  diệt  mất  không  còn tới lui nữa.
Diệt ngũ triền cái và thập thất kiết sử chỉ có  tri kiến giải  thoát mà  “tri  kiến  giải  thoát ở   đâu  thì giới  luật  ở   đó”.  Cho nên  giới  luật càng  sống  nghiêm  túc  thì tri kiến  giải  thoát càng  thông  suốt:  “Giới  luật  làm  thanh tịnh tri kiến, tri kiến là thanh tịnh  giới luật”.
Như vậy xả tâm ly dục ly ác pháp bằng tri kiến giải thoát, chứ không phải xả tâm bằng nhiếp tâm trong hơi thở ra hơi thở vô, bằng đi kinh hành,  bằng  niệm  Phật  niệm  chú,  tụng kinh, bằng tham công án thoại đầu, v.v..
Muốn tu tập theo Phật giáo quý vị hãy lưu ý   những   lời   dạy  trên   đây:   “Xả   tâm   bằng Chánh  tri kiến  để  chứng  đạt  chân  lý  tâm thanh thản,  an  lạc  và  vô  sự,  chứ  không phải xả tâm bằng chế ngự vọng tưởng chẳng niệm thiện niệm ác để kiến tánh thành Phật hoặc để được nhất tâm, nhờ đó để được Phật rước về cõi Cực Lạc Tây phương”.





CÁCH THỨC TU HÀNH THẤT GIÁC CHI

Câu hỏi của Diệu Tâm


Hỏi: Kính bạch Thầy! Xin  Thầy chỉ dạy cách tu Khinh An Giác Chi,  Định Giác Chi,  Xả Giác Chi và cho ví dụ để con được rõ hơn.
Đáp:  Muốn  tu  tập  Thất  Giác  Chi  thì con phải  hiểu  nghĩa Thất  Giác  Chi  cho rõ  ràng rồi mới tu tập. Trong  Tứ Niệm Xứ  đức Phật có dạy trên  pháp  quán  pháp:  “Lại  nữa  này  các  tỳ kheo,  tỳ  kheo  sống  quán  pháp  trên  các pháp   đối   với   bảy  Giác  Chi.   Này  các  tỳ kheo, thế nào là tỳ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác Chi? Này các  tỳ  kheo  ở    đây  tỳ  kheo  có  Niệm  Giác
Chi,  tuệ  tri7:   “Nội   tâm   tôi   có   niệm   giác
chi”;  hay nội  tâm  tôi  không  có  niệm  giác chi, tuệ  tri:  “Nội  tâm  tôi  không  có  niệm giác  chi”.  Và  với  niệm  giác  chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như  vậy, và với niệm  giác  chi  đã  sanh,  nay  được  tu  tập
viên  thành,  vị  ấy  tuệ  tri  như vậy”.  Đoạn



7 -Tuệ tri có nghĩa là “tôi biết rõ”



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!